Chủ Nhật, 13 tháng 1, 2013

Đặc sản Việt Nam… chất lượng Trung Quốc

-- Hiểm họa thịt khô “3 không” (VietQ).- Các mặt hàng khô đặc biệt là thịt trâu, bò, thú rừng khô dù không nhãn mác, không hạn sử dụng, không nơi sản xuất vẫn đắt khách. Thậm chí có nơi còn “cháy” hàng vào dịp gần tết.
Không nhãn mác... chỉ là chuyện nhỏ
Mặt hàng bò khô, trâu khô, nai khô, đà điểu, … ăn sẵn được bày bán nhiều và cũng khá đắt hàng. Theo quảng cáo của một chủ sạp hàng trong chợ Đồng Xuân có đi khắp Hà Nội cũng chẳng tìm thấy ở đâu có thịt khô vừa rẻ vừa ngon như ở đây! Cửa hàng chị này được giới thiệu có đủ loại: bò khô, nai khô, đà điều khổ. Bò khô nguyên miếng, bò khô dạng viên, dạng que hay xé sợi đều có. Loại ngon giá từ 300.000- 400.000 đồng /kg, còn loại 2, loại 3 thì rẻ hơn.
Thấy PV đi xe chậm chậm, ngó ngang vào mấy mặt hàng đồ thịt khô, chủ hàng nào cũng đon đả: " Vào mua hàng đi em ơi". Tại tất cả các kiot này, mặt hàng bò khô, nai khô đều dựng trong một túi nilon “đặc chủng” trắng tinh không có nhãn mác. Bên ngoài chỉ ghi riêng hai chữ “bò khô” để quảng cáo giới thiệu sản phẩm.
Theo khảo sát của PV Chất lượng Việt Nam các loại thịt bò khô được bán với giá từ 300.000 - 450.000 đồng/kg, nai khô từ 400.000 - 550.000 đồng/kg, đà điểu khô từ 80.000- 120.000 đồng/ kg.
Hiểm họa thịt khô "3 không" - 1Thịt bò khô "ba không" vẫn "hút" khách
Sau khi được nghe các chủ hàng tiếp thị, PV dừng lại tại 1 kiot ngay cổng chợ Đồng Xuân. Khi nêu rõ "nguyện vọng" của mình là muốn mua loại càng rẻ càng tốt, về xé lẻ bán ở quê .
Chị chủ sạp cười cười: "Loại nào chẳng có, muốn mua bao nhiêu cũng được. Ở đây chị có loại thịt bò 150.000/kg, em mua về xé lẻ bán đảm bảo lãi lớn". Khi phóng viên hỏi ‘Thịt bò này chị nhập ở đâu về sao không thấy nhãn mác? ”, chị này trả lời “Hàng Quảng Ngãi đấy em”.
PV lại hỏi “Công ty nào ở Quảng Ngãi vậy chị”, chị chủ quán cười xòa: “Em yên tâm, là hàng được sản xuất đảm bảo, chị nhập hàng từ mối này gần chục năm nay rồi. Là mối hàng thân thiết nên cần gì nhãn mác, miễn chất lượng tốt, còn chuyện "râu ria" kia là... chuyện nhỏ ”.
Sản phẩm đà điểu khô được chị này giới thiệu là tiêu thụ rất mạnh. Mặt hàng này được đóng gói bằng bao bì nhựa, nhãn in toàn chữ Trung Quốc. Mỗi bịch khô đà điểu nặng 300g, giá bán chỉ 18.000- 30.000 đồng. Những gói thịt hổ "make in Trung Quốc" cũng được bày bán ở đây.
Rẻ đến… nghi ngờ!
Hiện trên thị trường, thịt bò tươi được bán với giá từ 180.000- 250.000 đồng/kg. Để làm ra 1kg bò khô cần khoảng gần 3kg thịt bò tươi. Tức là phải mất ít nhất gần 600.000 đồng mới có được 1kg thịt bò khô, đó là chưa kể chi phí về nguyên liệu, máy móc. Vậy “nghịch lí” này phải được lí giải như thế nào cho hợp lí?
“Nếu 1kg bò khô được bán với giá 150.000 đồng/kg thì người sản xuất chân chính chỉ có mức bán nhà đi mà bù lỗ” anh Hữu Hoàng, một người tiêu dùng nghi ngờ.
"Tại cửa hàng của tôi, thịt đà điểu được bán với giá 180.000 đồng/kg. Cần khoảng 2kg thịt tươi mới có 1kg thịt sấy khô. Vậy người sản xuất phải bán với giá ít nhất khoảng 400.000 đồng/kg mới hòa vốn. Chuyện thịt đà điểu khô bán có 80.000/kg là điều không tưởng trừ khi nó là thịt một loại động vật khác hoặc là một loại nguyên liệu động vật khác", anh Tài, chủ nhà hàng Đà điểu tươi tại Thành phố Bắc Ninh cho biết.
Hiểm họa thịt khô "3 không" - 2Thịt hổ "make in Trung Quốc" cũng được bày bán công khai
Chị Hải - một người chuyên bán buôn, bán lẻ các loại thịt bò khô từ Quảng Ngãi chính hiệu bật mí: Bằng cảm quan rất khó để phân biệt thịt bò nguyên chất hay thịt lợn khô “phù phép” thành thịt bò khô, vì chỉ cần tẩm các hương liệu là giống y như thật. Khi ăn, thịt bò có vị đằm hơn và giai hơn thịt lợn khô. Một lạng thịt bò khô chị bán lẻ đã lên tới 45.000 đến 50.000 nghìn đồng.
"Thịt bò khô bán với giá 150.000 đồng/kg thì thật đáng nghi ngờ, có lẽ chúng cũng là dạng thịt "phù phép..." chị Hải nói.
Một câu hỏi nữa đặt ra là: Vì sao loại thực phẩm "ba không" - không nhãn mác, không hạn sử dụng và không nguồn gốc xuất xứ này vẫn ngang nhiên được bày bán tại chợ Đồng Xuân? Do quản lý không xuể hay buông lỏng?
Chất lượng khó lường và chẳng ai dám nói nó sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng như thế nào nếu hàng được bán cả năm không hết.
Chất lượng Việt Nam tiếp tục thông tin về vụ việc
Thanh Nguyên

 - Kẹo dừa Bến Tre dán mác “giả” chất lượng cao (DV). - Thịt bẩn, gia cầm lậu “nóng” vào cuối năm (DT).
 - Tiếp tục xuất hiện cá giả ở Trung Quốc (VTC).(VTC News) -  Vụ việc vi cá mập giả ở Trung Quốc còn chưa được làm rõ, đến lượt một người tiêu dùng ở thành phố Nam Kinh tiếp tục phát hiện ra cá ngân giả, bị nghi được làm từ nhựa.

Ông Vương, một người tiêu dùng tại thành phố Nam Kinh, Trung Quốc phản ánh với đường dây nóng của báo Dương Tử, ông cho biết, mình đã mua phải một loại cá ngân lạ.

Lúc ăn, ông thấy cá có mùi nhựa, dai hơn bình thường, ông nghi ngờ đây là cá giả và được làm từ chất keo. Loại cá này ông mua ở chợ vào ngày 7/1 với giá 36 NDT/kg (khoảng 120.000 VND/kg) , chỉ bằng 1/3 giá bình thường.
Tiếp tục xuất hiện cá giả ở Trung Quốc
Loại cá khả nghi được bày bán tại chợ. 

Quan sát những con cá ông Vương đã mua, phóng viên nhận thấy, chúng có kích cỡ giống cá bình thường, chỉ điều thân cá thẳng đuột và không nhìn thấy nội tạng, điều bất thường nhất là ở mắt của cá, chỉ cần lấy tay chà xát nhẹ là rơi ra mà không để lại dấu vết.
Tiếp tục xuất hiện cá giả ở Trung Quốc
Loại cá giả dai hơn so với bình thường. 

Những con cá có độ dai hơn bình thường, dùng tay bóp không nát, phải kéo mạnh mới đứt được, khi ngửi thì không thấy mùi tanh của cá. Đặc biệt là khi được hơ trên lửa, phần đuôi cá nhanh chóng teo lại, nhưng phần thân gần như không biến đổi.
Tiếp tục xuất hiện cá giả ở Trung Quốc
Cá gần như không biến đổi khi được hơ trên lửa. 

