Thứ Ba, 8 tháng 1, 2013

Phong trào phản đối kiểm duyệt ở Trung Quốc lan rộng

- Ngẫm vụ 3 tàu chiến Trung Quốc tới cảng Sài Gòn, báo chí VN học gì ở báo chí TQ

Nhân viên bảo vệ đứng gần các biểu ngữ phản đối và hoa bên ngoài trụ sở của Tuần báo Nam Phương ở tỉnh Quảng Ðông, ngày 7/1/2013.

 -Báo Trung Quốc chống kiểm duyệt: Test for New Leaders as Chinese Paper Takes On Censors (NYT 6-1-13) Calls for Press Freedom in China’s South (NYT 7-1-13)

Phong trào phản đối kiểm duyệt ở Trung Quốc lan rộng (VOA).Các ký giả và biên tập viên của một tờ báo có nhiều ảnh hưởng ở miền nam Trung Quốc đã đình công để phản đối nạn kiểm duyệt của chính phủ. Vụ tranh chấp dính líu tới một giới chức tuyên truyền từng buộc tờ Nam Phương Tuần Báo phải thay đổi một bài “tâm thư” hàng năm nhân dịp năm mới đã lan rộng để trở thành một cuộc tranh luận trên cả nước về sự giám sát của chính phủ đối với các cơ quan truyền thông. Mời quí vị theo dõi thêm chi tiết qua bài tường thuật do thông tín viên VOA William Ide gởi về từ Bắc Kinh.

Tờ Nam Phương Tuần Báo có nhiều ảnh hưởng lâu nay vẫn được nhiều người tán thưởng về tính chất thẳng thắn và những nỗ lực có tinh thần độc lập trong việc tường thuật các tin tức trong một nước mà thông tin là một sản phẩm được kiểm soát chặt chẽ.

Các nhân viên báo này nói rằng khi quay lại làm việc sau ngày nghỉ Tết Dương lịch hôm thứ 5 tuần trước họ phát giác bài viết nói về vấn đề nhạy cảm là cải cách hiến chính đã bị sửa đổi rất nhiều. Điều đó gây ra một vụ phản kháng dữ dội.

Vụ phản kháng thoạt đầu diễn ra trên internet – trên các trang blog và các trang mạng xã hội giống như twitter ở Mỹ. Các nhân viên của tờ Nam Phương tố cáo ông Thỏa Chấn, người đứng đầu công tác tuyên truyền của tỉnh Quảng Đông, đã thực hiện những sự thay đổi đó. Và hôm thứ hai, họ tiếp tục phản kháng bằng cách biểu tình bên ngoài tòa soạn.  

Hình ảnh cuộc biểu tình, được phổ biến trên mạng trong một thời gian ngắn trước khi bị xóa, cho thấy nhiều nhà báo trương biểu ngữ và hô khẩu hiệu đòi tự do ngôn luận, dân chủ và cải cách chính trị.

Bộ tuyên truyền đã thay đổi cách thức kiểm duyệt. Trước đây là kiểm duyệt sau khi đăng. Bây giờ họ tiến tới chỗ kiểm duyệt trước khi đăng...Họ đã chuyển đổi việc kiểm soát sau khi đăng thành kiểm soát trước khi đăng. Đây là một sự khởi đầu vô cùng tệ hại...
Ông Lý Ðại Ðồng.

Ông Lý Đại Đồng, một biên tập viên nổi tiếng đã bị cơ quan báo chí nhà nước sa thải vì các quan điểm cá nhân, cho biết sự can thiệp của Bộ tuyên truyền là một chiến thuật mới của các nhân viên kiểm duyệt của nhà nước.

Ông Lý cho biết: "Bộ tuyên truyền đã thay đổi cách thức kiểm duyệt. Trước đây là kiểm duyệt sau khi đăng. Bây giờ họ tiến tới chỗ kiểm duyệt trước khi đăng. Ông Thỏa Chấn có đích thân sửa bài hay không không phải là một việc quan trọng. Điều quan trọng là Bộ tuyên truyền đã làm như vậy. Họ đã chuyển đổi việc kiểm soát sau khi đăng thành kiểm soát trước khi đăng. Đây là một sự khởi đầu vô cùng tệ hại."

Nhiều học giả và biên tập viên ở Trung Quốc cũng đã bắt đầu công khai yêu cầu ông Thỏa Chấn từ chức. Các sinh viên của Đại học Nam Kinh và nhiều người khác đã phổ biến trên mạng những bức hình mà họ chụp chính họ trong lúc họ cầm những biểu ngữ tán dương tờ Nam Phương và hối thúc báo này tiếp tục tranh đấu.

Một số các nhà quan sát tin rằng vụ tranh chấp này có thể trở thành một sự kiện bước ngoặt, mang lại những sự cải cách sâu rộng hơn ở Trung Quốc.

