Thứ Sáu, 19 tháng 12, 2014

Bảo vệ Tổ Quốc cho dân hay cho đảng

Không thể đánh đồng Đảng với Tổ Quốc và Nhân Dân.  Tại sao lại gộp lại làm một  như vậy?
TBT Nguyễn Phú Trọng: "Phải đẩy mạnh đấu tranh, làm thất bại âm mưu và hoạt động "diễn biến hoà bình" nói chung và "phi chính trị hoá" quân đội nói riêng của các thế lực thù địch. Thực chất, "phi chính trị hoá" quân đội là thủ đoạn cực kỳ nham hiểm của thế lực thù địch nhằm chống phá cách mạng nước ta, tách rời quân đội ra khỏi sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, làm cho quân đội không còn là công cụ bạo lực sắc bén, lực lượng chính trị tin cậy của Đảng và Nhà nước. Bài học từ Liên Xô và các nước Đông Âu những năm 90 của thế kỷ XX đến nay vẫn còn nguyên giá trị đối với chúng ta."


Bài học Liên Sô và Đông Âu cho thấy không thế lực nào có thể cưỡng lại cơn lốc tiến hoá của lịch sử dựa trên những quy luật vận động của tự nhiên và xã hội. Đó mới là điều cần học. Chống lại sự tiến hoá bình thường ấy chính là phản động.



'Không phân chia sự lãnh đạo quân đội cho lực lượng khác ngoài Đảng'

 Chỉ có Đảng Cộng sản VN là tổ chức duy nhất lãnh đạo Quân đội nhân dân VN. Sự lãnh đạo quân đội không thể phân chia cho bất kỳ một cá nhân nào, một lực lượng chính trị nào khác - Tổng bí thư viết.
VietNamNet trân trọng giới thiệu toàn văn bài viết của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng nhân kỷ niệm 70 năm ngày thành lập QĐND Việt Nam: 
Trong suốt 70 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, Quân đội nhân dân Việt Nam luôn thể hiện rõ sự trung thành tuyệt đối với sự nghiệp cách mạng của Đảng, của dân tộc; đoàn kết, gắn bó, chiến đấu dũng cảm, sáng tạo, cùng toàn Đảng, toàn dân lập nên những chiến công hiển hách trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Đó là kết quả tổng hợp được tạo nên từ nhiều nhân tố, trong đó, sự lãnh đạo của Đảng đối với quân đội là nhân tố có ý nghĩa quyết định.
Tổng bí thư, Nguyễn Phú Trọng, QĐND
Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng. Ảnh: Minh Thăng


Sự lãnh đạo của Đảng đối với quân đội được Đảng Cộng sản Việt Nam xác định từ rất sớm và không ngừng được bổ sung, hoàn thiện. Đó là sự lãnh đạo toàn diện, tuyệt đối về chính trị, tư tưởng, tổ chức, cán bộ... bằng một cơ chế, phương thức chặt chẽ, phù hợp. Trong Cương lĩnh chính trị đầu tiên (năm 1930), Đảng chỉ rõ phải nhanh chóng "Tổ chức ra quân đội công nông". Trong Nghị quyết đội tự vệ (năm 1935), Đảng xác định: "Luôn luôn phải giữ quyền chỉ huy nghiêm ngặt của Đảng trong tự vệ thường trực", "Các đội trưởng và đảng đại biểu phải hợp tác mà chỉ huy".

Trong lãnh đạo xây dựng, phát triển lực lượng cho khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền, Đảng xác định phải làm cho các đội du kích đi đúng "con đường chính trị" của Đảng... Đầu năm 1944, trước yêu cầu thành lập đội quân chủ lực quốc gia, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc căn dặn đồng chí Võ Nguyên Giáp: "Tổ chức của đội phải lấy chi bộ Đảng làm hạt nhân lãnh đạo". Thi hành đúng Chỉ thị của Bác Hồ, chi bộ Đảng của Đội Việt Nam Tuyên truyền giải phóng quân được thành lập, lãnh đạo đội thực hiện các nhiệm vụ một cách tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt.

Trong giai đoạn đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, quân đội ta có sự phát triển nhanh về lực lượng. Để giữ vững sự lãnh đạo, Đảng tiếp tục nghiên cứu xác lập, triển khai cơ chế lãnh đạo quân đội: Thành lập Trung ương Quân uỷ (tháng 01/1946); thành lập các cấp uỷ từ quân khu đến chi uỷ; đặt chế độ hai thủ trưởng (quân sự, chính trị) để chỉ huy đơn vị từ cấp khu đến trung đội; lập chế độ chính trị uỷ viên đại diện Đảng phụ trách trong quân đội (tháng 10/1948). Từ thực tiễn tổ chức sự lãnh đạo của Đảng đối với quân đội trong kháng chiến, Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khoá II) đã ban hành Nghị quyết 07 ngày 20/5/1952, về thực hiện chế độ tập thể Đảng uỷ lãnh đạo toàn diện, thủ trưởng quân sự, thủ trưởng chính trị phân công thực hiện theo chức trách, nhằm thực hiện sự lãnh đạo tập thể, thống nhất của Đảng về mọi mặt công tác.

Trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước, cơ chế trên tiếp tục được thực hiện; nhờ đó, sự lãnh đạo của Đảng đối với quân đội luôn được giữ vững, tăng cường và phát huy được sức mạnh chiến đấu "càng đánh, càng mạnh, càng thắng lợi". Các đơn vị trong toàn quân đều nhận thức đầy đủ và chấp hành nghiêm, thực hiện triệt để nguyên tắc tập trung dân chủ, phát huy được sức mạnh lãnh đạo của Đảng, đồng thời cũng phát huy cao độ trí tuệ, sự sáng tạo của thủ trưởng quân chính trong việc tổ chức thực hiện. Sự lãnh đạo của Đảng đã góp phần quyết định vào thắng lợi của quân đội ta trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước; đồng thời, trở thành truyền thống, kinh nghiệm quý báu của quân đội ta.

Từ năm 1975 đến nay, Đảng ta đã có ba lần đổi mới, bổ sung, hoàn thiện cơ chế lãnh đạo của Đảng đối với quân đội. Từ 1975 - 1982, quân đội vẫn thực hiện cơ chế lãnh đạo của Đảng như trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Ngày 15/12/1982, Bộ Chính trị (khoá V) ra Nghị quyết 07 "Về việc đổi mới, hoàn thiện cơ chế lãnh đạo của Đảng đối với Quân đội nhân dân Việt Nam, sự nghiệp quốc phòng và thực hiện chế độ một người chỉ huy trong quân đội". Sau hơn hai năm thực hiện cơ chế 07, Đảng đã sớm phát hiện thấy một số khiếm khuyết, vì thế, ngày 04/7/1985, Bộ Chính trị (khoá V) đã ra Nghị quyết 27 về việc "Tiếp tục kiện toàn cơ chế lãnh đạo của Đảng đối với Quân đội nhân dân Việt Nam và sự nghiệp quốc phòng".

