Thứ Tư, 13 tháng 2, 2013

ĐẠO PHẬT ĐANG Ở ĐÂU TRONG XÃ HỘI VIỆT NAM?

-220px-HistoricalBuddha-Son Tran-

Năm 2005, “theo số liệu thống kê của Giáo hội Phật giáo Việt Nam, cả nước có gần 45 triệu tín đồ quy y tam bảo, có 839 đơn vị gia đình Phật tử và khoảng 44.498 tăng ni, hơn 14.775 tự, viện, tịnh xá, tịnh thất, niệm Phật đường…”(Wikipedia). Với số lượng lớn lao như vậy, nhưng Phật Giáo nói chung đã dóng góp gì cho tiến trình thay đổi của dân tộc so với những tôn giáo khác có số lượng tín đồ ít hơn?

Tuy nhiên, chúng ta phải nhìn nhận là cũng có nhiều ngôi chùa, nhiều tăng ni, Phật tử đã đấu tranh không mỏi mệt cho tiến trình thay đổi của đất nước. Thế nhưng nếu so sánh tỉ lệ thì so với những tôn giáo khác có số tín đồ ít ỏi hơn thì Phật Giáo Việt Nam chiếm một tỉ lệ thật khiêm tốn. Nguyên nhân ở đâu?


Thời đức Phật tại thế, Phật Giáo không là một tôn giáo có tổ chức nhưng vẫn luôn gắn liền với đời sống con người với bằng chứng là 49 năm ròng rã đức Phật đã không ngưng nghỉ đi khắp đó đây và gặp gỡ đủ hạng người, để cứu độ, có lúc Ngài dùng lời lẽ nhưng cũng có khi Ngài dùng đến thần thông. Điều đó cho thấy Đức Phật chưa một phút giây nào lãng quên nỗi thống khổ của nhân sinh. Kế thừa tinh thần đó, các vị tổ sư đã mang giáo Pháp của Ngài ra khỏi biên thổ Ấn Độ để cứu kẻ mê lầm giúp người khốn khổ, tiêu biểu là Ngài Bồ Đề Đạt Ma đã Đông du sang Trung Quốc, ngài Tỳ Ni Đa Lưu Chi đã mang Phật Giáo vào Việt Nam… Các Ngài đã mang giáo Pháp của đức Phật truyền trao đến tận cùng mọi nơi trên quả địa cầu, và Phật Giáo Việt Nam được phát triển là một sự thừa huởng tinh thần đó.

Trong lịch sử dân tộc Phật Giáo đã có thời đại phát triển rực rỡ suốt mấy trăm năm như thời Đinh, Lê, Lý, Trần mà nổi bậc hơn cả là thời Lý và thời Trần với vị vua đầu đời nhà Lý là một vị sa di – Lý Công Uẩn, vua Trần Nhân Tông là ông tổ của phái Thiền Trúc Lâm Yên Tử mà lời dặn của Ngài để còn khắc sâu bên lòng và văng vẳng bên tai của người dân Việt Nam qua suốt chiều dài mấy nghìn năm lịch sử:
-”Các người chớ quên, chính nước lớn mới làm những điều bậy bạ, trái đạo. Vì rằng họ cho mình cái quyền nói một đường làm một nẻo. Cho nên cái họa lâu đời của ta là họa Trung Hoa. Chớ coi thường chuyện vụn vặt xảy ra trên biên ải. Các việc trên, khiến ta nghĩ tới chuyện khác lớn hơn. Tức là họ không tôn trọng biên giới qui ước. Cứ luôn luôn đặt ra những cái cớ để tranh chấp. Không thôn tính được ta, thì gậm nhấm ta. Họ gậm nhấm đất đai của ta, lâu dần họ sẽ biến giang san của ta từ cái tổ đại bàng thành cái tổ chim chích.

Vậy nên các người phải nhớ lời ta dặn: Một tấc đất của tiền nhân để lại, cũng không được để lọt vào tay kẻ khác. Ta cũng để lời nhắn nhủ đó như một lời di chúc cho muôn đời con cháu.”-VUA TRẦN NHÂN TÔN.

