Theo tin của báo Philippines đưa ngày 8/1, một chiến hạm đổ bộ có chở theo xe tăng và thủy quân Trung Quốc đã 2 lần xuất hiện gần đảo Thị Tứ, nằm trong quần đảo Trường Sa, thuộc chủ quyền Việt Nam.
Đảo Thị Tứ hiện do Philippines chiếm giữ, với tên gọi Kalayaan. Theo tin của tờ Philstar, Thị trưởng Eugenio Bito-onon đã chụp được hình ảnh con tàu này và khẳng định trên đó có cả xe tăng lẫn lực lượng thủy quân lục chiến.
Đây là một trong 6 tàu mà Trung Quốc tuyên bố sử dụng để duy trì chủ quyền trên Biển Đông, khu vực gần Philippines. Tháng 10/2012, một tàu chiến Trung Quốc đã bám theo và quấy nhiễu đoàn 4 tàu chở hàng tiếp tế của Philippines từ tỉnh Palawan tới đảo Thị Tứ.
“Trung Quốc đang liên tục tăng cường lực lượng hải quân trong khu vực, chiếm đóng và cho xây dựng trên các đảo không có người ở”, Eugenio Bito-onon nói trong một cuộc phỏng vấn cuối năm ngoái.
Chuyên gia Nga phân tích thẳng sức mạnh quân sự Trung Quốc
(ĐVO) - Trung Quốc và Nga chính thức ký “Hiệp ước về quan hệ láng giềng thân thiện, hữu nghị và hợp tác” năm 2001 sau các thời kỳ “đồng minh” từ cuối những năm 40 và các năm 50, thời kỳ “chiến tranh lạnh” từ 1960 đến 1976 và thời kỳ cải thiện quan hệ từ 1976 đến 2001.
Nga ồ ạt tăng radar và máy bay ném bom
Trung Quốc mua quyền lắp ráp máy bay siêu thanh Nga Tu-22M3
Nhật Bản tuyên bố rắn với Trung Quốc
Từ đó đến nay mối quan hệ kinh tế giữa hai nước phát triển rất mạnh mẽ. Kim ngạch thương mai hai chiều năm 2011 đạt 80 tỷ đô la và con số này có thể lên tới 100 tỷ đô la trong năm 2015. Quan hệ hợp tác kỹ thuật - quân sự cũng có những bước phát triển.
Chỉ trong các năm từ 1992 đến 2008, Trung Quốc đã mua vũ khí và trang bị kỹ thuật quân sự của Nga trị giá 25 tỷ đô la. Các nhà lãnh đạo Nga như D. Medvedev và Trung Quốc như Hồ Cẩm Đào đều đánh giá là mối quan hệ hai nước hiện nay (năm 2010) “đang ở mức cao nhất trong lịch sử”.
Ngay sau khi nhậm chức vào đầu tháng 11/2012, chuyến thăm nước ngoài đầu tiên mà tân bộ trưởng quốc phòng Nga X. Shoigu thực hiện ngay sau khi nhậm chức vào ngày 16/12 là chuyến thăm Trung Quốc với mục đích là tổng kết công tác hợp tác quân sự – kỹ thuật giữa hai nước trong các năm qua và các phương hướng phát triển trong thời gian tới.
Tuy nhiên, không phải mọi người Nga, đặc biệt là các chuyên gia chính trị – quân sự Nga đều có một cái nhìn lạc quan về mối quan hệ hai nước như trong các phát biểu và tuyên bố chính thức của các nhà lãnh đạo hai bên. A.A Khramchilin, Phó giám đốc Viện phân tích chính trị và quân sự Viện Hàn lâm khoa học Nga, một chuyên gia rất uy tín trong lĩnh vực chính trị, quân sự và quan hệ quốc tế là một người như vậy.
Liêu Ninh là tầu sân bay đầu tiên của Trung Quốc |
Mới đây ông đã có bài đăng trên báo “Bình luận quân sự độc lập“ với tiêu đề: “Cuộc chiến tranh của Trung Quốc chống LB Nga, chiến thắng sẽ không thuộc về chúng ta (lấy ý trong lời kêu gọi của I.Xtalin gửi nhân dân Liên Xô khi bắt đầu Chiến tranh vệ quốc vĩ đại). Xin giới thiệu bài viết của A.A. Khramchilin để tham khảo .
Trong cuộc chiến tranh do Trung Quốc phát động chống Nga, chiến thắng không thuộc về chúng ta
“Vấn đề đặt ra là không phải là Trung Quốc có tấn công Nga hay không, mà sẽ tấn công vào lúc nào. Nếu có một cuộc tấn công xâm lược quy mô lớn theo cách thức “cổ điển” chống lại Nga thì kẻ xâm lược đó với xác xuất 95% (nếu không phải là 99,9%) sẽ là Trung Quốc.”
