QĐND - Thời gian qua, trên mạng internet xuất hiện một tổ chức có tên gọi là “Trà đàm dân chủ” hay còn gọi là “Đảng người Việt yêu người Việt”. Không chỉ thường xuyên bịa đặt tình hình trong nước, xuyên tạc chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước ta, những kẻ cầm đầu của tổ chức này còn dụ dỗ, lôi kéo một số đồng bào dân tộc thiểu số trốn ra nước ngoài để tham gia vào tổ chức của chúng. Vậy sự thật cái gọi là “Trà đàm dân chủ” là gì?
Krajan Thuil (bên phải) kể với phóng viên về chuyện bị lừa sang Thái Lan. |
Trần tình từ các nạn nhân
Năm 2005, Krajan Thuil ở thôn Bon Đưng 1, thị trấn Lạc Dương (Lạc Dương, Lâm Đồng) được Nhà nước hỗ trợ đi xuất khẩu lao động tại Ma-lai-xi-a. Nghe lời xúi giục của một số kẻ xấu, tháng 8 năm 2008, Krajan Thuil cùng 6 người bạn vượt biên sang Thái Lan. Anh này cho biết:
- Một số người bạn ở Thái Lan gọi điện nói, có một tổ chức người Việt sẵn sàng giúp đỡ chúng tôi đi tị nạn chính trị ở Mỹ, nếu không đi được họ cũng sẽ bố trí cho một công việc phù hợp và thu nhập cao hơn nhiều so với ở Ma-lai-xi-a.
Chỉ sau 3 ngày trốn sang Thái Lan, nhóm của Krajan Thuil bị cảnh sát địa phương bắt giữ và đưa vào Trung tâm giam giữ người nhập cư trái phép (IDC) ở số 507 Soi Suan Phlu, đường South Sathorn, thủ đô Băng Cốc. Tại đây, họ gặp Nguyễn Hùng Phong, “cố vấn cao cấp” của “Trà đàm dân chủ”. Mượn danh nghĩa nhân viên từ thiện, Nguyễn Hùng Phong thường xuyên vào trung tâm tổ chức các buổi tuyên truyền nói xấu Đảng và Nhà nước ta đồng thời dụ dỗ, mua chuộc người trong trại tham gia “Trà đàm dân chủ”. Khi được sự đồng ý của những người bị lừa, Nguyễn Hùng Phong bắt họ đứng chụp ảnh, cầm cờ của chế độ Việt Nam cộng hòa cũ, đọc “lời tuyên thệ” do chúng soạn sẵn rồi chụp ảnh, ghi hình, ghi âm.
Krajan Thuil cho biết: “Mọi người cũng không tin lắm, nhưng vì ai nhận lời sẽ được ông ta cấp cho vài bộ quần áo cũ, một ít nước và bánh ngọt nên họ gật đầu đại".
Ở trong trại 31 tháng, mọi người vẫn không thấy được đi Mỹ định cư. "Thỉnh thoảng, chúng tôi hỏi thì ông ta nói là đang làm thủ tục. Chúng tôi biết ông ta nói dối. Thực ra chẳng có ai được định cư ở Mỹ cả. Ngày 9-2-2010, chúng tôi được nhà chức trách Thái Lan trả về ViệtNam”, Krajan Thuil cho biết.
Sự thật về cái gọi là “Trà đàm dân chủ”
"Trà đàm dân chủ” là tổ chức phản động do Đỗ Hữu Nam lập ra đầu năm 2007 ở Cam-pu-chia (khi trả lời một số báo, đài nước ngoài, Nam nói bừa là thành lập tại TP Hồ Chí Minh). Bản chất cũng giống một số tổ chức phản động người Việt lưu vong khác là nhằm vu cáo, bôi nhọ chính sách của Đảng và Nhà nước ta, kích động hận thù dân tộc, tôn giáo; chia rẽ khối đại đoàn toàn kết dân tộc, âm mưu lật đổ chính quyền nhân dân.
