-Giải đáp những câu hỏi khi tăng phí ATM
Trong một phép tính thử thống kê từ một số biểu phí dịch vụ thẻ ATM mà các ngân hàng cung cấp, thì dù không gồm phí giao dịch nội mạng, chủ thẻ ngân hàng đã phải chịu nhiều loại phí khi giao dịch tại ATM, như phí rút tiền ngoại mạng, phí chuyển tiền, thanh toán hàng hóa dịch vụ, phí cấp mật mã, phí tra soát, phí trả thẻ bị nuốt...
Người tiêu dùng đã phải chi trả hàng nghìn tỷ đồng thuộc dạng "phí atm"Đơn cử, chủ thẻ thanh toán nội địa Fast Access của Techcombank sẽ phải chịu phí phát hành lần đầu 100.000 đồng, phí phát hành thay thế thẻ hết hạn từ 50.000 đồng đến 100.000 đồng, phí dịch vụ phát hành nhanh (nếu khách hàng yêu cầu) 200.000 đồng/lần, phí thường niên (thu theo năm, căn cứ thời hạn hiệu lực thẻ) 50.000 đồng/năm, phí cấp lại PIN 30.000 đồng, phí tra soát khiếu nại (nếu chủ thẻ khiếu nại không đúng) 80.000 đồng, phí rút tiền tại ATM của ngân hàng khác 5.400 đồng/giao dịch, phí giao dịch khác (không bao gồm giao dịch hỏi PIN) tại ATM của ngân hàng khác là 3.000 đồng/giao dịch, phí cấp bản sao hóa đơn giao dịch là 80.000 đồng/hóa đơn. Các mức phí trên chưa bao gồm thuế GTGT 10%.
Rẻ hơn biểu phí của Techcombank, Vietcombank – ngân hàng có số lượng thẻ đang hoạt động thực hàng đầu Việt Nam, cũng đưa ra biểu phí phát hành và sử dụng thẻ Vietcombank Connect 24 – loại thẻ phổ thông được đa phần các cơ quan tổ chức chọn làm để trả lương nhân viên – như sau: phí phát hành thẻ thông thường: 50.000 đồng/thẻ, phí phát hành nhanh 50.000 đồng/thẻ, phí phát hành lại/thay thế thẻ: 50.000 đồng/lần/thẻ, phí cấp lại PIN 10.000 đồng/lần/thẻ, phí quản lý tài khoản thẻ 3.300 đồng/tháng/thẻ, phí đòi bồi hoàn 50.000 đồng/giao dịch, phí cung cấp bản sao hóa đơn giao dịch tại điểm chấp nhận thẻ của Vietcombank là 10.000 đồng/hóa đơn, tại điểm chấp nhận thẻ không thuộc hệ thống VCB là 50.000 đồng/hóa đơn, chuyển khoản tại ATM trong hệ thống của VCB là 3.300 đồng/giao dịch, giao dịch ATM ngoài hệ thống của VCB, rút tiền mặt 3.300 đồng/giao dịch, truy vấn số dư 1.650 đồng/giao dịch, in sao kê 1.650 đồng/giao dịch, chuyển khoản 3.300 đồng/giao dịch.
Chủ thẻ ghi nợ nội địa Active plus của Ngân hàng Quân đội (MB) cũng phải chịu hàng chục loại phí: Phí phát hành thẻ 55.000, phí phát hành lại thẻ 44.000 đồng/lần, phí phát hành lại thông báo mã PIN 20.000 đồng/lần, phí tra soát (khi chủ thẻ khiếu nại không đúng) 20.000 đồng/lần, phí rút tiền mặt tại ATM của ngân hàng khác 3.300 đồng/giao dịch, phí chuyển khoản trên ATM của ngân hàng khác 1.650 đồng/lần, phí in sao kê giao dịch trên ATM 1.650 đồng/lần, phí đổi PIN trên ATM 1.650 đồng/lần, phí cung cấp bản sao hóa đơn tại đơn vị chấp nhận thẻ của MB 20.000đồng/giao dịch, tại đơn vị chấp nhận thẻ của ngân hàng khác 50.000 đồng/giao dịch.
Từ những biểu số trên cho thấy, với con số 40 triệu thẻ đã được phát hành tính đến cuối năm 2011 mà lãnh đạo Hội thẻ ngân hàng Việt Nam công bố, chỉ riêng phí phát hành (tính ở mức 50.000 đồng/thẻ), các ngân hàng đã thu về 2.000 tỉ đồng, phí quản lý tài khoản thường niên (tối thiểu 39.600 đồng/thẻ) thu về hơn 1.500 tỉ đồng…
PVKT - Con số “giật mình“ từ phí ATM (PLVN). - Đủ chiêu trò ‘né’ phí ATM (VNE/TP). - “Tù mù” với thu phí dịch vụ ATM (PLXH/LĐ).