Tình trạng quá tải dân số trầm trọng cộng với tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh của Trung Quốc đã làm cho nước này phải đối mặt với loạt các vấn đề cực kỳ phức tạp,- những vấn đề đó dù có mô tả một cách ngắn gọn nhất thì phải có một bài báo lớn riêng biệt.
Hơn nữa, sự tác động qua lại giữa các vấn đề đó phức tạp ở chỗ là nếu giải quyết một vấn đề này thì lại làm trầm trọng thêm một vấn đề khác. Về mặt khách quan, Trung Quốc đã không còn đủ sức sống trong các đường biên giới hiện tại của nó.
Nước này hoặc phải có không gian sống lớn hơn rất nhiều, nếu như không muốn trở thành nhỏ đi rất nhiều. Trung Quốc không thể tồn tại như hiện nay nếu không bành trướng để chiếm đoạt các nguồn tài nguyên và lãnh thổ, và đây là một thực tế.
Có thể nhắm mắt làm ngơ trước thực tế đó nhưng khồng thể trốn tránh được nó. Ngoài ra, cũng không nên nghĩ là hướng bành trướng của Trung Quốc sẽ là Đông Nam Á. Khu vực này có tương đối ít lãnh thổ và đã rất đông dân cư địa phương. Hướng ngược lại- nơi có rất nhiều lãnh thổ và hoàn toàn rất ít dân cư – đó chính là Kazakhstan và phần Châu Á của Liên Bang Nga.
Chiến đấu cơ J-20 xuất hiện trên tầu sân bay Liêu Ninh |
Đây chính là hướng mà Trung Quốc sẽ bành trướng để mở rộng lãnh thổ. Hơn nữa, vùng Ngoại Ural chính khu vực mà Trung quốc lâu nay vẫn coi là lãnh thổ của mình. Nếu muốn trình bày một cách tóm tắt nhất các học thuyết lịch sử của Trung Quốc về vấn đề này lại đòi hỏi một bài báo lớn nữa.
Tuy nhiên, nói một cách ngắn gọn là nếu có ai đó coi vấn đề biên giới giữa Cộng hòa nhân dân Trung Hoa và Liên Bang Nga đã được giải quyết dứt điểm và không còn vấn đề gì nữa thì đó chính là những người hoàn toàn không hiểu biết Trung Quốc là gì và người Trung Quốc là những người như thế nào (Hiệp ước phân định biên giới Nga- Trung được ký năm 2001).
Tất nhiên, đối với Trung Quốc thì phương án bành trướng được ưu tiên hơn là bành trướng một cách hòa bình (bằng kinh tế và di dân). Nhưng tuyệt đối không thể loại trừ kịch bản chiến tranh.
Một điều rất đáng chú ý là trong mấy năm gần đây Quân đội Trung Quốc thường xuyên tiến hành các cuộc tập trận quy mô lớn, và những cuộc tập trận như vậy không thể có một cách giải thích nào khác ngoài việc đó là sự chuẩn bị cho các hành động xâm lược Nga, quy mô các cuộc tập trận (cả quy mô không gian và lực lượng được sử dụng) này ngày càng lớn.
Ngoài ra, có lẽ cho đến bây giờ, chúng ta (Nga) không hình dung một cách rõ ràng là đã từ lâu Nga mất ưu thế không những về số lượng mà cả về chất lượng đối với Trung quốc về mặt phương tiện kỹ thuật tác chiến.
Dưới thời Xô Viết chúng ta đã có cả hai ưu thế trên, mà cuộc chiến ở bán đảo Damanski (trận chiến biên giới giữa Trung Quốc và Liên Xô năm 1966- Trung Quốc thất bại thảm hại dù quân sô đông hơn gấp nhiều lần) đã chứng minh rõ ràng cho ưu thế vượt trội lúc đó.
Ăn cắp công nghệ
Hình ảnh mô tả uy lực kết hợp giữa tầu sân bay Liêu Ninh và J-20 dành cho kẻ địch trên biển. |
Trung Quốc trong những năm 50 và đầu những năm 60 của thế kỷ trước chỉ sử dụng những gì mà Liên Xô cung cấp. Tuy nhiên, sau khi cải thiện quan hệ với Phương Tây nước này đã có thể tiếp cận với một số mẫu vũ khí, trang bị kỹ thuật quân sự của Mỹ và Châu Âu, và từ cuối những năm 80 bắt đầu mua các loại phương tiện kỹ thuật quân sự hiện đại nhất của Liên Xô và sau đó là Liên Bang Nga , - và cũng nhờ thế mà một số lớp vũ khí trang bị của Trung Quốc đã có bước nhảy “ vượt thế hệ” ( từ thế hệ một lên thế hệ ba).
