Thứ Hai, 28 tháng 1, 2013

DIỄN VĂN NHẬM CHỨC CỦA TỔNG THỐNG OBAMA (21/1/2013)

TRÔNG NGƯỜI lại NGẪM ĐẾN TA...
(trích Diễn văn của TT Obama trong Lễ Nhậm Chức Tổng Thống - nhiệm kỳ II) 
"The patriots of 1776 did not fight to replace the tyranny of a king with the privileges of a few or the rule of a mob". 
*
HIẾN PHÁP Hoa Kỳ
“.We hold these truths to be self-evident, that all men are created equal, that they are endowed by their Creator with certain unalienable rights, that among these are Life, Liberty, and the pursuit of Happiness.” 
*
Trích một phần bài Diễn văn: 
-"Today we continue...
https://www.facebook.com/notes/son-tran/tr%C3%B4ng-ng%C6%B0%E1%BB%9Di-l%E1%BA%A1i-ng%E1%BA%ABm-%C4%91%E1%BA%BFn-ta/10151310494633224
--Làm được cái gì cho nước Mỹ?
Lữ Giang

Đầu năm nay, dân Mỹ và nhiều quốc gia trên thế giới đã chờ đợi bài diễn văn nhậm chức nhiệm kỳ 2 của Tổng Thống Obma để xem Hoa Kỳ sẽ có đường lối như thế nào trong việc giải quyết những khó khăn của nước Mỹ và của thế giới hiện nay. Tuy nhiên, sau khi nghe bài diễn văn của ông, nhiều người đã không hài lòng, vì chỉ thấy một số định hướng được đưa ra chứ không thấy các giải pháp cụ thể.

VUI BUỒN NHẬN CHỨC
Điều II của Hiến Pháp Hoa Kỳ quy đinh: Trước khi nhậm chức, Tổng thống phải tuyên thệ như sau:
"Tôi trân trọng tuyên thệ (xác định) rằng tôi sẽ giữ chức vụ Tổng Thống Hợp Chúng Quốc với lòng trung thành và bằng tất cả khả năng của mình, duy trì, giữ gìn và bảo vệ Hiến Pháp Hợp Chúng Quốc."
Sau lời tuyên thệ, các vị tân tổng thống thường đọc thêm "So help me God(Vậy xin Chúa giúp con) để kết thúc lời tuyên thệ. Tổng Thống Obama cũng đã làm như vậy. 
Trước năm 1937, Tổng Tống Mỹ tuyên thệ nhận chức vào ngày 4 tháng 3. Kể từ năm 1937, ngày nhận chức được quy định là 20 tháng giêng. Nhưng năm nay vì ngày 20.1.2013 là ngày Chúa Nhật nên ngày nhận chức được dời lại ngày 21.1.2013. Trong lịch sử nước Mỹ đã có 5 lần xẩy ra như vậy.
Bài diễn văn nhận chức của tân tổng thống có khi rất ngắn và cũng có khi rất dài. Bài diễn văn nhận chức của Tổng Thống William Henry Harrison ngày 4.3.1841 dài đến 90 phút, đã trở bài diễn văn nhận chức dài nhất trong lịch sử của nước Mỹ. Nhưng ông đã phải trả một giá quá đắt. Đứng đọc diễn văn và đi diễn hành giữa trời giá tuyết, ông từ chối đội mũ và mặc áo khoác, nên sau đó ông bị cảm lạnh và bị viêm phổi. Ông đã qua đời 32 ngày sau đó.
Bài diễn văn của Tổng Thống Obama năm nay gồm 2137 từ và đọc trong 15 phút, được coi là vừa phải.
Trong bài diễn văn nhận chức đọc ngày 4.3.1861, Tổng Thống Abraham Lincold đã nói rằng lời tuyên thệ của ông “đã được đăng ký trên Thiên Đàng” (registered in Heaven). Trong bài diễn văn năm nay, Tổng Thống Obama đã nói:
“Đồng bào thân mến, lời tuyên thệ tôi đã đưa ra trước đồng bào hôm nay, giống như lời tuyên thệ đã được đưa ra bởi những người phục vụ tại điện Capitol, là một lời thề đưa ra với Thượng Đế và đất nước, không đưa ra với đảng hoặc phe nhóm; do đó, chúng ta phải thực thi một cách trung thành lời thề đó trong suốt thời gian chúng ta phục vụ.”
Trong bài diễn văn nói trên, ông Obama đã nhắc đến chữ “God” (Thượng Đế) 5 lần. Cuối bài diễn văn, ông đã kết thúc như sau:
Xin cảm ơn, cầu xin Thượng Đế ban phúc lành cho mọi người, và xin Ngài mãi mãi ban phúc lành cho Hiệp Chúng Quốc Hoa Kỳ.”

MỘT SỐ NGUYÊN LÝ CĂN BẢN
Như chúng tôi đã nói ở trước, bài diễn văn năm nay của Tổng Thống Obama không cho chúng ta thấy rõ những kế hoạch mà Hoa Kỳ sẽ thực hiện trong bốn năm tới để giải quyết những khó khăn hiện tại và đưa nước Mỹ đi lên. Điều này cho thấy cuộc mặc cả giữa ông và các nhà đại tư bản Mỹ chưa ngã giá.
Trước hết, ông nhìn lại quá khứ, mục tiêu và truyền thống của Hoa Kỳ, từ đó ông nói đến viễn tượng mà Hoa Kỳ sẽ đi tới.
1.- Về giải phóng con người
Ông nhắc lại ý niệm quyền con người được ghi rõ trong bản tuyên ngôn độc lập của Hoa Kỳ hai thế kỷ trước đây để giải thích những chương trình cải tổ mà ông đang theo đuổi, đó là tất cả mọi người sinh ra đều bình đẳng, họ được Đấng Tạo Hóa ban cho một số quyền bất khả xâm phạm, trong số đó có quyền sống, quyền được tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc. Tuy nhiên, mặc dù các chân lý đó có thể là hiển nhiên, chúng chưa bao giờ tự thể hiện được, và rằng mặc dù tự do là một ân sủng của Thượng Đế, con dân của Ngài phải tranh đấu để có được tự do trên trái đất này.

