Chủ Nhật, 10 tháng 3, 2013

Giáo Hoàng bất ngờ tuyên bố từ chức


Đức Giáo hoàng sẽ từ chức sau bảy năm cầm quyền, [và 4 tuần sau khi tiếp TBT Nguyễn Phú Trọng]
-Vị Giáo Hoàng mới như thế nào?
Lữ Giang
Chiến thuật “đánh chiếm” chức vị Giáo Hoàng Roma của các quyền lực đã lộ liễu đến mức một số cơ quan truyền thông tại Hoa Kỳ đã biến nó thành những chuyện hài hước.
Với đầu đề “Obama To Be Next Pope” (Obama phải là Giáo Hoàng kế tiếp) trang thông tin gather.com ngày 27.2.2013 loan tin rằng theo một nguồn tin thân cận của Toà Bạch Ốc, Barack Obama đang có kế hoạch tranh cử Giáo Hoàng khi Hồng Y Đoàn họp để chọn người kế vị ĐGH Benedict XVI vào cuối tháng này. Dựa vào lời hứa bình đảng cho mọi người, Obama được nói là ông tin tưởng rằng đây là thời gian để một người không Công Giáo chiếm địa vị cao nhất ở Vatican.
Trang Web truthorfiction.com (sự thật hay giả tưởng) lại đặt câu hỏi: “Nếu Obama đắc cử Giáo Hoàng sắp tới chuyện gì xẩy ra?” (What if obama is elected next pope?)
Trang Web nói Linh mục Guido Sarducci, một phát ngôn viên không chính thức của Vatican, xác nhận rằng một nhân vật cao cấp đã đưa ra ý kiến cử Obama làm “Đại diện Chúa Kitô trên trái đất” khi ĐGH từ nhiệm vào cuối tháng. Trang báo còn nói thêm rằng ông Jay Carney, giám đốc báo chí của Toà Bạch Ốc đã trấn an các phóng viên: “Chúng tôi xác quyết rằng Tổng Thống có thể hoàn thành nhiệm vụ của hai vai trò cùng một lúc.”
Trong khi đó trang Web rightwingwatch.org (cánh hữu) ngày 5.3.2013 báo động rằng đang có sự liên minh giữa Obama và George Soros để chiếm ghế Giáo Hoàng sắp đến. Bài báo nói rằng một nhóm cấp tiến thuộc cánh tả đang vận động để đưa Hồng Y Peter Tucson lên làm Giáo Hoàng.
Ông George Soros là một nhà tỷ phủ đã từng chi ra 8 tỷ cho các hoạt động bảo vệ nhân quyền, chăn sóc tế và giáo dục. Còn ĐHY Turkson là người Ghana, Phi Châu, đã giữ chức vụ Chủ Tịch Hội Đồng Công Lý và Hoà Bình dưới thời ĐGH Benedict XVI.
Những chuyện hóm hĩnh trên đây cho thấy không phải chỉ các nhà quan sát và các viên chức cao cấp của Tòa Thánh, mà giới truyền thông Mỹ cũng đã nhận ra âm mưu “đánh chiếm” ngôi vị Giáo Hoàng của các quyền lực.
CHIẾN THUẬT BAN ĐẦU BỊ HỎNG
Như chúng tôi đã nói, kể từ khi ĐGH Benedict tuyên bố từ nhiệm, các quyền lực đã xử dụng các hệ thống truyền thông để tạo một Giáo Hoàng theo ý muốn của họ bằng cách một mặt đánh phủ đầu để triệt hạ uy tín của Giáo Hội và các giáo sĩ mà họ tin đang có ảnh hưởng quyết định trong Giáo Hội, và mặt khác đưa ra những hình ảnh mà theo họ có thể đưa Giáo Hội ra khỏi những khó khăn.
Các quyền lực đã vận dụng hai cơ quan truyền thông lớn để thực hiện chiến dịch, một tại Roma, nơi đầu não của Giáo Hội, và một tại Đức, quê hương của ĐGH Benedict XVI.
Tờ La Republica, một trong 4 tờ nhật báo có số phát hành lớn nhất ở Ý với khoảng 500.000 ấn bản mỗi ngày, đã đi tiên phong trong chiến dịch này. Tiếp tay với La Republica là đài truyền hình Zweites Deutsches Fernsehen (Second German Television – ZDF) ở Đức. Cơ quan này hoạt động với sự tài trợ của chính phủ Đức và là một trong những cơ quan truyền hình có mạng lưới rộng lớn nhất Âu Châu. Những gì La Republia tung ra đã được các hãng truyền thông AP, AFP, Reuters… chuyển đi và các cơ quan truyền thông Mỹ đăng lại, trong đó có tờ New York Times.
La Republica đã xử dụng tới hai đòn hạ cấp là “chọi đá đường rầy xe lửa” và “thả bong bóng” là những đòn mà Linh Mục Lombardi, Giám Đốc Báo Chí của Tòa Thánh gọi là “những phương thế cổ xưa - như nói xấu, xuyên tạc, và đôi khi vu khống.” Còn Linh mục Dòng Tên Thomas Worcester nói thẳng ra rằng “Hoa Kỳ đang thống trị thế giới về quân sự, chính trị, ngoại giao, văn hoá và kinh tế, ít người không phải là người Mỹ muốn cộng thêm vào danh sách đó sự thống trị về tôn giáo.” Các Hồng Y của Hoa Kỳ cũng lên tiếng phản đối.
XỬ DỤNG CHIẾN THUẬT MỚI
Các diễn biến cho thấy, các quyền lực đã nhận ra rằng chiến dịch vận động cho một giáo hoàng Mỹ không thành công, phải áp dụng giải pháp hai là làm áp lực để có một giáo hoàng nếu không như Ban Ki-moon thì ít ra không đi ngược lại đường lối của họ.
Hôm 3.3.2013, tờ Los Angeles Times, một trong những tờ báo lớn của Mỹ, đã đặt câu hỏi: “What we need in a pope” (Chúng ta cần gì ở một giáo hoàng?”
Tờ báo nói rằng ĐGH Benedict XVI đã chính thức từ nhiệm hôm 28/2 và đã trở thành vị giáo hoàng đầu tiên trong gần 600 năm qua đã sẵn sàng bước xuống từ vị trí của mình. Và tờ báo đặt câu hỏi: “Những loại người nào (what kind of man) sẽ được các hồng y từ khắp nơi trên thế giới tập trung tại Rome chọn là người kế nhiệm ông?” Tờ báo muốn những người Công giáo có viễn kiến khác nhau nói về những phẩm chất mà họ muốn thấy trong một giáo hoàng mới (the qualities they would like to see in a new pope).
Nếu hỏi “các quyền lực” muốn có một giáo hoàng như thế nào thì có thể đặt câu hỏi như thế, nhưng các tín hữu Công Giáo không nhìn vị giáo hoàng của Giáo Hội theo nhãn quan như vậy.
TÌM ĐƯỢC CON GÀ CHỌI
Có lẽ “các quyền lực” đã nhận ra rằng dùng phương thức  “chọi đá đường rầy xe lửa” và “thả bong bóng” là quá hạ cấp, chẳng thuyết phục được ai mà còn bị phản ứng ngượi lại, nên họ phải cho tìm một “con gà chọi” có thế giá hơn, hiểu rõ Thánh Kinh, lịch sử Giáo Hội và Thần Học để nói chuyện về Giáo Hội. Người mà họ tìm thấy là Linh mục Hang Kung, đồng nghiệp của ĐGH Benedict XVI khi ở Đức.
Linh mục Hang Kung là người Thụy Sĩ, sinh ngày 19.3.1928, nhỏ hơn ĐGH Benedict XVI một tuổi. Cả hai đều là tiến sĩ thần học. Linh mục Ratzinger (tức ĐGH Benedict XVI) đậu tiến sĩ thần học năm 1953. Sau khi giảng dạy tại nhiều đại học khác nhau, năm 1966 ngài được bổ nhiệm làm giáo sư giáo lý thần học ở University of Tubingen và trở thành đồng nghiệp với Linh mục Hang Kung. Năm 1977, Linh mục Ratzinger được bổ nhiệm làm TGM Tổng giáo phận Munich và Freising.
Theo Linh mục Hang Kung kể lại, ông và TGM Ratzinger bất đồng về quyền hành của Đức Giáo Hoàng và một số vấn đề trong thần học, nên ông không được Tòa Thánh cho dạy môn thần học công giáo (catholic theology) nữa. Ông phải rời khỏi phân khoa Công Giáo, nhưng vẫn dạy về môn thần học đại kết (ecumenical theology) và ông đã về hưu năm 1996.
Ngày 18.2.2013, tạp chí Spiegel của Đức đã mở cuộc phỏng vấn LM Hang Kung về những thách thức mà vị giáo hoàng sắp đến phải đối phó và nhu cầu cải cách của Giáo Hội Công Giáo. Ông cho rằng cái bóng của Giáo Hoàng Benedict XVI vẫn còn ở Vatican, đó là một hình thức gia đình trị mới (new nepotism). Trừ khi chấm dứt truyền thống cũ và cải cách giáo triều, nếu không thì khó vượt qua được các thử thách và tiến lên.
Ngày 27.2.2013, tờ New York Times đã đăng một bài của LM Hang Kung dưới đầu đề “A Vatican Spring?”(Một Mùa Xuân Vatican?). Mở đầu, ông hỏi rằng “Mùa xuân Ả Rập đã làm rung chuyển toàn bộ một loạt các chế độ độc đoán." Rồi ông đặt câu hỏi: "Với việc từ chức của ĐGH Benedict XVI, có thể có một cái gì đó trong Giáo Hội Công Giáo như thể một Mùa Xuân của Vatican?” Ông trả lời rằng hệ thống của Giáo Hội Công Giáo không giống như Tunisia hay Ai Cập ngay cả không giống một chế độ quân chủ tuyệt đối như Saudi Arabi.
Ông lược qua lịch sử của Giáo Hội qua 20 thế kỷ và đi đến kết luận rằng nếu mật nghị bầu giáo hoàng tiếp tục đi cùng một con đường cũ, Giáo Hội sẽ không bao giờ trải nghiệm một mùa xuân mới, “nhưng rơi và một thời đại băng giá mới và gặp nguy cơ thu hẹp lại thành một giáo phái ngày càng không thích hợp.”
Linh mục cho biết năm 2005, ĐGH Benedict XVI đã có một cuộc nói chuyện với ông trong 4 tiếng đồng hồ ở nhà nghỉ mát Castel Gandolfo ở Rome. Ông hy vọng “cuộc họp là một dấu hiệu của hy vọng. Nhưng thật đáng buồn, triều đại của giáo hoàng Benedict đã được đánh dấu bằng những sự tan vỡ và các quyết định sai lầm.”
Nhiều người đã phê bình bài viết của LM Hang Kung, chúng tôi chỉ nhấn mạnh một điều: Cái bóng của ĐGH Benedict XVI vẫn còn ám ảnh Linh mục Hang Kung vì ông bị không cho giảng dạy môn thần học công giáo nữa, do đó bài viết của ông nặng về “chọi đá đường rầy xe lửa” hơn là gây ảnh hưởng đến Mật Nghị Hồng Y. Vai  trò của ông coi như thất bại.
VỊ GIÁO HOÀNG MỚI NHƯ THẾ NÀO?
Người Kitô giáo không chọn “Người Đại Diện Chúa Kitô” theo “tiêu chuẩn” hay “phẩm chất” (qualities) như tờ New York Times hay Tờ Los Angeles Times đưa ra, nhưng dựa vào Kinh Thánh.
Người lãnh đạo Giáo Hội đầu tiên sau khi Chúa Jesus rời khỏi trần gian là thánh Peter. Chúa Jesus đã chọn thánh Peter như thế nào? Thánh Kinh kể lại:
Khi Chúa Jesus đến vùng kế cận thành Caesarea Philippi, Người hỏi các môn đệ: "Người ta nói Con Người là ai?" Các ông thưa: "Kẻ nói ông Gioan Tẩy Giả (John the Baptist), kẻ bảo là ông Elias, có người lại cho là ông Jeremias hay một trong các vị ngôn sứ". Chúa Jesus lại hỏi: “Còn anh em, anh em bảo Thầy là ai?” Ông Simon Peter  thưa: “Thầy là Đấng Kitô, Con Thiên Chúa hằng sống". Đức Giêsu nói với ông:
Này Simon con ông Bar-Jona, anh thật là người có phúc, vì không phải phàm nhân mặc khải cho anh điều ấy, nhưng là Cha của Thầy, Đấng ngự trên trời.
“Còn Thầy, Thầy bảo cho anh biết: anh là Peter, nghĩa là Tảng Đá, trên tảng đá này, Thầy sẽ xây Hội Thánh của Thầy, và quyền lực tử thần sẽ không thắng nổi. Thầy sẽ trao cho anh chìa khóa Nước Trời: dưới đất, anh cầm buộc điều gì, trên trời cũng sẽ cầm buộc như vậy; dưới đất anh tháo gỡ điều gì, trên trời cũng sẽ tháo gỡ như vậy".
Rồi Người cấm ngặt các môn đệ không được nói cho ai biết Người là Đấng Kitô.” (Mat 16, 13-20)
Qua đoạn Thánh Kinh này, chúng ta thấy Chúa Jesus chọn ông Peter lãnh đạo Giáo Hội vì ông có Đức Tin vững vàng chứ không dựa trên các “tiêu chuẩn” hay “phẩm chất” mà người đời đưa ra.
Trong bài “Vị Giáo Hoàng trong tương lai” đăng trên website thanhlinh.net, Linh mục Trần Đức Phương đã đặt ra câu hỏi: “Nhưng ai sẽ được bầu?” Rồi Linh mục kể lại chuyện sau khi Chúa Jesus rời trần gian, thánh Peter đã họp các tông đồ còn lại để chọn người thay thế Judas, người phản bội Chuá. Họ đã chọn theo tiêu chuẩn nào? Sách Tông Đồ Công Vụ kể lại:
“Họ đề cử hai người: ông Joseph, biệt danh là Barabbas, cũng gọi là Justus, và ông Matthias. Họ cầu nguyện: "Lạy Chúa, chính Chúa thấu suốt lòng mọi người, xin chỉ cho thấy Chúa chọn ai trong hai người này để nhận chỗ trong sứ vụ tông đồ, chỗ mà Judas đã bỏ để đi về chỗ dành cho y.
“Họ rút thăm, và ông Matthias trúng thăm: ông được kể thêm vào số mười một tông đồ.” (Cv 1, 15-26)
Linh mục nhấn mạnh: “Vậy trong khi  suy nghĩ và lo lắng ai sẽ là vị Giáo Hoàng sắp tới, chúng ta hãy hy sinh hãm mình và cầu nguyện nhiều, rồi phó thác mọi sự trong tay Chúa, vì Chúa an bài mọi sự theo Thánh ý Chúa.”
Đó là cách bầu Giáo Hoàng mà các Hồng Y sắp thực hiện. Họ không bầu theo những “tiêu chuẩn” mà các tổ chức quyền lực đã đưa ra và đang dùng áp lực để áp đặt.
CÁC CHIẾN THUẬT ĐÃ THẤT BẠI
Khi từ biệt khoảng 200.000 tín hữu đến tiển đưa tại quảng trường thánh Phêrô, ĐGH Benedict XVI đã nói:
“Trong Năm Đức Tin, chúng ta đã được kêu gọi để làm mới niềm tín thác hân hoan nơi sự hiện diện của Chúa trong cuộc sống của chúng ta và trong đời sống của Giáo Hội. Cá nhân tôi biết ơn tình yêu không lay chuyển của Ngài và sự hướng dẫn của Ngài trong suốt tám năm kể từ khi tôi chấp nhận ơn gọi của mình là phục vụ Giáo Hội như người kế vị Thánh Phêrô. Tôi cũng biết ơn sâu xa sự hiểu biết, những nâng đỡ, và lời cầu nguyện của đông đảo anh chị em không chỉ ở Rôma này, mà còn trên khắp thế giới.
Quyết định mà tôi đã đưa ra, sau khi cầu nguyện nhiều, là kết quả của một sự tin tưởng trong an bình nơi Thánh Ý Chúa và một tình yêu sâu sắc Giáo Hội của Chúa Kitô. Tôi sẽ tiếp tục đồng hành cùng Giáo Hội bằng lời cầu nguyện của tôi, và tôi xin mỗi người trong anh chị em cầu nguyện cho tôi và cho Đức Tân Giáo Hoàng. Trong tình hiệp thông với Đức Maria và tất cả các thánh, chúng ta hãy phó dâng chúng ta trong đức tin và đức cậy nơi Thiên Chúa, Đấng tiếp tục dõi theo cuộc sống của chúng ta và hướng dẫn cuộc hành trình của Giáo Hội và thế giới chúng ta dọc theo những con đường của lịch sử.”
Như vậy, các chiến thuật “đánh chiếm” chức vị Giáo Hoàng một cách điên cuồng đang thất bại.
Ngày 8.3.2013
Lữ Giang


