-Lập Tổng lãnh sự quán Trung Quốc tại Đà Nẵng27/06/2016
TTO - Ngày 27-6, Phó thủ tướng Phạm Bình Minh và Ủy viên Quốc vụ Trung Quốc Dương Khiết Trì đã chủ trì Phiên họp lần thứ 9 Ủy ban chỉ đạo hợp tác song phương Việt Nam - Trung Quốc tại Hà Nội.
Nhân dịp này, hai bên xác nhận đã hoàn thành các thủ tục lập Tổng Lãnh sự quán Trung Quốc tại TP Đà Nẵng, Việt Nam.
Cảnh sát biển Việt Nam và Cảnh sát biển Trung Quốc ký văn bản hợp tác
Thứ hai, 27/06/2016,
(VTC News) - Sau khi Phiên họp lần thứ 9 Ủy ban chỉ đạo hợp tác song phương Việt Nam - Trung Quốc kết thúc, Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh và Ủy viên Quốc vụ Dương Khiết Trì đã chứng kiến lễ ký kết 3 văn kiện.
Các văn kiện này bao gồm, Biên bản Phiên họp lần thứ 9 Ủy ban chỉ đạo hợp tác song phương Việt Nam - Trung Quốc; Bản ghi nhớ hợp tác giữa Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam và Cục Cảnh sát biển Trung Quốc; trao đổi Công thư giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Trung Quốc về việc Chính phủ Trung Quốc cung cấp bổ sung khoản viện trợ không hoàn lại trị giá 129,5 triệu Nhân dân tệ cho dự án Cung Hữu nghị Việt - Trung.
Nhân dịp này, hai bên xác nhận đã hoàn thành các thủ tục lập Tổng Lãnh sự quán Trung Quốc tại thành phố Đà Nẵng, Việt Nam.
Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam và Cục Cảnh sát biển Trung Quốc ký bản ghi nhớ hợp tác - Ảnh: Tùng Đinh
Trước đó, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh tiếp và tổ chức hội đàm với ông Dương Khiết Trì, Ủy viên Quốc vụ viện Trung Quốc.
Sau lễ tiếp, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh cùng ông Dương Khiết Trì chủ trì phiên họp lần thứ 9 Ủy ban Chỉ đạo hợp tác song phương Việt Nam – Trung Quốc, thông cáo của Bộ Ngoại giao cho biết.
Phát biểu tại phiên họp lần thứ 9 của Ủy ban Chỉ đạo hợp tác song phương Việt Nam -Trung Quốc, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh nói: “Chúng tôi vui mừng nhận thấy trong thời gian qua, quan hệ Việt Nam-Trung Quốc tiếp tục xu thế phát triển tích cực, tuy còn một số tồn tại cần cùng nhau giải quyết.
Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh tiếp ông Dương Khiết Trì sáng 27/6 - Ảnh: Tùng Đinh
Lãnh đạo cấp cao hai Đảng, hai nước duy trì tiếp xúc thường xuyên với nhiều hình thức linh hoạt và đạt được nhận thức chung quan trọng về thúc đẩy quan hệ hai nước phát triển mạnh mẽ và bền vững”.
"Cuộc họp lần thứ 9 của Ủy ban chỉ đạo hợp tác song phương Việt Nam - Trung Quốc đang diễn ra trong tình hình như vậy. Tôi hy vọng cuộc họp sẽ thành công tốt đẹp, nhằm thúc đẩy quan hệ hai nước trên các lĩnh vực chính trị - kinh tế, văn hóa - xã hội", Phó Thủ tướng cho biết thêm.
Việt Nam - Trung Quốc ký kết hợp tác an ninh trên biển27/06/2016
Trong sáng nay, Trung Quốc và Việt Nam đã ký kết nhiều biên bản ghi nhớ về hợp tác song phương trong đó có hợp tác an ninh biển và việc chính phủ Trung Quốc viện trợ không hoàn lại 129,5 triệu NDT để xây Cung Hữu nghị Việt Trung.
Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam và Cục Cảnh sát biển Trung Quốc ký bản ghi nhớ hợp tác trước sự chứng kiến của Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh và Ủy viên Quốc vụ viện Trung Quốc Dương Khiết Trì.
Trong chuyến làm việc sáng nay giữa Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh và Ủy viên Quốc vụ viện Trung Quốc Dương Khiết Trì tại Hà Nội, đoàn công tác 2 nước đã ký kết nhiều biên bản ghi nhớ trong vấn đề hợp tác song phương. Theo đó, đồng chí Lê Hoài Trung Thứ trưởng Bô Ngoại giao Việt Nam và đồng chí Lưu Chấn Dân – Thứ trưởng Bộ Ngoại Giao Trung Quốc ký Biên bản phiên họp lần thứ 9 ủy ban chỉ đạo hợp tác song phương Việt Nam – Trung Quốc.