Ngoài ra, Trung Quốc còn sở hữu một năng lực không ai bằng là ăn cắp công nghệ. Vào những năm 80 tình báo Trung Quốc đã khai thác được bản vẽ đầu tác chiến mới nhất W-88 của tên lửa đạn đạo Trident -2 mà Mỹ chế tạo cho các tàu ngầm. Còn đối với công nghệ sản xuất các loại vũ khí thông thường thì Trung Quốc đã đánh cắp một khối lượng vô cùng lớn.
Một ví dụ khác, có lẽ ít người biết một cách chắc chắn là liệu Nga chỉ bán cho Cộng hòa nhân dân Trung Hoa các hệ thống bắn dàn phản lực (RSZO) “Smerch” hay là bán cả giấy phép sản xuất loại vũ khí này.
Chỉ biết rằng ngay sau đó trong Quân Đội Trung Quốc đã xuất hiện loại RSZO A-100 cực kỳ giống RSZO “Cmerch”, và tiếp theo là RNL -03- hoàn toàn là một bản copy hoàn toàn của “Smerch”. Các tổ hợp pháo tự hành Type 88 (RLZ-05) rất giống với “ Msta” của Nga mặc dù chúng ta không hề bán nó cho Trung Quốc.
Nga cũng chưa bao giờ cấp giấy phép cho Trung Quốc sản xuất hệ thống tên lửa phòng không S-300, nhưng cũng bó tay chịu để người Trung Quốc sao chép hoàn toàn phiên bản này dưới tên gọi là HQ-9.
Không chỉ riêng đối với công nghệ Nga, Trung Quốc cũng đã đánh cắp được công nghệ chế tạo tổ hợp tên lửa phòng không “Crotal”, tên lửa chống tàu “Exzoset”, tổ hợp tên lửa trên tàu M-68 và v.v của người Pháp.
Cùng với việc tổng hợp công nghệ nước ngoài, bổ sung thêm một chút gì đấy của riêng mình, công nghiệp quốc phòng Trung Quốc bắt đầu chế tạo các mẫu hoàn toàn nội địa: các tổ hợp pháo- tên lửa phòng không Type 95 (PGZ-04), pháo tự hành PLL-05 và PLL-02, xe chiến đấu bộ binh bọc thép ZBD-05 và v.v.
Lộ nơi chế tạo tàu ngầm Kilo 636 cho đối tác Nga |
Chế tạo tại Trung Quốc
Nhìn chung, như đã nói ở trên, trên thực tế đối với tất cả các loại vũ khí thông thường thì ưu thế chất lượng của Nga đã thuộc về quá khứ. Đối với một số loại Trung Quốc đã vượt chúng ta- ví dụ như máy bay không người lái và vũ khí bộ binh.
Người Trung quốc dần dần thay “Kalashnhikov” (AK-47) bằng súng trường mới nhất theo sơ đồ “Bullpap” chế tạo theo mẫu của AK và của các loại súng tiểu liên Phương Tây (như FAMAS, L85). Có một số chuyên gia (Nga) cho rằng Trung Quốc đang trong giai đoạn phụ thuộc về công nghệ đối với Nga vì Nga là đối tác chính cung cấp vũ khí (thành thử Trung Quốc sẽ không thể tấn công Nga), nhưng những suy nghĩ như vậy là hết sức ngây thơ.
Trung Quốc chỉ mua những loại vũ khí của Nga mà họ cần cho các chiến dịch tấn công Đài Loan và Mỹ (cho đến lúc mà Trung Quốc vẫn còn có ý định nghiêm túc là chiếm Đài Loan). Và cũng rất rõ ràng là cuộc chiến tranh trên biển giữa Trung Quốc và Nga là không thể xảy ra vì không có một bên nào cho rằng đấy là cần thiết. Cuộc chiến tranh Trung – Nga trong tương lai sẽ chỉ xảy ra trên bộ.
Để làm rõ hơn vấn đề này chỉ cần chú ý đến một chi tiết là Trung Quốc không hề mua của Nga bất kỳ loại trang bị kỹ thuật nào dùng cho Lục quân, bởi vì trong chiến tranh với Nga Trung Quốc sẽ sử dụng chính lực lượng này.
