Chủ Nhật, 17 tháng 2, 2013

Chuyện Một Vị Sư Ở Chùa Hương - Đào Văn Bình

-Người ta truyền tụng rằng tại Nam Thiên Đệ Nhất Động có một vị sư tu hành đắc đạo. Có lúc sư ngồi thiền cả tháng, không ăn không uống, không lay động để thể hiện trí tuệ dũng mãnh của Phật. Có lúc ngài tụng Kinh Hoa Nghiêm, Kinh Pháp Hoa, Kinh Viên Giác… tiếng như sư tử hống, vang vọng cả sơn lâm để thế gian có thể nghe rõ lời kinh, để thể hiện lòng từ bi của Phật. Có lúc đi đứng, nằm ngồi giữ nghiêm giới luật, từng động tác, từng cử chỉ đều giữ gìn chánh niệm để thể hiện tính trang nghiêm của chư Phật. Có lúc ngài thị hiện thành người chèo đò đưa khách thập phương hành hương, thỉnh thoảng nói vui một vài câu Phật pháp làm tỉnh ngộ lòng người. Có lúc ngài biến hóa thành một cậu bé luẩn quẩn ở bến đò, nhưng nói ra câu nào cũng khiến các cụ tấm tắc khen thầm tại sao có người uyên thâm Phật pháp đến như vậy. Phải chăng đây là Thiện Tài Đồng Tử tái sinh?
Có lúc ngài thị hiện thành một cô gái xinh đẹp bán đồ kỷ niệm ở Bến Đục. Người vừa đẹp vừa trang nghiêm, tính tình lại lễ độ, hòa nhã, vui vẻ. Khách hàng nào có trả giá cô cũng chẳng kèo nài. Thảng hoặc nếu có ai không đủ tiền cô cũng vui vẻ bán để “tạo phúc duyên”. Những ai không có tiền mà ham thích đồ kỷ niệm như tượng Phật, chuỗi Bồ Đề cô cũng biếu không và mỉm cười nói “Khi nào có tiền ông/bà trả tôi cũng được” khiến các cụ cứ tấm tắc khen thầm phải chăng đây là Tiểu Long Nữ hóa hiện? Có lúc ngài thị hiện thành một gã chuyên giết thú rừng để làm đồ nhậu, món ăn chơi khoái khẩu, bày bán ngay trước bến đò để giáo hóa những kẻ đang hành nghề sát sinh, tàn phá núi rừng cây cỏ và làm ô uế cửa Thiền.
Một ngày kia khi sư đang tọa thiền thì một người nhảy vào, túm lấy vai sư nói:

- Thầy xem tôi có xấu không? Tôi rất khổ vì người đời nói tôi xấu!

Đây là một ông chân tay vặn vọ, khẳng khiu, da nhăn nheo, tóc thô, mắt to mắt nhỏ, tai nhọn như tai dơi, răng khấp khểnh chìa ra ngoài, môi thâm và trề ra như cái lưỡi thứ hai trông giống như Quỷ Dạ Xoa. Nghe hỏi vậy sư hiền từ đáp:

- Có những người xấu gấp ngàn vạn lần ông. Ông chẳng có chi gọi là xấu cả.

Nghe nói thế ông xấu kia vặn hỏi:

- Thầy thử nói xem những người kia xấu như thế nào?

Sư chậm rãi đáp:

- Những kẻ có tiền của nhưng không phụng dưỡng cha mẹ. Những kẻ tham tài phụ ngãi. Những kẻ giàu nứt đố đổ vách nhưng không hề bỏ một xu cứu giúp người nghèo khó. Những kẻ khích bác người đạo hạnh, khinh chê Tam Bảo, đố kỵ với người xả thân cứu đời, vô tài nhưng lại có máu ghen tị. Những kẻ hay đâm thọc, ngồi lê đôi mách, thêu dệt, bịa đặt tin để gây chia rẽ. Những kẻ chuyên loan truyền tin xấu, chê bai dè bỉu thành qủa của người khác. Những kẻ ăn chơi đàng điếm, trụy lạc làm băng hoại xã hội, buôn bán, chuyển vận xì ke ma túy làm tiêu ma thế hệ trẻ. Những kẻ lười biếng ăn bám xã hội, sống trên mồ hôi nuớc mắt của kẻ khác…tất cả những người này mới xấu…chứ ông có gì gọi là xấu đâu?