Về vấn đề an ninh biển, Thiếu tướng Nguyễn Văn Sơn – Phó Tư lệnh Bộ tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam và Thiếu tướng Vương Hồng Quang – Phó Cục trưởng Cục Cảnh sát biển Trung Quốc ký bản ghi nhớ hợp tác giữa Bộ tư lệnh cảnh sát biển Việt Nam và Cục Cảnh sát biển Trung Quốc.
Đặc biệt, đồng chí Nguyễn Thế Phương – Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Việt Nam và đồng chí Đồng Đại Trì, Trợ lý Bộ trưởng Bộ Thương mại Trung Quốc ký Công thư trao đổi giữa chính phủ nước CHXHCN Việt Nam và Chính phủ nước CHND Trung Hoa về việc, chính phủ Trung Quốc cung cấp bổ sung khoản viện trợ không hoàn lại trị giá 129,5 triệu Nhân dân tệ cho dự án xây dựng Cung Hữu nghị Việt Trung.
Trong chiều nay, đoàn công tác Trung Quốc do đồng chí Dương Khiết Trì sẽ có buổi chào xã giao Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Văn phòng Trung ương Đảng và Chủ tịch nước Trần Đại Quang tại Phủ Chủ tịch.
Trước đó, trong phiên họp thường kỳ lần thứ 9 giữa Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh và Ủy viên Quốc vụ viện Trung Quốc Dương Khiết Trì, hai bên đã thảo luận về nhiều vấn đề khác nhau. Hai bên đã điểm lại tình hình hợp tác trên các mặt giữa hai nước kể từ Phiên họp lần thứ 8 Ủy ban chỉ đạo hợp tác song phương Việt - Trung tháng 6/2015 đến nay; trao đổi và đưa ra phương hướng, trọng tâm các lĩnh vực hợp tác trong thời gian tới.
Hai bên cho rằng, cần nỗ lực thúc đẩy quan hệ hữu nghị, hợp tác toàn diện Việt Nam - Trung Quốc phát triển lành mạnh, ổn định vì điều này phù hợp với nguyện vọng và lợi ích căn bản của nhân dân hai nước, có lợi cho hòa bình, ổn định và phát triển của khu vực. Hai bên nhất trí cùng nhau thực hiện nghiêm túc các thỏa thuận và nhận thức chung mà Lãnh đạo cấp cao hai Đảng, hai nước đã đạt được thời gian qua, nhất là trong chuyến thăm Trung Quốc của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng (4/2015) và chuyến thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam của Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (11/2015), không ngừng củng cố và thúc đẩy quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Trung Quốc phát triển ổn định, lành mạnh và ngày càng đi vào chiều sâu.
Hai bên đánh giá cao những tiến triển tích cực trong quan hệ hợp tác giữa hai nước kể từ sau Phiên họp lần thứ 8 đến nay; nhất trí tăng cường tin cậy chính trị, duy trì trao đổi, tiếp xúc cấp cao, thúc đẩy hợp tác thực chất có tiến triển mới; phối hợp triển khai hiệu quả Kế hoạch hợp tác hai Đảng giai đoạn 2016 - 2020; tăng cường giao lưu, hợp tác giữa các tổ chức Đảng địa phương, tổ chức tốt các hoạt động giao lưu hữu nghị giữa nhân dân và thanh niên hai nước. Hai bên xác định một số trọng tâm công tác lớn nhằm tăng cường giao lưu, hợp tác giữa các bộ, ngành, địa phương hai nước, nhất là trong các lĩnh vực ngoại giao, quốc phòng, an ninh, thực thi pháp luật; nhất trí thúc đẩy hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư phát triển ổn định, cân bằng, lành mạnh và mở rộng hợp tác trên các lĩnh vực xây dựng cơ sở hạ tầng, tài chính - tiền tệ, nông nghiệp, môi trường, giao thông vận tải, y tế, khoa học công nghệ, văn hóa, giáo dục, du lịch v.v..; tạo điều kiện thuận lợi cho các địa phương biên giới hai nước tăng cường hợp tác cùng có lợi.
Trên cơ sở kết quả Hội nghị tổng kết 5 năm thực hiện 03 văn kiện về quản lý biên giới trên đất liền Việt Nam - Trung Quốc, hai bên nhất trí tăng cường công tác quản lý, giữ gìn trật tự trị an, giải quyết kịp thời những vấn đề nảy sinh tại khu vực biên giới hai nước, góp phần thúc đẩy hợp tác kinh tế ở khu vực biên giới phát triển ổn định, lành mạnh và bền vững.
