Thứ Hai, 28 tháng 1, 2013

17 năm khai thác quặng không phép

--Tiếp tục thất thoát tài nguyên ( 11/01/2013 )
-Mặc dù đã kiểm soát chặt hơn nhưng thời gian gần đây, các tỉnh như Lào Cai, Hà Giang, Cao Bằng… vẫn là điểm nóng về thực trạng xuất lậu các loại quặng kim loại sang Trung Quốc.


Người dân huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng khai thác quặng trái phép, thu gom bán cho các đầu nậu vận chuyển sang Trung Quốc 

Lén lút xuất quặng

Tại các tỉnh như Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn đều có khá nhiều mỏ sắt, chì, kẽm, thiếc… Trong đó, nhiều mỏ đã được quy hoạch khai thác và bảo vệ, song nhiều khu vực gần như lộ thiên, không được quản lý nên người dân đang thi nhau khai thác, thu gom bán cho “đầu nậu” quặng để kiếm lời. Sau đó, một lượng nhỏ quặng được vận chuyển ngược lên biên giới thông qua hình thức ngựa thồ, xe thồ, “cửu vạn” cõng vác… Tuy nhiên, phần lớn quặng được đưa lên xe tải chở thẳng về khu vực tỉnh Lào Cai để tìm đường xuất sang Trung Quốc. Ngoài nguồn quặng từ Hà Giang, Cao Bằng còn có quặng từ các mỏ của Yên Bái, Phú Thọ, Tuyên Quang đưa lên, từ bên Điện Biên, Lai Châu đưa sang.

Dọc đường 70 từ Yên Bái lên Lào Cai, về ban đêm xe phủ bạt thường chạy như điên. Bên cạnh lượng xe chở nông sản xuất khẩu qua Trung Quốc thì mặt hàng chủ yếu vẫn là quặng. Sở Giao thông – Vận tải tỉnh Lào Cai cho biết, do hoạt động vận chuyển quặng từ các tỉnh về Lào Cai nên đường 70 Yên Bái – Lào Cai, quốc lộ 279 đã bị xe chở quặng “băm nát”.

Theo tiết lộ của dân buôn quặng, chúng tôi tìm đến khu vực nằm men sông Nậm Thi, thuộc địa phận từ xã Bản Phiệt (huyện Bảo Thắng) lên ngoại ô TP Lào Cai. Từ nhiều năm nay, đây là điểm nóng về xuất lậu quặng sang Trung Quốc, đồng thời cũng là “cái rốn” của hàng lậu từ bên kia về. Từ đường 70 đi vào, chỉ cần qua sông Nậm Thi là sang tới đất Trung Quốc. Nằm dọc ven sông, có rất nhiều lều lán, kho xưởng. Bên dưới các lán đều có hệ thống máng trượt. Chỉ cần xe tải chở quặng đi vào, trút khoáng sản lên máng trượt là quặng lọt vào lòng thuyền một cách mau lẹ. Mặc dù ban ngày vắng vẻ, nhưng ban đêm hoạt động vận chuyển quặng vượt sông lại rất sôi động. Chỉ khoảng 3-5 phút là thuyền chở quặng sang bên kia sông.

Ông Nguyễn Bá Bình, Chi cục trưởng Chi cục Quản lý thị trường, Phó ban thường trực Ban chỉ đạo 127 tỉnh Lào Cai cũng thừa nhận trong thời gian qua mặc dù Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo dừng các hoạt động xuất khẩu quặng và khoáng sản nhưng trên địa bàn tỉnh Lào Cai, quặng lậu từ khắp các ngả đổ về vẫn đang ngày đêm “chảy” ngược sang Trung Quốc.

“Khi các cơ quan chức năng tăng cường kiểm tra gắt gao thì các đối tượng tìm mọi cách lén lút xuất quặng vào ban đêm” – ông Bình nói.

