Thứ Tư, 4 tháng 6, 2014

Treo biển hiệu tiếng Trung Quốc sai quy định, phạt 10 triệu

-Treo biển hiệu tiếng Trung Quốc sai quy định, phạt 10 triệu
(Tin tức thời sự) - Thanh tra Sở VH,TT&DL Đà Nẵng vừa ra quyết định phạt Khách sạn Hương Trầm 10 triệu đồng do treo biển hiệu tiếng Trung Quốc sai quy định.
Theo đó Khách sạn Hương Trầm đặt tại quận Hải Châu, TP.Đà Nẵng vừa kinh doanh dịch vụ lưu trú vừa mua bán các sản phẩm trầm hương. Tuy nhiên cơ sở này dán chữ Trung Quốc trước cửa gương vi phạm về quy định quảng cáo bởi khổ chữ nước ngoài không được lớn hơn chữ Việt.

Đồng thời, bảng hiệu mặt tiền tầng 2 của khách sạn sử dụng toàn chữ Trung Quốc mà không có chữ Việt đi kèm, trái với quy định là chữ Việt phải nằm trên và lớn hơn các chữ nước ngoài.
Khách sạn Hương Trầm đã bị phạt vì sử dụng biển hiệu tiếng Trung Quốc sai quy định
Khách sạn Hương Trầm đã bị phạt vì sử dụng biển hiệu tiếng Trung Quốc sai quy định
Theo thông tin trên tờ Thanh niên, Thanh tra Sở VH-TT-DL đã lập biên bản, buộc khách sạn gỡ các chữ quảng cáo này và nhiều lần mời đại diện Khách sạn Hương Trầm đến làm việc nhưng doanh nghiệp nhiều lần viện các lý do để vắng mặt.
Liên quan đến việc sử dụng biển hiệu quảng cáo bằng tiếng Trung Quốc trên địa bàn trước đó, Bí thư thành ủy Đà Nẵng Trần Thọ từng chỉ đạo: "Phải dẹp ngay biển hiệu Trung Quốc trái phép".
Bí thư Thành ủy Đà Nẵng Trần Thọ cũng quyết liệt chỉ đạo phó chủ tịch UBND TP.Đà Nẵng, giám đốc Sở VH-TT&DL cần “làm gấp, làm ngay”.
“Vũng Áng họ lên án vấn đề này rồi đầy. Các anh bàn đi, dẹp hết bảng hiệu Trung Quốc. Bao giờ làm xong? Hai ba ngày sau là phải xử lý xong vấn đề này”, ông Thọ nhấn mạnh.
Ngay sau đó việc kiểm tra được thực hiện vào đầu tháng 4/2014. Kết quả kiểm tra các cơ sở kinh doanh, dịch vụ sử dụng biển hiệu, biển quảng cáo bằng tiếng Trung Quốc trên địa bàn phát hiện 16/35 đơn vị sai phạm, hầu hết tập trung ở tuyến đường du lịch biển Hoàng Sa-Võ Nguyên Giáp-Trường Sa.
Cũng liên quan đến vấn đề này, tại Hải Phòng từ năm 2013 từng mạnh tay xử lý với các cơ sở vi phạm trong việc sử dụng tiếng Trung Quốc sai quy định ở khu vực xã Ngũ Lão. Sau một thời gian, các nhà hàng ở đây đã tháo biển hiệu sai quy định, thay đổi nội dung đúng quy định.
Không ít nơi sử dụng biển hiệu tiếng Trung Quốc
Không ít nơi sử dụng biển hiệu tiếng Trung Quốc mà không có tiếng Việt
Từ đầu năm 2014, thanh tra sở tiếp tục kiểm tra một số khu vực trên địa bàn thành phố. Sau đợt kiểm tra có hơn chục nhà hàng chấp hành thay đổi nội dung biển hiệu bằng tiếng Việt. Một số cơ sở kinh doanh thì sử dụng tiếng Việt bên trên cùng của biển hiệu, tiếng Trung bên dưới và nhỏ hơn.
Tại khu du lịch Bãi Cháy (Hạ Long) - nơi được coi là “phố Tàu” ở Quảng Ninh cũng phải mất một thời gian dài để xử lý khi các chủ nhà hàng dùng biển hiệu tiếng Trung Quốc để 'câu khách'.
Ông Đào Lê Trung, chánh thanh tra Sở VH-TT&DL tỉnh Quảng Ninh cho biết từ tháng 7/2013 tỉnh Quảng Ninh đã thực hiện rà soát, xử lý nghiêm việc đặt biển quảng cáo tiếng Trung Quốc không đúng quy định. Thanh tra sở đã xử lý, buộc tháo dỡ biển vi phạm của hơn 20 cơ sở kinh doanh.
“Nhiều nhà hàng khác đã tự tháo dỡ biển khi chúng tôi kiểm tra, xử lý vi phạm. Không thể khẳng định 100% nhưng hiện tại gần như cơ bản các nhà hàng, cửa hiệu đều đã tháo biển vi phạm”, ông Trung nói.
Phương Nguyên


- ‘Biển hiệu tiếng Trung không có gì nghiêm trọng’ (VNN).  Trưởng Phòng Văn hóa thị xã Từ Sơn, Bắc Ninh Trần Đức Quyết khẳng định từ đầu năm đã kiểm tra rốt ráo, yêu cầu tháo dỡ tất cả biển hiệu chỉ dùng tiếng Trung, tuy nhiên chưa xử phạt trường hợp nào.

biển quảng cáo, biển hiệu, tiếng Trung, Từ Sơn, Bắc Ninh, Đồng Kỵ
Biển chỉ dẫn hoàn toàn bằng tiếng Trung Quốc trên con phố Nguyễn Văn Cừphường Đồng Kỵ, thị xã Từ Sơn, Bắc NinhẢnh do phóng viên VietNamNet chụp ngày 13/7/2013
>> Sát 'nách' Thủ đô, cả phố trưng biển tiếng Trung
>> Biển hiệu tiếng Trung: Phạt cao nhất 5 triệu đồng?


'Không còn biển quảng cáo màu đỏ'

