Thứ Sáu, 25 tháng 1, 2013

Tay phải bỏ qua tay trái

- (NVP)

Từ những thông tin rải rác ở các báo, có thể hình dung quy trình giải quyết nợ xấu đang được bàn luận sẽ như thế này. Các ngân hàng thương mại hiện đang ôm một đống nợ xấu. Nay Ngân hàng Nhà nước thành lập một công ty mua bán nợ xấu, tạm gọi là VAMC. Ngân hàng chuyển giao cục nợ xấu theo giá trị sổ sách cho VAMC. VAMC thanh toán bằng một loại trái phiếu đặc biệt. Ngân hàng đem trái phiếu này ra NHNN chiết khấu lấy tiền về kinh doanh tiếp. Vậy là khơi thông được một hòn đá tảng là gánh nặng nợ xấu cho hệ thống ngân hàng?
Sự đời không đơn giản như vậy. Chúng ta sẽ lần lượt xem những thành tố trong quy trình này có tác dụng thật sự hay không trong thực tế.
Mua nợ xấu theo giá nào? Nợ xấu của ngân hàng có đủ loại, khả năng thu hồi khác nhau, thời hạn khác nhau, giá trị thế chấp, khả năng thanh lý vật thế chấp cũng khác nhau. Vì sao VAMC lại mua nợ xấu từ ngân hàng thành một cục, cứ theo giá trị sổ sách? Bình thường công ty mua bán nợ sẽ điều đình với ngân hàng, chẳng hạn, nợ quá xấu sẽ mua bằng 10%-20% giá trị, nợ xấu vừa vừa hai bên thương lượng mua bằng 40%-50% giá trị. Khâu định giá như thế là rất quan trọng đối với sự thành công hay thất bại của VAMC trong tương lai.
Vì sao VAMC trả bằng trái phiếu? Nếu VAMC trả tiền mua nợ xấu theo giá sổ sách bằng trái phiếu bình thường thì hóa ra nợ xấu ngân hàng bây giờ chuyển thành nợ xấu cho VAMC. Vì thế, theo các báo, trái phiếu VAMC sẽ rất đặc biệt, lãi suất cực thấp, có thể bằng không, kỳ hạn 5 năm nhưng sau 5 năm thì giá trị coi như không còn gì vì tự động mất hết giá trị. Mục đích của việc sinh ra một loại trái phiếu kỳ lạ như thế ắt là để cục nợ xấu vẫn là trách nhiệm của ngân hàng.
Trước mắt, sau khi chuyển nợ cho VAMC, sổ sách của ngân hàng sẽ sạch sẽ hơn, ngân hàng có thể từ từ giải quyết nợ xấu trong vòng 5 năm, mỗi năm một ít.
Nhưng cũng từ đó, có thể thấy ngay đề án xử lý nợ xấu thực chất là trì hoãn mọi chuyện thêm 5 năm nữa với hy vọng tình hình kinh tế khá lên, con nợ trả được nợ, còn nếu không lúc đó sẽ có đề án khác chăng? Đây chẳng qua là cách kéo giãn thời gian các ngân hàng phải ghi nhận thua lỗ do nợ xấu.