Tại địa bàn Lào Cai, lực lượng chức năng đã bắt giữ rất nhiều vụ xuất lậu quặng. Ông Nguyễn Văn Trọng, Phó đội trưởng Đội Kiểm soát Hải quan Lào Cai cho biết: “Các đầu nậu thường xé lẻ ra để vận chuyển sang bên kia sông. Vụ gần đây nhất là vào tháng 12-2012, chúng tôi đã bắt giữ được trên 2 tấn quặng lậu”.

Trước đó, vào ngày 27/11/2012, Phòng Cảnh sát kinh tế – Công an tỉnh Lào Cai đã bắt giữ xe ô tô mang biển 89C-00389 chở khoảng 50 tấn nhôm thỏi phế liệu, trị giá khoảng 1,5 tỷ đồng tại Km17 quốc lộ 70 thuộc địa phận xã Bản Cầm, huyện Bảo Thắng. Cũng 3 ngày trước, tại số nhà 053 đường M12, thôn Hồng Giang, xã Vạn Hòa (TP Lào Cai), Phòng Cảnh sát kinh tế Công an tỉnh Lào Cai đã bắt giữ lô hàng gồm 345kg quặng thiếc, trị giá 70 triệu đồng của chủ hàng là Nguyễn Thị Hoa Liên, sinh năm 1963. Còn ngày 21/11/2012, tại khu vực sông Nậm Thi, thuộc tổ 11, phường Lào Cai, Phòng Cảnh sát kinh tế Công an tỉnh Lào Cai phát hiện 5 xe ô tô chở 57,8 tấn quặng đồng trái phép, của chủ hàng là Nguyễn Thị Hương, ở TP Yên Bái. Tổng trị giá hàng bị tịch thu là 1 tỷ đồng.

Không chỉ nóng ở khu vực Bản Quẩn, Bản Phiệt, Na Mo, Nậm Sò mà ở các điểm như Quang Kim, Trịnh Tường, A Mú Sung, Bản Vược (Bát Xát); Na Lốc, Cốc Phương, Pha Long (Mường Khương) cũng diễn ra hoạt động xuất lậu quặng. Theo Đồn Biên phòng A Mú Sung (Bát Xát), nửa đêm 2/10/2012, lực lượng biên phòng đã phát hiện tại bờ suối biên giới thuộc khu vực thôn Lũng Pô 2, Giàng Seo Hòa, sinh năm 1986, trú tại thôn Lũng Pô 2 đang vận chuyển trái phép 3.750kg quặng đồng nguyên khai, chuẩn bị tuồn qua biên giới sang Trung Quốc. Ngoài ra, còn hàng chục vụ vi phạm khác đã bị cơ quan chức năng bắt giữ.

Kẽ hở quản lý

Phó cục trưởng Cục Hải quan tỉnh Lào Cai Nguyễn Việt Quang cho biết, trong năm 2012, tình hình buôn lậu trên địa bàn có xu hướng tăng. Hoạt động xuất lậu qua biên giới chủ yếu là các loại quặng kim loại màu có giá trị như đồng, chì, kẽm, thiếc, vonfram, đất hiếm… Tuy nhiên, nhiều người cho rằng, những phi vụ vận chuyển và xuất lậu quặng bị bắt giữ trên địa bàn tỉnh Lào Cai chỉ là phần nổi của “tảng băng chìm” vì tình trạng “chảy máu” khoáng sản diễn ra rất sôi động, việc xuất lậu mang lại nhiều lợi nhuận, nên thu hút nhiều đầu nậu, doanh nghiệp tham gia.

Theo quy định của Chính phủ, quặng và khoáng sản chỉ được phép xuất khẩu qua đường chính ngạch. Nhưng để trốn thuế, các doanh nghiệp, đầu nậu đã tìm cách xuất bán quặng cho các tư thương Trung Quốc thông qua các đường mòn, lối mở nằm dọc biên giới hoặc hai bên cánh gà các cửa khẩu phụ.