-Âm mưu của các quyền lực

Lữ Giang

Sau khi ĐGH Benedict XVI tuyên bố từ nhiệm, các nhà quan sát và chính các viên chức lãnh đạo Giáo Hội Công Giáo cũng đã nhận ra rằng một chiến dịch vận động “đánh chiếm” ngôi vị Giáo Hoàng ở Roma đang được tiến hành, không phải từ trong nội bộ của Giáo Hội Công Giáo, mà do các quyền lực (powers) thực hiện nhằm dựng lên một vị Giáo Hoàng, nếu không gióng như một Ban Ki-moon, Tổng Thư Ký LHQ, luôn sẵn sàng thi hành sự chỉ đạo của các cường quốc, thì ít ra không có những hoạt động gây khó khăn cho họ.

Về phương diện thế quyền, Vatican là một quốc gia nhỏ bé nhất trên thế giới với diện tích chỉ 0,44km2 gồm thành phố Vatican với tường thành bao bọc và hơn 10 toà nhà khác ngoài thành, bao gồm những đại thánh đường, văn phòng hành chính các bộ thuộc Giáo Triều Roma và biệt thự Castel Gandolfo, nơi Đức Giáo Hoàng đến nghỉ hè. Nhưng về phương diện giáo quyền, Giáo Hội đang lãnh đạo khoảng 1,2 tỷ tín hữu có mặt gần như khắp nơi trên thế giới, nên tiếng nói của Giáo Hội có ảnh hưởng về nhiều phương diện.
Hoa Kỳ và các cường quốc Tây Phương không muốn Giáo Hội nói đến một số vấn đề đang gây khó khăn cho họ như vấn đề phá thai và hôn nhân đồng tính; vấn đề tranh chấp giữa Do Thái và Palestine; vấn đề cuộc chiến ở Iraq đã khiến hơn 120.000 thường dân bị giết, trên 1,5 triệu người phải rời nhà cửa, trong đó có ít nhất 500.000 người buộc phải ở trong các lều tạm trú tồi tàn mà không có các dịch vụ công cộng; vấn đề trên một triệu thường dân ở Congo bị tàn sát trong các cuộc nội chiến, v.v.  Ngay cả những vụ tàn sát ghê rợn người Kitô giáo đang xẩy ra ở Nigeria, họ cũng không muốn Giáo Hội đưa những hình ảnh đó ra trước công luận vì Nigeria không phải là “mục tiêu” của họ. Trong khi đó Giáo Hội lại không ngừng báo động về những vấn đề này.
Trái lại, tại những nơi được coi là “mục tiêu, các quyền lực muốn Giáo Hội phải đồng hành với họ và làm công cụng cho họ. Một thí dụ cụ thể là năm 2010, khi biến cố Thái Hà nổi lên ở Hà Nội, có nhiều dấu hiệu cho thấy các quyền lực muốn nhân cơ hội này biến Giáo Hội Công Giáo Việt Nam thành một lực lượng đối kháng thay thế Giáo Hội Phật Giáo Ấn Quang đang bị suy tàn. Khi “những con nai vàng ngơ ngác” sắp bị trúng kế thì Giáo Hội đã can thiệp và ngăn chận kịp thời.
Các quyền lực đang xử dụng các hệ thống truyền thông để tạo một Giáo Hoàng theo ý muốn của họ bằng cách một mặt đánh phủ đầu để triệt hạ uy tín của Giáo Hội và các giáo sĩ mà họ tin đang có ảnh hưởng quyết định trong Giáo Hội, và mặt khác đưa ra những hình ảnh mà theo họ có thể đưa Giáo Hội ra khỏi những khó khăn. Nhưng Giáo Hội đã có những biện pháp để ngăn chận những âm mưu này.

KHI CÁC QUYỀN LỰC RA TAY

Ngày 23.2.2013, Linh mục Lombardi, Giám Đốc Phòng Báo Chí Tòa Thánh, đã mạnh mẽ tố giác sự xuyên tạc và vu khống của một số cơ quan truyền thông về hoạt động của Tòa Thánh. Linh mục nói rằng hành trình của Giáo Hội trong những tuần lễ cuối cùng của triều đại Giáo Hoàng Benedict XVI là rất là cam go, xét vì tình trạng mới mẻ. Ngài nói:
“Thực vậy, không thiếu những kẻ lợi dụng lúc kinh ngạc và ngỡ ngàng của những người có tinh thần yếu đuối để gieo rắc hoang mang và sự mất uy tín cho Giáo Hội và các vị lãnh đạo Giáo Hội, bằng cách dùng đến những phương thế cổ xưa - như nói xấu, xuyên tạc, và đôi khi vu khống nữa - hoặc tạo sức ép không thể chấp nhận được để ảnh hưởng đến việc thực thi nghĩa vụ bầu cử của thành viên này hay thành viên khác trong Hồng Y Đoàn, cho rằng vị ấy không xứng đáng vì lý do này hay vì lý do khác.”
Sau đó Linh mục nói thẳng ra rằng “các quyền lực” (powers), tức các nhà cầm quyền, muốn dùng hệ thống truyền thông để gây ảnh hưởng đến cuộc bầu cử Giáo Hoàng. Linh mục nói:
“Qua diễn biến của các thế kỷ, các Hồng Y thường phải đối phó với nhiều hình thức áp lực. Nếu trong quá khứ cái gọi là các quyền lực (tức các nhà cầm quyền) đã thực hiện những áp lực lên việc bầu Giáo Hoàng, thì ngày nay có một âm mưu thực hiện điều đó qua công luận.”
[Through the course of the centuries, Cardinals have faced many forms of pressure. If in the past, the so-called powers (i.e. states) exerted pressures on the election of the Pope, today there is an attempt to do this through public opinion.]
Quả thật, trong lịch sử của Giáo Hội Công Giáo đã xẩy ra nhiều cuộc xung đột giữa thế quyền và giáo quyền. Thí dụ vào năm 824, vị đồng Hoàng Đế Lothair cương quyết đòi phải cho những người La Mã, giới tu sĩ và giáo dân được quyền tham gia vào việc bầu chọn Giáo Hoàng. Ông hứa sẽ không can dự vào cuộc bầu cử với điều kiện vị Giáo Hoàng được chọn phải thề trung thành với Hoàng Đế. Năm 962, ĐGH Gioan XII phải đồng ý thề trung thành với Hoàng Đế La Mã là Otto lúc đó, để đổi lại việc Hoàng Đế không can dự vào việc bầu cử.