Ngay cả đối với không quân, Trung Quốc cũng không còn phụ thuộc vào Nga. Nước này đã mua một khối lượng hạn chế các máy bay tiêm kích Su-27- tất cả chỉ có 76 chiếc, trong số đó có tới 40 chiếc Su-27 UB (máy bay tác chiến- huấn luyện).
Với một tỷ lệ đáng ngạc nhiên giữa số lượng máy bay chiến đấu và máy bay huấn luyện như vậy (36/40) không khó để nhận thấy rằng Su- 27 do Nga sản xuất mà Trung Quốc mua chỉ được sử dụng cho một mục đích là huấn luyện phi công.
Sau đó, như mọi người đã biết Trung Quốc từ chối không sản xuất theo giấy phép Su-27 bằng các chi tiết đồng bộ của Nga nữa, họ chỉ sản xuất 105 máy bay trong tổng sô 200 chiếc theo hợp đồng.
Đồng thời, Trung Quốc bắt đầu sao chép mẫu máy bay này và sản xuất không giấy phép máy bay nhân bản từ Su-27 dưới tên gọi J-11B với động cơ, vũ khí và trang bị hàng không của mình. Hơn nữa, nếu như vào đầu những năm 60 các bản sao vũ khí Liên Xô của Trung Quốc còn vụng về thì đối với J-11B, - căn cứ vào các số liệu thu thập được- nó hầu như không thua kém chút nào so với Su-27.
Có thể rút ra một kết luận là, trong thời gian gần đây hợp tác kỹ thuật – quân sự Nga- Trung bị ngưng trệ. Một phần có thể giải thích là do các tổ hợp công nghiệp quồc phòng Nga đang trong giai đoạn trì trệ và không thể rao bán cho Trung Quốc những cái mà họ cần, một lý do khác và có lẽ đây là lý do quan trọng hơn là Trung Quốc đang nghiêm túc chuẩn bị tiến hành các hoạt động tác chiến chống lại Liên Bang Nga trong tương lai gần.
Vì J-11B có các tính năng kỹ – chiến thuật coi như là tương đương với Su-27 và J-10 của Trung Quốc (được chế tạo dựa theo mẫu máy bay “Lavi” của Ixrael nhưng sử dụng công nghệ Nga và công nghệ của chính Trung Quốc) hoàn toàn ngang ngửa với Mig-29 cho nên Nga hoàn toàn không có một chút ưu thế chất lượng nào trong các cuộc không chiến.
Còn ưu thế về số lượng thì rõ ràng đã thuộc về phía Trung Quốc, đặc biệt là nếu tính tới sự yếu kém của hệ thống phòng không Nga (nhất là ở khu vực Viễn Đông). Về Su-30 thì ưu thế về số lượng của Trung Quốc là áp đảo: Trung Quốc có 120 trong khi Nga chỉ có 4 chiếc (ở khu vực Viễn Đông-ND).
Nhược điểm chủ yếu của phía Trung Quốc – không có máy bay cường kích và máy bay lên thẳng tấn công, nhưng đấy cũng không phải là thảm họa đối với nước này, bởi vì trên mặt đất tình hình của phía Nga còn tệ hơn nhiều.
Hiệu ứng số đông
Các xe tăng tốt nhất của Trung Quốc – Type 96 và Type 99 ( cũng là Type 98G) – hầu như không thua kém chút nào so với các xe tăng của chúng ta( Nga) như – T-72B, T- 80U và T-90.
Quả thật, các loại tăng trên của cả hai bên là “anh em họ hàng gần”, chính vì thế mà các tính năng kỹ- chiến thuật của chúng là tương đương nhau. Trong bối cảnh đó giới lãnh đạo Bộ quốc phòng Nga thời gian gần đây lại có những tính toán gần như giải tán Binh chủng tăng – thiết giáp với quyết định chỉ giữ lại trong Quân đội Nga 2000 chiếc (dưới thời bộ trưởng A. Serdiukov- mới bị cách chức 06/11/2012-ND).
Hiện nay số lượng tăng hiện đại của Trung Quốc cũng vào khoảng từng ấy chiếc. Còn những chiếc xe tăng cũ theo mẫu của T-54 (loại Type 59 đến Type 80) thì có số lượng lớn hơn nhiều (không dưới 6000 chiếc).
Những chiếc tăng này có thể sử dụng rất hiệu quả chống lại các xe chiến đấu bộ binh và xe bọc thép chở quân cũng như để tạo ra “hiệu ứng số đông“. Hoàn toàn rất có thể là Bộ tổng tư lệnh Quân giải phóng nhân dân Trung Hoa sẽ sử dụng chính những chiếc xe tăng tương đối cũ này để tiến hành đòn tấn công đầu tiên.
