Chủ Nhật, 3 tháng 2, 2013

Góp ý Dự thảo Hiến pháp: Không hình thức, phải thực chất

-Vấn đề hiến pháp : nền cộng hòa dân chủ Nhan Tuan Truong
Phong trào « sửa đổi hiến pháp 1992 » ở VN hiện đang diễn ra rất sôi nổi. Từ hơn tháng nay, nhiều trí thức đã cổ động việc sửa đổi hiến pháp, đề nghị một « hiến pháp mới » và kêu gọi mọi người ký tên vào bộ « hiến pháp » mới này.

Theo tôi, qua những kinh nghiệm học hỏi từ các quốc gia tương đồng (như Đài Loan và Đại Hàn), có cùng văn hóa và hoàn cảnh lịch sử trong khu vực, quá trình dân chủ hóa VN bắt buộc phải đi qua đoạn đường « sửa đổi » hiến pháp và nền cộng hòa. Thời gian của tiến trình « dân chủ hóa » dài hay ngắn tùy theo nội dung các điều được đề nghị sửa đổi từ hiến pháp cũ và việc thay đổi nền cộng hòa có thực hiện được hay không.

Thử nhìn thí dụ Đại Hàn Dân Quốc (Republic of Korea), từ năm 1948 đến năm 1987, có đến 9 lần sửa hiến pháp, 6 lần thay nền cộng hòa, mới có được một chế độ chính trị dân chủ bền vững hôm nay. Tôi nghĩ rằng VN, trước khi dân chủ hóa thực sự, sẽ có một cuộc khủng hoảng lâu dài về « hiến pháp ».

Nhưng trước hết là về « nền cộng hòa ».

Mới đây, đại biểu quốc hội Dương Trung Quốc, vừa phát biểu trên BBC về vấn đề sửa đổi hiến pháp. Ông này đề nghị việc trở lại nền « dân chủ cộng hòa ». Điều này trùng hợp với nội dung « hiến pháp mới » mà các trí thức VN đề nghị.

Không có ai giải thích thuyết phục việc vì sao trở lại nền « cộng hòa dân chủ ».

Tôi cho rằng ý kiến này là một bước lùi lớn, sẽ làm cho tiến trình dân chủ hóa VN càng thêm mất thời giờ.

Vấn đề phải hiểu thế nào là « cộng hòa » và thế nào là « dân chủ ».

Dân chủ có nhiều cách hiểu, tùy theo ý thức hệ chính trị. Nhưng « cộng hòa » chỉ có một nghĩa.

Thế nào là « cộng hòa » ? Tránh những định nghĩa hàn lâm dài dòng, mơ hồ và trừu tượng. Thử lấy thí dụ Hàn Quốc và Đài Loan : Republic of Korea, Republic of China, các nước này dịch là Đại hàn Dân quốc và Trung Hoa Dân quốc. Như thế « Cộng hòa » được dịch là « dân quốc ». Cách dịch này sát nghĩa từ nguyên, lãnh thổ thuộc chủ quyền của dân (république), trái nghĩa với « vương quyền » (monarchique), lãnh thổ thuộc chủ quyền của vị chủ tể (vua, hoàng đế).

Cộng hòa là danh từ dùng để chỉ chế độ chính trị dựa trên mối liên hệ giữa dân chúng (nation) trong một nước đối với lãnh thổ (territoire) của nước đó. Mối liên hệ đó chủ quyền lãnh thổ thuộc về toàn dân. (Cụ Phan Bội Châu có viết đâu đó ( ?) : Dân là dân nước (nation), nước là nước dân (république)).

Chữ « cộng hòa » cần được hiểu như vậy.

Tất cả các nền « cộng hòa » trên thế giới đa phần là theo chế độ « dân chủ ». Nhưng các nước « dân chủ » chưa chắc là « cộng hòa ». Các nước quân chủ (lập hiến) như Anh, Hòa Lan, Nhật… là các nước quân chủ nhưng sinh hoạt chính trị lại  theo các qui tắc dân chủ. Quyền chủ tể của « vua » chỉ là tượng trưng, quyền lực thực sự tập trung vào quốc hội (mà quốc hội được thành lập qua thể thức bầu cử tự do).

Thế nào là dân chủ ? Có hai quan niệm chính về « dân chủ ». Quan niệm « dân chủ tự do » của « tư bản chủ nghĩa » và « dân chủ nhân dân » của ý thức hệ cộng sản. Người ta nói rất nhiều về « dân chủ », nếu không xác định được các dân chủ đang nói đó đặt trên nền tảng mác-xít hay nền tảng « tự do », ta có thể tranh luận cho tới chết mà không đưa đến kết quả nào.

Khi đề nghị trở lại nền tảng « dân chủ cộng hòa » thì « dân chủ » ở đây dặt trên nền tảng nào ?

Muốn biết nền tảng nào ta thử xét qua danh sách « tên » các « nước » trên quan hệ quốc tế (tức danh sách các nước của LHQ).

Ta thấy tất cả, không có ngoại lệ nào, các nước theo chủ nghĩa cộng sản đều có tên « cộng hòa xã hội chủ nghĩa », « cộng hòa dân chủ » hay « dân chủ nhân nhân ». Cộng hòa Nhân dân Trung quốc, Cộng hòa Nhân dân Triều tiên… là các nước cộng sản. Cộng hòa Dân chủ Đức (Đông Đức cũ), Cộng hòa Dân chủ Congo, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa… cũng là các nước cộng sản. Các nước Cộng hòa (không có nhân dân hay dân chủ đi kèm) đều là các nước dân chủ (tự do).