Trao đổi với VietNamNet sáng nay (22/7), ông Quyết cho hay việc treo biển quảng cáo sai quy định luật chỉ diễn ra ở mấy tháng đầu năm thôi.
Theo Trưởng Phòng Văn hóa, thị xã Từ Sơn mới được thành lập với 12 xã, phường, trong đó Đồng Kỵ và Phù Khê nằm trong làng nghề truyền thống đồ gỗ từ nhiều năm. Thị trường xuất khẩu chủ yếu hiện nay là Trung Quốc. Doanh nghiệp Trung Quốc sang đây làm ăn từ nhiều năm, họ liên doanh với người Việt thuê cửa hàng để giao dịch buôn bán, vì thế mới có hiện tượng biển quảng cáo có tiếng Trung. Có cả một số nhà hàng ăn uống, thậm chí có cả nhà nghỉ.
Theo thống kê của chúng tôi, hiện nay ở Đồng Kỵ có 3 nhà nghỉ của người Việt Nam dùng biển quảng cáo có tiếng Trung, ở Phù Khê có 7 cửa hàng vận tải do người Trung Quốc liên doanh với người Việt Nam và 6 nhà nghỉ kiêm dịch vụ ăn uống, ở Hương Mạc có 2 khách sạn cũng liên doanh phối hợp giữa người Việt Nam và người Trung Quốc chứ không phải của riêng người Trung Quốc đứng ra đầu tư.
Chúng tôi rất cám ơn báo VietNamNet đã có bài viết nhắc nhở chính quyền chúng tôi trong việc quản lý. Tuy nhiên, vi phạm không đến mức như chúng ta tưởng.
Chưa cần báo chí nhắc nhở thì từ đầu năm đến nay, Công an thị xã phối hợp với Phòng Văn hóa chúng tôi cũng đã có 3 đợt kiểm tra biển hiệu. Chúng tôi đã phát hiện hơn 30 biển có quảng cáo bằng tiếng Trung Quốc, trong đó có 10 biển hiệu vi phạm luật Quảng cáo, tức là chỉ bằng tiếng Trung. Chúng tôi đã yêu cầu tháo dỡ, đến nay cơ bản đã dẹp hết rồi, chỉ còn 3-4 cái mới treo. Sáng nay cán bộ của phòng Văn hóa đã về kiểm tra, nếu phát hiện vẫn còn vi phạm sẽ yêu cầu tháo dỡ.
Còn lại đa số biển quảng cáo đều làm đúng quy định, tức là màu phải dùng màu xanh, không được dùng màu đỏ, chữ tiếng Việt ở trên, tiếng Trung ở dưới, kích cỡ không được lớn quá 3/4 khổ chữ tiếng Việt. UBND các xã cũng cho biết họ có trách nhiệm quản lý thật tốt. Chúng tôi khẳng định là sự việc không có gì nghiêm trọng, không có gì đáng ngại cả. Trách nhiệm chính là UBND các xã, phường, ngành Văn hóa - Thông tin cấp trên có trách nhiệm hướng dẫn thực hiện đúng pháp luật.
Khó xử phạt
Đối với 10 biển hiệu vi phạm luật Quảng cáo mà đầu năm các ông phát hiện, các ông đã xử lý như thế nào?
Chúng tôi đã biên bản, yêu cầu tháo dỡ, đồng thời giao chính quyền địa phương hướng dẫn, nhắc nhở, tuyên truyền. Các cửa hàng, nhà nghỉ, quán ăn thay biển ngay, người kinh doanh chỉ muốn quảng cáo cho bắt mắt để thu hút khách Trung Quốc thôi. Sau đó nếu họ còn cố tình vi phạm thì chúng tôi mới phạt.
Nhưng chưa có trường hợp nào bị xử phạt như quy định của luật?
Xử phạt cũng khó lắm. Người Trung Quốc liên doanh có ở đây suốt đâu, họ ra vào thường xuyên, ngày đi buôn, tối về giao dịch, có khi vài ba tháng sau lại đi khỏi Từ Sơn rồi. Tình hình sẽ phức tạp nếu quản lý không tốt, nhưng thực tế ở Từ Sơn an ninh được đảm bảo rất tốt, chúng tôi thường xuyên thống kê tình hình tạm trú tạm vắng, người nước ngoài ra vào địa phương đều nắm chắc.
Tất nhiên làm ăn với Trung Quốc có nhiều vấn đề phức tạp. Cũng như với nông sản, mặt hàng gỗ, nhất là gỗ quý có nhiều bà con làm ăn vay vốn ngân hàng đi thu gom với giá đắt lúc người Trung Quốc mua nhiều, như gỗ trắc, gỗ sưa, có khi sang tận Lào, vào tận Thanh Hóa mua, sau người Trung Quốc không mua nữa thì bà con điêu đứng. Như vậy về mặt kinh tế thì phải rất tỉnh táo. Còn về an ninh, chúng tôi khẳng định tình hình không có gì đáng ngại.


- PHÓNG SỰ TỪ VIỆT NAM :SAU VIỆC BẢN HIỆU CÔNG NHÂN TRUNG CỘNG Ồ ẠT NHIỀU NƠI Ở VIỆT NAM

Tiếp theo phóng sự về nạn bảng hiệu tiếng Hoa tràn lan ở Việt Nam như tình trạng một quốc gia chư hầu, báo chí trong nước cũng báo động nạn công nhân Trung Cộng lại tràn vào Việt Nam, cát cứ và lộng hành trong các khu dân cư người Việt. Theo điều tra của báo chí trong nước, rất nhiều người Trung Hoa vào Việt Nam, mở cửa hàng để bảng hiệu tiếng Trung Hoa để phục vụ cho đồng hương của họ, vốn mỗi ngày đang đông dần một cách khó hiểu. Tờ báo kinh tế VEF trong nước kể rằng khi các công ty Trung Cộng trúng thầu xây nhà máy nhiệt điện Hải Phòng 1 ở xã Tam Hưng, huyện Thủy Nguyên. hàng ngàn công nhân Trung Cộng ồ ạt kéo sang để xây nhà máy.



Con đường chạy qua hai xã mọc lên hàng trăm quán bán bia, quán tạp hóa, quán nhậu, quán karaoke, mát-xa, cà phê, nhà trọ... với các bảng hiệu đều viết bằng chữ Tàu. Số lượng công nhân Trung Cộng làm việc tại nhà máy này là bao nhiêu người, có giấy phép hay không thì gần như không cơ quan nào nắm được. Một số công nhân Trung Cộng đã cưới vợ Việt. Phần lớn những công nhân này đều thuộc diện nhà nghèo, trình độ học vấn thấp, lại là người dân tộc thiểu số hay ở tận các vùng sâu vùng xa ở Hoa Lục... nên qua Việt Nam lao động vừa có lương cao, lại lấy được vợ. Thậm chí nhiều công nhân Trung Cộng đã rủ rê thêm bạn bè chưa vợ ở Hoa Lục sang Việt Nam làm việc. Người Hoa đang ngày càng cắm rễ sâu trong nước. Nhiều lao động người Hoa thuê người Việt đứng tên để mua đất kinh doanh. Một số khác lấy vợ người Việt sau đó về đây mở quán kinh doanh...".

Một người dân ở Kỳ Liên, Hạ Long cho biết: "Lao động Trung Cộng thường gợi ý nên lắp biển hiệu chữ họ và từ chối vào quán không có tiếng Trung. Vì vậy một số cửa hàng đặt biển hiệu toàn chữ Trung không có một chữ tiếng Việt, thậm chí không tiếp người Việt". Vài năm nay, phía sau những khu công nghiệp ở tỉnh Bình Dương bỗng dưng mọc lên hàng loạt cửa hàng, quán ăn, điểm massage... do người Hoa làm chủ. Tại những nhà hàng, quán ăn do người Hoa mở, nhân viên, chủ quán đều dùng tiếng Hoa để giao tiếp. Bảng giá đồ ăn, thức uống được niêm yết bằng hai đơn vị là Nhân dân tệ và Việt Nam đồng. Rất nhiều trung tâm dạy tiếng Hoa do người Hoa mở nhằm dạy người Việt Nam . Mặt hàng được bán trong các cửa hàng của người từ Trung Cộng làm chủ đều được nhập từ Hoa Lục. Dù bán tại khu dân cư có đa phần người Việt Nam sinh sống nhưng giá bán được niêm yết lại là Nhân dân tệ. Liệu đây có phải là một trong những thỏa thuận chung mà chủ tịch CSVN Trương Tấn Sang đã ký với Tập Cận Bình mới đây hay không?







PHÓNG SỰ TỪ VIỆT NAM: HÀ NỘI DỰ ĐỊNH RA LUẬT PHẠT CÁC BẢN HIỆU TIẾNG TRUNG HOA ĐỂ XOA DIỆU DÂN CHÚNG



-- Quảng Ninh: Chưa có cách giải quyết dứt điểm “phố Tàu” (DT).
- Quảng Ninh: “Không có chuyện tồn tại Phố Trung Quốc” (TQ). Mời xem lại: Phố Tàu xuất hiện ngày càng nhiều (SM). – Trung Quốc xâm lược VN bằng đường hôn nhân? (FB Nguyễn Quang Thạch). – Chết dưới tay Trung Quốc -Kỳ 7 (BoxitVN). – Cựu lãnh đạo CIA tố cáo tập đoàn Trung Quốc Hoa Vi làm gián điệp (RFI).- Huawei của TQ bác cáo buộc gián điệp (BBC). – Cựu quan chức CIA: ‘Có bằng chứng cho thấy Huawei làm gián điệp cho Trung Quốc’ (TN).