Trong một phép tính thử thống kê từ một số biểu phí dịch vụ thẻ ATM mà các ngân hàng cung cấp, thì dù không gồm phí giao dịch nội mạng, chủ thẻ ngân hàng đã phải chịu nhiều loại phí khi giao dịch tại ATM, như phí rút tiền ngoại mạng, phí chuyển tiền, thanh toán hàng hóa dịch vụ, phí cấp mật mã, phí tra soát, phí trả thẻ bị nuốt...
Người tiêu dùng đã phải chi trả hàng nghìn tỷ đồng thuộc dạng "phí atm"Đơn cử, chủ thẻ thanh toán nội địa Fast Access của Techcombank sẽ phải chịu phí phát hành lần đầu 100.000 đồng, phí phát hành thay thế thẻ hết hạn từ 50.000 đồng đến 100.000 đồng, phí dịch vụ phát hành nhanh (nếu khách hàng yêu cầu) 200.000 đồng/lần, phí thường niên (thu theo năm, căn cứ thời hạn hiệu lực thẻ) 50.000 đồng/năm, phí cấp lại PIN 30.000 đồng, phí tra soát khiếu nại (nếu chủ thẻ khiếu nại không đúng) 80.000 đồng, phí rút tiền tại ATM của ngân hàng khác 5.400 đồng/giao dịch, phí giao dịch khác (không bao gồm giao dịch hỏi PIN) tại ATM của ngân hàng khác là 3.000 đồng/giao dịch, phí cấp bản sao hóa đơn giao dịch là 80.000 đồng/hóa đơn. Các mức phí trên chưa bao gồm thuế GTGT 10%.
Rẻ hơn biểu phí của Techcombank, Vietcombank – ngân hàng có số lượng thẻ đang hoạt động thực hàng đầu Việt Nam, cũng đưa ra biểu phí phát hành và sử dụng thẻ Vietcombank Connect 24 – loại thẻ phổ thông được đa phần các cơ quan tổ chức chọn làm để trả lương nhân viên – như sau: phí phát hành thẻ thông thường: 50.000 đồng/thẻ, phí phát hành nhanh 50.000 đồng/thẻ, phí phát hành lại/thay thế thẻ: 50.000 đồng/lần/thẻ, phí cấp lại PIN 10.000 đồng/lần/thẻ, phí quản lý tài khoản thẻ 3.300 đồng/tháng/thẻ, phí đòi bồi hoàn 50.000 đồng/giao dịch, phí cung cấp bản sao hóa đơn giao dịch tại điểm chấp nhận thẻ của Vietcombank là 10.000 đồng/hóa đơn, tại điểm chấp nhận thẻ không thuộc hệ thống VCB là 50.000 đồng/hóa đơn, chuyển khoản tại ATM trong hệ thống của VCB là 3.300 đồng/giao dịch, giao dịch ATM ngoài hệ thống của VCB, rút tiền mặt 3.300 đồng/giao dịch, truy vấn số dư 1.650 đồng/giao dịch, in sao kê 1.650 đồng/giao dịch, chuyển khoản 3.300 đồng/giao dịch.
Chủ thẻ ghi nợ nội địa Active plus của Ngân hàng Quân đội (MB) cũng phải chịu hàng chục loại phí: Phí phát hành thẻ 55.000, phí phát hành lại thẻ 44.000 đồng/lần, phí phát hành lại thông báo mã PIN 20.000 đồng/lần, phí tra soát (khi chủ thẻ khiếu nại không đúng) 20.000 đồng/lần, phí rút tiền mặt tại ATM của ngân hàng khác 3.300 đồng/giao dịch, phí chuyển khoản trên ATM của ngân hàng khác 1.650 đồng/lần, phí in sao kê giao dịch trên ATM 1.650 đồng/lần, phí đổi PIN trên ATM 1.650 đồng/lần, phí cung cấp bản sao hóa đơn tại đơn vị chấp nhận thẻ của MB 20.000đồng/giao dịch, tại đơn vị chấp nhận thẻ của ngân hàng khác 50.000 đồng/giao dịch.