Bên cạnh đó cũng có những vị cao tăng đóng góp cho dân tộc, đất nước như các ngài: Pháp Thuận, Khuông Việt, Vạn Hạnh, Pháp Loa v.v… quả là những tấm lòng Bồ Tát thị hiện ở nhân gian. Trong lịch sử dựng nước và giữ nước Phật Giáo luôn đóng góp cho xã hội VN với tầm mức xứng đáng của một tôn giáo đầu đàn, nghĩa là có số lượng đông đảo tín đồ nhất và cũng có chiều dài năm tháng gắn bó với dân tộc nhất.

Thế nhưng sau 1975 đến nay, Phật Giáo Việt Nam đã bị khống chế và bị làm tê liệt sức sống của một tôn giáo nhập thế. Cùng là người con Phật, cùng là tu sĩ Phật Giáo với nhau nhưng PGVN đã làm gì khi mà hàng loạt các vị anh em cùng dòng họ Thích của mình liên tục tự thiêu để phản đối TQ đàn áp sắc tộc và tôn giáo theo bản sắc Tây Tạng? Cùng là đồng đạo với nhau các vị đã làm gì khi mà các hệ phái tôn giáo cùng thờ chung giáo chủ và chung một giống nòi như PG Hòa Hảo, GHPGVNTN liên tục bị đàn áp, cấm đoán, ngăn cản đủ điều?

Đối với lời căn dặn của đức Điều Ngự Giác Hoàng-Trần Nhân Tông, như vừa nêu trên thì Giáo Hội Phật Giáo VN hiện nay đã làm được những gì? Trong những cuộc xuống đường chống TQ xâm lược kể từ năm 2007 đến 2012 mà cao điểm là mùa Hè 2011-trong đó chắc chắn có những tín đồ Phật Giáo nồng nàn yêu nước; và những con người tay không tất sắc ấy, những nhà trí thức, những sinh viên yêu nước đã thực hiện lời di chúc của ông Tổ Thiền Trúc Lâm Yên Tử-Điều Ngự Giác Hoàng Thiền Sư, Vua Trần Nhân Tông để rồi họ bị tù đày, ngược đãi, sách nhiễu…mà cả thế giới đều biết. Không lẽ các bậc tôn đức trong Giáo Hội VN không biết? Và các Ngài đã làm gì để gíup đỡ họ, bênh vực cho lẽ phải và lòng yêu nước? Rõ ràng Giáo Hội PGVN đã chọn thái độ im lặng, mà “im lặng trước cái ác chính là sự thỏa hiệp”. Có lẽ quí vị cho rằng tất cả đã có đảng và nước lo, nhưng đảng CS và nhà nước đã lo được gì khi mà biển, đảo và biên giới đất liền ngày một mất dần sang TQ, ngư dân thì chết oan trên biển cũng bỡi lòng tham của TQ?

Có nhiều trong các vị cho rằng người Phật Tử nên ôn hòa chứ đừng quá khích, thế nhưng quá khích có gì là không ổn nếu như sự quá khích đó phục vụ cho lẽ thiện và giải thoát nhân sinh? Chẳng phải xưa kia Đức Phật đã từng quá khích khi Ngài từ bỏ cung vàng điện ngọc, vợ đẹp con ngoan, Vua cha và mẫu hậu cùng với dân chúng thành Ca Tì La Vệ mà Ngài hết mực yêu thưong để tìm vào rừng sâu núi thẳm ngõ hầu tìm ra con đường để giải thoát nhân sinh đấy sao? Tổ Bồ Đề Đạt Ma chẳng quá khích sao khi tuyên bố thẳng thừng với Lương Võ Đế rằng “xây chùa, đắp tượng, hộ tăng” mà vị Vua này tự hào đã làm nhiều công đức, rằng “Những việc làm đó chẳng có công đức gì cả ” để cảnh tỉnh Lương Võ Đế hay sao? Tổ Huệ Khả, Tăng Xán và Đạo Tín lần lượt bị triều đình bách hại khi các Ngài quyết tâm giữ đạo chẳng phải quá khích sao? Trần Bình Trọng đã từng tuyên bố: “Ta thà làm quỷ nước Nam chứ không thèm làm Vương đất Bắc” để giữ lại tiết tháo của một vị trung thần và được lưu danh sử sách, lời tuyên bố đó không quá khích sao? Phạm Ngũ Lão đã quên mình khi lính triều đình đâm giáo vào đùi mà không hay biết vì mãi lo việc nước không phải quá khích sao? Bỡi vậy vấn đề không phải là quá khích mà sự quá khích đó phục vụ cho Lẽ Thiện hay Điều Ác.