NHNN chiết khấu trái phiếu VAMC như thế nào? Khi ngân hàng đem trái phiếu VAMC lên NHNN để chiết khấu, có lẽ tỷ lệ nhận được sẽ chỉ còn dưới 50% hay thấp hơn. Tỷ lệ này phản ánh khả năng thu hồi nợ sau này. Nhưng dù tỷ lệ có thấp thì rõ ràng NHNN cũng sẽ phải bỏ ra một khoản tiền không nhỏ. Số tiền này ảnh hưởng như thế nào đến cung tiền hằng năm, chưa thấy phân tích. Bởi VAMC cùng các ngân hàng xử lý nợ xấu nên về nguyên tắc, xử lý được bao nhiêu, VAMC hưởng một phần hoa hồng, phần còn lại chuyển trả cho trái phiếu đặc biệt kia (tức trả cho khoản vay chiết khấu) theo dạng trích lập mỗi năm chừng 20% giá trị. Lãi suất trên khoản tiền này là lãi suất chiết khấu nên ắt sẽ thấp – vì sao ngân hàng được ưu đãi này trong khi nợ xấu là trách nhiệm của họ. Quan trọng hơn, nếu ngân hàng không xử lý được nợ xấu, thì khoản vay chiết khấu tại NHNN sẽ được trả như thế nào? Đây là một rủi ro khá lớn sẽ hiển hiện trong 5 năm nữa.
Vì sao nói tay này bỏ sang tay kia? Đánh giá đề án xử lý nợ xấu, các chuyên gia tài chính – ngân hàng nhận định đây chỉ là những thủ thuật kế toán để tạm thời đưa nợ xấu ra khỏi bảng cân đối kế toán của các ngân hàng. Thực chất NHNN vẫn phải rót tiền cho các ngân hàng mà các ngân hàng không phải trả giá gì nhiều. Lẽ ra, theo các chuyên gia này, NHNN rót tiền và yêu cầu chủ sở hữu các ngân hàng phải giảm tỷ lệ sở hữu tương ứng, số cổ phần này chuyển giao cho NHNN sở hữu. Chủ các ngân hàng từng cho vay bất chấp rủi ro thì nay phải gánh phần trách nhiệm chính, dù có thể phải chịu mất hết vốn.
TS Lê Hồng Giang, giám đốc quản lý một danh mục đầu tư ở Úc, nhận xét: “Một loại trái phiếu không trả lãi lẫn gốc thì trên thực tế chỉ là một "thư giới thiệu" của VAMC cho ngân hàng cầm đến NHNN vay nợ. Ngân hàng chấp nhận chuyển tất cả nợ xấu sang VAMC để có được những bức thư giới thiệu này với hi vọng có tiền chiết khấu từ NHNN trong 5 năm thì họ có thể sẽ làm ăn có lãi và trả được khoản nợ cho NHNN, khoản nợ này thực ra là nợ không thế chấp. Nếu ngân hàng vẫn tiếp tục khó khăn và không trả được nợ coi như NHNN sẽ mất khoản cho vay đó”.
Giảng viên Đỗ Thiên Anh Tuấn của chương trình giảng dạy Fulbright đưa ra gợi ý: “Mấu chốt ở đây là, thay vì giá trị đáo hạn trái phiếu bằng 0 thì giá trị này cần phải dựa vào giá trị và xác suất thu hồi nợ. Tức nói chung cần phải định giá nợ theo tiêu chuẩn thị trường. Khi giá trị trái phiếu đáo hạn được xác định dựa trên cơ sở như vậy thì các ngân hàng sẽ dễ cân nhắc nắm giữ trái phiếu và chấp nhận trích lập dự phòng rủi ro, trong khi đó, NHNN cũng không phải chịu thiệt hại, mà bản thân VAMC cũng có động cơ xử lý nợ để hoàn trả nợ trái phiếu”.
Giải quyết nợ xấu trước hết là trách nhiệm của các ngân hàng đã từng phóng tay cho vay những khoản nay trở thành nợ xấu, trừ phi đó là những khoản vay chỉ định. Họ phải đóng vai chủ động hơn nữa trong một đề án xử lý nợ xấu hiệu quả, chứ không phải chỉ kêu gọi, “trăm sự nhờ ngân hàng”. 

