Thứ Năm, 21 tháng 2, 2013

Các Thứ trưởng bị xử lý thế nào sau sai phạm? Chủ tịch nước có thể tạm đình chỉ Phó Thủ tướng, Bộ trưởng

---- Chủ tịch nước có thể tạm đình chỉ Phó Thủ tướng, Bộ trưởng (DT).
(Dân trí) - Dự thảo Nghị định hướng dẫn thi hành một số điều của Luật PCTN sửa đổi do Thanh tra Chính phủ công bố quy định, Chủ tịch nước có thẩm quyền quyết định tạm đình chỉ công tác đối với Phó Thủ tướng, Bộ trưởng có dấu hiệu tham nhũng.

Nội dung dự thảo Nghị định tập trung vào một số vấn đề cụ thể như việc công khai minh bạch hoạt động của các cơ quan, tổ chức, đơn vị; trình tự, thủ tục, thời hạn tạm đình chỉ công tác, tạm thời chuyển vị trí công tác của cán bộ, công chức, viên chức có dấu hiệu tham nhũng; chế độ thông tin, báo cáo về PCTN; tố cáo hành vi tham nhũng….
Cụ thể, theo tờ trình của Thanh tra Chính phủ, luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật PCTN năm 2012 quy định: người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị theo thẩm quyền hoặc đề nghị người có thẩm quyền quản lý cán bộ, công chức, viên chức tạm đình chỉ công tác hoặc tạm thời chuyển sang vị trí công tác khác đối với cán bộ, công chức, viên chức để xác minh, làm rõ hành vi tham nhũng nếu xét thấy người đó tiếp tục làm việc có thể gây khó khăn cho việc xem xét, xử lý.


Để đảm bảo tính minh bạch, Điều 15 dự thảo Nghị định hướng dẫn đã quy định 4 căn cứ để cơ quan có thẩm quyền xem xét ra quyết định tạm đình chỉ, chuyển vị trí công tác với cán bộ có dấu hiệu tham nhũng: 1. Khi có yêu cầu của cơ quan thanh tra, Kiểm toán Nhà nước, cơ quan điều tra, Viện kiểm sát; 2. Khi có tố cáo, phản ánh về tham nhũng mà tố cáo, phản ánh đó có nội dung rõ ràng, bằng chứng cụ thể, có căn cứ để tiến hành xác minh, làm rõ hành vi tham nhũng; 3. Qua công tác tự kiểm tra phát hiện cán bộ, công chức, viên chức có dấu hiệu tham nhũng; 4. Qua công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành phát hiện cán bộ, công chức, viên dấu hiệu vi phạm pháp luật liên quan đến quản lý, sử dụng ngân sách, tài sản nhà nước hoặc thi hành công vụ.

Về thẩm quyền, Điều 16 dự thảo Nghị định nêu nguyên tắc xác định thẩm quyền ra quyết định tạm đình chỉ, điều chuyển cán bộ có dấu hiệu tham nhũng căn cứ vào thẩm quyền bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, xử lý kỷ luật đối với cán bộ công chức. Theo đó, người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị có quyền bổ nhiệm, tuyển dụng, quản lý cán bộ công chức có thẩm quyền hoặc kiến nghị người có thẩm quyền ra quyết định đình chỉ, điều chuyển đối với cán bộ do mình quản lý khi có căn cứ cho rằng người đó có hành vi vi phạm pháp luật liên quan đến tham nhũng nếu xét thấy việc tiếp tục công tác có thể gây khó khăn cho việc xác minh, làm rõ hành vi tham nhũng.

Từ nguyên tắc này, dự thảo Nghị định quy định cụ thể, Chủ tịch UBND quận, huyện có thẩm quyền ra quyết định đối với Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND cấp xã, trưởng phòng, phó trưởng phòng chuyên môn của huyện và cán bộ do mình bổ nhiệm, quản lý trực tiếp.