- Trung Quốc đóng cửa một công ty du lịch vì dính líu đến vụ hối lộ của GSK (RFI).

- Những phố Tàu trên nước Việt (DT). - Đồ chơi trẻ em TQ tràn lan ở Việt Nam (RFA). - Đường dây “tẩy trắng” cá tầm lậu: Người Trung Quốc hé lộ bí mật (DV).- Cần Thơ: Hãi hùng cà phê sản xuất từ đậu nành, bắp, hóa chất (LĐ). - Cần Thơ: Kinh hãi cà phê được sản xuất từ đậu nành, bột ngô, hóa chất… (DT). – Vệ sinh an toàn thực phẩm: Sự xao nhãng và tính mạng con người (ĐĐK).- Gà “kháng sinh” đe dọa sức khỏe người tiêu dùng (DV).

- Phát hiện sản xuất cà phê và mỹ phẩm giả quy mô lớn (TN).


. - “Chết” vì cây giống Trung Quốc (NLĐ).

- Đừng “nổ” quá, làm khổ nông dân (SGTT). – Chương trình trợ giá lúa gạo của Thái Lan: Ai được hưởng lợi? (ĐBND).

- 9 loại thực phẩm chế biến mà bạn nên thay thế ngay (Sống Magazine). - Hàng trăm công nhân bị ngộ độc sau ngày đình công (PLTP). – Ăn chưa no, lo ngộ độc(ANTĐ).

- Ma trận hóa chất bảo quản trái cây: Bất lực? (TP).







-Biển hiệu tiếng Trung: Phạt cao nhất 5 triệu đồng? (VNN).


- Điểm mặt những “phố Tàu’ trên cả nước (VEF).
Ở nhiều địa phương, từ lâu đã hình thành các khu trưng toàn biển tiếng Trung Quốc, giao dịch buôn bán chủ yếu với người Trung Quốc được người dân thường gọi là “Phố Tàu”. Không chỉ ở Bắc Ninh, “phố Tàu” xuất hiện ở Quảng Ninh, Hà Tĩnh, Bình Dương…

Đi qua các con phố này, người ta có cảm giác như đang ở đâu đó bên Trung Quốc bởi các biển hiệu quảng cáo, thực đơn dày đặc tiếng Trung... Các giao dịch nơi đây còn sử dụng tiếng Trung nhiều hơn tiếng Việt.

Có rất nhiều lý do để lý giải cho tình trạng phố ta hóa phố Tàu như: để thu hút khách du lịch thuận tiện việc buôn bán, do yếu tố lịch sử, hay do sự thiếu hiểu biết của người dân... Tình trạng này đã tồn tại khá lâu nhưng như có biện pháp giải quyết triệt để.


"Phố Tàu" ở Bắc Ninh
Làng nghề mộc truyền thống từ hàng trăm năm của Bắc Ninh đang dần bị biến thành... "khu phố tiếng Tàu". Đi dọc con đường làng vào thôn Đông và Phù Khê Thượng (Phù Khê, Từ Sơn, Bắc Ninh), nhiều người không khỏi ngạc nhiên khi bắt gặp hàng loạt biển hiệu "lạ". Những tấm biển hiệu tràn ngập tiếng Trung xen giữa tiếng Việt ở những xưởng sản xuất gỗ, công ty vận tải, cửa hàng ăn, nhà nghỉ...
Không chỉ cửa hàng đồ gỗ mà các nhà nghỉ, công ty vận chuyển, cửa hàng ăn uống đều treo biển hiệu tiếng Trung xen lẫn tiếng Việt. Theo một số người dân ở đây, nhiều người Trung Quốc thuê lại nhà nghỉ, cửa hàng để kinh doanh dịch vụ cho người Trung Quốc.
{keywords}

{keywords}

Phố Tàu" ở Hạ Long
Tuyến đường du lịch chạy dọc bãi biển Bãi Cháy - TP. Hạ Long đầy rẫy biển hiệu in chữ Trung Quốc. Chưa đầy một km trên tuyến đường mang tên Hạ Long ở đây đã có hàng chục biển hiệu khách sạn, cửa hàng bán đồ lưu niệm... in đầy chữ Trung Quốc. Ngay biển hiệu của hai khu mua sắm lớn nhất dành cho du khách đến Hạ Long là Chợ đêm Hạ Long và Siêu thị Thanh Niên cũng "chú thích" dòng chữ Trung Quốc nổi bật hơn cả dòng chữ Việt.
Đại diện Sở VH-TT và DL tỉnh Quảng Ninh thừa nhận, hiện tượng này đang diễn ra phổ biến ở một số điểm du lịch tỉnh Quảng Ninh như Móng Cái, Hạ Long..., nguyên nhân là do tại những địa điểm này, khách du lịch đến từ Trung Quốc và Đài Loan rất nhiều nên người kinh doanh thường in biển quảng cáo bằng chữ Trung Quốc để thu hút lượng khách này. Cùng với tâm lý ganh đua, thấy nhà này làm biển quảng cáo chữ Trung Quốc, nhà bên cạnh cũng làm, người sau cố làm to hơn người trước...
{keywords}

{keywords}

"Phố Tàu" ở Hải Phòng
Khi các công ty Trung Quốc trúng thầu xây nhà máy nhiệt điện Hải Phòng 1 ở xã Tam Hưng, huyện Thủy Nguyên. hàng ngàn công nhân Trung Quốc ồ ạt kéo sang để xây nhà máy. Con đường chạy qua hai xã mọc lên hàng trăm quán bán bia, quán tạp hóa, quán nhậu, quán karaoke, mát-xa, cà phê, nhà trọ... với các bảng hiệu đều viết bằng chữ Tàu.
Số lượng công nhân Trung Quốc làm việc tại nhà máy này là bao nhiêu người, có giấy phép hay không thì gần như không cơ quan nào nắm được. Một số công nhân Trung Quốc đã cưới vợ Việt. Phần lớn những công nhân này đều thuộc diện nhà nghèo, trình độ học vấn thấp, lại là người dân tộc thiểu số hay ở tận các vùng sâu vùng xa... nên qua Việt Nam lao động vừa có lương cao, lại lấy được vợ. Thậm chí nhiều công nhân Trung Quốc đã rủ rê thêm bạn bè chưa vợ ở Trung Quốc sang Việt Nam làm việc.
{keywords}

{keywords}

"Phố Tàu" ở Hà Tĩnh
Trải dài 30 km dọc quốc lộ 1A qua các xã Kỳ Liên, Kỳ Long, Kỳ Thịnh (Kỳ Anh) xuất hiện hàng trăm quán cắt tóc, cơm, nhà hàng, khách sạn biển hiệu Trung Quốc, Đài Loan.
Theo thống kê, hiện Khu kinh tế Vũng Áng (huyện Kỳ Anh, Hà Tĩnh) có trên 1.400 lao động, trong đó lao động Trung Quốc theo đăng ký là 412 người, Đài Loan 300 người. Tuy nhiên, trên thực tế con số này còn có thể lớn hơn.
Nhiều lao động Trung Quốc còn thuê người Việt đứng tên mua đất kinh doanh. Một số khác lấy vợ người Việt sau đó về đây mở quán kinh doanh...". Một người dân Kỳ Liên, cho biết: "Lao động Trung Quốc thường gợi ý nên lắp biển hiệu chữ họ và từ chối vào quán không có tiếng Trung. Vì vậy một số cửa hàng đặt biển hiệu toàn chữ Trung không có một chữ tiếng Việt, thậm chí không tiếp người Việt".
{keywords}