Hoạt động khai thác khoáng sản trái phép tại huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng (Ảnh: ThienNhien.Net)

Một “đầu nậu” quặng ở Yên Bái tiết lộ, trước đây, sở dĩ các đầu nậu thi nhau xuất lậu qua sông Nậm Thi là vì nếu xuất theo đường chính ngạch, sẽ phải chịu nhiều mức thuế nộp cho nhà nước như thuế tài nguyên (10%), thuế giá trị gia tăng (10%), phí môi trường (3%) và thuế thu nhập doanh nghiệp (25% tổng lãi). Nếu thực hiện thành công một phi vụ xuất lậu quặng khối lượng lớn qua biên giới, chỉ cần “ăn” tiền trốn thuế, các doanh nghiệp và đầu nậu đã có thể bỏ túi hàng trăm triệu đến hàng tỷ đồng, chưa kể lợi nhuận từ chênh lệch giá, dù giá bán quặng theo đường xuất lậu rẻ hơn xuất khẩu chính ngạch 10%-20%.

Theo Đại tá Hoàng Văn Trực, Phó cục trưởng Cục Cảnh sát kinh tế (Bộ Công an), hiện nay tình trạng xuất lậu khoáng sản sang Trung Quốc đang diễn biến khá phức tạp, đối tượng buôn lậu dùng nhiều thủ đoạn tinh vi, làm thất thoát nguồn tài nguyên của quốc gia. Các hình thức liên quan hoạt động khai thác trái phép và xuất lậu khoáng sản, như: doanh nghiệp mặc dù đã được Bộ Tài nguyên và Môi trường và UBND các tỉnh cấp giấy phép khai thác nhưng không đầu tư nhà máy chế biến mà tìm cách bán quặng thô để thu lợi nhuận. Hoặc các đầu nậu thu mua khoáng sản từ các doanh nghiệp được cấp giấy phép khai thác để xuất lậu sang Trung Quốc. Còn ông Trần Vũ Hoàng, Chi cục trưởng Chi cục Hải quan cửa khẩu Lào Cai thì cho rằng, một trong những lý do xuất lậu quặng vẫn xảy ra trên địa bàn là do hiện nay các địa phương vẫn chỉ tập trung chạy đua cấp phép cho các dự án khai thác mỏ mà chưa thực sự quan tâm “đầu ra” cũng như kiểm soát hoạt động vận chuyển, tiêu thụ. Vì vậy, cần phải rà soát lại việc cấp phép khai thác khoáng sản, thắt chặt các điểm khai thác lậu.

Nguồn: SGGP.org-


-

17 năm khai thác quặng không phép


Gần 18 triệu tấn quặng Apatit thu được từ 5 khai trường không phép là kết quả mà Sở TNMT Lào Cai vừa kiểm tra được ở Công ty TNHH một thành viên apatit thuộc Tập đoàn hóa chất Việt Nam.