Nghị quyết 27 của Bộ Chính trị quyết định khôi phục lại hệ thống tổ chức Đảng trong quân đội. Toàn quân có Đảng uỷ Quân sự Trung ương do Bộ Chính trị, Ban Bí thư trực tiếp lãnh đạo. Cấp uỷ các cấp có trách nhiệm lãnh đạo toàn diện các đơn vị thuộc quyền, theo phạm vi chức năng và nội dung quy định cho từng cấp. Gần 20 năm thực hiện Nghị quyết 27 (1985 - 2005) đã tạo chuyển biến tích cực về nhận thức tư tưởng và hành động trong toàn quân đối với nhiệm vụ xây dựng quân đội, củng cố quốc phòng, sẵn sàng chiến đấu và chiến đấu bảo vệ Tổ quốc.

Trước yêu cầu giữ vững, tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với nhiệm vụ củng cố quốc phòng, bảo vệ Tổ quốc, xây dựng quân đội trong thời kỳ mới, ngày 20/7/2005, Bộ Chính trị (khoá IX) ban hành Nghị quyết 51 về "Tiếp tục hoàn thiện cơ chế lãnh đạo của Đảng, thực hiện chế độ một người chỉ huy gắn với thực hiện chế độ chính uỷ, chính trị viên trong Quân đội nhân dân Việt Nam". Nghị quyết chỉ rõ: "Nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa trong thời kỳ mới đặt ra yêu cầu phải nâng cao chất lượng xây dựng quân đội, đặc biệt là nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác Đảng, công tác chính trị, giữ vững và tăng cường sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng đối với quân đội, bảo đảm cho quân đội luôn vững mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ chức, thực sự là lực lượng chính trị, lực lượng chiến đấu trung thành và tin cậy của Đảng, Nhà nước xã hội chủ nghĩa và của nhân dân, hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao trong mọi tình huống".

Cơ chế lãnh đạo theo Nghị quyết 51 xác định rõ những nội dung cơ bản để định hướng, chỉ đạo, tổ chức hoạt động lãnh đạo của tổ chức đảng, hoạt động công tác Đảng, công tác chính trị, hoạt động của cán bộ chỉ huy, chính uỷ, chính trị viên, cơ quan chính trị trong các đơn vị quân đội. Bộ Chính trị, Ban Bí thư khoá XI đã ban hành quy định về tổ chức đảng trong Quân đội nhân dân Việt Nam và quy định về tổ chức cơ quan chính trị trong quân đội. Các văn bản quan trọng của Đảng đã khẳng định: Đảng Cộng sản Việt Nam mà thường xuyên và trực tiếp là Bộ Chính trị, Ban Bí thư lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt đối với quân đội. Sự lãnh đạo đó được thực hiện thông qua hệ thống tổ chức đảng, hệ thống tổ chức chỉ huy, hệ thống cơ quan chính trị, cán bộ chính trị các cấp và tổ chức quần chúng ở đơn vị cơ sở.
Bảo đảm quân đội luôn trung thành với Đảng, Tổ quốc, nhân dân 
Hệ thống tổ chức đảng trong quân đội gồm: Quân uỷ Trung ương và đảng uỷ quân sự các cấp. Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng là Bí thư Quân uỷ Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng là Phó Bí thư Quân uỷ Trung ương, các đồng chí Uỷ viên do Bộ Chính trị chỉ định. Các cấp uỷ đảng từ cấp trực thuộc Quân uỷ Trung ương đến cấp cơ sở do đại hội đảng cùng cấp bầu. Quân uỷ Trung ương nghiên cứu, đề xuất với Ban Chấp hành Trung ương những vấn đề về đường lối, nhiệm vụ quân sự và quốc phòng; kế hoạch phòng thủ đất nước; phương hướng và biện pháp xây dựng nền quốc phòng toàn dân; cơ chế lãnh đạo của Đảng với quân đội.
Tổng bí thư, Nguyễn Phú Trọng, QĐND
Ảnh: Minh Trường


Quân uỷ Trung ương có trách nhiệm phối hợp và hướng dẫn các cấp uỷ trực thuộc Trung ương thực hiện các nghị quyết, chỉ thị của Đảng về quân sự, quốc phòng; trực tiếp lãnh đạo xây dựng quân đội vững mạnh toàn diện, xây dựng các tổ chức đảng trong quân đội trong sạch, vững mạnh. Thông qua các biện pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác đảng, công tác chính trị, Quân uỷ Trung ương bảo đảm giữ vững và tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với quân đội. Quân uỷ Trung ương thực hiện chế độ quyết định tập thể đối với vấn đề lớn như: chủ trương, chương trình, kế hoạch thực hiện các chỉ thị, nghị quyết của Đảng, các biện pháp xây dựng quân đội,... Quân uỷ Trung ương chỉ đạo Tổng cục chính trị và thông qua Tổng cục chính trị chỉ đạo các đảng bộ và hệ thống chính uỷ, chính trị viên, cơ quan chính trị các cấp tiến hành công tác Đảng, công tác chính trị nhằm xây dựng quân đội vững mạnh toàn diện, đủ khả năng hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao.


Như vậy, suốt 70 năm qua, nhờ không ngừng bổ sung, hoàn thiện phương thức, cơ chế lãnh đạo, Đảng Cộng sản Việt Nam đã giữ vững vai trò lãnh đạo đối với quân đội trong mọi tình huống, mọi giai đoạn lịch sử. Đó cũng là nhân tố quyết định sự trưởng thành, chiến đấu và chiến thắng của Quân đội ta. 70 năm qua, quân đội đã luôn xứng đáng là công cụ bạo lực cách mạng sắc bén, lực lượng chính trị trung thành của Đảng, Tổ quốc và nhân dân; giữ vững bản chất giai cấp công nhân, là quân đội của dân, do dân, vì dân; viết nên truyền thống quyết chiến, quyết thắng với nhiều chiến công hiển hách, đánh bại mọi kẻ thù xâm lược, xứng đáng là quân đội anh hùng của dân tộc anh hùng.

Trong điều kiện cách mạng mới, trước tình hình thế giới, khu vực và trong nước, bên cạnh những thuận lợi cơ bản cũng có nhiều diễn biến phức tạp, Quân uỷ Trung ương, Bộ Quốc phòng, cấp uỷ, chỉ huy các cấp đã chấp hành nghiêm sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng, Nhà nước; tập trung lãnh đạo, chỉ đạo toàn diện, có trọng tâm, trọng điểm và hoàn thành tốt các mục tiêu, nhiệm vụ đề ra. Kết quả nổi bật là: Đã chủ động tham mưu cho Đảng, Nhà nước hoạch định đường lối, chiến lược quân sự quốc phòng, bảo vệ Tổ quốc; đánh giá, dự báo, xử lý đúng đắn các tình huống, không để bị động, bất ngờ, nhất là trong đấu tranh bảo vệ chủ quyền trên biển, bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc; thực hiện tốt công tác đối ngoại quốc phòng, góp phần giữ vững ổn định chính trị, môi trường hoà bình để xây dựng, phát triển đất nước. Lãnh đạo xây dựng quân đội vững mạnh về chính trị; chất lượng tổng hợp, sức mạnh chiến đấu được nâng lên. Quân đội luôn tích cực tham gia giúp dân xoá đói, giảm nghèo, khắc phục hậu quả chiến tranh và thiên tai, xây dựng cơ sở chính trị địa phương vững mạnh, thế trận lòng dân vững chắc, được Đảng, Nhà nước và nhân dân tin tưởng. Công tác xây dựng Đảng bộ Quân đội có chuyển biến quan trọng về năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu; cán bộ, đảng viên có bản lĩnh chính trị vững vàng, trung thành tuyệt đối với Đảng, Tổ quốc và nhân dân, sẵn sàng nhận và hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao. Quân đội cũng luôn khẳng định là lực lượng tín nhiệm trong lòng nhân dân. Hình ảnh Bộ đội Cụ Hồ được giữ vững, toả sáng.

