(Phunutoday)-Xót xa vì những nhân viên công quyền phải chăng đã hành xử quá cứng nhắc, quá máy móc, quá tuyệt tình nên người dân mới phải quỳ xuống giữa đường như thế
(Trái hay Phải)- Hình ảnh một cô gái quỳ xuống để xin cảnh sát giao thông TP HCM đừng giam xe do cô vi phạm giao thông khiến tôi bị sốc. Nếu cảnh sát cư xử có tình người hơn, chắc không dẫn đến một hành động làm tổn thương lòng tự trọng của con người đến vậy. Bao giờ ở VN mới có những “cảnh sát trong mơ”?
Cô gái quỳ xuống xin cảnh sát giao thông. |
Trên các báo, không ai cho tôi biết rõ cô gái đã vi phạm gì để đến nỗi bị giữ xe, chỉ biết cô đã phải quỳ xuống van xin cảnh sát đừng giữ xe của mình, xe vẫn bị đưa lên ô tô, rồi sau một hồi van xin, cảnh sát đã mủi lòng mà lập biên bản, cho cô đi tiếp.
Trong tôi nảy sinh hàng loạt câu hỏi, có phải cô yếu đuối và bị ảnh hưởng bởi “trào lưu quỳ” đang lan tràn trong giới trẻ nên dễ dàng quỳ xuống như thế? Hay cô vì có một lý do nào đó quá cấp bách, không thể bỏ dở cuộc hành trình nên buộc phải làm hành động đó? Dù thế nào, nhìn bức ảnh một cô gái phải quỳ xuống van xin cảnh sát giao thông ngoài đường như vậy, là một người phụ nữ, một người mẹ, tôi vô cùng xót xa.
Xót xa vì một người trẻ đã không được chuẩn bị tâm lý và bản lĩnh vững vàng đến nỗi có thể dễ dàng quỳ xuống giữa đường để van xin, rẻ rúng lòng tự trọng. Xót xa vì những nhân viên công quyền phải chăng đã hành xử quá cứng nhắc, quá máy móc, quá tuyệt tình nên người dân mới phải quỳ xuống giữa đường như thế.
Tự nhiên tôi thấy cần phải đặt vấn đề về những ngôi trường đào tạo cảnh sát ở trên khắp đất nước, có thể họ rất đề cao sự nghiêm minh của pháp luật nhưng tôi dám chắc là những bài học đối nhân xử thế sao cho có tình người đã có phần nào đó bị xem nhẹ. Thế nên kết quả dân mình nhìn thấy công an là sợ hãi, là dè chừng, là thiếu gần gũi. Còn nhớ hồi giữa năm, một bức ảnh cảnh sát giao thông đẩy xe giúp người dân vượt qua vùng nước lũ đã làm cư dân mạng “xôn xao”, bởi họ không dám tin điều đó là sự thật.
Mấy hôm trước đọc báo Lao động, tôi được biết thông tin, tại buổi sơ kết công tác năm 2012 và triển khai kế hoạch năm 2013 diễn ra những ngày cuối tháng 12-2012, Phòng Cảnh sát giao thông Công an thành phố Hà Nội đưa ra một nội dung rất mới. Đó là nghiêm cấm cảnh sát giao thông nói năng thiếu lễ phép, uống rượu, bia, đứng chỗ khuất, ban đêm phải đứng dưới khu vực có đèn; không xử lý vi phạm lần đầu với các trường hợp phụ nữ, người già, sinh viên, người ngoại tỉnh; nghiêm cấm cán bộ, chiến sĩ có thái độ dọa nạt, nói nhiều lỗi vi phạm rồi sau đó chối lỗi.
Nhiều người dân bình thường đọc thông tin này chắc cũng như tôi, mừng đến mức ná thở, nhưng rồi cũng không dám tin cái chỉ thị tốt đẹp này sẽ được từng chiến sĩ cảnh sát giao thông của Thủ đô biến thành hiện thực. Vì nếu như thế, Hà Nội sẽ có toàn “cảnh sát trong mơ”.
Nhưng cho dù có là mơ thì chúng ta vẫn cần phải mơ. Chúng ta mơ có những cảnh sát giao thông với gương mặt thân thiện và tinh thần hòa nhã, đừng chỉ lăm lăm cuốn sổ phạt, đừng chỉ thản nhiên nhận tiền “mãi lộ”. Chúng ta mơ những cảnh sát giao thông hết lòng vì sự bình yên của những con đường, đối xử một cách nhân văn với người dân, không xử ép phụ nữ, người già, sinh viên, người ngoại tỉnh.
