DCVOnline – Tin AP
Nguyễn Khánh, một cựu tướng lãnh của miền Nam Việt Nam, người đã từng nắm kiểm soát chính quyền miền Nam qua một cuộc đảo chánh và tiếp tục lãnh đạo một “chính phủ lưu vong” ở tiểu bang California vừa qua đời.
Ông Nguyễn Khánh mất hôm 11 tháng Một ở một bệnh viện thuộc thành phố San Jose sau một thời gian vật vã với những vấn đề sức khỏa liên quan đến bệnh đường huyết, ông Nguyễn Hữu Chánh, người thay thế ông Nguyễn Khánh như là người lãnh đạo của Chính phủ Việt Nam Tự Do Lưu Vong có trụ sở ở Garden Grove, tiểu bang California nói. Ông Khánh thọ 86 tuổi.
Tháng Mười Một năm 1960, ông Nguyễn Khánh giúp ngăn cản một cuộc đảo chánh nhằm lật đổ tổng thống Ngô Đình Diệm vốn được Hoa Kỳ ủng hộ, khi ông Khánh nhầm tưởng quân đảo chánh là lính Việt Cộng và đã cho quân đội dưới quyền của ông tới bảo vệ dinh tổng thống.
“Bởi vì tôi tưởng đó là một cuộc tấn công của Việt Cộng, tôi đã ra lệnh cho cho lính đến để giúp chúng tôi,” ông Khánh nói trong một cuộc phỏng vấn với đài truyền hình WGBH ở Boston năm 1981. “Ở thời điểm đó, tôi thấy đó là một cuộc đảo chánh bởi một số lính nhảy dù – không phải là tất cả, nhưng chỉ là một số.”
Giới tướng lãnh miền Nam lật đổ chế độ ông Diệm ba năm sau đó, khởi đầu một giai đoạn rất bất ổn chính trị.
Ông Nguyễn Khánh đã nắm được quyền kiểm soát chính phủ trong một giai đoạn ngắn ngủi trong cuộc đảo chánh ngày 30 tháng Một năm 1964, nhưng ông rời Việt Nam năm sau đó sau khi bị các tướng lãnh khác bắt buộc ông từ bỏ quyền lực giữa lúc có những căng thẳng càng lúc càng gia tăng với viên chức quân đội Hoa Kỳ. Ông Khánh sống và làm việc ở Pháp trong nhiều năm trước khi ông định cư ở California cùng với vợ và bốn người con trong năm 1977.
“Tôi rời Sài Gòn với một nắm đất quên hương Việt Nam trong tay,” ông nói trong cuộc phỏng vấn năm 1981. “Tôi cảm thấy tôi bỏ nhỡ cơ hội mang hòa bình đến cho dân tôi.”
Ông Nguyễn Khánh là một nhà lãnh đạo của Chính phủ Việt Nam Tự Do lưu vong, được thành lập năm 1995 và hoạt động từ một cửa hàng ở thành phố Garden Grove, là nơi có cộng đồng người Mỹ gốc Việt lớn nhất Hoa Kỳ, ông Hữu nói. Năm 2002, ông Nguyễn Khánh tổ chức một hội nghị quốc tế ở thành phố Anaheim, ngoại ô của Quận Cam nằm phía nam thành phố Los Angeles, và tổ chức bầu cử cho đảng chính trị ông thành lập.
Ông được bầu làm quốc trưởng của chính phủ lưu vong năm 2005 và sau đó chuyển giao quyền lực cho ông Nguyễn Hữu Chánh năm 2007 khi sức khỏe của ông bắt đầu yếu dần, ông Hữu nói.
Cựu tướng Nguyễn Khánh tiếp tục chống chủ nghĩa cộng sản ở Việt Nam ngay từ quê hương thứ hai của ông ở California, và năm 2005 ông đã cố gắng liên lạc với những người chiến binh của ông ở Việt Nam, ông nói.
“Nhiều người đi theo ông, nhưng (sự việc) thất bại,” ông Hữu nói.