Giám đốc các sở có thẩm quyền ra quyết định với cán bộ cấp dưới thuộc cơ quan mình và cán bộ do mình bổ nhiệm, trực tiếp quản lý.

Chủ tịch UBND cấp tỉnh có thẩm quyền ra quyết định đối với Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND cấp huyện, các giám đốc, phó giám đốc sở. Tổng cục trưởng, Cục trưởng và cấp tương đương được phân cấp quản lý cán bộ có thẩm quyền hoặc kiến nghị người có thẩm quyền ra quyết đối với cán bộ dưới quyền thuộc đơn vị mình. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ có thẩm quyền hoặc kiến nghị người có thẩm quyền ra quyết định tạm đối với các Cục, Vụ, Viện thuộc Bộ.

Thủ tướng Chính phủ có thẩm quyền ra quyết định đối với Thứ trưởng và các chức vụ tương đương, Chủ tịch, các Phó Chủ tịch UBND cấp tỉnh và cán bộ công chức do Thủ tướng trực tiếp bổ nhiệm.

Thủ tướng cũng là người trình Quốc hội phê chuẩn đề nghị tạm đình chỉ công tác, tạm thời chuyển vị trí công tác đối với Phó Thủ tướng, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ.

Trong thời gian Quốc hội không họp, Thủ tướng trình Chủ tịch nước ra quyết định đối với Phó Thủ tướng, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ.

Thời hạn tạm đình chỉ công tác, chuyển vị trí công tác khác không quá 15 ngày, trường hợp cần thiết có thể kéo dài hơn nhưng không quá 30 ngày. Trong thời gian xác minh, làm rõ hành vi tham nhũng, cán bộ, công chức, viên chức được hưởng 50% mức lương theo ngạch, bậc, cộng với phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp thâm niên nghề... Nếu không có hành vi tham nhũng thì được truy lĩnh 50% còn lại và được trở về vị trí việc làm cũ.

Chủ tịch nước có quyền tạm đình chỉ Phó Thủ tướng? (TP 20-2-13) - Xét tài sản ‘phó thủ tướng trở xuống’ (BBC). - Lời chúc Tết cho Việt Nam: Lột bỏ lớp da tham nhũng trong năm con Rắn! (WB/ TCPT).
Điều động bốn Phó trưởng Ban Kinh tế (ĐV 20-2-13)


-Huy Đức: Sửa Hiến Pháp Chứ Không Phải Xây Hầm Trú Ẩn (FB Ôsin 19-2-13) ◄◄
Luật hóa vai trò lãnh đạo của Đảng (PLTP 20-2-13)
Hết Nguyễn Thanh Tú đến Đào Hồng: Vai trò lãnh đạo của Đảng cần được thể hiện rõ hơn trong dự thảo Hiến pháp (QĐND 20-2-13)
Hãy khẩn cấp bảo vệ PGS TS nhà văn phó tổng biên tập Nguyễn Thanh Tú (Blog TSYG 20-02-13)  -- Hoàng Hữu Phước!  Nguyễn Thanh Tú! Tết năm nay thiệt là vui!
- Tính lại bài toán bauxite (TN). TS Lê Đăng Doanh: “Nếu tạm dừng cũng không gây hậu quả kinh tế gì nghiêm trọng”. - Cảng Kê Gà gây nhiều hệ lụy! (PLTP). – Bauxite Việt Nam gặp khó (NLĐ). “Mới đây, tại cuộc làm việc với Tỉnh ủy, UBND tỉnh Bình Thuận, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tuyên bố không xây dựng cảng Kê Gà tại xã Tân Thành, huyện Hàm Thuận Nam – Bình Thuận. Sau gần 5 năm, với 4 lần tuyên bố khởi công rồi dừng lại, dự án cảng Kê Gà do Vinacomin làm chủ đầu tư đã chính thức khép lại”. Đúng 4 năm trước, chính thủ tướng đã tuyên bố: ‘Khai thác bauxite là chủ trương lớn’ (BBC).
- Bùi Hoàng Tám: “Hội chứng… lá chuối!” (DT). - Ðồng chí Ếch dốt chính tả (Người Việt).
Bauxite Việt Nam gặp khó (NLĐ 20-2-13) --Khai thác bauxite tại Việt Nam: Tương lai bất định Nguoi Viet Online
Chưa có khách hàng nhất định và không biết bán cho ai với giá nào trong khi cảng biển không có, đường vận chuyển vẫn chưa đâu vào với đâu, biết chắc chắn là lỗ, kế hoạch khai thác bauxite của nhà cầm quyền Việt Nam đang đối diện với tương lai bất định.


