Thứ Hai, 7 tháng 1, 2013

Diễn tập quân sự lớn nhất từ sau 1975 đến nay

Quân đoàn 2 Bộ Quốc phòng vừa tổ chức thành công một cuộc diễn tập Hiệp đồng quân binh chủng có quy mô lớn nhất từ sau năm 1975 đến nay, nhằm đối phó với tình huống giả định: địch đổ bộ bằng đường không.

Thiếu tướng Phạm Văn Hưng - Tư lệnh Quân đoàn 2, nhận định, đây là cuộc diễn tập Hiệp đồng quân binh chủng có quy mô, lực lượng lớn nhất và có nhiều thành phần tham gia nhất từ sau năm 1975 đến nay. Diễn tập lần này bổ sung, phát triển một số hình thức, phương pháp tác chiến trong công tác bảo vệ Tổ quốc.



Thiếu tướng cũng khẳng định, qua diễn tập có thể thấy, chất lượng huấn luyện kết hợp với truyền thống cùng cách đánh mới, chúng ta sẽ đánh thắng địch trong mọi tình huống. ..
-
-Diễn tập quân sự lớn nhất từ sau 1975 đến nayDân Trí
.
Việt Nam diễn tập quân sự lớn nhất sau năm 1975VNExpress

Cuộc diễn tập có sự tham gia của các đơn vị bộ binh, trực thăng, tiêm kích Su-30, công binh, tăng thiết giáp, pháo phòng không... nhằm bổ sung, phát triển hình thức tác chiến, phòng thủ trước chiến tranh bảo vệ Tổ quốc.
> Quân khu 7 diễn tập bắn đạn thật / Máy bay SU 30, xe tăng bắn đạn thật

Thiếu tướng Phạm Văn Hưng, Tư lệnh Quân đoàn 2 cho biết, đây là cuộc diễn tập tác chiến hợp đồng quân binh chủng có quy mô lực lượng lớn nhất và có nhiều thành phần tham gia nhất từ sau năm 1975.

Xem bộ đội Việt Nam diễn tập quân sự lớn nhất từ 1975 tới nayZing News

- Ra khơi mùa biển động (PLTP). – Kiểm ngư Việt Nam hy sinh sẽ được công nhận liệt sĩ (DV/Infonet).
- Ra mắt cuốn Kỷ yếu Hoàng Sa (ANTĐ).
- Trung Quốc ăn cắp trắng trợn công nghệ Su-30MK2 của Nga thế nào? (Kiến thức).
- Trung Quốc phải chấm dứt những hành động khiêu khích (ANTĐ).
- Bước đi mới của Nhật Bản (ĐĐK). – Nhật tăng ngân sách quốc phòng (TT). – Tranh chấp Trung-Nhật leo thang nguy hiểm (VnMedia). – Nhật Bản tổ chức diễn tập nhảy dù đoạt đảo, răn đe đối phương (GDVN).
- Lục quân, không quân VN diễn tập lớn nhất từ sau 1975 (Infonet).
- TRUNG CỘNG LÀ MẪU QUỐC? CÓ MỘT ĐIỀU GÌ ĐÓ RẤT LÃ BẤT VI (Huỳnh Ngọc Chênh).

- - Vấn đề biển Đông: Nhìn lại 2012, dự phóng 2013 (Trương Nhân Tuấn).
Trả lời phỏng vấn đài phát thanh “Đáp lời sông núi” ngày 6-1-2013.



1/ Kính chào Ông Trương Nhân Tuấn. Trước hết, xin ông tóm lược qua tình hình Biển Đông trong năm 2012. Những sự kiện nào đáng chú ý nhất thưa Ông?   

Trong năm 2012, những yếu tố đã xảy ra ở Biển Đông mà tôi xem là quan trọng gồm có các việc:

1.    Thứ nhứt là Luật biển của VN được QH thông qua, ngày 21 tháng 6 năm 2012, sẽ có hiệu lực từ ngày 1-1-2013.
2.    TQ cho phát hành hộ chiếu mới điện tử, trong đó có in hình bản đồ chín đoạn chữ U. Việc này đã xảy ra từ nhiều tháng trước đây, nhưng chỉ đến tháng 11 VN mới có những phản ứng thích hợp.
3.    Tháng 6, TQ cho gọi thầu khai thác dầu khí trên 9 lô, trên thềm lục địa của VN, ở các tỉnh miền trung.
4.    Tháng 5, TQ cho một số đông đảo tàu đánh cá tràn ngập bãi cạn Scarborough của Phi mà TQ gọi là Hoàng Nham thuộc Trung Sa quần đảo, sau đó gởi thêm nhiều tàu chiến đến bảo vệ,
5.    Đại hội thuợng đỉnh hàng năm của các nước Hiệp Hội Đông nam Á, năm nay được tổ chức ở Nam Vang, đã thất bại.