Hằng trăm người tham dự một cuộc tưởng niệm chung cho ông Khánh ở thành phố Garden Grove hôm 19 tháng Một.
Ông sẽ được chôn cất ở thành phố San Jose, nơi gia đình ông đang định cư, theo ông Hữu cho hay.
© DCVOnline
Cựu tướng Nguyễn Khánh trong một cuộc phỏng vấn với đài truyền hình WGBH (1981) Nguồn ảnh: Open Vault |
Ông Nguyễn Khánh mất hôm 11 tháng Một ở một bệnh viện thuộc thành phố San Jose sau một thời gian vật vã với những vấn đề sức khỏa liên quan đến bệnh đường huyết, ông Nguyễn Hữu Chánh, người thay thế ông Nguyễn Khánh như là người lãnh đạo của Chính phủ Việt Nam Tự Do Lưu Vong có trụ sở ở Garden Grove, tiểu bang California nói. Ông Khánh thọ 86 tuổi.
Tháng Mười Một năm 1960, ông Nguyễn Khánh giúp ngăn cản một cuộc đảo chánh nhằm lật đổ tổng thống Ngô Đình Diệm vốn được Hoa Kỳ ủng hộ, khi ông Khánh nhầm tưởng quân đảo chánh là lính Việt Cộng và đã cho quân đội dưới quyền của ông tới bảo vệ dinh tổng thống.
“Bởi vì tôi tưởng đó là một cuộc tấn công của Việt Cộng, tôi đã ra lệnh cho cho lính đến để giúp chúng tôi,” ông Khánh nói trong một cuộc phỏng vấn với đài truyền hình WGBH ở Boston năm 1981. “Ở thời điểm đó, tôi thấy đó là một cuộc đảo chánh bởi một số lính nhảy dù – không phải là tất cả, nhưng chỉ là một số.”
Giới tướng lãnh miền Nam lật đổ chế độ ông Diệm ba năm sau đó, khởi đầu một giai đoạn rất bất ổn chính trị.
Ông Nguyễn Khánh đã nắm được quyền kiểm soát chính phủ trong một giai đoạn ngắn ngủi trong cuộc đảo chánh ngày 30 tháng Một năm 1964, nhưng ông rời Việt Nam năm sau đó sau khi bị các tướng lãnh khác bắt buộc ông từ bỏ quyền lực giữa lúc có những căng thẳng càng lúc càng gia tăng với viên chức quân đội Hoa Kỳ. Ông Khánh sống và làm việc ở Pháp trong nhiều năm trước khi ông định cư ở California cùng với vợ và bốn người con trong năm 1977.
“Tôi rời Sài Gòn với một nắm đất quên hương Việt Nam trong tay,” ông nói trong cuộc phỏng vấn năm 1981. “Tôi cảm thấy tôi bỏ nhỡ cơ hội mang hòa bình đến cho dân tôi.”
Ông Nguyễn Khánh là một nhà lãnh đạo của Chính phủ Việt Nam Tự Do lưu vong, được thành lập năm 1995 và hoạt động từ một cửa hàng ở thành phố Garden Grove, là nơi có cộng đồng người Mỹ gốc Việt lớn nhất Hoa Kỳ, ông Hữu nói. Năm 2002, ông Nguyễn Khánh tổ chức một hội nghị quốc tế ở thành phố Anaheim, ngoại ô của Quận Cam nằm phía nam thành phố Los Angeles, và tổ chức bầu cử cho đảng chính trị ông thành lập.
Ông được bầu làm quốc trưởng của chính phủ lưu vong năm 2005 và sau đó chuyển giao quyền lực cho ông Nguyễn Hữu Chánh năm 2007 khi sức khỏe của ông bắt đầu yếu dần, ông Hữu nói.
Cựu tướng Nguyễn Khánh tiếp tục chống chủ nghĩa cộng sản ở Việt Nam ngay từ quê hương thứ hai của ông ở California, và năm 2005 ông đã cố gắng liên lạc với những người chiến binh của ông ở Việt Nam, ông nói.
