Thứ Ba, 1 tháng 1, 2013

TS Lê Hồng Giang: Không thể cứ nhắm mắt kích cầu hay nới lỏng tiền tệ mỗi khi kinh tế suy giảm; Kinh tế 2012: Thử thách quá khó

---Happy New Year (Giang Le)

Dưới đây là một số câu (unedited) tôi trả lời phỏng vấn của bạn Duy Linh (đăng tại Gafin) nhân dịp đầu năm,  tôi post lại lên đây để chia sẻ một số tâm tư, nguyện vọng của tôi nhân dịp năm mới với bạn đọc blog kinhtetaichinh. Chúc các bạn một năm mới nhiều thành công, may mắn. Chúc kinh tế VN năm 2013 vượt qua khó khăn để quay về đúng tiềm năng của mình.


1. Là một độc giả vào blog anh mỗi khi bật máy tính lên, tôi cảm nhận được năm 2012 anh có sự thay đổi cách viết bài trên blog: bài viết dài hơn, chất lượng hơn và nhất là liên quan đến kinh tế Việt Nam nhiều hơn. Anh lý giải gì về sự thay đổi này?

Tôi bắt đầu sử dụng Google Plus cuối năm 2011 và chuyển các bình luận ngắn, phần lớn liên quan đến kinh tế tài chính quốc tế sang platform mới này. Do vậy trên blog kinhtetaichinh còn lại những bài viết dài, có nhiều link và đồ thị là điều Google Plus không hỗ trợ.

2. Nếu như trong năm 2008, khi đọc blog của anh, tôi nhận thấy rất rõ tư tưởng của Keynes ủng hộ các biện pháp can thiệp vào thị trường trong nhiều bài viết thì đến năm 2012, quan điểm của anh lại “diều hâu” hơn, khi ủng hộ các chính sách “thắt lưng buộc bụng”. Liệu có một sự chuyển biến về tư tưởng kinh tế nào đó của blogger Giang Lê trong năm 2012 không?

Tôi rất thích câu nói này của Keynes: "Nhà nước chỉ nên làm những gì thị trường không làm được". Tôi luôn luôn quan niệm rằng thị trường là cơ chế quan trọng nhất giúp cho một nền kinh tế vận hành hiệu quả. Nhưng tôi chia sẻ quan điểm của giới Keynesian rằng thị trường không "toàn năng" và một xã hội hiện đại không thể phó mặt toàn bộ các hoạt động kinh tế cho thị trường. Bởi vậy tôi ủng hộ ý tưởng của Keynesian economics về vai trò của fiscal và monetary policies trong việc giảm bớt tác động của business cycle vào nền kinh tế và đời sống người dân.

Tuy nhiên không thể cứ nhắm mắt kích cầu hay nới lỏng tiền tệ mỗi khi kinh tế suy giảm. Cần phải phân tích rõ nguyên nhân, ví dụ demand shock hay supply shock, balance sheet recession hay monetary tightening recession. Hơn nữa cần phải biết những constraint của chính sách, nghĩa là tình hình kinh tế xã hội hiện tại có còn "room" cho việc nới lỏng nữa hay không.

Tôi không phải tín đồ của Keynes nhưng tôi là tín đồ của tư tưởng thực tế (pragmatism) của ông. Khi đưa ra chính sách gì cũng phải nhìn vào thực tại kinh tế xã hội để có lựa chọn đúng đắn. Không phải lúc nào cũng nới lỏng chính sách khi có dấu hiệu suy thoái, cũng như không phải lúc nào cũng "thắt lưng buộc bụng" để giảm nợ hay "diều hâu" để chống lạm phát.