Theo chỉ dẫn của ông Vương, phóng viên đã tìm đến đúng nơi ông đã mua cá, người bán hàng chỉ nói chung chung là lấy hàng từ Giang Ninh (một khu phía Nam thành phố Nam Kinh) với giá 20 NDT/kg. Tìm hiểu tại các nơi cung cấp loại cá này, phóng viên nhận thấy, cá ngân có khá nhiều loại với giá dao động từ 50 NDT – 60 NDT (khoảng 160.000 – 200.000 VND/kg), gần gấp 3 lần giá của loại cá ngân đáng nghi kia.

Hiện cơ quan có chức năng đã mang mẫu cá ngân giả về để kiểm tra và truy tìm nguồn cung cấp loại cá này.

Tiếp tục xuất hiện cá giả ở Trung Quốc
Hình ảnh cá ngân thật 
Cá ngân (hay còn gọi là cá thủy tinh, cá băng, tên tiếng Anh là whitebait, tên khoa học là Hemisalanx prognathus Regan), là một loài cá nước ngọt, dài từ 9-10cm, thân tròn và trong suốt. Suốt thời nhà Minh, cá ngân được xem là một trong những loại cá quý nhất cả nước.

Hoàng Nhi 
(theo China.com/Baidu)





- Vaccine dịch vụ: Loạn nhà phân phối, đấu thầu (ĐV).- DNNN sản xuất thiết bị vệ sinh cao cấp, đầu độc môi trường (ANTĐ). >Kinh hãi thủy hải sản để cả năm vẫn "vô tư"
>Mua cam Việt “trộn” cam Trung Quốc
>Hoa quả sấy khô không nhãn mác “tung hoành”
>Phố cổ "ngập" hàng Trung Quốc kém chất lượng


-Cua hoàng đế “nhập ngoại” nhưng made in Việt Nam
'Phù phép' thịt heo thành nai, lạc đà, nhím
Tiền Phong Online
Ông Khương Trần Phúc Nguyên, Trưởng trạm Thú y huyện Bình Chánh, cho biết, từ nguồn tin người dân, sau thời gian dài theo dõi, ngày 11-1 đoàn kiểm tra liên ngành thú y huyện Bình Chánh ập vào kiểm tra điểm chế biến lậu sản phẩm động vật tại ...
Phù phép thịt heo thành thịt đặc sảnThanh Niên
- Phù phép thịt heo thành thịt đặc sản (TN).
Phù phép thịt heo thành thịt đà điểu, lạc đà, cá sấucand.com
'Hô biến' heo không nguồn gốc thành… thịt lạc đà. Thị trường ViệtNamXãLuận.com



-Đặc sản Việt Nam… chất lượng Trung Quốc(11/01/2013)
-Còn chưa đầy một tháng nữa là đến Tết Nguyên đán, hàng hóa chuẩn bị cho dịp Tết đã được bày bán ngổn ngang khắp các chợ. Tuy nhiên, hầu hết các mặt hàng này đều không nhãn mác, hoặc có thì cũng chỉ “gọn lỏn” tên sản phẩm, không có hạn sử dụng, cũng không có nguồn gốc xuất xứ.
Dạo qua các con phố nổi tiếng với các sản phẩm được xem là đặc sản cua Hà Nội như phố hàng Đường, hàng Buồm hay chợ Đồng Xuân, rất nhiều bánh kẹo, ô mai, mứt tết các loại được bày bán nhưng đều mập mờ về nguồn gốc xuất xứ.

Tại chợ Đồng Xuân, ngay lối cửa chính ra vào tại tầng 1, hàng loạt các quầy bánh kẹo, ô mai, mứt, hạt bí, hướng dương đủ các chủng loại được bày bán đều đựng trong các túi lớn không có nhãn mác và được bán theo cân hoặc đã san ra các gói nhỏ với đủ các mức giá khác nhau. Các loại kẹo được bán với giá từ 80.000 – 200.000 đồng/kg, hạt bí có giá dao động từ 150.000 – 160.000 đồng/kg, hạt điều có giá 200.000 đồng/kg, hạt hướng dương từ 60.000 – 80.000 đồng/kg tùy loại, mứt hạn sen, mứt dừa dẻo, mứt bí từ 80.000 – 150.000 đồng/kg.



Những quầy bán bánh, mứt tại chợ Đồng Xuân
Khi được hỏi, các chủ cửa hàng ở đây đều quảng cáo là hàng đặc sản vùng miền, lấy chỗ quen biết. Tuy nhiên, trên bao bì tên sản phẩm chỉ được in “gọn lỏn” như: bánh, kẹo, mứt… để khách hàng phân biệt chứ không có thông tin gì về ngày sản xuất hay hạn sử dụng. Còn cơ sở sản xuất thì chính là tên và địa chỉ cửa hàng đó.

Một chủ cửa hàng tại chợ Đồng Xuân tiết lộ, tất cả các mặt hàng từ hướng dương, long nhãn, mứt hồng khô… đều được đóng gói trong những túi nilong to vận chuyển giao tận nơi, sau đó chủ hàng tự chia theo hộp hoặc gói trong những túi bóng, hộp nhựa. Còn nhãn mác thì nhà nào cũng giống nhau vì đặt in một chỗ và chỉ dán vào bên ngoài túi nilong hoặc hộp nhựa cho có để giới thiệu tên sản phẩm. Tuy nhãn ghi ở ngoài cơ sở sản xuất là cửa hàng mình nhưng cũng chỉ là cái mác để khách hàng khỏi thắc mắc chứ làm gì có nhà xưởng mà sản xuất.

Còn tại phố Hàng Buồm, nhiều bánh loại bánh kẹo cũng được đựng vào các túi bóng hoặc những chiếc rổ trên các sạp đều hàng không có nhãn mác. Khi được hỏi thì những người bán hàng đều trả lời rằng “bánh kẹo, mứt, hạt bí hay bánh quy… đều có nhãn mác hết, nhưng nhãn ở túi to. Chúng tôi san vào những túi nhỏ để bán nên không có nhãn. Cứ yên tâm, hàng chất lượng cả đấy”.



Cửa hàng bánh kẹo tại phố Hàng Buồm, các loại kẹo được để trong các rổ hoặc túi lớn để khách hàng lựa chọn
Tại chợ Cửa Bắc, long nhãn được đựng trong những bao nilong lớn không tem nhãn, hướng dương, mận, đào tươi xào… đều không có tên cơ sở sản xuất, ngày sản xuất và hạn sử dụng trên bao bì sản phẩm. Còn mứt hồng khô được quảng cáo là đặc sản của Lạng Sơn được bán với giá 100.000 đồng/kg nhưng lại được khui ra từ những thùng giấy toàn chữ Trung Quốc.

Theo chị Thu, chủ cửa hàng kẹo ở khu chợ Cửa Bắc vừa bán hàng vừa nói, “khách hàng chấp nhận mua hàng ở chợ thì đừng nghĩ sẽ mua đúng đặc sản như chủ hàng giới thiệu. Mứt hồng khô có ghi là đặc sản của Lạng Sơn nhưng có thể là của Trung Quốc chuyển sang bởi hai địa điểm gần nhau nên người ta hay nhập nhèm Nhưng khi khách hỏi thì vẫn phải nói là ở Lạng Sơn thì họ mới yên tâm”.

Nhiều người dù biết là hàng hóa không đảm bảo, song vì giá rẻ hơn trong các siêu thị, lại có nguồn hàng phong phú dễ chọn nên vẫn mua ở ngoài chợ. Thậm chí, một số người mua làm quà chứ không ăn nên cũng chẳng quan tâm đến chất lượng.

Có thể nói, không phải người mua “mù tịt” về chuyện hàng hóa không đảm bảo chất lượng, nhưng chỉ vì thói quen “xuề xòa”, có cái ăn đã là tốt từ thời bao cấp nên chẳng hề quan tâm đến những nguy cơ tiềm ẩn trong những thứ hàng hóa “đặc sản” trên. Chính sự dễ dãi của người tiêu dùng đã tiếp tay cho các loại hàng hóa kém chất lượng và các cơ sở, đầu nậu được dịp tung hoành. Và lại một cái Tết của thực phẩm độc hại đang chờ đón người tiêu dùng…thưởng thức.