Hai bên đã trao đổi về vấn đề trên biển, nhấn mạnh yêu cầu cần nghiêm túc thực hiện các thỏa thuận và nhận thức chung của Lãnh đạo cấp cao hai Đảng, hai nước, trong đó có “Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển Việt Nam - Trung Quốc”; kiểm soát tốt bất đồng, thúc đẩy các cơ chế đàm phán đạt tiến triển thực chất, nỗ lực triển khai các dự án hợp tác trên biển đã thỏa thuận, trao đổi thiết lập cơ chế hợp tác tìm kiếm cứu nạn trên biển; kiên trì thông qua trao đổi và đàm phán hữu nghị, tìm kiếm giải pháp cơ bản, lâu dài mà hai bên đều có thể chấp nhận được.
Hai bên cũng trao đổi những vấn đề quan trọng như việc không hành động làm phức tạp tình hình, mở rộng tranh chấp; thực hiện đầy đủ, hiệu quả Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) và sớm đạt được Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC); giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình, phù hợp với luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982.
Hoàng Nam
-
-VN sẽ cùng khai thác Biển Đông?
Ông Nghị được cho là không phản đối việc cùng khai thác chung trên Biển Đông
Việt Nam không phản đối ý tưởng cùng thăm dò và phát triển nguồn lực ở các vùng lãnh hải tranh chấp, theo hãng tin Đài Loan Central News Agency.
Hãng tin này dẫn lời người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lương Thanh Nghị nói việc hợp tác như vậy với các nước láng giềng phải được thực hiện theo Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển 1982.
Các bài liên quan
'Hộ chiếu lưỡi bò' gây lo ngại
TQ cử thêm chiến hạm ra tuần tra biển
TQ và yêu sách về Biển Hoa Đông
Nhưng ông Nghị cũng được dẫn lời nói Việt Nam sẽ không hợp tác tại các vùng mà Việt Nam có chủ quyền.
Đây là điểm gây nhiều tranh cãi khi vùng mà các nước đòi chủ quyền trên Biển Đông chồng lấn và riêng Trung Quốc muốn sở hữu 90% vùng biển này.
Mặc dù hãng tin Đài Loan dẫn lời ông Nghị nói về khả năng hợp tác để cùng khai thác các vùng tranh chấp ở Biển Đông, trang web của Bộ Ngoại giao Việt Nam không nói gì tới chuyện này.
Bộ Ngoại giao dẫn lời ông Nghị trả lời câu hỏi về quan điểm của Việt Nam trước phản đối từ Trung Quốc và Đài Loan khi Luật Biển của Việt Nam có hiệu lực từ ngày 1/1/2013:
Ông Nghị nói: "Việc Việt Nam thông qua Luật Biển là việc làm bình thường và cần thiết của một quốc gia ven biển có chủ quyền, thành viên của UNCLOS 1982.
"Luật Biển Việt Nam khẳng định rõ chủ trương của Việt Nam giải quyết hòa bình các tranh chấp ở Biển Đông trên cơ sở luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển 1982 và các thỏa thuận, cơ chế liên quan, góp phần duy trì hòa bình, ổn định, an ninh và hợp tác ở khu vực Biển Đông."
'Việt Nam bất lợi'
Các nước có tranh chấp trên Biển Đông đã từng nói về chuyện gác lại bất đồng để cùng khai thác nguồn tài nguyên biển.
Tuy nhiên chưa có dự án hợp tác khai thác nguồn lực nào diễn ra.
Nhà nghiên cứu Biển Đông Dương Danh Huy bình luận với BBC về khả năng khai thác chung trên Biển Đông:
"[M]ặc dù Hoàng Sa là lãnh thổ trong tình trạng tranh chấp chủ quyền, Trung Quốc không chấp nhận là có tranh chấp, và không chấp nhận khai thác chung với Việt Nam"
Nhà nghiên cứu Dương Danh Huy
"Trên nguyên tắc thì khái niệm khai thác chung vùng có tranh chấp theo luật quốc tế, không khai thác chung vùng không thể có tranh chấp theo luật quốc tế, là quan điểm hợp lý.
"Tất nhiên điều kiện tiên quyết cho việc khai thác chung phải là không được gây phương hại cho chủ quyền Việt Nam.
Ông Huy cũng nói Việt Nam vẫn có những bất lợi khi đồng ý cùng khai thác: .