Kiên định nguyên tắc Đảng lãnh đạo quân đội tuyệt đối, trực tiếp 


Trong tình hình hiện nay, để tiếp tục giữ vững và tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với quân đội, bảo đảm cho quân đội luôn luôn giữ vững bản chất cách mạng, mục tiêu, lý tưởng chiến đấu, hoàn thành tốt nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, cần coi trọng mấy vấn đề cơ bản sau đây:

Trước hết, cần thống nhất nhận thức, bất luận trong hoàn cảnh, điều kiện nào cũng phải kiên định nguyên tắc Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo Quân đội nhân dân Việt Nam tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt; việc hoàn thiện, nâng cao chất lượng lãnh đạo của Đảng là yếu tố quyết định để Đảng nắm chắc quân đội trong mọi tình huống. Đảng không những đề ra đường lối quân sự, xác định phương hướng phát triển tiềm lực quân sự, quốc phòng của đất nước, xác định mục tiêu, lý tưởng chiến đấu và các chủ trương, giải pháp nâng cao sức chiến đấu của Đảng bộ quân đội, mà Đảng còn lãnh đạo việc tổ chức hiện thực hoá quan điểm, đường lối xây dựng quân đội cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại. Đảng Cộng sản Việt Nam, mà trực tiếp, thường xuyên là Bộ Chính trị, Ban Bí thư quyết định những vấn đề cơ bản xây dựng quân đội vững mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ chức; xây dựng quân đội luôn là lực lượng tuyệt đối trung thành với Đảng, với Tổ quốc, hết lòng, hết sức phục vụ nhân dân, là lực lượng nòng cốt cùng toàn dân bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa và tham gia xây dựng đất nước. Nhà nước thống nhất quản lý quân đội theo quy định của Hiến pháp và pháp luật.

Đảng bộ Quân đội, Quân uỷ Trung ương và tổ chức đảng các cấp trong quân đội phải thường xuyên quán triệt sâu sắc và thực hiện nghiêm túc quan điểm, đường lối quân sự, quốc phòng, bảo vệ Tổ quốc của Đảng; đồng thời phải làm tốt chức năng tham mưu cho Đảng, Nhà nước trong lĩnh vực quân sự, quốc phòng; thực hiện có hiệu quả các nghị quyết, chỉ thị của Đảng, Nhà nước về xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân, xây dựng vững chắc nền quốc phòng toàn dân, thế trận quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân; nâng cao chất lượng tổng hợp và sức mạnh chiến đấu của quân đội. Đồng thời, giữ vững và thực hiện tốt nguyên tắc lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt, bảo đảm mọi quyền lãnh đạo quân đội luôn thuộc về Đảng. Chỉ có Đảng Cộng sản Việt Nam là tổ chức duy nhất lãnh đạo Quân đội nhân dân Việt Nam. Sự lãnh đạo quân đội không thể phân chia cho bất kỳ một cá nhân nào, một lực lượng chính trị nào khác. Nhà nước quản lý quân đội thống nhất chặt chẽ trên cơ sở nguyên tắc tập trung dân chủ, đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng và thực hiện quản lý xã hội bằng pháp luật. Vì vậy, tăng cường sự quản lý của Nhà nước đối với quân đội đặt trong mối quan hệ gắn bó hữu cơ với tăng cường sự lãnh đạo của Đảng về mọi mặt đối với quân đội.

Đảng bộ Quân đội phải tiếp tục quán triệt, thực hiện có hiệu quả Nghị quyết 51 của Bộ Chính trị (khoá IX), Quy định 49 của Bộ Chính trị khoá XI, Quy định 50 của Ban Bí thư khoá XI, Nghị quyết 513 của Đảng uỷ Quân sự Trung ương (nay là Quân uỷ Trung ương). Cấp uỷ các cấp cần chấp hành nghiêm sự chỉ đạo của Quân uỷ Trung ương, đồng thời nghiên cứu, vận dụng những bài học kinh nghiệm được đúc rút trong quá trình thực hiện Nghị quyết số 51 của Bộ Chính trị, bảo đảm cơ chế Đảng lãnh đạo quân đội luôn vận hành thông suốt, đạt hiệu quả cao.

Thứ hai, không ngừng nâng cao năng lực lãnh đạo toàn diện, sức chiến đấu cao của Đảng bộ quân đội và nâng cao hiệu lực của công tác Đảng, công tác chính trị. Trước hết, cần tiếp tục đổi mới, nâng cao tính chiến đấu, tính hiệu quả của công tác tư tưởng, củng cố vững chắc trận địa tư tưởng của Đảng trong quân đội, bảo đảm cho quân đội luôn trung thành với Đảng, Tổ quốc, nhân dân; kiên định mục tiêu lý tưởng của Đảng, kiên định công cuộc đổi mới xây dựng chủ nghĩa xã hội và vững vàng trước mọi khó khăn, thách thức, đồng thời, thực sự là lực lượng nòng cốt trong cuộc đấu tranh chống những quan điểm sai trái, bảo vệ chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước. Tập trung kiện toàn hệ thống tổ chức, nâng cao năng lực, trình độ lãnh đạo toàn diện, sức chiến đấu và tính năng động của các tổ chức đảng, đặc biệt là tổ chức cơ sở đảng và chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên. Các cấp uỷ thực hiện tốt nguyên tắc tập trung dân chủ, tập thể lãnh đạo gắn với phân công cá nhân phụ trách; coi trọng việc xây dựng và triển khai quy chế làm việc, quy chế lãnh đạo các mặt công tác trọng yếu; tích cực đổi mới, nâng cao chất lượng sinh hoạt Đảng, nâng cao tính chiến đấu, tăng cường đoàn kết, thống nhất trong từng tổ chức đảng và đơn vị; chủ động triển khai thực hiện kế hoạch kiểm tra, giám sát trong từng nhiệm kỳ sát với yêu cầu, nhiệm vụ và thực tiễn của từng tổ chức. Tăng cường công tác cán bộ, xây dựng đội ngũ cán bộ theo hướng số lượng gắn liền với cơ cấu, bố trí, sắp xếp cán bộ hợp lý, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ.

Thứ ba, cần tăng cường và nâng cao hiệu lực quản lý của Nhà nước đối với quân đội. Nhà nước quản lý quân đội trên cơ sở thể chế hoá đường lối, nghị quyết của Đảng (về quân sự, quốc phòng, bảo vệ Tổ quốc, xây dựng lực lượng vũ trang) thành luật pháp, chính sách, kế hoạch; đồng thời, cần cải tiến tổ chức và hoạt động của bộ máy hành chính nhà nước từ Trung ương đến địa phương. Điều chỉnh chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Chính phủ, Bộ Quốc phòng, các bộ và cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc chính phủ và địa phương cho phù hợp với yêu cầu quản lý nhà nước đối với quân đội. Cải tiến phương thức, lề lối làm việc của các cơ quan, đơn vị trong quân đội, xác định rõ nguyên tắc làm việc và quy chế phối hợp vận hành của bộ máy lãnh đạo, quản lý, chỉ huy của các đơn vị quân đội.