Người Trung Quốc thuê đất trồng “lúa lạ” (DV 29-2-13)
- Vụ người Trung Quốc trồng lúa ở Long An: Sở NNPTNT tạm quản đồng lúa (DV). - Tỏi Lý Sơn bị đầu nậu người Trung Quốc đánh tráo (Người Việt).
Người Trung Quốc trồng giống lúa lạ ở Long An không phép (LĐ). - “Lúa lạ” trồng ở Long An có nguồn gốc Trung Quốc (DT).Không xác định được “sinh vật lạ” trong miếng rửa chén TQ (KT).
Phẫn nộ vì quà tết bị cắt xén, nhiều gia đình chính sách đem trả (DT).
Xe công tràn ngập tại lễ hội Yên Tử (VNE). - Tái diễn cảnh xe công đi lễ: Vì sao khó quản?! (VnMedia).
Bạc Liêu: Bắt quả tang cán bộ nhà nước đánh bạc (TTXVN). - Chuyển công tác Đội phó QLTT bị bắt trên chiếu bạc (TN).
Khởi tố vụ trại viên bị đánh chết tại nhà tạm giữ (TN).- Hai ca tử vong do nhiễm liên cầu lợn (TN). - Vô tư ăn tiết canh, “phớt lờ” liên cầu lợn (TN). - Phát hiện nội tạng thối tại cơ sở chế biến thịt bò (TN).
**************

-Các Thứ trưởng bị xử lý thế nào sau sai phạm?-(Kienthuc.net.vn) - Dù có nhiều năm tháng rèn luyện, cống hiến để trở thành Thứ trưởng của một Bộ, nhưng khi mắc phải những lỗi lầm nghiêm trọng, các nhân vật này đều bị điều chuyển, cách chức và đi liền với các hình phạt thích đáng.
 Ông Cao Minh Quang - nguyên Thứ trưởng Bộ Y tế.

Thứ trưởng Bộ Y tế về làm chuyên viên Viện dược liệu
Ngày 25/1/2013, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến ký quyết định số 292 QĐBYT về việc điều chuyển ông Cao Minh Quang - nguyên Thứ trưởng Bộ Y tế về làm chuyên viên Viện Dược liệu. Bởi trong thời gian qua, ông Quang có những sai phạm như khai man bằng cấp, trù dập cán bộ, lợi dụng uy tín để vay tiền doanh nghiệp... 
Trước đó, ông Quang đã bị Ủy ban kiểm tra Trung ương 2 lần cảnh cáo về mặt Đảng, trong đó có một lần được chuyển từ cảnh cáo xuống khiển trách. Tháng 12/2012, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định không bổ nhiệm lại chức vụ Thứ trưởng Bộ Y tế đối với ông Cao Minh Quang.
Thứ trưởng Bộ Thương mại lĩnh án 12 năm tù