Những người đấu tranh, biểu tình vì Tự Do, Lẽ Phải vì Lòng Yêu Nước bị cho là quá khích thì hành động của chính quyền CS đánh đập, thóa mạ và sỉ nhục người yêu nước, thậm chí đạp vào mặt anh Nguyễn Chí Đức không phải quá khích sao? Cả hai đều quá khích, nhưng người biểu tình quá khích vì toàn vẹn lãnh thổ quốc gia, vì tự do, dân chủ; còn bên chính quyền đã quá khích vì cái gì để rồi đất nước ngày càng lệ thuộc vào TQ, quyền con người ngày càng teo dần theo năm tháng?

Sự quá khích không gì khác hơn là lòng thiết tha của con người đựoc diễn tả bằng ngôn từ làm xấu đi chính nó. Lòng thiết tha đó chính là ngọn lửa đã nuôi sống con người từ khai thiên lập địa và nó còn có một tên gọi khác là bất mãn. Nếu như không có sự bất mãn của con người trước những hiện tượng tự nhiên cũng như sự đổi thay qua mọi thời đại thì giờ này chắc con người còn sống trong điều kiện sơ khai của buổi đầu Trái Đất mới hình thành. Bỡi vậy, bất mãn với những gì đang có để huớng tới một xã hội tốt hơn tức là huớng năng lượng con người đi vào chiều kích xây dựng, thì có gì không ổn? Lòng tha thiết đó chính là điều cần có để vươn lên mà bất kỳ xã hội nào được cho là văn minh cũng không thể thiếu nó. Nếu không có lòng bất mãn với những chiếc xe ngựa chậm chạp và khó khăn thì Thomas Edison đã không chế tạo ra xe điện, James Watt đã không chế tạo ra đầu máy xe lửa nếu như ông không bất mãn với những phương tiện chuyên chở kém hiệu quả trước đó; không có lòng bất mãn đó thì thế giới này đã không có thi vị của những vẫn thơ tuyệt tác làm thui chột mọi gai góc cho huơng thơm nở ngát cõi đời của Robert Burns. Chúng ta có thể tìm thấy vô số phát minh, hàng loạt những cải cách mang lại lợi ích cho con người xuất phát từ sự bất mãn mang tính xây dựng.

Sự chấp nhận thụ động đời sống hiện hữu chính là sự sống thiếu động năng sáng tạo mà ai cũng đều đã thấy trong xã hội VN sau 1975 đến nay so với các nước tự do láng giềng có cùng xuất phát điểm như Nam Hàn, Thái Lan, Philippine,…và trẻ em VN trong nước so với trẻ em VN được giáo dục trong môi trường tự do, cởi mở ở hải ngoại. Đó chính là tinh thần cầu an tai hại mà CS đã cố tình gieo vào đầu mỗi người dân VN-cầu an nhưng chẳng được an. Vì như quý vị đã biết, cõi đời này chứa đựng cặp mâu thuẫn âm-dương, thiện-ác và chúng luôn hàm chứa lẫn nhau. Bỡi thế khi điều thiện không được cổ vũ để tăng trưởng thì chính là nhường chỗ cho cái ác sinh sôi nảy nở trong cùng thời gian đó; cho nên nếu chúng ta không làm gì trước cái ác và rồi hy vọng nó sẽ tự chấm dứt chính là không hiểu rõ khái niệm thời gian đến mức hoang tưởng.