Tăng cường sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng, gắn liền với tăng cường sự quản lý thống nhất của Nhà nước đối với quân đội là hai vấn đề then chốt, quan hệ chặt chẽ với nhau, có ý nghĩa quyết định trong việc xây dựng quân đội theo hướng "cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại". Đảng, Nhà nước cần bổ sung, phát triển, hoàn thiện đường lối lãnh đạo, cơ chế, chính sách quản lý đối với quân đội, chăm lo xây dựng hệ thống tổ chức đảng trong quân đội trong sạch, vững mạnh gắn với xây dựng, củng cố hệ thống chỉ huy các cấp, các đơn vị trong quân đội vững mạnh toàn diện, đáp ứng yêu cầu lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý công tác quân sự, quốc phòng; xây dựng quân đội, bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới.

Thứ tư, phải đẩy mạnh đấu tranh, làm thất bại âm mưu và hoạt động "diễn biến hoà bình" nói chung và "phi chính trị hoá" quân đội nói riêng của các thế lực thù địch. Thực chất, "phi chính trị hoá" quân đội là thủ đoạn cực kỳ nham hiểm của thế lực thù địch nhằm chống phá cách mạng nước ta, tách rời quân đội ra khỏi sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, làm cho quân đội không còn là công cụ bạo lực sắc bén, lực lượng chính trị tin cậy của Đảng và Nhà nước. Bài học từ Liên Xô và các nước Đông Âu những năm 90 của thế kỷ XX đến nay vẫn còn nguyên giá trị đối với chúng ta.

Mọi cán bộ, đảng viên, chiến sĩ quân đội cần nhận thức đầy đủ và sâu sắc rằng, quân đội ta là quân đội cách mạng, quân đội của nhân dân, từ nhân dân mà ra, vì nhân dân mà chiến đấu, dưới sự lãnh đạo chặt chẽ của Đảng. Mục tiêu chiến đấu của quân đội chính là mục tiêu, lý tưởng của Đảng Cộng sản Việt Nam - vì độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, vì cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc của nhân dân. Trên cơ sở đó, mỗi quân nhân đề cao tinh thần cảnh giác, chủ động, nhạy bén, sắc sảo và kiên quyết đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu, thủ đoạn "phi chính trị hoá" quân đội của các thế lực thù địch; tỉnh táo, kịp thời xử lý các tình huống phức tạp diễn ra trong hoạt động thực tiễn theo đúng quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, không để kẻ địch lợi dụng.

Vấn đề then chốt để tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với quân đội hiện nay là phải xây dựng Đảng bộ Quân đội trong sạch, vững mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ chức, không ngừng nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu ngang tầm yêu cầu nhiệm vụ. Đặc biệt, phải kiên trì, kiên quyết thực hiện tốt Nghị quyết Trung ương 4 (khoá XI) "Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay" gắn với việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh; kiên quyết đấu tranh với những biểu hiện dao động, giảm sút niềm tin, mơ hồ, mất cảnh giác, suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, cơ hội, thực dụng, chủ nghĩa cá nhân, vi phạm pháp luật của Nhà nước, kỷ luật quân đội. Đổi mới và tăng cường công tác dân vận, góp phần củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc và mối quan hệ máu thịt giữa Đảng, quân đội với nhân dân, củng cố "thế trận lòng dân", tăng thêm niềm tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước và quân đội. Tập trung nâng cao chất lượng tổ chức và hoạt động của hệ thống cơ quan chính trị, cán bộ chính trị, nhất là đội ngũ chính uỷ, chính trị viên trong quân đội, làm tốt vai trò lãnh đạo, chỉ đạo, tham mưu, hướng dẫn công tác Đảng, công tác chính trị.

Thực hiện tốt công tác giáo dục chính trị, tư tưởng; xây dựng môi trường văn hoá lành mạnh, ngăn chặn các tệ nạn, tiêu cực từ bên ngoài thẩm thấu, tác động vào bộ đội; tổ chức tốt các hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể dục thể thao, tạo sự chuyển biến tích cực trong đời sống văn hoá tinh thần, khắc phục những biểu hiện tiêu cực về đạo đức, lối sống, góp phần giữ vững phẩm chất tốt đẹp của "Bộ đội Cụ Hồ". Phát huy vai trò của công tác thông tin, tuyên truyền, báo chí, xuất bản; bám sát nhiệm vụ cách mạng của quân đội, giữ đúng định hướng chính trị, quan điểm, đường lối của Đảng; tích cực đấu tranh với những quan điểm sai trái của các thế lực thù địch.



Tự hào với truyền thống vẻ vang 70 năm của Quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng, Đảng, Nhà nước và nhân dân ta luôn tin tưởng và mong rằng, quân đội ta sẽ tiếp tục phát huy phẩm chất tốt đẹp của "Bộ đội Cụ Hồ", ra sức phấn đấu, rèn luyện, xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam "cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại", góp phần thực hiện thắng lợi sự nghiệp xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xứng đáng là chỗ dựa tin cậy của Đảng, Nhà nước và Nhân dân.


-Son Tran 
-Bảo vệ Tổ Quốc cho dân hay cho đảng-
Phạm Trần (Danlambao) - Sau gần 3 năm cầm quyền Tổng Bí thư đảng Cộng sản Nguyễn Phú Trọng đã chứng tỏ rất lúng túng trong vai trò lãnh đạo, chưa nhận diện được thù trong, giặc ngoài nhưng lại là người kiên quyết chống đa đảng và không muốn thấy có một nhà nước do dân làm chủ ở Việt Nam.

Qua những việc làm chuẩn bị cho Đại hội đảng XII, dự kiến đầu năm 2016, ông Trọng đã lôi kéo Ban Chấp hành Trung ương đảng, Quân đội, Công an, Mặt trận Tổ quốc và Ban Tuyên giáo vào cuộc chiến đổ lỗi cho “diễn biến hòa hình”, “thế lực thù địch” để che đậy thất bại trước “đe dọa xâm lược của ngọai bang” và “những kẻ nội thù” do đảng đẻ ra và nuôi dưỡng.

Tất cả những “đòn phép” này đang diễn ra cùng lượt trên hai mặt trận: “Tổng kết lý luận – thực tiễn 30 năm đổi mới (1986-2016)” và “Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới”.

Hàng loạt Hội nghị, Hội thảo và Cuộc họp đã được tổ chức để tìm ra ưu, khuyết điểm và những việc cần bổ túc cho chủ trương “Đổi mới hệ thống chính trị, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa".

Nói năng thì nhiều và tốn phí tiền của dân cũng rất cao, nhưng tựu trung chỉ nhằm bảo vệ quyền lãnh đạo độc tôn cho đảng và kiên định Chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Cộng sản Hồ Chí Minh, che đậy dưới mỹ từ “xã hội chủ nghĩa” theo kiểu của Cộng sản Việt Nam, chả khác gì cái gọi là “Chủ nghĩa Xã hội đặc sắc Trung Quốc” của ông Tổng Bí thư, Chủ tịch Nhà nước Trung Hoa Tập Cận Bình!