Tháng 8 năm 1903, khi 62 vị Hồng Y họp để bầu người kế vị ĐGH Léo XIII, các vua ba nước Áo, Pháp và Tây Ban Nha đã xử dụng quyền phủ quyết (veto) với các ứng cử viên Giáo Hoàng. Dựa vào quyền này, vua nước Áo đã loại trừ không cho ĐHY Mariano Rampolla, một Hồng Y nổi tiếng, tranh cử chức Giáo Hoàng. Mãi đến khi ĐHY Giuseppe Sarto trở thành Giáo Hoàng Pius X, ngài mới ban hành tự sắc hủy bỏ đặc quyền phủ quyết này của các vua.

Ngày xưa, phạm vi hoạt động của Giáo Hội còn giới hạn, nên các quyền lực có thể can thiệp trực tiếp vào các hoạt động của Giáo Hội. Ngày nay, phạm vi hoạt động của Giáo Hội bao trùm cả thế giới nên các quyền lực không thể can thiệp trực tiếp được nữa, nhưng họ đã can thiệp gián tiếp qua các hệ thống truyền thông (media) như Linh mục Lombardi đã tố cáo.

NHỮNG QUẢ BONG BÓNG ĐƯỢC THẢ RA
Cuộc thăm dò của Trung tâm Nghiên cứu Pew được công bố ngày 22.2.2013 cho biết hơn một nửa số người theo Công Giáo ở Mỹ cho rằng sẽ là một điều tốt đẹp nếu Giáo Hoàng mới là người đến từ Nam Mỹ, Châu Á hoặc Châu Phi. Nói cách khác, họ không muốn một Giáo Hoàng từ Âu Châu. Đây là một quả bong bóng.
Các cơ quan truyền thông khác đã thả ra hai quả bong bóng khá hấp dẫn: Theo họ, một trong hai Hồng Y Mỹ sau đây có thể được cử làm Giáo Hoàng, hoặc là ĐHY Timothy Dolan, hiện là TGM New York và là Chủ Tịch Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ, hoặc là ĐHY Patrick O'Malley, TGM Boston.
Tờ La Repubblica ở Ý, một tờ báo chuyên thả bong bóng về Vatican trong hai tuần qua, loan tin rằng các Hồng Y người Ý đi tiên phong trong việc đề cử một Hồng Y Mỹ làm Giáo Hoàng. Tờ này nói có tin cho biết ĐHY Tarcisio Bertone, hiện là Quốc Vụ Khanh của Toà Thánh, một người đầy quyền lực, đang lặng lẽ vận động cho “ứng cử viên” Dolan.

Ký giả Stéphane Bussard viết một bài bằng tiếng Pháp dưới đầu đề “L’Amérique catholique rêve d’avoir son pape(Người công giáo Mỹ mơ ước một vị giáo hoàng của họ) đăng trên báo Le Temps, nói rằng từ khi nghe tin ĐGH Benedict XVl từ nhiệm, người Công Giáo Mỹ ước mơ một ĐGH Mỹ.
Bài báo nói rằng ĐHY Dolan là người trung thành với giáo lý của Vatican trong những vấn đề  tu sĩ độc thân, truyền chức cho phụ nữ, cho phép phá thai và ly dị, nhưng tên ngài không được nhắc đến trong danh sách các Hồng Y kế vị, mặc dù tên ngài vẫn có trong danh sách bầu Giáo Hoàng.
Tác giả nói rằng theo dư luận thì trong cuộc bầu cử Giáo Hoàng sắp tới nếu người kế vị ĐGH Benedict XVl là người Mỹ, Giáo Hội Công Giáo có nhiều lợi thế hơn, vì số người Công Giáo Mỹ đông nhất thế giới sau Brésil, Mexico và Philippines. Có 74 triệu người Mỹ được định danh là Công Giáo và gần 100 triệu người đã được rửa tội. Nhưng người Mỹ Công Giáo mất đà phát triển.
Theo tác giả, Hoa Kỳ từ lâu đã đóng góp lớn nhất cho Vatican, trước cả Pháp và Đức. Việc bầu một người Mỹ còn là một sự bất ngờ làm chấn động Công Giáo vẫn luôn nằm ở Âu châu.
Nếu các cơ quan truyền thông Mỹ đứng ra làm công việc “vận động” này sẽ bị coi là “thổi ống đu đủ” hay gây áp lực. Để cơ quan truyền thông Ý và Thụy Sĩ làm rồi các cơ quan truyền thông Mỹ loan lại sẽ được coi là “thông tin”. Nhưng một câu hỏi lớn đã được đặt ra: Tại sao các cơ quan truyền thông Ý và Thụy Sĩ lại đi “vận động” cho Giáo Hoàng Mỹ?
Khi các ký giả Hoa Kỳ vây quanh ĐHY Dolan và hỏi ngài về chuyện ngài có thể được chọn làm Giáo Hoàng, ngài đã cười và nói: “Mấy người nào đoán như thế thì là những người hút cần sa rồi nằm mơ giữa ban ngày.”
Còn ĐHY Patrick O'Malley cho rằng đó chỉ là việc "nhàn rỗi trò chuyện" mà thôi. Ngài nói:
"Tôi biết rằng đã có nhiều dự đoán về những người có thể thay thế đức Giáo Hoàng Benedict. Tuy nhiên, tôi cho những dự đoán đó toàn là những chuyện hão huyền. Thay vào đó, chúng ta nên tập trung vào việc cầu nguyện để Đức Thánh Linh ngự xuống giúp đỡ và hướng dẫn các vị Hồng Y bầu cho được một người cần cho Giáo Hội tại thời điểm này."
Trong bài “Tại sao sẽ không có một Giáo Hoàng người Mỹ?” đăng trên FoxNews.com ngày 21.2.2913, Linh mục Dòng Tên Thomas Worcester, giáo sư Sử tại College of the Holy Cross, đã nhận định rằng nếu Trung Quốc thống trị thế giới, cơ hội có một Giáo Hoàng người Mỹ có thể được đặt ra, nhưng hiện nay Hoa Kỳ đang thống trị thế giới về quân sự, chính trị, ngoại giao, văn hoá và kinh tế, ít người không phải là người Mỹ muốn cộng thêm vào danh sách đó sự thống trị về tôn giáo.

NGĂN CHẬN SỰ CHI PHỐI
Ngày 22.2.2013 ĐGH Benedict XVI đã ban hành Tông thư Tự sắc “Normas nonnullas” điều chỉnh một số điều khoản của luật bầu Giáo Hoàng để tránh những sự chi phối từ bên ngoài. Tông thư khá dài, nhưng chúng ta chỉ cần lưu ý đến hai quy định sau đây:

Quy định thứ nhất đáng chú ý là không một Hồng Y cử tri nào sẽ bị loại trừ khỏi việc bầu cử tích cực hay thụ động, vì bất cứ lý do hay viện cớ nào…
Như vậy các Hồng Y dưới 80 tuổi đều đến tham dự Mật Nghị để bầu Giáo Hoàng. Không ai có quyền viện lý do này hay lý do khác để ngăn cản.
Quy định thứ hai là ấn định thời hạn họp Mật Nghị để bầu Giáo Hoàng mềm dẽo hơn. Trước đây thời hạn này được ấn định là 15 ngày kể từ khi trống ngôi Giáo Hoàng và không quá 20 ngày. Tông thư mới cho phép Hồng Y Đoàn quyền bắt đầu Mật Nghị trước 15 ngày, nếu nhận thấy có sự hiện diện của tất cả càc Hồng Y cử tri, và cũng có thể kéo dài ra vài ngày nếu có các lý do nghiêm trọng. Tuy nhiên, lâu nhất vẫn là 20 ngày.
Quy định này có thể giúp Mật Nghị Hồng Y họp sớm hơn, tránh cảnh dùng thời gian kéo dài để làm “lobby” hay gây áp lực.
Giáo Hội Công Giáo tin tưởng rằng việc chọn ai làm Giáo Hoàng là do sự soi sáng của Đức Chúa Thánh Thần. Do đó, các áp lực hay suy đoán thường không đúng. Cụ thể là năm 2005, không ai liệt kê ĐHY Joseph Ratzinger vào danh sách các vị có thể đắc cử Giáo Hoàng, nhưng ngài đã đắc cử và trở thành Giáo Hoàng Benedict XVI.

Vatican có câu ngạn ngữ Latin: “Qui intrat papa exit cardinalis” (Ai  đi vào là Đức Thánh Cha, đi ra là Hồng Y). Người Mỹ dịch "He who enters the conclave as Pope leaves as a Cardinal."

LỜI CHÀO TỪ BIỆT
Năm nay, khi giảng tĩnh tâm cho Giáo Triều Roma vào Mùa Chay với đề tài “Nghệ thuật cầu nguyện, nghệ thuật tin", ĐHY Gianfranco Ravasi, Chủ Tịch Hội Đồng Tòa Thánh về Văn Hóa, đã nói:
“Chúng ta đang ở trong thung lũng vây quanh bởi quân Amalek, nơi có bụi mù, lo âu, và bao nhiêu điều kinh khủng, nhưng chính nơi đây cũng có những giấc mơ và hy vọng vì ngay từ bây giờ chúng ta biết rằng trên núi có người chuyển cầu cho chúng ta”.
Đoạn này được cảm nhận từ chương 17, sách Xuất Hành (Cựu Ước). Chương này kể lại rằng trong trận đánh giữa người Do Thái và quân Amalek, bao lâu ông Môisê giang tay cầu nguyện thì Israel chiếm ưu thế so với quân Amalek. Và khi nào cánh tay của ông hạ xuống, Israel bị lâm vào thế yếu.