2/ Theo Ông thì những sự kiện này đã ảnh hưởng đến tình hình Việt Nam như thế nào?   

Những việc này theo tôi có ảnh hưởng mạnh mẽ đến VN.

Trước hết, Luật Biển VN có hiệu lực ngày 1-1-2012 thì cái gọi là “quy định kiểm soát biển Đông” của TQ cũng đi vào hiệu lực. Theo qui định này, từ ngày 1-1-2013, ở các đảo mà Trung Quốc tuyên bố chủ quyền, TQ có quyền kiểm soát và trục xuất các tàu bè trong vòng 12 hải lý chung quanh các đảo đó.

Điểm thứ hai, về hộ chiếu có in hình chữ U, theo tôi là một cái bẫy của TQ để gài VN thừa nhận chủ quyền của TQ. Nếu phía VN không có một thái độ đúng mức đối với tấm hộ chiếu đó, thì hành vi của VN sau này có thể được hiểu như là sự đồng thuận của VN về tấm bản đồ trên hộ chiếu. Tức mặc nhiên nhìn nhận các đảo và vùng biển xác định bằng tấm bản đồ chín đoạn thuộc chủ quyền của TQ.

Điểm 3, TQ gọi thầu tại 9 lô trên thềm lục địa miền Trung của VN, tôi cho rằng là hệ quả trực tiếp của việc VN công bố luật biển đã được quốc hội thông qua. Việc này nếu VN giải quyết không khéo có thể biến một vùng không có tranh chấp thành một vùng có tranh chấp với TQ. Hệ quả của việc này, thay vì là việc bảo vệ lãnh thổ lại trở thành việc giải quyết tranh chấp lãnh thổ. Ý nghĩa của hai việc này rất khác nhau. Một bên là việc tự vệ chính đáng, một bên là thuơng lượng để chia chác vùng tranh chấp.

Điểm 4, vấn đề tranh chấp giữa TQ và Phi về chủ quyền bãi cạn Scarborough (Hoàng Nham). Tôi thấy rằng thái độ của Phi là tìm cách đưa vấn đề ra một tòa án quốc tế để phân giải. Đây là một lối giải quyết đúng đắn,VN nên học hỏi làm theo. Trong năm 2012, nhiều lần các viên chức HK, chính thức và không chính thức, đã đề ghị các bên một trọng tài quốc tế để giải quyết tranh chấp. Điều ngạc nhiên là ta không hề nghe một ý kiến nào của VN về đề nghị này.

Điểm 5, sự thất bại của Hiệp hội các nước Đông Nam Á tại hội nghi thuợng đỉnh Nam Vang, tháng 7 năm 2012, trước hết là một thất bại chua cay của nền ngoại giao VN. Kết quả đại hội không ra được thông báo chung, là việc chưa bao giờ xảy ra trong lịch sử thành lập của hội. Tức là TQ đã thành công mua chuộc một số nước trong ASEAN, điển hình là Kampuchia, khiến khối này mất đoàn kết, không có một lập trường chung của Khối về Biển Đông. Đây là một thất bại, báo hiệu sự phá sản về chính trị và ngoại giao của VN. Ta cũng biết là từ nhiều thập niên nay, Lào và Kampuchia là hai nước có quan hệ mật thiết với VN.


3/ Theo nhận xét của Ông thì Biển Đông trong năm 2013 có còn tiếp tục là một điểm nóng không? Ông nghĩ rằng có thể xẩy ra đụng độ bằng vũ lực không?

Theo tôi, từ nay trở đi, Biển Đông là một điểm nóng trên bản đồ của thế giới. Chiến tranh ở đây có thể bùng phát bất kỳ lúc nào. Thử tưởng tượng một kịch bản: TQ không cho tàu VN, ngư dân hay của quân đội, đến gần trong vòng 12 hải lý tại các đảo TS mà họ tuyên bố chủ quyền nhưng hiện do VN kiểm soát, theo đúng như qui định mà họ vừa công bố có hiệu lực. VN sẽ lâm vào thế bí. Không tiếp tế được cho người trên đảo thì không chóng thì chày sẽ mất đảo mà đi vào vùng biển mà TQ kiểm soát thì chắc chắn súng sẽ nổ.