Đỗ Hữu Nam, sinh năm 1958 tại xã Hải Tân (Hải Lăng, Quảng Trị). Năm 1980 khi có lệnh gọi nhập ngũ, Nam trốn sang Cam-pu-chia kiếm sống bằng nghề xe ôm, cờ bạc sau đó tham gia tổ chức phản động “Đảng nhân dân hành động” do Nguyễn Sỹ Bình "nặn" ra ở Mỹ với chức danh “Phó ban trật tự”. Tháng 7-1997, Đỗ Hữu Nam thâm nhập vào Việt Nam để tuyên truyền, lôi kéo những người nhẹ dạ, cả tin tham gia vào tổ chức của chúng. Tuy nhiên, hắn đã bị cơ quan an ninh của ta bắt tại cửa khẩu và bị kết án 8 năm tù về tội danh trốn ra nước ngoài để chống lại chính quyền nhân dân.
Sau khi mãn hạn tù, tháng 10-2005, Nam vượt biên sang Cam-pu-chia rồi liên lạc với Đỗ Thành Công, để lập ra cái gọi là “Phong trào dân chủ cho Việt Nam” nhằm moi tiền viện trợ của Nguyễn Sỹ Bình và một số tổ chức phản động người Việt tại Mỹ (Đỗ Thành Công bị cơ quan an ninh của ta bắt vào ngày 14-8-2006 vì âm mưu khủng bố lãnh sự quán Mỹ ở TP Hồ Chí Minh và bị trục xuất khỏi Việt Nam ngày 21-9-2006). Sau một thời gian hoạt động, tháng 1-2007, Nam đổi tên phong trào trên thành “Trà đàm dân chủ” hay còn gọi "Đảng người Việt yêu người Việt". Bên cạnh Đỗ Hữu Nam, danh sách "lãnh đạo" tổ chức này còn có Mã Phi Danh, Nguyễn Hùng Phong, Trần Kim Tiến, Liang Hot E Đaur..
Để dụ dỗ những người nhẹ dạ, cả tin tham gia, Đỗ Hữu Nam và đồng bọn khoác lác: Nếu là thành viên của “Trà đàm dân chủ”, mỗi người sẽ được lĩnh 50USD/tháng, được cấp điện thoại, xe máy và được bảo lãnh cho tị nạn chính trị ở Mỹ. Tuy nhiên, cách làm này tỏ ra không hiệu quả vì nhiều người thừa biết chỉ là lời hứa hão, nên Đỗ Hữu Nam và đồng bọn bèn quay sang tiếp cận một số người Việt là lao động nghèo đang sinh sống, làm ăn trên đất Thái Lan, Cam-pu-chia và ra điều kiện: Nếu ký vào bản danh sách trở thành thành viên “Trà đàm dân chủ”, cầm cờ và nói theo những lời do chúng soạn ra để cho chúng chụp ảnh, ghi hình thì sẽ được nhận 5kg gạo và 200 baht. Nhiều người dù chẳng biết “Trà đàm dân chủ” là gì nhưng vì được ít tiền và gạo nên họ đồng ý. Với phương thức này, Nam có được danh sách “thành viên” đưa lên website của mình, qua đó giúp y nhận tiền viện trợ từ Nguyễn Sỹ Bình để tiêu xài.
Về trường hợp một số đồng bào dân tộc thiểu số tại tỉnh Lâm Đồng và một số tỉnh Tây Nguyên tham gia tổ chức “Trà đàm dân chủ”, cơ quan an ninh của ta cho biết: Năm 2005, 2006 trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên có một số người dân tộc thiểu số được Nhà nước hỗ trợ đi xuất khẩu lao động tại Ma-lai-xi-a. Trong số đó, một số người do thu nhập thấp, lại bị chủ phân biệt đối xử nên tìm cách trốn về nước bằng đường bộ (từ Ma-lai-xi-a sang Thái Lan - Cam-pu-chia rồi về ViệtNam). Khi sang đất Thái Lan, một số bị cảnh sát địa phương bắt giữ. Một số không bị bắt, nhưng do trình độ thấp, khó kiếm việc làm nên phải sống vất vưởng. Lợi dụng sự thiếu hiểu biết và thiếu thốn về vật chất của những người này, các đối tượng cốt cán của tổ chức “Trà đàm dân chủ” đã tìm cách tiếp cận, cho họ một ít tiền, gạo, nhu yếu phẩm để dụ dỗ, lôi kéo họ tham gia. Từ các đối tượng đầu tiên này, Đỗ Hữu Nam và đồng bọn chỉ đạo họ dùng điện thoại gọi cho bạn bè, người thân ở Ma-lai-xi-a và Việt Nam để rủ rê, hướng dẫn trốn đi. Tuy nhiên, khi sang tới nơi, nhiều người mới biết mình bị lừa.