Nền « cộng hòa dân chủ » hay nền « cộng hòa nhân dân », đều là nền cộng hòa « xã hội chủ nghĩa », tức nền cộng hòa do giai cấp vô sản dựng lên, vì giai cấp vô sản và cho giai cấp vô sản.

Vì sao có bước lùi, từ Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam trở về Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ?

Ý kiến của Đại biểu Quốc hội Dương Trung Quốc trong bài phỏng vấn cho thấy ông này vẫn muốn giữ « nội hàm » xã hội chủ nghĩa. Ông này có lý của ông ta. Rượu vẫn là rượu cũ mà bình cũng cũ. Không có gì để nói.
Ý kiến của các vị trí thức thì như thế nào khi đề nghị tên nước là « Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ?  
   
Theo tôi, VN có được dân chủ hóa thực sự hay không trước hết phải thay nền cộng hòa. VN nên lập nền cộng hòa mới. Ở đây không phải tái dựng lại đệ nhị cộng hòa. Nếu kị tiếng Việt Nam Cộng Hòa thì gọi là Việt Nam Dân Quốc (Republic of Viêt Nam). Phải lập nền cộng hòa mới, thực sự của mọi người dân, mọi giai cấp, mọi thành phần, mọi chủng tộc trên khắp miền đất nước. Đất nước là của mọi người chứ không phải của riêng của « giai cấp vô sản ».

Sau đó thì hãy nói đến hiến pháp. Cộng hòa là nền. Không ngôi nhà nào bền vững nếu không được xây trên một nền tảng vững chắc. 

--Góp phần bàn về tên gọi của nhà nước Việt Nam (Phạm Nguyên Trường)
Nếu đúng như vậy thì tên nước chỉ nên ngắn gọn như sau: Việt Nam cộng hòa.
Trong dự thảo hiến pháp do các nhà trí thức đưa ra tên nước được gọi là Việt Nam dân chủ cộng hòa, nhưng theo tác phẩm: On Democracycủa Robert A. Dahl do mỗ dịch lại dưới đây thì dân chủ và cộng hòa có cùng một nghĩa, cách gọi khác nhau là do chúng có xuất xứ khác nhau:

“Để định danh chính quyền nhân dân của mình, người Hi Lạp, như chúng ta đã thấy, phát minh ra thuật ngữ democracy (dân chủ). Người La Mã dựa vào tiếng Latin của mình và gọi chính quyền là republic (cộng hoà); và sau này người Italy lấy tên đó đặt cho chính quyền nhân dân của một số quốc gia-thành phố của họ. Độc giả có thể tự hỏi là dân chủ vàcộng hòa có thể được sử dụng để nói về những hệ thống hiến định khác hẳn nhau như thế hay không. Hay hai từ này chỉ phản ánh những khác biệt trong những ngôn ngữ cội nguồn của chúng?



Câu trả lời đúng đắn còn bị James Madison làm cho rối rắm thêm vào năm 1787, đấy là trong một bài báo có ảnh hưởng do ông chắp bút nhằm kêu gọi sự ủng hộ cho bản hiến pháp mới của Hoa Kì. Là một trong những kiến trúc sư chính của bản hiếp pháp này, đồng thời là một chính khách đặc biệt thông thạo về chính trị học vào thời của ông, Madison phân biệt giữa “một nền dân chủ thuần tuý, ý tôi là một xã hội gồm một ít công dân, những người tự tập hợp lại và tự mình quản lí chính quyền” và “nhà nước cộng hoà, ý tôi là chính quyền thực thi quy chế đại diện”[1].

Lịch sử trước đó không cung cấp cho ta cơ sở nào cho việc phân biệt như thế hết: cả ở La Mã lẫn Venice đều không có “quy chế đại diện”. Nói cho ngay, tất cả những nước cộng hoà trước đây đều khá thích hợp với định nghĩa của Madison về “một nền dân chủ”. Hơn nữa, ở Mĩ hai từ này được dùng thay thế cho nhau trong suốt thế kỉ XVIII. Sự phân biệt của Madison cũng không hiện diện trong công trình của triết gia chính trị nổi tiếng người Pháp là Montesquieu, một người mà Madisonrất thán phục và thường ca ngợi. Chính Madison hẳn cũng biết rằng sự phân biệt do ông đề nghị không hề có cơ sở lịch sử vững chắc nào, và như vậy, chúng ta phải kết luận rằng ông làm điều đó để làm mất giá những người chỉ trích cho rằng bản hiến pháp được đề nghị không đủ tính cách “dân chủ”.

Cho dù như thế đi nữa (vấn đề không rõ ràng), sự kiện đơn giản là các từ dân chủ và cộng hoà (mặc cho ý kiến Madison) không định danh những kiểu chính quyền nhân dân khác nhau. Chúng chỉ chứng tỏ sự khác nhau giữa tiếng Hi Lạp và tiếng Latin - đã làm cho những thế hệ sau lầm lẫn – vốn là ngôn ngữ cội nguồn của chúng.”

Nếu đúng như vậy thì tên nước chỉ nên ngắn gọn như sau: Việt Nam cộng hòa.