Có người ngộ nhận là thay đổi từ một người này sang một người khác trong cùng thể chế đã cũ kỹ, lỗi thời và hy vọng vấn đề sẽ được giải quyết thì quả là hời hợt và thậm chí là ngụy biện. Bỡi lẽ Phật Giáo trường tồn và phát triển đến ngày hôm nay chính là nhờ vào giáo lý của đức Phật chứ không phải dựa vào cá thể các vị Tăng- chính các vị Tăng phải dựa giáo lý đức Phật chứ không phải ngược lại, xin nhớ cho điều đó. Cũng vậy, xã hội có tốt đẹp hơn, công bằng hơn và tự do hơn là do cái cơ chế điều hành của một xã hội chứ không thể dựa vào may rủi của những cá nhân. Bỡi thế, điều tiên quyết là hãy nhìn ra cấu trúc của quyền lực chính trị hiện hành có khả dĩ mang đến tự do cho con người hay không, có giải thoát con người ra khỏi cấu trúc của lòng sợ hãi hay không, có thăng hoa giá trị nhân bản cho xã hội hay không; và nó có khả năng giải phóng tiềm lực chung của xã hội để mang đến tự do, phồn thịnh cho dân tộc hay không. đó là tất cả những gì chúng ta quan tâm tới, chứ không phải là cá nhân một ông “thánh” nào đó có thể làm nên.-”Phá bỏ một truyền thống và uốn mình theo một cái khác, rời bỏ nhà lãnh đạo này và đi theo người khác, thì chỉ là những cử chỉ hời hợt. Nếu chúng ta muốn nhận thức được toàn bộ cấu trúc của quyền lực, nếu chúng ta muốn nhìn rõ những tính chất bên trong của nó, nếu chúng ta muốn hiểu sâu và vượt lên cái ham muốn an toàn, thì chúng ta phải có một nhận thức rộng rãi và sáng suốt, chúng ta phải tự do – không phải vào lúc cuối, mà vào những giây phút đầu tiên.” – Krishnamurti.

Đành rằng GH Phật Giáo VN cũng có đóng góp với xã hội qua những việc làm từ thiện. Thế nhưng đã bố thí là không nên phân biệt, dân oan không đáng là đối tượng từ thiện của quí vị sao? Hay là quí vị cho rằng hễ những ai nhà nước CS ghét bỏ là quí vị đều có trách nhiệm phải xa lánh? Như vậy liệu có đúng với tinh thần Từ Bi của đức Phật? Người dân khắp ba miền trong nước ngày đêm rên xiếc vì bị cướp đất, cướp vườn, cướp đi phương tiện sinh nhai duy nhất của họ và phải ăn nhờ, ở bụi ngay thủ đô Hà Nội, họ dãi nắng dầm sương để đợi chờ và hy vọng vào tiếng nói của lương tri hơn là của công lý thời Cộng Sản-mà trong số đó chắc chắn là có những người Phật tử đã không ít thì nhiều lần mang huơng quả, đèn nhang đến chùa để cúng Phật, hộ Tăng, nhưng các vị đã nói gì ? Các vị đã thụ động và lặng im trước nỗi khốn khổ của con người đang diễn ra trước mắt quý vị. Vậy xin hỏi lòng vị tha ở đâu? Trong tất cả mọi sự bố thí bố thí Pháp là thù thắng nhất, mà “Phật Pháp bất ly thế gian Pháp” bỡi vậy giải phóng con người ra khỏi chủ thuyết tà mị của thế gian phải chăng là một nhiệm vụ cao cả hàng đầu của hàng Tăng lữ? Và xác quyết rạch ròi cho Phật Tử thấy rằng Phật Giáo chưa bao giờ có cùng chung dòng tư tưởng với chủ thuyết CS, thậm chí còn ngược lại có phải là việc nên làm? Sự thu mình vào quên lãng trong tiếng kệ lời Kinh để rồi không nhận ra nỗi thống khổ của nhân sinh và Phật tử-những con người lam lũ gió mưa để góp phần vào những công trình vật chất cũng như tinh thần của Phật Giáo hôm nay- có phải Từ Bi, Trí Tuệ hay cùn nhụt và vô cảm?

Trong những ngôi chùa mà quý vị-GHPGVN, làm trụ trì, làm Hòa Thượng với cổng cao, tường rộng nguy nga đồ sộ kia là đức Phật nào đang ngự trị trong đó? Đức Phật xả thân cứu đời với đầy đủ trí tuệ, dũng tâm và lòng từ bi vô bờ bến hay là một đức Phật sẵn sàng thỏa hiệp với điều xấu ác của thế gian để rồi ngày đêm sụp lạy cả tượng Hồ Chí Minh mà quý vị đã mang vào trong đó và ngoảnh mặt làm ngơ trước sự thống khổ của đồng bào cùng với sự suy vong của tiền đồ dân tộc? Việt Nam là một dân tộc gắng liền với Phật Giáo rất lâu đời- “Mái Chùa Che Chở Hồn Dân Tộc/ Nếp Sống Muôn Đời Của Tổ Tông”. Bỡi thế chắc cũng không ít Phật Tử có lương tri và thao thức với vận mệnh nước nhà sẽ cảm thấy xót xa, đau buồn với sự lặng im đáng sợ của giáo hội, sự im lặng giống như một hố thẳm để lùa cả quá khứ hào hùng của dân tộc VN nói chung và truyền thống Phật Giáo nói riêng vào trong đó.