--Đặc sản Việt Nam… chất lượng Trung Quốc(11/01/2013)
-- Sổ tay: Hoang mang vì “ 5 trong 1” (SGGP).
Sắp “được” ăn… nội tạng động vật ngoại! (LĐ). – Tuyên chiến với thực phẩm bẩn: Siêu thị chưa hẳn đã an toàn (ĐT). – Kinh hãi thủy hải sản để cả năm vẫn “vô tư” (VNE). – “Thà đói một chút còn hơn ăn ngon rồi đổ bệnh…” (TT).
Bắt quả tang doanh nghiệp xả thải trộm ra môi trường (TN).  – Bảo vệ môi trường lưu vực sông Đồng Nai: Cần cơ chế đột phá (ĐĐK).
Andrew Lâm – Ở Việt Nam, cả người chết cũng cần di động (Dân Luận).
Xót lòng ông lão bán me trên vỉa hè Sài thành (GDVN).
- Quảng Ngãi: Hàng chục người mất ăn mất ngủ vì chủ hụi bỗng dưng “mất tích” (DT).- 32 sinh viên bị hành hung đồng loạt xin chuyển địa điểm thực tập (GDVN).- Tàu SAR cứu 2 tàu cá, 15 ngư dân bị nạn ngoài biển (LĐ). - Hiểm nguy rình rập giữa biển khơi (VNN). - Cứu cùng lúc 2 tàu bị nạn trên biển Hoàng Sa (DV).
- Bốn BV trung ương chưa có hệ thống xử lý nước thải (PLTP). - Ngàn ngày ở bệnh viện: Kỳ 3: Ấm áp tình người (TN). - Tặng áo ấm cho người vô gia cư (TN). - Phẫu thuật dị tật bàn chân miễn phí ở vùng ĐBSCL (TTXVN).
- Quảng Bình: Bắt xe khách chở 500kg thịt thối (DV). – Đào trộm hàng tấn cá nóc thối, định đem bán (Tin mới).  - Bất lực nhìn người đàn ông nhảy từ cầu vượt tự tử (DT).
- Toàn cảnh phong tỏa 2 vũ trường ở TP.HCM (ĐV). - Gia Lai: Bắt hung thủ giết mẹ con chủ quán cà phê (VNN).
- Đằng sau vụ cha giết con 10 tháng tuổi rồi chôn sau nhà (VNN). - Rùng rợn chuyện heo ‘thành tinh’ báo oán chủ lò mổ (VNN).
- Ngại tiếng gièm pha sau khi đem “ngọc” đổi gạo (SGTT).
- Cô gái ngồi lên mộ người đã khuất để chụp ảnh (GDVN). – Ngồi mộ liệt sĩ bị ném đá, cô gái thắp hương hối lỗi(KT/ Infonet). - Nghĩa trang liệt sĩ Trường Sơn bị bôi bẩn (LĐ).

- Học sinh hồn nhiên đánh bài trong lớp mặc kệ cô giáo (NĐT).
- Khoa học Việt Nam ‘chưa đủ tầm công bố quốc tế’ (VNE).

- ‘Hội tam kỳ’ chuyên ‘dằn mặt’ sinh viên mới (NĐT).
- Thành Long chê Mỹ ‘tham nhũng hơn Trung Quốc’ (VNE).

- “Con ơi! Cha chết biển rồi!” (VNN).


- Vé xe Tết Nguyên Đán: Chỗ bán không hết, chỗ tìm không ra (DV).
- Tê tái nơi… “chợ người” (PL&XH). - Ra thành phố làm thêm bị lạm dụng tình dục (ANTĐ).
- Game online + thảm kịch nghịch tử = quản lý thế nào? (KT).
- Gặp người nuôi chín con voi (CATP).
- Rừng Huổi Só (Điện Biên) khẩn thiết cầu cứu (Tin tức). - Hàng trăm cây chè cổ thụ Suối Giàng bị mối tàn phá (TTXVN).

- Dấu hỏi trung thực cho các cuộc thi “bình chọn”! (GD&TĐ).- Sách & Người: Lập “tình”, Lập “tiền”, Lập “tài” (TTVH).
- Tai tiếng bủa vây truyền hình thực tế Việt (VnMedia). - Các chương trình âm nhạc trên truyền hình: Tiền tỷ có làm nên diện mạo mới? (TP). - Chung kết The Voice: Cuộc ‘đua tiền’ giữa các thí sinh? (VTC). - Sinh viên bị “ép” nhắn tin bình chọn cho Tùng Dương? (iHay).
- Trần Đình Hiến: ‘Người Trung Quốc không thích Mạc Ngôn’ (eVăn).
- Nữ nhà văn đăng ký kết hôn 3 lần vẫn không có chồng (ANTĐ).
- Nhà văn Thiên Sơn: “Văn học, điện ảnh chưa chạm đến tận cùng những mâu thuẫn lớn của xã hội” (HNM).

- Cha của doanh nhân Việt mua thị trấn ở Mỹ kể chuyện dạy con (GĐ).
- Sinh viên kiếm bộn tiền dịp Tết (VnMedia).
- Lưu vực sông Đồng Nai: Ô nhiễm tiếp tục gia tăng (LĐ). - Hà Nội: 2.500 hộ dân “bỗng dưng” lao đao vì không có nước sinh hoạt (Sống mới).

- Học sinh vùng cao ở lán, bắt chuột ăn qua ngày giá rét (DV). - Clip học sinh vùng cao chật vật chống chọi giá rét như thế nào? (DV).
--
.

——–







Nhật ký Kim Bon: 

Chuyện thật đau lòng ở Kim Bon: Vừa học vừa ru con

(GDVN) - Những ai tận mắt chứng kiến cuộc sống của học sinh bán trú ở Kim Bon đều phải thốt lên hai tiếng ĐAU LÒNG.

6 học sinh ăn 3 con chuột
Nếu bữa sáng bình dân của một học sinh ở Hà Nội là 10.000đ, thì ở Kim Bon, 6 học sinh phải ăn chung 3 con chuột. Ấy vậy mà không phải em nào cũng có chuột để cải thiện bữa ăn, bởi muốn bắt được các em phải có bẫy và đi đặt từ đêm hôm trước ở ngoài nương. Có nhiều hôm, những chiếc bẫy mang về trống trơn, bữa ăn của các em lại điệp khúc nồi canh rau rừng lõng bõng nước.
Chuột nướng xong chỉ bỏ đi phần ruột, tất cả bộ phận còn lại đều được chặt nhỏ rồi cho vào nồi với một thìa muối trắng. Chỗ thịt chưa đầy miệng bát ăn cơm ấy lại được dành cho 6 em. Một nửa để 3 em nấu với một gói mỳ tôm, một nửa để 3 em xào lên làm thức ăn.

3 con chuột này được làm thức ăn cho 6 em học sinh. Tuy nhiên, không phải bữa nào các em cũng được ăn thịt chuột.

Lớp 4, các em ở miền xuôi vẫn được bố mẹ chăm cho từng tí trước khi chở đến trường, thì ở Kim Bon các em đã phải xa nhà để ra điểm trường chính học và tự túc trong mọi công việc (học tập, nấu ăn rồi kiêm luôn việc kiếm thức ăn cho từng bữa qua ngày). Từ nhà ra trường, có em phải đi bộ gần 20km đường rừng, trên vai là gạo, củi và rau ăn cho cả tuần. Nhiều em học sinh nhà xa quá không về được, cuối tuần lại chờ bố mẹ gửi đồ ra cho.
Cô Nguyễn Thị Mai, phụ trách chuyên môn tiểu học Phòng Giáo dục Đào tạo Phù Yên (trước là Hiệu phó trường tiểu học Kim Bon) cho biết: “Có những em học đến thứ 3, thứ 4 đã hết gạo ăn, đói quá các em phải bỏ học về, các thày cô giáo phải cho gạo, cho mỳ để các em ở lại ăn. Đến mùa bí, nồi cơm của các em toàn màu đỏ, loáng thoáng có vài hạt gạo đổ vào, gọi là nấu cháo. Toàn ăn bí thôi, thương lắm, ăn bí từ lúc còn lá, quả non rồi quả già”.
Cô Mai cũng cho biết thêm: “Con lợn nó đào chỗ để ngủ trước, đứa trẻ lạnh quá nên đánh đuổi con lợn ra để lấy chỗ ngủ cho ấm. Mùa làm nương cả bản vắng tanh, không một tiếng chó sủa, ở nhà chỉ còn người già không làm được gì và trẻ em bé tí. Trẻ em bé quá mà cần phải cho bú thì được cho đi nương cùng, họ đào một cái hố rồi bỏ vào đó để nó không bò đi đâu được, chứ lấy đâu ra ai cõng, ai trông?”.
Vừa học tiểu học vừa ru con
Ở Kim Bon, không phải cứ trống là vào lớp, hết giờ là trống tan. Khi nào có học sinh thì học, không kể ngày giờ. Cả năm các em bỏ học thì không có nhưng nghỉ học theo mùa thì có. Những mùa tết, cưới, làm nương thì giáo viên phải đi chiêu sinh, phải đến tận nương, đến khắp cái khe, con suối để đón và huy động học sinh đến lớp.