Ta cũng không thế quên tranh chấp giữa Nhật và TQ về chủ quyền quần đảo Điếu Ngư ở khu vực biển Hoa Đông, tranh chấp này cũng ảnh hưởng đến tranh chấp ở biển Đông. Tranh chấp Nhật-Trung ở đây ngày một gay gắt.

Tôi có nhận xét rằng, một cuộc xung độ xảy ra giữa Nhật và TQ sẽ lôi kéo toàn khu vực Đông Á và Đông Nam Á, cùng với HK và các đồng minh, vào cuộc chiến. Vì Nhật và HK cùng các đồng minh có mối tương quan ràng buộc do các hiệp ước an ninh hỗ tương.

TQ cũng có tính toán cùng một lúc giải quyết các vấn đề tranh chấp về lãnh thổ, trong đó có vấn đề giải phóng Đài Loan, là mục tiêu của đảng CSTQ từ năm 1949 đến nay. Nhưng theo tôi vì hiện nay việc này vẫn là ước muốn của TQ vì lực lượng quân sự của TQ còn thua Nhật rất xa về kỹ thuật, huống chi đối với HK. Trong khi đầu tư và trao đổi kinh tế hai bên Trung-Nhật rất quan trọng, lên đến hàng ngàn tỉ đô la. TQ cũng còn lệ thuộc rất nhiều Nhật ở các mặt hàng kỹ thuật cao. Vì vậy viễn tượng chiến tranh hai bên khó xảy ra trong lúc này.

Nhưng tại biển Đông, nguy cơ xung đột giữa VN và TQ thì có sác xuất cao. VN hiện nay không có liên minh quân sự với nước nào, ngoài một số ý kiến tiết lộ qua các viên chức nhà nước, cho thấy VN có thể dành Cam Ranh cho Nga sử dụng. Tức VN lựa chọn đi với Nga. Việc làm này có thể sẽ đưa VN vào một tư thế khó xử đối với TQ và HK. Cả hai cường quốc này, tương lai xa có thể xung đột, nhưng hiện tại đều không muốn Nga hiện diện trong vùng. Nếu VN và Nga có những toan tính chiến lược, có thể HK sẽ làm ngơ để TQ ra tay chiếm TS, không cho Nga vào đặt căn cứ ở VN, mà việc này có thể làm cho VN bị phân liệt. TQ có thể  đánh VN sớm và VN sẽ đối phó một mình, như trường hợp cuộc chiến Hoàng Sa tháng giêng 1974 hay cuộc chiến TS vào tháng 3 năm 1988.

Khi chiến tranh bùng nổ, VN không thể trông chờ các nước ASEAN, cũng không thể trông chờ ở dư luận quốc tế hay lòng nghĩa hiệp của bất kỳ một cường quốc nào. Các việc chà đạp nhân quyền, bắt bớ tự tiện và kết án bằng những bản án nặng nề những người khác chánh kiến hay những người tranh đấu cho một nước VN tốt đẹp hơn, đã làm cho bộ mặt của VN càng thêm mất thiện cảm. Trong khi VN lại phải đề phòng phản ứng khó lường của Kampuchia. Nước này có thể nhân dịp này đánh VN để dành lại các đảo hay các vùng đất, mà họ cho là của họ, đã mất vào tay VN do tổ chức hành chánh thuộc địa từ thời Pháp.

Theo tôi, từ bây giờ cho đến hết tháng 5 là thời điểm lý tưởng để TQ mở cuộc tấn công. Vì khoản thời gian này biển Đông ở trong chu kỳ biển lặng.

4/ Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh, thứ trưởng Bộ Quốc Phòng CSVN, trong cuộc phỏng vấn của báo Tuổi Trẻ ngày 1 tháng 1, 2013, khi được hỏi về các cuộc biểu tình của dân chúng phản đối hành động gây hấn của Trung Cộng tại Biển Đông, đã phát biểu: “Biểu tình bây giờ sẽ gây mất ổn định. Trong khi đó đất nước ta đang hơn bao giờ hết cần ổn định, cần sự đồng thuận để phát triển, để bảo vệ chủ quyền lãnh thổ”. Ông nhận định như thế nào về câu trả lời này.

Theo tôi thì ông Vịnh đã có một nhận xét hết sức sai lầm về quyền được bày tỏ ý kiến, quyền được biểu tình của công dân.