2.- Về sự lãnh đạo đất nước
Ông xác định rằng những người yêu nước năm 1776 đã không tranh đấu để thay thế sự tàn bạo của một nhà vua bằng những đặc quyền của một thiểu số hay bằng quyền cai trị của một đám đông. Họ cung hiến cho chúng ta một nền Cộng Hòa, một chính phủcủa dân, do dân và vì dân, và giao cho mỗi thế hệ nhiệm vụ bảo vệ an toàn cho tín điều lập quốc của chúng ta.
Ông nói thêm:
“Qua xương máu đã đổ ra vì roi vọt và đao kiếm, chúng ta đã hiểu được rằng không có liên minh nào được xây dựng trên các nguyên tắc tự do và bình đẳng có thể sống còn với tình trạng một nửa nô lệ và một nửa tự do. Chúng ta đã tự làm mới chúng ta, và quyết tâm cùng nhau tiến lên phía trước.”

3.- Một số mục tiêu đi tới
Từ những nhận định như vậy, ông đi đến những mục mục tiêu mà ông đang nhắm tới:
“Cùng nhau, chúng ta đã xác quyết rằng một nền kinh tế hiện đại đòi hỏi phải có các đường hỏa xa và các xa lộ để đẩy nhanh sự đi lại và thương mại; phải có các trường ốc và đại học để đào tạo công nhân của chúng ta.

“Cùng nhau, chúng ta đã nhận ra rằng một thị trường tự do chỉ có thể thịnh vượng khi có các quy luật để bảo đảm sự cạnh tranh và công bằng.


“Cùng nhau, chúng ta đã xác quyết rằng một đất nước vĩ đại phải chăm sóc cho những người dễ bị tổn thương, và bảo vệ người dân tránh được những rủi ro và bất hạnh tệ hại nhất trong cuộc sống.”


THAY ĐỔI KHI TÌNH THẾ THAY ĐỔI
Về nhu cầu phải thay đổi cho phù hợp với tình thế mới, trước hết ông xác định rằng qua tất cả mọi biến cố, chúng ta chưa bao giờ từ bỏ sự hoài nghi của chúng ta về quyền lực trung ương, chúng ta cũng chưa bao giờ bị rơi vào ảo tưởng cho rằng mọi căn bệnh của xã hội đều có thể được một mình chính phủ chữa trị. Ông cho rằng những yếu tố hằng cửu trong bản chất của người Mỹ đặt trọng tâm vào sự lao động cần cù và trách nhiệm cá nhân. Ông vinh danh những sáng kiến và kinh doanh.
Nhưng ông nói rằng khi thời buổi thay đổi thì chúng ta cũng phải thay đổi và sự trung thành với các nguyên tắc kiến tạo của người Mỹ đòi hỏi phải có những cách đáp ứng mới cho những thách thức mới. Các khả năng của nước Mỹ là vô hạn, nước Mỹ có tất cả các phẩm chất mà thế giới không biên cương này đòi hỏi: tuổi trẻ và sự thúc đẩy; sự đa dạng và cởi mở; khả năng vô hạn chấp nhận rủi ro và biệt tài làm mới.
Người Mỹ hiểu rằng đất nước này sẽ không thể thành công khi số người làm ăn rất khá giả ngày càng ít, trong khi một số người phải chật vật để kiếm sống ngày càng đông. Ông tin rằng sự thịnh vượng của nước Mỹ phải được đặt trên những đôi vai rộng của giới trung lưu ngày càng đông.” Ông nhấn mạnh:
“Chúng ta trung thành với tín điều của chúng ta rằng khi một em bé gái sinh ra trong cảnh nghèo khó nhất biết rằng em cũng có cơ may thành công như bất cứ ai khác, bởi vì em là người Mỹ, em được tự do, bình đẳng, không phải trong mắt Thượng Đế mà cả trong mắt của chính chúng ta.

“Chúng ta hiểu rằng các chương trình cũ mòn của chúng ta không còn thích hợp để đáp ứng các nhu cầu của thời đại chúng ta.


“Nhưng trong khi các phương tiện có thay đổi, thì mục tiêu của chúng ta vẫn bền vững: đó là một quốc gia biết tưởng thưởng cho nỗ lực và quyết tâm của mỗi một người dân Mỹ. Đó là điều mà giờ phút này đòi hỏi. Đó là điều đem lại ý nghĩa thực sự cho tín điều của chúng ta.”


NHỮNG VẤN ĐỀ RẮC RỐI
Như chúng ta đã biết trong 8 năm cầm quyền, từ 2000 đến 2008, Tổng Thống Bush đã giảm thuế cho nhà giàu khoảng 3.000 tỷ USD và mở hai cuộc chiến hao tốn khoảng 3.000 tỷ USD nữa, khiến ngân sách của chính quyền liên bang đi tới gần như phá sản. Làm sao để cứu vãn tình thế này?
Trong truờng hợp xẩy ra sự thâm thủng ngân sách, biện pháp thông thường là giảm chi và tăng thuế. Nhưng nhóm bảo vệ 1% nhà giàu thuộc Đảng Cộng Hoà ngăn cản việc tăng thuế và bắt chính phủ phải cắt giản tối đa các khoản về an sinh xã hội và y tế. Sau nhiều cuộc tranh luận, Đảng Cộng Hoà phải chấp nhận bắt những người có lợi tức từ 400.000 trở lên, phải chịu mức thuế bình thường thay vì được giảm như 12 năm về trước, nhưng các khoản về an sinh xã hội và y tế của những người lãnh tiền hưu dưỡng và những người kém may mắn sẽ bị cắt rất nhiều trong 10 năm tới đây. Vì thế, trong bài diễn văn nhậm chức Tổng Thống Obama đã nói:
“Chúng ta phải có những chọn lựa khó khăn là giảm thiểu chi phí về chăm sóc y tế và mức thâm hụt ngân sách. Nhưng chúng ta bác bỏ niềm tin cho rằng nước Mỹ phải chọn lựa giữa việc chăm lo cho thế hệ đã xây dựng đất nước này và việc đầu tư cho thế hệ sẽ xây dựng tương lai của đất nước…”