Cuộc sống của chúng ta đang no đủ vật chất hơn xưa nhưng quá thiếu thốn tình người. Tôi tin nếu mỗi nhân viên công quyền luôn ý thức họ là con người, có đầy đủ giác quan và một trái tim ấm nóng chứ không phải chỉ là một nhân viên hành chính làm việc như một cỗ máy đã lập trình, thì những bức xúc trong xã hội sẽ giảm bớt đi rất nhiều. Bởi suy cho cùng, nếu chúng ta cần những người làm việc chính xác và rập khuôn như máy, thì chế tạo máy móc ra mà sử dụng, cần gì phải tuyển các công chức ngồi đó, trả lương hàng tháng để họ hành hạ người dân?
Có thể có người nói tôi nhiều chuyện, người ta quỳ thì mặc người ta, mắc mớ gì đến mình mà phải sốc, phải buồn? Nhưng không buồn sao được khi đó đây trong cuộc sống, vẫn có những nơi khô hạn tình người đến mức một cô gái trẻ phải quỳ xuống van xin cảnh sát? Nếu người ta đã trình bày hoàn cảnh đáng thương và có thể cảm thông được, thì tại sao các anh cảnh sát không ghi biên bản phạt tiền rồi tha cho người ta đi tiếp? Dẫu sao, đó cũng là một cô gái chân yếu tay mềm, có phải quân rắn mặt đua xe lạng lách gì cho cam?
Chợt thấy buồn khi nhớ đến một câu hát của nhạc sĩ Trần Tiến, vì nó đúng đến rợn người: “Hà Nội cái gì cũng rẻ/ Chỉ có đắt nhất là tình người thôi”. Tình người giờ đắt quá, càng nhiều tiền thì ta lại càng không mua được, thật trái khoáy. Và xin kết lại câu chuyện bằng một câu thơ của bạn tôi: “Bạn bè ơi kêu như thế đủ rồi/Mở mắt dậy vẫn một ngày phải sống/ Tôi sống, anh sống, nó sống/Giành giật, tranh nhau chia động từ “sống”/ Mà chữ “tình người” liệu rồi có nhân lên?”.
Mi An-Đóng phí bảo trì đường bộ: Anh ngay thật chịu thiệt
(Đời sống) - Hôm nay, ngày 1/1/2013, Quỹ bảo trì đường bộ sẽ chính thức được thu, trước mắt là thu với ô tô thông qua các trạm đăng kiểm. Phí phải nộp, nhưng băn khoăn vẫn còn nhiều, trong đó tình trạng công trình giao thông kém chất lượng, ăn bớt vật liệu… làm nhiều người bất an.
TIN LIÊN QUAN |
---|
Chỉ trước ngày thu phí 2 hôm (29/12/2012), Công an Hà Nội thông báo bắt giữ 3 người, trong đó có 2 kỹ sư và một lái xe vì lấy trộm 43 cóc thép của Dự án đường vành đai 3 Hà Nội bán ra ngoài lấy gần 200 triệu tiêu xài.
Đấy chỉ là một vụ nhỏ bị lực lượng chức năng phát hiện và xử lý, đâu đó tại các dự án tình trạng này vẫn thường xảy ra. Không chỉ ăn bớt nguyên vật liệu, có nhà thầu còn dùng vật liệu không đúng tiêu chuẩn để giảm bớt chi phí… Tình trạng đó làm chất lượng công trình làm ra không đảm bảo, sử dụng vài năm là xuống cấp. Lúc đó, lại dùng phí của người dân đóng góp để sửa chữa.
Những vết lún kéo dài trên mặt cầu Thanh Trì (Hà Nội) có thể do chất lượng vật liệu chưa đảm bảo và áp dụng công nghệ mới chưa được thử nghiệm đầy đủ. |
ThS. Nguyễn Văn Nhậm, Bộ môn Cầu Hầm - Khoa Công trình (Trường Đại học Giao thông vận tải Hà Nội) là người tham gia Hội đồng nghiệm thu nhà nước cũng phải thừa nhận, có tình trạng ăn cắp, cắt xén nguyên vật liệu, dùng vật liệu không đảm bảo… Những việc làm đó gây ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng, tuổi thọ công trình.
“Đường chưa tốt cũng có một phần do tình trạng ăn cắp vật liệu gây ra, như cầu Thanh Trì (Hà Nội), theo phỏng đoán của tôi có thể chất lượng vật liệu không dảm bảo, thậm chí cả quy trình của chúng ta chưa phù hợp. Nhiều khi chúng ta cứ lấy quy trình của nước ngoài, nhưng điều kiện khí hậu nước ta lại khác, chưa thí nghiệm đầy đủ đã áp dụng nên xảy ra hư hỏng”, ông Nhậm dẫn chứng.
