Thứ Tư, 23 tháng 1, 2013

'Chiếm Hoàng Sa, Mỹ đồng lõa'

-- Phản bác lại bài phỏng vấn sử gia Dương Trung Quốc: “The Truth Will Set You Free”- Sự Thật Sẽ Giải Thoát Cho Bạn (William Trương). Hiệp định Paris ký kết năm 1973 đồng nghĩa với việc Mỹ phải rút quân ra khỏi Việt Nam, bởi vậy việc Mỹ không giúp giữ Hoàng Sa cho VN là điều hoàn toàn dễ hiểu. Còn có ý kiến cho rang Mỹ không cứu giúp các đồng minh bị nạn thì phải nhìn ở hai góc độ: góc độ đồng minh và góc độ nhân đạo. Nếu như VNCH trách Mỹ ở góc độ đồng minh thì chấp nhận được, nhưng nếu CS hay tuyên truyền viên CS trách Mỹ ở góc độ nhân đạo là saivì lý do đây là một cuộc chiến chứ không phải là tai nạn trên biển.

Bỡi vậy nếu nhìn lại vụ TQ chiếm Hoàng Sa năm 1974 thì Mỹ chỉ đứng ngoài cuộc chứ không thể gọi đồng lõa như ông Dương Trung Quốc nhà sử học CS đã nói (BBC Vietnamese) . Đồng lõa là người đồng tình trong sự việc và có dính dáng quyền lợi trong vụ việc đó, vậy ông có chứng minh được là Mỹ đã chia chác gì từ việc chiếm Hoàng Sa của TQ từ tay VN không? VNCS lúc đó là đồng minh của Trung Hoa CS có phản ứng gì từ vụ việc? Kẻ cướp vào nhà cướp của người anh em cùng một Mẹ VN mà CS đứng nhìn mới chính là đồng lõa, nghĩ lại xem có phải không “nhà nghiên cứu “?
Trung Quốc chiếm Hoàng Sa năm 1974 tức là trong thời điểm mà TQ và VNCS là hai đồng chí anh em “môi hở răng lạnh” và TQ cũng đang yểm trợ quân sự cho miền Bắc để “giải phóng miền Nam” đã nói lên điều gì? Điều này đã nói lên giã tâm xâm lược VN của CS Trung Quốc bắt đầu ít nhất là năm 1974. Thế nhưng sau 1975 khi “bên thắng cuộc” có đầy đủ quyền và thế để hòa giải dân tộc thì
chính quyền CS Miền Bắc lại đào thêm hố sâu trong tình đồng bào dân tộc bằng những việc tù đày, giết chóc và đẩy cả triệu đồng bào VN lao ra biển cả để tìm tự do mà ngày nay chính quyền CS gọi là “khúc ruột ngàn dặm”. Nhà nghiên cứu
Dương Trung Quốc đã lấp lửng bằng việc đổ thừa cho cố TT Ngô Đình Diệm đã có ý tấn công miền Bắc để biện minh cho việc hòa giải dân tộc sau năm 1975 là hoàn
toàn sai, bỡi lúc đó ông HCM và NDD là 2 thế lực, còn sau 1975 chỉ có một thế lực
là chính quyền CS Bắc Việt. Nhìn lại cuộc nội chiến của Mỹ để thấy điều đó, sự hòa giải rất khó lòng thực hiện khi trong một quốc gia tồn tại hai thế lực, hai thể chế và hai quân đội khác nhau. Nhưng sau khi kết thúc nội chiến, Cố TT Abraham Lincoln đã hòa giải dân tộc như thế nào là một nhà viết sử chắc ông rõ điều đó. Vậy thì cơ hội hòa giải sau năm 1975 là hoàn toàn trong tay người CS, nhưng các ông không thực hiện là hoàn toàn chịu trách nhiệm trước nhân dân và lịch sử.
Nhưng thôi, chúng ta cũng nên gác lại sai lầm của đảng CS trong quá khứ để đi đến một tương lai chung cho dân tộc VN. Vậy xin hỏi nhà sử học là 39 năm trước những người lính hải quân VNCH đã chiến đấu và hy sinh chống TQ xâm lược Hoàng Sa có tội hay có công với dân tộc? Nếu là có tội thì tội gì? Và nếu có công thì tại sao chính quyền VN hiện nay không tuyên dương công trạng của họ để chứng tỏ cho hành động “hòa hợp hòa giải” mà quý vị kêu gọi hàng chục năm qua?
