-Nguồn nước bị ô nhiễm nặng là một trong những nguyên nhân làm gia tăng bệnh ung thư.
--“Đàn ruồi” trong chai nước C2: Khách hàng dễ tính hay nghi vấn thỏa hiệp?Thông cáo báo chí, biên bản làm việc giữa đại diện nhà sản xuất chai nước C2 được cho là có 5 con ruồi cho thấy một vụ việc có dấu hiệu đầu voi, đuôi chuột, hòa cả làng khi mà người tiêu dùng được cho là đã hủy bỏ sản phẩm là chai nước C2 mà trước đó các cơ quan truyền thông cho rằng có tới 5 con ruồi ở bên trong. Dư luận đang nghi ngại về việc khách hàng dễ tính hay là đã có sự thỏa hiệp giữa người tiêu dùng với đơn vị sản xuất?
--“Đàn ruồi” trong chai nước C2: Khách hàng dễ tính hay nghi vấn thỏa hiệp?Thông cáo báo chí, biên bản làm việc giữa đại diện nhà sản xuất chai nước C2 được cho là có 5 con ruồi cho thấy một vụ việc có dấu hiệu đầu voi, đuôi chuột, hòa cả làng khi mà người tiêu dùng được cho là đã hủy bỏ sản phẩm là chai nước C2 mà trước đó các cơ quan truyền thông cho rằng có tới 5 con ruồi ở bên trong. Dư luận đang nghi ngại về việc khách hàng dễ tính hay là đã có sự thỏa hiệp giữa người tiêu dùng với đơn vị sản xuất?
Thông tin rùng mình!
Anh Thạch Ngọc Tuấn, một khách hàng tại TP. Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa đã phát hiện có tới 5 con ruồi trong chai nước C2..
Hai ngày trước đây người tiêu dùng rùng mình trước thông tin về việc một khách hàng tại TP. Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa phát hiện có tới 5 con ruồi trong chai nước C2.
Theo đó, mẹ anh Thạch Ngọc Tuấn (trú phường Tân Sơn, TP. Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa) có mua ở cửa hàng bán đồ tạp hóa một blog gần 6 chai nước uống C2 vào thứ 5, ngày 12/3. Khi anh Tuấn lấy chai nước C2 để uống thì phát hiện có 5 con côn trùng được cho là ruồi trong chai nước này.
Nghi ngại về chất lượng sản phẩm, anh Tuấn đã liên hệ đến số điện thoại của nhà sản xuất được ghi trên bao bì sản phẩm nhưng không nhận được hồi đáp. Vụ việc đã được phản ánh đến cơ quan báo chí.
Theo như thông tin ghi trên bao bì sản phẩm thì chai nước C2 trên được cho là do Cty TNHH URC Hà Nội (địa chỉ tại lô công nghiệp 2.2, khu công nghiệp Thạch Thất, Quốc Oai, huyện Thạch Thất, Hà Nội) sản xuất.
Từ hình ảnh được chụp lại cho thấy chai nước trà xanh C2 nêu trên có ghi ngày sản xuất là 11/11/2014 và hạn sử dụng đến ngày 11/11/2015. Qua quan sát bề ngoài thì nắp chai vẫn còn nguyên đai, nguyên kiện nhưng lại có một số con ruồi ở trong.
Vụ việc này khiến người tiêu dùng thật sự nghi ngại về an toàn vệ sinh thực phẩm và đòi hỏi cơ quan chức năng phải vào cuộc làm rõ xem chai nước C2 trên có phải là do Cty TNHH URC sản xuất hay không? Dây chuyền sản xuất của Cty này có đảm bảo chất lượng? Thực hiện vệ sinh an toàn thực phẩm như thế nào? Giấy phép ra sao?
Người tiêu dùng thiếu trách nhiệm với chính mình hay…?
Những tưởng vụ việc này vì quyền lợi của chính mình người tiêu dùng sẽ yêu cầu làm rõ đến cùng chất lượng sản phẩm. Nhưng thông cáo báo chí, biên bản làm việc vừa được người đại diện Cty TNHH URC Hà Nội gửi đến phóng viên báo chí cho thấy vụ việc có vẻ đã được giải quyết êm xuôi, nhà sản xuất đã nhận được sự cảm thông của khách hàng.
Thông cáo báo chí của Cty TNHH URC Hà Nội gửi đến phóng viên báo chí cho rằng không thể có khả năng bất kỳ một vật lạ nào có thể xâm nhập vào sản phẩm
Theo đó, ngày 16/3, đại diện cho Cty TNHH URC Hà Nội là ông Nguyễn Phước Quý Trường (bộ phận marketing) đã làm việc với người tiêu dùng về vụ việc này Tại thanh Hóa. Nhà sản xuất cho rằng đã giải thích với người tiêu dùng là: Quy Trình sản xuất trà xanh C2 của công ty URC là quy trình hoàn toàn khép kín và tự động. Sản phẩm được chiết kín và đóng nắp với đường kính đầu chiết là 2 mm. Vì thế không thể có khả năng bất kỳ một vật lạ nào có thể xâm nhập.
Nhà sản xuất cũng cho rằng không có lý do để tin rằng sản phẩm đã có sự tác động từ bên ngoài trước khi đến tay người tiêu dùng. “Và thật không may rằng khi chúng tôi đề nghị cung cấp sản phẩm để có thể gửi đi giám định tại cơ quan chức năng thì ông Tuấn báo rằng gia đình mở nắp vào ngày 15 tháng 3 và đã vứt bỏ sản phẩm vào ngày 16 tháng 3 năm 2015”- thông cáo báo chí của Cty URC cho biết.
Vấn đề là ngoài lời xin lỗi khách hàng thì đại diện nhà sản xuất C2 cũng cho biết là do người tiêu dùng đã hủy mẫu (sản phẩm được cho là chai nước C2 có 5 con ruồi) nên không thể giám định, kiểm tra sản phẩm.
Theo đó thì người tiêu dùng trong trường hợp này là anh Thạch Ngọc Tuấn cũng thông cảm với nhà sản xuất và thừa nhận là đã vứt bỏ chai nước.
Với thông tin người tiêu dùng đã vứt bỏ chai nước C2 được cho là có ruồi dư luận nghi ngại rằng không ổn. Bởi qua thông tin báo chí trước đó và ngay trong biên bản làm việc giữa anh Thạch Ngọc Tuấn (người tiêu dùng) với đại diện nhà sản xuất chai nước C2 thì thể hiện là khách hàng này đã điện thoại phản ánh tới nhà sản xuất nhưng không được hồi đáp. Sau đó vụ việc được đưa ra cơ quan báo chí. Dư luận cho rằng ở đây rõ ràng anh Tuấn đã có ý thức khiếu nại về sản phẩm. Và sản phẩm trên là bằng cứ để anh Tuấn “nói chuyện” với nhà sản xuất. Vậy vì lý do gì anh Tuấn vứt bỏ “vật chứng”. Phải chăng khách hàng này đã thiếu trách nhiệm với chính sức khỏe của mình hay là đã có một tác động nào khác. Đó là những vấn đề dư luận quan tâm.
-Vì sao công an mời người phát hiện 6 chai Dr Thanh có ruồi lên làm việc?
(PetroTimes) - Luật sư Trương Anh Tú cho rằng, việc cơ quan công an mời chủ nhà hàng phát hiện 6 chai trà Dr Thanh có ruồi, lông, rác ở Khánh Hòa lên làm việc thì quả là... lạ lùng. Ông chưa từng thấy tiền lệ công an tham gia vào các vụ việc dân sự, nhất là những việc liên quan đến người tiêu dùng.
Trước đó, ngày 12/3, Công an Khánh Hòa mời ông Nguyễn Ngọc Anh, chủ nhà hàng Hữu Nghị (ở phường Cam Phú, TP. Cam Ranh), cùng mẹ ông đến trụ sở Công an TP Cam Ranh làm việc về vụ sáu chai trà Dr Thanh có ruồi, lông, dị vật… mà ông này phát hiện.
Trả lời báo chí, ông Anh cho hay, công an đã hỏi ông về thời điểm phát hiện các chai Dr Thanh trên, nơi ông mua các lốc trà Dr Thanh đem về bán là ở đâu và ghi vào biên bản.
Anh Nguyễn Ngọc Anh và những chai nước có dị vật.
“Công an yêu cầu tôi giữ kỹ 6 chai trà Dr Thanh có dị vật, không giao cho bất kỳ cá nhân và đơn vị nào mà chỉ được giao cho công an khi được yêu cầu. Điều này làm tôi rất băn khoăn, bởi từ khi phát hiện ra các chai trà bất thường này, tôi đã nhờ Hội Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng bảo vệ. Dù hội trả lời là không thể trực tiếp giải quyết vụ việc vì tôi không phải đối tượng người tiêu dùng theo qui định của luật, nhưng cũng đã có báo cáo cho UBND tỉnh Khánh Hòa và nói rằng phải chờ tỉnh chỉ định cơ quan chức năng làm việc, nhận các chai trà này để kiểm nghiệm” - ông Anh bày tỏ.
Trao đổi với chúng tôi, Luật sư Trương Anh Tú, Trưởng văn phòng Luật sư Trương Anh Tú (Đoàn luật sư TP Hà Nội) cho hay: “Nếu có việc công an chủ động mời ông Anh, chủ nhà hàng phát hiện nhiều sản phẩm Tân Hiệp Phát có dị vật đến trụ sở công an làm việc là điều không bình thường. Hay nói cách khác là cơ quan công an đã hơi… nhiệt tình trong vụ việc này”.
Luật sư Trương Anh Tú, Đoàn luật sư TP Hà Nội.
“Bởi lẽ đây là vụ việc dân sự, ông Anh khiếu nại để đòi quyền lợi chính đáng của mình chứ không tống tiền hay có hành vi vi phạm pháp luật hình sự, không có dấu hiệu hình sự, sao công an phải vào cuộc? Việc công an vào cuộc rõ ràng là chưa phù hợp. Tôi cũng chưa từng biết đến tiền lệ và quy định của pháp luật nào cho thấy công an tham gia vào các vụ việc dân sự, nhất là những việc liên quan đến người tiêu dùng”, Luật sư Tú nói.