"Thứ nhất, mặc dù Hoàng Sa là lãnh thổ trong tình trạng tranh chấp chủ quyền, Trung Quốc không chấp nhận là có tranh chấp, và không chấp nhận khai thác chung với Việt Nam.
"Thứ nhì, mặc dù Trường Sa là lãnh thổ trong tình trạng tranh chấp chủ quyền, và vì vậy trên nguyên tắc thì khai thác chung là có thể chấp nhận được, nhưng trên thực tế lý lẽ chủ quyền của Trung Quốc và các nước khác là yếu hơn của Việt Nam, cho nên khai thác chung sẽ là thiệt thòi cho Việt Nam hơn là đưa tranh chấp cho Tòa phân xử.
"Thứ ba, Trung Quốc chủ trương mở rộng vùng tranh chấp ra xa hơn luật quốc tế cho phép, lấn sâu vào những vùng biển không thể nào là vùng tranh chấp theo luật quốc tế. Nếu khai thác chung những vùng biển này thì chắc chắn là sẽ thiệt thòi cho Việt Nam."
-VN sẽ cùng khai thác Biển Đông?
-- Lê Ngọc Thống: Bản lĩnh Việt Nam trước thử thách an ninh chủ quyền (ĐV).
- Việt Nam bác bỏ phản đối của Trung Quốc, Đài Loan về Luật Biển(VOA). – Yêu cầu Đài Loan huỷ bỏ việc thăm dò dầu khí quanh đảo Ba Bình (SGTT). - Yêu cầu Đài Loan hủy kế hoạch thăm dò dầu khí tại Trường Sa (TN).
- ‘Hải giám TQ sẽ chặn tàu Nhật Bản, Philippines, Việt Nam’ (ĐV). – Trung Quốc kiên quyết tiếp tục tuần tra Biển Đông (VOA). - Tháng 5 Trung Quốc sẽ tung tàu ngầm “dân sự” vào Biển Đông (Sống Mới). – Hành động “đe dọa”, Trung Quốc gây bất ổn Châu Á (VnMedia). - La Viện: Trung Quốc phải đề phòng bị “nước khác” đánh úp năm 2013 (GDVN). - TQ sắm máy bay Tu-22 đe dọa biển Đông? (PN Today).
- Tân Tổng thư ký ASEAN kêu gọi đàm phán về Biển Đông (SGTT).
- Nhật có thể bắn cảnh cáo máy bay TQ xâm nhập Senkaku (ĐV). – Nhật điều F-15 chặn máy bay quân sự TQ (VNN). –Ngoại trưởng Clinton kêu gọi Nhật –Trung hạ nhiệt trong tranh chấp Senkaku (Sống Mới).
- Shinzo Abe thăm Việt Nam đầu tiên (BBC). – Thủ tướng Nhật sẽ thăm Việt Nam, Thái Lan và Indonesia từ 16/01/2013 (RFI). - Nhật Bản triển khai chính sách hướng về Đông Nam Á (LĐ). - Thủ tướng Nhật thăm các nước ASEAN trước Mỹ (PLTP).
- Philippines tỏ quyết tâm đặt mua tàu tuần duyên của Nhật Bản (RFI). - Nhật, Philippines tăng cường hợp tác song phương (TN). - Ngoại trưởng Nhật Fumio Kishida: “Philippines là đối tác chiến lược quan trọng” (PLTP). - Nhật Bản-Philippines nhất trí tăng hợp tác hàng hải (Petrotimes). - Nhật Bản, Philippines thúc đẩy hợp tác biển (TP). - Ngoại trưởng Philippines: Trung Quốc gây bất ổn ở Châu Á (Kiến thức).
- Nhật – Hàn tìm cách hòa giải nhân cuộc đối thoại chiến lược (RFI).
- Nhật và Đông Nam Á: Hàng không mẫu hạm không chìm (SGTT).
- ĐOÀN TÀU HẢI QUÂN TRUNG QUỐC: KHÔNG MỜI MÀ ĐẾN ? (TSYG). – Trần Đăng Thanh là Cái loa của ai vậy? (VOA’s blog).
- Sẽ là Tây Tạng hay Duy Ngô Nhĩ [Tân Cương] thứ hai? (RFA).
- Diễn Biến Hòa Bình cho VN vẫn tốt hơn là Diễn Biến Chiến Tranh ! (DĐCN).
- Nga – Trung đối phó hệ thống phòng thủ tên lửa Mỹ (NLĐ). - Nga – Trung đẩy mạnh hợp tác phòng thủ tên lửa (TN).
- Putin: Nga sẽ chi 4.000 tỷ rúp để nâng cấp hải quân (TTXVN).