“Action always speech louder than words”. Thiện chí phải luôn được chứng minh bằng việc làm cụ thể, chứ không phải chỉ là những câu nói suông. Người dân VN trong cũng như ngoài nước luôn mong mỏi sự hòa giải của hai thế lực chính trị VN là CH và CS để cho tình đồng bào cũng như các quan hệ đời sống của người dân khỏi phải bị giam hãm trong hai gọng kìm lịch sử, chứ dân tộc VN-những người không dính líu vào 2 thế lực nói trên – thì có thù hận gì nhau mà hòa giải?
Là một nhà nghiên cứu lịch sử chắc hẳn ông Dương Trung Quốc cũng biết là không có Hiến Pháp của một quốc gia văn minh nào mà trong đó qui định quyền lãnh đạo độc tôn của một đảng phái chính trị. Vậy thì hãy bắt đầu hội nhập với quốc tế, quan hệ với láng giềng như Nam Hàn, Nhật Bản, Singapore, Úc Đại Lợi, Anh, Pháp…bằng hình ảnh của con người văn minh là bỏ điều 4 HP chứ không phải đổ thừa cho Mỹ hay nước nào đó về các vấn đề trong quá khứ. Bỏ điều 4 HP chính là trả lại quyền cho toàn dân VN mà lâu nay đảng CS đã tạm thời chiếm giữ và chính là hành động có thể gọi là hòa giải với toàn dân VN mà đặc biệt là người dân trong nước.
Con người, mà đặc biệt là các nhà nghiên cứu, ai cũng luôn tìm kiếm sự thật chứ không phải ngược lại là sự thật phải tìm kiếm con người. Tại sao? Tại vì sự thật sẽ giải thoát cho chính bạn, chứ bạn – con người- không có năng lực giải phóng cho sự thật và càng không thể tạo ra sự thật theo ý kiến cá nhân hay bè nhóm.
Sự thật đó là 40 trước Trung Hoa CS đã có dã tâm xâm chiếm VN, trong lúc họ còn là anh em đồng chí với CS Bắc Việt và chính quyền CS VN đã không nhận ra hay vì lý do nào đó đã mắc lừa, hay nhân nhượng họ mà hậu quả ngày hôm nay là Hoàng Sa đã đổi tên thành TP. Tam Sa, và một phần Trường Sa cũng thuộc về TQ, cùng với bao nhiêu đất liền và danh lam thắng cảnh.
Sự thật đó là chính quyền CSVN đã không hòa giải dân tộc sau khi thống nhất hai miền đất nước để nội lực của quốc gia bị phân tán và yếu đi, đây cũng chính là cơ hội cho TQ xâm lược.
Sự thật đó là người dân Việt Nam chưa có quyền định đoạt số phận của họ trong việc chọn cho mình đảng cầm quyền và người lãnh đạo thông qua bầu cử tự do, thông qua Hiến Pháp thì câu: “Ông Dương Trung Quốc nhấn mạnh bài học lớn nhất mà Việt Nam cần rút ra là Việt Nam cần “tự mình định đoạt số phận của mình”(BBC Vietnamese)chỉ là ảo tưởng. Bỡi lẽ quốc gia là tập hợp những người dân sống trong cùng một địa lý qui định, vậy mọi người dân không có quyền tự quyết thì quốc gia đó lấy đâu ra quyền tự quyết?

Sự thật nữa là chính quyền CSVN muốn giữ đọc tài lãnh đạo và VN không thể thoát khỏi danh nghĩa là nước Cộng Sản, điều này chính là rào cản để trở thành đồng minh với các nước tự do; và khi bị cô lập với những nước đồng minh láng giềng tự do chính là miếng mồi ngon cho anh láng giềng tham lam Trung Quốc.


.

Nhà sử học Dương Trung Quốc cho rằng Hoa Kỳ đã có hành vi "đồng lõa" với Trung Quốc khi Trung Quốc cưỡng chiếm quần đảo Hoàng Sa từ tay của Chính quyền Sài Gòn, chỉ non một năm sau khi Hiệp định Paris được ký kết.