[1] James Madison, The Federalist: A Commentary on the Constution of the United States… (New York: Modern Library [1937?], No. 10, 59.-


HIẾN PHÁP CỦA ĐẢNG VÀ HIẾN PHÁP CỦA DÂN
Trần Minh Thảo
24-01-2013
Có những mâu thuẫn giữa nhà nước và nhân dân vốn không phải là đối kháng lại trở thành đối kháng “mày còn tao mất, tao có mày không” là tại sao? Do đâu? Khi nào thì giữa nhà nước và nhân dân có mâu thuẫn đối kháng về các vấn đề thuộc phạm vi quốc gia dân tộc như vấn đề chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ? Khi nào thì giữa nhà nước và nhân dân có mâu thuẫn đối kháng về các quyền cơ bản của con người như quyền sở hữu, quyền tự do, dân chủ…? Các mâu thuẫn đối kháng giữa nhà nước và nhân dân đó có dây mơ rễ má với nhau thế nào?
Hiện nay các mâu thuẫn đó tập trung vào việc sửa đổi hiến pháp. Đảng cai trị và người dân Việt nam có gặp nhau ở mục tiêu phải sửa đổi hiến pháp để thủ tiêu quan hệ đối kháng giữa nhà nước và nhân dân vì những lợi ích cơ bản của quốc gia, dân tộc, nhân dân?
1- HIẾN PHÁP CỦA ĐẢNG
Người viết tán thành nhận định của nhiều học giả, trí thức: Việt nam chưa có một hiến pháp văn minh tiến bộ, Hiến pháp hiện hành (1992) và dự thảo sửa đổi của đảng có nhiều khiếm khuyết dẫn đến rối loạn xã hội, mất nước, nô lệ ngoại bang:
- Quyền lực cai trị không có cơ chế kiểm soát, chế tài
- Các quyền cơ bản của người dân bị cưởng đoạt
- Đặc quyền đặc lợi núp bóng ý thức hệ dẫn đến lệ thuộc nước ngoài
- Nói thì hay; làm thì dở, tệ do coi nhẹ chế độ trách nhiệm vì độc quyền, phe đảng
(các điều 4, điều 57 hiến pháp 1992 và được lập lại trong  dự thảo sửa đổi hiến pháp, trích một đoạn dự thảo: “Đảng Cộng sản Việt Nam, đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiên phong của nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam, đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc, lấy chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội” –vietnamnet)
Đã có nhiều tranh cãi về nguyên nhân mất nước vào tay bành trướng Trung nam hải. Ý kiến này thì cho là do chủ nghĩa Cộng sản (chủ nghĩa xã hội kiểu Mác-Lê-Mao). Ý kiến khác thì cho là do ý chí chính trị giử chặt đặc quyền đặc lợi của quyền lực cai trị độc tôn. Nhận định này dẫn ra hai trường hợp Trần ích Tắc và Lê chiêu Thống đã quì gối xưng tôi thần với Phương Bắc khi chưa có chủ nghĩa Mác Lênin. Do đó nhận định này cho rằng bỏ chủ nghĩa Mác Lênin nhưng vẫn cứ độc quyền (điều 4) thì vẫn phải dựa vào ngoại bang (bán nước cầu vinh).
Dự thảo sửa đổi hiến pháp cho thấy đảng, nhà nước vẫn trung thành với cam kết Thành đô. Cam kết Thành đô là cam kết bất bình đẳng, nước nhỏ cần nước lớn bảo hộ quyền cai trị độc tôn bất chấp quyền lợi quốc gia, dân tộc nhân danh chủ nghĩa xã hội Mác Lênin (CNXH). Do đó cũng cho thấy những phản đối của đảng, nhà nước Việt nam thường là nhỏ nhẹ, chậm trể đối trước các vi phạm rất trắng trợn của Trung quốc đến chủ quyền, lãnh thổ Việt nam là nhằm ‘diễn kịch’ với dân.
Như vậy hiến pháp 1992 và dự thảo sửa đổi có thể gọi là hiến pháp vong quốc, hiến pháp ‘nước mất nhà tan’ được không? Đúng vậy, vì những điều khoản tạo ra mâu thuẫn đối kháng giữa nhà nước và nhân dân, những “cam kết ô nhục Thành đô” vẫn cứ giử nguyên.
Việt nam  giàu lên là do kinh tế thị trường, không phải do ‘định hướng XHCN’. Định hướng quái dị đó đã dâng tổ quốc Việt nam cho Bành trướng phương Bắc, chẳng phải vậy sao?
2- HIẾN PHÁP CỦA DÂN
Hiện nay, trong các “yêu sách” của dân tộc Việt nam thứ gì là ưu tiên hàng đầu: độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, dân chủ giàu mạnh hay chủ nghĩa xã hội? Nhiều đảng viên kỳ cựu đã thấy ra hiến pháp xã hội chủ nghĩa không làm cho dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng văn minh trái lại nước càng ngày càng yếu, dân càng ngày càng nghèo, lãnh thổ, chủ quyền ngày càng teo tóp, mất vào tay bành trướng.
Ưu tiên hàng đầu của dân Việt là độc lập dân tộc, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ. Đó là điều kiện tiên quyết của mục tiêu dân giàu nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh.