Lời nói và hành động

Trong Nghị quyết “Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới” tại Hội nghị Trung ương 8,họp từ ngày 30/9 đến ngày 9/10/2013, đảng vẫn dùng chiêu bài “Mặt trái của kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế” và “Các thế lực thù địch” để che đậy thất bại của chính mình.

Nghị quyết viết: “ Hiện nay, bối cảnh quốc tế và trong nước tiếp tục có những biến đổi sâu sắc, diễn biến mới phức tạp. Môi trường hòa bình, ổn định chưa thực sự vững chắc, còn tiềm ẩn nguy cơ bất ổn. Công tác xây dựng Đảng, xây dựng Nhà nước, chỉ đạo phát triển kinh tế-xã hội và đấu tranh phòng, chống tham nhũng còn nhiều hạn chế, khuyết điểm. Tư tưởng, tâm trạng xã hội có nhiều vấn đề mới phát sinh. Một bộ phận cán bộ, đảng viên suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống. Mặt trái của kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế tiếp tục tác động tiêu cực đến đời sống xã hội. Các thế lực thù địch tăng cường chống phá sự nghiệp đổi mới của đất nước với những âm mưu, thủ đoạn ngày càng tinh vi, thâm độc hơn, v.v… Những khó khăn, thách thức, hạn chế, thiếu sót trên đã và đang đặt ra những vấn đề, yêu cầu mới rất quan trọng và cấp thiết đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.”

“Kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế” không có “mặt trái” vì nó đã làm cho Việt Nam phồn thịnh rõ rệt sau 28 năm đổi mới, mở cửa cho nước ngòai vào đầu tư. Hơn nữa Lãnh đạo Việt Nam vẫn khoe đang làm “kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa” (cộng sản) chứ không phải theo chủ nghĩa “người bóc lột người” của Tư bản Chủ nghĩa !

Do đó, nếu có “mặt trái” thì cũng chỉ do đảng đẻ ra và nuôi dưỡng nó như đang có Tham nhũng, Lãng phí sống chung cùng nhà với cán bộ, đảng viên, nhất là những kẻ có chức có quyền. Tuyệt đối người dân không được mon men làm kẻ tham nhũng mà phải nuôi tham nhũng cho đảng tồn tại, giúp cho cán bộ có nhà lầu, xe hơi để dân được sống qua ngày!

Còn nếu nói toàn dân, toàn đảng phải giữ vững “sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc” vì có “các thế lực thù địch tăng cường chống phá” thì đảng phải chứng minh cho dân thấy chúng là ai, từ đâu đến chứ không thể nói bừa, làm không được lại đổ quanh để buông trách nhiệm.

Đã có nhiều người hỏi: Thù địch ở đâu mà lắm thế ? Biết kẻ nào thì đảng cứ nói trắng ra cho dân biết mặt để tiếp tay với đảng lọai trừ chúng, cớ gì cứ nói huyên thuyên theo kiểu mơ hồ “diễn biến hòa bình”?

Cũng vì chỉ biết nói cho lấy được nên Nghị quyết Trung ương 8 đã khẳng định kiểu nịnh dân cho xong việc: "Trong bất kỳ tình huống nào, toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta đều quyết tâm bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc; bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân và chế độ; bảo vệ lợi ích quốc gia, dân tộc; bảo vệ an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội và nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; giữ vững ổn định chính trị-xã hội, môi trường hòa bình để phát triển đất nước theo mục tiêu "dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh". Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã tập trung thảo luận sâu sắc các nhiệm vụ, giải pháp để tiếp tục thực hiện tốt Chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới."

Vậy đảng CSVN đã “thực hiện tốt” như thế nào cho người dân được yên tâm làm ăn?

Có thể không sợ nhầm để khẳng định rằng họ chẳng làm gì cả. Ngay cả ông Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cũng không biết làm gì, ngoài những câu nói nghe như pháo nổ để hù họa mọi người cho mục tiêu duy trì quyền lực cho một đảng độc tài.

Ông Trong đã nói những điều này tại Lớp Bồi dưỡng nâng cao kiến thức cho 111 Ủy viên Trung ương Đảng Khóa XI, ngày 07/03/2014 tại Hà Nội: “Làm tốt hơn nữa công tác bảo vệ chính trị nội bộ, kiên quyết không để hình thành các tổ chức đối lập. Trong Đảng phải kiên quyết không để hình thành các hoạt động bè phái, phe nhóm, mà như trên đã nói là tội lớn nhất trong Đảng. Muốn thế phải hết sức giữ nguyên tắc, đề cao cảnh giác cách mạng và đây là nhiệm vụ tất cả các cơ quan, tổ chức Đảng phải làm. Rồi công tác đề phòng chính bản thân chúng ta tự diễn biến, tự chuyển hóa, vì bên ngoài bây giờ đang kích vào bằng rất nhiều cách.” (Trích Báo Đại Biểu Nhân dân, 10/03/2014)

Đề cập đến điều được gọi là “áp lực từ bên ngòai”, ông Trọng bảo: “Đó là chưa kể đến những thế lực bên ngoài vẫn kiên trì chống phá chúng ta, không phải chỉ chống phá về nhân sự mà chống phá cả về đường lối. Vừa rồi tại Đại hội XI, chống phá chúng ta về Cương lĩnh không được, lại tập trung vào dịp chúng ta sửa Hiến pháp. Cái đó quá rõ rồi. Mục đích là tìm mọi cách để xóa sự lãnh đạo của Đảng, xóa chế độ chính trị này, xóa Nhà nước này, muốn đi con đường khác, muốn đa Đảng...”

“Thế lực bên ngòai” là thế lực nào, ông Trọng không nêu tên nhưng ông cảnh giác tiếp: “Trước đây Bác Hồ đã nói, tội bè phái gây chia rẽ trong Đảng là tội lớn nhất. Gần đây, tình hình một số nước cho ta thấy rõ, ra đời bao nhiêu đảng phái, tổ chức đối lập, bên ngoài xía vào một cách ngấm ngầm, giúp tiền, giúp kế hoạch, bồi dưỡng cán bộ... đến một chừng mực nào đó, chỉ cần có một động thái nào đó thì ở bên ngoài hích vào một cái, cung cấp tiền... là xong. Cho nên phải hiểu mối quan hệ giữa tập trung và dân chủ, dân chủ và tập trung.”

Chống đa đảng

Chủ trương chống đa nguyên, đa đảng chính trị của đảng Cộng sản Việt Nam không mới. Hiến pháp do đảng viên viết trong Điều 4 tự ý coi đảng của mình là “lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội” mà không cần hỏi ý dân đã nói lên tất cả tính độc tài và tham lam quyền bính của những người CSVN.

Các lãnh đạo đảng qua nhiều thế hệ đã tự vẽ ra hình ảnh “đảng viên đi trước làng nước theo sau” để tô son điểm phấn phẩm chất cho đảng viên nên họ thấy không cần thiết phải tôn trọng quyền “làm chủ đất nước” của dân.

Vì vậy, họ chỉ quan tâm đến “dân chủ trong đảng”, nhưng phải “tập trung” vào một mối như ông Nguyễn Phú Trọng đã nói với 111 Ủy viên Trung ương đảng hôm 07/03 (2014): “ Nguyên tắc của Đảng ta là tập trung dân chủ là vô cùng quan trọng. Đây chính là nguyên tắc bảo đảm sức mạnh của Đảng ta, vừa phát huy được xu thế, không khí dân chủ, trí tuệ trong toàn Đảng, nhưng đồng thời bảo đảm Đảng là một tổ chức tập trung, thống nhất, đoàn kết, chặt chẽ cao. Nếu Đảng mà chia rẽ, Đảng mà có bè phái, có phe nhóm thì vô cùng nguy hiểm.”