Đối với kinh tế Việt nam năm 2012, tôi cho rằng "dư địa" để nới lỏng tiền tệ và tài khóa không còn nhiều, hiệu quả của những chính sách này không cao và sẽ càng làm méo mó thêm nền kinh tế. Vấn đề tái cấu trúc kinh tế, nhất là khu vực doanh nghiệp nhà nước, quan trọng hơn nhiều để Việt nam có nền tảng tăng trưởng lâu dài. Hơn nữa trong hoàn cảnh các nhóm lợi ích ngày càng có ảnh hưởng vào quá trình hoạch định chính sách, những biện pháp kích cầu, bơm vốn, mua nợ xấu sẽ không đem lại nhiều lợi ích cho đa số người dân dù kinh tế có tăng trưởng thêm vài ba phần trăm. Quan điểm của tôi kiên quyết tái cơ cấu và làm trong sạch nền kinh tế có lẽ làm bạn có cảm tưởng tôi rất "diều hâu" trong năm qua. Nhưng đó không phải là sự tin tưởng mù quáng vào thị trường tự do và khuyến cáo loại bỏ hoàn toàn vai trò nhà nước mà là một nhận định có tính pragmatic ở thời điểm hiện tại.

3. Ngoài vấn đề kinh tế, tài chính, những bài viết trên blog thời gian gần đây cho thấy anh còn quan tâm đến các vấn đề khác như môi trường, biển đảo, ngày 20/11 và cả cuốn sách đang được nhiều người quan tâm, anh có thể chia sẻ thêm về những sự quan tâm đó dưới góc nhìn của một chuyên gia tài chính?

Tôi vẫn luôn quan tâm đến những vấn đề đó giống như hầu hết con dân Việt thôi, không phải trên khía cạnh chuyên gia gì cả. Tất nhiên blog kinhtetaichinh không phải là nơi tốt nhất cho những topic này vì tính chuyên môn của nó, nhưng vì không có thời gian tham gia thảo luận ở những diễn đàn khác nên tôi đưa một số suy nghĩ, bức xúc lên blog cá nhân hi vọng sẽ có người chia sẻ.

4. Anh có thấy buồn và cô đơn không khi VN có rất nhiều chuyên gia kinh tế nhưng blog viết về kinh tế cũng chỉ đếm được trên một bàn tay?

Thực ra năm vừa qua có xuất hiện thêm một số blog của các chuyên gia kinh tế, nhưng đúng là chưa nhiều. Nói buồn và cô đơn thì không hẳn vì trên blog và qua email cá nhân tôi nhận được nhiều trao đổi có tính chuyên môn rất cao. Nhưng tôi cảm thấy hơi tiếc vì phần lớn các chuyên gia chưa dành được một phần nhỏ thời gian cho thế giới blog và các thể loại social networks, những kênh trao đổi và thảo luận rất kịp thời và hiệu quả. Nhưng tôi thông cảm vì những chuyên gia trong nước phải đối mặt với nhiều ràng buộc cá nhân và xã hội.

5. Anh có ý định tập hợp các bài viết trên blog để in thành sách xuất bản tại Việt Nam không?

Trước đây tôi đã từng có ý định sẽ viết một quyển sách về kinh tế tiền tệ và ngân hàng trung ương, một số bài viết trên blog có mục đích chuẩn bị cho quyển sách này. Tuy nhiên trong tương lai gần tôi chưa thể thu xếp để thực hiện ý tưởng này được.

6. Có một nhận xét thú vị: blogger Lê Hồng Giang có khả năng “dự đoán” chính sách kinh tế của VN, năm 2009 anh ủng hộ gói kích cầu, chính phủ tung ra gói kích cầu, năm 2012, anh phản đối gói kích cầu, các biện pháp kích cầu kinh tế không được triển khai. Anh có kỳ vọng thông qua các bài viết trên blog tác động đến chính sách kinh tế của các nhà hoạch định chính sách của VN không?

Tôi không ảo tưởng blog kinhtetaichinh có ảnh hưởng tới chính sách kinh tế của VN nhưng tôi kỳ vọng bạn đọc trên blog này, mà phần đông là sinh viên, trong tương lai sẽ có kiến thức kinh tế tài chính vững vàng hơn khi họ ngồi vào vị trí của các policy makers. Có thể lúc đó những kiến thức mà tôi đã và đang chia sẽ trên blog sẽ lạc hậu, nhưng tôi hi vọng các chính sách kinh tế sẽ được xây dựng trên nền tảng lý thuyết vững vàng, cân nhắc và suy luận logic chặt chẽ, và nhất là được thảo luận dân chủ, công khai và minh bạch như tinh thần mà blog kinhtetaichinh luôn cổ súy.