 Ông Mai Văn Dâu - nguyên Thứ trưởng Bộ Thương mại
Ngày 18/11/2004, tại trụ sở làm việc của Bộ Thương mại (số 21 Ngô Quyền, Hà Nội), Cơ quan An ninh Điều tra (ANĐT), Bộ Công an đã tống đạt lệnh khởi tố bị can số 313/ANĐT và lệnh bắt tạm giam (4 tháng) số 710/ANĐT, có sự phê chuẩn của Viện KSNDTC đối với bị can Mai Văn Dâu, Thứ trưởng Bộ Thương mại (trước đó một ngày, ông Mai Văn Dâu đã bị đình chỉ chức vụ Thứ trưởng Bộ Thương mại) để điều tra về tội "lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ".
Sau hơn hai năm kể từ khi phát hiện và khởi tố, điều tra, tháng 3/2007, vụ án ông Mai Văn Dâu chính thức được TAND TP HCM đưa ra xét xử sơ thẩm. Ngày 23/3/2007, tại phiên toà xét xử sơ thẩm vụ án “chạy” hạn ngạch dệt may xảy ra tại Bộ Thương mại, HĐXX đã tuyên án cho từng bị cáo. Điều bất ngờ là mức án toà tuyên cho bị cáo Mai Văn Dâu cao hơn so với mức án đề nghị của cơ quan công tố, bị cáo bị phạt 14 năm tù giam. 
Vụ án khép lại vào chiều 20/6/2007, HĐXX Toà phúc thẩm TAND tối cao tại TPHCM đã tuyên án bị cáo Mai Văn Dâu, nguyên Thứ trưởng Bộ Thương mại, nhận mức án 12 năm tù giam cho tội "Nhận hối lộ", giảm 2 năm so với mức án mà cấp sơ thẩm đã tuyên.
Dù "trắng án" Thứ trưởng Bộ Giao thông vẫn bị cách chức
Ông Nguyễn Việt Tiến, sinh năm 1950, giữ chức thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải từ năm 1998 đến tháng 4/2006. 
Ngày 29/3/2006, thứ trưởng Nguyễn Việt Tiến bị tạm đình chỉ công tác để kiểm điểm làm rõ các dấu hiệu vi phạm pháp luật trong vụ án tại PMU 18. Ngày 4/4/2006, ông bị tạm đình chỉ sinh hoạt Đảng, 24 giờ sau đó bị khởi tố, bắt tạm giam.
Sau 2 năm vướng vòng lao lý, bị truy cứu trách nhiệm với 3 tội danh (cố ý làm trái quy định nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng, lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ và thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng), cuối tháng 3 ông Tiến được VKSND Tối cao đình chỉ điều tra và miễn truy cứu trách nhiệm hình sự.
 Ông Nguyễn Việt Tiến - nguyên Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải được chúc mừng vì "trắng án".
Ngay sau khi được "trắng án", ông Nguyễn Việt Tiến đề nghị sớm có văn bản báo cáo Thủ tướng quyết định phục hồi công tác cho ông. Ông Tiến cũng có văn bản gửi Viện trưởng VKSND Tối cao đề nghị "báo cáo với Ban Bí thư" về việc cho ông được trở lại sinh hoạt Đảng sau khi không còn bị tạm giam và không bị cơ quan pháp luật truy tố.
Đến ngày 12 tháng 8, Ban Bí thư Trung ương Đảng đã họp xét kỷ luật ông, cách chức hết các chức vụ trong Đảng, yêu cầu Thủ tướng Chính phủ cách chức Thứ trưởng Bộ Giao thông - Vận tải đối với ông Nguyễn Việt Tiến vì "thiếu trách nhiệm trong công tác quản lý, giáo dục đảng viên; dẫn tới hậu quả nhiều tổ chức Đảng và đảng viên vi phạm kỷ luật Đảng".
Ngày 28/8/2008, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã quyết định cách chức Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải đối với ông Nguyễn Việt Tiến. Theo quyết định của Thủ tướng, nhiệm vụ của ông Tiến do Bộ trưởng Giao thông Vận tải phân công.-Các Thứ trưởng bị xử lý thế nào sau sai phạm?-


Quan chức Trung Quốc tìm đủ cách triệt hạ nhau
Trong số ra tuần này, nhìn về châu Á, tuần san Courrier International dành bài chạy tựa : « Gián điệp đầy tường », trích dẫn lại bài viết của tờ Nam Phương Nhân vật Tuần báo tại Quảng Châu.

Tổng số lượt xem trang