Nghe nói vậy ông xấu đó lạy tạ sư rồi lui ra. Khi bóng ông vừa khuất thì một người khác hung hăng bước vào. Ông này ai nhìn thấy đều khiếp vía. Ông ta cao lớn dềnh dàng, mặt sơn trắng sơn đen vằn vện như những tay đấu vật ở Hoa Kỳ. Tóc ông ta dựng đứng và tua tủa như những chiếc đinh nhọn. Hai tai ông ta đeo lủng lẳng hai chiếc còng sắt số tám. Lỗ mũi ông ta móc một chiếc nanh heo rừng. Mắt ông ta đeo một miếng da màu đen giống như những tên cướp biển chột mắt. Cổ ông ta xâm trổ thành hình con cú. Hai vai ông ta quàng chéo hai vòng đạn đại liên như những tay cướp hung bạo ở vùng biên giới Hoa Kỳ – Mễ Tây Cơ trong những phim Cao Bồi. Ông ta cửi trần, ngực xâm trổ thành những con thủy quái gớm ghiếc. Hai cánh tay ông ta xâm hình hai con rắn hổ mang mà hai bàn tay là hai cái miệng của con rắn, cho nên khi ông ta đưa tay ra, giống như hai con rắn muốn mổ người ta. Ông ta không mặc quần mà quấn một chiếc khố bằng da beo. Hai bên đùi xâm hình hai cô gái lõa thể trông giống như yêu tinh, thần nữ. Tay trái ông ta cầm một chiếc móc sắt, tay phải cầm một quả lựu đạn đã mở chốt sẵn. Ông ta đi giày bốt cao cổ của Mễ Tây Cơ với hai mũi giày có gắn hai chiếc đinh ba, đá ai một cái là lòi ruột. Giọng ông ta khàn khàn giống như giọng của Ngưu Ma Vương khiến đàn bà có thai gặp ông sẩy thai, con nít gặp ông ngã ra bất tỉnh. Ông ta bước tới trước mặt sư, chìa cái móc sắt và quả lựu đạn ra, hỏi:

- Thầy có thấy tôi đáng sợ không?

Nghe ông hỏi vậy, sư điềm nhiên đáp:

- Ổng chẳng có chi đáng sợ cả. Có ngàn vạn người khác còn đáng sợ hơn ông.

Ông ta ngạc nhiên, vặn hỏi:

- Những người đó có gì mà đáng sợ hơn tôi? Thầy nói thử xem.

Sư đáp:

- Những kẻ mặt mũi đẹp đẽ, ăn mặc sang trọng, nói năng ngọt ngào nhưng trong lòng chứa đầy âm mưu thủ đoạn lường gạt hại người, kẻ đó mới đáng sợ. Những kẻ hành tà đạo, tôn thờ thần linh, ma quỷ nhưng nói ra toàn chuyện đạo đức giả hình, biến người nghe thành những con cừu non khờ dại, những âm binh để sai khiến kẻ đó mới đáng sợ. Những kẻ quản trị những công ty lớn, miệng nói trung thành, tín nhiệm nhưng gian tham, lường gạt khách hàng khiến cả trăm ngàn người tán gia bại sản, kẻ đó mới đáng sợ. Những kẻ âm mưu thống trị nhân loại nhưng nói ra toàn chuyện đạo đức, nhân nghĩa để lừa mị, kẻ đó mới đáng sợ. Những kẻ đứng sau lưng những thế lực đen tối, buôn bán nô lệ, đàn bà, trẻ em, đứng đầu những tổ chức trùm ma túy, kết thành bè đảng Mafia, không chuyện hung ác nào mà không dám làm, những kẻ đó mới đáng sợ. Những kẻ dùng ngòi bút, diễn đàn như gươm súng để đàn áp người cô thế, đầu độc dư luận, bóp méo sự thật, phỉ báng, vu oan giá họa người lương thiện như thế mới đáng sợ. Còn như ông thì chẳng có gì đáng sợ cả.