Nếu những gì tôi viết trên blog trùng hợp với các chính sách được thực thi thì nhiều khả năng tôi đã "nói hộ" suy nghĩ của nhiều chuyên gia kinh tế trong nước. Tôi biết có một số chuyên gia giỏi và có tâm, họ đang hàng ngày hàng giờ phải vượt qua những rào cản cơ chế, chính trị để lái các chính sách kinh tế đi đúng hướng. Có những ràng buộc khiến họ không thể viết blog và nêu quan điểm một cách công khai như tôi, nhưng tôi nghĩ chân lý và sự thật luôn là điểm đến cuối cùng của người trí thức.

7. Chính phủ vừa ban hành một loạt các giải pháp để “giải cứu” thị trường bất động sản. Quan điểm của blogger kinhtetaichinh về các biện pháp giải cứu đó?
Tôi vừa viết một bài trên blog về vấn đề này. Nói ngắn gọn là tôi không đồng tình với việc tung hàng trăm nghìn tỷ đồng để giải cứu bất động sản và ngân hàng, mà chủ yếu sẽ là giải cứu cho các đại gia đã kiếm được rất nhiều tiền trong những lĩnh vực đó trong vài năm qua. Quan điểm của tôi vẫn nhất quán là cần phải để Creative Destruction loại bỏ những ung nhọt trong nền kinh tế, tiền thuế của dân nên tập trung vào cải thiện các dịch vụ công (chứ không phải đầu tư công) và xây dựng một cơ chế bảo hiểm xã hội công bằng và bền vững.

--TS Lê Hồng Giang: Không thể cứ nhắm mắt kích cầu hay nới lỏng tiền tệ mỗi khi kinh tế suy giảm
Kinh tế 2012: Thử thách quá khó (VnEx 31-12-12) -- Tổng kết rất có ích-Khó khăn hiển hiện ở mọi ngóc ngách nền kinh tế, khiến hàng chục nghìn doanh nghiệp ngừng hoạt động, cả triệu người thất nghiệp, hàng trăm nghìn tỷ đồng nguy cơ mất trắng khi thị trường bất động sản đóng băng.
Lạm phát thấp nhất trong 3 năm
Ảnh: Anh Qun
Lạm phát thấp một phần cũng do nhu cầu mua sắm của người tiêu dùng giảm mạnh khi kinh tế khó khăn, thu nhập giảm. Ảnh: Anh Quân

Chỉ số giá tiêu dùng cuối năm tăng 6,81%, hoàn thành xuất sắc chỉ tiêu Quốc hội đề ra, giảm mạnh so với tốc độ phi mã 18,3% của năm ngoái và thấp nhất kể từ 2009 đến nay. Ngoại trừ những lần tăng giá xăng dầu và điện, người tiêu dùng không phải hứng chịu các cú sốc giá lương thực, thực phẩm. Kết quả này có được chủ yếu nhờ các giải pháp siết tín dụng, hạn chế đầu tư công, hạ nhiệt thị trường bất động sản đưa ra từ năm ngoái.
Nền kinh tế cũng ghi nhận một số tín hiệu tích cực như lần đầu tiên xuất siêu sau 19 năm, tỷ giá cả năm ổn định, dự trữ ngoại hối tăng gấp đôi…

55.000 doanh nghiệp chết


Doanh nghiệp đang trải qua một trong những giai đoạn kh khăn nhất. Ảnh: Aaron Sant
Nhiều dự án dang dở vì thiếu vốn và không có khách là hình ảnh tiêu biểu của thị trường bất động sản Việt Nam 2012. Ảnh: Aaron Sant