Trao đổi với BBC Việt ngữ nhân nhìn lại 40 năm Hòa Đàm Paris (1973-2013), sử gia, Tổng thư Ký Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam nói:

"Hành động của Mỹ là một sự đồng lõa," và ông đặt câu hỏi: "Có phải là sự tiếp tay, phối hợp với nhau chăng" khi được hỏi vì sao Hoa Kỳ không có sự can thiệp hoặc thông tin cho Việt Nam Cộng hòa, một quốc gia được cho là đồng minh của họ ở Đông Nam Á trong cuộc chiến chống lại "Làn sóng Đỏ" của Chủ nghĩa Cộng sản.

Sử gia cho rằng sau khi có một "nước Việt Nam thống nhất," Hoa Kỳ và Trung Quốc tiếp tục có hành vi "bao vây" Việt Nam, với Trung Quốc thậm chí đã tiến hành chiến tranh ở Biên giới phía Bắc Việt Nam, còn Hoa Kỳ "đứng sau lưng Pol Pot".

Ông Dương Trung Quốc nhấn mạnh bài học lớn nhất mà Việt Nam cần rút ra là Việt Nam cần "tự mình định đoạt số phận của mình" vì theo ông "chừng nào không giữ được độc lập, tự chủ" thì chừng đó "khó đạt được mục tiêu của mình."

Sử gia cũng cho rằng không nên coi Hiệp định Paris 1973 là một văn bản "có giá trị vĩnh cửu".

Ông đánh giá hiệp định này không phải là một "hiệp định đình chiến" hoàn toàn khi nó chỉ "đình chiến" giữa chính quyền Cộng sản Bắc Việt và đồng minh của họ ở Miền Nam là Mặt trận Dân tộc Giải phóng Miền Nam Việt Nam với Hoa Kỳ.

Theo ông, hiệp định không quyết định "đình chiến" giữa Hà Nội và đồng minh với chính quyền Sài Gòn.
...
Paris - sự lựa chọn sáng suốtĐài Tiếng Nói Việt Nam
Linh hoạt, mưu trí những ngày đấu tranh thi hành Hiệp định ParisNhân Dân
Những nẻo đường hòa bình tới Hiệp định ParisHà Nội Mới



ANTĐ - Ngày 17/01 vừa qua, thể theo yêu cầu của Nhật, lần đầu tiên sau 15 năm Nhật và Mỹ đã ngồi vào bàn hội nghị, bàn bạc sửa đổi “nguyên tắc hợp tác phòng vệ Nhật - Mỹ”.
Các quan chức Bộ Quốc phòng Nhật Bản bày tỏ, Nhật hy vọng từ nay trở đi, cứ 5 năm, 10 năm, 15 năm và xa hơn nữa, lực lượng phòng vệ Nhật Bản và quân đội Mỹ sẽ tiếp tục có những thảo luận để thống nhất quan điểm về môi trường an ninh chung trong các khoảng thời gian tương ứng. Lần sửa đổi nguyên tắc hợp tác phòng vệ này tập trung vào vấn đề quy định phương thức hợp tác giữa quân đội 2 nước trong lãnh thổ Nhật Bản và các khu vực phụ cận, bao gồm cả Senkaku.


Ngoại trưởng Hillary Clinton và ngoại trưởng Nhật Bản Fumio Kishida

Còn Chính phủ Nhật Bản cho biết, nguyên nhân thúc đẩy Nhật và Mỹ phải sửa đổi nguyên tắc hợp tác phòng vệ là trong 15 năm qua, môi trường an ninh có quá nhiều biến động to lớn, tập trung chủ đạo vào 2 nội dung là sự bành trướng trên biển của Trung Quốc và kế hoạch phát triển tên lửa hạt nhân của Triều Tiên.
Mỹ và Nhật đã tổ chức hội nghị Nhóm công tác lần thứ nhất tại Tokyo, chính thức bắt đầu công tác sửa đổi "Nguyên tắc hợp tác phòng vệ chung Nhật - Mỹ", dự kiến thời gian hoàn thành công tác này khoảng 1 năm hoặc có thể lâu hơn nữa. Theo tiết lộ, nội dung sửa đổi nguyên tắc hợp tác phòng vệ có liên quan chặt chẽ và tương đồng với nguyên tắc ngoại giao “có trọng điểm” và chính sách chuyển dịch trọng tâm an ninh sang châu Á - Thái Bình Dương của Mỹ.
Ông Nicholas Szecheny, chuyên viên cao cấp thuộc Trung tâm nghiên cứu các vấn đề chiến lược và quốc tế của Mỹ cho biết: “nếu các chính sách này được xây dựng lại, hiển nhiên nó sẽ có ảnh hưởng to lớn đến phương thức hợp tác phòng vệ chung giữa lực lượng phòng vệ Nhật Bản và quân đội Mỹ, nhưng vấn đề được quan tâm rộng rãi là liệu chính phủ của ông Shinzo Abe có thực sự muốn ‘cắt nghĩa lại’ Hiến pháp của Nhật hay không? Lúc đó, Nhật mới có thể thi hành được quyền tự vệ tập thể”.