"Phố Tàu" ở Bình Dương
Vài năm nay, phía sau những khu công nghiệp ở tỉnh Bình Dương bỗng dưng mọc lên hàng loạt cửa hàng, quán ăn... của người Trung Quốc, người dân Bình Dương quen gọi là phố Tàu. Tại đây mọc lên ngày càng nhiều các nhà hàng, quán ăn, điểm massage... do người Trung Quốc làm chủ.
Người Trung Quốc sinh sống tại Bình Dương chủ yếu làm công nhân tại những nhà máy do chủ người Trung Quốc đầu tư. Ngoài công việc tại những nhà máy, khu công nghiệp họ còn mở nhà hàng, khách sạn, quán ăn, trường học...
Tại những nhà hàng, quán ăn do người Hoa mở, nhân viên, chủ quán đều dùng tiếng Hoa để giao tiếp. Bảng giá đồ ăn, thức uống được niêm yết bằng hai đơn vị là Nhân dân tệ và Việt Nam đồng. Rất nhiều trung tâm dạy tiếng Hoa do người Trung Quốc mở nhằm dạy người Việt Nam .
Mặt hàng được bán trong các cửa hàng của người Trung Quốc làm chủ đều được nhập từ Trung Quốc. Dù bán tại khu dân cư có đa phần người Việt Nam sinh sống nhưng giá bán được niêm yết lại là Nhân dân tệ.
{keywords}

{keywords}

Theo Khoản 2, Điều 18 của Luật Quảng cáo quy định: Trong các sản phẩm quảng cáo phải có nội dung thể hiện bằng tiếng Việt, trừ những trường hợp nhãn hiệu hàng hoá, khẩu hiệu, thương hiệu, tên riêng bằng tiếng nước ngoài hoặc các từ ngữ đã được quốc tế hoá không thể thay thế bằng tiếng Việt; Trong trường hợp sử dụng cả tiếng Việt, tiếng nước ngoài trên cùng một sản phẩm quảng cáo thì khổ chữ nước ngoài không được quá ba phần tư khổ chữ tiếng Việt và phải đặt bên dưới chữ tiếng Việt.

-
Việt Nam không có lãnh đạo!!!
Ở Việt Nam, “Đảng lãnh đạo, nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ” là khẩu hiệu thường gặp nhất, rồi Trương Tấn Sang hết sang Tàu lại đi Mỹ, thế thì tại sao tôi dám kết luận Việt Nam không có lãnh đạo!!!
Lãnh đạo và quản lý

Chúng ta thường lầm lẫn giữa người lãnh đạo và người quản lý hay người thừa hành.

Người lãnh đạo là người vạch ra con đường và hướng dẫn quốc gia ấy theo con đường đã được vạch ra.

Người lãnh đạo cần có tư tưởng, có tầm nhìn xa (viễn kiến), có khả năng sáng tạo, khả năng truyền đạt tư tưởng của họ đến với những người chung quanh để chuyển biến viễn kiến của họ thành một tầm nhìn chung cho tòan dân tộc.

Người lãnh đạo biết phương cách, biết làm thế nào để thực hiện được ý tưởng của mình. Họ biết ai là người để giao phó trách nhiệm thực hiện. Họ có khả năng phân tích và nhận ra mọi rủi ro, vượt qua mọi thách thức, tạo ra những chuyển biến tích cực để thúc đẩy một quốc gia phát triển.

Trong khi ấy các nhà quản lý hay người thừa hành chủ yếu lo việc tổ chức hệ thống được ổn định, lên kế họach, đề ra công tác, thu xếp nhân sự nhằm thực hiện một cách tốt nhất con đường đã được người lãnh đạo vạch ra.

Trong các họat động ở tầm mức nhỏ như một nhóm, một hãng xưởng, một hội đòan, một tổ chức người lãnh đạo cũng có thể là người quản lý hay điều hành. Người lãnh đạo như thế giữ cả hai vai trò. Chính vì thế chúng ta thừơng lầm lẫn giữa hai vai trò rất khác biệt.

Nhưng ở tầm mức lớn hơn một đại công ty, một quốc gia, muốn phát triển vai trò lãnh đạo và vai trò quản lý hay điều hành cần phải độc lập.

Vai trò Hồ Chí Minh

Hồ Chí Minh là nhân vật lịch sử, vẫn luôn được đảng Cộng sản tuyên truyền đánh bóng là một nhà lãnh đạo tài ba. Đảng Cộng sản cố chứng minh ông là một nhân vật có tư tưởng, có viễn kiến, có tầm nhìn chiến lược nhưng lại không tìm ra chứng cớ. Càng tuyên truyền càng đánh bóng thì sự thực về Hồ Chí Minh càng được phơi bày.

Hồ chí Minh được đào tạo, huấn luyện và tài trợ để đưa tư tưởng cộng sản về Đông Dương nhằm thực hiện các “viễn kiến” của Lênin, Stalin, Mao Trạch Đông, các sách lược do Quốc Tế Cộng Sản đề ra. Ông Hồ là một người thừa hành xuất sắc, ông có một đức tin mãnh liệt vào chủ nghĩa cộng sản nhờ đó đã nắm được quyền và đã xây dựng được một guồng máy cầm quyền tồn tại đến ngày nay.

Kế thừa Hồ Chí Minh

Tư tưởng đã không có, con đường lại do Quốc Tế Cộng Sản vạch ra những người cầm quyền sau nay chỉ giữ vai trò cai trị. Như Hồ chí Minh, họ đã mất đi khả năng độc lập trong tư tưởng. Họ chỉ giỏi hô hào các khẩu hiệu hay tuyên truyền đánh bóng chế độ. Họ quản lý đất nước theo kiểu của Nga, của Tàu, theo phương cách làm, sai, sửa và sử dụng bạo lực để cầm quyền.

Không có người lãnh đạo khác gì một người không có cái đầu. Bởi thế chế độ cộng sản phạm sai lầm này sang sai lầm khác. Người cầm quyền gây biết bao tội ác, họ tiêu diệt mọi tiềm năng đối lập về chính trị, kinh tế và xã hội. Tội ác lớn nhất là đưa đất nước vào các cuộc chiến tranh tiêu diệt mọi tiềm năng còn sót lại và gây phân hóa nội lực quốc gia.

Trong chiến tranh đảng Cộng sản đã chiến thắng. Xét cho cùng họ chiếm được miền Nam là nhờ quân viện của Khối Cộng sản và nhờ đường lối tập trung tất cả nhân lực, tài lực, tài nguyên đất nước vào một mục tiêu duy nhất là chiếm được chính quyền. Hồ chí Minh từng tuyên bố “dù có hy sinh đến đâu, dù có phải đốt cháy cả dãy Trường Sơn, cũng quyết tâm giành cho được chính quyền trong toàn quốc”.

Trong khi ấy miền Nam vừa phải chống đỡ, vừa phải xây dựng và vừa phải phát triển quốc gia. Mọi yếu tố quyết định chiến tranh lại đều dựa trên chiến lược chiến thuật của người Mỹ.

Vừa sao chép thể chế tòan trị Nga Tàu, vừa xuất thân từ một tầng lớp chỉ biết dùng bạo lực để chiến thắng, người cộng sản tiếp tục sử dụng bạo lực để nắm độc quyền. Họ cai trị đất nước trên đầu súng và dựa trên tư tưởng và sự trợ giúp của ngọai nhân.