Rất tiếc, vấn đề chia rẽ, bè phái, phe nhóm đang “nở rộ” trong đảng đã rõ như ban ngày mà tại sao ông Trọng không nhìn thấy, hay thấy mà cứ nói như chẳng có gì?

Đã có một thời gian trong hai năm 2012 và 2013, nhóm chữ “nhóm lợi ích” đang ăn gan, xẻo thịt hệ thống ngân hàng và các dự án xây dựng kinh tế đã được cả ông Trọng nói đến. Vậy chúng là ai? Chẳng nhẽ cũng là “thế lực thù địch” hay sao?

Khi giảng giải về quan hệ giữa “độc lập, bảo vệ chủ quyền, thống nhất đất nước, bảo vệ đất nước, bảo vệ đảng” và “giữ môi trường hòa bình, ổn định để phát triển đất nước”, nhà lý luận Nguyễn Phú Trọng nói: “Chúng ta có nên nói một chiều giữ độc lập, bảo vệ chủ quyền mà quên mất rằng, các thế lực xấu bên ngoài đang tìm mọi cách để xóa bỏ chế độ của chúng ta, xóa vai trò lãnh đạo của Đảng. Nếu chế độ chính trị này mất, nếu Đảng này mất thì liệu có còn giữ được độc lập chủ quyền không? Trong khi đó lại có một yêu cầu nữa là phải giữ cho được môi trường hòa bình, ổn định để xây dựng và phát triển đất nước, nếu không giữ được môi trường hòa bình, ổn định thì làm sao xây dựng và phát triển đất nước?”

Lại có thêm “thế lực xấu bên ngòai” được Tổng Bí thư Trọng trưng ra như một “con ma trơi” hiện lên giữa chiêu bài làm sao giữ nổi độc lập chủ quyền nếu đảng Cộng sản mất quyền lãnh đạo tòan diện ?

Nếu đảng mất quyền lãnh đạo thì “nước mất nhà ta”? Ông Trọng hù họa ngây ngô đến mức này thì có ai giật được “chiếc cúp vô địch” từ tay ông?

Ông Nguyễn Phú Trọng và đảng Cộng sản có nhớ trước khi ông Hồ Chí Minh thành lập đảng Cộng sản ngày 24/02/1930, và tuy Tổ quốc Việt Nam bị ngọai bang Tầu-Pháp-Nhật thay phiên nhau đô hộ trên 1.000 năm mà Tổ tiên người Việt vẫn giữ vững bờ cõi và dòng dõi Việt vẫn tồn tại đã trên 4.000 năm?

Và khi nghe ông Trọng nói “phải giữ cho được môi trường hòa bình, ổn định để xây dựng và phát triển đất nước” thì ai cũng nhớ ngay đến lời nói tương tự phát ra từ cửa miệng các cấp Lãnh đạo cao trong đảng và nhà nước, trong đó có tuyên bố lập đi lập lại của Thứ trưởng Quốc phòng Việt Nam, Thượng tướng Nguyễn Chí Vinh chạy song song với các cuộc Công an đàn áp dân xuống đường biểu tình chống Trung Cộng trong hai năm 2011 và 2012 từ Sài Gòn ra Hà Nội.

Trong ba tháng đầu năm 2014, người dân lại được nghe các viên chức Lãnh đạo và các “dư luận viên” của nhà nước hợp tấu khúc ca “cần ổn định để xây dựng và phát triển đất nước” khi nhà nước và công an ngăn chặn và phá rối các buổi tụ họp của dân tưởng nhớ 3 biến cố chống quân Trung Cộng xâm lược ở Hòang Sa 19/1, cuộc chiến biên giới Việt-Trung 17/2 và ở Gac Ma (Trường Sa) 14/3!

Ngòai những điểm then chốt kể trên, ông Trọng còn lưu ý 111 Ủy viên Trung ương đảng phải quyết tâm: “Chống cho được, phòng cho được tham nhũng, lãng phí, tiêu cực, giải quyết những khiếu nại, tố cáo của dân.”

Và, ông còn xác nhận tính nghiêm trọng của tình trạng có nhiều đảng viên “đã” hoặc “đang” bỏ đảng: “Cũng là xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị, nhưng phải được coi như một nhiệm vụ quan trọng, đó là chống cho được nguy cơ tự diễn biến, tự chuyển hóa, phai nhạt bản chất cách mạng, xa rời tư tưởng, mục đích của Đảng.”

Lời cảnh báo của ông Trọng cũng không mới lắm vì ông cũng biết đã có một số không nhỏ đảng viên không còn tin đảng nữa. Họ đã tự cho mình quyền “bỏ họp đảng”, “không khai báo với chi bộ nơi ở mới” hay “bỏ hẳn liên hệ với đảng sau khi đã nghỉ hưu”.

Đó cũng là chuyện thất bại của Nghị quyết Hội nghị Trung ương 4 “về một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay” (họp từ ngày 26 đến ngày 31 tháng 12 năm 2011).

Sau hai năm thi hành Nghị quyết 4, bên cạnh tình trạng ngày càng có nhiều cán bộ, đảng viên, kể cả cấp lãnh đạo tiếp tục có những hành động làm mất lòng dân, đảng vẫn còn thừa nhận tại Hội nghị Trung ương 8: “Công tác xây dựng Đảng, xây dựng Nhà nước, chỉ đạo phát triển kinh tế-xã hội và đấu tranh phòng, chống tham nhũng còn nhiều hạn chế, khuyết điểm. Tư tưởng, tâm trạng xã hội có nhiều vấn đề mới phát sinh. Một bộ phận cán bộ, đảng viên suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống.”

Như vậy, những khó khăn trong nội bộ đảng như “kẻ thù tham nhũng, lãng phí”, “kẻ thù tự diễn biến, tự chuyển hóa” trong hàng ngũ cán bộ đảng viên mới chính là mối lo âu hàng đầu hiện nay của đảng CSVN.

“Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới” của Hội nghị Trung ương 8 chẳng qua cũng chỉ là cái cớ khác, sau 7 Hội nghị không cải thiện được tình hình, để cho đảng tìm cách tồn tại.

Nhưng cũng đáng chú ý là khi hô hào toàn dân và toàn đảng phải kiên quyết bảo vệ độc lập chủ quyền thì không thấy các ông Nguyễn Phú Trọng, Bộ trưởng Quốc phòng Phùng Quang Thanh, Bộ trưởng Công an Trần Đại Quang, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương Đinh Thế Huynh và Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Nguyễn Thiện Nhân nói gì đến nguy cơ xâm lược của Trung Cộng đang ngày đêm rình rập ngòai biên cương với trăm mưu ngàn kế cực kỳ nguy hiểm.