“Nhiều người đi theo ông, nhưng (sự việc) thất bại,” ông Hữu nói.
Hằng trăm người tham dự một cuộc tưởng niệm chung cho ông Khánh ở thành phố Garden Grove hôm 19 tháng Một.
Ông sẽ được chôn cất ở thành phố San Jose, nơi gia đình ông đang định cư, theo ông Hữu cho hay.
© DCVOnline
Nguồn:
(*) Ex-General Who Briefly Ran So. Vietnam Dies in US. The Associated Press, by Gillian Flaccus, 25 January 2013
(*) Ex-General Who Briefly Ran So. Vietnam Dies in US. The Associated Press, by Gillian Flaccus, 25 January 2013
Tướng Nguyễn Khánh (miền Nam trước 1975) mất: Ex-General Who Briefly Ran So. Vietnam Dies in US (AP 26-1-13)
Điểm cuốn sách mới về Việt Nam: ‘Kill Anything that Moves: The Real American War in Vietnam’ By Nick Turse (WP 25-1-13)
Điểm cuốn sách mới về Việt Nam: ‘Kill Anything that Moves: The Real American War in Vietnam’ By Nick Turse (WP 25-1-13)
Cựu Trung Tướng Linh Quang Viên qua đời, thọ 95 tuổi
Tom Hayden nhớ lại Việt Nam: Buried history in Hanoi (Los Angeles Times 19-1-13) -- Tom Hayden là một lãnh tụ phong trào phản chiến ngày xưa (và cũng là chồng cũ của Jane Fonda)
-Tướng Khánh 'đã liên lạc với Mặt Trận' Nhà báo tự do Bùi Văn Phú
Gửi cho BBC từ California
Tướng Nguyễn Khánh nổi tiếng với cuộc 'chỉnh lý' và các thất bại chính trị
Đại tướng Nguyễn Khánh, cựu Quốc trưởng, Thủ tướng và Tổng Tư lệnh Quân đội Việt Nam Cộng hoà vừa qua đời hôm 11-1-2013 tại California, hưởng thọ 86 tuổi.
Ông là lãnh đạo quốc gia của Việt Nam Cộng hoà phải sống lưu vong lâu nhất trong số những lãnh đạo đã bỏ miền Nam ra đi.
Các bài liên quan
Tướng VNCH 'ủng hộ hòa giải' qua đời
Nguyễn Cao Kỳ: một người Việt nổi tiếng
Đại tướng VNCH Nguyễn Khánh qua đời
Đại tướng Nguyễn Khánh mất chức Tổng tư lệnh Quân đội ngày 20-2-1965 và phải rời Việt Nam ngày 25-2-1965, sau hơn một năm cầm quyền, để đi làm “Đại sứ lưu động”, một chức vụ biểu hiện sự mất quyền bính, như thường được giới quan sát chính trị miền Nam Việt Nam nhắc đến qua câu nói: “Được làm vua, thua làm đại sứ”.
Việc bị buộc rời Việt Nam chấm dứt cuộc đời chính trị của Tướng Khánh bắt đầu từ cuộc chỉnh lý 30-1-1964 đưa ông lên lãnh đạo miền Nam.
Sau này, trong những ngày chính quyền miền Nam sắp sụp đổ ông đã tìm cách trở về hay gần đây ông tham gia vào một số tổ chức chính trị ở hải ngoại với mơ ước đem lại dân chủ, tự do cho quê nhà.
Theo lời ông kể trong phỏng vấn năm 2009 với đài truyền hình Việt ngữ THVN-HTĐ ở vùng Thủ đô Washington, vào thời điểm cuộc chiến sôi động hồi cuối tháng 4-1975 ông đã tìm đường trở về để làm Tổng Tư lệnh Quân đội Việt Nam Cộng hoà với hy vọng giữ được miền Tây để từ từ lấy lại những phần đất đã mất.
Nhưng điều ông muốn đã không thực hiện được.