 Thờ A Chang, 17 tuổi, đang học lớp 9, đã có vợ được hơn 1 năm.

Học sinh ở Kim Bon không xác định được đúng tuổi. Có em 15, 16 tuổi vẫn đi học tiểu học. Ở đây, rất nhiều học sinh có con vẫn đi học bình thường. Có em đã làm bố và đang học trên lớp, vợ mang con đến để trên mặt bàn, tức là nếu đi học thì phải trông con còn không thì phải ở nhà trông con. Thế là bố vỗ vỗ vài cái rồi đứa trẻ cứ nằm trên mặt bàn ngủ, còn bố lại tiếp tục học. Rồi chuyện các em dắt trâu bò đến sân trường buộc ở đó rồi đi học là chuyện bình thường.
Học sinh không biết tuổi, dân tộc của mình
Sòng A Tòng, học sinh lớp 4, trường Tiểu học Kim Bon. Nhà em cách trường chừng 10km. Em có anh trai học lớp 8, nhưng lại không nấu ăn cùng nhau. Em thường xuyên nấu ăn một mình. Em cũng không thể đi bắt chuột ở ngoài nương như các bạn được vì không có bẫy.
Trong một căn phòng khoảng hơn 1 mét vuông chứa quần áo, sách vở, gạo, củi, em kéo ra nồi cơm và nồi canh mỳ tôm rau cải được nấu từ sáng hôm qua. Sáng nay em lại bỏ ra ăn tiếp. Khi nồi cơm vẫn còn chừng nửa bát cơm em lại đậy vào và để ăn bữa trưa.

Trong mỗi bữa ăn, Sòng A Tòng lại thấy nghẹn ngào

Nhìn thấy nồi cơm đóng bánh, thức ăn và những miếng cơm nuốt nghẹn ngào của em thật sự xót xa. Nhưng có lẽ những câu trả lời của em còn xót xa gấp bội lần.
- PV: Em bao nhiêu tuổi rồi?
Sòng A Tòng: Em không biết.
- PV: Em là người dân tộc nào?Sòng A Tòng: Em không biết.
- PV: Đi học trên lớp, em được điểm mấy là cao nhất?
Sòng A Tòng: Em không được điểm nào vì em không làm được bài tập.
- PV: Bây giờ em thích cái gì nhất?
Sòng A Tòng: Em chưa biết thích cái gì đâu!

Kim Bon: Có những điều còn xót xa hơn cả miếng cơm, manh áo
    Trong gian khổ cùng cực, HS Kim Bon vẫn cháy lòng đi học
      “Nhìn trẻ em Kim Bon, tôi đã phải ước rất nhiều”
        Mặn chát nước mắt nhìn bữa ăn học sinh bán trú Kim Bon
          Cách cột điện 600m, cô trò Kim Bon vẫn "mơ" có điện
            Ở Kim Bon: "Đồng tiền co lại và lòng người nở ra"


            Học trò vùng cao săn chuột để thoả cơn thèm thịt

            Dựng lều tạm, chiều bẫy chuột, sáng lấy chuột về làm thịt ăn… là cuộc sống hằng ngày của các em nhỏ vùng cao Kim Bon, Phù Yên, Sơn La trên con đường học chữ. 
            » Nữ sinh 'ăn miếng trả miếng' với thầy ngay tại lớp
            » Không được gọi phát biểu, học sinh lớp 2 dọa tự tử
            Học tr vng cao săn chuột để thoả cơn thm thịt
            Lều tạm do học sinh tự làm để ở.

            Những căn lều tạm
            Đến được nơi mà các em nhỏ Kim Bon sống và học tập chúng tôi phải mất hơn 2 tiếng đồng hồ đi từ chân núi, vượt qua nhiều dãy núi. Đường lầy lội vào mùa mưa, mùa hè thì bụi mù dày đặc. Cuộc sống của các em nhỏ nơi đây dường như bị cô lập với thế giới bên ngoài.
            Xã Kim Bon là một trong những xã lớn nhất ở huyện Phù Yên, xã chủ yếu có hai dân tộc sinh sống là người H’Mông và người Dao. Cư dân ở đây sống rải rác ở các ngọn núi khác nhau. Để tìm kiếm được con chữ, các em nhỏ phải vượt mấy chục cây số để đến trường.

            Học tr vng cao săn chuột để thoả cơn thm thịt
            Chỗ trọ 70 nghìn một tháng của học sinh vùng cao. 
            Do trường cách quá xa nhà nên việc vận động học sinh ở bán trú để đến trường đối với các thầy cô giáo và cán bộ xã vô cùng khó khăn.
            Cô Hồng, hiệu trưởng trường cấp 2 Kim Bon, cho biết: “Các thầy cô giáo trong trường phải đến tận từng nhà, từng bản cách trường mấy chục cây số để vận động các em đi học, nhưng cứ mùa thu hoạch ngô và lúa nương đến thì phụ huynh bắt con ở nhà đi làm nương, thầy cô giáo không thấy học sinh đến lớp lại đến tận nhà vận động phụ huynh cho các em đến trường”.

            Học tr vng cao săn chuột để thoả cơn thm thịt Em chưa quen với cách bẫy chuột ở nơi đây nên mấy hôm liên tiếp theo các bạn đi bẫy nhưng em không bắt được con nào, nên em ăn cơm rau hoặc ăn với muối Học tr vng cao săn chuột để thoả cơn thm thịt

            Đặng Văn Cường

            Cách trường mấy chục cây số, không có tiền thuê trọ, những cậu học trò người Dao phải vác gỗ, nứa từ nhà đến làm lều tạm cách trường gần 2 km. Căn lều tạm quá đơn sơ, ngoài những cây gỗ dựng lên thành khung, lấy những tấm mên làm từ tre chắn xung quanh, nền nhà bằng đất và chỉ bỏ mấy tấm gỗ làm phản để ngủ. “Lạnh buốt chân và tay mỗi khi đi ngủ vào ban đêm” – Đặng Văn Cường – một học sinh trọ học thỏ thẻ.
            Còn những em nhỏ có điều kiện hơn thì thuê nhà người dân để ở, “Mỗi tháng chúng em mất 70 nghìn/người tiền chỗ ở, tiền điện tính riêng. Mà tháng này không hiểu sao lại tăng giá điện, em mất 9 nghìn đồng trong khi đó tháng trước có 7 nghìn. Mỗi tháng bố mẹ cho em hơn 100 nghìn đi học”, cậu học trò Đặng Văn Khánh kể.
            Những căn nhà tạm bợ như thế này không thể che mưa, chắn gió ở nơi có thời tiết khắc nghiệt như ở vùng cao Kim Bon được. Mùa đông ở đây nhiệt độ luôn dưới 10 độ mỗi khi đêm về, kéo theo đó là sương mù dày đặc.
            Săn chuột cải thiện bữa ăn
            “Thèm ăn thịt” là cảm giác chung của những em học trò nơi ở nơi đây. Bởi có về nhà thì các em cũng chỉ được bố mẹ cho một ít gạo, mấy mớ rau, vài quả bí đỏ và một hộp muối để ăn với cơm.
            Bạn nào sang hơn thì bố mẹ cho thêm một lọ măng muối chát đắng vì mặn. Vì vậy mà thịt chuột là món ăn được các em chọn làm thức ăn “sang” mỗi ngày và nhất là để giải tỏa cơn “khát” thịt.