Về vấn đề ổn định để phát triển, ông Vịnh quên rằng VN đã ổn định, nếu tính từ đầu thập niên 90, đến nay đã hai thập niên. Trong hai thập niên ổn định ở mức tuyệt đối này, về mọi mặt VN vẫn không hề phát triển. Nếu chỉ nói về kinh tế,  ta thấy nền kinh tế VN đang trên đà sụp đổ, nạn lạm phát, tỉ số thất nghiệp tăng cao. So sánh với các năm trước, trong vòng vài năm mà dân VN mất đi ½ khả năng mua sắm, tức bị nghèo đi một nửa. Trong lúc các quặng mỏ đã khai thác cạn kiệt, môi trường bị tàn phá, các xí nghiệp nhà nước thì hầu như phá sản, tạo gánh nặng nợ nần cho người dân. Các xí nghiệp tư nhân phần nhiều đang chờ phá sản. Hệ thống ngân hàng, do nợ xấu đến từ việc bất động sản mất giá và bị đông lạnh, đang bị đe dọa sụp đổ. Ngân sách VN hiện nay chỉ trông chờ ở nguồn kiều hối.

Như vậy yếu tố ổn định không hề là một điều kiện cần để VN phát triển. Nếu ta nhìn sang các nước phát triển chung quanh, Thái Lan, Đài Loan, Đại Hàn… ta thấy ở các xứ đó ngày nào cũng có biểu tình phản đối nhà nước, không vì lý do này thì cũng vì lý do khác. Nếu gọi đó là bất ổn thì tại sao các nước đó phát triển ào ào? Do đó, theo tôi, dân chủ mới là yếu tố cần để một quốc gia phát triển.

Ý nghĩa lời nói của ông Vịnh nằm chỗ khác. Vì lo ngại TQ đánh chiếm biển Đông, do đó VN cố làm mọi việc để TQ hài lòng, không vịn được bất cứ việc gì có thể kiếm cớ gây sự. Hiện nay các cấp lãnh đạo của VN, nhất là phe quân đội, luôn ca tụng công ơn của TQ đã giúp cho VN trong các cuộc chiến. Ông Vịnh cũng vừa tuyên bố, nội dung đề cập gần xa đến việc khai thác chung với TQ. Đây là mục tiêu của Đặng Tiểu Bình đề ra từ thập niên 80. Nếu việc này xảy ra, phía TQ được hưởng ½ ở những gì mà họ đòi hỏi, thì cũng là một hình thức mất nước.

Tôi cho rằng thái độ của ông Vịnh là chạy trốn sự thật. Trong khi muốn giải quyết vấn đề, trước tiên phải dân chủ hóa chế độ, tôn trọng nhân quyền, phải nắm lấy cơ hội hợp tác với HK và đưa vấn đề ra một trọng tài phân xử. Nhưng đến hôm nay sợ là đã quá trễ.

KẾT:
Cám ơn nhà biên khảo TRƯƠNG NHÂN TUẤN đã chia sẻ các nhận định về tình hình Biển Đông trong năm 2012 và viễn ảnh trong năm 2013. Xin hẹn gặp lại Ông trong các buổi phát thanh tới./.


 – Sẽ tái diễn cuộc chiến 1979 trên mặt trận biển? (DLB).
- Của hiếm: Thừa Thiên – Huế: Xua đuổi 116 tàu Trung Quốc (DV).  - Tăng cường quảng bá du lịch biển đảo (Tin tức/Petrotimes).
- Ngày 25.1, thêm “lá chắn” bảo vệ ngư dân (DV). - 1.000 tỉ đồng kéo điện ra đảo Lý Sơn (PLTP). - Tiếp nhận thêm nhiều bản đồ khẳng định chủ quyền biển, đảo Việt Nam (ND).- Nhật đẩy mạnh hợp tác an ninh biển (TN). - Nhật Bản tăng chi tiêu quân sự cao nhất trong 11 năm (LĐ). - Nhật Bản ‘hòa’ với Hàn và ‘rắn’ với Trung! (Petrotimes). - Nhật sẵn sàng cho việc thực hiện quyền tự vệ tập thể (TTXVN). - Nhật gia tăng sức mạnh quân sự (NLĐ). – Chi tiêu quân sự Nhật cao nhất 11 năm (BBC). - Nhật Bản tăng chi tiêu quốc phòng (SGGP). - Nhật – Hàn san bằng bất đồng quá khứ? (SGTT).
- Trung Quốc châm ngòi chạy đua vũ trang mới? (VnMedia). – Trung Quốc đang đưa châu Á đi về đâu? (TCPT). - Báo nước ngoài: Trung Quốc hùng hổ, Mỹ càng kiếm bội tiền (PN Today).
- Trung Quốc “dụ” Philippines “khai thác chung” dầu khí tại Bãi Cỏ Rong? (GDVN).
- Đông Nam Á có bao nhiêu tiêm kích đa năng Su-30? (DT). - Đài Loan trang bị radar tối tân (TN).