Nghe nói thế ông đáng sợ nọ chán nản lui ra. Khi ông vừa bước xuống thềm đá thì một cô gái bước vào, tới trước mặt sư, kiêu hãnh hỏi:

- Tôi là Hoa Hậu Hoàn Vũ. Thầy có thấy tôi đẹp không?

Sư nhẹ nhàng đáp:

- Cô chẳng có chi đẹp cả. Có cả ngàn vạn người còn đẹp hơn cô rất nhiều.

Nghe nói thế cô gái mở tròn đôi mắt, bực bội nói:

- Hoa hậu hoàn vũ là người đẹp nhất trong những người đẹp của thế giới. Thầy nói thử xem những người đẹp hơn tôi như thế nào?

Sư đáp:

- Giữ gìn trang nghiêm giới hạnh là thân đẹp. Ăn ở hiền hòa, thủy chung là nết đẹp. Thấy người ta ngã mà nâng lên, đó là cử chỉ đẹp. Thấy người ta đói cho ăn, rách cho mặc, nghèo túng mà giúp đỡ, đó là tấm lòng đẹp. Phụng dưỡng cha mẹ già, chu cấp người cô quả cô độc, tôn quý các bậc hiền thánh, cúng dường chư tăng ni đó là tâm hồn đẹp. Thấy người ta lâm nguy, sợ hãi mà nói lời an ủi giúp đỡ, đó là ngôn ngữ đẹp. Không một tà niệm nảy sinh, đó là ý đẹp. Thấy người ta u tối, không hiểu biết mà khai mở trí tuệ, cho học hành chữ nghĩa, đó là trí tuệ đẹp. Phá vỡ màn vô minh, hướng dẫn chúng sinh vào con đường an vui, giải thoát, đó là cái đẹp tối thắng mà Trời Đế Thích phải trải hoa tán thán. Tất cả những cái đẹp này cần phải được phát bằng tuyên dương, ghi vào sử sách, lập bia ghi công, dựng tượng để chiêm ngưỡng. Còn cái đẹp của cô là cái đẹp của sự ham muốn, chiếm đoạt, xoay vần trong vòng sinh tử luân hồi, ngầm chứa khổ đau, sớm nở tối tàn không có chi đáng tán dương cả.

Khi sư nói hết lời, cô Hoa Hậu Hoàn Vũ rầu rĩ lui ra. Nghe nói sau cuộc gặp gỡ này, sư chống gậy trúc, cứ theo đường lên trời ở trong Động Hương Tích mà đi rồi biến mất, người đời mong muốn gặp lại sư cũng chẳng được.

Năm 2554 (Phật Lịch) tức năm 2010 (Tây Lịch)



(*) Mô phỏng truyện Thần Bể Với Người Đi Buôn trong Kinh Hiền Ngu. Bộ kinh này do Sa Môn Tuệ Giác dịch ra tiếng Trung Hoa, Hòa Thượng Thích Trung Quán dịch ra Việt Ngữ tái bản ở Hoa Kỳ năm 2525 (Phật Lịch) tức năm 2001 (Tây Lịch)-
Chuyện Một Vị Sư Ở Chùa Hương - Đào Văn Bình
-