Chúng dù sao chăng nữa cũng sẽ gây cho Nga ít nhiều thiệt hại, nhưng điều quan trọng hơn- thu hút về phía mình hỏa lực chống tăng của ta (Nga), và sau đó Trung Quốc sẽ sử dụng các xe tăng hiện đại hơn tấn công tuyến phòng thủ lúc này đã bị tiêu hao và yếu đi của Nga.
Cũng tương tự như vậy, trên không các máy bay tiêm kích kiểu cũ như J-7 và J-8 cũng sẽ tạo ra “hiệu ứng đám đông” theo đúng kịch bản trên.
Như vậy có nghĩa là trong tương quan so sánh các mẫu vũ khí hiện đại thì Nga và Trung Quốc là tương đương nhau (cả về cả chất lượng và số lượng) và đang ngày càng lệch cán cân về phía Trung Quốc.
Trong khi đó, Quân đội Trung Quốc có một khối lượng lớn các “bức rèm” làm từ các mẫu vũ khí – trang bị kỹ thuật cũ nhưng còn rất hiệu quả, hoàn toàn có thể sử dụng như là vật tư “tiêu hao” để làm cạn kiệt khả năng phòng ngự của Quân đội Nga.
Trong điều kiện hiện nay khi mà Trung Quốc đang phải đối mặt với một vấn đề nan giải là “thiếu hụt cô dâu” thì việc mất một vài trăm nghìn các chiến binh nam giới trẻ đối với giới lãnh đạo Trung Quốc không những không phải là một vấn đề mà có khi lại là một “phúc lợi”. Cũng tương tự như vậy đối với việc “thanh lý” trong chiến tranh vài nghìn đơn vị phương tiện tăng thiết giáp đã lạc hậu.
Hiện nay chỉ cần 2 trong số 7 quân khu của Quân đội Trung Quốc- Quân khu Bắc Kinh và Quân khu Lan Châu (đây là 02 quân khu mạnh nhất của Trung Quốc, có tới 4/9 sư đoàn tăng, 6/9 sư đoàn bộ binh cơ giới, 6/12 lữ đoàn tăng của toàn bộ Lục quân Trung Quốc) - bố trí gần biên giới với nước Nga, là đã đủ mạnh hơn toàn bộ Lực lượng vũ trang Nga (từ Kaliningrad đến Camchatka).
Và trên chiến trường tiềm năng (Ngoại Baikal và Viễn Đông) thì sức mạnh của hai bên là không tương đương một chút nào. Trung Quốc có ưu thế hơn Nga không phải vài lần mà là hàng chục lần.
Hơn nữa, việc chuyển quân từ phía Tây sang phía đông khi có chiến tranh thực sự xảy ra trên thực tế là không thể thực hiện được vì lính biệt kích Trung Quốc chắc chắn sẽ chia cắt được ngay tuyến vận tải xuyên Xibiri trên nhiều địa điểm dọc tuyến, trong khi các tuyến vận tải khác nối với phía đông chúng ta không có (tuyến đường hàng không chỉ có thể vận tải được người chứ không vận tải được các phương tiện kỹ thuật hạng nặng).
Các xe tăng của đối phương nhanh hơn
Không những thế, về mặt huấn luyện kỹ năng tác chiến, đặc biệt là tại các đơn vị và binh đoàn được trang bị phương tiện kỹ thuật hiện đại thì Quân đội Trung Quốc đã vượt Quân đội Nga từ lâu.
Ví dụ, tại Tập đoàn quân xe tăng sô 38 của Quân khu Bắc Kinh, tất cả pháo binh đã được tự động hóa, nó tuy kém Mỹ về độ chính xác khi bắn nhưng đã vượt Nga. Tốc độ tấn công của Tập đoàn quân xe tăng sô 38 đạt tới 1.000 km/ tuần (tức 150 km/ ngày đêm).
Như vậy, trong một cuộc chiến tranh thông thường, Nga không hề có một cơ hội nào. Tuy rất đáng tiếc nhưng vũ khí hạt nhân cũng không phải là cứu cánh của Nga vì Trung Quốc cũng có vũ khí hạt nhân. Quả thực là Nga đang có ưu thế về lực lượng hạt nhân chiến lược nhưng ưu thế này cũng đang nhanh chóng giảm dần.
Không những thế, chúng ta không có tên lửa đạn đạo tầm trung là loại vũ khí mà Trung Quốc đang sở hữu và điều đó đã là quá đủ để bù lại sự tụt hậu của Trung Quốc trong lĩnh vực chế tạo các tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (sự tụt hậu này cũng đang giảm dần).