“Những điều chúng ta cam kết với nhau – qua các chương trình Medicare, Medicaid và An sinh Xã hội - những thứ này không làm hao mòn sáng kiến của chúng ta; mà thật ra chúng đem lại sức mạnh cho chúng ta. Chúng không biến chúng ta thành một đất nước của những người chỉ biết dón nhận; chúng khai phóng chúng ta để chấp nhận những rủi ro giúp làm cho đất nước này vĩ đại.”


VAI TRÒ CỦA NƯỚC MỸ
Tiếp theo, ông đề cập đến vấn đề bảo vệ môi trường, vấn đề an ninh của nước Mỹ và an ninh thế giới. Đây là những vấn đề ít bị tranh cãi hơn. Ông nói:
Nước Mỹ sẽ vẫn là trụ cột của những liên minh hùng mạnh tại mọi nơi trên địa cầu; và chúng ta sẽ đổi mới các thể chế đã mở rộng khả năng của chúng để xử lý khủng hoảng ở nước ngoài, bởi vì không một ai có lợi ích trong một thế giới hoà bình nhiều hơn là quốc gia mạnh nhất trên thế giới này. Chúng ta sẽ ủng hộ nền dân chủ từ châu Á cho đến châu Phi; từ châu Mỹ cho đến Trung Đông, bởi vì các quyền lợi của chúng ta và lương tâm của chúng ta đòi hỏi phải hành động nhân danh những người mong muốn tự do.”

TRỞ LẠI VẤN ĐỀ CỦA NƯỚC MỸ
Sau khi nói qua về vai trò của nước Mỹ trên thế giới, ông lại trở lại những vấn đề của nước Mỹ đang gây tranh cãi. Tham vọng của ông trong hai nhiệm kỳ 8 năm là thay đổi vấn đề an sinh xã hội và y tế của nước Mỹ, hai vấn đề đã gây rất nhiều tốn kém cho nước Mỹ, nhưng vì những sự lạm dụng, nước Mỹ bị xếp vào hạng gần dưới cùng trong hàng ngũ các quốc gia tiên tiến. Nhiều vị tổng thống trước ông đã tìm cách giải quyết, nhưng không giải quyết được. Với một con người xuất thân từ dưới bùn đen đi lên, ông nói:
“Và chúng ta phải là một nguồn hy vọng cho những người nghèo khó, những người đau yếu, những người bị gạt ra ngoài lề, những nạn nhân của thành kiến – nhưng không phải chỉ vì lòng từ thiện, mà vì nền hòa bình trong thời đại của chúng ta đòi hỏi sự thăng tiến liên tục của những nguyên tắc mà tín điều chung của chúng ta mô tả: đó là sự dung chấp và cơ hội, nhân phẩm và công lý.
“Đã đến lúc thế hệ của chúng ta có nhiệm vụ thực hiện những gì những người đi tiên phong đã bắt đầu…
“Cuộc hành trình của chúng ta sẽ không hoàn thành cho đến khi tất cả các trẻ em của chúng ta, từ các đường phố của thành phố Detroit cho đến những ngọn đồi của dãy núi Appalachia, các con đường yên tĩnh của thị trấn Newtown, biết rằng họ đang được chăm sóc, yêu thương, và luôn luôn an toàn không bị nguy hiểm…
“Chúng ta phải hành động, vì biết rằng những thắng lợi của hôm nay sẽ chỉ là một phần, và chính những người sẽ đứng ở đây trong 4 năm, 40 năm tới, và 400 năm sẽ có nhiệm vụ thăng tiến tinh thần bất diệt đã được trao lại cho chúng ta từ một sảnh đường ở Philadelphia.”

CÒN TUỲ THUỘC VÀO CUỘC MẶC CẢ
Trong cuộc tranh luận giữa ông Obama và ông Romney trên truyền hình tại Denver hôm 3.5.2012, dân chúng Mỹ rất ngạc nhiên khi thấy ông Obama ngồi buồn xo, chỉ đỡ đòn chứ không phản công, mặc dù đối thủ Romney không có tài hùng biện bằng ông. Kết quả coi như ông Obama thua.
Nguyên tắc bầu cử ở Mỹ là “phù thịnh bất phù suy”, thấy ai có khả năng thắng cử là dồn tiền cho người đó. Vì thế, rất nhiều nhà tư bản đã dồn tiền cho ông Romney như American Crossroads $65,1 triệu, Restore Our Future, Inc. $64,5 triệu, v.v.
Nhưng lúc đó có nhiều nhà phân tích tin rằng các “siêu quyền lực” đàng sau hậu trường đã quyết định ông Obama tiếp tục làm tổng thống thêm một nhiệm kỳ nữa để giải quyết cái đống rác ông Bush đã để lại. Tuy nhiên, cuộc mặc cả giũa ông Obama và các “siêu quyền lực” về những vấn đề chính chưa ngã ngũ, nên ông làm reo để gây áp lực. Quả đúng như vậy. Sau khi có sự tương thuận, ông đã trở lại và vượt ông Romney quá xa khiến rất nhiều người ngạc nhiên.
Tuy các vấn đề chính đã có sự đồng thuận, nhưng khi đi vào từng chi tiết, các cuộc mặc cả vẫn còn rất gay go. Trước khi đuợc Đảng Cộng Hoà 7879à giàu chN 45;p thuận ngân sách 2013, ông Obama phải đồng ý dời mức đánh thuế cao từ 250.000 lên từ 400.000 USD, cắt tiền trả cho các bệnh viện 2%, hoản khoản cắt 26,5% t iền trả cho các bác sĩ đến năm 2014, v.v. Đây là những vấn đề sẽ được chúng tôi bàn trong một bài khác.
Nói tóm lại, kế hoạch cải tổ của ông Obama sẽ đi tới đâu còn tùy thuộc vào các cuộc mặc cả. Nhưng chúng ta tin rằng nước Mỹ có khả năng thay đổi để thích ứng với thời đại và vươn lên.
Ngày 24.1.2013
Lữ Giang