Lời Phật Dạy Về Thời Gian & Nghiệp Báo

Khi con chim còn sống, nó ăn kiến.
Khi chim chết, kiến ăn nó.
Thời gian và hoàn cảnh có thể thay đổi bất cứ lúc nào,
Vì vậy, đừng nhục mạ, đừng làm khổ bất cứ ai trong đời sống này.
Bạn có thế đầy quyền lực ngày hôm nay,
Nhưng đừng quên rằng,
Thời gian còn nhiều quyền lực hơn bạn.
Một cây có thể làm được hàng triệu que diêm,
Nhưng một que diêm cũng có thể thiêu hủy được hàng triệu cây.
Hãy là người tốt và làm những điều tốt.
Thử nghĩ mà xem,
Thượng Đế cấu tạo cơ thể con người một cách rất hợp lý,
Nhưng sao chúng ta lại không sử dụng nó theo đúng ý của Ngài:
1-Ngài đặt hai mắt chúng ta ở đằng trước, vì Ngài muốn chúng ta luôn hướng tới phía trước, chứ không phải để chúng ta cứ ngoái nhìn về những sự việc ở phía sau.

2-Ngài đặt hai tai chúng ta ở hai bên là để chúng ta nghe từ hai phía, cả lời khen lẫn tiếng chê, chứ không phải để chúng ta chỉ nghe từ một phía hoặc chỉ để nghe những lời tâng bốc êm tai.

3-Ngài tạo cho chúng ta chỉ một cái miệng và một cái lưỡi mềm mại, vì Ngài muốn chúng ta nói ít nghe nhiều và chỉ nói những lời khôn ngoan, chứ không phải để chúng ta nói nhiều hơn nghe và nói những lời sâu hiểm làm tổn thương người khác.

4-Ngài đặt bộ não chúng ta trong một hộp sọ vững chãi, vì Ngài muốn chúng ta nên tích lũy tri thức, những thứ chẳng ai có thể lấy đi, chứ không phải chỉ chăm lo tích lũy những của cải bên ngoài, những thứ dễ dàng bị mất mát.

5-Ngài đặt trái tim chúng ta nằm trong lồng ngực, vì Ngài muốn những tình cảm yêu thương giữa những con người phải được xuất phát và lưu giữ tận nơi sâu thẳm trong cõi lòng, chứ không phải ở một nơi hời hợt bên ngoài.

-

Diệt Ngay Lục Tặc Ngoài Đời - Tâm Minh Ngô Tằng Giao

Mắt, Tai, Mũi, Lưỡi và Thân, Ý người
Qua đây mà cảnh bên ngoài
Nhập vào quấy nhiễu phá hoài thân tâm
Rất nhiều cảnh vật cõi trần
Tựa như bụi bẩn gieo mầm nguy tai.
*
MẮT nhìn muôn vật, hình hài
Màu mè, sắc tướng phô bày vây quanh
Dễ thương, quyến rũ, đẹp xinh
Ngắm hoài say đắm trở thành u mê.
*
TAI nghe các tiếng vọng về
Du dương giọng hát, tỉ tê lời người
Ngọt ngào, êm dịu, lả lơi
Nghe hoài đắm đuối, mê tơi tâm hồn.
*
MŨI khi ngửi đẫm mùi thơm
Nhang trầm, cây trái, hoa vườn ngát hương
Phấn son thân thể nõn nường
Thế là mê mẩn, vấn vương cõi lòng.
*
LƯỠI khi nếm phẩm vật xong
Nhâm nhi mùi vị ướp trong miệng mình
Đậm đà, ngon ngọt, thơm lành
Thế là ham muốn quẩn quanh khó rời.
*
THÂN khi tiếp xúc vời người
Lâng lâng khoái lạc suốt đời khó quên
Làn da nồng ấm dịu mềm
Khơi nguồn tham dục, xa miền chân tu.
*
Ý là nghĩ ngợi, suy tư
Trong lòng tơ tưởng điều ưa thích hoài
Còn đâu nhận thức đúng sai
Mê mờ chân tánh, xa rời thiện tâm.
*
Ngẫm ra qua nẻo “lục căn”
Mắt, Tai, Mũi, Lưỡi và Thân, Ý người
“Lục trần” sáu đám bụi đời
Từ ngoài xâm nhập phá hoài thân tâm
Giống như trộm cướp dữ dằn
Gọi tên “Lục tặc” sáu quân giặc này.
*
Sáu tên giặc mãi ra tay
Nhập vào quấy nhiễu cướp ngay pháp lành,
Phá tan công đức tu hành
Thiện căn tổn giảm, tịnh thanh mất rồi
Giặc gieo đau khổ mãi thôi
Khiến ta đày đọa sống đời trầm luân
Luân hồi sinh tử xoay vần
Cho nên “Lục tặc” ta cần diệt đi!
Diệt ngay sáu giặc cận kề
Giữ cho an lạc trọn bề thân tâm!