- Nhật sẵn sàng chia cho Nga phần đảo phát triển nhất (NLĐ)
TTO - Ngày 27-6, Phó thủ tướng Phạm Bình Minh và Ủy viên Quốc vụ Trung Quốc Dương Khiết Trì đã chủ trì Phiên họp lần thứ 9 Ủy ban chỉ đạo hợp tác song phương Việt Nam - Trung Quốc tại Hà Nội.
Nhân dịp này, hai bên xác nhận đã hoàn thành các thủ tục lập Tổng Lãnh sự quán Trung Quốc tại TP Đà Nẵng, Việt Nam.
Cảnh sát biển Việt Nam và Cảnh sát biển Trung Quốc ký văn bản hợp tác
Thứ hai, 27/06/2016,
(VTC News) - Sau khi Phiên họp lần thứ 9 Ủy ban chỉ đạo hợp tác song phương Việt Nam - Trung Quốc kết thúc, Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh và Ủy viên Quốc vụ Dương Khiết Trì đã chứng kiến lễ ký kết 3 văn kiện.
Các văn kiện này bao gồm, Biên bản Phiên họp lần thứ 9 Ủy ban chỉ đạo hợp tác song phương Việt Nam - Trung Quốc; Bản ghi nhớ hợp tác giữa Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam và Cục Cảnh sát biển Trung Quốc; trao đổi Công thư giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Trung Quốc về việc Chính phủ Trung Quốc cung cấp bổ sung khoản viện trợ không hoàn lại trị giá 129,5 triệu Nhân dân tệ cho dự án Cung Hữu nghị Việt - Trung.
Nhân dịp này, hai bên xác nhận đã hoàn thành các thủ tục lập Tổng Lãnh sự quán Trung Quốc tại thành phố Đà Nẵng, Việt Nam.
Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam và Cục Cảnh sát biển Trung Quốc ký bản ghi nhớ hợp tác - Ảnh: Tùng Đinh
Trước đó, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh tiếp và tổ chức hội đàm với ông Dương Khiết Trì, Ủy viên Quốc vụ viện Trung Quốc.
Sau lễ tiếp, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh cùng ông Dương Khiết Trì chủ trì phiên họp lần thứ 9 Ủy ban Chỉ đạo hợp tác song phương Việt Nam – Trung Quốc, thông cáo của Bộ Ngoại giao cho biết.
Phát biểu tại phiên họp lần thứ 9 của Ủy ban Chỉ đạo hợp tác song phương Việt Nam -Trung Quốc, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh nói: “Chúng tôi vui mừng nhận thấy trong thời gian qua, quan hệ Việt Nam-Trung Quốc tiếp tục xu thế phát triển tích cực, tuy còn một số tồn tại cần cùng nhau giải quyết.
Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh tiếp ông Dương Khiết Trì sáng 27/6 - Ảnh: Tùng Đinh
Lãnh đạo cấp cao hai Đảng, hai nước duy trì tiếp xúc thường xuyên với nhiều hình thức linh hoạt và đạt được nhận thức chung quan trọng về thúc đẩy quan hệ hai nước phát triển mạnh mẽ và bền vững”.
"Cuộc họp lần thứ 9 của Ủy ban chỉ đạo hợp tác song phương Việt Nam - Trung Quốc đang diễn ra trong tình hình như vậy. Tôi hy vọng cuộc họp sẽ thành công tốt đẹp, nhằm thúc đẩy quan hệ hai nước trên các lĩnh vực chính trị - kinh tế, văn hóa - xã hội", Phó Thủ tướng cho biết thêm.
Việt Nam - Trung Quốc ký kết hợp tác an ninh trên biển27/06/2016
Trong sáng nay, Trung Quốc và Việt Nam đã ký kết nhiều biên bản ghi nhớ về hợp tác song phương trong đó có hợp tác an ninh biển và việc chính phủ Trung Quốc viện trợ không hoàn lại 129,5 triệu NDT để xây Cung Hữu nghị Việt Trung.
Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam và Cục Cảnh sát biển Trung Quốc ký bản ghi nhớ hợp tác trước sự chứng kiến của Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh và Ủy viên Quốc vụ viện Trung Quốc Dương Khiết Trì.
Trong chuyến làm việc sáng nay giữa Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh và Ủy viên Quốc vụ viện Trung Quốc Dương Khiết Trì tại Hà Nội, đoàn công tác 2 nước đã ký kết nhiều biên bản ghi nhớ trong vấn đề hợp tác song phương. Theo đó, đồng chí Lê Hoài Trung Thứ trưởng Bô Ngoại giao Việt Nam và đồng chí Lưu Chấn Dân – Thứ trưởng Bộ Ngoại Giao Trung Quốc ký Biên bản phiên họp lần thứ 9 ủy ban chỉ đạo hợp tác song phương Việt Nam – Trung Quốc.