Các công trình mới sử dụng đã hỏng, còn có thể kể ra như cao tốc TP. HCM - Trung Lương, Đại lộ Đông Tây… Những hư hỏng đó có thể một phần là bị “ăn bớt” nguyên vật liệu.
Tuy nhiên, ông Nhậm cũng thành thật chia sẻ, công nhân “làm bậy” một phần cũng vì cuộc sống quá khó khăn, nợ lương triền miên, cuối năm mới được nhận lương tháng 5-6. Thêm nữa, công nhân cũng ganh tỵ với cá ngành khác, có ngành làm thì nhàn, nhưng lương lại cao, còn họ làm việc vất vả, lương đã thấp lại bị nợ triền miên.
Đường xuống cấp nhanh cũng do lượng xe quá tải gây ra, đây là hậu quả của chính sách quản lý thiếu đồng bộ giữa các Bộ ngành. Trọng tải thiết kế đường chỉ 12 tấn/cầu trục xe. Nhưng cơ quan quản lý nhập khẩu (Hải quan) vẫn cho nhập, cơ quan quản lý lưu hành (Cảnh sát giao thông) vẫn cấp phép cho lưu hành những xe có trọng tải trục lên tới 14-15 tấn/cầu trục. Làm đường càng nhanh xuống cấp, rồi lại lấy tiền đóng góp của người dân để sửa chữa, bảo trì.
Hiện nay, trên đường có tới mấy cơ quan có liên quan, đầu tư xây dựng và đảm bảo chất lượng đường là của Bộ Giao thông vận tải, nhưng phương tiện lưu thông trên đường trước tiên là do Hải quan cho nhập khẩu, cấp phép lưu hành và xử phạt lại do Cảnh sát giao thông thực hiện. Mỗi cơ quan làm một kiểu, đường xuống cấp, vậy là dân lãnh đủ.
Đánh giá về phí bảo trì đường bộ, ông Nhậm nói, mình cũng có xe máy, cũng đi ô tô nên phải đóng phí. Nhưng mình muốn phí của mình đóng phải đạt hiệu quả, được đi đường tốt hơn, đỡ tắc hơn. Ngay cả việc thu phí, có ai tin xe máy sẽ thu được 100%. Đề án của Bộ GTVT cũng chỉ dám tính thu được 50% xe máy, như thế không được, chỉ có anh ngay thật chịu thiệt.
“Nếu thu không hết, chính sách khác cũng ảnh hưởng, một việc rõ ràng là đi đường phải nộp phí, nhưng có người không nộp, mình thì nộp, cũng thấy tức chứ”, ông Nhậm cho biết thêm.
Lê Việt“Đường chưa tốt cũng có một phần do tình trạng ăn cắp vật liệu gây ra, như cầu Thanh Trì (Hà Nội), theo phỏng đoán của tôi có thể chất lượng vật liệu không dảm bảo, thậm chí cả quy trình của chúng ta chưa phù hợp. Nhiều khi chúng ta cứ lấy quy trình của nước ngoài, nhưng điều kiện khí hậu nước ta lại khác, chưa thí nghiệm đầy đủ đã áp dụng nên xảy ra hư hỏng”, ông Nhậm dẫn chứng.
Các công trình mới sử dụng đã hỏng, còn có thể kể ra như cao tốc TP. HCM - Trung Lương, Đại lộ Đông Tây… Những hư hỏng đó có thể một phần là bị “ăn bớt” nguyên vật liệu.
Tuy nhiên, ông Nhậm cũng thành thật chia sẻ, công nhân “làm bậy” một phần cũng vì cuộc sống quá khó khăn, nợ lương triền miên, cuối năm mới được nhận lương tháng 5-6. Thêm nữa, công nhân cũng ganh tỵ với cá ngành khác, có ngành làm thì nhàn, nhưng lương lại cao, còn họ làm việc vất vả, lương đã thấp lại bị nợ triền miên.
Đường xuống cấp nhanh cũng do lượng xe quá tải gây ra, đây là hậu quả của chính sách quản lý thiếu đồng bộ giữa các Bộ ngành. Trọng tải thiết kế đường chỉ 12 tấn/cầu trục xe. Nhưng cơ quan quản lý nhập khẩu (Hải quan) vẫn cho nhập, cơ quan quản lý lưu hành (Cảnh sát giao thông) vẫn cấp phép cho lưu hành những xe có trọng tải trục lên tới 14-15 tấn/cầu trục. Làm đường càng nhanh xuống cấp, rồi lại lấy tiền đóng góp của người dân để sửa chữa, bảo trì.