            Học tr vng cao săn chuột để thoả cơn thm thịt
            Cơm trắng ăn với cá khô rang muối. 
            Bẫy chuột là công việc hằng ngày của các em nhỏ sau mỗi giờ học. Các em chia từng tốp nhỏ, chia luôn những nương lúa, ngô, sắn để bẫy chuột. Chiều học về lúc 16h, các em lại rủ nhau đi đặt bẫy, sáng sớm tinh mơ tầm 5h sáng rủ nhau đi lấy chuột.
            Đặng Văn Cường vừa mới nhập học cách đây mấy hôm mặt buồn rượi khi kể về sự thất bại liên tiếp của mình. “Em chưa quen với cách bẫy chuột ở nơi đây nên mấy hôm liên tiếp theo các bạn đi bẫy nhưng em không bắt được con nào, nên em ăn cơm rau hoặc ăn với muối”.
            Về cách làm thịt chuột như thế nào Cường chia sẻ: “Em đập chết chuột, xong lột da nó ra và hơ lên bếp, rồi mổ bụng nó ra, vứt hết bộ lòng, để lại gan và xào lên ăn với cơm”.
            Với những học sinh ở khu bán trú thì nếu không bắt được chuột thì các em mua cá khô để ăn cơm. Có cá khô để ăn với cơm là quá sang với các em nhỏ nơi đây, Thầu A Sếnh đang rửa cá khô cho vào nồi phấn chấn nói: “Cá này em mua 5 nghìn, cho hai người ăn với cơm, em rang với muối”.
            Chân trần, áo mỏng… và rét
            Đến thăm những học sinh trường tiểu học, không ít người mủi lòng khi thấy các em mong manh trong áo mỏng, chân đất đỏ ửng. Khi được hỏi các em có lạnh không, cả nhóm xôn xao tiếng H’Mông “No no” (rất lạnh – PV) 

            Học tr vng cao săn chuột để thoả cơn thm thịt
            Những đứa trẻ chân trần, áo mỏng chống chọi với giá rét. 
             Áo ấm, tất chân… đối với các em là thứ quá xa xỉ. Một bà mẹ người H’Mông bế con trên tay, đứa bé chỉ có một cái áo, không có quần... Những đứa trẻ chân trần đỏ ửng, đứng run lên từng hồi vì lạnh. Các em vẫn đang mơ ước có một cái áo ấm chống rét.



              24H
              Bữa cơm thịt chuột của trẻ vùng cao
              Thứ Năm, 17/11/2011, 09:45 AM (GMT+7)
              .
              (Giao duc) – Thịt chuột trở thành món ăn “cải thiện” hàng ngày của các em học sinh người Mông thuộc diện nội trú xã vùng cao Kim Bon, huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La.



              Là một trong ba xã vùng cao đặc biệt khó khăn của huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La, Kim Bon là địa bàn cư trú chủ yếu của người Mông và Người Dao. Tại trung tâm xã, có 3 điểm trường chính gồm mầm non, tiểu học và trung học. Ngoài ra còn có các điểm trường lẻ, điểm xa nhất cách trường tới 18 cây số. Do điều kiện đi lại khó khăn, nhiều học sinh cấp 1 và 2 phải ở nội trú và được gia đình chu cấp tiền, lương thực hàng tháng.

              Mỗi tháng được “phát” vài chục nghìn đồng

              Thào A Sênh đã học tới lớp 5 nhưng không thể nhớ mình bao nhiêu tuổi. Biết gia đình khó khăn nên: “Bố mẹ cho bao nhiêu chỉ biết lấy bấy nhiêu thôi!” – Sênh nói.

              Sênh cho biết, số tiền nhận được hàng tháng từ gia đình thường chỉ vài chục nghìn đồng. Với ngần ấy tiền, việc duy trì bữa ăn đã khó, chuyện mua sắm quần áo hay những đồ dùng phục vụ sinh hoạt càng trở nên xa xỉ.

              Thờ A Chang, 17 tuổi, đang học lớp 9 tại trường trung học cơ sở Kim Bon, thì khá khẩm hơn. Bản Đá Đỏ của Chang cách trường tới 10 cây số, thêm phần đi lại khó khăn nên ở nội trú là lựa chọn duy nhất để cậu học sinh người Mông được học văn hóa. Mỗi tháng từ 2 đến 3 lần về thăm gia đình và lấy thêm gạo nên Chang thường không phải chịu đói.

              Số tiền mà gia đình Chang chu cấp đều đặn nằm trong khoảng 200 nghìn đồng một tháng. Dù biết số tiền ấy không đủ để chi tiêu cho sinh hoạt và học tập, nhưng Chang không hề có ý đòi hỏi thêm.



              Thịt chuột được Giàng A Ninh làm sạch trước nguồn nước chính của học sinh nội trú

              Thịt chuột “cải thiện”

              Chủ nhật, nhiều học sinh tại cụm trường Kim Bon tranh thủ về thăm gia đình và lấy thêm đồ dùng. Trong khi đó, Thào A Sênh, Thờ A Chang và một số ít học sinh ở lại. Các em đang loay hoay trong khu bếp kí túc với lũ chuột vừa bẫy được tối hôm trước.

              Thờ A Chang kể lại, buổi chiều sau giờ tan học, đám học sinh nội trú chia nhau đi vào các ngả rừng hay những ruộng nương của bà con khu vực gần trường để đặt bẫy thú rừng. Sáng hôm sau, chúng lại chia nhau tìm tới những bẫy và hầu như chẳng có mấy học sinh phải về tay không.



              Cơm đủ no, nhưng không phải lúc nào cũng được ăn thịt


              Bẫy chuột của học sinh Kim Bon rất đơn giản. Một chiếc kẹp sắt có hình bán nguyệt, một mẩu ngô hay một mẩu sắn kẹp vào chính giữa chiếc bẫy để làm mồi nhử.

              “Bẫy chuột dễ lắm!” – cậu học trò Thào A Sênh hào hứng. Nhiều em học sinh không cần dùng bẫy cũng có thể bắt được chuột ngay trong kí túc của trường.

              Hôm nay, Thờ A Chang được giao nhiệm vụ làm thịt chuột. Đầu tiên, Chang hơ qua con chuột trên bếp củi. Sau khi chuột đã cháy trụi lông, Chang mang ra vòi nước phía sau khu kí túc để mổ bụng, làm sạch và chặt ra thành từng miếng nhỏ.

              Cạnh hai nồi cơm đầy, đám bạn của Chang và Sênh đã có thêm hai món ăn cải thiện từ thịt chuột. Chang có món thịt chuột xào với hành tây, còn Sênh đun lên để nấu với mì tôm. Đám bạn không còn lạ lẫm nên không vây quanh nhìn chúng nấu nữa. Chỉ có những vị khách từ miền xuôi lên là vây kín Chang và Sênh cùng hai nồi thịt chuột đang được đun trên bếp với những ánh mắt đầy lạ lùng.

              Khi nhóm bạn của Chang và Sênh vừa ăn xong bữa sáng thì Giàng A Ninh, 15 tuổi, học sinh lớp 9 mới bắt đầu chế biến món thịt chuột của mình. Nước từ trong khe núi chảy từng giọt, Ninh kiên nhẫn chờ đợi để rửa cho bằng được món thịt. Hôm nay, Ninh và các bạn của mình vừa bẫy được 3 con chuột, số thịt chuột ấy sẽ được rang lên và ăn trọn trong bữa cơm sáng.

              Hơn 3 năm gắn bó với học sinh vùng cao, thầy Hà Trọng Nghĩa, hiệu trưởng trường cấp 2 Kim Bon cho biết: “Hầu hết gia đình của các em chỉ có thể chu cấp gạo. Ngoài việc tự nấu cơm hàng ngày, học sinh nội trú ở cụm trường Kim Bon tự kiếm thêm thức ăn ở rừng vì số rau quả các em tự trồng không đáp ứng đủ”.

              1400 học sinh trong tổng số hơn 5000 dân của Kim Bon vẫn đang kiên trì đến lớp. Chưa một em học sinh nào kêu lấy một tiếng khổ. Các thầy cô tại điểm trường chính Kim Bon cũng không thể làm gì giúp các em, vì bản thân thầy cô và nhà trường cũng đang gặp rất nhiều khó khăn.
              Bùi Trang

              Chuyện thật đau lòng ở Kim Bon nơi thiên đường csVN


              Để bắt được những con chuột như này, các em phải mang bẫy ra đặt ở ngoài nương cống từ tối hôm trước.
              Kể cả những con chuột bé bắt được các em cũng mang về làm thức ăn.

              Sống giữa lòng Thủ Đô Hà Nội luôn được cho là thiên đường HCM và Marx-Lenin vậy mà một huyện KIM BON nằm gần Hội An ngay trong trung tâm thiên đường HCM và Marx-Lenin dân sống chết ra sao mặc kệ, các em mù chữ đã đành, cái đói cơ cực giá rét của các em với những miếng thịt Chuột Cống quay năm, ai nhìn qua và trò chuyện với các em không thể không trạnh lòng và cầm được nước mắt.
              Cán bộ csVN kẻ giàu có quyền uy đã có lần nào họ để ý đến những huyện nhỏ như vầy, phải chăng huyện KIM BON này quá nghèo vì không có dân giàu có nên không tham nhũng và bóc lột được, họ đã bỏ quên người dân lành đặc biệt là các em.