Quân đội Nhật - Mỹ chào cờ trước một cuộc diễn tập

Nếu Nhật Bản công nhận quyền tự vệ tập thể có nghĩa là ngay cả trong trường hợp Nhật không bị tiến công thì họ cũng có quyền trợ giúp phòng vệ cho đồng minh bị uy hiếp. Nhưng từ trước đến nay, Chính phủ Nhật Bản luôn kiên trì giải thích Hiến pháp của họ là Hiến pháp hòa bình, chính điều đó đã ngăn cản không cho phép họ thực hiện cái quyền này.
Thế nhưng hiện nay, chính phủ Nhật nhận thấy, tình thế hiện nay đã khác xa so với 15 năm trước, thời kỳ “các nước láng giềng cùng chung sống hòa bình” đã qua, hiện an ninh quốc gia và chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của Nhật đang bị đe dọa nghiêm trọng. Điều này tất yếu làm cho Nhật cũng phải thay đổi quan điểm về hợp tác an ninh trong khu vực, tận dụng triệt để quyền tự vệ của mình.
Song song với tăng cường nội lực, Nhật cần tận dụng tất cả sức mạnh tổng hợp từ những đồng minh thân cận, Nhật đã thực hiện nghiêm túc các nghĩa vụ của mình, vì vậy Nhật có quyền được hưởng những “ưu ái” từ các đồng minh thân thiết, chỉ có thay đổi triệt để lối tư duy cũ mới giúp Nhật bảo vệ được an ninh quốc gia, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của mình.


Tokyo mong muốn Washington cùng phòng vệ chứ không chỉ đặt căn cứ quân sự ở đây

Hiện nay, chính phủ của Thủ tướng Shinzo Abe hy vọng sẽ đạt được sự đồng thuận về sửa đổi định nghĩa Hiến pháp, từ đó Nhật có thể sửa đổi các điều luật ngáng trở, giúp Nhật Bản có thể thực hiện quyền phòng vệ tập thể “chính đáng” của mình. Động thái yêu cầu Mỹ bàn bạc sửa đổi “nguyên tắc hợp tác phòng vệ Nhật - Mỹ” chính là lời khẳng định quyết tâm của Nhật.
Nguyễn Ngọc
Aviation Week

Trung Quốc "choáng" vì chiến lược mới của Mỹ
19:47 | 21/01/2013


ANTĐ - Ngày 16/01 vừa qua, “Thời báo Hoàn Cầu” - Trung Quốc đã đăng tải một bài viết của ông Chu Kì, chuyên viên cao cấp của Viện nghiên cứu Hoa Kỳ thuộc Viện Khoa học Xã hội Trung Quốc với tiêu đề: “không được coi thường chiến lược châu Á - Thái Bình Dương của Mỹ”. 
So với chiến lược châu Á - Thái Bình Dương của Mỹ từ sau thế chiến thứ 2 trở lại đây, chiến lược của chính phủ Obama nhiệm kỳ đầu tiên có tính liên tục hơn, tức là thông qua sự hiện diện thường trực của số lượng lớn quân Mỹ tại Đông Á và sự góp mặt vào tất cả các sự kiện ngoại giao của khu vực này để duy trì ổn định và an ninh. Sau khi kết thúc nhiệm kỳ thứ nhất của ông Obama, chiến lược “tái cân bằng” của Mỹ xuất hiện 4 đặc trưng mới rất quan trọng.