Ngày 23.2.2013, ĐGH Benedict đã kết thúc tuần tĩnh tâm nói trên. Dựa theo bài giảng của ĐHY Gianfranco Ravasi, ĐGH nói:
"Vẻ đẹp của công trình ấy (công trình do Thiên Chúa tạo dựng) bị sự ác trong trần thế này chống đối, bị đau khổ và sự hư hỏng chống lại. Như thể ma quỷ muốn làm nhơ bẩn mãi mãi công trình sáng tạo của Thiên Chúa, chống lại Thiên Chúa để làm cho chân lý và vẻ đẹp của Ngài không thể nhận ra được…
“Trong thinh lặng của đêm đen, chúng ta có thể lắng nghe Lời Chúa. Tin không là gì khác hơn là động chạm đến bàn tay Thiên Chúa, trong đêm đen của trần thế, lắng nghe Lời Chúa, nhìn thấy tình yêu”.
Ngài 27.2.2013, khi chào từ biệt khoảng 200.000 tín hữu trên thế giới đến tiển đưa ngài tại công trường Thánh Phêrô, ĐGH đã nói:
“Con thuyền Giáo Hội không phải của tôi, không phải của chúng ta, nhưng là của Chúa, và Người không để cho nó chìm. Chính Chúa điều khiển nó, chắc chắn qua cả các người mà Người đã chọn, bởi vì Người đã muốn như thế.
“Thiên Chúa hướng dẫn Giáo Hội, Người luôn đỡ nâng Giáo Hội nhất là trong những lúc khó khăn. Người luôn ở gần chúng ta, Người không bỏ rơi chúng ta, Người ở gần chúng ta và bao bọc chúng ta với tình yêu của Người. Chúng ta đừng bao giờ mất đi quan niệm đức tin này, là quan niệm duy nhất đích thật của con đường của Giáo Hội và của thế giới.”
Tại Sài Gòn, trong văn thư đề ngày 25.2.2913, ĐHY Phạm Minh Mẫn kêu gọi các tín hữu “hãy cùng nhau cầu nguyện cho Đức Bênêđictô XVI và cho vị Giáo Hoàng tương lai, để ngài tiếp nối các vị tiền nhiệm đáng kính, hướng dẫn chúng ta bước theo Chúa Giêsu Đấng Cứu Độ, trên con đường hòa nhập vào gia đình nhân loại, yêu thương đến cùng, khiêm tốn phục vụ cho sự sống mới và sự phát triển toàn diện của con người.”

Ngày 28.2.2013

Lữ Giang


-Ta đi về Roma…

Lữ Giang

Sáng 12.2.2013, Linh mục Federico Lombardi, Giám Đốc Phòng Báo Chí Tòa Thánh đã cho các ký giả biết ĐTC Benedict XVI đã tuyên bố thoái vị vì lý do sức khoẻ. Linh mục nhấn mạnh rằng quyết định thoái vị của ĐTC không phải là do ngài mắc một chứng bệnh cụ thể nào nhưng do tình trạng sức khoẻ suy sút theo tuổi già.

Linh mục còn cho biết thêm rằng trong Công Nghị Hồng Y vào sáng 11.2.2013, ĐTC đã tuyên bố:Sau nhiều lần tự vấn lương tâm trước mặt Chúa, tôi đã đi đến sự xác tín rằng năng lực của tôi, do tuổi cao, không còn phù hợp để cáng đáng đầy đủ sứ vụ Giáo Hoàng.”
Khi một biến cố lớn như thế xẩy ra, dĩ nhiên là có nhiều sự suy đoán khác nhau. Đa số nhấn mạnh đến sức khoẻ của ĐTC ngày càng xấu đi, chẳng hạn như báo Turin's La Stampa nói rằng trong chuyến viếng thăm Mexico vào tháng 3 năm vừa qua, ĐTC đã bị té trong đêm khi thức dậy đi vệ sinh. Sáng hôm sau, Ngài rờ đầu thì thấy có máu đông dính tóc. Tuy nhiên, cũng có một số bình luận nhảm nhí như Giáo Hoàng muốn trốn tránh trách nhiệm về vụ các linh mục xâm phạm tình dục hay vụ tài liệu mật bị tiết lộ, v.v.
Hôm 8.2.2013, cơ quan thông tin “National Catholic Reporter” cho biết ký giả Peter Seewald, người đã từng phỏng vấn ĐTC Benedict XVI để viết cuốn "Light of the World" (Ánh sáng của thế giới) có kể lại rằng vào tháng 8 năm ngoái, khi gặp ĐTC ở Castel Gandolfo, ông có hỏi rằng các tín hữu Công giáo có thể trông đợi điều gì từ ĐTC trong tương lai, ĐTC trả lời:
"Các tín đồ có thể trông đợi thêm điều gì từ tôi ư? Không nhiều lắm. Tôi là một người lớn tuổi và sức mạnh của tôi đang giảm dần. Và tôi nghĩ tôi đã cố gắng hết sức rồi.”
Đây không phải là lần thứ nhất một Giáo Hoàng thoái vị. Trong quá khứ đã xẩy ra nhiều trường hợp như vậy vì nhiều lý do khác nhau, như năm 653 ĐGH Martinô I đã bị Hoàng Đế La Mã Đông Phương là Heraclius bắt và lưu đày qua Hy Lạp; ĐGH Celestine V (1215-1296), một người rất đạo đức, được bầu làm Giáo Hoàng khi đã 84 tuổi, nhưng ngài chỉ làm được 5 tháng thì từ nhiệm; ĐGH Gregory XII (1406 đến 1415) được bầu khi tình trạng ly giáo xẩy ra nên Hoàng đế Sigismond phải triệu tập Công đồng Chung Constancia năm 1413 để giải quyết, Ngài đã tuyên bố từ chức để chấm dứt thời kỳ ly giáo, v.v.
Qua nhiều biến cố, có khi rất nghiêm trọng, nhất là trong những thời kỳ bị bách hại, ly giáo hay có sự lẫn lộn giữa thế quyền và giáo quyền…, Giáo Hội Công Giáo Roma vẫn đứng vững và ngày càng phát triển. Cho đến nay, Giáo Hội đã có Giáo Hoàng thứ 265 và sắp bầu Giáo Hoàng thứ 266. Trước khi nói về tiến trình bầu Giáo Hoàng mới, chúng ta thử nhìn qua tình trạng Giáo Hội Công Giáo Roma hiện nay.

HIỆN TÌNH GIÁO HỘI ROMA
Tài liệu thống kê cho biết số người theo Kitô giáo trên thế giới hiện nay là khoảng 2,18 tỷ, trong đó 26% ở Âu châu, 37% ở Mỹ châu, 24% ở Phi châu và 13% ở Á châu Thái Bình Dương. Riêng Giáo Hội Công Giáo Roma có 1.195.671.000 tín hữu, chia ra như sau:
- Số tín hữu: Châu Mỹ 586.998.000, Châu Âu 284.924.000, Châu Phi 185.620.000, Châu Á 129.661.000, Châu đại dương 9.468.000.
- Số Giám Mục: 5.104 vị.
- Số Linh Mục: 412.236 vị.
- Số tu sĩ nam nữ: 54.665 nam và 721.935 nữ.

NGÔI VỊ GIÁO HOÀNG
Trong các tôn giáo lớn trên thế giới hiện nay là Kitô giáo, Hồi Giáo, Ấn giáo và Phật giáo, chỉ có Kitô giáo có Giáo Hội, còn các tôn giáo khác không có. Giáo Hội Kitô giáo do chính Chúa Jesus lập khi Ngài nói với thánh Peter: “Con là Peter, nghĩa là tảng đá, trên tảng đá này, Thầy sẽ xây Giáo Hội của Thầy, và quyền lực tử thần sẽ không thắng nổi.” (Tu es Petrus et super hanc petram aedificabo Ecclesiam meam, et portae inferi non praevalebunt adversus eam.) Mat (16,18).
Điều 331 Bộ Giáo Luật quy định rằng Giám Mục của Giáo Hội Roma, nơi Ngài được duy trì nhiệm vụ mà Thiên Chúa đã trao cách đặc biệt cho Phêrô, phải được chuyển tiếp cho các người kế vị Ngài, là thủ lãnh của tập đoàn Giám Mục, Đại diện Đức Kitô và Chủ chăn của toàn thể Giáo Hội trên trần gian.
Điều 332 quy định rằng Đức Thánh Cha nhận lãnh quyền sung mãn và tối cao trong Giáo Hội do sự bầu cử hợp lệ mà Ngài đã chấp nhận cùng với sự tấn phong Giám Mục. Nếu người đắc cử mà chưa có chức Giám Mục, thì lập tức phải được truyền chức Giám Mục.
Như vậy, tất cả những người có chức linh mục đều có thể được bầu làm Giáo Hoàng, chứ không phải chỉ riêng các Hồng Y hay Giám Mục.
Để tránh một Giáo Hoàng có thể bị bắt buộc từ nhiệm, đoạn 2 của điều 332 quy định rằng nếu xảy ra trường hợp Đức Thánh Cha từ chức, thì để được hữu hiệu, sự từ chức phải được tự do và được bày tỏ cách hợp thức nhưng không cần được ai chấp nhận.
Trong Giáo Luật, Giáo Hoàng Roma được gọi là “Romanus Pontifex”, tiếng Anh thường gọi là Pope và tiếng Việt dịch là Đức Thánh Cha hay Đức Giáo Hoàng. Chữ “Pontifex” theo cổ ngữ có nghĩa là Trưởng Giáo.

THỦ TỤC BẦU GIÁO HOÀNG
Thủ tục bầu Giáo Hoàng được thay đổi nhiều lần qua lịch sử. Cuộc bầu cử ĐGH Urbanô VI năm 1378 bằng cách giơ tay đã đưa tới một sự tranh chấp, tạo ra một Giáo Hoàng giả (Anti-Pope) là Clêmêntê VII, đưa đến cuộc ly khai lớn trong Giáo Hội (Great Schism 1378-1417). Sau đó lại có một vị thứ ba cũng đứng lên đòi nắm quyền kế vị Thánh Phêrô! Do đó, luật bầu cử Giáo Hoàng về sau đã được quy định rất chặt chẽ.
Thủ tục bầu hiện nay được ấn định do Tông Hiến “Universi Dominici Gregis” (Toàn Thể Đoàn Chiên Chúa) được ĐTC Gioan Phaolô II ký ban hành ngày 22.2.1996 và được bổ túc do Tự Sắc (motu proprio)ngày 26.6.2007 của ĐTC Benedict XVI. Thủ tục này khá phức tạp, chúng tôi xin tóm lược những nét chính.
Sau khi ĐTC đương nhiệm qua đời hay thoái vị, Mật Nghị Hồng Y (Conclave) phải được triệu tập trong vòng 15 ngày và trể nhất là 20 ngày. Mật Nghị sẽ do ĐHY niên trưởng triệu tập.
ĐTC Benedict XVI quyết định từ nhiệm kể từ ngày 28.2.2013 nhưng Ngài sẽ từ bỏ chức vụ kể từ ngày 27.2.2018. Như vậy Mật Nghị Hồng Y sẽ được triệu tập kể từ ngày 28.2.2013.
Các Hồng Y được quyền bầu Giáo Hoàng phải dưới 80 tuổi và không quá 120 vị. Số Hồng Y dưới 80 tuổi hiện nay có 117 vị, trong đó có 61 vị người Châu Âu, 19 vị Châu Mỹ Latin, 14 vị Bắc Mỹ, 11 vị Châu Phi, 11 vị Châu Á và 1 vị Châu Đại Dương. Nước Ý có số Hồng Y cử tri đông nhất là 21 vị. ĐHY Phạm Minh Mẫn của Việt Nam 78 tuổi cũng được dự bầu.
Trước đây, các vị Hồng Y dự bầu được cư ngụ tại tại Điện Giáo Hoàng (Papal Palace), nay sẽ cư ngụ ở Điện Domus Sanctae Marthae có đầy đủ tiện nghi hơn.
Cuộc bầu cử bắt đầu bằng một Thánh Lễ buổi sáng tại Đền Thánh Phêrô, sau đó các Hồng Y đến Nguyện Đường Sistine để bầu. Những ai không được bầu phải đi ra. Trước khi bầu, các Hồng Y phải long trọng tuyên thệ tuân theo đúng luật lệ bầu cử, tôn trọng kết qủa bầu cử, bênh vực và bảo vệ quyền lợi Giáo Hội, và đặc biệt “tuyệt đối giữ bí mật về tất cả mọi sự việc liên quan đến cuộc bầu cử Giáo Hoàng Roma”.
Mỗi ngày có 4 lần bỏ phiếu, 2 lần buổi sáng và 2 lần buổi chiều. Cứ sau hai lần bỏ phiếu, tức 12 giờ trưa và 7 giờ chiều, khói sẽ được đốt lên ở ống khói của Nguyện Đường Sistine. Khói đen báo hiệu chưa thành và khói trằng báo hiệu đã thành.
Vì các Hồng Y dự bầu có thể bầu cho bất cứ ai có chức Linh mục, chứ không phải chỉ bầu cho các Hồng Y tham dự Mật Nghị và người được bầu phải có ít nhất 2/3 tổng số phiếu mới được coi là đắc cử, nên có khi cuộc bầu cử phải kéo dài. Kỳ bầu cử dài nhất trong lịch sử của Giáo Hội là kỳ bầu cử năm 1271, phải kéo đến 1.095 ngày mới bầu được ĐGH Grêgôriô X. Trong khi đó, cuộc bầu cử năm 1503, chỉ mất vài giờ là bầu xong ĐGH Giuliô II.
Vì những khó khăn trên, Tự Sắc ngày 26.6.2007 của ĐTC Benedict XVI quy định rằng nếu sau 33 hay 34 lần bỏ phiếu mà chưa thành, có thể chọn 2 vị có phiếu cao nhất để bầu. Hai vị này không có quyền bỏ phiếu. Kết quả vẫn vị nào đạt tới 2/3 tổng số phiếu mới được coi là đắc cử.
Khi có một vị đạt số phiều bầu, Trưởng Hồng Y Đoàn hỏi rằng ngài có chấp nhận làm Giáo Hoàng hay không, và nếu chấp nhận ngài lấy danh hiệu gì. Nếu vị đắc cử tuyên bố chấp nhận,  lập tức ngài trở thành Giám Mục Giáo Phận Rôma và là Giáo Hoàng của toàn thể Giáo Hội hoàn vũ.