              6 học sinh ăn 3 con chuột

              Nếu bữa sáng bình dân của một học sinh ở Hà Nội là 10.000đ, thì ở Kim Bon, 6 học sinh phải ăn chung 3 con chuột. Ấy vậy mà không phải em nào cũng có chuột để cải thiện bữa ăn, bởi muốn bắt được các em phải có bẫy và đi đặt từ đêm hôm trước ở ngoài nương. Có nhiều hôm, những chiếc bẫy mang về trống trơn, bữa ăn của các em lại điệp khúc nồi canh rau rừng lõng bõng nước.
              Chuột nướng xong chỉ bỏ đi phần ruột, tất cả bộ phận còn lại đều được chặt nhỏ rồi cho vào nồi với một thìa muối trắng. Chỗ thịt chưa đầy miệng bát ăn cơm ấy lại được dành cho 6 em. Một nửa để 3 em nấu với một gói mì tôm, một nửa để 3 em xào lên làm thức ăn.
              Lớp 4, các em ở miền xuôi vẫn được bố mẹ chăm cho từng tí trước khi chở đến trường, thì ở Kim Bon các em đã phải xa nhà để ra điểm trường chính học và tự túc trong mọi công việc (học tập, nấu ăn rồi kiêm luôn việc kiếm thức ăn cho từng bữa qua ngày). Từ nhà ra trường, có em phải đi bộ gần 20km đường rừng, trên vai là gạo, củi và rau ăn cho cả tuần. Nhiều em học sinh nhà xa quá không về được, cuối tuần lại chờ bố mẹ gửi đồ ra cho.
              Cô Nguyễn Thị Mai, phụ trách chuyên môn tiểu học Phòng Giáo dục Đào tạo Phù Yên (trước là Hiệu phó trường tiểu học Kim Bon) cho biết: “Có những em học đến thứ 3, thứ 4 đã hết gạo ăn, đói quá các em phải bỏ học về, các thày cô giáo phải cho gạo, cho mì tôm để các em ở lại ăn. Đến mùa bí, nồi cơm của các em toàn màu đỏ, loáng thoáng có vài hạt gạo đổ vào, gọi là nấu cháo. Toàn ăn bí thôi, thương lắm, ăn bí từ lúc còn lá, quả non rồi quả già”.
              Cô Mai cũng cho biết thêm: “Con lợn nó đào chỗ để ngủ trước, đứa trẻ lạnh quá nên đánh đuổi con lợn ra để lấy chỗ ngủ cho ấm. Mùa làm nương cả bản vắng tanh, không một tiếng chó sủa, ở nhà chỉ còn người già không làm được gì và trẻ em bé tí. Trẻ em bé quá mà cần phải cho bú thì được cho đi nương cùng, họ đào một cái hố rồi bỏ vào đó để nó không bò đi đâu được, chứ lấy đâu ra ai cõng, ai trông?”.
              Ở Kim Bon, không phải cứ trống là vào lớp, hết giờ là trống tan. Khi nào có học sinh thì học, không kể ngày giờ. Cả năm các em bỏ học thì không có nhưng nghỉ học theo mùa thì có. Những mùa tết, cưới, làm nương thì giáo viên phải đi chiêu sinh, phải đến tận nương, đến khắp cái khe, con suối để đón và huy động học sinh đến lớp.
              Học sinh ở Kim Bon không xác định được đúng tuổi. Có em 15, 16 tuổi vẫn đi học tiểu học. Ở đây, rất nhiều học sinh có con vẫn đi học bình thường. Có em đã làm bố và đang học trên lớp, vợ mang con đến để trên mặt bàn, tức là nếu đi học thì phải trông con còn không thì phải ở nhà trông con. Thế là bố vỗ vỗ vài cái rồi đứa trẻ cứ nằm trên mặt bàn ngủ, còn bố lại tiếp tục học. Rồi chuyện các em dắt trâu bò đến sân trường buộc ở đó rồi đi học là chuyện bình thường.

              Học sinh không biết tuổi, dân tộc của mình

              Em Tòng, học sinh lớp 4, trường Tiểu học Kim Bon. Nhà em cách trường chừng 10km. Em có anh trai học lớp 8, nhưng lại không nấu ăn cùng nhau. Em thường xuyên nấu ăn một mình. Em cũng không thể đi bắt chuột ở ngoài nương như các bạn được vì không có bẫy.
              Trong một căn phòng khoảng hơn 1 mét vuông chứa quần áo, sách vở, gạo, củi, em kéo ra nồi cơm và nồi canh mì tôm rau cải được nấu từ sáng hôm qua. Sáng nay em lại bỏ ra ăn tiếp. Khi nồi cơm vẫn còn chừng nửa bát cơm em lại đậy vào và để ăn bữa trưa.
              Trong mỗi bữa ăn, Em Tòng lại thấy nghẹn ngào
              Nhìn thấy nồi cơm đóng bánh, thức ăn và những miếng cơm nuốt nghẹn ngào của em thật sự xót xa. Nhưng có lẽ những câu trả lời của em còn xót xa gấp bội lần.
              – Em bao nhiêu tuổi rồi?
              – Tòng: Em không biết.
              – Em là người dân tộc nào?
              - Tòng: Em không biết.
              – Đi học trên lớp, em được điểm mấy là cao nhất?
              – Tòng: Em không được điểm nào vì em không làm được bài tập.
              – Vậy bây giờ em thích cái gì nhất?
              - Tòng: Em chưa biết thích cái gì đâu!



              Xin gửi Quý Vị xem một số Hình Ảnh sinh hoạt của các em sống dưới thiên đường csVN.

              Vì phải tự túc nấu ăn theo nhóm, nên sau khi em Hờ mang chuột về nhà, các em chia mỗi người một việc.
              Để bắt được những con chuột như này, các em phải mang bẫy ra đặt ở ngoài nương cống từ tối hôm trước.
              Kể cả những con chuột bé bắt được các em cũng mang về làm thức ăn.
              Em thì đi sắp lại những viên gạch để làm bếp
              Em thì mang dao đi chẻ củi
              Khi củi vừa cháy thì xoong cơm đã được một bạn đặt lên
              Trong lúc chờ cơm nấu chín, các em xiên những con chuột vào que và nướng trên bếp đang nấu ă
              Khi nướng gần được, chuột được bỏ ra để gạt sạch những chiếc lông còn bám lại
              Sau đó cho lên bếp để nướng lại một lần nữa.
              Trong khi nướng chuột thì nồi cơm dành cho 3 em cũng đã gần chín
              Em Chang là thành viên lớn tuổi nhất trong nhóm nên em mang ra mổ và làm sạch ở vòi nước tận dụng từ trong núi.
              Tuy nhiên, chỗ chế biến mà các em hay sử dụng hàng ngày không được sạch sẽ
              Ở ngoài sân, một em trong nhóm đang dùng dao đẽo một miếng củi làm thớt chặt thịt
              Tất cả các bộ phận của con chuột còn lại sau khi mổ (chỉ vứt đi phần ruột, gan để lại) sẽ được chặt nhỏ và cho vào xoong
              Một chút nước, một thìa muối trắng bỏ vào, các em đun cho chín để ăn.
              Tuy nhiên, từng này thịt lại được chia đôi để dành cho 3 em nhỏ khác cùng ăn
              Việc tự nấu ăn của học sinh miền xuôi là điều hiếm thấy, nhưng với các em học sinh bán trú Kim Bon
              thì đây là công việc thường ngày nên các em làm rất thành thạo.
              Một gói mì tôm đã sẵn sàng để cho vào nồi thức ăn có mấy miếng thịt chuột.
              Mọi thứ đã được nấu xong, thức ăn được bê lên phòng
              Bát đũa các em tự quản. Vì không có chạn nên các em để ở trên ánh sáng cửa sổ.
              Đôi chân lấm lem bùn đất với nồi thức ăn lõng bõng nước
              Vậy mà… không phải bữa nào các em cũng được ăn như thế này!