Về vấn đề an ninh biển, Thiếu tướng Nguyễn Văn Sơn – Phó Tư lệnh Bộ tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam và Thiếu tướng Vương Hồng Quang – Phó Cục trưởng Cục Cảnh sát biển Trung Quốc ký bản ghi nhớ hợp tác giữa Bộ tư lệnh cảnh sát biển Việt Nam và Cục Cảnh sát biển Trung Quốc.
Đặc biệt, đồng chí Nguyễn Thế Phương – Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Việt Nam và đồng chí Đồng Đại Trì, Trợ lý Bộ trưởng Bộ Thương mại Trung Quốc ký Công thư trao đổi giữa chính phủ nước CHXHCN Việt Nam và Chính phủ nước CHND Trung Hoa về việc, chính phủ Trung Quốc cung cấp bổ sung khoản viện trợ không hoàn lại trị giá 129,5 triệu Nhân dân tệ cho dự án xây dựng Cung Hữu nghị Việt Trung.
Trong chiều nay, đoàn công tác Trung Quốc do đồng chí Dương Khiết Trì sẽ có buổi chào xã giao Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Văn phòng Trung ương Đảng và Chủ tịch nước Trần Đại Quang tại Phủ Chủ tịch.
Trước đó, trong phiên họp thường kỳ lần thứ 9 giữa Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh và Ủy viên Quốc vụ viện Trung Quốc Dương Khiết Trì, hai bên đã thảo luận về nhiều vấn đề khác nhau. Hai bên đã điểm lại tình hình hợp tác trên các mặt giữa hai nước kể từ Phiên họp lần thứ 8 Ủy ban chỉ đạo hợp tác song phương Việt - Trung tháng 6/2015 đến nay; trao đổi và đưa ra phương hướng, trọng tâm các lĩnh vực hợp tác trong thời gian tới.
Hai bên cho rằng, cần nỗ lực thúc đẩy quan hệ hữu nghị, hợp tác toàn diện Việt Nam - Trung Quốc phát triển lành mạnh, ổn định vì điều này phù hợp với nguyện vọng và lợi ích căn bản của nhân dân hai nước, có lợi cho hòa bình, ổn định và phát triển của khu vực. Hai bên nhất trí cùng nhau thực hiện nghiêm túc các thỏa thuận và nhận thức chung mà Lãnh đạo cấp cao hai Đảng, hai nước đã đạt được thời gian qua, nhất là trong chuyến thăm Trung Quốc của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng (4/2015) và chuyến thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam của Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (11/2015), không ngừng củng cố và thúc đẩy quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Trung Quốc phát triển ổn định, lành mạnh và ngày càng đi vào chiều sâu.
Hai bên đánh giá cao những tiến triển tích cực trong quan hệ hợp tác giữa hai nước kể từ sau Phiên họp lần thứ 8 đến nay; nhất trí tăng cường tin cậy chính trị, duy trì trao đổi, tiếp xúc cấp cao, thúc đẩy hợp tác thực chất có tiến triển mới; phối hợp triển khai hiệu quả Kế hoạch hợp tác hai Đảng giai đoạn 2016 - 2020; tăng cường giao lưu, hợp tác giữa các tổ chức Đảng địa phương, tổ chức tốt các hoạt động giao lưu hữu nghị giữa nhân dân và thanh niên hai nước. Hai bên xác định một số trọng tâm công tác lớn nhằm tăng cường giao lưu, hợp tác giữa các bộ, ngành, địa phương hai nước, nhất là trong các lĩnh vực ngoại giao, quốc phòng, an ninh, thực thi pháp luật; nhất trí thúc đẩy hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư phát triển ổn định, cân bằng, lành mạnh và mở rộng hợp tác trên các lĩnh vực xây dựng cơ sở hạ tầng, tài chính - tiền tệ, nông nghiệp, môi trường, giao thông vận tải, y tế, khoa học công nghệ, văn hóa, giáo dục, du lịch v.v..; tạo điều kiện thuận lợi cho các địa phương biên giới hai nước tăng cường hợp tác cùng có lợi.
Trên cơ sở kết quả Hội nghị tổng kết 5 năm thực hiện 03 văn kiện về quản lý biên giới trên đất liền Việt Nam - Trung Quốc, hai bên nhất trí tăng cường công tác quản lý, giữ gìn trật tự trị an, giải quyết kịp thời những vấn đề nảy sinh tại khu vực biên giới hai nước, góp phần thúc đẩy hợp tác kinh tế ở khu vực biên giới phát triển ổn định, lành mạnh và bền vững.