Như vậy chẳng nhẽ họ chỉ sử dụng “Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới” để bảo vệ cho đảng khỏi tan, thay vì bảo vệ sự tồn vong của Tổ quốc và giống nòi ? -/-

03/2014

Phạm Trần


- Cái này là sao? mọi công dân đều có nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc ? ??? không phải người dân Việt ai cũng yêu nước nồng nàn ư ???
Mafiovi- Vietnam? - Heart and brain are leading from behind its leaders.
-Nghiêm túc Nghiêm túc:
Mỗi giọt máu Lạc Hồng với ta là thiêng liêng.
tại sao chúng ta cho bọn Rợ lấy hài cốt (của 1979) hay viếng mà lại ko tìm lại những giọt máu này?
Hòa giải ư?
Đoàn kết ư?
Hãy bắt đầu từ đây.
..gần 40 năm rồi, đừng để cho .... trên lưng cong oằn, những vết roi vẫn in hằn 
Khi làm the one với Mẽo, đảng nói : đó là Nhân đạo.

OK.
Với Rơ?
cũng thế.
Nhưng sao ....đảng nhân đạo thế mà ko thương những đứa con của giống nòi mình? 
hay là...
...với Mẽo: chúng ta cần thị trường?
...với Rợ: đảng sợ

..với the last: neither? 
Các nội dung sửa đổi, bổ sung liên quan đến nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc và quốc phòng, an ninh thể hiện trong dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 (các quy định liên quan đến nội dung bảo vệ Tổ quốc, quốc phòng, an ninh được thể hiện tập trung ở Điều 48, 49 Chương II các điều từ 71, 74 Chương IV; Điều 94, 95 Chương VI và một số điểm khác trong dự thảo) đã quán triệt sâu sắc đầy đủ tinh thần Nghị quyết Trung ương 5, các ý kiến kết luận của Bộ Chính trị, của BCH TƯ Đảng khóa XI về tổng kết thực hiện Hiến pháp năm 1992 và định hướng sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 1992 đối với những vấn đề liên quan đến bảo vệ Tổ quốc và quốc phòng, an ninh. 

Những sửa đổi, bổ sung lần này đã đảm bảo kế thừa những nội dung quan trọng của Hiến pháp năm 1992, đồng thời đã đưa vào nhiều nội dung mới có ý nghĩa quan trọng như nội dung quy định nhiệm vụ của lực lượng vũ trang có thể thực hiện nhiệm vụ quốc tế, hoặc cụ thể hóa những vấn đề trước kia chưa rõ ràng để đáp ứng được những đòi hỏi của tình hình thực tiễn (ví dụ cụ thể hóa quyền của Chủ tịch nước với tư cách là người thống lĩnh lực lượng vũ trang, bổ nhiệm sĩ quan cấp tướng, đô đốc, chuẩn đô đốc và phó đô đốc hải quân, bổ nhiệm chức danh Tổng Tham mưu trưởng và Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị…).

Tôi rất tán thành với việc sửa đổi, bổ sung Điều 77 Hiến pháp năm 1992 thành Điều 49 như dự thảo Hiến pháp sửa đổi. Theo đó, chúng ta quy định công dân phải làm nghĩa vụ quân sự hoặc nghĩa vụ thay thế khác theo luật định. Điều đó có nghĩa là trong trường hợp không trực tiếp phục vụ trong quân đội, trong lực lượng vũ trang thì công dân vẫn có thể thực hiện nghĩa vụ quân sự của mình bằng việc thực hiện các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật. Đây là điều đã được thực hiện từ nhiều năm gần đây khi nhiều công dân đã được gọi vào phục vụ có thời hạn trong lực lượng công an nhân dân và được coi như thực hiện nghĩa vụ quân sự.
Việc bổ sung thêm quy định này vào Hiến pháp sẽ đáp ứng được đòi hỏi của thực tế là mở ra cơ hội và điều kiện để mọi công dân đều có thể thực hiện nghĩa vụ quân sự của mình mà không nhất thiết phải vào quân đội, đảm bảo được sự bình đẳng của công dân trước nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc. Đề nghị Ban soạn thảo đưa khái niệm “nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc” vào Điều 49 và sửa điều này là: công dân phải thực hiện nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc và tham gia xây dựng quốc phòng toàn dân. Nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc ở đây sẽ được hiểu theo nghĩa rộng bao gồm việc thực hiện theo nghĩa vụ quân sự trực tiếp phục vụ trong quân đội hoặc có thể thực hiện các nghĩa vụ khác để đóng góp vào sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc.

Với việc đưa khái niệm này vào Hiến pháp, trong tương lai chúng ta có thể xây dựng một đạo luật chung về nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc, trong đó nghĩa vụ quân sự là một phần quan trọng của nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc. Mọi công dân Việt Nam hoàn toàn có thể thực hiện nghĩa vụ đóng góp sức lực, trí lực, thậm chí tài chính để tham gia vào việc bảo vệ Tổ quốc mà không bắt buộc là phải phục vụ trong quân đội. Hoặc chúng ta có thể sửa từ “làm” nghĩa vụ quân sự thành “thực hiện”, vì từ thực hiện nghĩa vụ quân sự thể hiện bao quát hơn. Nếu ta nói làm nghĩa vụ quân sự thì hình như chỉ điều chỉnh đối với những công dân trực tiếp gia nhập lực lượng vũ trang, trong khi đó thực hiện nghĩa vụ quân sự, thực hiện Luật Nghĩa vụ quân sự là nhiệm vụ của toàn dân.

Tôi tán thành cao với việc bổ sung vào Điều 70, Chương IV một quan điểm quan trọng của Đảng về xây dựng nền quốc phòng nhân dân. Theo đó nền quốc phòng của chúng ta được xây dựng không chỉ dừng ở nhiệm vụ, mục tiêu bảo vệ độc lập, chủ quyền, bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa mà còn hướng tới thực hiện nghĩa vụ, trách nhiệm đối với việc bảo vệ hòa bình ở khu vực và trên thế giới. Điều này hoàn toàn phù hợp với những đòi hỏi của tình hình hội nhập toàn diện hiện nay.

Điều 71 của dự thảo Hiến pháp sửa đổi đã bổ sung thêm những nhiệm vụ cụ thể của lực lượng vũ trang là bảo vệ Đảng, bảo vệ Nhà nước và thực hiện nghĩa vụ quốc tế. Việc bổ sung những nhiệm vụ này chính là sự luật hóa quan điểm nhất quán của Đảng trong việc xây dựng lực lượng vũ trang, thể hiện rõ hơn bản chất của lực lượng vũ trang nhân dân, sự lãnh đạo toàn diện, tuyệt đối của Đảng đối với lực lượng vũ trang. Bổ sung những nội dung này là sự thể hiện rõ nét hơn tính Đảng của lực lượng vũ trang nhân dân.

Thực ra, các nhiệm vụ mới được đưa vào dự thảo Hiến pháp sửa đổi lần này từ trước đến nay vẫn là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu mà lực lượng vũ trang thực hiện. Lực lượng vũ trang đã thực hiện rất tốt, rất xuất sắc. Nhưng với việc quy định một cách rõ ràng cụ thể trong Hiến pháp sửa đổi lần này, chúng ta tiếp tục khẳng định nhiệm vụ hàng đầu của lực lượng vũ trang là bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ nhân dân, cũng là bảo vệ Đảng, bảo vệ Nhà nước. Chúng ta cũng tạo cơ sở pháp lý vững chắc cho lực lượng vũ trang khi thực hiện các nghĩa vụ quốc tế góp phần bảo vệ hòa bình thế giới và khu vực.
NGUYỄN ANH SƠN
(Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH tỉnh Nam Định)

Góp ý sửa đổi hiến pháp:

>> Khẳng định vai trò kinh tế nhà nước và kinh tế tập thể
>> Cần bảo vệ quyền lợi kiều bào
>> Những thay đổi về chính quyền địa phương
>> Hiến định rõ quyền hành pháp của Chính phủ
>> Đất đai thuộc sở hữu toàn dân là phù hợp với yêu cầu phát triển 

China: domestic revolution or foreign war?
- The History says, I said, the second.