Ông Mai Đình Định, Giám đốc Sở TNMT tỉnh Lào Cai trả lời phỏng vấn phóng viên VTV.
Đây cũng là doanh nghiệp duy nhất khai thác quặng apatit từ trước tới nay. Điều đáng nói là đơn vị được Bộ Công thương giao toàn bộ việc quản lý, khai thác quặng apatit, lẽ ra phải là doanh nghiệp đi đầu trong việc chấp hành pháp luật, thì nay lại bị phát hiện khai thác không phép 17 năm qua. Đâu là nguyên nhân dẫn tới thực trạng này, do cơ chế độc quyền, hay sự quản lý lỏng lẻo của địa phương?.
17 năm nay, một trong 5 khai trường không phép của công ty TNHH một thành viên Apatit Việt Nam vẫn khai thác apatit. Dường như hai từ “giấy phép” ở đây không mấy quan trọng, bởi ngay cả sự có mặt của nhóm phóng viên cũng không khiến những công nhân phải che giấu công việc hàng ngày của mình. 121ha là tổng số diện tích mà đơn vị đã khai thác không phép, một con số không nhỏ kéo dài suốt 17 năm qua. Và lý do mà lãnh đạo Sở TNMT Lào Cai đưa ra, đơn giản là do… lịch sử để lại.
Theo ông Mai Đình Định, Giám đốc Sở TNMT tỉnh Lào Cai: “Lý do lúc đầu giấy phép cấp quá lâu rồi, ngày xưa công nghệ không đủ tiên tiến như bây giờ cho nên không có tọa độ, ranh giới cắm mốc không rõ ràng. Thứ hai là, giấy phép cấp năm 1993, việc phối hợp với địa phương không được tốt nên chúng tôi rất khó khăn trong công tác quản lý, mặc dù nằm trên địa bàn thì trách nhiệm thuộc về Sở Tài nguyên, nhưng nay hỏi đến ranh giới thế nào thì không thể chính xác được”.
Lần đầu tiên Cục Địa chất và khoáng sản phát hiện Công ty TNHH một thành viên Apatit Việt Nam khai thác 5 khai trường không phép là vào năm 2006. Hai lần kiểm tra tiếp theo, cũng là hành vi đó, mức xử phạt cho mỗi lần chỉ vài chục triệu đồng. Trong khi trữ lượng thu được từ những khai trường này trong suốt những năm qua lên đến gần 18 triệu tấn, tương đương gần 20.000 tỷ đồng.
Ông Nguyễn Văn Thuấn, Tổng cục trưởng Tổng cục địa chất và khoáng sản, Bộ TNMT cho biết: “Năm 2010 đã thanh tra 1 lần, đã xử phạt và đã có những chế tài, tuy nhiên việc khắc phục những sai phạm đó họ làm chậm và mới đây, năm 2012 chúng tôi lại thanh tra kiểm tra, tôi cũng đang chuẩn bị ký tiếp tục những chế tài lần này sẽ xử mạnh hơn. Thậm chí nếu tái đi tái lại nhiều lần mà không khắc phục, chúng tôi sẽ yêu cầu họ dừng khai thác”.
Trở lại với Quyết định số 28 mà Bộ Công thương ban hành vào năm 2008. Quyết định này giao toàn bộ việc quản lý, khảo sát, quy hoạch sử dụng và khai thác quặng apatit tại tỉnh Lào Cai cho Tập đoàn hóa chất Việt Nam. Tập đoàn sẽ được liên kết, hợp tác với các DN khác có khả năng và nhu cầu. Như vậy, DN nào có nhu cầu thăm dò, khai thác sẽ phải qua cửa Tập đoàn Hóa chất.
Góp ý kiến cho Quyết định này khi nó còn là dự thảo, Bộ Tư pháp đã có văn bản cho rằng: "Không nên quy định trách nhiệm của Tập đoàn hóa chất Việt Nam, vì như vậy là thể hiện sự đối xử không bình đẳng của Nhà nước đối với các doanh nghiệp cùng hoạt động trong lĩnh vực này". Tuy nhiên, ý kiến của Bộ Tư pháp khi đó đã không được Bộ Công thương tiếp thu, chỉnh sửa.
Ông Trần Đình Thiên, Viện trưởng Viện kinh tế Việt Nam cho rằng: “Tài sản quốc gia được giao cho một đơn vị làm thì tức là toàn quyền rồi. Trong các trường hợp này, có cạnh tranh thì vẫn tốt hơn, cạnh tranh vừa đảm bảo khai thác hiệu quả, thuế vì phải đấu thầu cũng tốt hơn và giám sát trên nền tảng cạnh tranh cũng dễ dàng hơn nhiều”.
Theo UBND tỉnh Lào Cai, năm 2009 mặc dù có doanh nghiệp được Chính phủ chấp thuận đầu tư, nhưng vì đơn vị này không thỏa thuận được với Tập đoàn hóa chất Việt nam, nên nhà máy xây xong buộc phải đắp chiếu. Cực chẳng đã, UBND tỉnh Lào Cai đã có văn bản gửi Bộ TNMT, VPCP đề nghị xem xét và cấp giấy phép thăm dò cho đơn vị này. Và như vậy có thể hiểu, theo QĐ 28 của Bộ Công thương thì ngay UBND tỉnh Lào Cai và các bộ ngành lại phải chờ đợi sự cho phép của Tập đoàn Hóa chất Việt Nam.
17 năm khai thác không phép, không khó để tìm ra câu trả lời cho việc vì sao đơn vị khai thác có thể vi phạm trong một thời gian dài như vậy, khi mà trong lúc đang bị kiểm tra và xử lý thì đơn vị vẫn tiếp tục vi phạm. Hệ lụy của 17 năm khai thác không phép là hàng loạt các vấn đề được đưa ra như: Thất thoát tài nguyên, vi phạm sử dụng đất, môi trường với số tiền thất thoát lên đến hang chục nghìn tỷ đồng, thế nhưng hình thức xử lý mà địa phương kiến nghị chỉ dừng lại ở mức xử phạt hành chính, trách nhiệm của đơn vị khai thác cũng như chính quyền địa phương thuộc về ai thì không được nhắc đến?.