CON ĐƯỜNG GIÁO HỘI ĐI
Nhìn lại lịch sử Giáo Hội, chúng ta thấy trong số 32 vị Giáo Hoàng đầu tiên, đã có tới 28 vị tử đạo. Năm vị tử đạo đầu tiên có tên như sau:
1.- Thánh Phêrô (Peter): từ năm 32 đến 67.
2.- Thánh Linus: từ năm 67 đến 76.
3.- Thánh Anacletus/Cletus: từ năm 76 đến 88.
4.- Thánh Clêment I: từ năm 88 đến 97.
5.- Thánh Evaristus: từ năm 97 đến 105.
Chúng tôi xin tóm lược lại cuộc đời của vị lãnh đạo đầu tiên của Giáo Hội là thánh Phêrô để qúy vị có thể nhận thấy người được Chúa chọn và giao phó sứ mạng không như nhiều người đã tưởng.
Phêro (Peter) sinh năm đầu tiên của kỷ nguyên mới, tức cùng tuổi với Chúa Jesus. Ông sinh tại Bethsaida, một thị trấn nhỏ thuộc miền Galilê, trên bờ biển Tiberia, Palestine. Ông và Anrê là hai anh em cùng làm nghề đánh cá ở Caphanaum bên cạnh hồ Galilê (Mt,4,23). Lúc 30 tuổi, ông đã gặp Chúa Jesus qua sự giới thiệu của Anrê, được Chúa chọn làm tông đồ và đặt tên cho ông là Peter, nghĩa là đá. (Ga 1, 42). Ông đã đi theo Chúa trong suốt con đường Chúa rao giảng tin mừng, tử nạn và phục sinh.
Sau khi Chúa về trời, ông trở thành người lãnh đạo Giáo Hội đầu tiên. Ông đã cùng các môn đệ khác của Chúa đi rao giảng tin mừng khắp nơi, từ Jerusalem đến Giaffa, Cesarêa, Antiokia… Sau cùng ông đến Roma vào khoảng năm 44. Trong cuộc hành trình này, ông bị bắt bớ và giam giữ rất nhiều lần.
Tháng 8 năm 64, Hoàng đế Nero của Roma bắt đầu bách hại giáo dân Kitô giáo. Giáo Hoàng Phêrô cũng đã bị bắt và đưa ra hành hình.
Năm 1895 nhà văn Ba Lan Henryk Sienkiewicz đã dựa vào Kinh Thánh và bối cảnh lịch sử của đế quốc La Mã thời bạo chúa Nero cầm quyền, viết cuốn tiểu thuyết có tên là “Quo Vadis?”  Cuốn tiểu thuyết này được hãng MGM dựng thành phim năm 1951, gây tiếng vang lớn.
Khi cuộc bắt bớ và giết hại các Kitô hữu xẩy ra ở Roma, nhiều người đã khuyên Phêrô rời khỏi Roma, vì ông phải tồn tại để lãnh đạo Giáo Hội. Lúc đầu ông không chịu đi, nhưng vì có sự thúc giục của nhiều người, ông đã quyết định ra đi. Một tiểu đệ đã đi theo giúp ông. Nhưng trên con đường Appia, gần cửa Capena, ông đã gặp Chúa Giêsu vác thập giá trên vai. Phêrô hỏi:
Quo Vadis, Domine?
(Thưa Thầy, Thầy đi đâu?)
Chúa Jesus đáp:
Eo Romam iterum crucifigi.
(Thầy đi vào thành Roma để chịu đóng đinh một lần nữa.)
Phêrô hiểu ra ẩn ý của Chúa nên ông quay trở lại thành Roma.
Người đệ tử không được thấy cảnh Phêrô gặp Chúa Jesus, nên khi thấy ông đột nhiên quay trở lại, đã cất tiếng hỏi:
Quo vadis, Domine?
(Thưa Thầy, Thầy đi đâu?)
Phêrô trả lời:
Eo Romam…

(Thầy đi về Roma...)

Sau khi trở lại Roma một thời gian, Phêrô đã bị bắt và bị tống giam. Trong thời gian bị giam, ông đã cảm hóa hai người lính canh ngục tên là Processus và Martinianus và cả hai đã được rửa tội và tử đạo.  Ông bị kết án tử hình trên thập tự, bị dẫn tới hý trường Caligula trên đồi Vatican. Khi trông thấy thập giá, ông cảm thấy mình không xứng đáng được chết như Thầy mình, nên yêu cầu được đóng đinh treo ngược.
Giáo Hội ngày nay cũng phải tiếp tục đi theo con đường Chúa Jesus và thánh Phêrô đã đi.

MỖI THỜI ĐẠI MỘT NGÔN SỨ
Ngày 31.8.2012 ĐHY Carlo Maria Martini, TGM thành Milan, Ý, qua đời, thọ 85 tuổi. Một ngày sau đó, hãng thông tấn Reuters đã phổ biến một bản tin dưới đầu đề “In final interview, Cardinal says Church "200 years out of date(Cuộc phỏng vấn cuối cùng, ĐHY nói “Giáo Hội lạc hậu 200 năm”.
ĐHY Martini là một nhân vật rất được yêu mến của Vatican. Ngài có quan điểm cởi mở về nhiều vấn đề nhưng được cả hai Giáo Hoàng John Paul II và Benedict XVI kính trọng.
Nhật báo Corriere della Sela của Ý đã đã đăng bài phỏng vấn cuối cùng với Ngài được thực hiện vào tháng 8. Khi đó Ngài đã nói: “Giáo hội đã mỏi mệt... các phòng cầu nguyện của chúng ta đều vắng vẻ” và“Các vụ tai tiếng lạm dụng tình dụng trẻ em (của một số linh mục) buộc chúng ta phải thực hiện một lộ trình chuyển đổi.” Theo Ngài, để vượt qua sự mỏi mệt của Giáo Hội là phải “thay đổi triệt để – bắt đầu từ Giáo Hoàng và các Giám Mục...”
Hiện nay, các cơ quan truyền thông và nhiều người đang tiên đoán ai sẽ được bầu làm Giáo Hoàng trong những ngày tới đây. Có người tiên đoán có thể là một vị ở Mỹ châu vì tại đây có số tín hữu cao nhất. Nhưng Giáo Hội Công Giáo không nghĩ như vậy. Lịch sử của dân Do Thái và của Giáo Hội cho thấy rằng mỗi thời đại sẽ có một ngôn sứ được sai đến, vì thế Giáo Hội luôn tin tưởng vào Chúa Thánh Thần:

Anh em không cần biết đến thời giờ và thời hạn Chúa Cha đã toàn quyền sắp đặt, nhưng anh em sẽ nhận được sức mạnh của Thánh Thần khi Người ngự xuống trên anh em. Bây giờ anh em sẽ là chứng nhân của Thầy tại Jerusalem, trong khắp các miền Judea, Samaria và cho đến tận cùng trái đất.” (Cv 1, 7–8)

Thánh Thần còn giúp cho các Tông Đồ đề ra những quy định sáng suốt và hợp lý để giải quyết các khủng hoảng hay các vấn đề nan giải trong Giáo Hội (Cv 15, 28)
Vì thế, trước khi bầu cử, các Hồng Y hát kinh “Veni creator Spiritus” để xin Đức Chúa Thánh Thần đến hướng dẫn họ. Họ không xét đoán theo khả năng riêng của mình.

Những người tín hữu Công Giáo đang chờ đợi vị Giáo Hoàng mới với tất cả niềm tin tưởng và hy vọng.

Ngày 21.2.2013
Lữ Giang

- Giáo hoàng từ chức vì vụ Vatileak? (BBC). – Giáo Hoàng có ý định ban hành “Tự Sắc” (RFI). - Lời đồn chấn động về nguyên nhân Giáo hoàng thoái vị (TN).- Bí mật đằng sau quyết định thoái vị của Giáo hoàng (VOV). – Tiết lộ động trời về lý do từ chức của Giáo hoàng (NLĐ). – Báo Vatican bán chạy sau khi Giáo hoàng từ chức (TTXVN).
--Giáo Hoàng bất ngờ tuyên bố từ chức Đức Giáo hoàng sẽ từ chức vào cuối tháng này trong một diễn biến hoàn toàn bất ngờ, Vatican vừa xác nhận.
Dự kiến ngày Ngài từ nhiệm sẽ là 28 tháng 2, vào lúc 20:00.

Vatican tuyên bố việc chuyển giao chức vụ sẽ êm ả nhưng hiện chưa rõ việc bầu chọn tân giáo hoàng sẽ được tổ chức ra sao.

Lý do sức khoẻ

Vị Hồng y 85 tuổi chuyên về thần học trở thành Giáo Hoàng Benedict XVI hồi tháng Tư 2005, sau khi Giáo hoàng John Paul II qua đời.
Khi đó, Đức Hồng y Joseph Ratzinger, vị giáo sư biết chơi đàn piano, đang định nghỉ hưu. Ngài nói Ngài chưa bao giờ muốn trở thành Giáo hoàng.
Lý do đằng sau việc từ chức đầy bất ngờ của Ngài vẫn chưa được nêu ra.
Ở tuổi 78, cựu Hồng y Joseph Ratzinger là một trong những vị tân giáo hoàng cao tuổi nhất trong lịch sử, khi được bầu chọn.
Từ mấy năm nay sức khoẻ của Đức Giáo hoàng người Đức đã sút giảm.