Hiện nay, trên đường có tới mấy cơ quan có liên quan, đầu tư xây dựng và đảm bảo chất lượng đường là của Bộ Giao thông vận tải, nhưng phương tiện lưu thông trên đường trước tiên là do Hải quan cho nhập khẩu, cấp phép lưu hành và xử phạt lại do Cảnh sát giao thông thực hiện. Mỗi cơ quan làm một kiểu, đường xuống cấp, vậy là dân lãnh đủ.
Đánh giá về phí bảo trì đường bộ, ông Nhậm nói, mình cũng có xe máy, cũng đi ô tô nên phải đóng phí. Nhưng mình muốn phí của mình đóng phải đạt hiệu quả, được đi đường tốt hơn, đỡ tắc hơn. Ngay cả việc thu phí, có ai tin xe máy sẽ thu được 100%. Đề án của Bộ GTVT cũng chỉ dám tính thu được 50% xe máy, như thế không được, chỉ có anh ngay thật chịu thiệt.
“Nếu thu không hết, chính sách khác cũng ảnh hưởng, một việc rõ ràng là đi đường phải nộp phí, nhưng có người không nộp, mình thì nộp, cũng thấy tức chứ”, ông Nhậm cho biết thêm.
-Thu phí bảo trì đường bộ: “Sự công bằng chỉ là tương đối!”
- Thu phí bảo trì đường bộ từ hôm nay (1/1/2013) (VOV). – Thu Phí bảo trì đường bộ : Điều chỉnh những vấn đề “chưa hợp lý” (DĐDN).
- “Rút ruột” xăng máy bay (TT).
--
Trộm đột nhập nhà, phá két sắt lấy vàng
Thanh Niên
(TNO) Ngày 1.1.2013, Công an tỉnh Đồng Nai đã tiến hành khám nghiệm và điều tra vụ phá két sắt lấy vàng xảy ra tại xã Tam Phước (TP.Biên Hòa). Theo thông tin ban đầu, vào ngày 29.12.2012, anh Hồ Văn Du và vợ là Phạm Thị Mỹ Tuyết (ngụ tại ấp Long ...
Trộm đột nhập cây xăng phá két sắt cuỗm hơn 100 triệu đồng. Pháp ...XãLuận.com tin tức việt nam 24h cập nhật
Trộm đục két sắt, cây xăng mất hơn 100 triệu đồngLao động'
- Đổi mới căn bản để nâng chất lượng đào tạo đại học (CP).
- Trò chuyện với phó giáo sư trẻ nhất Việt Nam (Tin tức).
- 101 kiểu kiếm tiền ngày tết của sinh viên (VnMedia).
- Máy đánh bạc “vây” sinh viên (CATP).
- Liệu pháp mới cho trẻ mắc chứng “khó đọc” (SGGP).
- Cửa biển thành lạch sông, ngư dân “mắc cạn” (TT).
- Thảm nạn tàu cá ở Cồn Sẻ (TN).
- Nhiều hãng xe đò thương hiệu “cháy vé” (TT).
- Đường biến thành chợ (TN).
- Cho khám chữa bệnh BHYT ở 358 cơ sở tư nhân (TT).
- Hàng trăm người bất lực nhìn cháu bé chết thảm dưới gầm ô tô (DT).
- Những vụ trộm đình đám tại nhà các ‘đại gia’ (VNN). - Chân dung ông trùm tan xác ở Bắc Ninh (DT).
- Điêu đứng vì chủ hụi bỏ trốn (NLĐ). - Sự thật tin đồn sản phụ chết rồi “nhập hồn” vào nữ điều dưỡng (DV).
- TPHCM: Bé trai tử nạn dưới gầm xe trong đêm cuối năm (VNN).
- Tân Thủ tướng Nhật dự tính cho xây thêm lò điện hạt nhân (RFI).
- Thiếu che chắn, tường xây dựng đổ sập vào người dân (TTXVN).
- Phụ nữ Việt mua súng giùm hung thủ bắn chết 2 lính cứu hỏa New York (Người Việt).
- Câu chuyện in vào ngày đầu năm (Thăng sắc).
- Quảng Bình huy động thêm tàu tìm kiếm ngư dân bị nạn (VOV). – Quảng Bình: Nhiều cơ quan không nghỉ Tết để tìm kiếm ngư dân (SGGP).
- Nhiều thủy thủ kêu cứu từ cảng biển nước ngoài (LĐ).
- Tiếp tục điều tra vụ nổ khiến 2 người chết ở Bắc Ninh (TP).
- Hà Tĩnh: Xót xa vườn cam hàng trăm triệu bị kẻ xấu phá hoại! (ĐH Hà Tĩnh).
'