Tướng Khánh rời Việt Nam đầu năm 1965, giữa lúc tình hình chính trị tại miền Nam mất ổn định sau khi quân đội lật đổ chế độ của Tổng thống Ngô Đình Diệm. Sự ra đi một cách ép buộc của ông có dư luận cho rằng vì ông không được người Mỹ ủng hộ.
Liên lạc với Mặt Trận
Tổng thống Ngô Đình Diệm trong ngày duyệt binh mừng độc lập năm 1962
Điều này được ông xác nhận tại hội thảo năm 1993 về chiến tranh Việt Nam tại bản doanh một sư đoàn của quân đội Hoa Kỳ ở ngoại ô Chicago, trong đó có sự tham dự của nhiều tướng Mỹ, các học giả. Phía người Việt có Đại tướng Nguyễn Khánh, Đại tá (Bắc Việt) Bùi Tín và người viết bài này.
Tướng Khánh cho biết lúc cầm quyền ông có liên lạc với Chủ tịch Nguyễn Hữu Thọ của Mặt trận Giải phóng miền Nam để tìm một giải pháp hoà bình vì ông muốn người miền Nam tự giải quyết vấn đề với nhau.
Bằng chứng là thư từ liên lạc giữa ông và luật sư Nguyễn Hữu Thọ mà tình báo Mỹ có được. Theo Tướng Khánh, vì Hoa Kỳ muốn can thiệp nên các tướng thân Mỹ trong Hội đồng Quân lực đã cách chức ông.
Trong phỏng vấn năm 2009, Tướng Khánh nói khi ông ra đi các tướng Nguyễn Văn Thiệu và Nguyễn Cao Kỳ ra tiễn ông tại sân bay.
Gần đây, theo lời ông, qua các hồ sơ của Mỹ đã giải mật thì lúc ông phải rời quê hương, Tư lệnh quân đội Mỹ tại Việt Nam “được lệnh từ Lầu Năm góc ném bom trên các đơn vị quân đội Việt Nam Cộng hoà, [Nếu] lính nổi loạn vì họ đuổi tôi đi.”
Chỉ hai tuần sau khi Tướng Nguyễn Khánh đi lưu vong thì lính chiến đấu Mỹ vào Việt Nam. Theo sách “Trong gọng kìm lịch sử” của cựu Đại sứ Bùi Diễm, ngày 8-3-1965 những binh lính thuỷ quân lục chiến Mỹ đầu tiên đổ bộ vào Đà Nẵng mà chính phủ Việt Nam Cộng hoà không được Hoa Kỳ tham khảo.
Với Tướng Khánh, uẩn khúc của chính trị miền Nam là cái chết của Tổng thống Ngô Đình Diệm và các bào đệ Ngô Đình Nhu và Ngô Đình Cẩn.
Trả lời phỏng vấn năm 2009, Tướng Khánh nói những cái chết của gia đình họ Ngô là vì Tướng Dương Văn Minh “trả thù cá nhân”.
Ông muốn cứu Đại Úy Nguyễn Văn Nhung, người được cho là đã chính tay giết ông Diệm, Nhu; để biết rõ tất cả sự thực. Nhưng Đại úy Nhung cũng đã bị giết chết không lâu sau khi Tướng Khánh chỉnh lý.
Một nhân vật quan trọng khác trong chính trường miền Nam là Thượng toạ Thích Trí Quang, theo Tướng Khánh thì tu sĩ phật giáo này “không phải cộng sản mà là người của CIA”.
Khi rời nước ra đi Tướng Khánh được biết đến nhiều vì đem theo một nắm đất quê hương và ông hứa sẽ trở về.
"Tướng Khánh nói ông đã từng liên lạc với lãnh tụ Mặt trận Giải phóng Nguyễn Hữu Thọ"
Năm 2000, nhân tham dự một hội thảo tại Đại học Texas Tech ở Lubbock, người viết bài có hỏi về kỷ vật này và được ông cho biết là luôn giữ nó trong nhà, bất cứ nơi ông sinh sống là ở đâu, từ Pháp sang đến Hoa Kỳ.