“Do vậy, Công an cần phải hết sức tế nhị, lưu ý về việc này để tránh việc dư luận nghi ngờ. Trong trường hợp người dân có đơn yêu cầu được bảo vệ (vì lo lắng, vì cảm thấy bị đe dọa...), cơ quan công an mới nên vào cuộc...", ông nhấn mạnh.
Về thắc mắc người dân phải làm gì để bảo vệ quyền lợi của mình như trường hợp của ông Anh, LS Trương Anh Tú cho hay: Về cơ bản thì quyền lợi của mình thì mình phải chủ động, quyết tâm bảo vệ quyền lợi chính đáng. Nếu thiếu kỹ năng thì họ phải nhờ cơ quan chuyên môn, các tổ chức bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
Cũng theo Luật sư Tú, trong trường hợp này khi Hội bảo vệ quyền lợi Người tiêu dùng từ chối thụ lý đơn của ông Anh vì cho rằng ông không phải là người tiêu dùng thì ông này cần phải nhớ kỹ xem tình huống phát hiện ra chai nước trà Dr Thanh là gì? Nếu xác định là phát hiện trong tình huống lấy ra để cho vợ con hay người khác uống thì vợ con (hoặc người nào đó) là người tiêu dùng, như vậy sẽ thuộc phạm vi bảo vệ của được Hội bảo vệ quyền lợi Người tiêu dùng, khi đó chủ thể đứng đơn là vợ ông này (hoặc người nào đó).
Ngoài ra, ông Anh có thể nhờ đến các tổ chức pháp lý, luật sư để được tư vấn pháp luật.
Là người trực tiếp tham gia nhiều vụ việc bảo vệ quyền lợi Người tiêu dùng, Luật sư Trương Anh Tú cho hay: Nếu ông Anh cần được Luật sư bảo vệ quyền lợi chính đáng, thông qua Báo Năng lượng Mới - PetroTimes, tôi sẽ nhận bảo vệ quyền lợi miễn phí cho ông Anh đồng thời có văn bản kiến nghị gửi đến các cơ quan chức năng có thẩm quyền giải quyết vụ việc nói trên.
Thời gian gần đây, trên toàn quốc người tiêu dùng đã liên tiếp phát hiện ra nhiều sản phẩm nước ngọt không đảm bảo chất lượng như nhà sản xuất đề ra, thậm chí một số sản phẩm còn xuất hiện các dị vật, côn trùng... Tuy nhiên, đại đa số người dân không biết phải làm gì để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình, họ hoàn toàn yếu thế trước những nhà sản xuất hùng mạnh.
Với trách nhiệm của một tổ chức hành nghề Luật sư, mong muốn góp phần nhỏ bé của mình trong công cuộc bảo vệ quyền lợi cho người tiêu dùng, Văn phòng Luật sư Trương Anh Tú sẽ tiến hành bảo vệ miễn phí quyền và lợi ích hợp pháp cho người tiêu dùng khu vực Hà Nội khi gặp trường hợp nước giải khát kém chất lượng (có tạp chất, có dị vật, có côn trùng...), từ ngày hôm nay đến hết ngày 10/05/2015.
Đối với những trường hợp bà con ở xa, chúng tôi có thể tư vấn, hướng dẫn cụ thể qua điện thoại, email.
Địa chỉ liên hệ: Văn phòng Luật sư Trương Anh Tú
Địa chỉ : 260 Xã Đàn (Kim Liên mới), Đống Đa, Hà Nội
Số điện thoại : (+84) 04. 37672468/Fax : (+84) 04. 37672468
Hòm thư : vplstruonganhtu@gmail.com
Website : luatsutruonganhtu.com
|
-
Lương tâm đi vắng
Chiều 5-3-2015, phụ huynh của Trường tiểu học Long Bình, huyện Bàu Bàng, tỉnh Bình Dương thấy xe tải chở thực phẩm của Công ty Phú Nhật Hào chuẩn bị giao cho nhà trường bốc mùi hôi. Số thực phẩm này dự kiến được dùng để nấu ăn cho học sinh vào trưa hôm sau (6-3). Một phụ huynh phát hiện số thịt heo đã bị thối, số cá điêu hồng cũng không được tươi... nên hô hoán và hàng chục phụ huynh sau đó tập trung trước cổng trường để phản đối. Theo báo Tuổi Trẻ, Công ty Phú Nhật Hào cung cấp suất ăn cho học sinh Trường tiểu học Long Bình khoảng ba năm nay. Toàn trường có khoảng 650 em học bán trú đăng ký ở lại ăn trưa tại trường. Sau khi xảy ra vụ việc trên, tới nay phụ huynh đều tự chuẩn bị đồ ăn từ nhà cho các em mang theo, hoặc buổi trưa phụ huynh tới đón con về nhà ăn cơm.
Đây là vụ vi phạm vệ sinh, an toàn thực phẩm mới nhất bị phát hiện sau hàng loạt những vụ ngộ độc thực phẩm không thể nào nhớ hết từ nhiều năm qua mà nạn nhân, thường là công nhân các nhà máy trong các khu công nghiệp ở các tỉnh thành khác nhau, có khi đến hàng trăm người phải nhập viện cùng lúc sau khi dùng bữa. Nhưng điều đáng nói ở đây là những người cung cấp thực phẩm không đảm bảo chất lượng đã không buông tha cả những đứa trẻ đang học tiểu học, đối tượng mà Nhà nước và xã hội luôn kêu gọi dành những gì tốt đẹp nhất cho các em.
Rõ ràng, với thực tế lâu nay ai cũng biết là nhiều người trồng rau nhưng lại không dám ăn rau do mình trồng (vì có phun thuốc trừ sâu) mà chỉ để bán cho người khác ăn, với việc buôn bán nội tạng động vật hôi thối không chỉ từ tỉnh này qua tỉnh khác mà cả từ bên kia biên giới và xử lý bằng hóa chất rồi đem tiêu thụ tại các nhà hàng, quán nhậu ở các thành phố lớn, với việc đang tâm cung cấp cả thực phẩm ôi thiu cả cho các trường tiểu học, lương tâm của người kinh doanh từ lâu đã đi vắng. Nói cho đúng, người ta không ngại đầu độc người tiêu dùng, miễn sao thu lợi nhuận cao nhất.
Còn vì đâu lương tâm đi vắng? Đó là cả một câu chuyện dài về sự xuống cấp của đạo đức xã hội trong những năm gần đây, mà một bài báo ngắn sẽ không đủ để phân tích.
Ai bảo vệ người tiêu dùng?
Khi một quan chức cấp cao ngành nông nghiệp còn hùng hồn tuyên bố rằng rau quả Trung Quốc nhiễm độc nhưng vẫn an toàn; khi ông Viện trưởng Viện Kiểm nghiệm an toàn vệ sinh thực phẩm quốc gia, PGS.TS Phạm Xuân Đà, thừa nhận rằng chính ông đã mua trái lê Trung Quốc ở Hà Nội và để trong môi trường bình thường nhưng sau 5 tháng, trái lê chỉ héo một chút, và rằng điều đáng lo ngại là, để kiểm nghiệm xác định quả lê chứa chất gì mà có thể tươi lâu như vậy lại không hề dễ dàng vì hiện có đến 2.000 hóa chất bảo vệ thực vật, bảo quản rau quả được sử dụng nhưng phòng thí nghiệm trong nước chỉ có chất thử và phương pháp định danh khoảng 600 loại… Hàng rào kỹ thuật, trang thiết bị kiểm nghiệm để bảo vệ người tiêu dùng trong nước đã yếu kém, luật pháp lại cũng tỏ ra kém hiệu lực, trước nay chưa xử được vụ nào đủ sức răn đe đối với những nhà sản xuất, các tổ chức bảo vệ người tiêu dung thì gặp khá nhiều khó khăn trong hoạt động vì thiếu kinh phí.
Với nông sản thực phẩm nhập khẩu, Bộ Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn mới đây đã ban hành Thông tư số 30/2014/TT-BNNPTNT. Theo đó, bắt đầu từ 1-1-2015 một số dạng vật thể muốn được nhập khẩu vào Việt Nam bắt buộc phải phân tích nguy cơ dịch hại. Cụ thể gồm: cây và các bộ phận còn sống của cây, củ, quả tươi, cỏ và hạt cỏ, sinh vật, thực vật nhập khẩu…Rau, củ, quả nhập khẩu phải có giấy phép kiểm dịch thực vật theo đúng quy định của Thông tư. Tuy nhiên, nhiều người tiêu dùng vẫn tỏ ra hoài nghi với các quy định mới trong Thông tư cũng như khả năng rau, củ, quả độc hại của Trung Quốc tuồn vào Việt Nam nhưng được phù phép khoác áo của Mỹ, New Zealand, thậm chí Việt Nam để dễ bề tiêu thụ…
Và một câu hỏi lớn hơn, bao trùm hơn là: liệu các cơ quan, cán bộ công chức có liên quan có đủ tình yêu và tinh thần trách nhiệm với đồng bào mình để mẫn cán làm tròn nhiệm vụ? Và bao giờ các hội bảo vệ người tiêu dùng đích thực là của người tiêu dùng?
Đoàn Khắc Xuyên
(Theo Người Tiêu Dùng)
Người Việt và mâm cơm đầu độc
Nhiều cây xanh ở Hà Nội bị đầu độc như người
Người Việt đầu độc đồng loại bằng rau củ thế nào?
Theo thông tin tại hội thảo khoa học "Ung bướu quốc gia" lần thứ VII với chủ đề “Phòng chống ung thư ở phụ nữ” diễn ra ngày 25/10 tại Cần Thơ, ở Việt Nam, mỗi năm có khoảng 150.000 người mới mắc ung thư và 75.000 người tử vong vì căn bệnh này.