Khi guồng máy cộng sản Đông Âu và Nga Sô sụp đổ, đảng Cộng sản không còn con đường nào khác phải nới lỏng, phải mở trói cho nền kinh tế tư nhân. Nhờ nguồn nhân lực chưa được tận dụng, nguồn tài nguyên còn dồi dào, thế giới còn sẵn sàng cho vay mượn và đầu tư, và nhất là nguồn ngọai tệ từ người Việt hải ngọai gởi về, sự “đổi mới” lần ấy đã giúp đảng Cộng sản thóat “chết” (“đổi mới hay là chết”).

Nhưng thay vì lắng nghe một số đảng viên cấp tiến như ông Trần xuân Bách, lắng nghe nguyện vọng của người dân, chấp nhận thay đổi cả kinh tế lẫn chính trị, đảng Cộng sản lại theo Tàu: cởi trói kinh tế nhưng tiếp tục đàn áp đòi hỏi dân chủ hóa Việt Nam. Từ đó nẩy nở một tầng lớp tư bản đỏ nắm giữ mọi đặc quyền đặc lợi quốc gia.

Để tiếp tục cầm quyền các phe nhóm tư bản đỏ tìm mọi cách tiêu diệt những nhân tài có tiềm năng lãnh đạo đất nước. Ông bà ta có dạy “thà làm tớ kẻ khôn, hơn làm thầy người dại”, đằng này nhân tài Việt Nam phải “làm tớ một bè lũ vừa điên vừa dại”. Và cứ như thế không ai còn cơ hội để thăng tiến hay có điều kiện tạo ra những thay đổi tích cực nhằm thúc đẩy đất nước tiến lên.

Hiện Trạng Xã Hội

Các sai lầm trong quản lý đã đưa đất nước đến tình trạng cạn kiệt tài nguyên, đất đai và môi trường bị hủy họai, nông nghiệp và kỹ nghệ yếu kém, nợ nần chồng chất, lạm phát gia tăng. Nợ và nợ xấu trong các ngân hàng bế đọng, thị trường bất động sản đóng băng, hàng trăm ngàn doanh nghiệp phải giải thể và phá sản, mọi khu vực kinh tế hầu như đình trệ. Tình trạng thất nghiệp đang gia tăng trầm trọng nhưng lại thiếu nhân tài có khả năng cạnh tranh với các quốc gia trong vùng.

Các mặt quân sự, giáo dục, văn hóa, y tế cũng càng ngày càng suy thóai. Nhìn chung Việt Nam thua xa các quốc gia trong vùng.

Kinh tế do nhà nước quản lý đang đi vào vòng bế tắc. Tiền thuế không thu được, tài nguyên kiệt quệ, dầu thô thì bị Tàu cộng cô lập, đầu tư ngọai quốc thì không có, vay nợ ngọai quốc thì không được, ngọai tệ hải ngọai gởi về giảm dần, nhưng ngọai tệ chuyển ra ngọai quốc thì gia tăng, in tiền thì đồng tiền mất giá kéo theo lạm phát… Không tiền thì lấy đâu để nhà nước chi trả cho guồng máy “Đảng” và guồng máy “Nhà Nước” khổng lồ.

Vài năm trước các quốc gia Tây Phương còn tin rằng nhà cầm quyền cộng sản Hà Nội sẽ biết tôn trọng nhân quyền. Vì đây là một yếu tố cần và đủ để Việt Nam được chấp thuận tham gia Khối Đối tác Kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP) để chia sẻ quyền lợi về kinh tế và chính trị với các quốc gia trong vùng. Nhưng niềm tin của thế giới, nay đã thành tuyệt vọng. Đảng Cộng sản càng ngày càng lộ rõ bộ mặt thật, nhân quyền càng ngày càng trở nên tồi bại.

Khi những người cầm quyền không tôn trọng nhân quyền cho dân họ, thì họ không còn đáng để các nhà lãnh đạo thế giới tôn trọng, mọi nỗ lực bang giao quốc tế từ đó xuống cấp.

Để được tiếp tục cầm quyền đảng Cộng sản đã chọn con đường ký kết các Hiệp Ước và Văn kiện bán dần đất nước cho ngọai bang. Tuyên Bố Chung 2013 giữa hai đảng Cộng sản Việt Hoa, vừa được Trương Tấn Sang ký kết không khác gì văn bản chính thức xáp nhập Việt Nam vào lãnh thổ Trung cộng.

Các phe nhóm trong đảng Cộng sản thì càng ngày càng công khai làm giàu đục khóet quốc gia. Sự cách biệt giữa tầng lớp nghèo bị trị và tầng lớp tư bản đỏ cai trị càng ngày càng đào sâu. Các thất bại kinh tế và xã hội càng ngày càng lộ rõ. Việc bán nước càng ngày càng công khai.

Khẩu hiệu “Đảng lãnh đạo, nhà nước quản lý” vẫn tiếp tục được hô hào nhưng thực tế thì khác xa. Đảng và nhà nước đang đùn đẩy trách nhiệm cho nhau. Tình trạng của đảng Cộng sản như “rắn mất đầu” đang giẫy dụa, máu me vung vãi khắp nơi trước khi được thảy ra bãi rác.

Ngược lại các phong trào yêu nước chống ngọai xâm, phong trào đòi tự do dân chủ, phong trào đòi công bình bác ái, mỗi ngày một phát triển, tất cả đang dẫn đến một cuộc cách mạng xã hội tòan diện.

Lãnh Đạo Phải Xuất Phát Từ Dân

Khi người dân đã thực sự làm chủ đất nước của mình. Khi Việt Nam đã có một nền dân chủ lành mạnh. Khi ấy các đảng chính trị sẽ chọn những người lãnh đạo xuất sắc nhất trong đảng mình đưa ra tranh cử.

Những người lãnh đạo các chính đảng sẽ cạnh tranh nhau đưa ra các viễn kiến, các chiến lược, các chính sách để được dân chúng chọn lựa một người lãnh đạo quốc gia vừa có tài, vừa có đức.

Một cách chính danh và được sự ủy quyền của người dân, người lãnh đạo quốc gia sẽ đề ra những chiến lược, những chính sách, để guồng máy hành chánh độc lập thi hành các chính sách đưa đất nước đi lên và tạo ra công bằng xã hội.

Như các quốc gia tân tiến khác, tự do chính trị là điều kiện cần và đủ để Việt Nam có người lãnh đạo quốc gia. Nói một cách khác người lãnh đạo sẽ xuất phát từ dân.

Nguyễn Quang Duy
Melbourne, Úc Đại Lợi
18/7/2013

Sát 'nách' Thủ đô: Cả phố trưng biển tiếng Trung Quốc (VNN).

Cách trung tâm Thủ đô chừng 20km, làng nghề mộc Đồng Kỵ, Phù Khê thuộc thị xã Từ Sơn (Bắc Ninh) hiện nay khá lạ lẫm với những biển, bảng hiệu bằng tiếng Trung Quốc.

Dọc con phố chính thuộc phường Đồng Kỵ, khu phố quanh khu chợ gỗ Phù Khê Thượng (TX Từ Sơn) nhan nhản những biển hiệu in tiếng Trung Quốc xen lẫn tiếng Việt.

Theo luật quảng cáo của Việt Nam 2012, các sản phẩm quảng cáo phải có nội dung thể hiện bằng tiếng Việt. Trong trường hợp có sử dụng cả tiếng nước ngoài trên cùng một sản phẩm thì khổ chữ tiếng nước ngoài có kích cỡ không được lớn quá 3/4 khổ chữ tiếng Việt và phải đặt bên dưới chữ tiếng Việt. Khá nhiều biển quảng cáo tại những con phố này vi phạm luật quảng cáo khiến cho những khu phố này giống như một khu phố ở đất nước Trung Quốc chứ không phải Việt Nam.
Theo người dân Đồng Kỵ và Phù Khê thì gỗ và các sản phẩm từ gỗ ở đây chủ yếu xuất sang Trung Quốc. Không chỉ thương lái đồ gỗ mà nhiều người Trung Quốc còn thuê cửa hàng kinh doanh nhà nghỉ, khách sạn, cửa hàng ăn uống chỉ chủ yếu phục vụ người Trung Quốc sang mua bán đồ gỗ. Vì vậy biển hiệu thường in tiếng Trung Quốc cho khách hàng dễ tìm.