KIẾN NGHỊ 7 ĐIỂM CỦA 72 NHÂN SĨ TRÍ THỨC KHỞI XƯỚNG VÀ DỰ THẢO HIẾN PHÁP 2013 tạo ra bước ngoặt, tách khỏi con đường nô lệ, đói nghèo.
Có một số ý kiến cho là kiến nghị và dự thảo đã tham khảo và giống với hiến pháp nước này, nước nọ kể cả hiến pháp Việt nam Cộng Hòa trước 1975. Có thể và nhất định phải tham khảo Hiến pháp các nước, tham khảo ngược và tham khảo xuôi. Tham khảo ngược là loại bỏ khỏi hiến pháp các điều khoản làm cho một số quốc gia lâm cảnh dân nghèo nước yếu, xã hội rối loạn kiểu Trung quốc, Nga, Triều tiên, Cu ba… mà hiến pháp 1992 đã tiếp thu và dự thảo sửa đổi của đảng hiện nay vẫn duy trì. Tham khảo xuôi là tiếp thu những qui định đã làm cho nhiều quốc gia giàu mạnh, công bằng, văn minh như hiến pháp Đại hàn, Nhật bản, Hoa kỳ, Anh, Pháp, Israel, các nước Bắc âu kể cả của Việt nam cộng Hòa vì lẽ hiến pháp đó cũng tiếp thu nhiều điểm hay tốt của các quốc gia dân chủ, văn minh. Kiến nghị và dự thảo của 72 người đã làm được điều đó.
Do đó, Hiến pháp của đảng và hiến pháp của dân chỏi nhau như nước với lửa. So sánh như vậy là gần đúng với thực trạng xã hội Việt nam ngày nay. Tuy là nước với lửa nhưng cả hai cũng thành ra đối chứng cho một cuộc trưng cầu dân ý có giám sát.
Nếu những vấn đề cốt lõi nêu trong kiến nghị và đã chuyển vào dự thảo hiến pháp 2013 sau khi tranh luận rộng rãi, trở thành bản hiến pháp chính thức thì có thể đặt tên cho nó là: HIẾN PHÁP THOÁT HÁN. Chỉ có con đường thoát Hán (thủ tiêu cam kết Thành đô, không làm chư hầu nữa) thì Việt nam mới giử được độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, dân chủ, giàu mạnh, văn minh tiến bộ. Thoát Hán không mâu thuẫn với đường lối đối ngoại làm bạn, thân thiện với tất cả các quốc gia trên thế giới, trước hết vẫn là với CHND Trung Hoa.
Kiến nghị 7 điểm và dự thảo hiến pháp 2013 đã loại bỏ các điều khoản tạo ra mâu thuẫn đối kháng cai trị-bị trị và nguy cơ nước mất nhà tan. Hiểu một cách nào đó, thì kiến nghị của 72 người không chỉ là lập công với nước với dân mà còn với cả đảng cầm quyền, làm cho đảng cầm quyền nếu chịu tiếp thu sẽ giủ sạch bùn ‘Thành đô’ đứng lên cùng đất nước. Nhiều người nói đã khóc rất hạnh phúc khi đọc dự thảo hiến pháp của dân.
“Hãy khóc lên đi hởi đồng bào ruột thịt”?
Làm cách nào để có được bản hiến pháp thoát Hán như nguyện vọng của các tầng lớp nhân dân?
Có ý kiến nói Việt nam cần phải có một hội nghị Diên hồng thứ hai.
3- QUỐC HỘI LẬP HIẾN –HỘI NGHỊ DIÊN HỒNG THẾ KỶ 21
Cuộc vận động sửa đổi, thực chất là đổi mới hoàn toàn bản hiến pháp để Việt nam có một Hiến pháp thoát Hán, gia nhập vào thế giới văn minh tiến bộ chính là cơ hội tạo ra khối đoàn kết toàn dân  như hội nghị Diên hồng thời nhà Trần chống Nguyên Mông đã tạo ra.
Hội nghị Diên hồng thời hiện đại phải qui tụ đại biểu của mọi tầng lớp, sắc dân, chính kiến, tôn giáo…của người Việt trong ngoài nước, kể cả người Việt đang ngồi tù vì điều 88,79 của bộ luật hình sự. Thông lệ quốc tế gọi đó là QUỐC HỘI LẬP HIẾN.
Đảng cộng sản, nhà nước Việt nam là quyền lực đang quản lý xã hội nghĩ thế nào về hội nghị Diên Hồng thế kỷ 21 và một quốc hội lập hiến để có một hiến pháp Thoát Hán làm cho dân giàu nước mạnh xã hội dân chủ,công bằng, văn minh? (Quốc hội hiện nay của nước CHXHCN Việt nam không đủ tư cách, phẩm chất “lập hiến”) Hay vẫn cứ hô hào suông về một khối đoàn kết toàn dân không thể nào nào có được vì tệ độc quyền và luôn quì gối trước ngoại bang do cam kết ‘tương thông’, ‘tương đồng’…gì đấy đã ghi trong hiến pháp 1992 và dự thảo sửa đổi?
Nên chăng cần có “một tiền hội nghị Diên hồng”, thành phần tham dự như nói ở trên để thống nhất lịch trình cho một Hiến pháp thoát Hán ra đời trong vòng 2 năm trở lại.
Ai triệu tập, tổ chức tiền hội nghị Diên hồng là vấn đề không thể bàn trong bài viết ngắn này, cũng không thể chỉ là ý kiến của một vài cá nhân.
Trước mắt cần một phong trào quần chúng rộng rãi với phương châm “tự do hay nô lệ” và nhà cai trị có ý chí chính trị quay đầu về với lợi ích của quốc gia, dân tộc.