Trong mùa Tết Nguyên Đán năm nay, trong tiếng chuông ngân nga, những hồi trống Bát Nhã thúc giục và bên khói hương trầm nghi ngút chắc sẽ cho được mỗi người con Phật thanh thản được khoảng thời gian để suy niệm về đất nước VN, lịch sử và truyền thống Phật Giáo cũng như những lời dạy của đức Phật. Mùa Xuân cũng là dịp để mỗi người con Phật thực hiện “Tứ Trọng Ân” mà đức Phật đa truyền trao.

Luật Nhân Quả luôn công bằng, bỡi thế không ai có thể gặt được thành quả mà chính mình không gieo cấy. Đức Phật dạy:” Một hòn đá dù nhỏ đến đâu nếu quăng xuống nước nó cũng sẽ chìm, nhưng một tảng đá dù nặng cỡ nào nếu đặt trên một chiếc bè thì nó sẽ nổi “. Vậy Phật Giáo Việt Nam trong hoàn cảnh hiện tại của đất nước có phải là hòn sỏi nhỏ riêng lẻ và chìm sâu vào đáy nước hay là tảng đá lớn trên chiếc bè chung “Canh Tân Đất Nước” đó chính là thái độ chọn lựa của giáo hội PGVN nói riêng và toàn thể Phật Tử nói chung. Chính thái độ chọn lựa này sẽ xác quyết cho vị trí của Phật Giáo trong xã hội VN hôm nay và mai hậu.

Kính chúc toàn thể quý vị một năm mới: Tăng trưởng duyên lành trên đường tu học để “tự lợi và lợi tha” như lời Phật Dạy.

Mùng ba Tết Nguyên Đán Quý Tỵ

-


-Son Tran 
Thủy thư (hình dẫn)  Thời Hai Bà Trưng người Việt viết chữ gì? (Hà Văn Thùy - 10 tháng 02 năm 2013) Đó là câu hỏi lớn về lịch sử văn hóa Việt chưa có lới đáp.  Giáo sư Lê Trọng Khánh cho rằng, chúng ta có loại chữ ghép vần mà sau này các cố đạo Bồ Đào Nha dựa vào để chế chữ Quốc ngữ (1). Nhà giáo Đỗ Văn Xuyền thì bảo, đó là chữ Khoa đẩu giống như chữ của đồng bào Thái (2). Thiết nghĩ, đấy là một hướng tìm tòi nhiều triển vọng. Nếu có một chương trình nghiên cứu mở rộng, khảo sát thêm chữ viết trên lá buông của một tộc đồng bào thiểu số Nghệ An mới được phát hiện và nhất là tìm lại những cuốn sách mà đoàn quân của Hai Bà Trưng di cư sang Java mang theo, như báo chí đã đưa, sẽ có những khám phá không ngờ. ....Mời đọc tiếp với hình ảnh dưới đây=  <a href=
Thủy thư (hình dẫn)
Thời Hai Bà Trưng người Việt viết chữ gì?
(Hà Văn Thùy - 10 tháng 02 năm 2013)
Đó là câu hỏi lớn về lịch sử văn hóa Việt chưa có lới đáp.

Giáo sư Lê Trọng Khánh cho rằng, chúng ta có loại chữ ghép vần mà sau này các cố đạo Bồ Đào Nha dựa vào để chế chữ Quốc ngữ (1). Nhà giáo Đỗ Văn Xuyền thì bảo, đó là chữ Khoa đẩu giống như chữ của đồng bào Thái (2). Thiết nghĩ, đấy là một hướng tìm tòi nhiều triển vọng. Nếu có một chương trình nghiên cứu mở rộng, khảo sát thêm chữ viết trên lá buông của một tộc đồng bào thiểu số Nghệ An mới được phát hiện và nhất là tìm lại những cuốn sách mà đoàn quân của Hai Bà Trưng di cư sang Java mang theo, như báo chí đã đưa, sẽ có những khám phá không ngờ.