--Bao nhiêu quặng apatit đã bị Cty Apatit xuất lậu?Dây chuyền tuyển nhà máy tuyển quặng Cam Đường.

Bao nhiêu quặng apatit đã bị Cty Apatit xuất lậu?

Theo báo cáo của Cty Apatit, năm 2011 Cty đã xuất khẩu 556.751 tấn quặng apatit các loại, kim ngạch xuất khẩu đạt 42,54 triệu USD. Trước đó, trong 3 năm từ 2008 - 2010 thì Cty đã xuất khẩu 1.504.131,85 tấn quặng các loại, chủ yếu qua cảng Cái Lân và cảng Hải Phòng, đạt doanh thu không thuế là 1.935,43 tỉ đồng.

Không chỉ khai thác không phép, trong những năm gần đây, Cty Apatit đã tìm mọi cách để xuất khẩu quặng dưới nhiều hình thức khác nhau. Tuy nhiên, việc xuất khẩu có rất nhiều điểm mập mờ về việc xuất lậu ra nước ngoài(?!).
Nhập nhèm xuất khẩu apatit

Theo báo cáo của Cty Apatit, năm 2011 Cty đã xuất khẩu 556.751 tấn quặng apatit các loại, kim ngạch xuất khẩu đạt 42,54 triệu USD. Năm 2012, do Chính phủ tạm dừng việc xuất khẩu khoáng sản, nên Cty đã tạm ngừng. Tuy nhiên, trước đó, trong 3 năm từ 2008 - 2010 thì Cty đã xuất khẩu 1.504.131,85 tấn quặng các loại, chủ yếu qua cảng Cái Lân và cảng Hải Phòng, đạt doanh thu không thuế là 1.935,43 tỉ đồng.

Đáng lưu tâm là số lượng xuất khẩu của ba năm nêu trên vượt gấp ba lần cho phép xuất khẩu tối đa được quy định tại thông tư số 08/2008/TT-BCT, ngày 18.6.2008 của Bộ Công Thương. Mặt khác, theo quy định thì Nhà nước chỉ được phép xuất khẩu quặng apatit loại II có hàm lượng P2O5 từ 18 đến 25%, và tinh quặng của các quặng ngoài quy hoạch P2O5 nhỏ hơn hoặc bằng 18%. Hàm lượng P2O5 quy định trong thông tư này phù hợp với tiêu chuẩn quy định của Nhà nước (TCVN) và được Cty Apatit công bố rộng rãi. Thế nhưng, ngay trong thời gian này Cty Apatit vẫn ồ ạt xuất khẩu hàng trăm nghìn tấn quặng apatit đều có hàm lượng P2O5 vượt quy định trong thông tư.