-Son Tran 
Thủy thư (hình dẫn)  Thời Hai Bà Trưng người Việt viết chữ gì? (Hà Văn Thùy - 10 tháng 02 năm 2013) Đó là câu hỏi lớn về lịch sử văn hóa Việt chưa có lới đáp.  Giáo sư Lê Trọng Khánh cho rằng, chúng ta có loại chữ ghép vần mà sau này các cố đạo Bồ Đào Nha dựa vào để chế chữ Quốc ngữ (1). Nhà giáo Đỗ Văn Xuyền thì bảo, đó là chữ Khoa đẩu giống như chữ của đồng bào Thái (2). Thiết nghĩ, đấy là một hướng tìm tòi nhiều triển vọng. Nếu có một chương trình nghiên cứu mở rộng, khảo sát thêm chữ viết trên lá buông của một tộc đồng bào thiểu số Nghệ An mới được phát hiện và nhất là tìm lại những cuốn sách mà đoàn quân của Hai Bà Trưng di cư sang Java mang theo, như báo chí đã đưa, sẽ có những khám phá không ngờ. ....Mời đọc tiếp với hình ảnh dưới đây=  <a href=
Thủy thư (hình dẫn)
Thời Hai Bà Trưng người Việt viết chữ gì?
(Hà Văn Thùy - 10 tháng 02 năm 2013)
Đó là câu hỏi lớn về lịch sử văn hóa Việt chưa có lới đáp.

Giáo sư Lê Trọng Khánh cho rằng, chúng ta có loại chữ ghép vần mà sau này các cố đạo Bồ Đào Nha dựa vào để chế chữ Quốc ngữ (1). Nhà giáo Đỗ Văn Xuyền thì bảo, đó là chữ Khoa đẩu giống như chữ của đồng bào Thái (2). Thiết nghĩ, đấy là một hướng tìm tòi nhiều triển vọng. Nếu có một chương trình nghiên cứu mở rộng, khảo sát thêm chữ viết trên lá buông của một tộc đồng bào thiểu số Nghệ An mới được phát hiện và nhất là tìm lại những cuốn sách mà đoàn quân của Hai Bà Trưng di cư sang Java mang theo, như báo chí đã đưa, sẽ có những khám phá không ngờ.


....Mời đọc tiếp với hình ảnh dưới đây=
https://www.facebook.com/notes/son-tran/th%E1%BB%9Di-hai-b%C3%A0-tr%C6%B0ng-ng%C6%B0%E1%BB%9Di-vi%E1%BB%87t-vi%E1%BA%BFt-ch%E1%BB%AF-g%C3%AC/10151367314833224-
-(Hà Văn Thùy - 10 tháng 02 năm 2013)
Đó là câu hỏi lớn về lịch sử văn hóa Việt chưa có lới đáp.