....Mời đọc tiếp với hình ảnh dưới đây=
https://www.facebook.com/notes/son-tran/th%E1%BB%9Di-hai-b%C3%A0-tr%C6%B0ng-ng%C6%B0%E1%BB%9Di-vi%E1%BB%87t-vi%E1%BA%BFt-ch%E1%BB%AF-g%C3%AC/10151367314833224-
-(Hà Văn Thùy - 10 tháng 02 năm 2013)
Đó là câu hỏi lớn về lịch sử văn hóa Việt chưa có lới đáp.

Giáo sư Lê Trọng Khánh cho rằng, chúng ta có loại chữ ghép vần mà sau này các cố đạo Bồ Đào Nha dựa vào để chế chữ Quốc ngữ (1). Nhà giáo Đỗ Văn Xuyền thì bảo, đó là chữ Khoa đẩu giống như chữ của đồng bào Thái (2). Thiết nghĩ, đấy là một hướng tìm tòi nhiều triển vọng. Nếu có một chương trình nghiên cứu mở rộng, khảo sát thêm chữ viết trên lá buông của một tộc đồng bào thiểu số Nghệ An mới được phát hiện và nhất là tìm lại những cuốn sách mà đoàn quân của Hai Bà Trưng di cư sang Java mang theo, như báo chí đã đưa, sẽ có những khám phá không ngờ.

Chúng tôi cho rằng, sáng tạo chữ viết là quá trình lâu dài, có những hướng đi khác nhau, dẫn tới thành công hay thất bại khác nhau. Đã phát hiện chữ thắt nút và những hình thái khác nhau của chữ Khoa đẩu nhưng để có một kết luận khả tín về loại chữ này vẫn còn là thách đố.

Một hướng khác là, dựa vào cổ thư trung Hoa. Hậu Hán thư, Mã Viện truyện viết: “Mã Viện tâu với vua Hán rằng luật Giao Chỉ có mười điều khác luật Trung Quốc.” Có lẽ đó là chi tiết duy nhất dường như liên quan tới chữ viết của người Việt? Nhưng vì câu viết quá mơ hồ nên gây ra sự hiểu khác nhau. Phần lớn học giả cho rằng, luật nói ở đây là luật tục, luật bất thành văn, nên không phải là văn bản. Tiến sĩ Lê Mạnh Thát thì bảo chữ Luật ở đây là luật pháp, tức luật được ghi  bằng văn tự. Chi tiết trong sách Nam phương thảo mộc trạng: “Giao Chỉ biết làm giấy bẳng cây mật hương. Giấy bền, dai, ngâm nước không bở,” ủng hộ ý tưởng này nhưng do chưa đủ chứng lý nên sự việc cũng dừng ở đấy.







Ký tự ở văn hóa Giả Hồ

Chúng tôi nhận thấy, từ xa xưa, người Việt là chủ nhân của toàn bộ đất Trung Hoa, người Hoa Hạ chỉ ra đời từ sau 2700 năm TCN tại trung lưu Hoàng Hà . Do lẽ đó, những ký tự đơn sơ ở văn hóa Giả Hồ 9000 năm trước là của người Việt. Chữ Thủy rồi sách Thủy của bộ lạc Thủy, di duệ của người Lạc Việt ở Quý Châu, phức tạp hơn chữ Giả Hồ nhưng đơn sơ hơn chữ Ân Khư, cũng là văn tự do người Việt sáng tạo. Các học giả trên thế giới khẳng định Giáp cốt văn là của nhà Ân Thương nhưng chúng tôi thấy kết luận như vậy chưa thuyết phục. Chữ Trung Hoa do Hoàng Đế sai Thương Hiệt làm ra chỉ là huyền thoại. Chữ không thể do một người làm ra một sớm một chiều. Thực tế cho thấy, phải 3000 năm, những ký tự Giả Hồ mới phát triển thành chữ Thủy! Trong khi đó, ở Trung Nguyên, đời nhà Hạ chưa có chữ. Trên gốm nhà Hạ chỉ tìm được hơn 24 phù hiệu mà chưa phải ký tự. Gần suốt thời Thương Trung Quốc cũng chưa có chữ. Nhưng từ khi Bàn Canh vào đất Ân thì Trung Quốc bỗng có chữ viết với khối lượng lớn giáp cốt mà chữ trên đó lại khá hoàn chỉnh. Đó là chuyện không bình thường phải nói là vô lý mà trước đây chưa ai giải đáp nổi!