Từ những biểu số trên cho thấy, với con số 40 triệu thẻ đã được phát hành tính đến cuối năm 2011 mà lãnh đạo Hội thẻ ngân hàng Việt Nam công bố, chỉ riêng phí phát hành (tính ở mức 50.000 đồng/thẻ), các ngân hàng đã thu về 2.000 tỉ đồng, phí quản lý tài khoản thường niên (tối thiểu 39.600 đồng/thẻ) thu về hơn 1.500 tỉ đồng…
PVKT - Con số “giật mình“ từ phí ATM (PLVN). - Đủ chiêu trò ‘né’ phí ATM (VNE/TP). - “Tù mù” với thu phí dịch vụ ATM (PLXH/LĐ).
-- Ngân hàng “trục lợi”… dân khóc vì thu phí rút tiền ATM (KT). -(Kienthuc.net.vn) - Dù thu lợi lớn từ đầu tư ATM nhưng các ngân hàng vẫn được thu thêm khoản phí rút tiền nội mạng trong khi người dân "méo mặt".
Kẻ khóc... người cười
Lý do chính mà các ngân hàng đưa ra đề xuất thu thêm khoản phí rút tiền nội mạng và đã được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận cho thu từ 1/3/2013 là do đang lỗ lớn từ đầu tư ATM. Tuy nhiên, theo số liệu được Ngân hàng Nhà nước (NHNN) và Hiệp hội thẻ Việt Nam công bố vào tháng 9 vừa qua thì lý do này hoàn toàn vô căn cứ bởi thực tế, đầu tư cho ATM không hề lỗ, thậm chí còn lãi khủng.
Tính đến cuối tháng 6, toàn hệ thống ATM các ngân hàng có khoảng 37,7 triệu tài khoản thanh toán cá nhân bằng thẻ với tổng số tiền để trong thẻ gần 70.000 tỷ đồng. Số tiền này lại chỉ được hưởng lãi suất không kỳ hạn 2% một năm thấp hơn nhiều lần so với con số 9% lãi suất mà các ngân hàng đang huy động. Như vậy, mỗi năm chủ tài khoản thẻ đã chịu thiệt một số tiền khổng lồ, lên đến 4.900 tỷ đồng mà chính các ngân hàng phát hành thẻ được hưởng lợi. Tính bình quân, một năm, mỗi cây ATM cho ngân hàng thu lợi tới 350 triệu đồng.
Ngoài ra, chủ thẻ ATM còn thực hiện gần 130 triệu giao dịch thanh toán, với tổng giá trị giao dịch đạt gần 200.000 tỷ đồng, thu về cho các ngân hàng khoản phí không nhỏ từ các giao dịch liên mạng.
Như vậy, kể từ 1/1/2013 này, hệ thống ngân hàng lại tiếp tục thu thêm số tiền “khổng lồ” từ khoản phí rút tiền nội mạng trong khi người dân méo mặt bởi cộng thêm khoản phí này, tính đến thời điểm hiện tại, họ phải chịu hàng chục loại phí đè đầu.
Chị Nguyễn Thị Mai, công nhân tại khu công nghiệp Thăng Long Hà Nội cho hay, thực tế chị chỉ thích tiền mặt chứ mấy khi sử dụng đến thẻ, nhưng công ty lại chỉ trả lương qua ATM nên thẻ của chị hầu như chỉ để rút tiền lương. “Lương công nhân chỉ có hơn 2 triệu đồng/tháng mà hiện tôi cứ bị trừ đủ loại phí vì dùng thẻ, từ phí thường niên, phí quản lý tài khoản, vấn tin tài khoản, in sao kê…bây giờ lại thêm cái khoản phí rút tiền thì xót xa thật. Kiểu này nếu có lương là phải rút hết một lần chứ không giữ lại tiền trong tài khoản để tiết kiệm nữa”, chị Mai than.
Còn Nguyễn Thúy Quỳnh, sinh viên năm ĐH Thủy Lợi đang sử dụng thẻ ATM của Agribank cũng than trời khoản phí rút tiền nội mạng: “Mỗi tháng mẹ em gửi xuống hơn 2 triệu đồng mà em phải rút làm nhiều lần, tiền ăn, tiền nhà, tiền điện nước, mỗi lần chỉ dám rút 100.000 đồng- 200.000 đồng, cùng lắm là 500.000 đồng. Nếu thu phí rút tiền nội mạng thì tính ra hàng tháng, bọn em đã mất tới vài chục nghìn đồng tiền phí các loại. Chưa kể nếu tài khoản còn 100.000 đồng thì không rút được bởi phải giữ lại tối thiểu 50.000 đồng trong thẻ”.