Reagama?
Reagan's Doctrine - for now - has to state so, you guys: "..we must stand by all our allies and friends. And we must not break faith with those who are risking their lives—on every continent, from Africa to Asia —to defy the Chinese aggression and secure rights which have been ours from birth."
Related:
1/ The structure of the anti-sino arc we should create 

2/ Abe's Diamond . 

- China: To be a chicken or to be a broken goose.

- Let me be clear to repeat the tiny wisdom every Vietnam schoolboy knows:Don't dig in the West's History to understand: What's China.
It would be the same when you view the behavior of mouse to sing on ox.

The structure of the anti-sino arc we should create.

Vòng cung đó phải có 02 lớp:
Lớp 1:
- Nó phải ko có S. Korea. Vì cha này bận chú Ủn. Công bằng mà nói, nếu ko có Mẽo, Lính Ủn chỉ cấn 5-6 tháng là chơi ngon cái "còn Rồng châu Á" này.
- Nó bắt đầu từ Japan, xuống Philippines >>> Vietnam >>>Lào>>.Burma >.> Bangladesh và dừng lại ở India.
vì Hy vọng vào Pakistan & Taiwan  là ngu ngốc.
Lớp 2:
- Mẽo trên Pacific >>.Úc - New Zealand >>>Mai Lai >>>Sing >>>Indo  >>>Vịnh Bengal >>India. 
đó là Map.
Cấu trúc:
Phải có 02 loại Sub-cấu trúc:
Cứng và mềm
Cứng: là nhg nước có Hiệp định An ninh  với Mẽo
Mềm: bọn còn lại.
Tính chất:
- quân sự
- chính trị
- Kinh tế
- văn hóa
Tuy nhiên, trên thực tế - dựa theo các tiêu chí:
- lợi ích
- truyền thống
- bản lĩnh và tính cách, 
- sức mạnh hiện tại và tiềm năng
thì 
1/ đứng mũi chịu sào chỉ có:
- Japan
- Vietnam (& Lào)
2/ Hỗ trợ đắc lực:
- India
- Mẽo
3/ Hỗ trợ theo kiểu "xem sao đã":
- Bọn ASEAN trừ Cambodge , thằng có thể ngầm giúp Rợ bằng một vài cách và trừ Thailand, thằng có thể bịt tai nhắm mắt
- Nga
- Úc & New Zealand
Tóm lại: nếu để đến lúc bọn này ra tay giúp thì chúng ta - may ra - còn Nam Bộ.  

Về phía Rợ, chúng cũng đang xây dựng 
1/ một thanh kiếm Anti-Vietnam: Nó xuyên qua Lào, thọc xuống Thái và Miên , với hy vọng sâu hơn nữa, tuy nhiên, chỉ từng ấy, nếu chúng thành công thì nghĩa là:
- Vietnam gãy xương sống
- vòng cung trên kia bị bẻ gãy
2/ một vòng cung bao vây India ở Indian Ocean
3/ một vòng cung bao vây Nga ở Trung Á.

Đó là điều ta sợ nhất.....

Có 3 mâu thuẫn lớn có thể làm cho Trung Quốc “trỗi mà không thể dậy nổi”:
(1) Mâu thuẫn giữa con người với thiên nhiên,
(2) mâu thuẫn giữa người với người,
(3) mâu thuẫn giữa Trung Quốc với thế giới. Thuyết “Trung Quốc đe dọa” là bài toán khó theo giáo sư Lưu, đòi phải có lời giải “sáng tạo mới về chính trị”. Vậy mà nhà cầm quyền Bắc Kinh không chịu nghe lời khuyên sáng suốt đó, chỉ làm ngược lại!

- Chưa cần dùng nhưng lí luận của chính ta, chỉ cần dùng ngay 03 mâu thuẫn của chính Lưu nêu ra đã có thể nhìn thấy cái "đòi hỏi" (có lời giải “sáng tạo mới về chính trị”) của Lưu là "vô lối" và do vậy, cái than thở của Lưu (Vậy mà nhà cầm quyền Bắc Kinh không chịu nghe lời khuyên sáng suốt đó, chỉ làm ngược lại!) là ngôc ngếch:
China Rulers - cũng như ngàn năm qua trong LS của chúng - sẽ tập trung sức vào để "giải quyết" cái 3 hòng tránh việc phải giải quyết cái 2 và một phần cái 1.
Hơn thế, việc giải quyết cái 2 - in fact - là chẻ China làm , chí ít, 4 mảnh, I said từ lâu rùi.
Túm lại: ko có gì mới cả.

Những lập lập luận của bạn có lí vì:
1/ Japan ko có nghĩa là Japan, mà cả Mẽo nữa.
Để chới cả hai , có lẽ Rợ chưa điên đến thế.
2/ Về mặt địa chính trị và kinh tế, cái đảo đó ko có ý nghĩa với Rợ bằng Hoàng-Trường Sa.
3/ Vietnam yếu hơn nhiều so với Japan và ko có Liên minh QS với ai
Tuy vậy, nhìn chung thì:
Việc Rợ xua quân gây chiến với Japan hay Vietnam trong nhg ngày tới là khó xảy ra. vì:
Rợ hiểu là, "chưa đánh đc người thì mặt đỏ, đánh rồi thì mặt xanh như đít nhái"
nói cách khác: Rợ phải đặt cọc hầu như tất cả "sinh mạng chính trị" của mình bất kể là đánh Japan hay Vietnam.
Tuy nhiên: Nếu có bọn người nào đó - trg toàn bộ LS lâu dài của mình - có thể làm tất cả thì đó là Rợ.
Anh em ta cẩn thận.
P/s:
1/ Có 1 lí lẽ có lợi cho nhg ai muốn Lâm Trực sai:
Rơ có thể chơi đảo Japan đầu tiên vì:
- nó rất gần Rợ, so với Trường Sa
- thăm dò sức mạnh, quyết tâm của cả Japan và Mẽo.
2/ có một lí lẽ thêm cho nhg ai muốn L.Tr. đúng:
công bằng mà nói, nếu bây giờ Rợ đánh úp Trường Sa, ta ko giữ nổi.
và sau đó, nó lại thành sự đã rồi như Hoàng sa thôi, ít nhất là với Thế giới.
còn chúng ta?
- nếu Đảng hèn thì hoặc là nó thành Hoàng Sa II hoặc đảng toi
- nếu Đảng ko hèn thì ..
...trường kì kháng chiến ư?
đúng vậy, Rợ sẽ - cuối cùng - bị chẻ tư như ta muốn và đã nói.
Tóm lại: Bất cứ sự thay đổi của tình trạng hiên có sẽ bắt hai (hay hơn hai) bên kiên quan đặt cọc hầu như hết cả gia tài.
Trừ phi: Rợ dùng chiến thuật gậm nhấm ở Trường Sa. Đó là điều ta sợ nhất.


Tổng số lượt xem trang