Hải quân là một lực lượng rất quan trọng trong chiến lược châu Á – Thái Bình Dương của Mỹ
Thứ nhất: Chiến lược “tái cân bằng” đã mở rộng từ lĩnh vực quân sự sang chính trị, kinh tế và văn hóa. Cho đến nay, chủ yếu các biện pháp mà Mỹ đã thực hiện thuộc lĩnh vực quân sự, ví dụ như tuyên bố triển khai 60% lực lượng hải quân tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương, dự định triển khai mới 2500 binh sĩ đến Australia… Về ngoại giao và văn hóa, cuối năm ngoái, lần đầu tiên sau 50 năm, Bộ trưởng ngoại giao Mỹ đã đến thăm Myanmar, rõ ràng là muốn xây dựng các thiết chế chính trị kiểu Mỹ tại khu vực này. Tiếp nối chính sách bỏ qua các bất đồng ngoại giao đa phương với ASEAN của Chính phủ George W. Bush, ông Obama đang xây dựng mối quan hệ hợp tác nhiều tầng, đa diện với các nước Đông Nam Á trên tất cả các lĩnh vực: phát triển kinh tế, giao lưu văn hóa, hợp tác quốc phòng, cứu trợ thiên tai…
Thứ hai: Khác với trước đây, chiến lược châu Á - Thái Bình Dương mới của Mỹ không chỉ đẩy mạnh mối quan hệ với các với các đồng minh cũ như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Philippines, Australia mà còn xây dựng mối quan hệ thân thiết với Ấn Độ, Indonesia, Myanmar…, mà các quốc gia này đại bộ phận đều là láng giềng của Trung Quốc.
Thứ ba: Kết hợp rất nhiều biện pháp chiến lược với phương pháp nhất quán là tham gia vào rất nhiều chương trình nghị sự ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương, thể hiện duy nhất một điều là Hoa Kỳ đang tăng cường sự hiện diện có tính “thể chế” ở châu Á, đặc biệt là Đông nam Á.
Thứ tư: Điều chỉnh, dung nạp Ấn Độ Dương vào trong chiến lược châu Á - Thái Bình Dương của mình. Ngoại trưởng Mỹ Hilary Clinton đã từng định nghĩa lại khái niệm châu Á - Thái Bình Dương là “khu vực tính từ Ấn Độ Dương đến duyên hải phía tây Hoa Kỳ”.

Tranh chấp lãnh thổ Nhật – Trung trên biển Hoa Đông cũng là trọng tâm can dự của Mỹ

Từ những biểu hiện này có thể dự đoán, trong nhiệm kỳ thứ 2 của ông Obama, Hoa Kỳ sẽ cán dự nhiều hơn vào các tranh chấp ở khu vực châu Á, đặc biệt là vấn đề mâu thuẫn chủ quyền lãnh thổ giữa Trung Quốc và các nước láng giềng như biển nam Trung Hoa và Senkaku. Trong quá trình này, thách thức mà Mỹ vấp phải là làm thế nào để thực hiện đúng cam kết bảo vệ an ninh cho các đồng minh của họ mà vẫn không làm tổn hại đến quan hệ Mỹ - Trung khi nhúng tay can dự vào các vấn đề tranh chấp.
Hiện nay, Mỹ đang đẩy mạnh mối quan hệ với các với các đồng minh cũ, xây dựng quan hệ đối tác chiến lược mới, thể chế hóa các mối quan hệ trong khuôn khổ khối đồng minh của Mỹ, liên tiếp can dự vào tranh chấp về lãnh thổ giữa Trung Quốc và các nước láng giềng. Tất cả những điều này sẽ tạo thành sự thiếu tin cậy chiến lược của Trung Quốc đối với Hoa Kỳ, từ đó gây nên một số ảnh hưởng nhất định đến quan hệ giữa hai bên. Vì vậy, có thể nhận định, trong nhiệm kỳ thứ 2 của Tổng thống Mỹ Obama, để duy trì sự ổn định tổng thể của quan hệ Trung - Mỹ sẽ liên tục xuất hiện những “va đập”,  đồng thời những mâu thuẫn tồn tại giữa hai bên cũng sẽ làm cả hai phải tăng cường đối thoại.
Đối với chiến lược “tái cân bằng” mà Tổng thống Obama đề xướng trong nhiệm kỳ thứ 2, Trung Quốc cũng không nên quá lo lắng nhưng cũng không được xem nhẹ. Đặc biệt là trong thời gian qua, có nhiều dấu hiệu cho thấy, Mỹ đã xây dựng chiến lược châu Á - Thái Bình Dương hết sức toàn diện. Về vấn đề này, Trung Quốc cần nghiêm túc ứng phó, kịp thời xây dựng chiến lược châu Á - Thái Bình Dương toàn diện của riêng mình, nếu coi nhẹ vấn đề này, chúng ta sẽ phải trả giá rất đắt.