Liên quan đến tổ chức này, vừa qua, Công an tỉnh Lâm Đồng đã khởi tố vụ án "Tổ chức đưa người trốn đi nước ngoài trái phép" đối với 2 đối tượng là Cil Chè và Kră Jăn Hô. Tòa đã tuyên phạt Cil Chè mức án 2 năm tù (nhưng cho hưởng án treo) và ra lệnh truy nã đối tượng Kră Jăn Hô đã trốn khỏi địa phương. Thượng tá Đỗ Văn Tường, Trưởng công an huyện Lạc Dương (Lâm Đồng) cho biết: “Trong 26 đối tượng là người dân tộc thiểu số trên địa bàn trốn ra nước ngoài tham gia tổ chức phản động “Trà đàm dân chủ”, 8 người đã trở về Việt Nam". Trao đổi với phóng viên, đồng chí Trần Công Chánh, Phó bí thư thường trực Huyện ủy Lạc Dương cho biết: Huyện ủy đã chỉ đạo kiểm điểm, làm rõ trách nhiệm một số đảng viên là cán bộ chủ trì các xã, thị trấn trong công tác quản lý hành chính. Bên cạnh đó, huyện đã tổ chức rút kinh nghiệm về công tác xuất khẩu lao động; đưa một số đối tượng vi phạm ra kiểm điểm trước nhân dân; kết hợp với các tổ chức tôn giáo trên địa bàn phát động toàn dân cam kết không nghe và làm theo lời xúi giục của kẻ xấu; động viên, hỗ trợ về vật chất, tinh thần để những người lầm lỡ tái hòa nhập cộng đồng; kết hợp cùng gia đình, dòng họ tuyên truyền, vận động con em đang ở nước ngoài trở về Việt Nam...-Thực chất của cái gọi là “Trà đàm dân chủ”-Bài và ảnh: VŨ ĐÌNH ĐÔNG
-Không thể chấp nhận quan điểm “Quốc gia hóa quân đội”
Đảng Dân chủ VN trao đổi về đối thoại 06.01.2013
-Đừng gieo rắc tư tưởng đầu hàng!
-Tướng Nguyễn Chí Vịnh nên tìm học tư tưởng của Mao và Đặng
Cảnh giác với tương đồng ý thức hệ
- Mạt vận
– Blogger Nguyễn Hoàng Vi tố cáo công an tra tấn và làm nhục(RFI). - Thông báo về việc chính quyền tiếp tục phá dỡ Tu viện kín Camelo cùa Liên Đoàn Sinh Viên Công Giáo Việt Nam(SVCG). – Thân nhân TNCG và TL: Các anh hãy mạnh mẽ dấn thân tiếp tục (Chuacuuthe).-
Khôi nguyên Phạm Minh Hoàng nói về giải Hellman/Hammett04.01.2013
-VRNs (04.01.2013) – Sài Gòn – Nhân sự kiện giảng viên Phạm Minh Hoàng là 1 trong 5 người, đang sống tại Việt Nam, được nhận giải thưởng Hellman/Hammett của tổ chức theo dõi nhân quyền Human Rights Watch, mời quý vị theo dõi cuộc phỏng vấn sau giữa Thomas Việt, VRNs với giảng viên Phạm Minh Hoàng.
Thomas Việt: Chào giảng viên Phạm Minh Hoàng, được biết Ông là 1 trong 5 người được nhận giải Hellman/Hammett từ tổ chức theo dõi nhân quyền Human Rights Watch vào ngày 20.12.2012 vừa qua. Cảm nghĩ của Ông khi được trao giải Hellman/Hammett này là như thế nào thưa Ông?