Nhưng từ đầu năm 2012, khi được tin Hội những người nghiên cứu văn hóa Lạc Việt ở Quảng Tây công bố phát hiện chữ Lạc Việt ở Cảm Tang, chúng tôi nhận ra bản chất sự việc. Phải chăng chữ tượng hình được sáng tạo ở Sapa rồi truyền tới Giả Hồ cũng như vùng Cảm Tang, cách đó 150 km. Tại Cảm Tang,

                                  

Chữ Lạc Việt trên xẻng đá Cảm Tang

chữ được phát triển thêm rồi theo chân người Việt đi lên vùng An Dương Hà Nam. Tại đây, trong các thị tộc Việt trồng ngũ cốc, chữ tượng hình được nâng cấp, không chỉ là phù tự ghi những điều bói toán, bùa chú mà liên kết thành văn bản ghi trên xương thú và yếm rùa.

Bàn Canh chiếm đất của người Việt ở An Dương Hà Nam dựng nhà Ân. Đây là cuộc xâm lăng khốc liệt mà chúng ta còn biết tới dư âm qua truyền thuyết thánh Dóng. Chiếm được đất, vua quan nhà Ân nhận ra vai trò cực kỳ quan trọng của văn tự giáp cốt nên chiếm luôn. Người Hoa Hạ đã học người Việt, dùng chữ tượng hình trong bói toán, tế tự, ghi chép thời tiết, thiên tượng và lịch sử. Nhà Ân Thương cũng thu gom, chiếm đoạt giáp cốt văn các vùng khác về Ân Khư, làm cho số lượng giáp cốt tăng đột biến. Do cùng chủng tộc Mongoloid phương Nam nên đại bộ phận người Việt, trong đó có các thủ lĩnh và trí thức, hòa vào dân cư nhà Ân, trở thành người Hoa Hạ. Một bộ phận người Việt vùng Hà Nam di cư về phía nam Dương Tử với đồng bào mình. Người Việt ở khu vực rộng lớn còn lại do chưa có tổ chừc nhà nước mạnh nên không đủ sức hoàn thiện chữ viết.

Kế tiếp Ân Thương, triều đình Chu do có nhà nước mạnh, tổ chức tốt, đã tập hợp trí thức Việt và Hoa Hạ cải tiến chữ viết để tiến tới chữ mà Khổng Tử dùng san định kinh, thư.

Khi nhà Tần, Hán mở rộng cuộc xâm lăng đất Bách Việt, đã sáp nhập đất đai, dân cư cùng văn hóa của người Việt vào đế quốc. Một số bộ lạc Bách Việt không chịu sống với quân xâm lược, bỏ vào sống trong rừng núi. Từ người đa số, họ dần biến thành các sắc dân thiểu số. Người Thủy là một tộc như vậy. Vốn là người Lạc Việt, chủng tộc lãnh đạo dân Việt về xã hội và ngôn ngữ, người Thủy trở thành tộc người thiểu số trong rừng núi Quý Châu. May mắn là họ giữ được Thủy thư, Thủy tự - sách và chữ của đại tộc Lạc Việt. Thủy thư nay được giới khoa học gọi là văn tự hóa thạch sống.