Từ khi ông Tập Cận Bình lên giữ chức Tổng bí thư Đảng Cộng Sản hồi tháng 11, các nhà báo đã có những hành động táo bạo hơn để trắc nghiệm sự hạn chế của đội ngũ lãnh đạo mới đối với các hoạt động tường thuật tin tức và bình luận thời sự.

Người biểu tình tụ tập bên ngoài trụ sở chính của tờ Nam Phương Tuần Báo ở tỉnh Quảng Ðông.
​​Làn sóng mới này phát sinh một phần từ những hành động của chính ông Tập Cận Bình, là người đã lên tiếng kêu gọi bảo vệ hiến pháp. Ông cũng được nhiều người ca ngợi về việc phát động một chiến dịch chống tham nhũng và yêu cầu các giới chức chính phủ không được chi tiêu phung phí.

Bà Chung Hân, giáo sư môn báo chí của Đại học Nhân dân ở Bắc Kinh, cho biết ý kiến như sau:

"Chắc chắn là đã có những sự thay đổi. Chúng tôi phải thừa nhận là đã có những sự thay đổi ở những cấp khác nhau làm cho dân chúng có ấn tượng là hoạt động truyền thông được tự do hơn và các biện pháp kiểm soát đã được nới lỏng. Có một cảm giác chung là dân chúng dám nói nhiều hơn về một số vấn đề nào đó."

Giáo sư Chung nói thêm rằng tuy khó lòng biết được vụ việc này sẽ mang lại những thay đổi nào khác, nhưng ít ra nó cũng thúc đẩy cho sự cải cách trong công tác quản lý truyền thông.

Ông Chung nói: "Nếu sự cải cách đó là một sự thay đổi có tính chất cách mạng – thay đổi một cách nhanh chóng từ chỗ không có gì hết tới chỗ có đủ mọi thứ, từ chỗ có đủ mọi thứ luật lệ qui định cho tới chỗ không có luật lệ gì hết, thì tôi cho rằng cải cách đó sẽ không xảy ra. Bởi vì ở Trung Quốc chúng tôi ưa chuộng việc cải cách tiệm tiến, thay đổi từng bước."

Nhà báo Lý Đại Đồng cho biết ông hy vọng vụ việc này sẽ mang lại cho nhà cầm quyền một cơ hội để nhận ra rằng cách quản lý và kiểm soát mà họ áp dụng hiện nay đối với hoạt động truyền thông là hoàn toàn không cần thiết.

Ông nói thêm như sau: "Thay đổi và cải cách không phải là một việc dễ dàng. Nó cần có một cuộc tranh luận qui mô lớn, bởi vì việc này liên quan tới quyền tư do bày tỏ ý kiến, quyền được có thông tin và quyền diễn đạt. Vụ này không phải chỉ là vấn đề các cơ quan tuyên truyền khống chế các cơ quan truyền thông mà là vấn đề họ khống chế mọi thứ, từ tài khoản weibo, các trang web, xóa bỏ cái này cái khác, và đó là điều không thể nào tiếp tục mãi mãi được."

Cuộc đấu tranh hiện giờ vẫn đang tiếp diễn. Các nhà quản trị của tờ Nam Phương Tuần Báo cho biết họ đã bị buộc phải giao lại cho nhà chức trách mật mã của tài khoản của tờ báo trên mạng weibo và trang web này không còn nằm dưới sự quản lý của nhân viên tòa soạn của họ nữa.

Phản đối kiểm duyệt tại Trung Quốc gia tăng
Nguoi Viet Online

Hôm Thứ Hai nhiều trăm người đã tập trung trước tòa báo Southern Weekly ở thành phố Quảng Châu, tỉnh Quảng Ðông Trung Quốc, phản đối việc đảng Cộng Sản xâm phạm trắng trợn quyền của người làm báo.

Báo Nam Phương biểu tình vì bị đổi bài (BBC).  - Trung Quốc : Hàng trăm người biểu tình phản đối kiểm duyệt báo chí (RFI). – Dân Trung Quốc biểu tình chống kiểm duyệt báo chí (VOA). - Trung Quốc rút bỏ bài đưa tin hủy bỏ hệ thống trại lao cải (RFI).  

--Chinese hold anti-censorship protest outside newspaper
GUANGZHOU, China (Reuters) - Hundreds of supporters of one of China's most liberal newspapers demonstrated outside its headquarters on Monday, backing a strike by journalists against interference by the provincial propaganda chief.


--The Lede Blog: Video of Chinese Censorship Protest
NYT -Video of the demonstration, posted online by international news organizations and Chinese bloggers, showed protesters carrying banners that read: "Get rid of censorship. The Chinese people want freedom."