Các số liệu xác thực về tương quan vũ khí hạt nhân chiến thuật (giữa Trung Quốc và Nga) hiện không rõ, nhưng chỉ cần nhớ một điều là chúng ta (Nga) buộc phải sử dụng loại vũ khí này ngay trên lãnh thổ của mình.
Còn nếu hai bên sử dụng vũ khí hạt nhân chiến lược để tấn công lẫn nhau thì tiềm lực hạt nhân của Trung Quốc đủ để tiêu diệt các thành phố chủ yếu ở phần Châu Âu của nước Nga mà Trung Quốc không cần đến (vì có quá nhiều dân và quá ít tài nguyên).
Rất có thể là phía Nga cũng hiểu điều đó nên sẽ không sử dụng vũ khí hạt nhân trước. Chính vì vậy mà việc kiềm chế hạt nhân đối với Trung Quốc – cũng là chuyện hoang đường không kém gì việc cho rằng Trung Quốc phụ thuộc vào công nghệ Nga. Tốt nhất là hãy học tiếng Tàu đi.
(Đây là quan điểm riêng của tác giả và cũng thể hiện quan điểm của một bộ phận lớn giới phân tích chính trị- quân sự Nga và rất đáng để tham khảo).
Ảnh: “Vạn lý Trường thành dưới lòng đất” của Trung Quốc |
Lê Hùng
- Lễ tưởng niệm chiến sĩ hy sinh bảo vệ Trường Sa (VNE).
[vẫn không dám chỉ mặt, nói tên kẻ thù thì biết bắn vào đâu]
“Theo Lịch sử vùng III Hải quân 1975-2005, ngày 14/3/1988, khi các tàu vận tải cùng bộ đội Việt Nam đang thực hiện nhiệm vụ bảo vệ đảo Cô Lin, Gạc Ma và Len Đao thì các tàu chiến của đối phương lao đến dùng pháo lớn bắn vào tàu HQ-604 ở đảo Gạc Ma, HQ-605 ở đảo Len Đao và HQ-505 ở đảo Cô Lin; cho quân đổ bộ lên đảo Gạc Ma, nổ súng vào bộ đội.” Thật tiếc cho tấm lòng của các chiến sĩ ta đã bị đám bồi bút, tuyên giáo láo làm hỏng.
- Nâng tầm quy mô lễ Khao lề thế lính Hoàng Sa (TN). - Gửi 1 nghìn tấm thiệp chúc tết ra đảo Trường Sa (DV). - Đóng góp hơn 28 triệu đồng xây trường học ở Trường Sa (PLTP). - Tiếng hát và nước mắt ở Trường Sa (LĐ).
- Đoàn tàu hải quân Trung Quốc thăm TP Hồ Chí Minh (TTXVN). Người lao động: Tàu hải quân Trung Quốc thăm TPHCM, Quân đội ND, : Tàu hải quân Trung Quốc thăm TP Hồ Chí Minh. - Tàu hải quân Trung Quốc thăm TP.HCM (PLTP).
- Philippines yêu cầu Trung Quốc phải giải thích vụ tàu đổ bộ vào sát đảo Thị Tứ, Trường Sa (GDVN), - Biển Đông : Manila chất vấn Bắc Kinh về chỉ thị khám soát tàu thuyền (RFI). - Philippines yêu cầu TQ xác định rõ ranh giới (VNN). - Philippines sẽ hoàn tất kế hoạch mua 10 tàu tuần duyên của Nhật Bản (GDVN).
- Căng thẳng Biển Đông có thể được hóa giải đầu năm 2013? (Infonet/Zing).
- Việt Nam chính thức đảm nhận cương vị Tổng Thư ký ASEAN (LĐ). - Người Việt đầu tiên làm Tổng thư ký ASEAN (TN). - Tân Tổng thư ký ASEAN Lê Lương Minh: Kỳ vọng giải quyết hòa bình vấn đề Biển Đông (ANTĐ).
- Việt Nam và Pháp họp bàn về hợp tác quốc phòng (TTXVN). – Thúc đẩy hợp tác Việt Nam và Ấn Độ trên nhiều mặt(TTXVN). – Chuẩn Bị Đánh Tàu? (Việt Báo).