Thậm chí nhiều lô hàng được cho là quặng tuyển, nhưng thực chất hàm lượng và độ ẩm lại đạt tiêu chuẩn quặng loại I nguyên khai. Ngay tại Chi cục Hải quan Cái Lân (Quảng Ninh), chỉ trong vòng từ tháng 4 đến tháng 6.2008, Cty Apatit đã xuất 5 chuyến hàng với tổng số 143.500 tấn quặng apatit. Trong đó, có 3 chuyến được khai báo với 92.000 tấn apatit loại 2, hàm lượng P2O5 từ 27 đến 28% và còn lại 51.500 tấn apatit tuyển nhưng đều có hàm lượng P2O5 hơn 32%.

Tính riêng tại cửa khẩu Hải quan Cái Lân, trong 2 chuyến hàng ngày 30.10.2009 Cty Apatit đã xuất khẩu 9.000 tấn quặng với hàm lượng P2O5 là 32,83%, độ ẩm 13,82% và ngày 17.12.2009 đã xuất khẩu 13.000 tấn quặng có hàm lượng P2O5 là 33,2%, độ ẩm 12,5%.

“Phù phép” để xuất lậu?

Để tiếp tục tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động khai thác, chế biến, sử dụng và xuất khẩu khoáng sản, ngày 1.9.2008 Thủ tướng Chính phủ đã ra chỉ thị số 26/2008/CT-TTg giao cho các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, bộ, ngành cùng tham gia. Về việc tiêu thụ, xuất khẩu khoáng sản đã chỉ thị cho Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với các Bộ Tài nguyên & Môi trường, Bộ Công an tiếp tục tăng cường kiểm tra việc tuân thủ các quy định của DN, nhất là đối với các loại khoáng sản và trong đó titan là loại quặng đầu tiên cần được kiểm soát. Một trong những yêu cầu là làm rõ tính hợp pháp về nguồn quặng, chất lượng quặng xuất khẩu; xử lý theo thẩm quyền các trường hợp vi phạm hoặc kiến nghị cấp có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật.

Giải thích về việc này, Cty Apatit nêu ra hai lý do đã khiến cho Cty này đẩy mạnh xuất khẩu quặng apatit: Đó là tạo thêm nguồn thu, nâng cao hiệu quả kinh tế; do lượng dư thừa trong phục vụ sản xuất của Nhà máy sản xuất diamon phốt phát (DAP) tại Hải Phòng.

Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện việc xuất khẩu, Cty Apatit đã liên tiếp “phù phép” chủng loại quặng để phù hợp với hàm lượng P2O5 phía đối tác nước ngoài yêu cầu, bằng cách trộn các loại quặng I và II, rồi đem xuất khẩu ra nước ngoài. Cụ thể, ngày 16.9.2009 để bán quặng cho Cty TM quốc tế Kisan tại cảng Cái Lân, Cty Apatit đã dùng đến 13.000 tấn quặng có hàm lượng P2O5là 34%, độ ẩm 10,7% trộn với 25.500 tấn quặng có hàm lượng P2O5là 28,3%, độ ẩm 8%. Tại cảng Hải Phòng, ngày 7.10.2009 Cty Apatit đã dùng 12.000 tấn quặng có hàm lượng P2O5 là 34%, độ ẩm 11% đem trộn với 22.000 tấn quặng có hàm lượng P2O5 là 28,3% và độ ẩm 7%.

Chỉ cần nhìn vào 2 phương án trộn này đã thấy được 25.000 tấn quặng apatit nguyên khai loại I được đem xuất khẩu ra nước ngoài. Với những “chiêu trò” pha trộn nêu trên, đã có bao nhiêu quặng loại I nguyên khai bị xuất khẩu trái quy định? Được biết, quặng apatit loại I được đánh giá là loại khoáng sản quý hiếm trên thế giới.