- Vụ một nhà báo bị cố sát: Nạn nhân đề nghị tổ chức đối chất (PLTP).  - Trần Thúy Liễu mong có ngày về…  –   Hai năm ngày giỗ nhà báo Hoàng Hùng: Đầu bạc mãi khóc đầu xanh   –   Mẹ nhà báo Hoàng Hùng làm đơn xin giám đốc thẩm (NLĐ).

Tại sao Trung Nhật cứ bất hoà: In Asia, Ill Will Runs Deep (NYT 6-1-13) -- Có nói đến Việt nam.  Tác giả (Odd Arne Westad) cũng là người viết cuốn “Restless Empire: China and the World Since 1750.”, rất hay.

 


-Ha ha...Chinese chickens want to be goose .. (Mafiovi)

...You know, but They have neither ideology (I said) nor...body:

China's Nationalist Heritage


Pitfalls of an Aging China
Not really, Mike! Asia's biggest problem is China nationalism.

T World Won't Wait for China to Change - Francesco Sisci


via viet-studies: ..shifting Beijing’s thinking from hierarchy to cooperation will require strong leadership and a nuanced understanding of national interests. China’s recent leaders haven’t inspired much hope of either.

Foreign Policy to Define Obama's 2nd Term - Andrew Hammond, Biz Day

 


--Nhật ký mở lại (mở lần thứ 23) : DẪM ĐẠP MÃI NHÀ BÁO GIUN DẾ TẦU ĐÃ PHẢI…QUẰN

 (Tô Hải's Blog )-”Lịch sử sẽ ghi nhớ đến cái xã hội chuyển tiếp này, tấn thảm kịch lớn nhất không phải là sự cao ngạo của kẻ ác mà là sự im lặng quá đáng của những người tốt” - Martin Luther King


Ngày 5/1/2013

DẪM ĐẠP MÃI NHÀ BÁO GIUN DẾ TẦU ĐÃ PHẢI…QUẰN

(kể từ nay, mỗi lần mở nhật ký, chỉ xin phép tập trung nói một vấn đề để bạn đọc không chán và dễ tập trung comment hơn)

Những ngày cuối năm cũ, dân nhà báo “mọi lề” của Trung Quốc đã có mòi “cựa quậy” sau khi thấy: 

1- Bỗng dưng, nhà cầm quyền cho phép phổ biến trên CCTV6 bộ phim rất tế nhị có tên “V cho Vendetta” với nội dung chống phát xít khá là….sát sườn chế độ.

2- Kéo theo là hàng loạt bài bình luận đay nghiến những kẻ cầm quyền mà coi nhân dân như con giun, cái kiến…Có những câu viết ngay trên Weibo như “Nhân dân cần không sợ chinh quyền, còn chính quyền thì cần…. sợ nhân dân” ….hoặc “Không thay đổi về chính trị ngay sẽ còn nhiều Bạc hy Lai hơn nữa”… 

3-Song song là các trang mạng thi nhau tố cáo các địa phương xâm phạm quyền tối thiểu của con người (học tập chiến thuật của Mạc Ngôn) như:
- Bị bắt vì…trốn thuế nhưng sự thật là do viết blog vạch tội bọn quan tham nên bị ghép tội…lật đổ! (trường hợp Ha da dân Nội Mông bị giam vì trốn thuế đã …15 năm nhưng đã quá hạn 2 năm vẫn chưa được trả tự do!) Đúng là “chung lý tưởng, chung mục đích" thiệt! 

-Cũng bị gác nhà không cho ai đến thăm, không cho đưa quà cáp, chữa bệnh ,đặc biệt trong những ngày lễ tết….(vợ Lưu Hiểu Ba)

Tóm lại , cũng do những hứa hẹn về thay đổi của chính mấy tay lãnh tụ cũ và mới (Hồ-Tập) mà cư dân mạng và cả báo lề phải vùng lên ý kiến, ý cỏ chưa từng thấy !...

Chuyện không bình thường này làm cho mấy tay đang lo mất ghế nếu chẳng may vì mị dân mà bảy ông vua mới lên ngôi cho mở rộng dân chủ thì thậm nguy, chí nguy.

Thế là…. những ngày cuối năm, sau một loạt bài giống nhau như đúc lên án “Internet không phải là lãnh địa của sự vô luật pháp”, cơ quan thường trực quốc hội nước Tầu gồm 151 vị đã vội vã ra một đạo luật: Kể từ ngày 1/1/2013 tất cả mọi người khi lên mạng không được dùng nick name! Tất cả phải dùng tên thật đăng ký lại với đầy đủ các dữ liệu đã được ghi trên chứng minh thư, Ai không thi hành hoặc cố tình làm trái sẽ bị từ phạt nặng đến cấm hẳn việc xử dụng Internet.