Trung Quốc cũng đang nỗ lực xây dựng hạm đội biển xa

Đầu tiên chúng ta phải làm rõ, Trung Quốc muốn chiếm giữ địa vị như thế nào ở châu Á, giành được tầm ảnh hưởng lớn đến đâu, sau đó mới tiến hành nghiên cứu lộ trình để đạt được mục tiêu đó. Chỉ có như vậy, khi gặp phải bất cứ sự kiện phát sinh nào chúng ta mới có thể đưa ra những đối sách hợp lý không chỉ từ góc độ quân sự mà còn trên quan điểm toàn diện, xuất phát từ đại cục để tiến hành các biện pháp chiến lược.
Nói tóm lại, đối với châu Á chúng ta cần có môt tầm nhìn chiến lược tổng thể, tất cả các hoạt động chiến thuật đều phải thống nhất theo định hướng chiến lược, như vậy mới có thể đối phó được với chiến lược “tái cân bằng” mới của Mỹ. 
Nguyễn Ngọc
Thời báo Hoàn Cầu

- Biển Đông: Nhìn lại sự leo thang của Trung Quốc (ĐĐK). – Pháo giàn dọa đánh bằng… miệng (ĐĐK).
- Đại tá Lưu Minh Phúc: “Hổ Mỹ, sói Nhật điên cuồng cắn Trung Quốc” (KT). – Cuộc “tỉ thí” phức tạp giữa Mỹ, Nhật và Trung Quốc(Tổ quốc). – Tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư và quan hệ Mỹ – Nhật – Trung (RFA).  .


- Trung Quốc phản ứng lại Philippines (NLĐ). – Trung Quốc phản pháo việc Philippines đưa ra tòa quốc tế (LĐ). – Philippines triệu Đại sứ, thuê luật sư kiện “đường lưỡi bò” Trung Quốc (GDVN).
- Liên Hợp Quốc kêu gọi tìm kiếm giải pháp hòa bình cho tranh chấp lãnh hải giữa Trung Quốc và một số nước châu Á (SGGP). –LHQ thúc giục giải pháp hòa bình trong tranh chấp lãnh hải (TT). - Triều Tiên quyết tăng cường răn đe hạt nhân (DT). – Triều Tiên thề tăng cường “răn đe hạt nhân” (TN). – Triều Tiên quyết phát triển hạt nhân “phản pháo” lệnh trừng phạt (Infonet). – Hội Đồng Bảo An LHQ thông qua nghị quyết về Bắc Triều Tiên (VOA).

- Liên hợp quốc tham vấn người dân Việt Nam về khung phát triển sau năm 2015 (VEN).
- Tiếng trống Mê Linh ngày xưa nay đâu? (DLB).
- Lãnh đạo Cộng sản VN vào tòa Thánh (BBC). – TBT Việt Nam nói về quan hệ với Vatican (BBC).

-


Tài liệu bồi dưỡng nghiệp vụ dư luận viên (Blog Phạm Vũ Lửa Hạ 20-1-13)