Bác sỹ sử dụng máy chụp X-quang hiện đại chẩn đoán bệnh ung thư cho người dân. (Nguồn: TTXVN) |
Nhìn vào con số thống kê trên không ít người cho rằng, cái gì cũng độc không ung thư mới lạ, 5 bộ chung tay lo mâm cơm của các gia đình vẫn không thể khiến người dân an tâm, bởi kiểm đến món nào cũng độc.
Gạo
Theo Tiền Phong phản ánh, để tạo mùi và làm trắng gạo, lái thương mua hóa chất tạo mùi thơm cho từng loại gạo, cũng như màu cần thiết nếu muốn biến gạo trắng thành gạo màu và bột tẩy trắng nếu muốn gạo trắng và đẹp mắt. Các loại gạo màu như Bắc Thái, gạo Thái Đỏ… bán trên thị trường Việt Nam, thực ra chỉ là loại gạo dài 5% tấm. Sau khi xay xát sẽ cho vào máy đánh bóng rồi tách màu, trộn màu bằng máy. Các chất tạo màu đều có xuất sứ từ Trung Quốc, không ghi nhãn mác.
Những bao gạo có mùi hôi, mốc đen được đại lý trả về sẽ được công nhân các nhà máy chế biến gạo trộn cùng với thứ nước có màu xanh nhạt vào gạo đang đánh bóng hết. Chỉ sau 10 phút, gạo sẽ trắng sáng và thơm mùi gạo mới. Sau khi xử lí xong, những bao gạo này tiếp tục được đưa ra thị trường tiêu thụ.
Theo ông Trần Văn Thanh, Giám đốc Cty Hóa chất Minh Thanh (chợ Bà Chiểu, quận Bình Thạnh), những loại hóa chất làm trắng, tẩy rửa nói trên là loại bột bezoyl peroxide và calcium peroxide chuyên để tẩy trắng gạo và mì mà Trung Quốc đã cấm lưu hành trong chế biến thực phẩm vì dùng quá liều sẽ gây ra hiện tượng rối loạn tiêu hóa, gây tử vong. Loại chất chống mốc là chất deltamethrin chuyên sử dụng diệt côn trùng và khử trùng.
Theo ông Thanh, chất tạo mùi là loại hóa chất chuyên dùng cho công nghiệp thực phẩm, còn bột tạo màu gạo thì chưa rõ, hầu như những loại màu đó có xuất xứ từ Trung Quốc.
Trong khi Mỹ, Nhật Bản, Canada, Liên minh châu Âu đã cấm dùng chất benzoyl peroxyde và calcium peroxide trong tẩy trắng bột mì, gạo thì các phụ gia thực phẩm này vẫn được dùng ở Việt Nam.
Theo khuyến cáo, bezoyl peroxyde chỉ được dùng không quá 0,075gram trong 1 kg bột. Các chuyên gia cảnh báo, nếu lạm dụng chất này, dùng lâu dài sẽ gây ra suy gan và thận, có thể bị ung thư.
Thịt thối thành thịt tươi nhờ bột săm pết
Thời gian qua, dư luận xôn xao vì một hóa chất độc hại có tên là săm pết được sử dụng để tẩy rửa thực phẩm ôi thiu thành tươi mới, đánh lừa người tiêu dùng.
Bằng những thí nghiệm phóng viên tự làm để kiểm chứng, loại bột được sử dụng phổ biến được các thương lái bán thịt truyền tai nhau dùng ngâm thịt thối có tên gọi là săm pết, loại hóa chất cực kỳ độc hại nằm trong danh mục cấm của Bộ Y tế trên phố Hàng Buồm (Hà Nội) với giá thành rẻ 60.000 đồng/kg
Để miếng thịt trong túi nilon hơn 3 ngày cho bốc mùi và bắt đầu phân hủy, mỡ chuyển sang màu vàng, sau đó dùng bột săm pết pha nước và ngâm thịt trong dung dịch này trong vài phút, miếng thịt lập tức chuyển từ màu vàng, mùi thối sang màu đỏ tươi, không mùi. Nếu chỉ nhìn bằng mắt thường miếng thịt lợn không khác thịt vừa mổ.
Gần đây, chất dùng xử lý bề mặt rau củ quả, đặc biệt là thịt nhằm chống vi khuẩn xâm nhập, tẩy trắng, kéo dài thời gian bảo quản đã được vạch trần, đó là chất SO2 (sunfur dioxide). Các chuyên gia công nghệ thực phẩm khẳng định khi thịt đã ôi, thiu, nếu “làm mới” bằng SO2 thì độ nguy hiểm tăng lên gấp nhiều lần!
Tờ SGTT dẫn lời GS.TSKH Nguyễn Trọng Cẩn, Khoa công nghệ thực phẩm, Đại học Kỹ thuật công nghệ TP.HCM cho biết: “SO2 không được sử dụng trong bảo quản các loại thịt. Nếu nhúng thịt thiu, thối vào dung dịch này một thời gian ngắn lấy ra để ráo nước, lúc đó thịt sẽ mất mùi hôi thối và có màu hồng đẹp như thịt tươi, đây là thủ thuật đánh lừa thị giác khách hàng chứ thịt đã thối, hư hỏng thì không thể khôi phục tươi lại được. Và như vậy SO2 sẽ đọng lại trên thịt, nếu người ăn phải thì rất nguy hiểm”.
“Thịt, nội tạng đã bị giảm chất lượng do vi sinh vật phân huỷ protein, có thể tạo một số độc chất; hàm lượng SO2 hoặc các muối phải được sử dụng rất lớn để khử mùi, do đó dư lượng này rất cao; nguồn hoá chất không rõ ràng, không đảm bảo độ tinh khiết, có thể là hoá chất công nghiệp nhiễm các thành phần độc hại khác”, TS. Lê Quang Trí, Trưởng phòng thí nghiệm công nghệ sinh học (Khoa Công nghệ thực phẩm, Dại học Công nghệ Sài Gòn) phân tích.
Gà
Gà cũng là món ăn được nhiều người chọn lựa trong bữa cơm gia đình, nhưng theo điều tra có tới 90% gà tại các chợ Hà Nội là gà thải loại Trung Quốc (NLĐ, 22/9/2012 đưa tin) có giá rất rẻ. Tại những trại gà ở Trung Quốc, gà đẻ đã khai thác hết trứng, gà bệnh, gà có dị tật bẩm sinh… đều được xếp vào loại gà thải loại. Loại gà này, sau khi khai thác hết trứng, thường bị thải ra để cho lớp gà tơ thế chỗ. Thông thường, thịt của loại gà thải loại, được các trại nhập cho các nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi. Loại thịt này được băm nhỏ, trộn với nhiều hợp chất khác, sau đó được xuất sang các nước châu Âu làm thức ăn chăn nuôi, đặc biệt là dùng làm thức ăn cho chó. Không chỉ có ở Trung Quốc, nước xuất khẩu gà lớn trong khu vực châu Á là Hàn Quốc cũng xử lý gà thải loại theo hình thức tương tự.
Mặc dù, có giá thành rất rẻ, nhưng người tiêu dùng nội địa của Trung Quốc hay Hàn Quốc không ăn loại thịt gà này vì rất nhiều lý do. Thứ nhất, loại gà thải loại thường trải qua nhiều lần đẻ trứng, nên thịt gà rất dai, không hợp khẩu vị của người tiêu dùng. Thứ hai, gà đẻ chỉ dùng để khai thác trứng, nên họ không chú ý đến chất lượng thịt, có thể trong quá trình nuôi, họ tiêm thuốc kích thích tạo trứng vào gà. Vì thế, mới có cái giá nhập khẩu rẻ gần như cho không vào nước ta như vậy. Khi ăn phải loại gà này, các chất tồn dư như kháng sinh có thể làm giảm sức đề kháng của người tiêu dùng, dị ứng nếu người ăn dị ứng với kháng sinh, gây ra kháng thuốc, kháng kháng sinh ở người.
Cho dù việc trộn hormon tăng trọng đã bị cấm nhưng có thể người chăn nuôi vẫn lén lút sử dụng, vì thế, trong vật nuôi lâu năm có thể có dư lượng từ các chất tăng trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến hormon của con người… Ngoài ra còn nhiều chất gây ung thư, tim mạch… có tác hại rất lớn đến sức khỏe con người
Rau củ
Với các loại rau củ, người ta còn dùng thuốc trừ sâu dùng để bón cho rau muống mập cọng, sáng cọng, không bị sâu, lỗ lá, có tên HVP 801S, COC 85, Mexyl Mz, LK Set-up 70WC. Sau khi phun thuốc, rau muống ngay từ khi mới mọc mầm cần phải tưới ngay dầu nhớt pha với nước rửa chén nhằm ngăn chặn sâu rầy, dầu nhớt là loại dầu thải từ các cửa hàng sửa xe máy cho rẻ, còn nước rửa chén họ thường mua loại tự pha chế bán bằng lít, bằng can là cách để tiết kiệm chi phí nhất.
Rau muống phun hóa chất mới có được những cậng ra non bún bán cho người dân |
Tại nhiều vựa rau ở các huyện như: Gia Lâm, Thanh Trì, Từ Liêm (Hà Nội), rau cải ngọt, cải đắng, xà lách… xanh mơn mởn, thẳng tắp và đều răm rắp ngay cả trong thời tiết trái mùa. Xung quanh những luống rau mới thu hoạch có nhiều vỏ thuốc trừ sâu vứt vương vãi khắp nơi thuộc các nhãn hiệu như: Sha chong Shuang; Marshal; Emaben… tất cả các nhãn mác đều cảnh báo với dòng chữ: cực độc, độ độc cao, độ độc mạnh.
Đậu cove, dưa chuột là một trong những loại rau của được liệt vào danh sách tồn dư hóa chất độc hại rất lớn.
Mặc dù biết đến sự độc hại của các hóa chất đối với sức khỏe con người, nhưng vì lợi nhuận trước mắt, đa số người trồng dưa, đậu cove cũng như các loại rau củ quả khác vẫn phun rất nhiều loại hóa chất chống sâu bệnh, kích thích tăng trưởng và chất bảo quản để thực phẩm bán ra trông bắt mắt hơn.