--Son Tran
TRÔNG NGƯỜI lại NGẪM ĐẾN TA...
(trích Diễn văn của TT Obama trong Lễ Nhậm Chức Tổng Thống - nhiệm kỳ II)

"The patriots of 1776 did not fight to replace the tyranny of a king with the privileges of a few or the rule of a mob".
(trích Diễn văn của TT Obama trong Lễ Nhậm Chức Tổng Thống - nhiệm kỳ II)
*
HIẾN PHÁP Hoa Kỳ:
“.We hold these truths to be self-evident, that all men are created equal, that they are endowed by their Creator with certain unalienable rights, that among these are Life, Liberty, and the pursuit of Happiness.”


*
Trích một phần bài Diễn văn:
-"Today we continue a never-ending journey, to bridge the meaning of those words with the realities of our time.  
-For history tells us that while these truths may be self-evidentthey have never been self-executing;
-that while freedom is a gift from God, it must be secured by His people here on Earth.

-The patriots of 1776 did not fight to replace the tyranny of a king with the privileges of a few or the rule of a mob.
They gave to us a Republic, a government of, and by, and for the peopleentrusting each generation to keep safe our founding creed..."

*
(MỘT CHÚT SO SÁNH VỚI HIỆN TÌNH VN)...
-Together, we resolved that a great nation must care for the vulnerable, and protect its people from life’s worst hazards and misfortune.
-Through it all, we have never relinquished our skepticism of central authority, nor have we succumbed to the fiction that all society’s ills can be cured through government alone.
-Our celebration of initiative and enterprise; our insistence on hard work and personal responsibility, are constants in our character..." (hết trích)
https://www.facebook.com/notes/son-tran/tr%C3%B4ng-ng%C6%B0%E1%BB%9Di-l%E1%BA%A1i-ng%E1%BA%ABm-%C4%91%E1%BA%BFn-ta/10151310494633224
-DIỄN VĂN NHẬM CHỨC CỦA TỔNG THỐNG OBAMA (21/1/2013)

-Thưa Phó Tổng thống Biden, Ngài Chánh án Tối cao Pháp viện, các thành viên Quốc hội Hoa Kỳ, các quý khách, và các bạn công dân:
Tổng thống Mỹ Barack Obama tuyên thệ nhậm chức trước sự chứng kiến của Chánh án John Roberts và đệ nhất phu nhân Michelle Obama.


Mỗi lần chúng ta tập trung lại ở đây để nhậm chức cho một tổng thống thì chúng ta lại được chứng kiến sức mạnh bền bỉ của Hiến pháp của chúng ta. Chúng ta khẳng định lời hứa của nền dân chủ của chúng ta. Chúng ta nhớ ra rằng những gì gắn kết quốc gia của chúng ta không phải là mầu da của chúng ta, những nguyên tắc của tín ngưỡng của chúng ta, hay là nguồn gốc tên gọi của chúng ta. Điều làm chúng ta trở thành ngoại lệ, điều làm cho chúng ta là người Mỹ chính là sự tuyên bố trung thành của chúng ta với một lý tưởng đề ra trong một tuyên ngôn đưa ra hơn hai thế kỷ trước:

"Chúng tôi khẳng định một chân lý hiển nhiên rằng mọi người sinh ra đều bình đẳng, rằng tạo hóa đã ban cho họ những quyền tất yếu và bất khả xâm phạm, trong đó có quyền Sống, quyền được Tự do và mưu cầu Hạnh phúc."

Ngày hôm nay chúng ta đi tiếp một hành trình bất tận để kết nối ý nghĩa của những lời đó với thực tế của thời đại chúng ta. Bởi vì lịch sử đã cho chúng ta thấy rằng mặc dù những sự thật này có thể là tự thân đúng, chúng không bao giờ là tự thân thực hiện. Mặc dù tự do là một món quà từ Thượng Đế, nó phải được gìn giữ bởi chính con dân Thượng Đế trên thế giới này. Những người ái quốc của thời năm 1776 đã không chiến đấu để thay một nền độc tài của một vị vua bằng những đặc quyền của một thiểu số, hay sự cai trị của một băng đảng. Họ đã cho chúng ta một nền cộng hòa, một chính phủ của dân, do dân, và vì dân, tin tưởng rằng mỗi thế hệ sẽ cùng gìn giữ tư tưởng lập quốc của chúng ta.

Và trong hơn 200 năm qua chúng ta đã làm được việc đó.

Với máu tứa ra từ vết roi, và máu tứa ra từ vết gươm chém, chúng ta nhận ra rằng không có sự liên hiệp nào dựa trên những nguyên tắc về tự do và bình đẳng lại có thể sống sót trong hình hài nửa nô lệ, nửa tự do. Chúng ta đã tự làm mới mình, và thề cùng nhau tiến lên phía trước.