Phạm Minh Hoàng: Tôi rất là ngạc nhiên, vì sự đóng góp của tôi để có giải thưởng này là khiêm tốn, vì trong đất nước chúng ta còn rất là nhiều người đã và đang đóng góp hay hy sinh nhiều hơn tôi. Tôi đã từng liên hệ với người đại diện của tổ chức này, họ đánh giá theo tiêu chuẩn của họ như người đó từng viết blog, và đang gặp khó khăn, đúng là hoàn cảnh của tôi. Và thứ hai nữa là nội chuyện tôi rời khỏi nước Pháp, nơi mà đời sống an lành và dễ dãi hơn ở đây. Về Việt Nam chấp nhận đời sống khó khăn, đồng lương thì khiêm tốn. Cảm nghĩ thứ hai là tôi rất vinh dự, vì được một tổ chức uy tín như Human Rights Watch xếp chung tôi vào hàng ngũ những người như anh Điếu Cày, Cù Huy Hà Vũ, Huỳnh Thục Vy… Có những người đang bị tù đày…
Thomas Việt: Ông có thể cho biết những việc làm của chính Ông cho sinh viên, môi trường và xã hội Việt Nam qua những bài viết, việc dạy học và các lớp học kỹ năng mềm là như thế nào để từ đó ông bị giam cầm cả năm rồi sau 2 lần ra tòa và giờ còn đang phải thụ án tù giam tại gia (tù treo) thưa Ông?
Phạm Minh Hoàng: Tôi viết còn từ thời sinh viên tại Pháp và tiếp tục viết khi về Việt Nam, tổng cộng là 33 bài. Những bài này nói lên ưu tư của người Việt Nam hiện thời, về những vấn đề như văn hóa, môi sinh, giáo dục, lao động, kể cả chính trị và thời sự. 33 bài này cùng một câu kết luận là chúng ta phải dân chủ, đất nước phải dân chủ, chế độ phải dân chủ thì đất nước chúng ta mới có cơ hội thăng tiến. Riêng về các lớp kỹ năng mềm, đây là xuất phát từ ưu tư của tôi khi đứng trên giảng đường, vì kỹ sư Việt Nam nói về kiến thức hàn lâm thì đủ nhưng những kỹ năng để đối phó với môi trương làm việc thì quả thật là thiếu. Những kỹ năng đó là họp nhóm, sinh hoạt nhóm, giải quyết xung đột …
Thomas Việt: Một trong những lý do chính mà nhà cầm quyền Việt Nam giam cầm và bỏ tù Ông vì họ nói Ông có tham gia đảng Việt Tân. Tâm tình của một giảng viên song tịch Pháp Việt đã từng hoạt động trong một đảng phái không cộng sản là như thế nào thưa Ông?
Phạm Minh Hoàng: Trước khi tôi là đảng viên Việt Tân, tôi là người Việt Nam, nên tôi phải ưu tư đến những vấn đề đe dọa đến vận mệnh đất nước. Nhưng chúng ta không thể suy nghĩ và làm việc một mình, mà phải cùng chung lưng đấu cật với những người khác. Từ khi còn ở Pháp tôi đã tiếp xúc với những tổ chức và đảng phái khác nhau, tôi thấy ở Việt Tân những con người, những suy nghĩ và chủ trương đúng với suy nghĩ và nhận thức của tôi. Chủ trương của họ là đấu tranh cho một nước Việt Nam dân chủ, nhân quyền thật sự bằng việc đấu tránh bất bạo động …
Thomas Việt: Như Ông nhà cầm quyền Việt Nam chuẩn bị đưa những thanh niên Công Giáo và Tin Lành ra xét xử với tội danh chính là nói họ có tham gia đảng phái không cộng sản. Ông đã và đang là nạn nhân của những điều luật 79 và 88, những điều luật vi phạm công ước Quốc Tế về nhân Quyền và thậm chí vi phạm chính Hiến Pháp của cộng sản Việt Nam năm 1992 về tự do ngôn luận, Ông có thể nói gì về những nạn nhân này, thưa Ông?
Phạm Minh Hoàng: Tôi nhận định đây là những người yêu nước, đây là những bản án khá nặng. Những chứng kiến của tôi và những người này có thể làm cho những ai đó không đồng ý. Tuy nhiên lãnh đạo của đất nước phải lắng nghe thay vì bắt bớ và tù đày… Vì họ thích khen hơn là phê bình….
Thomas Việt: Ông có thể cho biết sinh hoạt và đời sống hiện thời của ông là như thế nào sau khi ông ra khỏi tù giam và hiện đang phải chịu án treo, thưa giảng viên Phạm Minh Hoàng?