- Tokyo nhanh chóng triển khai chính sách Đông Nam Á (RFI). . – Shinzo Abe thăm Đông Nam Á đầu tiên? (BBC). – Quan hệ Trung – Nhật khởi đầu năm mới không thuận lợi (VOV). – Nhật tăng cường quốc phòng do Trung Quốc gây sức ép trên biển đảo (RFI). – Bộ Quốc phòng Nhật đòi thêm 2 tỷ đô la để cải thiện không quân (RFI). - QUẦN ĐẢO SENKAKU/ĐIẾU NGƯ: Thủ tướng Nhật chỉ thị phản ứng cứng rắn (PLTP). - Bộ Quốc phòng Nhật muốn thêm 2,1 tỉ USD (TN). - Nhật Bản đã “vỗ mặt” Trung Quốc (ĐV). - Trung Quốc phản đối Nhật tính tới “biện pháp mạnh” (TTXVN). - Trung, Nhật lao vào đua máy bay gián điệp (VnMedia).
- Đông Nam Á chuyển động vì biển Đông (NLĐ). – Tân Tổng Thư ký ASEAN kêu gọi đàm phán về Biển Đông (VOA). - ASEAN và ‘yếu tố Trung Quốc’: Giữa ngã ba chiến lược (TVN). “Chiến lược thâu tóm ‘vành đai lương thực ASEAN’ của Trung Quốc rất thành công khi quốc gia này nhập khẩu từ 2,3 – 2,4 triệu tấn, gấp 4 lần con số 600.000 tấn của năm 2011… với mức giá rẻ hơn nhiều so với giá nội địa”.
- Minh Diện: ĐÁNH TRÁO KHÁI NIỆM LÀ TỘI ÁC (Bùi Văn Bồng). “Đánh tráo khái niệm, cắt khúc một vế của cặp phạm trù nhằm tẩy xóa gương mặt gian ác của kẻ thù thành gương mặt tử tế là phản bội đê hèn, là tội ác với nhân dân. Hành vi tội ác, phản bội, lừa đảo đó cần phải lên án mạnh mẽ”.
- Hai tàu cá và 21 ngư dân Việt Nam bị Thái Lan bắt giữ (RFA).
--1 công dân TQ nhận tội bán 100 triệu đôla phần mềm sao lậu của Mỹ -Một công dân Trung Quốc đã chịu nhận tội liên quan đến chuyện bán 100 triệu đôla phần mềm của Mỹ được sao chép bất hợp pháp. Đây là một trong các vụ vi phạm tác quyền quan trọng nhất đã bị các cơ quan công lực Mỹ phát hiện.
Các giới chức Hoa Kỳ nói rằng ông Trương Lệ, 36 tuổi ở Thành Đô, Trung Quốc điều hành một trang mạng để phân phối các phần mềm sao chép lậu.
Theo hồ sơ tòa án, trang mạng của ông này, www.Crack99.com, quảng cáo hàng ngàn tựa đề phần mềm đánh cắp và bán dưới giá thị trường rất xa cho khách hàng ở Hoa Kỳ và 60 quốc gia khác.
Trang mạng của ông có từ "cracked", bẻ khóa, có nghĩa là khi các tập tin bằng kỹ thuật số được cấp giấy phép và các biện pháp kiểm soát cách tiếp cận đã bị tháo bỏ hoặc vô hiệu hóa.
Ông John Morton, một giới chức của cơ quan Di trú và Hải quan Hoa Kỳ hôm thứ Ba nói về vụ này:
“Đây thuần túy và đơn giản là một tội phạm có tổ chức. Tin tặc đã đánh cắp phần mềm tinh vi của Mỹ theo nghĩa đen, bẻ khóa và bán ra thị trường thông qua những người trung gian như ông Trương. Qua quy trình này, việc làm, tài sáng tạo và công nghệ nhạy cảm của Mỹ bị thua thiệt. Chuyện này tác hại thực sự cho nước Mỹ.”
Các giới chức Mỹ nói rằng ông Trương bán khoảng 550 loại phần mềm cho ít nhất 325 khách hàng. Số sản phẩm này thuộc về 200 nhà sản xuất khác nhau, thuộc các ngành quốc phòng, xây dựng, thám hiểm không gian và sản xuất. Đa số phần mềm này là những mặt hàng có giá trị thương mại cao, có khi bán ra với giá trên 100.000 đôla.
Hơn một phần ba sản phẩm sao chép lậu được bán cho những người tại Hoa Kỳ, trong đó có những doanh nghiệp nhỏ, các nhà thầu cho chính phủ, sinh viên, các nhà phát minh, và kỹ sư.
Một số khách hàng quan trọng người Mỹ của ông Trương đã giữ những chức vụ quan trọng tại các cơ quan hoặc nhà thầu cho chính phủ Mỹ.