Cùng nhau chúng ta xác định rằng một nền kinh tế hiện đại đòi hỏi phải có đường sắt và đường cao tốc để làm tăng nhanh tốc độ của việc đi lại và thương mại, trường học và đại học để đào tạo những nhân công của chúng ta.

Cùng nhau chúng ta phát hiện ra rằng một thị trường tự do chỉ có thể phát triển được khi có các quy định để đảm bảo có cạnh tranh và cạnh tranh bình đẳng.

Cùng nhau chúng ta đã quyết định rằng một quốc gia vĩ đại phải chăm sóc những người dễ bị tổn thương và bảo vệ cho người dân của nó chống lại những tai họa và hiểm nguy tồi tệ nhất trong đời.

Trong khi làm tất cả những điều đó, chúng ta chưa bao giờ bỏ đi sự nghi ngờ của chúng ta đối với vai trò của một quyền lực trung tâm, và chúng ta cũng chưa bao giờ bỏ trọn niềm tin vào sự tưởng tượng rằng một chính phủ có thể diệt trừ mọi loại tệ nạn xã hội. Sự hân hoan của chúng ta với sáng kiến và tinh thần kinh doanh, niềm tin bất biến của chúng ta đối với lao động miệt mài và trách nhiệm cá nhân, là những hằng số trong tính cách của chúng ta.

Bởi vì chúng ta luôn hiểu rằng khi thời thế thay đổi thì chúng ta cũng phải thay đổi, rằng sự trung thành của chúng ta với những nguyên tắc lập quốc đòi hỏi chúng ta phải có những giải pháp mới đối với những thách thức mới, rằng việc bảo vệ những quyền tự do cá nhân của chúng ta đòi hỏi một cách sâu xa sự hành động tập thể. Bởi vì cũng giống như những quân nhân Mỹ không thể nào đối chọi được với những thế lực phát xít hay cộng sản chỉ với súng hỏa mai và dân quân, người dân Mỹ không thể đáp ứng được những đòi hỏi của thế giới hôm nay nếu chỉ hành động đơn lẻ. Không có một người đơn độc nào có thể đào tạo cho tất cả những giáo viên toán và khoa học mà chúng ta cần để trang bị cho trẻ em của chúng ta cho tương lai; hay để xây dựng những con đường và mạng lưới và những phòng thí nghiệm sẽ giúp mang công việc và doanh nghiệp đến với đất nước của chúng ta. Chính lúc này, hơn bất kỳ lúc nào khác, chúng ta phải làm những việc này cùng nhau, như một quốc gia, như một dân tộc.

Thế hệ người Mỹ này đã được thử thách bằng những khủng hoảng đã giúp tôi luyện ý chí quyết tâm của chúng ta và chứng tỏ sự kiên định của chúng ta. Một thập kỷ chiến tranh giờ đang kết thúc. Và sự phục hồi kinh tế đã bắt đầu. Những khả năng của nước Mỹ là vô hạn, bởi vì chúng ta sở hữu tất cả những tính cách mà thế giới không biên giới này đòi hỏi: tuổi trẻ và động cơ tiến lên, sự đa dạng và cởi mở, năng lực bất tận đối phó với rủi ro, khả năng tái tạo thiên phú. Các bạn đồng hương Mỹ của tôi, chúng ta được tạo ra cho một thời điểm như thế này, và chúng ta sẽ chớp được thời điểm này, nếu như chúng ta làm vậy cùng nhau.

Bởi vì chúng ta, nhân dân, hiểu rằng đất nước của chúng ta không thể thành công khi mà một thiểu số ngày càng nhỏ kiếm sống rất tốt và một đa số ngày càng lớn phải chật vật kiếm ăn. Chúng ta tin tưởng rằng sự phú cường của Mỹ phải được đặt trên bờ vai rộng của một tầng lớp trung lưu ngày càng phát triển. Chúng ta biết rằng nước Mỹ trở nên giầu mạnh khi mỗi người đều tìm thấy sự độc lập và niềm tự hào trong công việc của họ, khi mà mức lương của công việc lao động trung thực có thể giải phóng các gia đình khỏi bờ vực của sự khó khăn. Chúng ta trung thành với lập trường lập quốc của chúng ta khi một bé gái sinh ra trong cảnh bần cùng biết rằng cô ấy có cùng cơ hội thành công như bất cứ ai khác bởi vì cô ấy là một người Mỹ, cô ấy tự do, và cô ấy bình đẳng không chỉ trong mắt Thượng Đế mà còn trong mắt của chính chúng ta.

Chúng ta hiểu rằng những chương trình mòn cũ của chúng ta không còn đủ đáp ứng những nhu cầu của thời đại của chúng ta. Và vì thế chúng ta phải vận dụng những ý tưởng và công nghệ mới để tái tạo chính phủ của chúng ta, sửa đổi luật thuế của chúng ta, cải tổ trường học của chúng ta, và tăng cường năng lực cho công dân của chúng ta với những kỹ năng họ cần để làm việc chăm chỉ hay để học thêm, để vươn cao hơn. Nhưng khi mà công cụ thay đổi thì mục đích của chúng ta không đổi: một quốc gia ban thưởng cho nỗ lực và quyết tâm của từng cá nhân người Mỹ. Đây chính là điều mà thời này đòi hỏi chúng ta. Điều này sẽ mang ý nghĩa thực sự đến cho tư tưởng của chúng ta.