Biển chỉ dẫn hoàn toàn bằng tiếng Trung Quốc trên con phố Nguyễn Văn Cừ  thuộc phường Đồng Kỵ (TX Từ Sơn, Bắc Ninh).
Từ cửa hàng đồ gỗ đến nhà nghỉ trên phố Nguyễn Văn Cừ đều có biển hiệu tiếng Trung Quốc.



Quảng cáo của công ty  vận tải xen chữ Trung Quốc.
Biển hiệu một đại lý vé máy bay trên phố Nguyễn Văn Cừ.
Quảng cáo dạy tiếng Trung, Việt hầu hết bằng chữ Trung Quốc trên một con phố thuộc phường Đồng Kỵ.





Cửa hàng quảng cáo bán gỗ trắc, gỗ hương với dòng chữ Trung Quốc khá lớn.
Nhiều công ty vận tải do người Trung Quốc điều hành với biển quảng cáo dày đặc tiếng Trung Quốc tại các con phố thuộc thôn Phù Khê Thượng (Từ Sơn, Bắc Ninh).

Các quán ăn với biển hiệu tiếng Trung Quốc xuất hiện khắp các con phố quanh khu chợ gỗ Phù Khê Thượng.
Không ít chủ nhân của những quán ăn này là người Trung Quốc.
Biển hiệu tiếng Trung dày đặc khu phố thuộc thôn Phù Khê Thượng.
Nhiều biển quảng cáo với chữ Trung Quốc lớn hơn hẳn chữ tiếng Việt.
Một biển hiệu quảng cáo của một công ty đồ gỗ mỹ nghệ khang trang mang "bản sắc" Trung Quốc giữa thôn Phù Khê Thượng.





  Tiền Giang: 213 đảng viên tự bỏ sinh hoạt Đảng(Thanh tra).

-Đèn lồng, chậu cảnh TQ: Dụng ý lớn trong những món hàng nhỏ! TT - Hết hộ chiếu rồi những quả địa cầu là đồ dùng học tập có đường chữ U, tết vừa qua còn có nhiều món đồ nho nhỏ nhưng mang theo nó là âm mưu lớn từ Trung Quốc lẻn vào Việt Nam, như đèn lồng có chữ “Tam Sa”, chậu cây cảnh có bản đồ Việt Nam nhưng không có Hoàng Sa và Trường Sa...

Chậu cây đu đủ giả xuất xứ từ Trung Quốc bán ở TP.HCM có hình bản đồ Việt Nam nhưng không có Hoàng Sa, Trường Sa - Ảnh: Thuận Thắng
Năm ngoái, VN và nhiều nước khác trong khu vực như Philippines, Malaysia... đã phản ứng mạnh mẽ quanh việc Trung Quốc tung ra hộ chiếu mới có in đường chữ U. Rồi tiếp đến là việc bẫy người dùng WeChat bằng những cam kết gián tiếp thừa nhận đường chữ U.
Còn đầu năm nay, Philippines vừa tiêu hủy những quả địa cầu làm đồ dùng học tập có đường chữ U. Và mới nhất, trong dịp Tết Quý Tỵ vừa qua, một số địa phương như Hải Phòng, Hải Dương phải tiêu hủy đèn lồng có chữ “Tam Sa” bằng chữ Trung Quốc. Hay tại TP.HCM, bỗng dưng xuất hiện nhiều chậu cây cảnh giả có hình bản đồ VN nhưng không có Hoàng Sa và Trường Sa.
Chậu đu đủ giả thâm độc
Trao đổi với Tuổi Trẻ, ông Đào Minh Hải - phó cục trưởng Cục Quản lý thị trường, Bộ Công thương - cho biết Cục Quản lý thị trường đã nhận được thông tin từ các địa phương báo về hiện tượng đèn lồng xuất xứ tại Trung Quốc có in chữ “Tam Sa” đang bán ở VN. Theo ông Hải, Cục Quản lý thị trường đang xem xét, chỉ đạo để xác định mặt hàng đèn lồng trên đang được tập trung ở những địa bàn nào, mức độ ra sao để tiến hành kiểm tra xử lý.
Nhiều bạn đọc ở khu vực Q.Bình Thạnh, TP.HCM phản ảnh với Tuổi Trẻ rằng trong những ngày tết vừa qua, một số ngôi chùa trong khu vực quận này có bày bán những chậu cây đu đủ giả rất đẹp, được giới thiệu là xuất xứ từ Trung Quốc. Độc đáo hơn, những cây đu đủ này được để trong một chiếc chậu giả đá màu xám đen. Bốn mặt chậu đều có hình bản đồ VN màu xanh, làm như giả rêu, cũng rất đẹp. Nhiều người đã mua những chiếc chậu cảnh giả này về chưng. Nhưng sau đó thì nhiều người phát hiện cả bốn bản đồ VN ở bốn mặt chậu đều không có Hoàng Sa và Trường Sa. Một độc giả tên Huy Hùng cho biết anh đã hủy ngay chiếc chậu cây thâm độc này.
Theo lời mách bảo của bạn đọc, trưa 18-2 chúng tôi đến trước chùa Long Vân ở đường Bùi Đình Túy (Q.Bình Thạnh) hỏi thăm về mặt hàng cây cảnh giả có chậu in hình bản đồ, mấy chị bán chuối chiên, rau quả trước cổng chùa khẳng định: “Trong chùa bán nhiều lắm, vô đó mà hỏi!”.
Trong khuôn viên chùa, ở gian nhà giữa có trưng bày khá nhiều chậu hoa, cây kiểng giả. Thu hút nhất là những chậu cây đu đủ nhỏ, cao tầm 4-5 tấc, quả sai lúc lỉu. Giá bán của chậu cây đu đủ này là 550.000 đồng/chậu nhỏ. Riêng chậu cây đu đủ lớn bằng cây thật có giá 1,8-1,95 triệu đồng/chậu. Người trông coi việc bán hàng của nhà chùa cho biết: “Từ trước tết đến giờ, trong vòng nửa tháng, chùa đã bán được rất nhiều cây, hoa, cảnh giả này”.
Chiều cùng ngày, trao đổi với Tuổi Trẻ về vấn đề này, thầy Đức Tài - người phụ trách khâu lấy hàng về bán tại chùa Long Vân - cho biết: “Tôi thấy mấy cái chậu cây có cảnh cũng đẹp, có hình bản đồ nhưng thật sự không để ý là có Hoàng Sa, Trường Sa hay không”.
Tiêu hủy đèn lồng Trung Quốc có in chữ “Tam Sa”
Ngày 18-2, theo ghi nhận của Tuổi Trẻ, một số khu phố ở Hải Phòng người dân đã tháo bỏ đèn lồng treo trang trí dịp Tết Nguyên đán. Ở một số khu phố trên đường Lê Hồng Phong (Q.Ngô Quyền), thị trấn An Lão (huyện An Lão), Quán Toan (Q.Hồng Bàng)... người dân đã tự cắt hình sao vàng dán đè lên chữ Trung Quốc in trên thân đèn lồng hoặc vẫn treo đèn với những câu chúc “Phúc, Lộc, Thọ”.
Trước đó, từ giáp Tết Nguyên đán, một số người dân ở Hải Phòng, Hải Dương mua đèn lồng về treo trước cửa thì phát hiện trên thân đèn có in chữ “Tam Sa” (đơn vị hành chính do Trung Quốc lập trái phép gồm quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa của VN). UBND TP Hải Phòng, UBND thị xã Chí Linh (Hải Dương) đã có chỉ thị yêu cầu các ngành chức năng kiểm tra, thu hồi và tiêu hủy đèn lồng không rõ nguồn gốc.
Ông Trần Trung Hiển, tổ trưởng tổ dân phố số 4, phường Lạch Tray, Q.Ngô Quyền, cho biết giáp tết, UBND phường đã triệu tập các tổ trưởng tổ dân phố để thông báo về việc trên thị trường xuất hiện một số đèn lồng có in nội dung tuyên truyền phi pháp, không đúng với đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước VN. Sau đó, bộ phận thông tin của phường đã phát cho mỗi tổ trưởng tổ dân phố một số tờ thông báo in chữ Hoàng Sa, Trường Sa. Tam Sa... bằng cả chữ VN và chữ Trung Quốc để đi tuyên truyền cho người dân nhận biết và cảnh giác.
Theo ông Hiển, các tổ trưởng đều đến từng hộ dân để kiểm tra, tuyên truyền vận động không treo đèn lồng không rõ nguồn gốc xuất xứ. “Người dân rất bức xúc khi biết thông tin. Nhà nào treo đèn rồi thì gỡ xuống để kiểm tra kỹ, nếu không có vấn đề gì mới treo tiếp. Một số hộ dân không cần kiểm tra mà tự tháo đèn xuống tiêu hủy luôn” - ông Hiển nói.
Tại quận Lê Chân (Hải Phòng), một số khu phố thống nhất không treo đèn lồng khi biết thông tin xuất hiện đèn lồng Trung Quốc có in chữ “Tam Sa”. Ông Bùi Ngọc Thanh, tổ trưởng tổ dân phố số 2, P.Đông Hải, cho biết sau khi tuyên truyền, người dân đã tổ chức cuộc họp và quyết định không treo đèn lồng trong dịp Tết Quý Tỵ 2013. “Mọi người đều chung ý kiến việc treo đèn lồng đỏ không phù hợp với truyền thống đón tết của người Việt. Bây giờ lại xuất hiện đèn lồng Trung Quốc có nội dung tuyên truyền phi pháp nên tổ dân phố quyết định không treo, vừa tiết kiệm lại vừa đảm bảo không bị lợi dụng” - ông Thanh nói.
Cũng với tinh thần cảnh giác, một số hộ dân trên quốc lộ 5 qua khu vực Quán Toan, Q.Hồng Bàng đã “sáng tạo” bằng cách cắt hình sao vàng dán đè lên chữ Trung Quốc in trên đèn lồng.