Melissa Chan

-Đầu năm mới “nghỉ chơi” với phóng viên Melissa Chan của Al Jazeera của Tập Đoàn Thông Tấn Ả Rập Doha (Qatar) bằng cách ….không cấp phép hành nghề tại Tầu nữa! Nghe nói cô này người Tầu gốc nhưng không chịu nói một tiếng Tầu nào mà viết lách gì tung lên mạng thì toàn chữ Ả rập loằng ngoằng, chẳng mấy ai đọc được! 

Ngay lập tức, trước ngày 1/1/2013 đã có nhiều bài tiếp tục đả kích vào hành động bóp nghẹt dân chủ của các vị mà theo Lee Kai Fu, (người Mỹ gốc Đài Loan giám đốc cũ của Google), thì: trong 151 vị bỏ phiếu chỉ vẻn vẹn có ….6 vị biết được internet là cái giống gì! Trong 6 vị này chỉ có môt vị dám bỏ phiếu chống. Còn lại 5 vị thì….lấy hết can đảm để ….bỏ phiếu trắng! 

@laoxushipping thì viết: "Cái cần bạch hóa là của cải, gia sản của các cấp lãnh đạo thì không làm –Bắt bạch hóa tên người dùng Internet thì đúng là…mang thêm tiếng xấu cho một đất nước quá…lạc hậu..."

Vệ vệ và Elton Jones cùng viết bài phản đối tại Bắc Kinh


Còn Vệ Vệ, tác giả của Sân Vận Động Tổ Chim nhà đấu tranh cho nhân quyền cũng bị buộc tội trốn thuế thì viết trên Twiter ”Đây là một sự lăng nhục nền văn minh nhân loại và quyền sống của con người” …

Tập san Nanfang Kenwu Zhouhan còn vận động sự lên tiếng của mọi tầng lớp xã hội bằng câu nói bất hủ của Martin Luther King khi dấn thân đấu tranh chống tệ phân biệt chủng tộc đến thắng lợi: 

”Lịch sử sẽ ghi nhớ đến cái xã hội chuyển tiếp này, tấn thảm kịch lớn nhất không phải là sự cao ngạo của kẻ ác mà là sự im lặng quá đáng của những người tốt”

Chưa có tin ai bị đàn áp hay khủng bố khủng biếc gì cả!

Tờ báo bị Tuyên Huấn gỡ bỏ bài đã đăng

Như bị đổ thêm dầu sôi, ngày 5/1/ 2013, 35 nhà báo cựu trào của “Nam Phương Tuần báo” (Quảng Đông) và 55 nhà báo tập sự, đã gửi một bức thư ngỏ phê phán kịch liệt việc ông Thỏa Chấn, Trưởng Ban Tuyên Huấn hạ lệnh bóc dỡ bài xã luận đầu năm trên trang mạng “Viêm Hoàng Xuân Thu” (Trung Hoa qua các thời đại) bàn về việc cần phải đẩy nhanh “cải tổ chính trị” và yêu cầu ông này phải từ chức ngay lập tức! Thậm chí còn ghép ông này vào tội làm trái với đường lối của Thường Trực Chính Trị Bộ! Lá thư ngỏ đã được phổ biến khắp thế giới (Trừ Việt Nam, nên mình phải le te làm ngay kẻo…nguội!) và đã được rất nhiều người trong nước ủng hộ trong đó đáng chú ý là Đoàn Luật Sư Bắc Kinh!

Phóng viên công khai phản đối tự chụp ảnh đưa lên mạng

Nhà cầm quyền hiện đang rất khó xử vì đây chỉ là chuyện…địa phương (riêng tỉnh Quảng Đông) nhưng là địa phương rộng lớn và là một trong những thành phố đứng đầu về mọi mặt dân số, văn hóa, kinh tế, kể cả đứng đầu về…. việc vùng lên chống chính quyền cơ sở (vụ Ô Khảm năm ngoái)

Mà chống chính quyền cơ sở thì đâu có chống Trung Ương?
Mấy nhà báo ta vừa qua bị “cầm tay chỉ việc”, bị bóc bài, thậm chí bị bỏ tù, thu thẻ hơi bị…nhiều, sức mấy mà dám cùng chung lý tưởng, cùng chung cách làm với mấy nhà báo Tầu này... nhẩy!!!

Thôi thì cứ trông chờ họ tiến lên được dăm bảy bước thì ta nhúc nhắc bước theo được bước nào hay bước nấy! Hèn tí chút nhưng đỡ lo mất nồi cơm, mất sổ hưu!


--Nhật ký mở lại (mở lần thứ 23) : DẪM ĐẠP MÃI NHÀ BÁO GIUN DẾ TẦU ĐÃ PHẢI…QUẰN

 (Tô Hải's Blog )

Tổng số lượt xem trang