                                                                                      Thủy thư

Trước đây không thể biết được thời Bà Trưng, người Việt dùng chữ gì ví hầu như không có tư liệu. Nhưng dựa vào quả ấn Văn Đế hành tỷ (文帝行璽) và rất nhiều chữ khắc trên đồ đồng, ngọc bích phát hiện được ở lăng mộ Triệu Văn Đế (趙眛) tại Phiên Ngung năm 1980, có thể biết được là, vào thời gian đó, nước ta dùng chữ Nho trong hành chính và pháp luật. Xin được lý giài như sau:

Văn Đế hành tỷ & Ngọc giác bôi

Nhà Chu hoàn chỉnh chữ viết và truyền bá ở Trung Nguyên. Trong 800 năm tồn tại của nhà Chu (1046- 256 TCN) có thể chữ Nho đã theo con đường ngoại giao, thương mại hay di cư… đến nước ta. Tuy nhiên do không có “xuất thổ văn tự” nên không thể nói được gì! Có điều chắc là muộn nhất, chữ Nho đã tới nước ta cùng với Triệu Đà. Hành trình như sau:

 Nước Triệu là tiểu quốc của người Việt, xưng thần với nhà Chu nên chữ Nho cũng vào đây khá sớm. Xuống phía nam, Triệu Đà mang theo bộ tướng thân cận, trong đó có người biết chữ làm văn từ. Lập nước Nam Việt, để thực hiện việc cai trị, ông phải cùng quan tướng dùng chữ Nho trong công văn thư từ và dạy cho lạc hầu lạc tướng. Chữ Nho do người Việt sáng tạo để ký âm tiếng Việt nên thời đó, người nước ta học chữ Nho khá dễ dàng. Trong 100 năm xây dựng Nam Việt, hẳn chữ Nho được dùng trong nhiều lĩnh vực. Do biết làm giấy, lại có mực tốt (mực dùng để xăm mình) nên chữ Nho được truyền bá khá thuận lợi. Có lẽ một phần vì thế mà lúc đó không ai nghĩ tới việc khắc chữ trên đá hay vẽ trên đồ gốm? Như vậy là, trước khi bị nhá Hán xâm lăng, ở nước ta, chữ Nho đã được dùng trong hành chính, luật pháp. Khi Lộ Bác Đức diệt Nam Việt, chính quyền ở nước ta hầu như vẫn được tự quản bởi lạc hầu lạc tướng nên pháp luật vẫn theo nếp cũ. Chỉ khi Tô Định thực hành chính sách quá hà khắc buộc người dân nổi lên theo Hai Bà Trưng. Sau khi dẹp cuộc khởi nghĩa, Mã Viện thấy mối nguy lớn là vai trò của lạc hầu lạc tướng. Vì vậy, cùng với những việc làm tàn bạo khác, ông đã bắt 300 gia đình cừ súy (lạc hầu lạc tướng) đem an trí ở đất Linh Lăng phía bắc Dương Tử. Do mất tầng lớp trí thức nên nước ta lúc đó hầu như mất luôn chữ viết: không còn hay còn không đáng kể người biết chữ. Văn tự viết trên giấy nếu không bị tịch thu thì cũng hủy hoại theo thời gian. Do không còn văn bản, chứng từ gốc nên sau này người Việt lầm tưởng là chỉ từ khi người Hán đô hộ, chúng ta mới gặp và học chữ Hán. Từ ngộ nhận của ông cha ta dẫn tới sự hiểu lầm của học giả thế giới. Đến nay, trong tài liệu chính thức của những cơ quan khoa học uy tín nhất vẫn ghi: “Ngôn ngữ Việt Nam mượn khoảng 60% từ chữ Hán.”

Chúng tôi cho rằng, giả định trên là gần với thực tế. Tuy vậy vẫn có thể còn con đường khác: đồng thời với chữ Nho là chữ chính thức, người Việt thời đó còn sử dụng chữ Khoa đẩu tương tự chữ của đồng bào Thái hiện nay. Thông tin về cộng đồng người Việt di cư sang Java từ 2000 năm trước mang theo những cuốn sách cổ không phải không có cơ sở. Đấy là những hướng mở ra để đi sâu nghiên cứu.

                                                                    Xuân Quý Tỵ

                                                                      HVT
    Lê Trọng Khánh Phát hiện hệ thống chữ Việt cổ thuộc loại hình khoa đẩu.  nhà xuất bản Từ điển bách khoa
    Đỗ Văn Xuyền. Cuộc hành trình đi tìm chữ Việt cổ. Sách tự in và lưu hành


Ký tự ở văn hóa Giả Hồ

Chữ Lạc Việt trên sẻng đá Cẩm tang

Thủy thư

Văn Đế hành tỷ&Ngọc giác bôi

Tổng số lượt xem trang