Các bạn nghĩ thế nào?
Hôm qua, một độc giả tên Huy Tuệ đã gửi đến Tuổi Trẻ ý kiến sau:
Khi tung sản phẩm WeChat vào VN, Tencent (một công ty phần mềm của Trung Quốc) đưa vào rất nhiều điều khoản yêu cầu người dùng xác nhận. Một trong những điểm đó là “đồng ý mọi thông tin trên WeChat là đúng sự thật”!
Ở phiên bản tiếng Việt, WeChat sử dụng tấm bản đồ không hiển thị rõ ràng hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ quyền của VN. Tuy nhiên, ở phiên bản tiếng Trung của ứng dụng này, có tên gọi Weixin, tấm bản đồ với “đường lưỡi bò” hiển thị rất rõ ràng. Vì vậy, vô tình tất cả người dùng WeChat tại VN đều xác nhận tấm bản đồ này dù nó sai trái, vi phạm luật pháp quốc tế.
Nếu như Tencent công bố danh sách hơn 1 triệu người dùng WeChat tại VN, cũng như hàng chục triệu người dùng khác trên khắp thế giới đã chấp nhận “bản đồ lưỡi bò”, Trung Quốc sẽ có cái cớ để tranh luận trong các cuộc họp, hội thảo về chủ quyền tại biển Đông.
Các bạn nghĩ thế nào trong vấn đề này? Riêng mình, tôi đã gỡ bỏ WeChat khỏi điện thoại.
Giữa mớ lồng đèn đỏ...
Cuộc sống luôn là một cuộc đấu tranh. Với tự nhiên, với đồng loại, với kẻ thù xảo quyệt, như trong chuyện cô gái quàng khăn đỏ và con sói, có khi cũng cần vượt bản thân để đừng bị thiên hạ nuốt chửng. Nhất là khi bên cạnh là những người hàng xóm đang nôn nóng thu gom biển cả, đất trời thiên hạ thành ao nhà của họ...
Những cái lồng đèn đỏ suýt nữa đã vẽ thành bản đồ “Tam Sa” sâu trong lòng đất Việt vì một chút thị hiếu ngây thơ... Hoặc ứng dụng “WeChat” (Weixin) hấp dẫn trên điện thoại “thông minh” cho phép người dùng chat miễn phí bằng video, âm thanh hoặc văn bản... do một hãng phần mềm láng giềng sản xuất, cài sẵn bản đồ “lưỡi bò”, cứ cắm đầu cắm cổ sử dụng tức là thừa nhận “Tam Sa”... Sẽ còn nữa những cám dỗ tương tự, nhất là khi đang quen với những tiện nghi của một nền kinh tế biên mậu đầy ưu đãi, của một sự giao thương mở cửa mọi bề, từ hàng hóa tiêu dùng đến văn hóa phẩm lấp đầy chương trình mấy mươi kênh truyền hình lớn nhỏ ngày này qua ngày khác! Từ cái chậu bông cũng có bản đồ chữ S song lại thiếu Hoàng Sa và Trường Sa, như một sự tự chối bỏ... cho đến những thước pháo đủ loại tưởng chừng “vui xuân” như thiên hạ kế bên, song nếu cần sẽ khó mà phân biệt được đâu là tiếng pháo, đâu là tiếng súng trận! Nói chuyện cảnh giác không bao giờ thừa.
Mấy ngàn năm nay, gần đây nhất là năm 1979, người Việt vẫn là người Việt, đất Việt vẫn là đất Việt cũng nhờ vào tinh thần đấu tranh ngoan cường. Tuy vẫn có thể cùng chung một số thành tố văn hóa, không để bị đồng hóa, như năm nay bao lì xì đỏ đã in chữ Việt... Chính nhờ vào tinh thần dân Việt bất khuất đó, mà giữa thế trận đèn lồng “Tam Sa” đó vẫn có thể thấy một bài báo nghiên cứu kinh tế học đăng trên chuyên san kinh tế Modern Economy (2012, vol. 3, No. 8) của Nguyễn Tấn Phát, một giảng viên Đại học Kinh tế - luật, Đại học Quốc gia TP.HCM, tựa đề là “Động cơ và rào cản của mô hình kinh tế thị trường phi truyền thống: Một trường hợp nghiên cứu trong nhóm BRICS” (Motivations and barriers of the model of non-traditional market economy: a case to study in BRICS). Tác giả, trong khi phân tích nhóm kinh tế BRICS (gồm Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc, Nam Phi), đã khéo léo lồng vào nhận xét sau: “Trung Quốc đang tăng trưởng nhanh, nhu cầu năng lượng thật lớn lao trong khi các nguồn dầu hỏa lại được xem là thấp nhất so với các nước kia, còn nguồn cung cấp than thì hạn chế. Thành ra, đó chính là lý do chủ yếu khiến Trung Quốc tự tiện vạch ra một cách không thể chấp nhận được đường chữ U, và phát động những cuộc tấn kích vào các nước trên biển Đông như VN, Philippines, trên biển Nhật Bản và biển Hoàng Hải...”. Tạp chí Modern Economy này là một ấn phẩm của Nhà xuất bản Scientific Research Publishing, có trụ sở tại Vũ Hán, Hồ Bắc, Trung Quốc.
Giữa mớ lồng đèn đỏ bá vơ đó, vẫn thấy tính bất khuất.
DANH ĐỨC
-Âm mưu thâm độc trong những món hàng nhỏ
-Đèn lồng, chậu cảnh TQ: Dụng ý lớn trong những món hàng nhỏ!