Ông cũng luôn thẳng thắn xác nhận mình là lãnh đạo của Việt Nam Cộng hoà. Năm 1999, trong một hội thảo có Trung tướng Nguyễn Đình Ước từ Việt Nam đến dự, khi Tướng Khánh phát biểu ông hãnh diện phất lên lá cờ vàng ba sọc đỏ, mặc cho sự phản đối của tướng bộ đội cộng sản.
Qua phỏng vấn với THVN-HTĐ, Tướng Khánh nói rằng Quân đội Việt Nam Cộng hoà “không giữ được nước thì chúng ta có lỗi. Có lỗi thì chúng ta phải làm gì chứ.”
Ông kêu gọi tập thể quân đội lên tiếng vì “Tiếng nói của Quân đội Việt Nam Cộng hoà mạnh hơn cả trăm hội đoàn chính trị.”
Kêu gọi tổ chức bầu cử tự do tại Việt Nam, ông phát biểu: “Nếu Việt Nam có một chế đô dân chủ thì thế giới sẽ giúp chúng ta rất nhiều.”
Những năm gần đây Đại tướng Nguyễn Khánh tham gia vào sinh hoạt chính trị của người Việt hải ngoại qua việc thành lập tổ chức gọi là Chính phủ Việt Nam Tự do. Nhưng rồi chính ông lại ký giấy giải tán vì việc lập chính phủ này gây “khó khăn cho người Mỹ giúp mình”.
Tuy nhiên lại có nhận định: “Tất cả sự việc ở Việt Nam trong quá khứ có Mỹ, trong tương lai phải có Trung Quốc.”
Đại tướng Nguyễn Khánh đã rời cõi trần. Mang theo ông có nắm đất quê hương ông đem theo từ 48 năm qua, nhiều uẩn khúc Việt Nam và giấc mơ dân chủ chưa thành hình.
Tác giả dạy đại học cộng đồng và là một nhà báo tự do hiện sống tại vùng Vịnh San Francisco.
-Tướng Khánh 'đã liên lạc với Mặt Trận'
Tin từ California cho hay ông Nguyễn Khánh, tác giả cuộc ‘chỉnh lý’ gây ra nhiều xáo trộn năm 1964 ở Nam Việt Nam, cựu thủ tướng, qua đời ở Hoa Kỳ, thọ 86 tuổi.
Bài trên báo Người Việt ở California hôm 14/1/2013 cho hay Đại tướng Nguyễn Khánh, người đến Hoa Kỳ định cư năm 1975 sau khi đã sang sống tại Pháp năm 1966, cũng nắm chức vụ ‘Quốc trưởng’ của tổ chức mang tên ‘Chính phủ Việt Nam Tự do’.
Các bài liên quan
Chuck Hagel: từ Mậu Thân tới Ngũ Giác Đài?
Hà Nội bắn rơi bao nhiêu B-52?
Tượng đài Texas định bỏ lính VNCH?
Tờ báo được ông Nguyễn Hữu Chánh, lãnh tụ của đảng Dân Tộc, người sáng lập ra ‘Chính phủ Việt Nam Tự do’ xác nhận tin về cái chết của ông Nguyễn Khánh hôm 11/ 1 vừa qua.
Sinh năm 1927, ông Nguyễn Khánh, đã "tham gia trong cuộc đảo chính thành công, lật đổ nhà độc tài Nam Việt Nam, Ngô Đình Diệm năm 1963 và từng nắm chức quốc trưởng một thời gian ngắn ngủi", theo trang Britannica.
Vẫn nguồn này nói ông Nguyễn Khánh "cùng Tướng Dương Văn Minh và các sỹ quan cao cấp ám sát ông Diệm ngày 1/11/1963" nhưng sau ông Khánh lại "làm cuộc phản đảo chính lật đổ ông Minh năm 1964".
Gây nhiều sóng gió
Tốt nghiệp trường quân sự Saint Saumur của Pháp, ông Nguyễn Khánh, quê Trà Vinh, phục vụ trong quân đội của Pháp ở Đông Dương, sau đó ông gia nhập Quân đội Quốc gia Việt Nam.