Vatican nói quyết định của Giáo hoàng thể hiện 'lòng dũng cảm'
Hồi lễ Phục Sinh năm ngoái, báo chí đã đưa tin trông Ngài mỏi mệt, chắc là vì chuyến công du kéo dài tới Mexico và Cuba.
Anh trai Ngài từng nói Giáo hoàng Benedict, khi đó có dự định giảm công du nước ngoài vì lý do sức khỏe.
Hôm nay, 11/2, Vatican trích lời Giáo hoàng nói Ngài không còn đủ sức khoẻ để "hoàn toàn thực hiện sứ mệnh được ủy thác".
Cũng vào Lễ Phục Sinh năm 2012, Ngài lên tiếng cảnh báo rằng loài người đang 'mò mẫm trong bóng tối'.
Tuyên bố từ chức được Đức Giáo hoàng đưa ra bằng tiếng Latin, trong buổi họp các hồng y tại Vatican.
Tòa Thánh nói quyết định từ chức sẽ khiến vị trí Giáo hoàng bị bỏ trống cho tới khi một vị tân giáo hoàng được bầu chọn, dự kiến vào tháng 3, theo Reuters từ Rome.
-Nguồn BBC-Giáo Hoàng bất ngờ tuyên bố từ chức

- Đức Giáo hoàng Benedicto 16 : dũng cảm nhưng lực bất tòng tâm (RFI). - Quyết định lịch sử của Giáo hoàng (TN).- Đức Giáo Hoàng loan báo thoái vị (RFA). – Ðức Giáo Hoàng sẽ từ giã giáo dân ngày 27/2 (VOA). – Giáo Hoàng Benedicto XVI thoái vị : Quyết định bất ngờ, lịch sử (RFI). – Thế giới ca ngợi quyết định thoái nhiệm của Giáo Hoàng Benedicto 16 (RFI). – Giáo hoàng Benedicto 16, một nhân cách phức tạp (RFI). – Tín đồ Công giáo Việt Nam ‘cảm phục sự can đảm’ của Đức Giáo Hoàng (VOA). - ‘Giáo hoàng Benedict XVI khiêm tốn’ (BBC). - Vatican sáng lòa tia chớp (BBC). – Tiến trình bầu chọn Giáo hoàng mới (RFI). – Ai có thể là Giáo hoàng kế tiếp ? (USA Today/ Chuacuuthe). - Chùm ảnh về nhiệm kỳ ngắn ngủi của Giáo hoàng Benedict XVI (DT).
- SÉT ĐÁNH NHÀ THỜ THÁNH PHÊRO Ở VATINCAN VÀI GIỜ SAU KHI GIÁO HOÀNG BENEDICT XVI TUYÊN BỐ TỪ CHỨC(BBC/ Reuters/ Phạm Viết Đào).TÔI CHƯA BAO GIỜ GỌI ÔNG TỔNG BÍ THƯ LÀ TRỌNG LÚ (William Truong).



-
[HD] GẶP NHAU CUỐI NĂM 2013 - PHẦN 1/2

 -

– Táo quân 2013: Lên sóng chỉ còn non nửa (DV).- - Chương trình Táo Quân tại Việt Nam bị đặt dưới sự kiểm duyệt (RFI). 

-Gangnam style lên thiên đình

TT - Sự nổi tiếng của điệu nhảy Gangnam style không chỉ ở hạ giới mà còn cả trên thiên đình. Trong cả hai chương trình Táo quân 2013 của HTV và VTV đều đưa tiết mục trình diễn này vào trong buổi chầu ngọc hoàng của các táo >> Muôn mặt Táo 2013
>> “Táo quân” bị... hiểu nhầm?
Trong khi Táo quân của HTV để các cung nữ của thiên đình biểu diễn điệuGangnam style theo kiểu tiết mục văn nghệ, Táo quân VTV đã đặt lời mới choGangnam style thành ca khúc Hoang mang style do táo kinh tế (Quang Thắng) trình bày.
Bài Hoang mang style ghi nhận tình hình "một năm kinh tế buồn" với mọi khó khăn về giá - lương - tiền. Ðoạn biểu diễn này khi được tải lên YouTube đã nhận được sự ủng hộ của nhiều người với hơn 108.404 lượt người xem. Có ý kiến còn đùa rằng Hoang mang style còn hay hơn cả bản gốc.
Có thể thấy Gặp nhau cuối năm - Táo quân của VTV năm nay vẫn giữ vững được "phong độ" của năm trước. Vẫn duy trì cách làm luôn gắn với thời sự, sự xuất hiện của các táo trong phong cách nhái giám khảo The Voice đã mang lại những tiếng cười cho khán giả ngay từ khi họ xuất hiện.
Rất nhiều chuyện đã qua của năm cũ được nhắc đến, từ chuyện ca sĩ chuyển giới, chuyện đạp đổ cổng trường xin học cho con, chuyện bán vàng miếng, chuyện xe chính chủ... Những tồn tại của năm cũ được tái hiện bằng lăng kính hài hước đã đem đến cho khán giả những tiếng cười sảng khoái nhưng sâu cay. Màn diễn của táo kinh tế, thổ địa hay táo giao thông vẫn rất duyên dáng, nhưng phần về táo y tế thì có hơi quá lố và dài dòng.
Mười năm nhập vai táo giao thông, nghệ sĩ Chí Trung tâm sự: "Mọi người có khen táo giao thông năm nay, tôi biết là động viên thôi. Tôi tự thấy chưa hay vì thật sự chất liệu để phê phán không nhiều. Phần diễn của táo giao thông trên sóng VTV bị cắt khoảng 1/3 nhưng đó là chuyện thường. Tôi chẳng bao giờ mệt mỏi với vai diễn táo giao thông của mình mười năm nay. Chỉ có mệt mỏi về sức lực thôi vì toàn tập đêm, mệt nhất là khi cầm kịch bản ban đầu vì chất liệu lúc đó ít, phải vừa tập vừa thêm vào. Mấy năm nay táo giao thông cũng có cái hên là ngoại hình tôi lại hơi giống Bộ trưởng Thăng nên khi đóng táo cũng vui hơn".
Tiếc là vì những sự cố lùm xùm liên quan đến việc cấp phép cho đĩa Táo quân cũng như chương trình ghi hình xảy ra trước đó nên cảm giác chương trình Táo quân lên sóng đã được cắt gọt khá "sạch sẽ". Nên nếu khán giả kỳ vọng vào một cuộc "cách mạng" của táo sau một năm quá nhiều biến động như năm 2012 thì có thể sẽ ít nhiều thất vọng.
Chị Phương, nhà ở Thủ Ðức (TP.HCM), đặt dấu hỏi: "Xem Táo quân năm nay rằng vui thì có vui nhưng chưa đã. Một số màn chầu có vẻ như bị cắt khiến chương trình không liền mạch. Không biết có phải sau sự việc tuýt còi của Cục Nghệ thuật biểu diễn nên chương trình bị chăm chút phần kiểm duyệt quá không?".
Một điểm đáng lưu ý của Gặp nhau cuối năm 2013 đó là sự háo hức mong chờ chương trình này đã không còn như trước bởi VTV phát hành đĩa Gặp nhau cuối năm ngày 7-2, trước đêm phát sóng hai ngày. Ngay lập tức toàn bộ nội dung chương trình được đưa lên YouTube cùng ngày nên chương trình phát sóng đêm 29 tết phần nào kém duyên.
Việc phát hành đĩa Táo quân trước khi phát sóng đã có tiền lệ từ những năm trước. Nhưng việc tải ngay toàn bộ chương trình lên trang chia sẻ YouTube hay ngay cả việc khán giả đi xem dùng các phương tiện ghi hình ghi lại rồi post trước lên mạng cũng là những việc ngoài tầm kiểm soát của nhà đài.
Với Táo quân của HTV, năm nay tuy không quá nổi trội nhưng có sự bứt phá đáng kể. Nổi bật nhất đó là không còn cảnh nghệ sĩ xếp hàng lên sân khấu như các năm trước, nội dung chương trình cũng cô đọng trong một cảnh chầu ngọc hoàng chứ không lan man.
Thú vị nhất vẫn là màn "tự tình" của cô nàng trong giới showbiz Việt - theo hình thức rối - do táo nghệ thuật (nghệ sĩ Xuân Hương) thể hiện. Một năm buồn của thể thao Việt Nam cũng được đề cập bằng hình ảnh thân hình phốp pháp, chỉ mê ăn của táo thể thao (Hoàng Mập)... Tuy nhiên, dường như thời gian chuẩn bị của táo HTV không nhiều nên sự ăn khớp giữa các táo vẫn chưa thật nhuyễn và âm nhạc chưa đủ tạo nên sự sôi động cho chương trình.

Cứ tưởng không hát mà vẫn phải hát

Ðể vai thổ địa được khán giả ưu ái khen ngợi, tôi đã phải đầu tư sáng tạo cho nhân vật đến giây phút cuối cùng đấy. Ðến tận trước khi ra biểu diễn ghi hình tôi vẫn phải sửa kịch bản. Xúc cảm với thổ địa cũng do đã từng đi mua nhà mua đất nhưng chưa dám đầu tư thôi. Bất động sản đóng băng thì mình cũng nóng ruột. Cứ từ mình mà đem vào nhân vật. May mắn nữa là chuyên môn chèo là thế mạnh của tôi, so với các táo thì tôi là người biết hát và hát được nên năm nào cũng được đạo diễn cho khai thác triệt để thế mạnh này, muốn hát bao nhiêu cũng được. Nhưng năm nay, đạo diễn định thử cho tôi một năm không hát nhưng cuối cùng không được, vẫn cứ phải hát. Chương trình phát sóng đã cắt đi nhiều, có một số bài hát phải cắt đi có thể do trùng lắp, có những từ ngữ được cho rằng nhạy cảm với xã hội và thời cuộc cũng phải cắt cho chương trình toàn vẹn. Cắt thì cũng tiếc nhưng nhà đài có chuẩn mực phát sóng nên đành chịu.

Mười năm qua, Táo quân với tôi cảm xúc vẫn nguyên vẹn, giống như món quà dành cho mọi người trong dịp cuối năm, mọi người chờ đợi thế nào thì cảm xúc của tôi lúc diễn cũng hừng hực như thế. Cảm xúc ấy thiêng liêng lắm, thiêng liêng với tất cả các nghệ sĩ làm nên nó, bởi Táo quân không phải để kiếm tiền, Táo quân dành cho mọi người.
C.K. ghi



-- Bộ trưởng Thăng ‘mắng’ Chí Trung mỗi lần quay Táo Quân: (TP).
Trước khi Táo quân 2013 diễn ra, Táo Giao thông Chí Trung đã từng chia sẻ rằng: "Cứ mỗi lần quay Táo Quân, anh Đinh La Thăng (Bộ trưởng Bộ GTVT) lại "mắng" tôi kịch liệt lắm: "Tổ sư mày, sao mày cứ nói xấu tao thế?".
"Trước khi Táo quân diễn ra, tôi có gọi điện cho Đinh La Thăng và nói rằng: Anh cứ yên tâm, với tư cách một đảng viên 24 năm tuổi Đảng, một công dân, một lãnh đạo nhà hát, cái gì anh làm đúng em sẽ nói nhưng cái gì anh sai, em sẽ vẫn giễu nhại".