Petrotimes cũng đã rút bài này, chỉ còn ở baomoi
-Góp ý Dự thảo Hiến pháp: Không hình thức, phải thực chất (Petrotimes) - Lâu nay, trong một số sinh hoạt chính trị quan trọng, chúng ta thường tổ chức lấy ý kiến của nhân dân. Đây là việc làm cần thiết trong quá trình dân chủ hóa từ cơ sở và khai thác được trí tuệ và chất xám của người dân. Tuy nhiên, trong thực tế, nhiều hoạt động mang tính phong trào này hay rơi vào hình thức, chiếu lệ, làm cho có.

Hội nghị trực tuyến về góp ý kiến sửa đổi Hiến Pháp

Rất nhiều cuộc không suôn sẻ và không đạt kết quả như mong muốn. Cả hai thái cực cầu toàn và hình thức đang cản trở quá trình dân chủ hóa ở cơ sở. Đáng quan tâm hơn cả là thực hiện theo kiểu đánh trống ghi tên ào ào, khoán phát biểu, chỉ định nội dung. Ngay trong việc tiến hành tự phê và phê bình theo Nghị quyết Trung ương 4 cũng đã có biểu hiện không thực hiện đúng hướng dẫn. Có nơi “kéo giỗ làm chạp” để kiểm điểm công tác cả năm và xếp loại đảng viên nên đã biến cuộc họp thành cuộc khẩu chiến mất mặn mất nhạt.
Từ việc này, nhìn sang việc tổ chức lấy ý kiến nhân dân về dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992, cần có cái nhìn đúng và cách làm tốt nhất. Đây là một đợt sinh hoạt chính trị quan trọng, rộng lớn trong toàn Đảng, toàn dân và cả hệ thống chính trị nhằm phát huy quyền làm chủ, trí tuệ, tâm huyết của các tầng lớp nhân dân, của các cấp, các ngành, nâng cao nhận thức và trách nhiệm của mỗi cá nhân, cơ quan, tổ chức đối với việc sửa đổi và thi hành Hiến pháp, pháp luật, góp phần xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân.
Bộ Chính trị có chỉ thị yêu cầu lãnh đạo tổ chức, đơn vị đôn đốc, kiểm tra và tạo điều kiện cần thiết cho cơ quan, tổ chức, đơn vị ở bộ, ngành, địa phương mình phụ trách tổ chức tốt việc lấy ý kiến nhân dân; kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc phát sinh, uốn nắn những biểu hiện lệch lạc trong quá trình tổ chức lấy ý kiến.
Các vị lãnh đạo Quốc hội đều nhấn mạnh đây là việc quốc gia đại sự nên việc lấy ý kiến nhân dân phải bảo đảm chất lượng, hiệu quả. Được biết tại kỳ họp Quốc hội vừa qua, các đại biểu đã dành thời gian phân tích, thảo luận, cho ý kiến về các nội dung sửa đổi và ban hành Nghị quyết lấy ý kiến nhân dân về dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992. Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đã nhấn mạnh cần tổ chức thật tốt việc lấy ý kiến nhân dân để chắt lọc cho được tinh hoa trí tuệ, ý chí của toàn dân, chuẩn bị tích cực để Quốc hội cho ý kiến tại kỳ họp thứ 5 và thông qua văn kiện quan trọng này vào kỳ họp cuối năm 2013.
Theo Nghị quyết của Quốc hội, người dân có thể góp ý với dự thảo Hiến pháp 1992 sửa đổi bằng nhiều cách. Ngoài việc góp ý kiến trực tiếp hoặc bằng văn bản tại các cuộc thảo luận, tại các hội nghị, hội thảo, tọa đàm công dân còn có thể thông qua trang thông tin điện tử của Quốc hội và các phương tiện thông tin đại chúng để nêu ý kiến của mình. Người dân có nhiều điều kiện, phương tiện để hưởng ứng và tích cực tham gia đóng góp ý kiến xây dựng bản Hiến pháp thể hiện đầy đủ ý chí, nguyện vọng của nhân dân, đáp ứng yêu cầu xây dựng, phát triển và bảo vệ tổ quốc trong thời kỳ mới. Nhắc lại điều này để lưu ý các cơ sở không cần gò ép người dân có mặt tại các cuộc họp, các hội nghị góp ý kiến…
Vậy dự thảo đã sửa đổi như thế nào? Xin điểm nhanh những điểm đáng chú ý trong dự thảo Hiến pháp sửa đổi. Có chuyên gia đã tìm ra được ít nhất có 22 điều của Hiến pháp 1992 đã được sửa đổi.