Hai bên đã trao đổi về vấn đề trên biển, nhấn mạnh yêu cầu cần nghiêm túc thực hiện các thỏa thuận và nhận thức chung của Lãnh đạo cấp cao hai Đảng, hai nước, trong đó có “Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển Việt Nam - Trung Quốc”; kiểm soát tốt bất đồng, thúc đẩy các cơ chế đàm phán đạt tiến triển thực chất, nỗ lực triển khai các dự án hợp tác trên biển đã thỏa thuận, trao đổi thiết lập cơ chế hợp tác tìm kiếm cứu nạn trên biển; kiên trì thông qua trao đổi và đàm phán hữu nghị, tìm kiếm giải pháp cơ bản, lâu dài mà hai bên đều có thể chấp nhận được.
Hai bên cũng trao đổi những vấn đề quan trọng như việc không hành động làm phức tạp tình hình, mở rộng tranh chấp; thực hiện đầy đủ, hiệu quả Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) và sớm đạt được Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC); giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình, phù hợp với luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982.
Hoàng Nam
-
-VN sẽ cùng khai thác Biển Đông?
Ông Nghị được cho là không phản đối việc cùng khai thác chung trên Biển Đông
Việt Nam không phản đối ý tưởng cùng thăm dò và phát triển nguồn lực ở các vùng lãnh hải tranh chấp, theo hãng tin Đài Loan Central News Agency.
Hãng tin này dẫn lời người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lương Thanh Nghị nói việc hợp tác như vậy với các nước láng giềng phải được thực hiện theo Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển 1982.
Các bài liên quan
'Hộ chiếu lưỡi bò' gây lo ngại
TQ cử thêm chiến hạm ra tuần tra biển
TQ và yêu sách về Biển Hoa Đông
Nhưng ông Nghị cũng được dẫn lời nói Việt Nam sẽ không hợp tác tại các vùng mà Việt Nam có chủ quyền.
Đây là điểm gây nhiều tranh cãi khi vùng mà các nước đòi chủ quyền trên Biển Đông chồng lấn và riêng Trung Quốc muốn sở hữu 90% vùng biển này.
Mặc dù hãng tin Đài Loan dẫn lời ông Nghị nói về khả năng hợp tác để cùng khai thác các vùng tranh chấp ở Biển Đông, trang web của Bộ Ngoại giao Việt Nam không nói gì tới chuyện này.
Bộ Ngoại giao dẫn lời ông Nghị trả lời câu hỏi về quan điểm của Việt Nam trước phản đối từ Trung Quốc và Đài Loan khi Luật Biển của Việt Nam có hiệu lực từ ngày 1/1/2013:
Ông Nghị nói: "Việc Việt Nam thông qua Luật Biển là việc làm bình thường và cần thiết của một quốc gia ven biển có chủ quyền, thành viên của UNCLOS 1982.
"Luật Biển Việt Nam khẳng định rõ chủ trương của Việt Nam giải quyết hòa bình các tranh chấp ở Biển Đông trên cơ sở luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển 1982 và các thỏa thuận, cơ chế liên quan, góp phần duy trì hòa bình, ổn định, an ninh và hợp tác ở khu vực Biển Đông."
'Việt Nam bất lợi'
Các nước có tranh chấp trên Biển Đông đã từng nói về chuyện gác lại bất đồng để cùng khai thác nguồn tài nguyên biển.
Tuy nhiên chưa có dự án hợp tác khai thác nguồn lực nào diễn ra.
Nhà nghiên cứu Biển Đông Dương Danh Huy bình luận với BBC về khả năng khai thác chung trên Biển Đông:
"[M]ặc dù Hoàng Sa là lãnh thổ trong tình trạng tranh chấp chủ quyền, Trung Quốc không chấp nhận là có tranh chấp, và không chấp nhận khai thác chung với Việt Nam"
Nhà nghiên cứu Dương Danh Huy
"Trên nguyên tắc thì khái niệm khai thác chung vùng có tranh chấp theo luật quốc tế, không khai thác chung vùng không thể có tranh chấp theo luật quốc tế, là quan điểm hợp lý.
"Tất nhiên điều kiện tiên quyết cho việc khai thác chung phải là không được gây phương hại cho chủ quyền Việt Nam.
Ông Huy cũng nói Việt Nam vẫn có những bất lợi khi đồng ý cùng khai thác: .
"Thứ nhất, mặc dù Hoàng Sa là lãnh thổ trong tình trạng tranh chấp chủ quyền, Trung Quốc không chấp nhận là có tranh chấp, và không chấp nhận khai thác chung với Việt Nam.