NSƯT Chí Trung tiếp tục đảm nhận vai Táo Giao thông trong Táo Quân 2013
NSƯT Chí Trung tiếp tục đảm nhận vai Táo Giao thông trong Táo Quân 2013 .
Trước khi Táo quân 2013 diễn ra, Táo Giao thông Chí Trung đã từng chia sẻ rằng: "Cứ mỗi lần quay Táo Quân, anh Đinh La Thăng (Bộ trưởng Bộ GTVT) lại "mắng" tôi kịch liệt lắm: "Tổ sư mày, sao mày cứ nói xấu tao thế?". Có những lần trong bữa cơm, anh Thăng gắp cho tôi miếng thịt kèm theo lời nhắn nhủ: "Ăn đi, ăn cho béo rồi lấy sức mắng anh tiếp".
Tuy nhiên, năm nay NSƯT Chí Trung tiết lộ rằng, chưa thấy anh Đinh La Thăng gọi điện "mắng" anh như mọi năm.
Bên cạnh đó, NSƯT Chí Trung còn chia sẻ những vất vả khi đóng Táo Quân cũng như việc Táo Quân bị Cục Nghệ thuật biểu diễn "tuýt còi"
Theo anh, khó khăn lớn nhất của ekip thực hiện Táo Quân năm nay là gì?
Trong suốt 9 năm qua, Táo Quân đã trở thành một món ăn không thể thiếu được trong ngày 30 Tết của công chúng. Sự kỳ vọng mà công chúng dành cho chương trình rất lớn và vô tình, nó trở thành một áp lực đối với chúng tôi, buộc chúng tôi phải nỗ lực hết mình để khán giả không phải thất vọng.
Năm nay, chúng tôi cũng phải vất vả hơn khi phải tìm ra một hướng đi mới. Táo Quân có 10 năm rồi, cứ đi theo những con đường cũ thì dễ thôi, nhưng như thế thì ai xem. Trên một mảnh đất nhỏ mà đã có chi chít đường, tìm một con đường mới thì đâu phải là chuyện đơn giản.
Hơn nữa, năm nay tình hình chung đều rất ảm đạm. Chúng tôi làm Táo Quân cũng giống như diễn hài trên đám tang ý. Phải làm sao để mọi người tìm thấy chút niềm vui, chút hi vọng trong sự mất mát chứ không phải là "ném đá".
Thế còn khó khăn của riêng anh khi đóng Táo Giao thông?
Vì ekip tham gia Táo Quân là "quân tứ chiến". Người bận công việc ở nhà hát, người mải chạy sô nên chỉ có thể tập trung với nhau vào ban đêm. Thường thì chúng tôi tập từ lúc 22h đêm nhưng cũng không hiếm khi tới 1h30 mới đủ người để cùng nhau tập luyện. Các em trẻ, họ quen thức đêm thì đỡ chứ tôi, Minh Hằng và Vân Dung thì chịu không nổi. Vân Dung đã ốm rất nặng, bị mất tiếng trong suốt 5 ngày. Tôi thì may mắn hơn, không bị ốm nhưng khi tập hiệu quả không được cao.
Không những thế, dù đêm hôm có tập muộn thế nào thì sáng 8h tôi cũng phải có mặt ở Nhà hát Tuổi trẻ để quản lý công việc, đâm ra mệt mỏi lắm.
Đạo diễn Đỗ Thanh Hải có muốn tạo điều kiện cũng không được. Mình tôi sao làm nên Táo quân, phải có Nam Tào, Bắc Đẩu, Ngọc Hoàng chứ. Đó là bức tường để các Táo dựa vào và phác hình mình lên đấy.
Vất vả và hết lòng với Táo Quân như thế, anh cảm thấy thế nào ở thời điểm Táo Quân bị Cục nghệ thuật biểu diễn "tuýt còi"?
Táo Quân không phải là một buổi biểu diễn. Người ta đang chạy chương trình để quay, phát sóng trên tivi. Cùng với một nội dung nhưng chúng tôi chạy chương trình trong ba tối, mỗi tối diễn 4 tiếng đồng hồ nhưng khi bản phát sóng và trong đĩa thì chỉ rút lại thời lượng trong hơn 1 tiếng rưỡi. Như thế nghĩa là chúng tôi phải biên tập, chỉnh sửa rất nhiều trước khi giới thiệu với công chúng. Và phía quản lý nên xem và cho ý kiến ở bản cuối cùng chứ không phải là ở lúc chúng tôi đang tập luyện.
Sự việc vừa rồi giống như đi xem trình diễn thời trang, thay vì ngồi dưới ghế khán giả và xem người mẫu trình diễn trên sàn catwalk, chiêm ngưỡng những bộ váy áo tuyệt đẹp thì có người chạy vào trong hậu trường, soi cô người mẫu này lắm sẹo, cô người mẫu kia lắm nốt ruồi, rồi sau đó trở ra và cấm buổi trình diễn. Đó là điều rất vô lý. Phải xem xét bản người mẫu trình diễn trên sàn catwalk chứ sao lại soi mói bản "thay quần áo" của họ được.
Người quản lý khi giám sát đúng phần việc của mình thì tốt nhưng lấn sang việc của người khác thì lại là buồn cười.
Phía quản lý cho rằng, Táo quân 2013 hơi tục, nhất là đoạn mở đầu giữa Nam Tào, Bắc Đẩu và chi tiết "Đẩu pín". Anh nghĩ sao về điều này?
Không phải ngẫu nhiên mà có câu "bất tục bất thành tiếu". Ngày xưa có truyện Trạng Quỳnh rồi mới đây là có hài Xuân Hinh, hài Mạnh Tuấn còn tục hơn nhiền mà người dân vẫn thích đấy thôi?
Còn chi tiết "Đẩu pín" với tôi thì bình thường, đưa vào cũng được mà cắt cũng chẳng sao. Còn nhiều cái khác sâu cay trong Táo Quân, nhưng thôi, tôi chẳng dại mà nói ra, mọi người cứ xem rồi sẽ nhận thấy thôi (cười).
Đảm nhận vai Táo Giao thông, năm nay anh có bị Bộ trưởng Đinh La Thăng "mắng" không?
Anh Thăng tới giờ phút này vẫn chưa thấy gọi điện cho tôi (cười).
Tuy nhiên, trước khi Táo quân diễn ra, tôi có gọi điện cho Đinh La Thăng và nói rằng: Anh cứ yên tâm. Với tư cách một đảng viên 24 năm tuổi đảng, một công dân, một lãnh đạo nhà hát, cái gì anh làm đúng em sẽ nói nhưng cái gì anh sai, em sẽ vẫn nhiễu nhại. Anh Thăng cũng hiểu đó là công việc của tôi và không có ý kiến gì.
Anh có hài lòng với diễn xuất của trong Táo Quân 2013?
Nói thật, phải tới đêm diễn thứ 3 tôi mới hài lòng với diễn xuất của mình, chứ hai đêm đầu thì vứt hết, diễn xong tôi chỉ muốn chết quách cho xong, chới với vô cùng.
Gia đình anh có thói quen quây quần bên nhau trong đêm 30 và xem Táo quân như bao nhiêu gia đình khác không?
Tôi rất ngượng khi mình trên truyền hình. Tôi rất cầu toàn trong khi diễn các tiểu phẩm hài thì thường không có nhiều thời gian và vì bị hạn chế nhiều thứ nên chất lượng đôi khi không được như mình mong muốn.
Riêng Táo Quân thì có chu đáo hơn chút ít nhưng tôi cũng chỉ len lén đứng xem chứ chẳng dám vừa xem vừa đánh vào đùi cái đét rồi khen "hay quá" (cười).
Xin cảm ơn anh về buổi trò chuyện và chúc gia đình anh một năm mới an khang, thịnh vượng!


--Gạo chứa nhiều độc tố gây bệnh ung thư

Phòng phân tích các chất dạng vết trong thực phẩm của Đại học Dartmouth, Mỹ, công bố kết quả nghiên cứu cho thấy nhiều sản phẩm từ lúa gạo có chứa chất arsenic, một độc tố gây bệnh ung thư. 
Dưới đây là bài viết của giáo sư Võ Tòng Xuân - một chuyên gia về nông nghiệp tại Cần Thơ, về những vấn đề trong thành phần gạo hiện nay và tại sao phải dùng gạo sạch.
Số liệu phân tích của Đại học Dartmouth cho thấy trong nước đường làm từ gạo lứt hữu cơ, một sản phẩm an toàn nhất ở nước Mỹ dùng cho trẻ con, chứa 25 phần tỷ (ppb) arsenic.
Đến nay, cơ quan EPA (Bảo vệ Môi trường) vẫn chưa ấn định cụ thể lượng arsenic cho phép trong thực phẩm, trong nước uống lượng cho phép chỉ là 10 ppb. Nhà cung cấp gạo và 150 sản phẩm làm từ gạo tại Mỹ là Trang trại gia đình Lundberg (LFF) cho phân tích gạo của mình, thấy có chứa trung bình 95 ppb, đã làm cho người tiêu dùng các sản phẩm của LFF trở nên rất lo lắng. Tháng 9/2012 tạp chí “Consumer Report” phiên bản in đã công bố chi tiết về kết quả phân tích tất cả sản phẩm từ gạo  đang được người tiêu dùng Mỹ ăn uống hàng ngày, từ cơm, bánh gạo ăn sáng và các loại bánh khác, đường mật từ gạo… Phân tích cho thấy lượng arsenic vô cơ có từ 24 đến 214 ppb.
Báo cáo này được đưa lên Internet ConsumerReport.com tháng 12/2012 làm người tiêu dùng Mỹ hốt hoảng, yêu cầu EPA phải gấp rút nghiên cứu lượng arsenic vô cơ cho phép trong thực phẩm là bao nhiêu. Ngay cả sản phẩm gạo hữu cơ cũng có chứa lượng arsenic vô cơ đáng kể.
Thường các chất độc chỉ thâm nhập vào thân thể con người sẽ tích tụ tại gan mỗi ngày một tý khiến ta không thấy có hại gì. Gan là bộ phận chịu đựng các chất độc tích lũy này. Khi lượng độc tích lũy này quá nhiều, gan không chịu nổi nữa thì con người mới phát bệnh khó cứu được.
Trong số chất độc này, arsenic thuộc nhóm nguy hiểm. Arsenic được dùng trong các loại thuốc trừ côn trùng và chuột khi nông dân phun thuốc. Một phần thuốc được di chuyển lên cây và vào hạt gạo, một phần rơi xuống mặt nước ruộng hoặc mặt đất chảy sang những đám ruộng khác hay lẫn vào nước chảy ra kênh rạch di chuyển đi nơi khác.

Giáo sư Võ Tòng Xuân đang làm việc trên cánh đồng lúa sạch. Ảnh do tác giả gửi.
Giáo sư Võ Tòng Xuân đang làm việc trên cánh đồng lúa sạch. Ảnh do tác giả gửi.