              --

              Ký ức kinh hoàng của nữ y tá giật nước bồn cầu cuốn trôi xác thai nhi

              GDVN

              (GDVN) - T. nói, để đảm bảo xả nước một lần, xác thai nhi có thể bị cuốn trôi ngay, các y tá có kinh nghiệm hướng dẫn cô cầm chân thai nhi dốc ngược, đặt đầu thai nhi vào giữa lòng bồn cầu, yên vị theo hướng đó. Khi giật nước bồn cầu, thì thả tay ra, đảm bảo giật nước một lần, thai nhi bị cuốn trôi luôn.
              Việc phá thai trong giới học sinh, sinh viên lâu nay, ở một góc độ nào đó vẫn được xem là một phương pháp cứu cánh cho những cô gái trẻ lầm lỡ làm lại cuộc đời. Có lẽ vì thế mà người ta ít nói tới số phận những thai nhi bé bỏng sẽ ra sao sau khi bị tước đi quyền sống.
              Chỉ khi, có một người lao công nào đó tìm thấy một xác thai nhi nằm trong thùng rác ven đường, hay một người tốt bụng vớt xác cháu bé mới chào đời, thì dư luận mới giật mình kinh hãi, mà vẫn không thể hiểu nổi, hàng trăm, nghìn xác thai nhi khi bị phá bỏ sẽ đi đâu, về đâu.
              Và “sự thật bí hiểm” về những số phận bất hạnh ấy, có lẽ sẽ mãi chỉ là những câu chuyện không đầu, không cuối, không cảm xúc của những người trong nghề, nếu như chúng tôi không gặp cô bé sinh năm 1991 đã từng làm tại một phòng khám thai kiêm luôn dịch vụ “phá thai”.

              Dốc Phụ Sản gần Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội là nơi có mật độ phòng khám thai dày đặc.

              T., một cô gái trẻ măng, sinh ra, lớn lên ở Ninh Bình, từ nhỏ đã có ước mơ trở thành một cô giáo mầm non bởi vô cùng yêu trẻ nhỏ, nhưng số phận đã run rủi thế nào, cô gái theo học ngành y ở một trường Cao đẳng y tế tỉnh.
              Mới ra trường tháng 4/2012, T. lên Hà Nội, xin vào làm ở một phòng khám tư nhân tại đường Trương Định, Hà Nội. Ở đây, cô được phân công vào làm ở phòng sản, công việc chủ yếu phụ giúp các bác sĩ khám và phá thai. Công việc nghe có vẻ đơn giản như thế, nhưng ở đây, cô chứng kiến những “mặt trái” mà có lẽ những người ngoài ngành, dù trong ác mộng cũng chẳng bao giờ nghĩ đến.
              T. nói, “3 tháng làm việc ở phòng khám sản là quãng thời gian không thể tưởng tượng nổi. Có lẽ, cả cuộc đời này, em không thể nào quên nổi những chuyện mình đã chứng kiến ở đây”.
              T. nói, người đứng đầu phòng khám nơi cô làm việc là một bác sĩ tên C. Ông được mệnh danh là người có “bàn tay ma thuật” bởi vì, trong ngành, có lẽ không ai không biết tên tuổi và khả năng chuyên môn đáng nể của bác sĩ này. Nghe đâu, ông C. từng làm ở một bệnh viện sản ở nước ngoài, nay đã hơn 60 tuổi, ông về hưu, tự mở một phòng khám sản khá lớn ở Hà Nội.
              Phòng khám này được coi là đầu mối lớn ở Hà Nội, chuyên  nhận những “ca khó” của các phòng khám sản nhỏ ở khắp thành phố, nhưng nhiều nhất vẫn là các phòng khám ở Dốc Phụ Sản (gần Bệnh viện Phụ sản Hà Nội).

              Nhiều thai nhi sau khi bị rũ bỏ sẽ bị coi là rác thải y tế.


              T. nói, cũng như những phòng khám thai tư nhân khác, những khách hàng tới đây khám thai thì ít, phá thai thì nhiều. Riêng về việc phá thai, những thai phụ đến đây được chia làm 3 nhóm. Những người có thai nhỏ dưới 5 tuần, những người có thai vừa dưới 4 tháng, trên 4 tháng gọi là thai lớn.
              Trong đó, những thai nhỏ và vừa, các bác sĩ của phòng khám nhỏ có thể “xử lý” được. Nhưng thai lớn, thì hầu hết phải nhờ tới “bàn tay ma thuật” của bác sĩ C.
              Lý giải về điều này, T. bảo, những ca nhỏ, bác sĩ chỉ cần cho bà mẹ uống thuốc ra thai. Việc này thường diễn ra nhẹ nhàng, nhanh chóng. Nhưng với những ca lớn hơn, bắt buộc phải đặt thuốc và cho “đẻ non”. Lấy ví dụ minh họa cho sự tài giỏi của ông C. , T. nói, thậm chí những thai lớn trên 30 tuần tuổi, ông cũng “xử lý vô tư”.
              T. nói, quả thực đây là một bác sĩ rất giỏi chuyên môn. Trong thời gian làm việc ở đây, cô chưa hề thấy một bệnh nhân nào xảy ra biến chứng hay bất kỳ vấn đề gì sau khi phá thai. Mọi công việc liên quan tới chuyên môn đều được ông C. làm với thái độ tận tình, hết sức cẩn thận và bài bản.
              Những cô gái đến phá thai tại phòng khám của bác sĩ C. thường rất trẻ. Có những bé gái mới sinh năm 1996, nhưng chủ yếu là học sinh cấp 3 và sinh viên đại học.
              Khi làm xong các thủ tục cần thiết, các thai phụ được đặt một loại thuốc vào âm đạo, vài tiếng sau, y tá sẽ bấm ối. Lúc này, bác sĩ sẽ tiêm cho một loại thuốc và thai phụ sẽ đẻ giống một người bình thường. Chỉ khác ở chỗ, đứa bé được sinh ra không cất tiếng khóc.
              Có chăng, có lẽ chỉ có tiếng khóc của thai phụ, không biết vì đau đớn hay vì mất con. Đôi khi, những bà mẹ ngồi ở phòng chờ cũng khóc lóc tỉ tê có lẽ vì đã “không dạy được con”. Trong đêm tối, những tiếng khóc ấy đan vào nhau, tạo nên một thứ âm thanh ám ảnh. Còn bác sĩ và y tá vẫn lặng lẽ làm công việc đỡ đẻ của mình.
              Nhưng điều ám ảnh nhất trong tâm trí T. chính là những xác thai nhi vốn sinh ra đã không được làm người, nhưng chết đi vẫn không được yên nghỉ một cách trọn vẹn. T. nói rằng, thông thường, khoản tiền phá thai đã bao hàm tiền hỏa táng cho những xác thai nhi. Bởi, không phải bà mẹ nào cũng có thể đưa con cái mình đi hỏa táng hay về quê hương bản quán, còn việc mua đất an táng ở nghĩa trang giữa lúc vật giá leo thang thế này nghiễm nhiên là điều không thể.
              Tất nhiên, phần việc này được phòng khám nơi cô làm việc bao thầu trọn gói. Nhưng, những xác thai nhi có thực sự được hỏa táng hay không thì chỉ có bác sĩ, y tá và người đàn ông bí ẩn mới biết được. Nói là người đàn ông bí ẩn bởi vì, người này hầu như không nói chuyện, chỉ đến vào sáng sớm, khi mọi người hầu như chưa ai ngủ dậy.
              Một số y tá trực tại phòng có nhiệm vụ đưa cho người đàn ông ấy một bọc nilon màu đen, bên trong chứa xác thai nhi. T. chỉ nghe phong thanh rằng, người đàn ông ấy sẽ nhận 100 nghìn đồng rồi mang đứa bé xấu số đến chôn ở nghĩa trang Văn Điển.
              Còn những thai nhi nhỏ, khoảng 4 đến 5 tuần tuổi, T. là người được phân công “xử lý”- Một cách xử lý mà có lẽ, dù trong ác mộng, người ta cũng không thể tưởng tượng nổi. Đó là cho xác thai nhi xuống bồn cầu, cho chảy theo dòng nước. Cứ nghĩ T. nói đùa, phóng viên hỏi đi hỏi lại chi tiết này, T. nói: “Đó là sự thật!”.
              Cô kể, khi còn theo học ngành y, cô đã từng nghe những câu chuyện về việc ngâm xác thai nhi, hoặc nấu thai nhi với trứng để làm thuốc bổ. Nhưng chuyện xảy ra ở phòng khám ấy là điều mà dù đã tận tay giật nước để cuốn trôi xác thai nhi, mà giờ này cô vẫn không dám tin.
              T. nói, để đảm bảo xả nước một lần, xác thai nhi có thể bị cuốn trôi ngay, các y tá có kinh nghiệm hướng dẫn cô cầm chân thai nhi dốc ngược, đặt đầu thai nhi vào giữa lòng bồn cầu, yên vị theo hướng đó. Khi giật nước bồn cầu, thì thả tay ra, đảm bảo giật nước một lần, thai nhi bị cuốn trôi luôn.
              Lần đầu tiên làm việc “thất đức” ấy, T. đã ốm 1 tuần. Cô nói, dường như tinh thần mình bị suy sụp. Hình ảnh thai nhi bị cuốn theo dòng nước, rồi trôi tuột xuống dưới bồn cầu cứ ám ảnh, khiến T. ăn không ngon, ngủ không yên.
              Những ngày đầu đi làm lại, T. không dám đi vệ sinh ở bồn cầu đã giật nước cuốn trôi đứa trẻ. Khi “bức bách” quá, cô phải đi sang phòng khám bên cạnh vệ sinh nhờ.
              Những tưởng, sau nhiều ngày làm việc, T. sẽ quen với công việc này. Nhưng, sự thực càng ngày cô gái càng mệt mỏi, bị ám ảnh nặng nề. Cho tới khi, sự kiện “giọt nước tràn ly” xảy ra thì T. quyết định nghỉ làm.
              Mời độc giả tiếp tục theo dõi kỳ 2 loạt phóng sự "Sự thật kinh hoàng trong phòng khám thai tư nhân" trên báo điện tử giaoduc.net.vn vào ngày mai.