Cái giá phải trả cho việc thắt chặt tiền tệ và tài khóa để kiểm soát lạm phát làtăng trưởng kinh tế chỉ đạt 5,03%, thấp hơn nhiều so với mục tiêu 6-6,5% Quốc hội đề ra. Lần đầu tiên sau gần hai thập kỷ Việt Nam xuất siêu nhưng chủ yếu do nhu cầu nhập khẩu sụt giảm khi sản xuất đình đốn.
55.000 doanh nghiệp đã giải thể, ngừng hoạt động, khiến cả triệu người lao động rơi vào cảnh thất nghiệp. Cộng cả năm 2011, con số này lên đến gần 110.000, bằng nửa số đã ngừng hoạt động kể từ khi đổi mới. Phòng Thương mại và Công nghiệp (VCCI) nhận định đây là một trong những giai đoạn đen tối nhất của doanh nghiệp Việt Nam.
Nhiều giải pháp, đặc biệt là về thuế đã được đưa ra nhưng đến cuối năm, tình hình chưa cải thiện nhiều. Tháng 5, Chính phủ ban hành Nghị quyết 13 với gói giải pháp trị giá 29.000 tỷ đồng nhằm giãn thời gian nộp thuế VAT, giảm tiền thuê đất, tái cơ cấu nợ… Cuối tháng 12, Chính phủ tiếp tục công bố gói giải cứu mới trị giá hàng chục nghìn tỷ đồng, trong đó tập trung giảm thuế, phí, hạ lãi suất để giải phóng hàng tồn kho, xử lý nợ xấu và tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp.
Nợ xấu ngân hàng cao kỷ lục
Ngân hàng và doanh nghiệp đều mắc kẹt vì nợ xấu. Ảnh: Hoàng Lan.

Những khoản nợ khó đòi và có nguy cơ mất trắng chiếm 8,82% dư nợ tín dụng, tương đương gần 240.000 tỷ đồng, cao nhất từ trước tới nay. Đó là hệ lụy tất yếu của tăng trưởng nóng, đầu tư tràn lan, bất động sản bong bóng và hoạt động cho vay còn nhiều sơ hở. Thống đốc Ngân hàng Nhà nước liên tục đăng đàn trước Quốc hội để giải trình nguyên nhân và đề xuất giải pháp xử lý nợ xấu, một thứ được ví như cục máu đông gây ngưng trệ dòng tiền trong nền kinh tế và đe dọa hủy hoại hệ thống ngân hàng, doanh nghiệp.
Phương án lập công ty mua bán nợ xấu đã trình lên Chính phủ, theo hướng mua lại các khoản nợ và xử lý thành tài sản có giá sau thời gian nhất định. Xử lý các ngân hàng yếu kém, bên cạnh mục tiêu dài hạn tái cấu trúc hệ thống, cũng là cách giúp thanh lọc nợ xấu trong ngắn hạn. 5 trong số 9 ngân hàng yếu kém đã cơ bản tái cơ cấu xong, với điểm nhấn là thương vụ sáp nhập dẫn tới sự biến mất của thương hiệu ngân hàng cổ phần lâu đời nhất thủ đô - Habubank. Những ngân hàng khỏe mạnh còn lại phải tăng cường trích lập dự phòng rủi ro, chấm dứt thời kỳ siêu lợi nhuận và đứng trước nguy cơ sa thải hàng loạt nhân sự để tự tái cơ cấu.