Chúng ta, nhân dân, vẫn tin rằng mỗi công dân đều xứng đáng nhận được mức độ căn bản sự an sinh và nhân phẩm. Chúng ta phải chọn lựa chọn khó khăn để làm giảm chi phí y tế và kích cỡ khoản thâm hụt ngân sách của chúng ta. Nhưng chúng ta gạt bỏ thứ niềm tin cho rằng nước Mỹ phải lựa chọn giữa việc chăm sóc cho thế hệ đã xây dựng đất nước này và việc đầu tư vào thế hệ sẽ xây dựng nó trong tương lai. Bởi vì chúng ta nhớ tới những bài học của quá khứ, thời mà người ta phải sống những năm cuối đời trong cảnh bần hàn và thời mà cha mẹ của những em bé tật nguyền không biết tìm kiếm trợ giúp ở đâu. Chúng ta không tin rằng ở đất nước này tự do chỉ dành riêng cho những người may mắn hay hạnh phúc chỉ dành riêng cho một nhóm nhỏ. Chúng ta nhận thức được rằng dù chúng ta có sống đời sống trách nhiệm tới đâu thì bất kỳ ai trong chúng ta vào bất kỳ lúc nào cũng có khả năng phải đối mặt với sự mất việc hay sự đau ốm bất ngờ hay một ngôi nhà bị quét đi trong một cơn bão lớn. Những cam kết chúng ta lập ra với nhau thông qua các chương trình Medicare và Medicaid và An sinh Xã hội (Social Security) không làm nhụt đi ý chí tự lực của chúng ta. Chúng làm chúng ta mạnh lên thêm. Chúng không biến chúng ta thành quốc gia của những kẻ ăn bám hưởng thụ mà chúng cho phép chúng ta được tự do hơn để đối mặt với những thứ mạo hiểm và rủi ro đã giúp đất nước này trở nên vĩ đại.

Chúng ta, nhân dân, vững tin rằng những trách nhiệm của chúng ta là người Mỹ không chỉ là trách nhiệm đối với chính chúng ta mà còn đối với cả các thế hệ tương lai. Chúng ta sẽ phản ứng với nguy cơ biến đổi khí hậu, biết rằng nếu thất bại chúng ta coi như sẽ phản bội con em chúng ta và các thế hệ tương lai. Một vài người vẫn còn từ chối tin vào những kết luận khoa học thuyết phục, nhưng không có ai có thể tránh được ảnh hưởng tồi tệ của những đám cháy lớn, hạn hán chết người, và những cơn bão càng lúc càng mạnh hơn. Con đường tiến tới các nguồn năng lượng bền vững có thể dài và đôi khi khó khăn.

Nhưng người Mỹ không thể kháng cự lại sự chuyển đổi này. Chính chúng ta phải dẫn đường cho nó. Chúng ta không thể để mất vào tay những nước khác công nghệ có thể mang tới những công việc mới và những ngành công nghiệp mới. Chúng ta phải nắm lấy tiềm năng mà nó hứa hẹn. Đây chính là cách sẽ giúp chúng ta duy trì được sức sống kinh tế của chúng ta và những của quý quốc gia của chúng ta là rừng và sông hồ, đất đai trồng trọt và những đỉnh cao tuyết phủ. Đây chính là cách chúng ta sẽ bảo vệ hành tinh của chúng ta, mà Thượng Đế đã giao cho chúng ta chăm sóc. Đây chính là cách chúng ta mang ý nghĩa đến cho tư tưởng mà những vị lập quốc khi xưa đã tuyên bố.

Chúng ta, nhân dân, vững tin rằng để có an ninh bền vững và hòa bình lâu dài không đòi hỏi phải có một cuộc chiến tranh bất tận. Những nam nữ quân nhân quả cảm của chúng ta được tôi luyện trong lửa đạn không có đối thủ về kỹ năng và lòng dũng cảm. Các công dân của chúng ta, nung nấu kỷ niệm về những người đã hy sinh, biết quá rõ cái giá phải trả cho tự do. Hiểu biết của chúng ta về sự hy sinh của họ sẽ làm cho chúng ta mãi mãi cảnh giác đối với những kẻ có thể làm hại chúng ta. Nhưng chúng ta cũng là hậu duệ của những người đã chiến thắng bằng cả hòa bình chứ không chỉ trong chiến tranh. Những người đã biến những kẻ thù không đội trời chung thành bạn trung thành. Và chúng ta cũng phải mang những bài học này vào thời đại này của chúng ta.

Chúng ta sẽ bảo vệ người dân của chúng ta, và đề cao những giá trị của chúng ta thông qua sức mạnh của vũ khí, và sự cai trị của luật pháp. Chúng ta sẽ bày tỏ sự can đảm của chúng ta để cố gắng giải quyết những khác biệt với các quốc gia khác một cách hòa bình. Không phải vì chúng ta ngây thơ về những hiểm họa mà chúng ta đối mặt mà bởi vì sự hợp tác có thể giúp gạt đi hữu hiệu hơn những nghi kỵ và nỗi sợ. Nước Mỹ sẽ giữ vai trò mỏ neo của những liên minh mạnh ở mọi góc của địa cầu. Và chúng ta sẽ tái lập những thể chế giúp mở rộng năng lực của chúng ta đối phó với những khủng hoảng ở nước ngoài. Bởi lẽ không ai có nhiều lợi ích trong một thế giới hòa bình hơn quốc gia hùng mạnh nhất trong thế giới đó. Chúng ta sẽ ủng hộ nền dân chủ từ châu Á tới châu Phi, từ châu Mỹ tới Trung Đông, bởi vì những lợi ích của chúng ta và lương tâm của chúng ta bắt buộc chúng ta phải đứng về phía những người còn đang mong mỏi được tự do. Và chúng ta phải là nguồn hy vọng cho người nghèo, người đau ốm, người bị đẩy ra ngoài lề xã hội, và những nạn nhân của định kiến. Đây không chỉ là hành xử từ lòng từ thiện, mà bởi vì hòa bình trong thời đại của chúng ta đòi hỏi việc cổ võ liên tục những nguyên tắc mà tư tưởng lập quốc chung của chúng ta đã miêu tả: lòng khoan dung và cơ hội, nhân phẩm và công lý.