Ví dụ, ông Trương đã bán phần mềm hơn 1,2 triệu đôla cho ông Cosburn Wedderburn, lúc bấy giờ là một kỹ sư cho NASA tại tiểu bang Maryland.
Ông Wedderburn cũng nhận tội tiếp tay vi phạm tác quyền và đang chờ nhận bản án.
Ông Morton của cơ quan Di trú và Hải quan cho biết:
“Những người biên soạn phần mềm cao cấp trông cậy vào chuyện bảo vệ tài sản trí tuệ. Sự phát minh tùy thuộc vào chuyện mọi người tuân thủ luật chơi. Chúng ta không thể trông đợi các công ty Mỹ sẽ đầu tư hàng triệu đôla để biên soạn phần mềm mới nếu biết rằng các phần mềm này sẽ bị đánh cắp hoặc làm giả ngay trong ngày hôm sau.”
Trong năm 2010 và 2011, nhân viên chìm của bộ Nội an Hoa Kỳ đã mua phần mềm sao lậu của trang mạng ông Trương.
Tháng 6 năm 2011, ông Trương chịu đi đến đảo Saipan ở Thái Bình Dương, một vùng lãnh thổ của Mỹ, để giao phần mềm sao lậu cho các nhân viên chìm, giả dạng là doanh nhân Mỹ. Ngay lập tức, họ đã bắt ông Trương mang về giam ở đất liền.
Ông ta sẽ đối mặt với mức án 25 năm tù và khoản tiền phạt 250.000 đôla. Bản án sẽ tuyên vào ngày 3 tháng 5.-1 công dân TQ nhận tội bán 100 triệu đôla phần mềm sao lậu của Mỹ
-
Chinese Man Pleads Guilty in Copyright Violation Case
NYT -Xiang Li sold more than 2,000 pirated software products worth more than $100 million, prosecutors say.
-Trung Quốc bất bình vì danh sách 'thị trường mang tiếng xấu' của Hoa Kỳ
-Nạn sao chép lậu làm các công ty Mỹ thua lỗ hàng tỉ đôla một năm
-Mỹ phá vỡ đường giây làm hàng nhái nhiều triệu đôla có dính tới Trung Quốc
-Linh kiện giả của Trung Quốc lan tràn trong thiết bị quân sự Mỹ
-Tin tặc Trung Quốc bị nghi ngờ tấn công Hội đồng Quan hệ Đối ngoại Mỹ
Vào cuối tháng 12 vừa qua, Hội đồng Quan hệ Đối ngoại (Council on Foreign Relations) một trong những trung tâm tham vấn uy tín nhất nước Mỹ về chính sách ngoại giao đã bị một nhóm tin tặc tấn công. Thủ phạm vụ tấn công là một nhóm tin tặc xuất phát từ Trung Quốc. Theo giới chuyên gia tin học, không loại trừ khả năng nhóm này được hậu thuẫn của chính quyền Bắc Kinh.
Cải cách tài chính Trung Quốc: Sông không có đá, biết dò cái chi?
Trung Quốc luôn cải cách kiểu “dò đá qua sông”, lần này liệu họ có “dò đá” để qua được dòng sông cải cách tài chính?
-Media censorship sparks protests in China
(Financial Times)-Beijing faces early test of its new leadership as demonstrators show public support for journalists after censors changed a reformist editorial
-Scuffles flare at liberal Chinese newspaper in protest over censorship
GUANGZHOU, China (Reuters) - Chinese police broke up scuffles outside the gates of a prominent newspaper in southern Guangzhou on Tuesday, as Communist Party authorities showed signs of a taking a harder line against journalists defying official censorship.
Faceoff in Chinese City Over Censorship of Newspaper
NYT -Protests at one of China’s most liberal newspapers pitted advocates of free speech against supporters of Communist Party control who wielded red flags and portraits of Mao Zedong.
Guangdong chief offers deal in Chinese paper censorship row: source
GUANGZHOU, China (Reuters) - The Communist Party chief of Guangdong province stepped in to mediate a standoff over censorship at a Chinese newspaper on Tuesday, a source said, in a potentially encouraging sign for press freedoms in China.
Trung Quốc: Phong trào chống kiểm duyệt lan rộng: Censorship Protest Gains Support in China (WSJ 8-1-13) -- Ký giả một báo lớn ở Trung Quốc đồng loạt nghĩ việc để phản đối kiểm duyệt. Đáng khâm phục!
Làm sao thủ tướng trả được món nợ của nhân dân? (Blog HNC 7-1-13)
Ý kiến ngược về casino, sân golf của Nguyễn Bá Thanh (KT 8-1-13)