Một triệu tỷ đồng đọng trong bất động sản

Dư nợ tín dụng bất động sản đến cuối tháng 8 khoảng 203.000 tỷ đồng, trong đó 6,6% là nợ xấu. Nếu tính cả những khoản vay thế chấp bằng bất động sản, con số này lên đến hơn 1 triệu tỷ đồng, tương đương gần 60% lượng vốn dành cho cả nền kinh tế. Số vốn khổng lồ này nguy cơ bốc hơi theo các dự án nhà đất, khi mãi lực sụt giảm, chủ đầu tư thiếu vốn thi công. Nhiều đơn vị phải tìm cách rút lui khỏi thị trường bằng cách thoái vốn, sang nhượng, hoặc đắp chiếu dự án chờ vận may.
Bất động sản từ chỗ bị siết tín dụng, nay trở thành đối tượng cần quan tâm, giải cứu khi cả nước tồn kho hàng chục nghìn căn hộ và hàng trăm nghìn mét vuông văn phòng cho thuê. Kéo theo đó là cái chết báo trước của hàng loạt nhà thầu, doanh nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng. Tháng 12, đoàn công tác Chính phủ do Thủ tướng dẫn đầu cùng các Bộ trưởng phải làm việc với TP HCM và Hà Nội để tìm giải pháp xử lý nợ xấu và tháo gỡ khó khăn cho bất động sản. Một số đề xuất đang được các bộ ngành cân nhắc như giảm thuế VAT cho người mua nhà, giảm giãn tiền thuê đất, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp...

Lãnh đạo một loạt doanh nghiệp bị bắt


Bầu Kin. Ảnh: Hong H
Bầu Kiên ngày còn nhiều uy lực trên thị trường tài chính cũng như sân cỏ. Ảnh: Hoàng Hà

Nguyên Chủ tịch Tổng công ty Hàng hải Việt Nam Vinalines - Dương Chí Dũng bị khởi tố giữa tháng 5, mở đầu cho một loạt vụ án kinh tế quy mô hàng nghìn tỷ đồng được thụ lý trong năm. Ông Dũng bị khởi tố vì cố ý làm trái quy định nhà nước về quản lý kinh tế, tội danh không khác nhiều đồng nghiệp cũ - nguyên Chủ tịch Tập đoàn Công nghiệp và Tàu thủy Việt Nam Phạm Thanh Bình. Cuối tháng 8, đến lượt các nguyên lãnh đạo Ngân hàng cổ phần Á Châu (ACB) bị bắt như Nguyễn Đức Kiên, Lý Xuân Hải vì liên quan tới vụ lừa đảo hàng nghìn tỷ đồng của nữ đại gia chứng khoán Huỳnh Thị Huyền Như. Một loạt cựu lãnh đạo của các công ty Chứng khoán SME, Chứng khoán Liên Việt, Chứng khoán Cao su… cũng lần lượt bị bắt và khởi tố.
Nếu như câu chuyện Vinalines bộc lộ lỗ hổng trong quản lý vốn tại các tập đoàn nhà nước thì vụ án bầu Kiên và các đồng phạm lại cho thấy những khuyết tật của thị trường khi thiếu bàn tay kiểm soát. Ông Dũng cùng các đồng phạm góp công làm thất thoát hàng nghìn tỷ đồng của Nhà nước qua những quyết định đầu tư tràn lan, mua sắm tài sản không đúng quy định. Thiệt hại trực tiếp do bầu Kiên và các đồng phạm gây ra chỉ vài trăm tỷ đồng, nhưng hậu quả để lại cho thị trường tài chính tiền tệ lớn hơn thế rất nhiều lần. Tổng giá trị vốn hoá thị trường chứng khoán sau ba phiên bầu Kiên bị bắt giảm hơn 80.000 tỷ đồng.

Thủy điện Sơn La đi vào hoạt động


Thủy điện Sơn La về đch sớm hơn kế hoạch 3 năm. Ảnh: Kin Trung
Thủy điện Sơn La về đích sớm hơn kế hoạch 3 năm. Ảnh: Kiên Trung