Theo một số nông dân ở Hoài Đức, Hà Nội thì với dưa chuột, đậu cove, cứ vài hôm người trồng lại phải phun thuốc trừ sâu một lần, nếu không phun thì sâu sẽ tàn phá hết. Thậm chí có khi hôm trước phun, hôm sau đã thu hoạch để mang ra chợ bán, vì vậy dư lượng thuốc trừ sâu sẽ không kịp phân giải mà có thể ngấm vào bên trong qua lớp vỏ rất mỏng của quả.
Tam Đảo – Vĩnh Phúc (Hà Nội) là vùng trồng su su lớn nhất miền Bắc. Rau su su nơi đây nổi tiếng ngon, giòn, xanh mướt. Tuy nhiên, thời gian gần đây, do lợi nhuận lớn trước mắt, không ít hộ trồng rau su su trên địa bàn huyện Tam Đảo – Vĩnh Phúc đã chẳng ngần ngại gì khi phun, tưới chất kích thích hàng ngày mà theo họ có thể giúp đặc sản rau su su có ngọn non, mập, bóng đẹp với tốc độ phát triển chóng mặt, dài đến cả chục cm mỗi đêm.
Để kích thích sinh trưởng vươn ngọn, bật chồi nhanh giúp cho rau tăng năng suất, nhiều hộ dân thường mua các loại thuốc kích thích có hoạt chất trong nhóm lân hữu cơ như: profenofos, chlorpyrifos methyt, chlorpyrifos ethyl.... Những hoạt chất này thường được khuyến cáo hạn chế sử dụng trên rau, bởi thời gian cách ly 10-15 ngày mới được thu hoạch. Tuy nhiên, một người bán thuốc ở địa phương cho hay, loại thuốc người trồng dùng phun là thuốc không độc hại, phun hôm trước, hôm sau có thể cắt rau bán bình thường
Để những cọng giá ăn (làm từ đậu xanh) không rễ, mập mạp, trắng đẹp bắt mắt..., người làm giá không ngần ngại sử dụng hóa chất từ khâu đầu đến khâu cuối.
Những cọng giá tròn lẳn, thân trắng nõn, ít rễ là giá được ngâm ủ qua một công nghệ "kinh dị": Khi hạt đỗ nảy mầm, người ta dùng phân bón lá trộn với các loại thuốc trừ sâu, đem pha loãng tưới lên mầm giá rồi ủ kín, thuốc có tác dụng thúc giá đỗ nảy mầm nhanh và phát triển hơn bình thường.
Theo TS Nguyễn Thị Nhung, Trưởng Bộ môn thuốc, cỏ dại, môi trường Viện Bảo vệ thực vật (Bộ NN-PTNT), nếu người trồng rau sử dụng thuốc kích thích quá độc, liều lượng cao, gần ngày thu hoạch, không đảm bảo thời gian cách ly thì dư lượng thuốc còn lại trong rau sẽ vượt quá mức cho phép, gây ngộ độc cho người tiêu dùng, kể cả với các loại thuốc kích thích sinh học.
Bà Nhung nói: "Tùy theo mức độ tồn dư thuốc trong rau mà người dùng có thể bị ngộ độc cấp tính với các biểu hiện như buồn nôn, nhức đầu, chóng mặt, tiêu chảy... hoặc sẽ bị ngộ độc mãn tính, lâu dần tích tụ lại các cơ quan nội tạng, đủ lượng sẽ gây ra các loại ung thư nếu dư lượng ở mức thấp".
Đó là chưa kể tới những loại thuốc nằm trong danh mục cấm, có nguồn gốc từ Trung Quốc... vẫn được người dân mua về sử dụng để phun lên rau vì giá rẻ, lại có tác dụng song song trong việc kích thích rau phát triển cũng như trừ được sâu bệnh. Những loại thuốc này vô cùng nguy hiểm, gây độc mạnh hơn và nhanh hơn vì nó thường chứa hoạt chất methamdophos như thuốc monitor 50EC nhưng lại có tác dụng mạnh nên được người dân ưa chuộng.
Đến khi chế biến, những củ bị dập thối sẽ được ngâm bằng một loại hóa chất từ Trung Quốc, chỉ sau 15 phút củ sẽ trở nên sạch sẽ, đẹp màu, tươi nguyên. Thậm chí, chúng còn có màu sắc bắt mắt hơn những củ- quả tự nhiên, khiến người tiêu dùng bị lầm tưởng là đồ ngon, sạch và lựa chọn mua ngay về cho gia đình dùng.
Theo thông tin từ Cục Bảo vệ thực vật, Bộ NN-PTNT công bố ngày 8/7 vừa qua trong số 25 mẫu rau ngót lấy kiểm tra tại các chợ đầu mối lớn tại Hà Nội và TP.HCM thì phát hiện 7 mẫu có nhiễm thuốc bảo vệ thực vật vượt mức cho phép. Ngoài rau ngót, trong lần kiểm tra lần này cũng phát hiện mướp đắng được bày bán tại hai thành phố lớn có nhiễm thuốc trừ sâu vượt ngưỡng cho phép, ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng.
Hoa quả
Gần đây, người tiêu dùng Việt Nam lại dấy lên nỗi lo sợ về thực phẩm Trung Quốc không đảm bảo vệ sinh an toàn khi nhiều loại hoa quả được nhập khẩu từ nước này bị phát hiện có tẩm chất bảo quản, chất chống mối mọt, chất gây ung thư... Nhiều bà nội trợ đã tẩy chay hoa quả Trung Quốc.
Cuối năm 2012, Cục Bảo vệ thực vật (Bộ NN-PTNT) đã lấy 104 mẫu trái cây, rau củ nhập khẩu từ Trung Quốc và các nước khác đang lưu hành trên thị trường Việt Nam để phân tích chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm. Qua kiểm tra, đã phát hiện 3 mẫu trái cây, rau củ đều của Trung Quốc có dư lượng thuốc bảo vệ thực vật cao hơn tiêu chuẩn Việt Nam. Trong đó, 2 mẫu nho Trung Quốc nhập qua cửa khẩu Lào Cai có dư lượng chất difenoconazole vượt ngưỡng 3-5 lần.
Hàng loạt hoa quả Trung Quốc sử dụng chất bảo quản |
Loại táo Fuji có xuất xứ từ Yên Đài, Trung Quốc cách đây không lâu rất được ưa chuộng ở Việt Nam. Loại táo này có màu sắc đẹp, vỏ bóng, ăn giòn, sản lượng cả triệu tấn mỗi năm.
Tuy nhiên, thông tin táo Fuji được trồng bằng công nghệ bọc túi tẩm thuốc sâu độc hại khiến nhiều người tiêu dùng Việt Nam nhanh chóng quay lưng với loại táo này. Được biết, chất bột trong các bọc nhựa chính là thiram (một loại thuốc diệt nấm độc hại) và melarsoprol (hợp chất hữu cơ độc hại chứa arsen). Nhiều nông dân Trung Quốc trồng táo đã bọc táo từ lúc còn non đến lúc chín bằng loại túi tẩm thuốc trừ sâu này.
Chiều 16/5/2012, tại cuộc họp bàn và triển khai các biện pháp kiểm soát an toàn vệ sinh thực phẩm nông sản, Cục Bảo vệ thực vật (Bộ NN-PTNT) cho biết, từ đầu năm 2012 đến cuối tháng 4 đã phân tích 315 mẫu hàng hóa nông sản có nguồn gốc thực vật nhập khẩu và phát hiện 71 mẫu có dư lượng hóa chất bảo vệ thực vật nhưng đều thấp hơn mức dư lượng tối đa cho phép. Đáng lưu ý, trong số đó có 1 mẫu lê nhập khẩu từ Trung Quốc chứa dư lượng endosulfan, là chất gây vô sinh.
Trong ngày làm việc thứ tư của các đại biểu Quốc hội diễn ra hôm 25/10, Đại biểu Đào Văn Bình tỏ rất lo lắng cho tình trạng vệ sinh thực phẩm hiện nay. “Tôi nghe dân nói món nem nhập vào Việt Nam có mấy trăm loại vi khuẩn. Có tin đồn băm đỉa cho vào rồi nhập vào Việt Nam, những thông tin như vậy làm người dân bối rối”. Theo đại biểu Nguyễn Thị Ngọc Thanh, vấn đề vệ sinh thực phẩm nói riêng, các vấn đề xã hội nói chung hiện là “rất quan trọng”, nhưng dường như “các đánh giá của Chính phủ là chưa thật sát với tình hình”. Theo đại biểu Thanh, các giải pháp phải cụ thể, không thể chung chung như trong báo cáo của Chính phủ được.
Trong lúc các đại biểu Quốc hội bàn bạc tìm ra giải pháp ngăn chặn vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm thì ngoài thị trường, từ người nông dân, thương lái, tiểu thương... đều đang tắm cơm gạo, thịt cá, rau củ,..ngập ngụa bằng hóa chất. Điều này lí giải vì sao con số thống kê người Việt Nam mắc và chết vì bệnh ung thư lại cao đến vậy!
Gà ’đầu trọc’ lại tiếp tục tràn về đầu độc người Việt
Người Việt đang tự đầu độc nhau
Cuộc tình đau khổ của người phụ nữ dùng lá ngón đầu độc chồng
Mai Phạm (Tổng hợp)
- Thuốc thúc hoa quả chín độc hại đến đâu? (TP).
- Hãi hùng… miến bẩn (LĐ).- Hơn 3 vạn gà lậu, chim lậu “bay” từ Trung Quốc vào Việt Nam (DT).
- Thạch tín đe dọa nguồn nước ngầm Hà Nội (VOA).
- Bao giờ mới được ăn thịt sạch? (ANTĐ).
- Dân số của Việt Nam đang già hóa nhanh chóng (TTXVN). - Người Việt khẳng định chân lý ăn bẩn sống lâu (PNT).