Giáo sư Lê Trọng Khánh cho rằng, chúng ta có loại chữ ghép vần mà sau này các cố đạo Bồ Đào Nha dựa vào để chế chữ Quốc ngữ (1). Nhà giáo Đỗ Văn Xuyền thì bảo, đó là chữ Khoa đẩu giống như chữ của đồng bào Thái (2). Thiết nghĩ, đấy là một hướng tìm tòi nhiều triển vọng. Nếu có một chương trình nghiên cứu mở rộng, khảo sát thêm chữ viết trên lá buông của một tộc đồng bào thiểu số Nghệ An mới được phát hiện và nhất là tìm lại những cuốn sách mà đoàn quân của Hai Bà Trưng di cư sang Java mang theo, như báo chí đã đưa, sẽ có những khám phá không ngờ.

Chúng tôi cho rằng, sáng tạo chữ viết là quá trình lâu dài, có những hướng đi khác nhau, dẫn tới thành công hay thất bại khác nhau. Đã phát hiện chữ thắt nút và những hình thái khác nhau của chữ Khoa đẩu nhưng để có một kết luận khả tín về loại chữ này vẫn còn là thách đố.

Một hướng khác là, dựa vào cổ thư trung Hoa. Hậu Hán thư, Mã Viện truyện viết: “Mã Viện tâu với vua Hán rằng luật Giao Chỉ có mười điều khác luật Trung Quốc.” Có lẽ đó là chi tiết duy nhất dường như liên quan tới chữ viết của người Việt? Nhưng vì câu viết quá mơ hồ nên gây ra sự hiểu khác nhau. Phần lớn học giả cho rằng, luật nói ở đây là luật tục, luật bất thành văn, nên không phải là văn bản. Tiến sĩ Lê Mạnh Thát thì bảo chữ Luật ở đây là luật pháp, tức luật được ghi  bằng văn tự. Chi tiết trong sách Nam phương thảo mộc trạng: “Giao Chỉ biết làm giấy bẳng cây mật hương. Giấy bền, dai, ngâm nước không bở,” ủng hộ ý tưởng này nhưng do chưa đủ chứng lý nên sự việc cũng dừng ở đấy.





Ký tự ở văn hóa Giả Hồ

Chúng tôi nhận thấy, từ xa xưa, người Việt là chủ nhân của toàn bộ đất Trung Hoa, người Hoa Hạ chỉ ra đời từ sau 2700 năm TCN tại trung lưu Hoàng Hà . Do lẽ đó, những ký tự đơn sơ ở văn hóa Giả Hồ 9000 năm trước là của người Việt. Chữ Thủy rồi sách Thủy của bộ lạc Thủy, di duệ của người Lạc Việt ở Quý Châu, phức tạp hơn chữ Giả Hồ nhưng đơn sơ hơn chữ Ân Khư, cũng là văn tự do người Việt sáng tạo. Các học giả trên thế giới khẳng định Giáp cốt văn là của nhà Ân Thương nhưng chúng tôi thấy kết luận như vậy chưa thuyết phục. Chữ Trung Hoa do Hoàng Đế sai Thương Hiệt làm ra chỉ là huyền thoại. Chữ không thể do một người làm ra một sớm một chiều. Thực tế cho thấy, phải 3000 năm, những ký tự Giả Hồ mới phát triển thành chữ Thủy! Trong khi đó, ở Trung Nguyên, đời nhà Hạ chưa có chữ. Trên gốm nhà Hạ chỉ tìm được hơn 24 phù hiệu mà chưa phải ký tự. Gần suốt thời Thương Trung Quốc cũng chưa có chữ. Nhưng từ khi Bàn Canh vào đất Ân thì Trung Quốc bỗng có chữ viết với khối lượng lớn giáp cốt mà chữ trên đó lại khá hoàn chỉnh. Đó là chuyện không bình thường phải nói là vô lý mà trước đây chưa ai giải đáp nổi!