Ngay tại Điều 1 Hiến pháp sửa đổi đã ghi rõ: “Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là một nước dân chủ, độc lập, có chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, bao gồm đất liền, hải đảo, vùng biển và vùng trời”. Còn Điều 1 Hiến pháp 1992 là: “Nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là một nước độc lập, có chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, bao gồm đất liền, các hải đảo, vùng biển và vùng trời”.
Tại Điều 2 dự thảo sửa đổi đã bổ sung thêm chữ pháp quyền ngay sau chữ Nhà nước xã hội chủ nghĩa. Đặc biệt, Điều 4, dự thảo sửa đổi thể hiện đầy đủ hơn bản chất của Đảng theo cương lĩnh: Thứ nhất, “Đảng Cộng sản Việt Nam, đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiên phong của nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam”; thứ hai là, Đảng gắn bó mật thiết với nhân dân, phục vụ nhân dân, chịu sự giám sát của nhân dân, chịu trách nhiệm trước nhân dân về những quyết định của mình và thứ ba là, không chỉ các tổ chức của Đảng, mà các đảng viên hoạt động phải trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật.
Theo các chuyên gia, điểm mới nhất của dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 nằm ở Chương X với cả ba điều đều nới. Lầnđầu tiên khái niệm Hội đồng Hiến pháp, Hội đồng Bầu cử Quốc gia, Kiểm toán Nhà nước đã được đưa ra.
Theo đó, Điều 120 (mới) nêu: Hội đồng Hiến pháp là cơ quan do Quốc hội thành lập, gồm chủ tịch, các phó chủ tịch và các ủy viên; Hội đồng Hiến pháp kiểm tra tính hợp hiến của các văn bản quy phạm pháp luật do Quốc hội, Chủ tịch nước, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Tòa án Nhân dân Tối cao, Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao ban hành; kiến nghị Quốc hội xem xét lại văn bản quy phạm pháp luật của mình khi phát hiện có vi phạm Hiến pháp; yêu cầu Chủ tịch nước, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Tòa án Nhân dân Tối cao, Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao sửa đổi, bổ sung văn bản quy phạm pháp luật của mình hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền hủy bỏ văn bản vi phạm Hiến pháp; kiểm tra tính hợp hiến của điều ước quốc tế được ký kết nhân danh Nhà nước trước khi trình Quốc hội, Chủ tịch nước phê chuẩn;
Theo Điều 121 (mới): Hội đồng Bầu cử Quốc gia là cơ quan do Quốc hội thành lập, gồm chủ tịch, các phó chủ tịch và các ủy viên; Hội đồng Bầu cử Quốc gia tổ chức bầu cử đại biểu Quốc hội; chỉ đạo và hướng dẫn công tác bầu cử đại biểu hội đồng nhân dân các cấp; tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể của Hội đồng Bầu cử Quốc gia và số lượng, nhiệm kỳ của thành viên Hội đồng Bầu cử Quốc gia do luật định…
Điểm nhanh một số điều để thấy nội dung của Hiến pháp sửa đổi rất cần được nghiên cứu, bàn thảo trên cơ sở ý kiến đóng góp nhiệt tâm, trí tuệ của nhân dân.
Tuy nhiên, suy tính cho kỹ, quỹ thời gian cho việc lấy ý kiến nhân dân thực sự không đủ 3 tháng như Nghị quyết của Quốc hội. Tháng 1 đã qua mất 10 ngày rồi vẫn chờ hướng dẫn, lại bận lo tết nên khó có thể triển khai được việc gì. Sang tháng 2 tuy nghỉ tết có 9 ngày nhưng chắc là mất đứt nửa tháng. Vậy là chỉ còn khoảng 30 ngày để tổ chức cơ man những cuộc họp cơ quan, đoàn thể, đơn vị, tổ chức và dân phố, bản làng để lấy ý kiến và tổng hợp những đóng góp vào dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992.
Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Đinh Thế Huynh đã yêu cầu công tác tư tưởng, công tác tuyên truyền phải làm cho mọi người nhận thức được rõ việc lấy ý kiến không phải là một việc mang tính hình thức, mà là hoạt động pháp lý nhằm mang đến kết quả thực chất về thực thi quyền làm chủ của nhân dân. Công tác tư tưởng, tuyên truyền phải làm cho người dân tin tưởng những ý kiến góp ý được trân trọng, nghiên cứu và tiếp thu.
Vì vậy, tin rằng đợt sinh hoạt chính trị này sẽ có kết quả thực chất để chúng ta có một Hiến pháp sửa đổi đúng lòng dân ý Đảng.
Tầm Văn