Người Trung Quốc “lặn” mất khi đoàn kiểm tra đến
Tuổi Trẻ
Vụ người Trung Quốc thuê đất trồng lúa ở ĐBSCL: Người Trung Quốc “lặn” mất khi đoàn kiểm tra đến. SƠN LÂM | 19/02/2013 08:17 (GMT + 7). TT - Ngày 18-2, Sở NN&PTNT tỉnh Long An đã thành lập đoàn khảo sát cánh đồng lúa do một người Trung Quốc ...
Người Trung Quốc qua Việt Nam thuê đất trồng lúaNgười Việt
Người Trung Quốc trồng 'lúa lạ' ở Long AnTiền Phong Online
Kiểm tra vụ “người Trung Quốc thuê đất trồng lúa”Thanh Niên
-Người Trung Quốc qua Việt Nam thuê đất trồng lúa Nguoi Viet Online
Nước Trung Quốc rộng mênh mông với diện tích lớn gấp 29 lần nước Việt Nam. Sản lượng lúa gạo của Trung Quốc năm ngoái là 204 triệu tấn (trong khi Việt Nam chỉ sản xuất được hơn 42 triệu tấn), tức gấp 5 lần Việt Nam, không kể các loại nông sản khác tổng cộng tới gần 590 triệu tấn.
-Bỏ điều 4 hiến pháp ‘đe dọa tồn vong của dân tộc’Nguoi Viet Online
Một ông sĩ quan lại là “phó giáo sư” và từng là phó tổng biên tập tạp chí Văn Nghệ Quân Ðội CSVN kêu gào duy trì “Ðiều 4 Hiến Pháp” bị các độc giả của một trang mạng thông tin thời sự đả kích tới tấp.  Phạm Hồng Ân - Người Việt Gốc Hoa Chống Tàux-cafevn.org
Không ai quên ngày 17-2 (TT 18-2-13) Dưới làn đạn Trung Quốc ở Lạng Sơn Bauxite Việt Nam- Dưới làn đạn Trung Quốc ở Lạng Sơn
1619. Người Nga đã kỷ niệm 40 năm sự kiện xung đột biên giới với Trung Quốc như thế nào ?
- CON SẼ KHÔNG QUÊN, NGÀY 17 THÁNG 2 (Mai Thanh Hải).  - CUỘC CHIẾN NĂM 1979 TA NGHĨ GÌ VỀ CHIẾN LƯỢC CỦA TRUNG QUỐC VỚI VIỆT NAM (Kha Trà Phương).- “BÊN THẮNG CUỘC” ĐÃ THẮNG (Ngô Minh). -nhan-tinh bvbong.-- Bài học từ cuộc chiến bảo vệ biên giới 1979 (TT 18-2-13) Trần Công Minh, xạ thủ trực thăng chết trẻ Nguoi Viet Online-Trong bài báo “Muôn Dặm Tìm Chồng” nói về trường hợp bà quả phụ phi công Nguyễn Diếu đăng trên nhật báo Người Việt vào Tháng Mười Hai, 2012, chúng tôi có nhắc lại bản tin của AP về chiếc trực thăng rơi tại Hạ Lào. - Mậu Thân 1968: “Guinness” nói láo của CSVN (DLB). – LÊ PHONG LAN VÀ ĐỒNG BỌN CÓ CÒN LÀ CON NGƯỜI NỮA KHÔNG? (Quỳnh Trâm). – Cuba: Các mảnh vá mới trên chiếc áo cũ xã hội chủ nghĩa (Chuacuuthe).
- Một giờ với bác sĩ Nguyễn Đan Quế (Chuacuuthe).- Huỳnh Ngọc Tuấn: Ray rứt xuân về (DLB).  – Nguyễn Huệ Chi: Vài chủ đề đầu năm Quý Tỵ trên trang Bauxite Việt Nam(BoxitVN).
“Là người Việt Nam, tôi có nghĩa vụ bảo vệ đất nước mình” (ANTĐ).
- Trung Quốc rất “khát” dầu (Infonet). – Trung Quốc ‘nhận vơ’ dầu ở Biển Đông (Sống mới).
- Tokyo không công bố chứng cứ (TN). – TQ phản bác đề xuất Senkaku là di sản thiên nhiên (TT).
- Báo Mỹ: Trung Quốc sẽ không thể thống trị bất cứ đại dương nào (GDVN).
- Những con đường mang tên 17 Tháng 2 (Nguyễn Thông).
- Bộ phim Tết Mậu Thân 68: Tội ác của ai? (Chuacuuthe).

Chùm ảnh: Mô hình tàu ngầm Kilo của Hải quân Việt Nam (GDVN) - Mô hình thu nhỏ tỷ lệ 1/114 tàu ngầm Kilo của Hải quân Việt Nam trên trang shipmodels.

--China military linked to hacking attacks (Financial Times)-A People’s Liberation Army unit carried out ‘sustained’ attacks, says a US report, contradicting claims by Beijing it is not involved in such operation

New York Times: Lần ra trụ sở hacker của Bộ Quốc phòng Trung Quốc

-Security group suspects Chinese military is behind hacking attacks

- Hoa Kỳ mong muốn thúc đẩy quan hệ với Việt Nam (TTXVN). – - Campuchia – “Căn cứ địa bành trướng” của Trung Quốc (Bùi Văn Bồng). –Liệu Trung Quốc có trở thành số 1?  (Foreign Policy/ Gốc sân).
- TQ không muốn Giáo hoàng mới ‘can thiệp’ (BBC). – Bắc Kinh hy vọng tân Giáo Hoàng sẽ cải thiện quan hệ với Trung Quốc (RFI). - Ai là người kế tục Giáo hoàng Benedict XVI? (LĐ).
- Ông Lý Quang Diệu dự đoán về Trung Quốc (DT). - Trung Quốc ‘dời đô’ – Đâu là sự thật? (VNN). - Người Trung Quốc ngày càng mất niềm tin vào nhau (ANTĐ).
- Báo TQ phê Mỹ về Bắc Triều Tiên (BBC). - Hé lộ kho tên lửa Triều Tiên (TN). - EU thắt chặt các biện pháp trừng phạt Triều Tiên (VOV). - Mỹ-Trung khẩu chiến vì vụ Triều Tiên thử hạt nhân (TTXVn).  Dân Trung Quốc biểu tình phản đối Triều Tiên thử hạt nhân (GDVN).
- Moscow mở vụ xử luật sư quá cố (BBC). - EU thông qua các biện pháp trừng phạt Triều Tiên (TN). – Liên minh châu Âu thống nhất tăng cường cấm vận Triều Tiên (GD&TĐ). – Báo Trung Quốc: “Mỹ phải chịu trách nhiệm về vụ thử hạt nhân của Triều Tiên” (Infonet). – Báo chí Trung Quốc đổ lỗi cho Hoa Kỳ về cuộc khủng hoảng Bắc Triều Tiên (VOA).
- Trung Quốc kiểm soát một hải cảng quan trọng của Pakistan (VOA).
- Nga đeo đuổi vụ án ông Magnitsky, một người đã chết (VOA).

Tổng số lượt xem trang