Nhưng từ đầu năm 2012, khi được tin Hội những người nghiên cứu văn hóa Lạc Việt ở Quảng Tây công bố phát hiện chữ Lạc Việt ở Cảm Tang, chúng tôi nhận ra bản chất sự việc. Phải chăng chữ tượng hình được sáng tạo ở Sapa rồi truyền tới Giả Hồ cũng như vùng Cảm Tang, cách đó 150 km. Tại Cảm Tang,

                                  

Chữ Lạc Việt trên xẻng đá Cảm Tang

chữ được phát triển thêm rồi theo chân người Việt đi lên vùng An Dương Hà Nam. Tại đây, trong các thị tộc Việt trồng ngũ cốc, chữ tượng hình được nâng cấp, không chỉ là phù tự ghi những điều bói toán, bùa chú mà liên kết thành văn bản ghi trên xương thú và yếm rùa.

Bàn Canh chiếm đất của người Việt ở An Dương Hà Nam dựng nhà Ân. Đây là cuộc xâm lăng khốc liệt mà chúng ta còn biết tới dư âm qua truyền thuyết thánh Dóng. Chiếm được đất, vua quan nhà Ân nhận ra vai trò cực kỳ quan trọng của văn tự giáp cốt nên chiếm luôn. Người Hoa Hạ đã học người Việt, dùng chữ tượng hình trong bói toán, tế tự, ghi chép thời tiết, thiên tượng và lịch sử. Nhà Ân Thương cũng thu gom, chiếm đoạt giáp cốt văn các vùng khác về Ân Khư, làm cho số lượng giáp cốt tăng đột biến. Do cùng chủng tộc Mongoloid phương Nam nên đại bộ phận người Việt, trong đó có các thủ lĩnh và trí thức, hòa vào dân cư nhà Ân, trở thành người Hoa Hạ. Một bộ phận người Việt vùng Hà Nam di cư về phía nam Dương Tử với đồng bào mình. Người Việt ở khu vực rộng lớn còn lại do chưa có tổ chừc nhà nước mạnh nên không đủ sức hoàn thiện chữ viết.

Kế tiếp Ân Thương, triều đình Chu do có nhà nước mạnh, tổ chức tốt, đã tập hợp trí thức Việt và Hoa Hạ cải tiến chữ viết để tiến tới chữ mà Khổng Tử dùng san định kinh, thư.

Khi nhà Tần, Hán mở rộng cuộc xâm lăng đất Bách Việt, đã sáp nhập đất đai, dân cư cùng văn hóa của người Việt vào đế quốc. Một số bộ lạc Bách Việt không chịu sống với quân xâm lược, bỏ vào sống trong rừng núi. Từ người đa số, họ dần biến thành các sắc dân thiểu số. Người Thủy là một tộc như vậy. Vốn là người Lạc Việt, chủng tộc lãnh đạo dân Việt về xã hội và ngôn ngữ, người Thủy trở thành tộc người thiểu số trong rừng núi Quý Châu. May mắn là họ giữ được Thủy thư, Thủy tự - sách và chữ của đại tộc Lạc Việt. Thủy thư nay được giới khoa học gọi là văn tự hóa thạch sống.

                                                                                      Thủy thư

Trước đây không thể biết được thời Bà Trưng, người Việt dùng chữ gì ví hầu như không có tư liệu. Nhưng dựa vào quả ấn Văn Đế hành tỷ (文帝行璽) và rất nhiều chữ khắc trên đồ đồng, ngọc bích phát hiện được ở lăng mộ Triệu Văn Đế (趙眛) tại Phiên Ngung năm 1980, có thể biết được là, vào thời gian đó, nước ta dùng chữ Nho trong hành chính và pháp luật. Xin được lý giài như sau:

Văn Đế hành tỷ & Ngọc giác bôi

Nhà Chu hoàn chỉnh chữ viết và truyền bá ở Trung Nguyên. Trong 800 năm tồn tại của nhà Chu (1046- 256 TCN) có thể chữ Nho đã theo con đường ngoại giao, thương mại hay di cư… đến nước ta. Tuy nhiên do không có “xuất thổ văn tự” nên không thể nói được gì! Có điều chắc là muộn nhất, chữ Nho đã tới nước ta cùng với Triệu Đà. Hành trình như sau:

 Nước Triệu là tiểu quốc của người Việt, xưng thần với nhà Chu nên chữ Nho cũng vào đây khá sớm. Xuống phía nam, Triệu Đà mang theo bộ tướng thân cận, trong đó có người biết chữ làm văn từ. Lập nước Nam Việt, để thực hiện việc cai trị, ông phải cùng quan tướng dùng chữ Nho trong công văn thư từ và dạy cho lạc hầu lạc tướng. Chữ Nho do người Việt sáng tạo để ký âm tiếng Việt nên thời đó, người nước ta học chữ Nho khá dễ dàng. Trong 100 năm xây dựng Nam Việt, hẳn chữ Nho được dùng trong nhiều lĩnh vực. Do biết làm giấy, lại có mực tốt (mực dùng để xăm mình) nên chữ Nho được truyền bá khá thuận lợi. Có lẽ một phần vì thế mà lúc đó không ai nghĩ tới việc khắc chữ trên đá hay vẽ trên đồ gốm? Như vậy là, trước khi bị nhá Hán xâm lăng, ở nước ta, chữ Nho đã được dùng trong hành chính, luật pháp. Khi Lộ Bác Đức diệt Nam Việt, chính quyền ở nước ta hầu như vẫn được tự quản bởi lạc hầu lạc tướng nên pháp luật vẫn theo nếp cũ. Chỉ khi Tô Định thực hành chính sách quá hà khắc buộc người dân nổi lên theo Hai Bà Trưng. Sau khi dẹp cuộc khởi nghĩa, Mã Viện thấy mối nguy lớn là vai trò của lạc hầu lạc tướng. Vì vậy, cùng với những việc làm tàn bạo khác, ông đã bắt 300 gia đình cừ súy (lạc hầu lạc tướng) đem an trí ở đất Linh Lăng phía bắc Dương Tử. Do mất tầng lớp trí thức nên nước ta lúc đó hầu như mất luôn chữ viết: không còn hay còn không đáng kể người biết chữ. Văn tự viết trên giấy nếu không bị tịch thu thì cũng hủy hoại theo thời gian. Do không còn văn bản, chứng từ gốc nên sau này người Việt lầm tưởng là chỉ từ khi người Hán đô hộ, chúng ta mới gặp và học chữ Hán. Từ ngộ nhận của ông cha ta dẫn tới sự hiểu lầm của học giả thế giới. Đến nay, trong tài liệu chính thức của những cơ quan khoa học uy tín nhất vẫn ghi: “Ngôn ngữ Việt Nam mượn khoảng 60% từ chữ Hán.”

Chúng tôi cho rằng, giả định trên là gần với thực tế. Tuy vậy vẫn có thể còn con đường khác: đồng thời với chữ Nho là chữ chính thức, người Việt thời đó còn sử dụng chữ Khoa đẩu tương tự chữ của đồng bào Thái hiện nay. Thông tin về cộng đồng người Việt di cư sang Java từ 2000 năm trước mang theo những cuốn sách cổ không phải không có cơ sở. Đấy là những hướng mở ra để đi sâu nghiên cứu.

                                                                    Xuân Quý Tỵ

                                                                      HVT
    Lê Trọng Khánh Phát hiện hệ thống chữ Việt cổ thuộc loại hình khoa đẩu.  nhà xuất bản Từ điển bách khoa
    Đỗ Văn Xuyền. Cuộc hành trình đi tìm chữ Việt cổ. Sách tự in và lưu hành


Ký tự ở văn hóa Giả Hồ

Chữ Lạc Việt trên sẻng đá Cẩm tang

Thủy thư

Văn Đế hành tỷ&Ngọc giác bôi

Tổng số lượt xem trang