50centsMấy năm trước, trên giang hồ cư dân mạng Trung Quốc có lưu truyền một tài liệu trào phúng hướng dẫn những cách phản pháo ý kiến phê bình dành cho đảng viên Đảng 5 Hào (Ngũ Mao Đảng, 五毛党, Fifty Cent Party, lực lượng còm sĩ ăn lương nhà nước để định hướng dư luận). Gần đây Việt Nam công nhận có 900 “dư luận viên”, và Trung Quốc cho biết khoảng 10% dân Bắc Kinh (tức khoảng 2 triệu người) là “tuyên truyền viên” (propaganda worker). Nhân vụ này, lục lại và dịch bài này đọc chơi để thấy các dư luận viên xứ ta đã thuộc nằm lòng cẩm nang này ra sao.
Cẩm nang huấn luyện Ngũ Mao Đảng
Còm: Cái trứng gà này dở như hạch.
Phản còm: Cái trứng vịt ở tiệm kế bên còn dở hơn, sao mày không chê?
Còm: Cái trứng gà này dở như hạch.
Phản còm: Làm ơn còm sao cho có tính xây dựng, nếu giỏi thì mày tự đẻ trứng luôn đi.
Còm: Cái trứng gà này dở như hạch.
Phản còm: Trứng này do một đồng chí hảo kê cần cù, dũng cảm, lương thiện và chính trực đẻ đó!
Còm: Cái trứng gà này dở như hạch.
Phản còm: Vẫn còn ngon hơn nhiều so với trứng năm ngoái.
Còm: Cái trứng gà này dở như hạch.
Phản còm: Mày lớn lên nhờ ăn trứng này, mày có quyền gì mà chê trứng dở?
Còm: Cái trứng gà này dở như hạch.
Phản còm: Mày có ý đồ gì mà chê bai vậy chớ?
Còm: Cái trứng gà này dở như hạch.
Phản còm: Đến cả trứng do chính gà của mày đẻ mà mày còn chê, mày có phải là người Trung Quốc không dzậy?
Còm: Cái trứng gà này dở như hạch.
Phản còm: Mịa, tao nghi mày là phường Pháp Luân Công nói điêu.[i]
Còm: Cái trứng gà này dở như hạch.
Phản còm: Chê ỏng chê eo chỉ vô ích thôi, nếu mày dư thời gian, sao không chăm chỉ làm ăn kiếm tiền đi chớ.
Còm: Cái trứng gà này dở như hạch.
Phản còm: Cái thằng cư dân mạng Đài Loan, biến mẹ nó đi cho ông nhờ, chẳng ai mời mày vào đây.
Còm: Cái trứng gà này dở như hạch.
Phản còm: Ôi dào, tâm lý ấu trĩ sao mà quá bi quan, đến phải than vãn về trứng dở.
Còm: Cái trứng gà này dở như hạch.
Phản còm: Trứng dở vì con gà đẻ trứng này bị một số con gà [thuộc phần tử xấu] không biết đẻ trứng xúi giục.
Còm: Cái trứng gà này dở như hạch.
Phản còm: Còm này đã bị quản lý diễn đàn sàng lọc.
Còm: Cái trứng gà này dở như hạch.
Phản còm: Vậy trứng Trung Quốc toàn dở, còn trứng Mỹ toàn ngon à? Đồ phản quốc!
Còm: Cái trứng gà này dở như hạch.
Phản còm: Trứng Đài Loan ngon há, sao không qua bển ở luôn đi, để coi mày có bị bom nguyên tử san bằng không.
Còm: Cái trứng gà này dở như hạch.
Phản còm: Trứng Trung Quốc đã đánh bại trứng Mỹ rồi, phải biết tự hào đi chớ!
Còm: Cái trứng gà này dở như hạch.
Phản còm: Tui sẽ không tránh né trứng của tổ quốc bất luận dở cỡ nào đi nữa!
Còm: Cái trứng gà này dở như hạch.
Phản còm: Trứng từ trại gà của chúng ta mà mày dám chê dở à? Mày lấy tư cách gì mà nói dzậy?
Còm: Cái trứng gà này dở như hạch.
Phản còm: Cầm chén ăn trứng xong buông đũa rồi chửi, mày chẳng biết cái gì đáng quý đáng trọng, đồ vô ơn, vô liêm sỉ, trơ trẽn!
Còm: Cái trứng gà này dở như hạch.
Phản còm: Trứng dở chỉ là thiểu số rất nhỏ, đại đa số trứng đều ngon, tuyệt hảo, và qua được kiểm định!
Còm: Cái trứng gà này dở như hạch.
Phản còm: Đây là một thiểu số phần tử phi pháp lường gạt quần chúng không hiểu rõ sự thật!
Còm: Cái trứng gà này dở như hạch.
Phản còm: Cái này đích thị là có động cơ ngầm và xúi giục [người khác], mày định làm gì dzậy?
Còm: Cái trứng gà này dở như hạch.