- Vụ tổng giám đốc dùng gậy golf đánh người: Sở Nội vụ vào cuộc (TN).
- Rau càng đắt, độc càng tăng? (LĐ).
- Kiểm nghiệm các mẫu “bột nhừ siêu tốc” (PT).-- Đậu phụ “thạch cao” độc hại như thế nào?
--Sốc: 24h.com.vn lăng xê cho cả "thẩm mỹ viện giết người"!
- Tranh nhau nhặt hoa quả thối để bán (VEF).- Tận mục hồng, táo, lê… “made in China” tràn ngập chợ Long Biên (GDVN).
- Ép chín sầu riêng bằng thuốc “lạ” (NLĐ).-- Chỉ ở Việt Nam: Javel tẩy hải sản, ăn chuột Camphuchia (VEF). - Sự thật giật mình về ruốc bông, giò chả siêu rẻ (Infonet).
-- Gà giống Trung Quốc vẫn kéo về xuôi (TP).
-6 tạ gà thải TQ nhập lậu vào Hà Nội - Gà thải loại… ngắc ngoải về Thủ đô (ANTĐ). - Hãi hùng giăm bông bẩn (TN). - Kinh hãi: Bạch tuộc ‘cao su’, hải sản tẩy javel (KP). - Xâm nhập đường buôn thịt thối, nội tạng bẩn vùng biên (DT).
- Chất lạ trong phích nước Trung Quốc đầy độc hại (NLĐ). - Bộ Y tế hỗ trợ dân trong khu vực chôn thuốc sâu (TTXVN).
- Cơm bụi Sài Gòn: Lên đời nhờ hóa chất (VNN).- 2 tuổi đã dậy thì (TT).
- Cốc, đĩa giấy nhiễm chì? (PT). - Thận trọng khi cho trẻ tiếp xúc nhựa dẻo (SGTT).
- Ẩm thực vỉa hè: “Có chết ngay đâu mà sợ” (DV). - Tràn lan bánh trung thu “ế” (PT).
-- Bánh mì gây ngộ độc hàng loạt chứa vi khuẩn thương hàn Samonella
-- Bị buộc đóng cửa, chủ cơ sở giăm bông bẩn vẫn dửng dưng sản xuất (TN).
- Một nhãn kem bị phạt 32 triệu đồng (Infonet).
- Hàng trăm công nhân nhập viện sau bữa ăn (TN).
- “Sống mòn” cùng thuốc bảo vệ thực vật (SGGP). - Không để xảy ra hành vi người dân ‘tự phát’ (TVN). - Vụ công ty Nicotex Thanh Thái: Đang xem xét khởi tố vụ án hình sự (GDVN).
- Nhà trường “rút ruột” bữa ăn của học sinh? (TP).- An toàn và bình đẳng ngay từ bữa trưa ở trường học Nhật Bản (SM).
.- Người Trung Quốc đến Bình Định tìm mua nấm cực độc (Người Việt).- Người Trung Quốc thải 5 tấn rác ra Thiên An Môn (LĐ).
- Vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm – dược phẩm thế giới: Báo động toàn cầu! (PT).- TQ đóng cửa trường học vì khói ô nhiễm (BBC). - Trung Quốc: Cáp Nhĩ Tân chìm trong sương mù ô nhiễm (RFI).
Toilet bên Tàu thật là đáng tởm! Disgusting Toilets and the Future of China (TNR 9-10-13)
- Sản phẩm sạch: Khó tiêu thụ (ĐĐK).- Thịt bò Úc ‘gây bão’ ở thị trường Việt Nam (TP).
--“Bò viên” làm từ thịt chuột (MTG 24-10-13)
- Vụ chôn thuốc trừ sâu: Tại sao chưa khởi tố vụ án? (DT).
- Chôn hóa chất độc hại: Bộ Y tế tổ chức khám sức khỏe (TT).
- Bộ Y tế khám, tư vấn sức khỏe cho nhân dân “vùng thuốc sâu” (GDVN). – Khám – chữa bệnh cho nhân dân vùng đất bị chôn thuốc sâu ở Thanh Hóa: Vụ chôn thuốc trừ sâu: Mới chỉ giải quyết phần ngọn của vấn đề (LĐ).- Điều tra sức khỏe người dân vùng chôn thuốc trừ sâu (PLTP). - Bộ Y tế hỗ trợ dân trong khu vực chôn thuốc sâu (TP).- Đến giờ này mới tiến hành khai quật các điểm chôn thuốc trừ sâu (SM). - Vụ chôn thuốc trừ sâu: Ngày mai, khai quật hố chôn thuốc sâu tại Thanh Hóa (LĐ). - Vụ tố “tráo thủy tinh thể”: Không thể chỉ “thỉnh cầu y đức” (Infonet).
- Vụ chôn thuốc sâu: Phân vùng độc hại để chuẩn bị khai quật (DT). - Không được tham gia, dân phản đối khai quật chôn hóa chất (VNN).. Không được tham gia, dân phản đối khai quật chôn hóa chất (5 giờ trước)
- Vụ chôn thuốc trừ sâu: Sẽ tiến hành khai quật như thế nào? (DT). - Khai quật hiện trường công ty chôn hóa chất vào đầu tuần (VNN). - Điều tra sức khỏe người dân vùng chôn thuốc trừ sâu (VOV).
- Sở Y tế HN lên tiếng vụ “tráo thủy tinh thể” (VNN). - Bệnh viện Mắt Hà Nội “trong sạch”? (SGTT).
Tin toát mồ hôi! Việt Nam là quốc gia có tỉ lệ ung thư (K) cao nhất thế giới. Đây là kết luận của Viện Phòng, chống ung thư Việt Nam được dẫn trên báo điện tử Khám phá.
Ung thư dạ dày. Ung thư “ti”. Ung thư đại tràng. Ung thư gan. Ung thư cổ “cái ấy”. Hình như K không tha bất cứ bộ phận nào trên thân thể người Việt.
Nhưng đây mới là tin toát mồ hôi: Nguyên nhân gây K là do các loại hóa chất độc hại có trong thức ăn hằng ngày và nguồn nước ô nhiễm.
Có nghĩa là hằng ngày, cứ mở mồm là chúng ta đang “lấy thòng lọng buộc cổ”, khi con mắt trần (trụi) của những “người tiêu dùng thông thái” chúng ta không phải là kính hiển vi để biết miếng thịt nào chứa “hóa chất độc hại”, cọng rau nào không tẩm đẫm thuốc sâu, chiếc áo nịt nào không “hại ti”.
Ôi, nguồn sữa của những đứa trẻ đang lâm nguy khi tỉ lệ ung thư “ti” ở Việt Nam được “đo lường” với tỉ lệ mắc K bình quân là 30/100.000 người tại Hà Nội và 20/100.000 người tại TPHCM.
Lưu ý là vừa tháng trước, kết quả phân tích của Viện Hóa học - Viện Khoa học và Công nghệ cho thấy, “dung dịch màu trắng trong suốt” của những viên “tròn tròn màu trắng” trong những chiếc áo nịt ngực“Made in China” là “dung dịch dầu khoáng đã bị cấm dùng trong lĩnh vực dược”.
Và trong dung dịch đó, có chứa polycylic aromantic hydrocarbon (PAH), một chất độc không chỉ gây ngứa, gây rối loạn nội tiết mà khả năng còn “gây ung thư cao”. Và trong những câu chuyện “dưa lê vỉa hè” của những bà nội trợ là chuyện những quả táo Tàu “để nửa năm không hỏng”.
Và trong dung dịch đó, có chứa polycylic aromantic hydrocarbon (PAH), một chất độc không chỉ gây ngứa, gây rối loạn nội tiết mà khả năng còn “gây ung thư cao”. Và trong những câu chuyện “dưa lê vỉa hè” của những bà nội trợ là chuyện những quả táo Tàu “để nửa năm không hỏng”.
Tất nhiên, không phải hàng “Made in China” nào cũng chứa chất “có nguy cơ gây ung thư”. Tất nhiên, Việt Nam không hề là ngoại lệ.
Cách đây ít tháng, Lao Động có một bài điều tra và sau đó đưa ra con số khiến dân chúng Mỹ Đình nói riêng và cư dân thủ đô nói chung tối tăm mặt mũi: Nguồn nước sinh hoạt dùng trong nhiều năm nay tại khu vực chung cư và nhà liền kề ở Phú Mỹ, Mỹ Đình bị nhiễm thạch tín (asen) vượt gấp 37 - 43 lần mức cho phép. 50% số điểm giếng nước ngầm trên địa bàn toàn thành phố có mức vượt trên ngưỡng cho phép 0,01mg/lít.
Mà asen là gì? Là thạch tín, là thuốc độc mà người ta lập tức tắc thở nếu nuốt nhầm một lượng bằng “nửa hạt ngô”. Là “sát thủ vô hình” gây ung thư gan, ung thư da, ung thư phổi, ung thư bàng quan, ung thư thận.
Cách đây ít tháng, Lao Động có một bài điều tra và sau đó đưa ra con số khiến dân chúng Mỹ Đình nói riêng và cư dân thủ đô nói chung tối tăm mặt mũi: Nguồn nước sinh hoạt dùng trong nhiều năm nay tại khu vực chung cư và nhà liền kề ở Phú Mỹ, Mỹ Đình bị nhiễm thạch tín (asen) vượt gấp 37 - 43 lần mức cho phép. 50% số điểm giếng nước ngầm trên địa bàn toàn thành phố có mức vượt trên ngưỡng cho phép 0,01mg/lít.
Mà asen là gì? Là thạch tín, là thuốc độc mà người ta lập tức tắc thở nếu nuốt nhầm một lượng bằng “nửa hạt ngô”. Là “sát thủ vô hình” gây ung thư gan, ung thư da, ung thư phổi, ung thư bàng quan, ung thư thận.
Nhưng K- một trong tứ chứng nan y- không còn là một nguy cơ, cũng không chỉ là nỗi bất an nữa. Nó đã là một thứ tai họa với 150.000 người dân mắc mới và 75.000 ca K tử vong mỗi năm.