-Góp ý Dự thảo Hiến pháp: Không hình thức, phải thực chất

- (PT). “Tuy nhiên, suy tính cho kỹ, quỹ thời gian cho việc lấy ý kiến nhân dân thực sự không đủ 3 tháng như Nghị quyết của Quốc hội. Tháng 1 đã qua mất 10 ngày rồi vẫn chờ hướng dẫn, lại bận lo tết nên khó có thể triển khai được việc gì. Sang tháng 2 tuy nghỉ tết có 9 ngày nhưng chắc là mất đứt nửa tháng. Vậy là chỉ còn khoảng 30 ngày để tổ chức cơ man những cuộc họp cơ quan, đoàn thể, đơn vị, tổ chức và dân phố, bản làng để lấy ý kiến và tổng hợp những đóng góp vào dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992.”
THƯ MỘT NGƯỜI DÂN ĐÀ NẴNG GỞI ANH BÁ (Huỳnh Ngọc Chênh). - “Người như anh Nguyễn Bá Thanh, giờ hiếm lắm” (GDVN).- Nhận diện lợi ích nhóm này (VnEco) - Bịt những lỗ hổng kích hoạt lòng tham (PLTP).

NHỮNG CÁCH “BÀY TỎ LÒNG YÊU NƯỚC” (NCTG).
- Ai trả lời câu hỏi của Thủ tướng? (TT). - Không có chuyện chạy thi tuyển chức danh cấp Sở (DV). – Trở lại vụ “chạy” biên chế 100 triệu đồng: Không có việc “chạy” vào biên chế (LĐ). - Địa phương đầu tiên thi tuyển lãnh đạo cấp sở (LĐ). - “Thuốc thử” cần thiết đối với từng cán bộ (HNM). - Quảng Ninh chọn lãnh đạo sở qua thi tuyển (TN). - Lạm dụng “điều chuyển” (NLĐ).
- Còn Vinashin nếu kiểm soát nội bộ bị vô hiệu hóa (VNN).
- Chuyện… hậu sự (ĐĐK).
- Lập “danh sách đen” 443 nhà thầu (NLĐ).

- Chùa Dơi không bị xâm hại (NLĐ). - Chùa Dơi không bị xâm hại: Chủ tịch tỉnh Sóc Trăng thoát “kiếp nạn”Vụ “án” chùa Thanh Lương: Khi giáo quyền và thế quyền cơm không lành, canh không ngọt (1) (chùa Phúc Lâm). - Khu du lịch gần chùa Dơi: Dự án chưa có thẩm định về chuyên môn (PLTP).Xây nhà hàng ở chùa Dơi: Bộ khẳng định tỉnh làm đúng
Tiền Phong Online
TP - Những ngày gần đây, dư luận rất quan tâm đến thông tin Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng ký văn bản cho Công ty Cổ phần quốc tế Satraco (gọi tắt là Công ty Satraco) xây dựng nhà hàng, khách sạn gây bất bình trong nhân dân, gây ảnh hưởng lớn đến sự ...
Chưa có kết luận về vụ chùa DơiTuổi Trẻ
Chùa Dơi không bị xâm hạiNgười Lao Động- Yêu cầu UBND tỉnh Sóc Trăng báo cáo vụ di tích quốc gia chùa Dơi (VH). - Quy định học đúng tuyến: Bỏ hay không bỏ? (KTĐT).
- Sinh viên “khốn đốn” vì chuyện “liên” không còn… “thông”! (ANTĐ).
- Đề án về CNTT-TT: Nâng cao vị thế quốc gia của Việt Nam (VTC).
- Trần Đăng Khoa: Sao lại bỏ thi văn? (VOV).
- Một số sai sót trong clip 10 phút về Lịch sử Việt Nam (VNE).
- Khi phụ huynh tiếp tay cho sự vô cảm của trẻ (DT).
- Khánh Hòa: Nhiều trường học nước uống bị nhiễm khuẩn (GDTĐ).
- Đói việc, nữ giáo viên dạy ngoại ngữ đi…ăn trộm (ANTĐ).

- Bệnh nhân vẫn “bò từ gầm giường” ra đón Bộ trưởng Y tế (DT). - Chùm ảnh: Bệnh nhi ‘chui’ từ gầm gường ra chào Bộ trưởng (KT). - Bộ trưởng Y tế thị sát cảnh bệnh nhân nằm gầm giường (VNE). - Quá tải, gầm giường thành… giường bệnh (TN). - Bệnh nhân “ngồi viện” chứ chưa được “nằm viện”! (TT).

Ly kỳ chuyện quái heo đi… khất thựcVietNamNet
9X mang súng nhựa đi cướp
Tiền Phong Online
TPO - Theo phân công, Hoàng đứng ngoài cảnh giới còn Thắng xông vào nhà bà L. dùng dao và súng nhựa uy hiếp nạn nhân. Hoảng sợ nạn nhân giao nộp toàn bộ tài sản của mình cho hai tên cướp.
Dùng súng... nhựa cướp 8 ĐTDĐ, 2 laptop và 6,5 triệuNgười Lao Động
Dùng súng uy hiếp chủ nhà để cướp tiền, ma túyVietNamNet
2 tên cướp gây án bằng súng giảLao động

Hạn chế 'đẻ' thêm ngày kỷ niệm
VietNamNet
... niệm. - Cả nước hiện có đến hơn 500 ngày truyền thống, ngày kỷ niệm của các ban, bộ, ngành, các tổ chức và địa phương. Tràn lan, lãng phí. Chiều nay (14/1), Ủy ban Thường vụ QH thảo luận và cho ý kiến về dự thảo nghị định quy định công nhận ngày ...
“Siết” hoạt động sao chép tranh, tượngThanh Niên
Ủy ban Thường vụ Quốc hội: Cả nước hiện có hơn 500 ngày truyền ...Sài gòn Giải Phóng



- Độc lập gác cửa (PLTP). - Quyết định gây “sốc” của UBND quận Long Biên (DT).
- Thiếu trầm trọng hạ tầng xã hội (LĐ). - Không nhận nhà tái định cư, được hỗ trợ 100 triệu đồng (LĐ).