Ngày 23/12, nhà máy Sơn La chính thức hòa lưới quốc gia, sau 37 năm khảo sát, xây dựng với nhiều tranh cãi, lo ngại về tính an toàn của đập thủy điện cũng như ảnh hưởng tới môi sinh. Với vốn đầu tư hơn 60.000 tỷ đồng, Sơn La để lại nhiều dấu ấn kỷ lục về hồ chứa nước lớn nhất, công trình to nhất, hoàn thành kế hoạch sớm nhất. Nhờ vận hành sớm 3 năm so với dự kiến, mỗi năm Sơn La tạo ra doanh thu 500 triệu USD, tiết kiệm hơn 5 triệu tấn than để sản xuất ra lượng điện năng tương đương. Công suất 2.400 MW một năm, công trình thủy điện lớn nhất Đông Nam Á cũng được kỳ vọng giúp tránh cảnh thiếu điện trong năm đáp ứng đủ nhu cầu điện 2013.
Chủ đầu tư và một số chuyên gia khẳng định, Sơn La sẽ không lặp lại kịch bản động đất của Sông Tranh 2, bởi đã được đầu tư hệ thống quan trắc từ trước.
Nhà nước độc quyền vàng miếng
Ngn hng Nh nước quyết đưa vng vo khun khổ bằng một loạt biện php, trong đ tiu biểu l đưa vng vo diện độc quyền. Ảnh: AQ
Ngân hàng Nhà nước quyết đưa vàng vào khuôn khổ bằng một loạt biện pháp, trong đó tiêu biểu là độc quyền sản xuất vàng SJC. Các thương hiệu khác vẫn lưu hành nhưng không tiếp tục sản xuất. Ảnh: AQ

Ngày 25/5, Nghị định về Quản lý hoạt động kinh doanh vàng bắt đầu có hiệu lực, đưa thị trường vàng miếng vào tầm kiểm soát. Từ chỗ có trên dưới 10 đơn vị gia công, dập đúc và hàng nghìn điểm kinh doanh tự phát, giờ đây chỉ Ngân hàng Nhà nước mới có quyền sản xuất vàng miếng. SJC trở thành vàng miếng thương hiệu quốc gia do Ngân hàng Nhà nước quản lý, các thương hiệu khác tiếp tục được lưu hành nhưng không sản xuất thêm. Tất cả các cửa hàng nếu muốn tiếp tục kinh doanh vàng miếng phải đăng ký lại với điều kiện khắt khe về năng lực tài chính và quy mô hoạt động.
Một trong những cái được của độc quyền vàng miếng, theo đánh giá của chính Ngân hàng Nhà nước, là biến động giá vàng không còn ảnh hưởng đến tỷ giá, đời sống xã hội. Thị trường cũng được hy vọng sẽ bình yên hơn khi các ngân hàng bị rút quyền huy động và cho vay vốn bằng vàng. Nhưng hệ lụy trước mắt là người dân phải mua vàng đắt hơn thế giới hàng triệu đồng mỗi lượng. Nạn vàng nhái thương hiệu, kém chất lượng cũng theo nhau bùng phát.
VnExpress
Giải pháp đa dạng, điều hành quyết liệt (SGGP 31-12-12) -- Bài này (của TS Nguyễn Quang Thái) khác một trời một vực với bài trên! ("điều hành quyết liệt" nghĩa là gì?  Phải cho vào từ điển!)
Siêu lợi nhuận từ hàng xách tay (SGTT 31-12-12)
Tư bản đỏ ở Việt Nam: Đám cưới đại gia - chân dài đua độ hoành tráng (VNN 31-12-12)
Dựa hơi làm giàu ở Trung Quốc: Family of Chinese Regulator Profits in Insurance Firm’s Rise (NYT 30-12-12)  -- Sau những bài về gia đình Ôn Gia Bảo,, Tập Cận Bình, bài này điều tra thêm một gia đình nữa. Trung Quốc phóng viên New York Times sau vu Ôn Gia Bảo: China expels journalist after Wen revelations (SMH 1-1-13)