Chúng ta, nhân dân, hôm nay tuyên bố rằng sự thật hiển nhiên nhất là tất cả chúng ta sinh ra đều bình đẳng – hôm nay vẫn dẫn đường chúng ta đi; y như nó đã từng dẫn đường cho các bậc tiền nhân của chúng ta vượt qua Thác Seneca và Selma và Stonewall; y như nó đã từng dẫn đường cho những người đàn ông và đàn bà, hữu danh và vô danh, đã để lại dấu chân trên chính bãi đất này, để nghe một vị mục sư giảng rằng chúng ta không thể nào đi một mình được; để lắng nghe một vị King tuyên bố rằng sự tự do cá nhân của chúng ta đan xen chặt chẽ với sự tự do của mọi linh hồn trên Trái Đất.

Giờ đây, nhiệm vụ của thế hệ chúng ta chính là thực hiện những gì mà những người tiên phong đã khởi đầu, bởi vì hành trình của chúng ta chưa kết thúc cho tới khi những người vợ, người mẹ, và các con gái của chúng ta có thể nhận được tiền lương đúng mức cho những nỗ lực của họ. Hành trình của chúng ta vẫn chưa kết thúc cho tới khi nào những người anh chị em đồng tính ái của chúng ta được đối xử công bằng như bất kỳ ai khác trước pháp luật, bởi vì nếu như tất cả chúng ta thực sự được sinh ra bình đẳng, thì tình yêu của chúng ta dành cho nhau cũng phải bình đẳng như thế. hành trình của chúng ta vẫn chưa kết thúc cho tới khi không có một công dân nào phải đợi nhiều giờ đồng hồ để thực hiện quyền bầu cử của họ. hành trình của chúng ta vẫn chưa kết thúc cho tới khi chúng ta tìm ra một cách tốt hơn để chào đón những người nhập cư cố gắng và hy vọng, những người nhìn nước Mỹ như một xứ sở của cơ hội, cho tới khi các sinh viên và kỹ sư trẻ tài năng được cơ hội tham gia vào lực lượng lao động của chúng ta thay vì bị đuổi ra khỏi đất nước của chúng ta. hành trình của chúng ta vẫn chưa kết thúc cho tới khi tất cả trẻ em của chúng ta, từ những đường phố của Detroit tới những vùng đồi Appalachia tới những ngõ nhỏ yên tĩnh của Newtown chúng được quan tâm chăm sóc và nâng niu và luôn bảo vệ an toàn khỏi hiểm nguy.

Đây chính là nhiệm vụ của thế hệ của chúng ta, để biến những lời lẽ này, những quyền này, những giá trị của đời sống, tự do, và sự mưu cầu hạnh phúc trở nên thực chất cho mọi người Mỹ. Trung thành với những văn bản lập quốc của chúng ta không bắt chúng ta phải đồng ý với nhau trong mọi mặt của đời sống. Nó cũng không có nghĩa là chúng ta phải định nghĩa tự do theo cùng một cách hay theo đuổi một con đường giống nhau trong sự mưu cầu hạnh phúc. Sự tiến bộ không bắt chúng ta phải kết thúc những tranh luận hàng thế kỷ về vai trò của chính phủ trong mọi thời, nhưng nó đòi hỏi chúng ta phải hành động trong thời của chúng ta.

Lúc này, quyết định thế nào là việc của chúng ta và chúng ta không thể trì hoãn việc đó. Chúng ta không được nhầm lẫn sự tuyệt đối hóa là nguyên tắc hay thay thế việc diễn trò cho chính trị, hay coi trò mạt sát như tranh luận duy lý. Chúng ta phải hành động. Chúng ta phải hành động dù biết rằng việc chúng ta làm có lẽ còn chưa thật hoàn hảo. Chúng ta phải hành động dù biết rằng những chiến thắng của ngày hôm nay sẽ không phải toàn phần, và rằng trách nhiệm nằm trên vai của những người đứng ở đây trong 4 năm, 40 năm, hay 400 năm sau để thúc đẩy tinh thần bất hủ đã được trao xuống cho chúng ta trong một khán phòng đơn sơ ở Philadelphia.

Các bạn đồng hương Mỹ của tôi, lời thề mà tôi tuyên thệ trước các bạn hôm nay, giống như những lời thề được tuyên bởi những người phụng sự trong Quốc hội, là lời thề trước Thượng Đế và tổ quốc, không phải trước đảng hay phe nhóm. Và chúng tôi phải thực hiện theo lời thề đó thật trung thành trong suốt thời gian phụng sự của chúng tôi. Nhưng những lời tôi nói ra hôm nay không khác nhiều những lời thề mỗi người lính thề khi nhập ngũ, hay một người nhập cư thề khi giấc mơ trở thành công dân thành hiện thực. Lời thề của tôi không khác với lời tuyên thệ trước lá cờ đang tung bay trên cao, lá cờ làm tim chúng ta ngập tràn sự kiêu hãnh.

Đó là những lời của công dân, và những lời này đại diện cho niềm hy vọng lớn nhất của chúng ta.

Các bạn và tôi, là công dân, có năng lực để định hướng cho đường đi của đất nước này.

Các bạn và tôi, là công dân, có trách nhiệm phải định hình những tranh luận của thời đại chúng ta, không chỉ bằng những lá phiếu chúng ta bầu, mà còn với những lời nói chúng ta nói ra để bảo vệ những lý tưởng bền vững và giá trị lâu dài nhất của chúng ta.