Từng tham gia chiến dịch Hoàng Diệu tiễu trừ lực lượng Bình Xuyên, ông được thăng cấp đại tá dưới thời chính phủ của Tổng thống Ngô Đình Diệm.
Tướng Nguyễn Khánh là tác giả cuộc 'chỉnh lý' và 'Hiến chương Vũng Tàu'
Ông Nguyễn Khánh có công bảo vệ Tổng thống Diệm khi xảy ra cuộc đảo chính của Đại tá Nguyễn Chánh Thi 11/11/1960.
Su đó, ông được lên thiếu tướng và giữ chức Tham mưu trưởng Liên quân, rồi Tư lệnh Quân đoàn II, theo bài trên báo Người Việt.
Khi cuộc đảo chính ngày 1/11/1963 xảy ra, Tướng Khánh được lên cấp trung tướng.
Ngày 30/1/1964, ông thực hiện cuộc “chính lý” và tự xưng là Chủ tịch Hội đồng quân nhân cách mạng kiêm Tổng tư lệnh quân đội.
Sau đó, ông truất phế chính phủ Nguyễn Ngọc Thơ và tự lên làm thủ tướng.
Ngày 16/8/1964, ông ban hành ‘Hiến chương Vũng Tàu’ và kiêm thêm hai chức quốc trưởng và thủ tướng.
Nhưng vì gặp nhiể̀u phản đối, ông Khánh hủy 'Hiến chương Vũng Tàu' và thành lập chính phủ do ông Phan Khắc Sửu làm quốc trưởng.
Sau khi tướng Nguyễn Cao Kỳ nắm quyền kiểm soát chính quyền tháng 2/1965, ông Khánh "bị đưa đi làm đại sứ lưu động, mà thực chất là phải sống lưu vong ở Hoa Kỳ", Britannica viết.
Ông Nguyễn Hữu Chánh cũng được báo Người Việt trích lời nói về tướng Nguyễn Khánh giai đoạn sau này:
“Sau khi rời Việt Nam, nhiều người nghĩ ông lưu vong, nhưng thực ra ông cố tìm đường về nhiều lần, có lần ông sang cả Trung Quốc, nhưng đều bị ngăn cản.”
- Cựu đại tướng VNCH Nguyễn Khánh qua đời (TN).
(TNO) Tờ Người Việt tại Mỹ hôm 14.1 loan tin ông Nguyễn Khánh, cựu Quốc trưởng VNCH, người thâu tóm quyền lực sau các vụ “chỉnh lý” gây xáo trộn tại miền Nam Việt Nam vào thập niên 1960, đã qua đời ở tuổi 86.
Nguồn tin của tờ Người Việt cho hay cựu tướng Nguyễn Khánh đã qua đời hôm 11.1.
Sinh năm 1927, ông Nguyễn Khánh từng tham gia cuộc đảo chính lật đổ Ngô Đình Diệm vào tháng 11.1963 do tướng Dương Văn Minh chỉ huy và được lên lon trung tướng sau đó.
Nhưng chỉ ba tháng sau, ngày 30.1.1964, Nguyễn Khánh tiến hành cuộc “chỉnh lý” phế truất Dương Văn Minh và các tướng lãnh đạo đảo chính, tự xưng là Chủ tịch Hội đồng quân nhân cách mạng kiêm Tổng tư lệnh quân đội.
Đến ngày 28.2.1964, Nguyễn Khánh phế truất chính phủ của Thủ tướng Nguyễn Ngọc Thơ và lên làm thủ tướng. Ngày 16.8.1964, Nguyễn Khánh ban hành “Hiến chương Vũng tàu”, biến mình thành Quốc trưởng kiêm Thủ tướng.
Tuy nhiên, trước sự phản đối quyết liệt của dư luận, Nguyễn Khánh buộc phải hủy bỏ “Hiến chương Vũng Tàu”, mở đường cho ông Phan Khắc Sửu lên làm Quốc trưởng.
Phan Khắc Sửu đã phong cho Dương Văn Minh và Nguyễn Khánh làm đại tướng.