"Thứ nhì, mặc dù Trường Sa là lãnh thổ trong tình trạng tranh chấp chủ quyền, và vì vậy trên nguyên tắc thì khai thác chung là có thể chấp nhận được, nhưng trên thực tế lý lẽ chủ quyền của Trung Quốc và các nước khác là yếu hơn của Việt Nam, cho nên khai thác chung sẽ là thiệt thòi cho Việt Nam hơn là đưa tranh chấp cho Tòa phân xử.
"Thứ ba, Trung Quốc chủ trương mở rộng vùng tranh chấp ra xa hơn luật quốc tế cho phép, lấn sâu vào những vùng biển không thể nào là vùng tranh chấp theo luật quốc tế. Nếu khai thác chung những vùng biển này thì chắc chắn là sẽ thiệt thòi cho Việt Nam."
-VN sẽ cùng khai thác Biển Đông?
-- Lê Ngọc Thống: Bản lĩnh Việt Nam trước thử thách an ninh chủ quyền (ĐV).
- Việt Nam bác bỏ phản đối của Trung Quốc, Đài Loan về Luật Biển(VOA). – Yêu cầu Đài Loan huỷ bỏ việc thăm dò dầu khí quanh đảo Ba Bình (SGTT). - Yêu cầu Đài Loan hủy kế hoạch thăm dò dầu khí tại Trường Sa (TN).
- ‘Hải giám TQ sẽ chặn tàu Nhật Bản, Philippines, Việt Nam’ (ĐV). – Trung Quốc kiên quyết tiếp tục tuần tra Biển Đông (VOA). - Tháng 5 Trung Quốc sẽ tung tàu ngầm “dân sự” vào Biển Đông (Sống Mới). – Hành động “đe dọa”, Trung Quốc gây bất ổn Châu Á (VnMedia). - La Viện: Trung Quốc phải đề phòng bị “nước khác” đánh úp năm 2013 (GDVN). - TQ sắm máy bay Tu-22 đe dọa biển Đông? (PN Today).
- Tân Tổng thư ký ASEAN kêu gọi đàm phán về Biển Đông (SGTT).
- Nhật có thể bắn cảnh cáo máy bay TQ xâm nhập Senkaku (ĐV). – Nhật điều F-15 chặn máy bay quân sự TQ (VNN). –Ngoại trưởng Clinton kêu gọi Nhật –Trung hạ nhiệt trong tranh chấp Senkaku (Sống Mới).
- Shinzo Abe thăm Việt Nam đầu tiên (BBC). – Thủ tướng Nhật sẽ thăm Việt Nam, Thái Lan và Indonesia từ 16/01/2013 (RFI). - Nhật Bản triển khai chính sách hướng về Đông Nam Á (LĐ). - Thủ tướng Nhật thăm các nước ASEAN trước Mỹ (PLTP).
- Philippines tỏ quyết tâm đặt mua tàu tuần duyên của Nhật Bản (RFI). - Nhật, Philippines tăng cường hợp tác song phương (TN). - Ngoại trưởng Nhật Fumio Kishida: “Philippines là đối tác chiến lược quan trọng” (PLTP). - Nhật Bản-Philippines nhất trí tăng hợp tác hàng hải (Petrotimes). - Nhật Bản, Philippines thúc đẩy hợp tác biển (TP). - Ngoại trưởng Philippines: Trung Quốc gây bất ổn ở Châu Á (Kiến thức).
- Nhật – Hàn tìm cách hòa giải nhân cuộc đối thoại chiến lược (RFI).
- Nhật và Đông Nam Á: Hàng không mẫu hạm không chìm (SGTT).
- ĐOÀN TÀU HẢI QUÂN TRUNG QUỐC: KHÔNG MỜI MÀ ĐẾN ? (TSYG). – Trần Đăng Thanh là Cái loa của ai vậy? (VOA’s blog).
- Sẽ là Tây Tạng hay Duy Ngô Nhĩ [Tân Cương] thứ hai? (RFA).
- Diễn Biến Hòa Bình cho VN vẫn tốt hơn là Diễn Biến Chiến Tranh ! (DĐCN).
- Nga – Trung đối phó hệ thống phòng thủ tên lửa Mỹ (NLĐ). - Nga – Trung đẩy mạnh hợp tác phòng thủ tên lửa (TN).
- Putin: Nga sẽ chi 4.000 tỷ rúp để nâng cấp hải quân (TTXVN).
- Nhật sẵn sàng chia cho Nga phần đảo phát triển nhất (NLĐ)