Trung Quốc "dụ" Philippines "khai thác chung" dầu khí tại Bãi Cỏ Rong?

(GDVN) - Đại sứ Trung Quốc tại Philippines Mã Khắc Khanh vừa đưa ra một đề nghị với chính quyền nước sở tại, Bắc Kinh và Manila nên "bắt tay khai thác" dầu khí tại khu vực Bãi Cỏ Rong (trong quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam - PV)


Tân Ngoại trưởng Nhật thăm Philippines bàn hợp tác an ninh Biển Đông

TTX Đài Loan: Bắc Kinh đã khống chế Scarborough
Trung Quốc mở mạng 3G (trái phép) tại đá Chữ Thập, Trường Sa
Tân Hoa Xã: Con em "lính Tam Sa" được tuyển thẳng vào đại học
Trung Quốc giải thích quy định kiểm tra tàu thuyền trên Biển Đông
Tờ Inquirer Philippines ngày 7/1 đưa tin Đại sứ Trung Quốc tại Philippines Mã Khắc Khanh vừa đưa ra một đề nghị với chính quyền nước sở tại, Bắc Kinh và Manila nên "bắt tay khai thác" dầu khí tại khu vực Bãi Cỏ Rong (trong quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam - PV) trong khi chờ đợi một giải pháp lâu dài giải quyết tranh chấp chủ quyền Biển Đông.
Trong một cuộc phỏng vấn dành riêng cho tờ Inquirer, Mã Khắc Khanh cho biết Philippines và Trung Quốc nên cho phép tập đoàn Dầu khí hải dương Trung Quốc (CNOOC) và tập đoàn Năng lượng Philippines của 2 doanh nhân Mahuel V.Pangilinan và Enrique Razon Jr tham gia một thỏa thuận thăm dò khai thác dầu khí tại khu vực này.

Đại sứ Trung Quốc tại Philippines Mã Khắc Khanh



Ước tính khu vực Bãi Cỏ Rong có trữ lượng khoảng 3,4 nghìn tỉ mét khối khí và 440 triệu thùng dầu, lớn hơn trữ lượng mỏ khí Malampaya ở vịnh Palawan.

"Tôi nghĩ tập đoàn Năng lượng Philippines đang thảo luận về một vụ hợp tác chung với Trung Quốc. Đó là một dấu hiệu tích cực. Tại sao không để cho hai công ty thảo luận về việc hợp tác (khai thác dầu khí trên Bãi Cỏ Rong), tôi nghĩ rằng hợp tác này sẽ là cách tốt nhất", Đại sứ Trung Quốc nói.

Trước đó, 3 tập đoàn dầu khí của 3 nước là CNOOC của Trung Quốc, Petron Corp của Philippines và Petro Vietnam của Việt Nam đã tham gia một hoạt động chung - khảo sát địa chấn biển trong vùng biển tranh chấp giữa 3 nước.

Tuy nhiên hoạt động này đã kết thúc mà không được tiếp tục triển khai khi nội bộ Philippines có nhiều quan điểm cho rằng hợp tác 3 bên thăm dò địa chấn trên Biển Đông là "không hợp hiến" vì nó không phù hợp với quy định "sở hữu nước ngoài chỉ được chiếm tối đa 40% trong các dự án thăm dò liên quan đến tài nguyên thiên nhiên của Philippines".

Trong khi đó, Mã Khắc Khanh cho rằng, nếu Philippines bắt tay với Trung Quốc thăm dò khai thác tại Bãi Cỏ Rong (trái phép - PV) lại hoàn toàn "hợp lệ":

"Tôi nghĩ rằng đó là một công thức rất hợp lệ trong khi chờ giải quyết vụ tranh chấp", bà Đại sứ này còn nói thêm, tranh chấp chủ quyền vốn là vấn đề rất nhạy cảm.

Pangilinan, Chủ tịch tập đoàn Philex Mining cho biết ông đồng tình với quan điểm của Mã Khắc Khanh, nhưng nhấn mạnh rằng ông phải đối mặt với thực tế chính trị khi xem xét hợp tác tại Bãi Cỏ Rong.