Trong cuộc đảo chính ngày 19.2.1965 do đại tá Phạm Ngọc Thảo và tướng Lâm Văn Phát chỉ huy, Nguyễn Khánh đã phải tháo chạy ra Vũng Tàu và bị các tướng trẻ cho “về vườn” vài ngày sau đó.
Ngày 25.2.1965, Nguyễn Khánh được bổ nhiệm làm đại sứ lưu động ở nước ngoài song thực chất là bắt đầu kiếp sống lưu vong.
- – Thế Trân: Câu chuyện thật của một Người Nhái Hải Quân VNCH (Ái hữu Biên Hòa). – Ngô Đình Diệm: Nhân dân không còn cam phận (DLB).
- 40 năm Hiệp định Paris lịch sử: Đường đi đến bàn đàm phán Paris (PT).
- Kỷ niệm 40 năm ngày ký hiệp định Paris: “Cuộc đàm phán dài nhất lịch sử”: Kỳ 2: Quyết tâm sắt đá (Tin tức).
- Bài học Cao Lỗ (TN). - Tướng Cao Lỗ và bài học bảo vệ tổ quốc (LĐ). - Xới lại chuyện nỏ thần và danh tướng Cao Lỗ (TP). - Hội thảo “Cao Lỗ – Danh tướng thời dựng nước” (SGGP). - Chủ tịch nước Trương Tấn Sang dự Hội thảo “Cao Lỗ – danh tướng thời dựng nước” (ND).
- Theo dấu người xưa: Kỳ 24: Ba Chúc bên núi Tượng (TN).- Cao Lỗ – Danh tướng đầu tiên trong lịch sử dựng nước (VOV). – Danh tướng Cao Lỗ luôn trong tâm trí người Việt (PLTP). – “Giải mã” huyền thoại nỏ thần Cao Lỗ (TTVH).Chủ tịch nước Trương Tấn Sang nói chuyện Nỏ thần (TTVH 16-1-13) -- Ai có rảnh làm ơn "giải mã" giùm tôi sự kiện này!
Điểm một cuốn sách mới về Việt Nam: Why Are We Still Reading About Vietnam? Kill Anything That Moves by Nick Turse (The Millions 14-1-13)
- Trước Paris 1973: ‘Vừa đàm vừa đánh’ (BBC). – Tiết lộ về cuộc đấu quanh hình dáng chiếc bàn đàm phán (TVN). – Ai phá vỡ Hiệp định Paris 1973? (TVN). Hiệp định Paris 1973 - Đàm phán Paris là tổng hợp sức mạnh ngoại giao (VOV/ DT ký.- LỊCH SỬ VIỆT NAM THẾ KỶ XX TỪ GÓC NHÌN QUỐC TẾ HÓA – BÀI 2: Bên thắng cuộc – logic sử học chưa phù hợp.- Kỷ niệm 40 năm ngày ký hiệp định Paris: “Cuộc đàm phán dài nhất lịch sử”: Kỳ 2: Quyết tâm sắt đá (Tin tức).
- Bài học Cao Lỗ (TN). - Tướng Cao Lỗ và bài học bảo vệ tổ quốc (LĐ). - Xới lại chuyện nỏ thần và danh tướng Cao Lỗ (TP). - Hội thảo “Cao Lỗ – Danh tướng thời dựng nước” (SGGP). - Chủ tịch nước Trương Tấn Sang dự Hội thảo “Cao Lỗ – danh tướng thời dựng nước” (ND).
- Theo dấu người xưa: Kỳ 24: Ba Chúc bên núi Tượng (TN).- Cao Lỗ – Danh tướng đầu tiên trong lịch sử dựng nước (VOV). – Danh tướng Cao Lỗ luôn trong tâm trí người Việt (PLTP). – “Giải mã” huyền thoại nỏ thần Cao Lỗ (TTVH).Chủ tịch nước Trương Tấn Sang nói chuyện Nỏ thần (TTVH 16-1-13) -- Ai có rảnh làm ơn "giải mã" giùm tôi sự kiện này!