Chúng ta được bảo vệ thế nào ngoài những lời khuyên phải trở thành “người tiêu dùng thông thái”, ngoài những chuyến ''vi hành'' với báo chí tiền hô hậu ủng và kết quả “tất cả đều tốt”(!).
Chúng ta phải phòng tránh thế nào ngoài việc lên chùa làm sư?
Hôm qua, ở Quảng Ngãi, sau một vụ chết người đau lòng, Công an huyện Sơn Hà đã “tống giam” một nữ “phù thủy” 27 tuổi tên là Sí. Theo Báo An ninh Thủ đô, lợi dụng sự mê tín dị đoan, Sí chữa bệnh cho bà con địa phương bằng cách bói để tìm “gia rông” (đồ độc) gây bệnh.
Ừ thì đó là lừa đảo. Ừ thì đó là mê tín dị đoan. Ừ thì đó là u mê. Nhưng giờ đây, “gia rông” nhiều quá. “Gia rông” đến ngay từ miếng ăn, hớp nước. Và dường như, không phải chỉ “đồng bào”, người ta chỉ bắt đầu tin vào “phù thủy” khi hoặc đang sống ở trình độ u mê, hoặc quá tuyệt vọng trước những căn bệnh “thầy thuốc bỏ đi, trống kèn kéo tới”.
Ừ thì đó là lừa đảo. Ừ thì đó là mê tín dị đoan. Ừ thì đó là u mê. Nhưng giờ đây, “gia rông” nhiều quá. “Gia rông” đến ngay từ miếng ăn, hớp nước. Và dường như, không phải chỉ “đồng bào”, người ta chỉ bắt đầu tin vào “phù thủy” khi hoặc đang sống ở trình độ u mê, hoặc quá tuyệt vọng trước những căn bệnh “thầy thuốc bỏ đi, trống kèn kéo tới”.
Thế còn chúng ta, ai sẽ tìm “gia rông” cho chúng ta đây?
Bộ Y tế cất công dạy dân chọn từng món tránh độc .(ĐVO) - Người dân khó có thể phân biệt được đâu là thực phẩm sạch và đâu là thực phẩm chứa chất độc hại.
-- Tuyên chiến với thực phẩm bẩn (Đầu tư). - “Bêu tên” thực phẩm dưới chuẩn (TT). - Toàn cảnh “công nghệ” nhuộm hạt sen bằng phẩm màu công nghiệp (ANTĐ).Xe khách chở thịt thối, nầm bò đã phân hủyDân Trí
(Dân trí) – Chiều 10/1, tin từ Phòng CSGT Công an tỉnh Quảng Bình cho biết, qua công tác tuần tra về an toàn giao thông trên QL 1A, các cán bộ, chiến sĩ đã phát hiện và bắt giữ xe ô tô khách chở thịt gia súc đang trong giai đoạn phân hủy. Trước đó, vào tối ...
Phát hiện xe khách chở “thịt thối”Thanh Niên
Thanh Niên
(TNO) Ngày 10.1, tin từ Văn phòng UBND tỉnh Quảng Bình cho hay tỉnh vừa có Công văn số 06/UBND-TNMT do Phó chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Xuân Quang ký, yêu cầu Nhà máy tinh bột Long Giang (thuộc Công ty CP tư vấn và đầu tư Long Giang Thịnh) ở ...
Quyến rũ bánh bình tinh Quảng NgãiViệt Times Australia
- Tỷ lệ ung thư ở Việt Nam cao nhất thế giới do thực phẩm (KP/ Sống mới)
--Ung thư tăng vì người Việt bị “đầu độc“ hàng ngày (Bảo vệ người tiêu dùng) - Việt Nam được xếp vào hàng các nước có nhiều bệnh nhân ung thư nhất thế giới, nguyên nhân thì có nhiều, nhưng cốt yếu vẫn là do thức ăn hằng ngày có nhiều chất bảo quản độc hại.
Thực phẩm chứa dư lượng chất bảo quản độc hại là một trong những nguyên nhân gây nên nhiều bệnh ung thư tại Việt Nam. Trong ảnh nho Trung Quốc dán mác nho Mỹ. Ảnh: TTO. |
TIN LIÊN QUAN |
---|
Ung thư nhiều nhất thế giới
Theo một nghiên cứu của Viện nghiên cứu phòng chống ung thư Việt Nam vừa được công bố, hiện tại, cả nước có từ 240.000 - 250.000 người mắc bệnh ung thư. Mỗi năm số bệnh nhân ung thư mắc mới là 150.000 người và có 75.000 người tử vong vì ung thư. Con số này vẫn đang tiếp tục có xu hướng tăng.
Các loại ung thư phổ biến là phổi, dạ dày, gan, đại tràng (với nam) và ung thư vú, cổ tử cung, dạ dày, phổi, đại trực tràng (với nữ)…
Trong một nghiên cứu tại khu vực ASEAN được công bố năm 2011, Việt Nam là nước có tỉ lệ người tử vong vì ung thư dạ dày cao gấp 5 lần các nước trong khu vực, cao hơn hơn 4 - 5 lần so với Lào, Philipines, Thái Lan.
Năm 2010, một khảo sát khác cũng được thực hiện riêng với bệnh ung thu vú ở nữa giới. Kết quả cho thấy Hà Nội và TP. HCM có tỷ lệ người mắc bệnh cao nhất nước. Ở Hà Nội, cứ 100.000 phụ nữ có 30 người mắc ung thư vú, tỷ lệ này ở TP. HCM là 20/100.000 phụ nữ. Ung thư vú hiện trở thành loại bệnh thường gặp nhất ở nữ giới và tiếp tục tăng.
Trong một nghiên cứu của Bệnh viện K năm 2006, Việt Nam là vùng có tỉ lệ mắc ung thư phổi, ung thư dạ dày, ung thư gan, ung thư ở trẻ em... vào loại cao nhất thế giới và tiếp tục tăng. Ước tính mỗi năm cả nước có thêm 100.000 người mắc ung thư mới.
80% nguyên nhân gây bệnh ung thư là do môi trường bên ngoài, như chế độ dinh dưỡng ít rau quả, nhiều thịt, mỡ động vật, thừa đạm. Đặc biệt, thức ăn có chứa chất bảo quản thực phẩm là nguyên nhân quan trọng để gây bện ung thư.
Ngoài ra, các nguyên nhân khác là làm việc trong môi trường độc hại, người dân có ý thức cao hơn về phòng, chống ung thư nên đi khám nhiều hơn, thiết bị khám hiện đại qua đó tỷ lệ phát hiện bệnh cao hơn.
Vì đâu ung thư nhiều?
Trong các nghiên cứu đều cho thấy, bệnh ung thư ngày càng tăng vì người dân đang phải dùng nhiều thực phẩm và đồ dùng có chứa chất bảo quản thực phẩm độc hại.
Chỉ tình riêng trong năm 2012, hàng ngàn vụ việc liên quan tới thực phẩm “bẩn” đã bị phát hiện, bắt giữ, hàng hóa có cả nhập khẩu và sản xuất trong nước.
Năm 2010, một khảo sát khác cũng được thực hiện riêng với bệnh ung thu vú ở nữa giới. Kết quả cho thấy Hà Nội và TP. HCM có tỷ lệ người mắc bệnh cao nhất nước. Ở Hà Nội, cứ 100.000 phụ nữ có 30 người mắc ung thư vú, tỷ lệ này ở TP. HCM là 20/100.000 phụ nữ. Ung thư vú hiện trở thành loại bệnh thường gặp nhất ở nữ giới và tiếp tục tăng.
Trong một nghiên cứu của Bệnh viện K năm 2006, Việt Nam là vùng có tỉ lệ mắc ung thư phổi, ung thư dạ dày, ung thư gan, ung thư ở trẻ em... vào loại cao nhất thế giới và tiếp tục tăng. Ước tính mỗi năm cả nước có thêm 100.000 người mắc ung thư mới.
80% nguyên nhân gây bệnh ung thư là do môi trường bên ngoài, như chế độ dinh dưỡng ít rau quả, nhiều thịt, mỡ động vật, thừa đạm. Đặc biệt, thức ăn có chứa chất bảo quản thực phẩm là nguyên nhân quan trọng để gây bện ung thư.
Ngoài ra, các nguyên nhân khác là làm việc trong môi trường độc hại, người dân có ý thức cao hơn về phòng, chống ung thư nên đi khám nhiều hơn, thiết bị khám hiện đại qua đó tỷ lệ phát hiện bệnh cao hơn.
Vì đâu ung thư nhiều?
Trong các nghiên cứu đều cho thấy, bệnh ung thư ngày càng tăng vì người dân đang phải dùng nhiều thực phẩm và đồ dùng có chứa chất bảo quản thực phẩm độc hại.
Chỉ tình riêng trong năm 2012, hàng ngàn vụ việc liên quan tới thực phẩm “bẩn” đã bị phát hiện, bắt giữ, hàng hóa có cả nhập khẩu và sản xuất trong nước.
Hằng ngày, người Việt Nam phải tiếp xúc với nhiều vật dụng chứa chất độc hại, như quần áo, đồ chơi, đồ nhựa... Trong ảnh là chất lạ trong áo ngực Trung Quốc. |
Đặc biệt với hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc, như xí muội, ô mai, chứa chất tạo ngọt, tào màu cao gấp nhiều lần quy định, có thể chuyển hóa thành chất cực độc gây bệnh ung thư, thoái hóa gan, thận, não, tiểu đường…; bánh kẹo giá rẻ không rõ nguồn gốc; học sinh Hà Nội thì hằng ngày thích thú ăn "thịt hổ khô" với giá chỉ 2.000 đồng/gói, hực chất đấy không phải là thịt hổ mà chỉ là tạp phẩm tẩm ướp hóa chất nên có mùi vô cùng khó chịu; gà thải chứa dư lượng thuốc kháng sinh...