Ngân hàng thu thêm số tiền "khủng" từ phí nội mạng trong khi người dân than trời vì chất lượng dịch vụ ATM kém. Ảnh chụp công nhân xếp hàng chờ rút tiền tại cây ATM. Nguồn: internet |
Bên cạnh đó, chất lượng dịch vụ ATM kiểu “nửa vởi” hiện nay của các ngân hàng cũng khiến người dân bức xúc. “Dịch vụ đã kém, người dân phải xếp hàng để rút tiền, máy nghẽn, lỗi liên miên lại còn đòi thu thêm tiền dịch vụ, tôi thấy như vậy thật làm khổ người dân trong bối cảnh khó khăn, giá cả leo thang như hiện nay”, anh Đỗ Mạnh Hùng, nhân viên một công ty cơ điện ở Đê La Thành, Hà Nội nói.
Không nên lợi dụng thu phí nội mạng để kinh doanh
Trao đổi với Kiến Thức, ông Ngô Trí Long, nguyên Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu khoa học thị trường giá cả (Bộ Tài chính) cho rằng, việc thu phí rút tiền ATM nội mạng là hợp lý bởi ngân hàng vẫn phải bỏ ra một khoản chi phí nhất định vào đầu tư, hoạt động máy móc, trang thiết bị của ATM. Tuy nhiên, theo ông Long, các ngân hàng phải tính toán làm sao để mức phí thu về là vừa đủ, không nên thông qua việc thu phí nội mạng để kinh doanh thu lãi.
“Hiện nay, nhà nước đang khuyến khích người dân dùng thẻ, các ngân hàng cũng muốn khách hàng sử dụng thẻ ATM nên phải làm sao để người dân thấy có lợi cho mình họ mới tiếp tục sử dụng nếu không họ sẽ lập tức quay lưng. Thực tế, tại nước khác, phần lớn người dân sử dụng thẻ ATM như một phương tiện thanh toán không cần dùng tiền mặt chứ dùng thẻ để rút tiền rất ít. Trong khi đó, ở nước ta, người dân lại sử dụng thẻ ATM vào dịch vụ rút tiền là chủ yếu. Đây chính là một bất cập trong việc sử dụng đúng mục đích của thẻ ATM mà chúng ta cần phải thay đổi”, ông Long nói.
Bên cạnh đó, theo ông Long, việc thu phí rút tiền nội mạng phải đi kèm với chất lượng phục vụ. “Các ngân hàng thu phí thì phải làm sao cho xứng đáng với chất lượng của dịch vụ ATM, để người dân thấy sử dụng ATM rất tiện lợi chứ không có chuyện thu tiền rồi mà cây ATM vẫn luôn trong tình trạng nghẽn mạng, quá tải, hết tiền, lỗi kỹ thuật…khiến khách hàng cảm thấy bức xúc như hiện nay”, ông Long cho hay.- Ngân hàng “trục lợi”… dân khóc vì thu phí rút tiền ATM (KT).
TIN LIÊN QUAN
- “Thu thuế phải thu được lòng dân” (Hải quan). -- Lãnh đạo tỉnh không đi chúc Tết các địa phương khác (TP).
- Thanh Hóa: Hàng trăm công nhân đình công đầu năm 2013 (KT).
(Kienthuc.net.vn) - Ngày Tết vẫn đi làm bình thường, lại không được trả công lao động theo chế độ ngày nghỉ, hàng trăm công nhân đã đình công trước Xí nghiệp xây dựng và sản xuất gạch Tuynel Đông Văn.
Sáng 1/1, công nhân tại Xí nghiệp xây dựng và sản xuất gạch Tuynel Đông Văn, xã Đông Văn, huyện Đông Sơn (Thanh Hóa), chi nhánh Công ty cổ phần xây dựng K2 (thuộc tổng Công ty Xây dựng Hà Nội) vẫn phải đi làm như ngày thường. Nhưng do phía công ty không trả công lao động theo chế độ ngày nghỉ nên hàng trăm công nhân đã tập trung đình công.
Một số công nhân cho biết, ngày 1/1 họ vẫn đi làm như lịch của Xí nghiệp đưa ra. Khi hỏi về chế độ ngày công thì phía lãnh đạo Xí nghiệp nói rằng tiền công vẫn tính theo ngày thường, nghĩ quyền lợi không đảm bảo theo quy định nên công nhân đã đình công không làm việc.
Công nhân Xí nghiệp Đông Văn đình công sáng 1/1 |
Anh Thiều Văn Hùng, tổ trưởng tổ sản xuất bức xúc: “Chúng tôi đình công vì quá bức xúc, nhiều quyền lợi của chúng tôi không được đảm bảo, 2 tháng chưa nhận lương, chưa có bảo hiểm y tế để khám chữa bệnh, lương hợp đồng chúng tôi ký theo bậc nhưng Xí nghiệp lại tính lương theo mức giao khoán sản phẩm. Tập huấn an toàn lao động thì Xí nghiệp thường tổ chức rồi đưa kết quả cho chúng tôi về nhà chép”.