Phản còm: Đó là tin đồn, tôi có thể phát biểu rất trách nhiệm là tất cả trứng đều bảo đảm tiêu chuẩn chất lượng!
Còm: Cái trứng gà này dở như hạch.
Phản còm: Nói chẳng có căn cứ gì hết, tui hy vọng báo chí có thể đưa tin khách quan!
Còm: Cái trứng gà này dở như hạch.
Phản còm: Theo tớ, trứng của một số người không ngon đến thế, trứng của chúng ta ngon gấp năm lần!
Còm: Cái trứng gà này dở như hạch.
Phản còm: Định hướng đúng đắn là niềm hạnh phúc của trại gà chúng ta, định hướng sai lầm là nỗi bất hạnh của trại gà chúng ta.
Còm: Cái trứng gà này dở như hạch.
Phản còm: Trại gà chúng ta vẫn còn trong giai đoạn sơ khai, chúng ta phải kiên trì [theo đường lối này] trong hai mươi năm sắp đến mà không dao động!
Còm: Cái trứng gà này dở như hạch.
Phản còm: Chúng ta muốn lập trại gà với những đặc điểm riêng của chúng ta, và để gà của mình đẻ trứng với những đặc điểm riêng của chúng.
Còm: Cái trứng gà này dở như hạch.
Phản còm: Dù ăn hơi dở, trứng này có lợi cho sức khỏe chúng ta, nếu anh nhập trứng Mỹ trái phép, hệ tiêu hóa và bao tử, và có lẽ toàn bộ hệ nội tiết của anh sẽ tiêu tùng. – Học giả Lý tính tả phái  
Còm: Cái trứng gà này dở như hạch.
Phản còm: Trứng gà dở không liên quan đến trận động đất. – Chuyên gia động đất
Còm: Cái trứng gà này dở như hạch.
Phản còm: Có những thế lực thù địch nước ngoài đồn thổi trái phép về trứng của chúng ta. – Lưu Kiến Siêu (nguyên là người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc, hiện là đại sứ Trung Quốc tại Philippines)
Còm: Cái trứng gà này dở như hạch.
Phản còm: Gà Trung Quốc, gắng lên! – Thanh niên Trung Quốc yêu nước
Còm: Cái trứng gà này dở như hạch.
Phản còm: Vì thực khách Bắc Kinh này cố tình gây rối và chê trứng dở, chúng tôi đã lên thủ đô hai lần để thuyết phục khuyên răn, nhưng vô hiệu. – Cảnh sát Thượng Hải
Còm: Cái trứng gà này dở như hạch.
Phản còm: Đây là tin đồn thất thiệt gần đây do thiên hạ tung ra trên internet.
Còm: Cái trứng gà này dở như hạch.
Phản còm: Mày thuộc thiểu số nhỏ không hiểu rõ sự thật, làm sao trứng có thể dở được?
Còm: Cái trứng gà này dở như hạch.
Phản còm: Nước đã giàu, dân đã mạnh, sao mày không ăn thịt gà cho tao nhờ?
Còm: Cái trứng gà này dở như hạch.
Phản còm: Không có trứng nào hoàn hảo cả, vậy mày không có quyền đồn nhảm về cái trứng này nhá!
Còm: Cái trứng gà này dở như hạch.
Phản còm: Trứng đời nhà Thanh ngon hay dở thì chỉ có người đời nhà Thanh biết.
Còm: Cái trứng gà này dở như hạch.
Phản còm: Có nhớ xã hội cũ không, người nghèo lúc đó đến gạo cũng chẳng có mà ăn, mỗi ngày đành phải ăn trấu và cây cỏ dại, cuộc sống hạnh phúc ngày nay phải trả giá bằng sinh mạng và máu của vô số liệt sĩ, mày phải biết trân trọng chứ!
Còm: Cái trứng gà này dở như hạch.
Phản còm: Đây là giai đoạn đầu tiên của quá trình gà đẻ trứng, nếu mày muốn ăn trứng ngon, mày phải đợi đến giai đoạn cao cấp hơn, giai đoạn ban đầu này là một quá trình rất dài.
[i] Người dịch tiếng Anh (C. Custer) không dám chắc chắn về cách dịch từ lóng 轮子[luân tử] trong nguyên bản tiếng Trung, mà chỉ gợi ý là “liar” [kẻ nói dối] hoặc “FLG member” [hội viên Pháp Luân Công]. (N.D.)
Phạm Vũ Lửa Hạ dịch từ bản tiếng Anh.
Nguồn: “The Fifty Cents Party Training Manual” do C. Custer dịch từ bản tiếng Trung “五毛初级培训教材” (Ngũ mao sơ cấp bồi huấn giáo tài).

Tổng số lượt xem trang