Trong thời gian tháng 7 - 8/2012, hàng loạt hoa quả nhập khẩu từ Trung Quốc cũng bị phát hiện có dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, chất bảo quản vượt ngưỡng quy định từ vài lần tới hàng chục lần. Như nho, táo, lê, khoai tây…
Còn trong nước, nhiều người cũng vì lợi nhuận bất chất sức khỏe người tiêu dùng, như dùng hóa chất Trung Quốc để làm giá đỗ, ủ chín đu đủ, chuối, cà chua…
Ngoài ra, những cơ sở sản xuất hàng thực phẩm khác cũng liên tục bị phát hiện không đảm bảo vệ sinh, như các cơ sở dùng thịt thối để chế biến thực phẩm; tái chế dầu ăn từ dầu thải; dùng đường hóa học, chất tạo màu, tạo hương… để sản xuất bánh kẹo, nước ngọt, bia, rượu…
Không chỉ có thực phẩm, nhiều sản phẩm tiêu dùng cũng bị phát hiện chứa chất độc hại có thể gây ung thư, như quần áo, áo ngực chứa chất lạ, đồ chơi nhiễm kim loại nặng…
--Ung thư tăng vì người Việt bị “đầu độc“ hàng ngàyTrong thời gian tháng 7 - 8/2012, hàng loạt hoa quả nhập khẩu từ Trung Quốc cũng bị phát hiện có dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, chất bảo quản vượt ngưỡng quy định từ vài lần tới hàng chục lần. Như nho, táo, lê, khoai tây…
Còn trong nước, nhiều người cũng vì lợi nhuận bất chất sức khỏe người tiêu dùng, như dùng hóa chất Trung Quốc để làm giá đỗ, ủ chín đu đủ, chuối, cà chua…
Ngoài ra, những cơ sở sản xuất hàng thực phẩm khác cũng liên tục bị phát hiện không đảm bảo vệ sinh, như các cơ sở dùng thịt thối để chế biến thực phẩm; tái chế dầu ăn từ dầu thải; dùng đường hóa học, chất tạo màu, tạo hương… để sản xuất bánh kẹo, nước ngọt, bia, rượu…
Không chỉ có thực phẩm, nhiều sản phẩm tiêu dùng cũng bị phát hiện chứa chất độc hại có thể gây ung thư, như quần áo, áo ngực chứa chất lạ, đồ chơi nhiễm kim loại nặng…
Dân tập trung phản đối quy định cấm xe tải chở rau quảTPO - Chiều tối ngày 5-1, nhiều hộ dân thuộc phố Cầm Bá Thước, phường Lam Sơn, TP Thanh Hoá đã tập trung phản đối lệnh cấm xe tải trên 3,5 tấn chở rau quả vào khu phố.
--Lao ôtô vào lực lượng hải quan cửa khẩu
VNExpress
Bị yêu cầu dừng xe để kiểm tra, tài xế lao thẳng ôtô 4 chỗ vào trạm hải quan, đánh trọng thương hai cán bộ ngay tại phòng làm việc. Đêm 4/1, tại cổng B trạm kiểm soát Hải quan (xã Sơn Tây, Hương Sơn, Hà Tĩnh), tổ trực Chi cục Hải quan Khu Kinh tế cửa ...
Xe chở hàng lậu gây náo loạn Cửa khẩu quốc tế Cầu TreoDân Trí
Bắt quả tang đối tượng vận chuyển 176kg pháo nổTiền Phong Online
Biên phòng Hà Tĩnh thu giữ 176kg pháo nhập lậu qua biên giớiĐài Tiếng Nói Việt Nam
- Nguyên Phó Ban Tổ chức T.Ư, Nguyễn Đình Hương: Không ai chịu trách nhiệm! (TP). – Nguyên Phó trưởng đoàn ĐBQH Thanh Hóa Lê Văn Cuông: Phổ biến, khó xử lý. – Trần tình của hai Phó phòng Giáo dục Ứng Hòa, Hà Nội. – “Kính thưa các ông chưa bị lộ” (TP).-- Lễ tang công chức có không quá 7 vòng hoa (VNE).
- Người nghèo được miễn phí sử dụng đường bộ (TP).
- Nhiều lãnh đạo, cán bộ bị kỷ luật vì sai phạm (PL&XH).
- Phạt xe không chính chủ: Công an lại xin lỗi người dân (VTC).
- Bắc Giang: Chồng thai phụ tố CSGT “ra gậy” bị công an… triệu tập! (DT).
- “Kỳ án vườn mít’: Lê Bá Mai, từ trắng án thành chung thân (PL&XH). – Người ‘trắng án’ bị tuyên tù chung thân(VNE). – Án chung thân cho “người hai lần bị tuyên án tử” (PNTP). – Kỳ án vườn mít: Án chung thân cho bị cáo Lê Bá Mai (DV).- Nghệ An: Thảm án giết người trong đám cưới (GDVN). - Nổ lớn ở khu trọ tại TP.HCM, 4 người bị thương nặng (Zing). - Bắt trùm tín dụng đen, thu nhiều dao, kiếm, súng… (DV).
- Ngao ngán Tết đến sầm sập mà không có tiền (VnMedia).
- Hà Nội: Lời kêu cứu của hàng chục gia đình sống cảnh “không Tết” suốt 12 năm (DT).
- Từ đâu ra lắm cảnh sát rởm? (TP). – CSGT bị cướp xe SH giữa đêm khuya (KP).
--Cảnh sát giao thông bị cướp xe SH
Sau giờ làm việc, một cảnh sát giao thông trở về nhà lúc rạng sáng đã bị một nhóm thanh niên dàn cảnh đánh nhau cướp mất chiếc xe SH.
Cảnh sát bị cướp sau lời hứa của GĐ Công an.
(ĐVO) - Một cán bộ CSGT đã bị nhóm 3 đối tượng khống chế cướp xe SH giữa đêm khuya-
- Người nghèo được miễn phí sử dụng đường bộ (TP).
- Nhiều lãnh đạo, cán bộ bị kỷ luật vì sai phạm (PL&XH).
- Phạt xe không chính chủ: Công an lại xin lỗi người dân (VTC).
- Bắc Giang: Chồng thai phụ tố CSGT “ra gậy” bị công an… triệu tập! (DT).
- “Kỳ án vườn mít’: Lê Bá Mai, từ trắng án thành chung thân (PL&XH). – Người ‘trắng án’ bị tuyên tù chung thân(VNE). – Án chung thân cho “người hai lần bị tuyên án tử” (PNTP). – Kỳ án vườn mít: Án chung thân cho bị cáo Lê Bá Mai (DV).- Nghệ An: Thảm án giết người trong đám cưới (GDVN). - Nổ lớn ở khu trọ tại TP.HCM, 4 người bị thương nặng (Zing). - Bắt trùm tín dụng đen, thu nhiều dao, kiếm, súng… (DV).
- Ngao ngán Tết đến sầm sập mà không có tiền (VnMedia).
- Hà Nội: Lời kêu cứu của hàng chục gia đình sống cảnh “không Tết” suốt 12 năm (DT).
- Từ đâu ra lắm cảnh sát rởm? (TP). – CSGT bị cướp xe SH giữa đêm khuya (KP).
--Cảnh sát giao thông bị cướp xe SH
Sau giờ làm việc, một cảnh sát giao thông trở về nhà lúc rạng sáng đã bị một nhóm thanh niên dàn cảnh đánh nhau cướp mất chiếc xe SH.
Cảnh sát bị cướp sau lời hứa của GĐ Công an.
(ĐVO) - Một cán bộ CSGT đã bị nhóm 3 đối tượng khống chế cướp xe SH giữa đêm khuya-
(Kienthuc.net.vn) - Người phụ nữ tử vong tại thẩm mĩ viện Linh Nhung không phải là nạn nhân đầu tiên của việc làm đẹp dẫn đến mất mạng.
-
Một Việt kiều tử vong sau khi đi thẩm mỹThanh Niên
Thẩm mỹ viện Linh Nhung ở 225 Xã Đàn - Ảnh: Hà An
-Tử vong sau khi đi thẩm mỹ việnBáo Đất Việt
/dataimages/201301/normal/images1170996_1.jpg. Cập nhật lúc 10:04, 06/01/2013. Tử vong sau khi đi thẩm mỹ viện. (ĐVO) - Khoảng 12h ngày 4/1, một người phụ nữ đến Thẩm mỹ viện Linh Nhung (số 255 Xã Đàn, quận Đống Đa, Hà Nội) để thẩm mỹ xóa ...
Sở Y tế vào cuộc vụ tử vong sau xóa sẹo tại thẩm mỹ việnDân Trí
Tử vong sau phẫu thuật thẩm mỹNgười Lao ĐộngTử vong vì đi xóa sẹo tại thẩm mỹ viện
-
Diễn biến ở Thẩm mỹ viện Linh Nhung gây chết người
Nóng: Đi thẩm mỹ... một phụ nữ HN tử vong bí ẩn
Bác sĩ Bùi Hữu Lâm đồng thời là giảng viên Đại học Y dược TP.HCM. Kể từ khi hoàn tất bản dịch sáchNhững đường rạch sử dụng trong phẫu thuật xương hàm mặt vào năm 2008, ông đã sử dụng tài liệu này để giảng cho nhiều lớp bồi dưỡng các bác sĩ đến từ nhiều tỉnh thành.
-Bài học từ cân cà chua 300 đồng
Một Việt kiều tử vong sau khi đi thẩm mỹThanh Niên
(TNO) Theo thông tin ban đầu, khoảng 11 giờ ngày 4.1, anh Trần Tuấn Anh (37 tuổi, ở Q.Kiến An, TP.Hải Phòng) có đưa chị gái mình là Trần Thị Thu Hương (42 tuổi, mang quốc tịch Hồng Kông) tới thẩm mỹ viện Linh Nhung ở 255 Xã Đàn (P.Nam Đống, Q.Đống Đa, TP.Hà Nội) để xóa sẹo.