 Sau khi báo Lao Động đăng bài “Sai phạm nghiêm trọng trong khai thác kinh doanh quặng apatit: Khai thác lậu hàng chục năm trời”, Báo Lao Động đã nhận được công văn 1367/HCVN-VP của Tập đoàn Hóa chất Việt Nam ngày 15.11 báo cáo và đề nghị không đăng tiếp bài viết về khai thác, kinh doanh quặng apatit. Nội dung công văn nêu rõ: “Ngày 18.8.2006, Cty apatit VN đã gửi về Phòng Khoáng sản, Cục Địa chất - Khoáng sản VN hồ sơ xin cấp phép khai thác đối với các khai trường 11, 12, 17. Ngày 24.9.2006, Cty apatit VN đã có báo cáo số 531/CV-ĐTXD giải trình với Bộ trưởng Bộ TNMT và đề nghị được xin làm thủ tục cấp phép khai thác đối với các khai trường 11, 12, 17 theo tài liệu thiết kế… Toàn bộ các hồ sơ trên đã được Phòng Khoáng sản – Cục Địa chất - Khoáng sản VN (nay là Tổng cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam) tiếp nhận ngày 18.8.2006. Tuy nhiên, đến nay vẫn chưa có ý kiến trả lời của các cơ quan có thẩm quyền”. B.L.Đ
Khai thác lậu quặng apatit hàng chục năm trời

Khai thác lậu quặng apatit hàng chục năm trờiCông trường khai thác quặng apatit.


Việc khai thác, chế biến, kinh doanh quặng apatit tại Cty TNHH một thành viên apatit Việt Nam (Cty apatit) thuộc Tập đoàn Hóa chất Việt Nam luôn thu hút sự chú ý của dư luận.
Đây là doanh nghiệp duy nhất khai thác quặng apatit đã gần 60 năm qua và từ những dấu hiệu “nhập nhèm” trong việc xuất khẩu, mới đây cơ quan chức năng đã phát hiện Cty này tổ chức khai thác lậu quặng từ nhiều năm trời.

Khai thác khoáng sản không phép

Theo khảo sát của Bộ Công Thương, quặng apatit được thăm dò và xác định trữ lượng là 778 triệu tấn, trong đó quặng loại I là 31 triệu tấn, quặng loại II là 234 triệu tấn, quặng loại III là 222 triệu tấn và quặng loại IV là 291 triệu tấn. Trữ lượng đã thăm dò và dự báo khoảng 2,45 tỉ tấn.

Các khu vực dự kiến tập trung thăm dò địa chất trong giai đoạn quy hoạch như khu Tam Đỉnh - Làng Phúng; khu Phú Nhuận; quặng II khu trung tâm; vùng quặng Bát Xát - Lũng Pô; vùng Bảo Hà - Trái Hút; khu Bắc Nhạc Sơn từ khai trường 25 đến khai trường 29. Toàn bộ quặng apatit nằm tại địa bàn tỉnh Lào Cai và từ năm 1955 đến nay, việc khai thác được giao cho Cty apatit thực hiện.

Những năm gần đây, sản lượng quặng apatit do Cty apatit khai thác đạt khoảng từ 2 đến 2,5 triệu tấn/năm. Từ đầu năm cho đến hết tháng 9.2012, sản lượng quặng apatit đã khai thác và chế biến đạt hơn 1,8 triệu tấn.

Cuối tháng 10 vừa qua, cơ quan chức năng tại Lào Cai đã phát hiện, từ nhiều năm nay Cty apatit đã khai thác quặng apatit không phép tại bốn khai trường (khai trường số 11 - 12 - 13 - 14), còn khai trường số 17 khai thác sai lệch so với giấy phép của tỉnh Lào Cai cấp.

Nói về việc khai thác quặng apatit không phép nêu trên, ông Nguyễn Quang Huy - Tổng Giám đốc Cty apatit - thừa nhận: “Việc khai thác này đã diễn ra từ hàng chục năm về trước, và đã trải qua nhiều đời giám đốc điều hành DN để lại. Giờ đây, một số khai trường đã đóng cửa và số còn lại đang tiến hành các phương án đóng cửa khai thác”.