Hồng Thủy (Nguồn: Inquirer)

-Các loại tàu được Trung Quốc biến thành Hải giám
-Nhật lo Trung Quốc hóa phép nhiều loại tàu thành Hải giám


-Tàu Lý Thái Tổ tìm vật thể lạ, sẵn sàng chiến đấu

 - Tàu Lý Thái Tổ là con tàu hiện đại vào bậc nhất của Hải quân Việt Nam. Cùng các chiến sĩ trên tàu trong một lần tuần tra, luyện tập sẵn sàng chiến đấu.

Trên hải trình làm nhiệm vụ tuần tra khu vực biển được phân công, vào lúc X giờ 45 phút, ngày M, trực ra đa của tàu Lý Thái Tổ (HQ - 012) báo cáo với thuyền trưởng, giọng nhỏ, nhưng đanh: “… Phát hiệu vật thể trên hướng, tọa độ x…”.
Trên hải trình làm nhiệm vụ tuần tra khu vực biển được phân công, vào lúc X giờ 45 phút, ngày M, trực ra đa của tàu Lý Thái Tổ (HQ - 012) báo cáo với thuyền trưởng, giọng nhỏ, nhưng đanh: “… Phát hiệu vật thể trên hướng, tọa độ x…”.
Trung tá Nguyễn Văn Ngân, Thuyền trưởng bật dậy khỏi ghế chỉ huy và lệnh cho toàn tàu vào vị trí chiến đấu; bộ phận chức năng phát tín hiệu hỏi, phát nhiễu, hướng hành trình của tàu về phía mục tiêu…
Từ phòng nghỉ, các thủy thủ nhanh chóng túa ra hành lang chật hẹp và tiến về các vị trí quy định. Ít phút sau, tại vị trí trực phòng không hai bên mạn tàu, các chiến sĩ hướng mặt lên bầu trời quan sát, sẵn sàng tiêu diệt mục tiêu. Pháo hạm đa năng chuyển động, ghếch nòng sẵn sàng nhả đạn.
Thời gian lặng lẽ trôi, không khí trong ca bin trung tâm chỉ huy của tàu Lý Thái Tổ chùng xuống, các sĩ quan điều khiển chăm chú quan sát màn hình kỹ thuật số, sẵn sàng tác nghiệp. Thông tin báo: “Không nhận được tín hiệu trả lời”. Cùng thời điểm, bộ phận ra đa báo: “Mục tiêu đã biến mất khỏi màn hình và đã khoanh vùng mục tiêu”.
Thuyền trưởng Ngân lệnh cho các bộ phận theo dõi, sục sạo và báo với SCH trên bờ về vị trí tàu lạ trên biển…
Kết thúc bài tập, Thượng tá Nguyễn Trí Tấn cho hay, thực tế ở trên biển có vô vàn tình huống đòi hỏi phải có sự hiệp đồng ăn khớp của các bộ phận, các ngành: Hàng hải, máy, ra đa, thông tin, vũ khí... Hơn nữa, trang bị, vũ khí trên tàu hộ vệ tên lửa Lý Thái Tổ thuộc dạng hiện đại, được số hóa và tự động gần như hoàn toàn. Do vậy, từng người, từng vị trí tác nghiệp phải có nhiệm vụ học hỏi và làm chủ trang, thiết bị hiện đại ấy. (Tàu Lý Thái Tổ và Đinh Tiên Hoàng tại quân cảng).
Bãi đáp trực thăng chống ngầm trên tàu Lý Thái Tổ.
Sĩ quan trẻ tàu Lý Thái tổ tác nghiệp trên màn hình kỹ thuật số
Cảnh giới, quan sát phát hiện mục tiêu trên không
Thượng úy Lê Sinh Hải, trưởng ngành 5 (ngành ra đa) phân tích và khẳng định thêm: “Muốn phát hiện được đối phương từ xa thì phải thường xuyên cảnh giác và không từ bỏ bất cứ một hiện tượng bất thường, dù nhỏ trên màn hình ra đa”.
Chính vì vậy các thủy thủ sĩ quan luôn sẵn sàng đối phó với kẻ thủ. Họ đã bắt nhịp được khoa học công nghệ quân sự hiện đại và dần làm chủ nó, góp phần bảo vệ vững chắc chủ quyền biển đảo thân yêu.

Op-Ed Contributor: Why China and Japan Can’t Get Along
from NYT by By ODD ARNE WESTAD
The resentments between China and Japan predate World War II by centuries.

Tổng số lượt xem trang