Tay phải bỏ qua tay trái

Hà Nội: Phát hiện sai phạm tham nhũng, tiêu cực hơn 600 tỷ đồng
Đó là số tiền sai phạm trong năm qua được Ban Chỉ đạo Phòng, chống tham nhũng thành phố Hà Nội công bố tại hội nghị ngày 24/1.
-Tham nhũng trong lĩnh vực ngân hàng cao
Ngày 24/1, Ban chỉ đạo phòng, chống tham nhũng thành phố Hà Nội tổ chức tổng kết công tác năm 2012.

Lỗ và nợ

Tượng đài lớn ở Việt Nam có 'tham nhũng'
Nhà điêu khắc Nguyễn Ngọc Lâm nói có tham nhũng trong xây tượng đài hoành tráng ở Việt Nam, và không nên chỉ mãi 'gặm nhấm lịch sử'

-- Dự án chết yểu, nix thải còn nguyên
- Nguyễn Quang A: Không có chuyện chạy công chức 100 triệu? (LĐ). .  - Chạy công chức 100 triệu: 3 lý do để dân hoài nghi kết luận thanh tra (GDVN).
- Hà Nội: Phát hiện sai phạm hơn 600 tỉ đồng (PLTP). - Giám đốc Công an TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung nói về tội phạm tham nhũng (GDVN). - Tội phạm tham nhũng ngày càng phức tạp, tinh vi hơn (ANTĐ).  – Tội phạm tham nhũng có xu hướng cấu kết tập thể (VNE).  – Một Trung tá công an nhận “hoa hồng” tiền tỷ (PLTP).
- Đề nghị xử lý trách nhiệm chủ tịch UBND TP Cam Ranh (PLTP).
- Thêm chi tiết vụ bắt cựu TGĐ Agribank (BBC). – “Vụ bắt ông Tân làm ảnh hưởng danh dự của Agribank…” (SGTT).

Chứng minh thư ghi bố mẹ: Sửa nếu Thủ tướng yêu cầu (ĐV).- Trung tá CA bị tước quân tịch, bắt giam vì giúp Dương Chí Dũng bỏ trốn (NLĐ).  - Thêm một công an bị bắt vì giúp Dương Chí Dũng bỏ trốn (LĐ).- Bắt trung tá công an liên quan vụ Dương Chí Dũng bỏ trốn (TN). - Vụ “giúp” Dương Chí Dũng bỏ trốn: Bắt 1 đội trưởng của Công an Hải Phòng (DV).. Bắt trung tá công an giúp Dương Chí Dũng trốn
Tiền Phong Online
TPO-Cơ quan công an đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can và bắt tạm giam trung tá Hoàng Văn Thắng (Đội trưởng thuộc Phòng Cảnh sát Môi trường, Công an TP Hải Phòng) về tội "Tổ chức người khác trốn đi nước ngoài".
Khởi tố, tạm giam một cán bộ Công an Hải PhòngVietnam Plus
Thêm một công an bị bắt vì giúp Dương Chí Dũng bỏ trốnLao động
Sáng nay VTV đưa một tin phấn khởi là thưởng tết này bình quân 3,5 tr./ng, cao hơn năm ngoái. Thế thì theo thủ tướng nói: năm 2012 tuy có nhiều khó khăn nhưng VN vẫn phát triển đi lên, kinh tế đời sống đều phát triển lạc quan-đấy bằng chứng là thưởng tết cao hơn năm ngoái. Té ra là:” Chỉ 3% doanh nghiệp báo cáo thưởng tết”
- Nợ xấu của 4 “ông lớn” ngân hàng là hơn 46.600 tỷ đồng (VnEco). - Ngân hàng có lãi, nợ xấu lại tăng (ANTĐ). - “Lạm phát Việt Nam nguy cơ cán mức 8-10% trong năm 2013″ (DT). - Tham nhũng trong lĩnh vực ngân hàng cao (DV). - Cần công bằng với các tập đoàn kinh tế Nhà nước (PT).
- Bản tin nợ công: Vẫn là những con số ấy… (Sống mới).  – Nợ công Việt Nam tiệm cận ngưỡng 1,4 triệu tỷ đồng (VNE). – Hà Nội: Nợ xấu các ngân hàng năm 2012 chiếm 5,04%   –   Nợ xấu của Agribank hơn 27.800 tỷ đồng (Gafin).
- Bộ Giao thông vận tải sắp phải đền 10 triệu USD cho nhà thầu nước ngoài (Sống mới).