- Kinh tế VN và những thăng trầm 2012 (BBC). – Kinh tế Việt Nam: Bệnh trầm kha, nhưng chưa có thuốc chữa(RFI). - Kinh tế Việt Nam 2013 trong mắt doanh nghiệp nước ngoài (TVN). – Phía sau 9,2 tỷ USD xuất siêu nông lâm nghiệp (RFA).
- Nợ xấu – vấn đề nan giải (DV).
- Lấy đà cho giai đoạn tăng trưởng mới (VEF). - 9 sự kiện “nóng” nhất của nền kinh tế Việt năm 2012 (GDVN). - Doanh nghiệp Việt Nam – Khát vọng 2013 (SGGP).
- Phải giảm lãi suất ngân hàng (PLTP). - Giảm lãi suất thêm 1%: “Liều thuốc” chưa đủ để cứu doanh nghiệp (Petrotimes). - Tín dụng tăng trưởng thấp: mừng hay lo? (TT). - Thực trạng 9 ngân hàng yếu kém sau sáp nhập (VnMedia).
- Chờ chứng khoán hồi phục (TN). - Doanh nhân năm tuổi trên TTCK: 49 chưa qua, 53 đã tới! (Vietstock).
- Bất động sản vẫn hút nhà đầu tư ngoại (PLTP). - Bất động sản VN khó phục hồi năm sau (BBC). - Nguyên Thứ trưởng Bộ Xây dựng đưa ra dự đoán về BĐS trong năm 2013 (GDVN). - Sẽ có làn sóng chuyển nhà thương mại sang nhà ở xã hội (TP). - Những thương hiệu ‘chết chìm’ vì bất động sản (Xzone).
- Clip: Ông Hồ Huy trần tình xung quanh thông tin Mai Linh nợ xấu(GDVN).
- Hạt gạo Việt ngày càng… nặng ký (DV). - Nông nghiệp cứu cả nền kinh tế (DV).
- Không để thiếu hàng, sốt giá dịp tết (PLTP).
- Đồng Nai tạo việc làm mới cho 90.000 người năm 2013 (TTXVN).
- Người dân cảnh giác với thương lái Trung Quốc (TN).
- Cải thiện chính sách đón nhà đầu tư Nhật (TT).  - Thêm nhiều doanh nghiệp Nhật đến VN (TT).
- EU thành thị trường lớn nhất của VN (TN).
- California muốn tăng thuế bất động sản doanh nghiệp (Người Việt). - “Cú đạp phanh thót tim vào phút chót” của kinh tế Mỹ (Infonet). - “Kẻ khôn ngoan” George Soros (TN).
- Thủ tướng Đức cảnh báo môi trường kinh tế 2013 sẽ khó khăn hơn (RFI).
- Thị trường ngân hàng một năm nhiều biến cố (VNE). – Ngân hàng 2012 qua các con số (VnEco).
- Lãi suất vẫn “âm thầm” vượt trần (LĐ).
- Chứng khoán 2013 có thể khởi sắc (TP). – Những nhân vật mới trong top người giàu nhất TTCK (Sàn OTC). –Công ty chứng khoán nhận định thị trường phiên giao dịch đầu năm 2013 (CafeF).
- Thu ngân sách trong điều kiện khó (Hải quan). – Hải quan Bà Rịa-Vũng Tàu: Thu ngân sách đạt 105% chỉ tiêu(Hải quan).
- Khi lãnh đạo DNNN không muốn minh bạch (DĐDN).
- 10 sự kiện nổi bật của công nghiệp – thương mại Việt Nam năm 2012 (Petrotimes).
- Ấp ủ những dự định vượt khó (TT).
- 3 kịch bản cho xuất khẩu tôm 2013 (Hải quan).
- Cuối năm, Công an Hà Nội căng sức chặn hàng lậu, hàng cấm (Petrotimes).
- Kinh tế thế giới bớt u ám nhờ Đông Á (VNE). -- Mỹ đạt thỏa thuận tránh “vách đá tài chính” vào phút chót (DV).
--Report: Progress on Fiscal Cliff Talks
theDiplomat.com
-Senate approves 'fiscal cliff' deal, crisis eased

WASHINGTON (Reuters) - The Senate moved the U.S. economy back from the edge of a "fiscal cliff" on Tuesday, voting to avoid imminent tax hikes and spending cuts in a bipartisan deal that could still face stiff challenges in the House of Representatives.











Tổng số lượt xem trang