So lại tình hình Việt Nam, người tiêu dùng chưa có hiệp hội nào mạnh để đứng ra theo dõi, phân tích các đặc điểm an toàn vệ sinh thực phẩm tương tự, mà chỉ phó thác cho các nhà sản xuất. Khi có sự cố nào trong thực phẩm lưu hành nhà nước mới vào cuộc, nhưng phương tiện, thiết bị và con người ít ỏi nên không thể kiểm soát nổi mọi thứ thực phẩm. Các cơ cở sản xuất gánh trách nhiệm bằng cách thể hiện bảng kê trên bao bì những chi tiết an toàn theo quy định. Hai mặt hàng thiết yếu và phổ biến nhất là nước uống và gạo đã được một số doanh nghiệp đi đầu trong chủ trương này để đáp ứng nhu cầu cho người tiêu dùng Việt Nam quan tâm đến sức khỏe lâu dài.
Ngày nay người tiêu dùng vào các siêu thị thường gặp gạo chứa trong những bao bì xinh xắn có nhãn hiệu và công ty sản xuất rõ ràng, có bảng kê phân tích giá trị dinh dưỡng của các chất chứa bên trong. Một thông tin cần được ghi trên bao bì nữa là địa điểm trồng và phương pháp kỹ thuật đã được áp dụng trong quá trình sản xuất lúa.
Những doanh nghiệp sản xuất gạo sạch Việt Nam thường chọn quy trình GlobalGAP hoặc VietGAP (GAP = Good Agricultural Practices = Kỹ thuật nông nghiệp cao). Có doanh nghiệp thực hiện quy trình nông nghiệp hữu cơ (OP).
Với quy trình GAP, người trồng lúa phải tuân theo tất cả quy định kỹ thuật trồng trọt, từ giống lúa xác nhận, bón phân và áp dụng phân bón đúng loại, đúng lượng và thời điểm, sử dụng hóa chất trừ sâu, bệnh đúng loại, đúng lượng và thời điểm, cho đến thu hoạch, phơi sấy, xay xát và đóng gói trong môi trường sạch và an toàn (HACCP). Nước tưới ruộng lúa phải thuộc loại nước sạch, không bị ô nhiễm bởi nước thải chung quanh.
Quy trynh GlobalGAP bắt buộc mỗi nông dân phải có buồng vệ sinh trong nhà, có bồn cầu giật nước rửa, có sọt rác trong nhà và thùng rác công cộng khắp cánh đồng. Doanh nghiệp sản xuất gạo sạch nhất thiết phải có vùng nguyên liệu riêng và cán bộ chăm sóc, kiểm tra tất cả nông dân tham gia sản xuất lúa. Vì vậy chi phí bảo đảm quy trình GAP phải cao hơn lúa trồng tự do.
Lúa trồng theo quy trình GAP được cấp giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn GAP, bảo đảm không chứa dư lượng hóa chất độc hại và lượng dinh dưỡng đầy đủ. Trong khi đó lúa trồng tự do dễ bị nông dân lạm dụng hóa chất, dẫn đến khả năng nhiễm nhiều chất độc lưu tồn trong gạo.
Giáo sư Võ Tòng Xuân

- Hoảng vì ‘thần tài’ đến nhà ngày Tết (VNE).--Quý Tỵ 2013, năm rắn đen tiềm ẩn biến động khó lường
- Hàng rong “ngập” cổng UBND thành phố (TN).  - Đầu trần dạo phố thách đố CSGT (TP).  - Tết: “Vô tư” đi xe máy “kẹp” 3-4, không đội MBH (ANTĐ).  - Sát phạt tràn lan ngày đầu năm (VNE). - Bi hài kiêng kỵ đầu năm (VNE).  - Tục xông nhà có “một không hai” (LĐ).  - Đầu năm mua muối, cuối năm bán vôi (Infonet).- Viết tiếp tư tưởng đột phá (Đầu tư).Tết Việt có tội gì đâu?! (DV). – Ngày đầu năm tĩnh tâm trong không khí thiêng liêng của đình chùa (Infonet). – Đi chậm, nghĩ chậm về chữ nếu (SGTT)..- Sóc, chuột – miếng ngon đại ngàn (TP).  - Rộ “mốt” săn lợn Mường ăn Tết (Infonet).   - Về làng Chăm ăn nước lèo thịt dê (TP).  - Món dưa ngày tết (DV).  - Thức quê ngày khó (TP).
Pháo vẫn nổ như chưa hề cấm (HDO/NLĐ). - Cùng Bộ trưởng về bản (ĐT).-
- Bộ trưởng Y tế: Quá tải bệnh viện vẫn là thách thức (TTXVN).5 clip gây chấn động ngành giáo dục (NLĐ)..- “Hoan nghênh việc chấn chỉnh đào tạo thạc sĩ của Bộ GDĐT” (LĐ).
- Liên kết đào tạo đang ‘treo đầu dê bán thịt… lừa’? (NĐT).
- ‘Chất lượng giáo dục đang ở mức dưới chuẩn’ (NĐT).
- Dân lại tự ý đánh bắt tôm hùm ở cảng quốc tế Chân Mây (DT).
- Trẻ em Sa Pa trĩu vai đi bán đào rừng (DT).
- Chồng làm xe ôm, vợ tiệc tùng để kiếm tiền tết (VNN). – Tết Việt trong mắt người nước ngoài: Thú vị, kỳ lạ! (TN).
- “Chen lấn” rời Hà Nội về quê ăn Tết (Infonet).
- Tết ước vọng…. (TVN). – Tết khó khăn (Cu Làng Cát).
- Viết cho người xa tháng Chạp (TVN).
- Những chuyến tàu cuối cùng năm cũ (TVN).Cuộc hội ngộ kỳ diệu của 2 anh em ruột sau… 70 năm (Infonet)
- Chuyện bây giờ mới kể về “Vua Mèo” – Vương Chí Sình (Infonet).
- Một doanh nghiệp xả thải trực tiếp ra môi trường (TT).
- Thực hư chuyện người chết “nhập hồn” vào… trăn (CAND/PT).
- 22 người tử vong vì TNGT trong ngày mùng 1 Tết (VTV/Sống mới).
- Trần Mộng Tú: Sông Mã êm đềm (DĐTK).- Vầng sáng trong đêm xuân (Lê Mai).- Xem ‘Hổ mang chúa’ múa ở Thọ Xuân (TP).
-- Tạm giữ 13 đối tượng mua bán phụ nữ sang Trung Quốc (TN).- Phá đường dây bán trẻ sang Singapore (BBC).- Nghề tạc “bụng phệ” phục vụ đại gia (Infonet). Phá đường dây bán trẻ sang Singapore Cảnh sát Indonesia xác nhận họ đã phá một đường dây mua bán trẻ em để chuyển sang Singapore. -Bắt băng buôn 30 trẻ sơ sinh
Cận Tết, người và xe vẫn tấp nập qua cửa khẩu Lao Bảo (TN).
Xóa đói giảm nghèo: Thành tựu & thách thức (SGGP). - Quy hoạch phát triển nhân lực 10 năm tới (LĐ).--Những tình huống "khó đỡ" của phóng viên nội chính (NLĐO)- Không ít lần, phóng viên mảng Thời sự - Nội chính Báo Người Lao Động gặp những tình huống dở khóc dở cười trong lúc tác nghiệp.- Nhộn nhịp bản người Dao bên dòng Đà Giang (Tin tức). Quá ẩu hay là sự ngây thơ đầy toan tính - Ngành Giáo dục tích cực lấy ý kiến về dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 (GD&TĐ). - Thủ tướng bổ nhiệm Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội (VOV).
- Đám đông thanh niên tấn công CSGT (TT). - Đóng giả công an ‘giải cứu’ con bạc (TP). - Công an sẽ mật phục bắt đánh bạc ở lễ hội Yên Tử 2013 (VOV/ TTXVN). - Cận cảnh Quốc lộ khủng khiếp nhất Việt Nam (DT). - Vụ tàu hoang: Điều tra nguyên nhân thủy thủ bỏ tàu (LĐ).
- Xuất hiện mứt làm bằng… nhựa tại Cần Thơ? (PT).
- Áo ấm lên vùng biên! (LĐ). – Bản không cần… tiền (TN).
- Đánh cá kiếm tiền tiêu tết, một sinh viên mất tích (ANTĐ). – Dù nghèo cũng nên về quê ăn Tết với cha mẹ (VNE). –Tết lang thang của những cụ già không nhà (VNN).
- Sinh viên xứ Nghệ giúp trẻ mồ côi đón xuân ấm áp (Infonet). – Tết này con có mẹ (TT).
- Bâng khuâng nỗi nhớ nhà! (TT).
- Tết này, gấu Tam Đảo không bơ vơ… (LĐ).
- Trung Quốc rúng động vì thịt “giả” gây ung thư (TN).
- Cảm động chuyện tình hơn 40 năm ở trại phong (VTC).
- “Thần tài“gõ cửa, 23 người dân trong một thôn trúng độc đắc (PLVN).
- Lửa khói ngùn ngụt, cả xóm tưởng mất tết (TT).
- Kỳ cục án mọi miền (NLĐ).- Tiết lộ sai phạm của thanh tra giao thông Hà Nội (VTC).
- Đưa hối lộ, một phó giám đốc công ty bị bắt (TN).
- Chuyện cãi lệnh cấp trên (SGGP).“Máu rỉ từ nền xi-măng”: Đời làm khoa học chưa từng gặp!- Từ chuyện giá “múa”, đến chuyện cần thì dùng (TTVH).- Bơm bong bóng, 4 người bị thương nặng (NLĐ).
- Voi rừng tấn công nhà dân đêm Giao thừa (ANTĐ).
- Tò mò hỏi chuyện cứu hộ rắn (ND).  - Cá ông nặng gần 8 tấn ‘lụy’ bờ (VTC).  - Cá sấu lớn nhất thế giới chết ở Philippines (NLĐ). - Cần Thơ: Giật mình mứt táo có hạt bằng… nhựa (TN/ DV). – ĐB Trần Thị Quốc Khánh: Thực phẩm bẩn dẫn đến chết người (PN Today).
- Quán ăn ở Việt Nam: Những hình ảnh giết thịt khỉ rùng rợn (Der Spiegel/ Dân Luận). – Giáo sư Mỹ bị đòi đuổi việc vì chê VN (BBC).
- Cầy hương gốc Việt về quê trước Tết (BBC).
- Trung Quốc: 10 năm tù cho bác sĩ mua bán nội tạng (PNTP). -Pháp kêu gọi điều tra về vụ thịt ngựa giả thịt bò (VOV) -Vụ việc thịt ngựa giả thịt bò khởi phát từ nước Anh và sau đó lan sang nước Pháp. Phát hiện xe khách chở 500kg thịt thối để làm bò khô · Thu giữ 100kg thịt thối trên đường đến bếp ăn tập thể · TP HCM bắt hơn 2 tấn thịt thối trong "thực đơn" cho công ...
Khắp châu Âu xôn xao vì scandal "treo đầu bò, bán thịt ngựa"Dân Trí
Pháp hứa trừng phạt những ai liên quan trong vụ tai tiếng 'thịt ngựa'VOA Tiếng Việt
Anh: Vụ tai tiếng dùng thịt ngựa thế thịt bò trong món ănRFI
Mỹ là mục tiêu chiến dịch tấn công tin học trên quy mô lớn Theo tiết lộ của báo Washington Post số phát hành vào chiều ngày 10/02/2013, nước Mỹ đang trở thành mục tiêu tấn công tin học ở trên quy ... -Những hiệp sĩ chống tội phạm công nghệ cao cand

Tổng số lượt xem trang