 


Lạm phát tại Việt Nam tăng trong tháng 01/2013
Ở Việt Nam, có nên coi mại dâm là một nghề ?
Lạm phát tăng tốc -  Hi vọng lụi tàn: Vietnam Inflation Accelerates in January After Interest-Rate Cut (Bloomberg 24-1-13) Resurgent inflation dampens Vietnam stimulus hopes (AFP 24-1-14)

Nợ công Việt Nam tiệm cận ngưỡng 1,4 triệu tỷ đồng (VnEx 24-1-13)

Nợ công Việt Nam bằng gần 55% GDP
Bộ Tài chính cho biết, tính đến 31.12.2011 tổng giá trị nợ công của Việt Nam là 1.392 nghìn tỉ đồng, bằng 54,9% GDP năm 2011.
"Quà tết giờ để chạy chức, chạy dự án" (infonet 24-1-13)
Tư bản đỏ ở Việt Nam: Tiểu thư nhà đại gia Việt có gia tài khổng lồ (TVN 24-1-13)
Báo cáo của World Bank về tình trạng xoá đói giảm nghèo ở Việt Nam: 2012 Vietnam poverty assessment - Well begun, not yet done : Vietnam's remarkable progress on poverty reduction and the emerging challenges (WB 23-1-13)

- Thống đốc: Mục tiêu đến 2015 hệ thống tín dụng vận hành an toàn (Gafin).  – Hà Nội: Vốn huy động tăng 9,13%, tín dụng tăng trưởng 11,39% (Vietstock).
- Dân Phát rồ vì ATM! (TN). - Quẫn trí Thống đốc quyết định giá mua vàng miếng (TN). - NHNN sẽ trực tiếp mua bán vàng miếng (PLTP). - Ngân hàng Nhà nước sẽ nhập khẩu, kinh doanh vàng miếng (TP).
- Dự thảo Nghị định thanh toán bằng tiền mặt: Chặn được rửa tiền, trốn thuế? (TP). - Tiền mặt đang ở nơi đâu? (VEF). –Những câu hỏi cuối năm… (GDVN/ Alan Phan).
- Hành động và kết quả sẽ quyết định (ĐTCK/ NDH Money).
- Lạm phát VN tăng lại trong tháng Giêng (BBC). – Lạm phát tại Việt Nam tăng trong tháng 01/2013 (RFI).
- Đổi tiền lẻ, tiền mới: Hốt bạc! (NLĐ).
- 50 triệu USD vốn FDI “đổ” vào bất động sản trong tháng 1 (NDH Money).  – Bộ trưởng Bộ Xây dựng: Giá BĐS chưa phù hợp với khả năng chi trả của người dân (Sống mới).  - Bộ trưởng Xây dựng: Mong có căn hộ 500 triệu đồng (PT). – Điều trần về thị trường bất động sản: Giải cứu thị trường hay bảo vệ lợi ích nhóm? (TN). - Bộ trưởng Dũng: 2 năm nữa, thị trường bất động sản mới “tan băng” (DV). - Lời ăn, lỗ chờ Nhà nước cứu! (PLTP). - Singapore – đối tác nước ngoài lớn nhất đầu tư BĐS tại VN (LĐ).
- Lại lo thiếu điện mùa khô (SGGP).
- Bắt đầu thu hoạch vụ đông xuân 2012 – 2013: Lúa rớt giá, vẫn chưa tạm trữ (DV).
- Cán bộ thú y có dấu hiệu tiếp tay buôn gà lậu (TN). - Vụ gà đồi: BigC phản hồi, Bắc Giang khẳng định phạm luật (DV).
- Nhà thầu Nhật đòi bồi thường 200 tỉ đồng vì chậm giao mặt bằng (SGTT).
- Nhật Bản thâm hụt thương mại kỷ lục trong năm 2012 (RFI).
- 10 ngân hàng an toàn nhất khu vực mới nổi (DNSG).

Germany’s Gold Delusion
Project Syndicate

Tim Geithner Is Wrong
PAUL KRUGMAN
Right on the debt, wrong on the politics.

--Cuộc chiến của những cỗ máy in tiền Các ngân hàng trung ương đang ra sức bơm tiền cho nền kinh tế đẩy thế giới tới gần hơn một cuộc chiến tiền tệ.

Tổng số lượt xem trang