Ông Huy cho biết: Thực tế trước đây đã có thời điểm phát hiện ra việc khai thác không phép, nên Cty đã ngừng khai thác để làm thủ tục xin cấp phép. Tuy nhiên, theo ông Huy thì năm 2006, đã có một lần Cty gửi hồ sơ về Bộ Tài nguyên và Môi trường, nhưng do thủ tục cấp phép gặp nhiều khó khăn nên Cty lại tiếp tục khai thác, dù biết là không có phép.

Không ai chịu trách nhiệm?

Theo tính toán của ông Huy, những khai trường này có khối lượng apatit đã khai thác khoảng 3 triệu tấn/một khai trường. Như vậy, đã có khoảng 15 triệu tấn quặng apatit bị khai thác không có giấy phép (?).

Bốc xúc quặng apatit trên khai trường.

Theo một cán bộ kỹ thuật  lâu  năm tại Cty apatit, con số 3 triệu tấn/một khai trường là quá khiêm tốn, bởi hầu hết những khai trường này đều trên địa bàn TP.Lào Cai, có trữ lượng hàng chục triệu tấn.

Còn một chuyên gia ngành khoáng sản cho rằng: “Đây là một sai phạm nghiêm trọng. Ngoài việc gây thất thoát về tài nguyên khoáng sản, toàn bộ những khai trường trên đã không có đánh giá về tác động môi trường. Hệ lụy trong khai thác lậu sẽ ảnh hưởng lớn đến đời sống người dân xung quanh”.

Vấn đề đặt ra là: Ai đã đánh giá về những thiệt hại kinh tế trong việc khai thác không phép của Cty apatit? Trong đó, theo kế hoạch sản xuất kinh doanh của Cty apatit, 9 tháng đầu năm 2012 sản lượng quặng đạt trên 1,8 triệu tấn, tổng giá trị sản xuất đạt 1.779 tỉ đồng, đóng gần 44,6 tỉ đồng tiền thuế tài nguyên. Đem số lượng quặng khai thác không phép của Cty apatit đã thực hiện, có thể sẽ tính ra được giá trị là bao nhiêu và những khoản phí về môi trường, thuế tài nguyên từ việc khai thác không phép đã gây thiệt hại đến mức nào.

Tuy nhiên, khi được hỏi về hướng xử lý việc khai thác không phép trên, ông Huy cho biết: “Hiện đã xin tỉnh hoàn thiện thủ tục, trả lại mặt bằng những khai trường đã khai thác vào tháng 6.2013. Những sai phạm này là do lịch sử để lại”(?).

Như vậy, rồi sẽ chẳng ai phải chịu trách nhiệm về những việc làm sai trái nêu trên? Với cách xử lý như vừa nêu thì liệu tình trạng khai thác lậu quặng apatit có chấm dứt?

Câu hỏi được đặt ra là cho đến nay, có bao nhiêu quặng apatit bị Cty apatit khai thác không phép? Đây là những điều bức xúc của dư luận đang rất cần được các cơ quan chức năng giải đáp.


Phát hiện mỏ quặng lậu “khổng lồ” tại Bắc Kạn
Bắt quả tang doanh nghiệp tàng trữ quặng trái phép
Hàng trăm ngàn tấn quặng titan đi đâu?
Sông Thể Dục "chết" dần vì quặng tặc
Rừng thông kêu cứu vì quặng tặc hoành hành


Cuối tháng 10 vừa qua, cơ quan chức năng tại Lào Cai đã phát hiện từ nhiều năm nay Cty Apatit đã khai thác quặng apatit không phép tại bốn khai trường (khai trường số 11 - 12 - 13 - 14), còn khai trường số 17 khai thác sai lệch so với giấy phép của tỉnh Lào Cai cấp.

-Gian trá về thiết bị khai thác than của Trung Quốc tại Caterpillar


Tổng số lượt xem trang