Chúng ta hãy cùng nhau ôm ấp với tinh thần phục vụ nghiêm túc và niềm vui to lớn những gì là quyền bẩm sinh của chúng ta. Với nỗ lực chung và mục đích chung, với đam mê và dâng hiến, chúng ta hãy cùng đáp lại lời kêu gọi của lịch sử và mang theo ánh sáng tự do quý giá này tới một tương lai dù bất định.

Xin cảm ơn quý vị. Cầu Thượng Đế phù hộ cho quý vị. Và mong Người mãi mãi phù hộ cho Hợp Chủng quốc Hoa Kỳ.


Nguồn: Bài dịch của Anh Gau Pham


Diễn văn nhậm chức của Tổng thống Obama (tiếng Anh)
Tổng Thống Obama chú trọng đến dân quyền
Nguoi Viet Online
Trong bài diễn từ nhậm chức độc hôm Thứ Hai, Tổng Thống Obama đã đề cập đến nhiều vấn đề của nước Mỹ và phác họa về những quan tâm chính của ông trong nhiệm kỳ thứ hai.
Obama kêu gọi người Mỹ 'nắm lấy thời cơ'
Ông Barack Obama nói nhân dân Mỹ hãy "nắm lấy thời cơ" trong bài diễn văn nhậm chức nhiệm kỳ tổng thống thứ hai tại Washington DC.

TT Obama nhậm chức, kêu gọi bác bỏ “chủ nghĩa tuyệt đối”
Nguoi Viet Online
Tổng Thống Barack Obama hôm Thứ Hai kêu gọi dân chúng Mỹ hãy bác bỏ “chủ nghĩa tuyệt đối” cũng như các tranh chấp đảng phái, khi khởi sự nhiệm kỳ thứ nhì.

- Obama cứng rắn trong diễn văn nhậm chức, tỏ rõ cam kết (VOV). – Hình ảnh Tổng thống Mỹ tuyên thệ nhậm chức (TP). – Ấn tượng lễ nhậm chức của Obama (VnMedia). – Tổng thống Obama nhậm chức: Nước Mỹ kêu gọi hành động! (Infonet).



Phát biểu trong lễ tuyên thệ nhậm chức nhiệm kỳ 2 của Tổng thống Obama
Nhà lãnh đạo Hoa Kỳ nói, 'Ðiều làm chúng ta khác biệt – điều làm chúng ta thành người Mỹ – là sự trung thành với một ý niệm, được ghi rõ vào bản tuyên ngôn cách đây hơn 2 thế kỷ'


Dân Mỹ nghĩ gì khi dự lễ tuyên thệ nhậm chức của tổng thống?
Hàng trăm ngàn người đã đổ về Washington hôm thứ Hai để chứng kiến lễ tuyên thệ nhậm chức của Tổng thống Obama

Phỏng vấn người Mỹ gốc Việt về lễ nhậm chức của Tổng thống Obama


Chia rẽ đảng phái sẽ trở nên kịch liệt hơn tại Hoa Kỳ?
Trong bài diễn văn nhậm chức nhiệm kỳ thứ nhì, Tổng thống Barack Obama một lần nữa kêu gọi mọi người đoàn kết

Obama Calls For United Action In Divided America

--Obama’s Second Inaugural Day Dawns




So You guys: We all say "America", once again....

Mafiovi

......Because in this country:
All men are created equal.
and they are equal in constitution,
in life,
in death
and in God.






- Ta nói về cái này....lâu rồi

- Nhưng hình như có một quy luật, càng nóng nhanh càng mau nguội?
- đúng, trong Vật lí, gọi là Nhiệt dung riêng.
Không chỉ dzậy...
có nhiều quy luật Vật lí có thể áp dụng cho xã hội:
- luật bất định: nhân dân thấy đảng quá lởm khởm nên soi kỹ, đảng lập tức hát bô lô ba la, nào NQ4, nào sâu, nào bọ ...những kẻ ngây thơ tưởng bở, thực ra thì đảng vẫn thế, giả vờ thôi.
hay như định luật 3 của Newton: nhân dân chỗng tham nhũng, lập tức đảng có xe bus, he he...

lại có nhiều thứ của Mác mà ông bà ta đã nói ra tự lâu rồi:
"một cây làm chẳng nên non
ba cây chụm lại..."
đó thực ra là luật Lượng-chất của Mác.
Nhưng ba cây thôi chứ 3 triệu cây thì sao?
với hơn 5000 đảng viên, đảng ta vãn là Hồn thiêng sông núi, nhưng 3 triệu thì thành ...của nợ, he he...

- Góp ý cho Hiến Pháp ư?
Không thể dùng cái Tâm thế cũ rích để "soạn thảo" ra cái...ý chí của Nhân dân được.
Nên ta không góp ý.
Bởi không thể có tranh luận giữa hai Hệ Tiên đề khác nhau được.
tỉ như; khi bạn đồng ý là không thể có gì có thể đi nhanh hơn Ánh sáng, thì bạn tranh luận gì với những người không chấp nhận điều đó?
đó là vớ vẩn, and I would be an idiot....
P/S: Và ngay cả bản Dự thảo đã nói lên một sự thật đau xót: Đảng đã không còn khả năng tiến hóa.
Ngày xưa cha anh ta bám vào xu thế thời đại để dẫn dắt Dân tộc, lựa theo dòng chảy mà chèo thuyền, nay đảng lại - thay vì tự điều chỉnh để thích nghi với môi trường - lại định biến đổi nó cho ...phù hợp với mình.
đấy chỉ là khía cạnh tư duy khoa học, chứ chưa nói đến khía cạnh Đạo lí.

Tổng số lượt xem trang