              Lá thư của người mẹ lầm lỡ khi thấy xác thai nhi bị trút xuống bồn cầu


              (GDVN) - "Gần 2 tuần nay, chưa đêm nào tôi được ngủ tròn giấc. Mỗi khi nhắm mắt lại, những giấc mơ ma mị về những bàn tay bé nhỏ chới với rồi bị dòng nước cuốn đi cứ ám ảnh tôi mãi. Để khi thức giấc, nước mắt cứ trào ra, tôi chưa bao giờ thấy cuộc đời mình tăm tối, khổ đau hơn thế!". Ký ức kinh hoàng của nữ y tá giật nước bồn cầu cuốn trôi xác thai nhi
              Chiều qua (1/11), tòa soạn báo điện tử giaoduc.net.vn bất ngờ nhận được lá thư của một người phụ nữ, một người mẹ đã từng lầm lỡ, rứt ruột phá bỏ đứa con đã tượng hình. Lá thư đẫm nước mắt kể về những giấc mơ, những ám ảnh hàng đêm của người phụ nữ từng phải từ bỏ núm ruột của mình.
              "Gửi bác sĩ C.!
              Tôi là người phụ nữ mang trong lòng một nỗi đau mà có lẽ chẳng từ ngữ nào diễn tả nổi. Đó là nỗi đau của một người đàn bà từng cả gan chối bỏ đứa con bằng xương, bằng thịt của mình ở một phòng khám sản như phòng khám của ông.
              Gần 2 tuần nay, chưa đêm nào tôi được ngủ tròn giấc. Mỗi khi nhắm mắt lại, những giấc mơ ma mị về những bàn tay bé nhỏ chới với rồi bị dòng nước cuốn đi cứ ám ảnh tôi mãi. Loạt bài Nữ y tá giật nước bồn cầu, cuốn trôi xác thai nhi bóc trần sự thật kinh hoàng trong phòng khám thai tư nhân tôi đã đọc trên báo giaoduc.net.vn, thực sự khiến tôi bị ám ảnh. Để khi thức giấc, nước mắt cứ trào ra, tôi chưa bao giờ thấy cuộc đời mình tăm tối, khổ đau hơn thế! Tôi với ông chưa từng gặp nhau 1 lần trong đời và có lẽ cũng sẽ chẳng bao giờ quen nhau. 
              Nhưng tôi cũng như hàng nghìn người phụ nữ từng tìm tới phòng khám của ông để chối bỏ đứa con bé bỏng, vô tội của mình. Và trong suy nghĩ sâu thẳm, tôi nghĩ mình là một tội đồ chẳng bao giờ xứng đáng được tha thứ, cũng chẳng bao giờ có thể tự tha thứ cho mình.
              Ngày phá bỏ đứa con của mình, tôi đã tự an ủi mình rằng, điều đó tốt cho cả 3 chúng tôi. Tôi với bố cháu chẳng phải vợ chồng, cũng chẳng phải yêu thương gì nhau. Chỉ là một kẻ hận đời khi bị người yêu phản bội và một người phụ nữ mới lấy chồng nhưng rất đỗi cô đơn bởi chồng đi tu nghiệp nước ngoài đã ngót nửa năm. Thế rồi, hai con người tội nghiệp ấy gặp nhau trong một chuyến công tác tội lỗi.
              Tôi chẳng còn là trẻ con để ra 1 quyết định nông nổi, nên đã mất những gần 4 tháng để đắn đo. Tôi đã lạnh lùng quyết định khi mà cháu bé đã có hình hài, đã là một thiên thần bằng xương, bằng thịt.
              Một chút dằn vặt, đau đớn khi làm việc tàn độc, nhưng rồi cũng trôi nhanh cho tới ngày đọc bài báo kia về việc xả nước bồn cầu, cuốn trôi xác thai nhi ở phòng khám nhà ông. Đã gần 2 tuần nay, chưa đêm nào tôi được ngủ tròn giấc. Đêm đêm, những giấc mơ ma mị với những tiếng khóc, tiếng cười trẻ nhỏ, rồi bất chợt những đôi bàn tay nhỏ xíu cứ chới với giữa khoảng không rồi biến mất.
              Những đêm giật mình thức giấc, tôi òa khóc nức nở cho tội lỗi mà mình gây ra cho đứa con xấu số mà chẳng biết tâm sự với ai. Chưa bao giờ trong cuộc đời, tôi trở nên điên dại vì đau đớn, hối hận như thế. Bởi thấy mình quá giống với những phụ nữ ngu ngốc đã đến phá thai ở phòng khám của ông.
              Tôi giống họ bởi vì cũng trả cho bác sĩ một món tiền hậu hĩnh với lời hứa con mình sẽ được chôn cất đàng hoàng ở nghĩa trang Văn Điển, mà chẳng bao giờ hỏi han xem cụ thể phần mộ nằm ở chỗ nào để lui tới, thăm nom. Bởi vì, trong mơ, chúng tôi cũng không dám tin một người khoác trên mình tấm áo blouse trắng của vị lương y, một người đã bước vào cái tuổi tích đức cho con cháu như ông lại có thể ra tay làm một việc tàn độc như vậy.
              Chúng tôi, vì những lý do tội lỗi của cuộc đời mình, vì những ràng buộc xung quanh mà phải dứt bỏ đứa con cũng đã là tạo ra một nghiệp chướng lớn lao. Và tôi tin rằng, chẳng sớm thì muộn, mình sẽ phải trả giá cho những tội lỗi ấy. Về phần mình, đã giải quyết hàng trăm, thậm chí hàng nghìn thai nhi như vậy, đã khi nào ông lo sợ bị quả báo chưa? 
              Hay với ông, đó đơn giản chỉ là rác rưởi, là những điều đáng kinh sợ? Hàng trăm lần tôi tự hỏi như vậy và cố tìm một lý do để giải thích cho chúng tôi và cả ông nhưng đều bế tắc. Tội lỗi của những người phụ nữ như tôi, những bác sĩ thất đức như ông có lẽ trả tới đời con, đời cháu chúng ta cũng chẳng thể hết được, ông ạ!
              Không biết sau khi đọc báo, ông có dừng lại chuyện giật nước bồn cầu kinh khủng ấy lại không? Nhưng tôi nghĩ rằng, tội lỗi dù nhiều, nhưng nên dừng lại sớm ngày nào, tốt ngày ấy ông ạ! Tôi tin ông vẫn là con người!
              Chúc ông khỏe!".







              Sinh viên sợ hãi kể chuyện trộm cầm dao ghé thăm nhà (Sohanews).
              Học sinh ở Quảng Nam ra “tuyên ngôn” xúc phạm thầy cô bị đuổi học một năm: Nặng hay nhẹ?  (ĐĐK).
              TP. Hồ Chí Minh: Một giám đốc Trung tâm giáo dục thường xuyên bị phát hiện nhiều sai phạm (ĐĐK).
              Thử lý giải vì đâu Việt Nam chiếm vị trí quá khiêm nhường trong thành tích khoa học? (BoxitVN).





























              Tổng số lượt xem trang