Phạm Minh Hoàng: Sau khi ra tù giam gần 1 năm nay, đi đâu cũng phải xin phép. Đi xa thì xin phép bằng giấy, đi gần như đi dâng lễ ở Chúa Cứu Thế thì nói miệng. Nhưng có lúc cho lúc không. Có làm đơn đưa gia đình đi Nha Trang nhưng không được chấp nhận. Cuối tháng qua xin đi dâng lễ Công Lý Hòa Bình ở Chúa Cứu Thế thì bị khuyến cáo, tức không đồng ý cho đi. Làm 11 đơn gửi đến các trường đại học có chuyên ngành toán ứng dụng thì chỉ có 2 trường trả lời và nói là không nhận…
Thomas Việt: Cảm ơn giảng viên Phạm Minh Hoàng.
Chúc bình an
Thomas Việt, VRNs
-- Lật tẩy bộ mặt thật của ‘Giải nhân quyền Hellman/Hammett 2012′ (Petrotimes).-- Tướng Nguyễn Trọng Vĩnh: Đừng gieo rắc tư tưởng đầu hàng! (BoxitVN).
- Nhận định của Ban Công lý và Hòa bình GP Vinh về vụ án các thanh niên Công giáo và Tin lành (UB CL&HB).
- Bài học lớn nhất của lịch sử và sự thật của muôn đời (DLB).
- Những kẻ khuyết tật tâm hồn (DLB).
- Truyền thông cơ sở chính là người “bẻ ghi” cho nhận thức cộng đồng (LĐ).
---China censors clash with media on reform
The website of a magazine run by liberal senior members of the Communist party was shut down after the journal published calls for political reform
Chinese journalists mount rare protest over an alleged act of government censorship (WP 4-1-13)
- Trung Quốc : Tham nhũng đe dọa kế hoạch xây nhà giá rẻ (RFI). - Trung Quốc tiếp tục xây dựng nhà máy điện nguyên tử lớn nhất nước (RFI).
- Báo Đức: Triều Tiên sẽ mở cửa hút đầu tư nước ngoài năm 2013 (GDVN). – Bạn đã biết Lữ đoàn Kippumjo Bắc Hàn?(Trần Hùng). - Con đường tơ lụa của Triều Tiên (TN). - Chủ tịch Google đi Bắc Triều Tiên là “chuyến thăm nhân đạo cá nhân” (GDVN).
- Nam Hàn: Biểu tình đòi công lý cho người bị gạt ra bên lề xã hội (Chuacuuthe).- Xem TQ đua nhau chống tham nhũng (VNN). – Nhà giàu Trung Quốc đua nhau tuồn tiền mặt ra nước ngoài (Sống Mới). - Trung Quốc: Một tạp chí trên mạng có khuynh hướng tự do bị đóng cửa (RFI). “Theo bảng xếp hạng về tự do báo chí của tổ chức Phóng Viên Không Biên Giới, năm 2011-2012, Trung Quốc đứng hạng thứ 174 trên tổng số 179 quốc gia”. - Báo Trung Quốc “Hiên Viên Hoàng Đế” bị đóng cửa (RFA). - Trung Quốc và hậu quả bi kịch của chính sách một con: Câu chuyện những đứa trẻ bị mất tích (Petrotimes). - Google bỏ chức năng cảnh báo người dùng Trung Quốc về kiểm duyệt (GDVN). - Ảnh lãnh đạo Trung Quốc cũng chuộng kỹ xảo photoshop (Sống Mới). - Chủ tịch Google sắp thăm Triều Tiên (ANTĐ). – Mỹ không ủng hộ Google thăm Bắc Hàn (BBC). – Washington phê phán việc lãnh đạo Google tới Bắc Triều Tiên (RFI).
- Việt Nam Kỷ niệm 54 năm Quốc khánh CH Cu-ba (ND).Cư dân mạng ở Trung Quốc dùng mật mả: In China's Cyberspace, Dissent Speaks Code (WSJ 5-1-13)
Chỉ trich thủ tướng một cách rất "văn minh": Former Israeli Security Chief Calls Netanyahu a Poor Leader (NYT 5-1-13) -- Link bài này vì thấy lối mà nguyên giám đốc cơ quan an ninh Do Thái chỉ trích thủ tướng Netanyahu rất văn minh: " When I look at Netanyahu, I don’t see a shred of personal example as a leader in him,” (Khi tôi nhìn ...đồng chí X, tôi không thấy mảy may một gương lãnh đạo cá nhân nào cả ở ông ta")