Bệnh nhân “ngồi viện” chứ chưa được “nằm viện”!
Tuổi Trẻ
TTO - Bác sĩ Lê Hoàng Minh - giám đốc Bệnh viện Ung bướu TP.HCM - đã nhìn nhận như vậy với Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến khi bà “vi hành” đến nhiều khoa, phòng của bệnh viện sáng 14-1. Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến thăm và tặng ...
Thiếu trầm trọng bác sĩ ngành ung bướuNhân Dân
Quá tải, gầm giường thành... giường bệnhThanh Niên
Bộ Y tế bàn về quá tải ở Bệnh viện Ung bướuĐài Tiếng Nói Việt Nam

- Một thiếu úy công an hy sinh trong khi làm nhiệm vụ (TN). - Thiếu úy cảnh sát hi sinh khi đuổi xe chở gà lậu (DV).Thiếu úy công an hy sinh khi truy đuổi đối tượng nghi vấn
Tiền Phong Online
TP – Ngày 13-1, Công an tỉnh Quảng Ninh cho biết, tối 12-1, trong khi làm nhiệm vụ, tổ công tác đặc biệt của Công an tỉnh gồm thiếu úy Bùi Văn Bình (SN 1988), chiến sỹ Phòng Cảnh sát bảo vệ cơ động, đại úy Thiều Văn Ba, Đội phó Đội TTKS Giao thông ...

 - Cảnh sát biển bắt giữ tàu nước ngoài chở gỗ trắc và than trái phép (Infonet).
- Tập trung giảm nhanh tỷ lệ đói nghèo tại Tây Bắc (CP).
- VTV phản hồi nghi vấn ‘dự báo thời tiết vụ lợi’ (VNN). - Vụ lợi bản tin thời tiết: VTV phản pháo (KP). - Đã có sự “hiểu lầm” về bản tin thời tiết của VTV! (DT).
- Vợ chồng thợ hồ mù chữ thành nhân viên ngân hàng (TT).
- Xe máy lại cháy khi đang chạy (TT).
- “Quán cơm 5.000 đồng” bên cầu Mai Ðộng (ND).
- Triều cường ‘nhấn chìm’ nhiều tuyến đường ở TPHCM (Tin tức).
- Săn lùng… đại bàng (TT).
- Phát hiện loài thằn lằn sặc sỡ mới ở VN (KP).

- 10.800 tỷ đồng nâng cấp, xây mới các công trình văn hóa (VH/TTVH).
- Lập cơ sở dữ liệu về Quan họ cổ (SGGP).
- Văn hóa “quốc lủi” về đâu? (TTVH).
Xe khách chở 20 thùng nội tạng thối
Thanh Niên
(TNO) Chiều nay 14.1, Đội 6 - Phòng Cảnh sát môi trường phối hợp với Đội quản lý thị trường số 15 cho biết đã phát hiện và bắt giữ 20 thùng xốp chứa nội tạng heo bốc mùi hôi thối được giấu trong một xe khách ở Bến xe Nước Ngầm (Q.Hoàng Mai, Hà Nội) ...
Hà Nội bắt giữ hơn 1,5 tấn nội tạng không rõ nguồn gốcĐài Tiếng Nói Việt Nam
Xe khách chở 20 thùng lòng lợn 'thối' không rõ nguồn gốcTiền Phong Online
Bắt giữ gần 20 thùng nội tạng thối trên xe kháchLao động

Bị phát hiện bán ma túy, đâm luôn cảnh sát
Thanh Niên
(TNO) Sáng 14.1, trên đường Xô Viết Nghệ Tĩnh, TP.Đà Lạt (Lâm Đồng), Trần Văn Phú (38 tuổi, ngụ đường Mai Hắc Đế, Đà Lạt) đang bán chất ma túy cho Nguyễn Văn Thành (33 tuổi, ngụ H.Lạc Dương, Lâm Đồng) thì bị các trinh sát Phòng cảnh sát điều tra ...
Bán ma túy bị truy bắt, vu công an là cướpNgười Lao Động
Bị cảnh sát tóm còn hô "Cướp, cướp!"Tin tức 24h
Cảnh sát đặc nhiệm bị vu là cướpVNExpress


Tra khảo người tại khách sạn để đòi nợ thuê
(NLĐO) - Sau khi “ký hợp đồng” đòi nợ thuê, băng nhóm giang hồ đã đón lõng một thanh niên rồi bắt người này về khách sạn tra khảo.
Đã có sự "hiểu lầm" về bản tin thời tiết của VTV!
Dân Trí
(Dân trí) - “Các bản tin kỹ thuật, trong đó có bản tin lúc 6h15' của VTV về dự báo thời tiết được lấy từ nguồn Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương và vừa qua, đã có những hiểu lầm về quá trình cung cấp nguồn tin, cách diễn giải bản tin...” ...
Có sự hiểu nhầm về thông tin dự báo thời tiếtĐài Tiếng Nói Việt Nam
VTV công khai số tin nhắn thu từ bản tin thời tiếtBáo Đất Việt
VTV nói gì về dư luận bản tin thời tiết 'vụ lợi'?Tiền Phong Online
--Trung Quốc: Hàng nghìn công nhân quỳ xin chính phủ
Tiền Phong Online
TPO- Tờ Wantchinatimes đưa tin, ngày 10/1 vừa qua, hàng nghìn công nhân nhập cư quỳ tại quảng trường quận Phú Bình, tỉnh Thiểm Tây, Tây Bắc Trung Quốc, cầu xin chính phủ can thiệp vụ tranh chấp tiền lương.
Hàng nghìn công nhân quỳ xin trả nợ lươngDân Trí

- “Thác trời” huyền bí giữa đại ngàn (NĐT). – Nét đẹp quyến rũ của ‘Cao nguyên trắng’ (VNE/GDVN).

Tổng số lượt xem trang