Đến 17 giờ cùng ngày, chị Hương được nhân viên của thẩm mỹ viện Linh Nhung đưa lên tầng 4 để thử phản ứng gây tê, nhưng sau đó chị Hương có biểu hiện sốc phản vệ. Chị Hương được đưa đi cấp cứu tại Bệnh viện Bạch Mai. Tuy nhiên, tới khoảng 1 giờ 30 phút ngày 5.1, chị Hương đã tử vong.
Theo tìm hiểu của Thanh Niên Online, chị Hương lấy chồng người Hải Phòng, sau đó cùng gia đình sang Hồng Kông sinh sống. Hiện gia đình cùng người thân đang đáp chuyến bay về Việt Nam, tới Bệnh viện Bạch Mai để phối hợp cùng cơ quan chức năng tiến hành pháp y tử thi và những thủ tục cần thiết điều tra, làm rõ nguyên nhân tử vong của chị Hương.
Trong sáng 5.1, Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội, Công an TP.Hà Nội phối hợp cùng Công an Q.Đống Đa tới làm việc tại thẩm mỹ viện Linh Nhung ở 225 Xã Đàn.
Cũng trong sáng 5.1, khi phóng viên xuất hiện, thẩm mỹ viện Linh Nhung đã đóng cửa, mọi hoạt động kinh doanh đều bị dừng.
Thẩm mỹ viện Linh Nhung ở 225 Xã Đàn - Ảnh: Hà An
Chưa hết, khi truy cập vào trang web thammyvien.org, thì mọi thông tin về hoạt động của thẩm mỹ viện Linh Nhung đều đã được gỡ xuống. Sau đó, trang web này không còn hoạt động.
Theo thông tin ban đầu, tới trưa 5.1, Cơ quan cảnh sát điều tra Công an Q.Đống Đa đã mời bác sĩ Vĩ Tiến Huy là người trực tiếp điều trị cho nạn nhân Trần Thị Thu Hương lên trụ sở công an để điều tra làm việc.
/dataimages/201301/normal/images1170996_1.jpg. Cập nhật lúc 10:04, 06/01/2013. Tử vong sau khi đi thẩm mỹ viện. (ĐVO) - Khoảng 12h ngày 4/1, một người phụ nữ đến Thẩm mỹ viện Linh Nhung (số 255 Xã Đàn, quận Đống Đa, Hà Nội) để thẩm mỹ xóa ...
Sở Y tế vào cuộc vụ tử vong sau xóa sẹo tại thẩm mỹ việnDân Trí
Tử vong sau phẫu thuật thẩm mỹNgười Lao ĐộngTử vong vì đi xóa sẹo tại thẩm mỹ viện
-
Diễn biến ở Thẩm mỹ viện Linh Nhung gây chết người
Nóng: Đi thẩm mỹ... một phụ nữ HN tử vong bí ẩn
Bác sĩ đạo sách chuyên khoa?
-TT - Tập sách đạo văn xuất bản với tên Đường rạch phẫu thuật hàm mặt, tác giả Lâm Hoài Phương.
-Theo bác sĩ Bùi Hữu Lâm - phó trưởng khoa phẫu thuật hàm mặt Bệnh viện Răng hàm mặt trung ương, tập sách này đạo bản dịch của ông đối với tập sách Những đường rạch sử dụng trong phẫu thuật xương hàm mặt.
Điều đáng nói tác giả Lâm Hoài Phương là đương kim giám đốc Bệnh viện Răng hàm mặt trung ương, trưởng khoa phẫu thuật hàm mặt - một đồng nghiệp của bác sĩ Lâm.
Một công trình sáng tạo?
Theo bác sĩ Bùi Hữu Lâm, bản dịch của ông dựa trên tập sách gốc có tên Surgical approaches to the facial skeleton của hai tác giả Edward Ellis và Michael F. Zide, xuất bản tại Mỹ từ năm 1995. “Bản sách gốc tôi được một bác sĩ trong khoa tặng, sau đó tôi tìm thấy bản eBook cung cấp miễn phí trên mạng, vì thế nên tôi lấy được ảnh màu để minh họa cho bản dịch của tôi. Tất nhiên, bản miễn phí này có thiếu một vài chương, và là những chương không liên quan trọng tâm về hàm mặt nên tôi vẫn dịch để tham khảo và làm tài liệu giảng dạy” - bác sĩ Lâm cho biết.
"Tôi nghĩ rằng với trường hợp một bản sách dịch được cho là bị người khác đạo văn, cần thiết phải lập hội đồng khoa học để thẩm định"
Một lãnh đạo ban giám hiệu Đại học Y dược TP.HCM
"Bản dịch của Bùi Hữu Lâm là trung thực trên tinh thần khoa học, mặc dù còn có nhiều hạt sạn cần được chỉnh lý. Cuốn sách của tác giả Lâm Hoài Phương là sự sao chép (đạo văn) gần như hoàn toàn công trình của Bùi Hữu Lâm"
TS.BS Trần Ngọc Quảng Phi(giảng viên Viện Đào tạo răng hàm mặt, Đại học Y Hà Nội)
|
Tuy nhiên, đến những ngày cuối năm 2012, bác sĩ Bùi Hữu Lâm bắt gặp tập sách Đường rạch phẫu thuật hàm mặt ký tên Lâm Hoài Phương trên bìa 1, trong khi nội dung bên trong thì giống “y chang” bản dịch của ông đã lưu hành nội bộ từ bốn năm trước.
Sách Đường rạch phẫu thuật hàm mặt do NXB Y Học cấp phép, in xong vào quý 2-2012. Với cách ghi tên Lâm Hoài Phương trên bìa 1, tập sách được hiểu là một công trình sáng tạo của tác giả. Nhưng trong mặt sau của bìa lót, tập sách này có ghi: chủ biên: PGS.TS Lâm Hoài Phương/các bác sĩ tham gia biên soạn: ThS Bùi Hữu Lâm, ThS Lâm Quốc Việt, các bác sĩ nội trú phẫu thuật hàm mặt. Dù vậy, bác sĩ Bùi Hữu Lâm khẳng định TS Phương không nói gì với ông về quyển sách này. “Kể cả việc ghi tên tôi vào mặt sau bìa lót chung với những người được gọi là “tham gia biên soạn” tôi cũng không hay biết gì”.
Nhiều chỗ sai giống nhau
Tập sách xuất bản chính thức ký tên Lâm Hoài Phương cũng có cấu trúc sáu phần, 12 chương như bản dịch của bác sĩ Bùi Hữu Lâm. Và quan trọng hơn, khi đọc so sánh hai tập sách và đối chiếu với bản gốc Anh ngữ, TS.BS Trần Ngọc Quảng Phi - giảng viên Viện Đào tạo răng hàm mặt, Đại học Y Hà Nội - đã phát hiện nhiều lỗi về chuyển ngữ các thuật ngữ chuyên ngành, những chỗ sai giống nhau ở cả hai quyển sách.
Cụ thể trong bản dịch của Bùi Hữu Lâm, trang 156 có câu: “Dây tai thái dương cung cấp cảm giác cho một phần tai, ống tai ngoài, màng nhĩ và da vùng thái dương”, chi tiết quan trọng là chữ auricle được dịch là “tai”, trong khi đúng ra auricle phải dịch là “loa tai” mới đúng cấu trúc giải phẫu. Ngoài ra, trong thuật từ giải phẫu, cùng là từ supply, nhưng với mạch máu thì có nghĩa là “cung cấp”, còn với thần kinh có nghĩa là “chi phối”. Đoạn này bác sĩ Trần Ngọc Quảng Phi đề nghị cần phải được dịch là “dây tai thái dương chi phối cảm giác cho một phần loa tai, ống tai ngoài, màng nhĩ và da vùng thái dương”. Và những lỗi chuyên môn như vậy vẫn được “sao y” trong tập sách của NXB Y Học, tại trang 128.
Ngoài ra, bác sĩ Quảng Phi cũng cho rằng một tập sách chuyên ngành y khoa mà không có danh mục tài liệu tham khảo là không chấp nhận được, bởi một công trình y khoa được xuất bản là công trình khoa học cao, không thể thiếu danh mục tài liệu tham khảo. Và trong trường hợp này phải ghi rõ là sách dịch.
Bác sĩ Bùi Hữu Lâm cho rằng cách xuất bản chính thức và ghi giá bán ra thị trường nhưng lại “bê nguyên xi” bản dịch thô chưa chỉnh sửa như vậy là tắc trách, và ông cũng cho biết nếu xuất bản chính thức quyển này, ông cũng cần phải gia công chỉnh sửa và đối chiếu với bản gốc để hoàn thiện việc chuyển ngữ.
Về phía bà Lâm Hoài Phương, chúng tôi đã nỗ lực gọi cho bà nhiều lần để có thông tin đa chiều nhưng không liên lạc được.
Trách nhiệm về tác quyền bản thảo thuộc về bà Lâm Hoài Phương
Sách Đường rạch phẫu thuật hàm mặt được xuất bản theo kế hoạch B, với đối tác liên kết là bà Lâm Hoài Phương. Bản thảo đưa đến NXB trước hội nghị của bệnh viện răng hàm mặt, với thông tin được biết là sách này sẽ phổ biến tại hội nghị. Tôi nghĩ rằng một quyển sách dùng để phổ biến tại hội nghị thì tính minh bạch của nó chắc đã được bảo đảm. Và vì sách liên kết nên phần trách nhiệm về tác quyền bản thảo thuộc phía đối tác liên kết. Cho đến nay tôi mới nghe được thông tin có một bản dịch của bác sĩ Bùi Hữu Lâm đã lưu hành nội bộ từ năm 2008, và quyển sách của bà Lâm Hoài Phương đang bị cho là đạo văn. Tôi vẫn chưa nhìn thấy bản dịch của ông Lâm, chưa nhìn thấy bản sách gốc mà ông Lâm đã sử dụng để dịch. Trong thời gian tới, nếu ông Lâm có yêu cầu phía NXB không phổ biến quyển sách đứng tên bà Lâm Hoài Phương thì chúng tôi sẽ yêu cầu bên liên kết là bà Lâm Hoài Phương không phổ biến sách này nữa.