Cũng theo anh Hùng, bản thân anh là người hay đại diện cho tập thể công nhân ý kiến các vấn đề trên với lãnh đạo Xí nghiệp và viết đơn gửi các cơ quan chức năng nên 3 tháng (tháng 10, 11, 12) nay Xí nghiệp chưa trả lương cho anh.
Chị Đào Thị Hảo, công nhân tại Xí nghiệp bức xúc nói: “Chúng tôi đã tuân thủ theo lịch làm việc của Xí nghiệp đưa ra là làm cả ngày nghỉ theo quy định nhưng phía Xí nghiệp không thực hiện quyền lợi về lương và chế độ cho chúng tôi. Ngoài ra, nhiều quyền lợi của chúng tôi cũng không được đảm bảo, tôi nghỉ thai sản xong, đã đi làm được 1 tháng nhưng phía Xí nghiệp vẫn chưa thanh toán chế độ thai sản”.
Trước đó, tập thể công nhân đã có đơn gửi Sở LĐTB&XH tỉnh Thanh Hóa khiếu nại việc Công ty cổ phần xây dựng K2 không thực hiện chế độ BHXH, vi phạm thời gian làm việc, thời gian nghỉ ngơi với người lao động, không thanh toán chế độ thôi việc khi chấm dứt hợp đồng lao động, điểu chỉnh đơn giá sản phẩm chưa đúng quy định Nhà nước.
Sau khi kiểm tra, Sở LĐTB&XH tỉnh Thanh Hóa đã có văn bản ngày 24/8/2012 đề nghị Công ty Xây dựng K2 thanh toán chế độ đau ốm, thai sản cho 3.079 lượt người với số tiền hơn 437 triệu đồng; thực hiện thời giờ làm việc, thời gian nghỉ ngơi theo quy định; thực hiện thanh toán tiền làm thêm giờ cho người lao động theo quy định; thanh toán trợ cấp thôi việc cho người lao động khi chấm dứt hợp đồng lao động.
Tuy nhiên, sau khi có ý kiến từ phía các cơ quan nhưng Công ty Xây dựng K2 vẫn “lờ” đi và dẫn đến việc hàng trăm công nhân đình công đòi quyền lợi.
TIN LIÊN QUAN
- Cắt 9.000 tỷ đồng đầu tư ảo (TP).
- Thương lái Trung Quốc hóa du khách mua cua biển (TT).
- Bắt giữ một cán bộ địa chính mang theo 2 khẩu súng ngắn (LĐ).
- Năm 2013: Không dễ dự báo giá vàng trong nước (TBKTSG). - Cuối năm, ai mua vàng? (TBNH). - Năm 2013 vàng có thể chinh phục các đỉnh cao mới (Tin tức). – Siết chặt quản lý thị trường vàng thời gian tới: Nhiều hệ lụy được báo trước: Chính sách hạn chế “vàng hóa” nền kinh tế (CAND).
- Nhà ở xã hội: Dành cho ai? (NCĐT). - Bất động sản được cứu, chứng khoán sẽ bật dậy? (TP).
- Vòng luẩn quẩn của con cá tra: Mong một “liều thuốc” đủ mạnh (VOV). - Năm 2013: Tiếp tục tái cơ cấu tổng thể nền kinh tế (VOV).
- Xử lý nợ xấu: Cần một giải pháp tổng thể và lâu dài (TTXVN). - Tâm thế nhập cuộc (TN). - Chính phủ yêu cầu NHNN khẩn trưởng xây dựng Nghị định về công ty mua bán nợ (Gafin).
- TS Lê Hồng Giang: Không thể cứ nhắm mắt kích cầu hay nới lỏng tiền tệ mỗi khi kinh tế suy giảm (Gafin).
- Doanh nghiệp trước áp lực thuế, phí (TBKTSG).
- UBGSTC Quốc Gia: Năm 2013 NHNN có cửa rộng để giảm tiếp lãi suất cho vay (CafeF).
- Mỹ đạt thỏa thuận tránh “vách đá tài chính” vào phút chót (TN).--Perspective on the Deal
Paul Krugman
- Thảm cảnh ngày cuối năm ở Quảng Bình (VNN). - Hỗ trợ gia đình các nạn nhân chìm tàu ở Quảng Bình (VOV).
- 7 sự kiện y tế đình đám năm 2012 (LĐ).
- Rộ “phong trào” ươm, trồng cây thuốc xáo tam phân (DV).-