Khá thú vị: Ở đây tôi muốn đặt chủ đề này trong ngoặc kép. Ngày đó, tôi thực sự rất sốc khi một vài đồng hương của tôi trong chính phủ và Quai d'Orsay (BNG Pháp), coi Hồ Chí Minh là một người dân tộc chủ nghĩa tốt. Đúng, đó là một người dân tộc chủ nghĩa nhưng cũng là một người cộng sản... Những người ở miền Nam Việt Nam theo chủ nghĩa dân tộc, nhưng bị gọi đơn giản là "con rối của người Mỹ". Đúng là chính quyền miền Nam VN được Mỹ hậu thuẫn nhưng cũng giống như miền Bắc được Liên Xô và Trung Quốc ủng hộ.-Giữ chức Vụ trưởng Vụ châu Á- châu Đại dương Bộ Ngoại giao Pháp từ 1969-1975, trực tiếp thực hiện nhiệm vụ trung gian giữa các bên đàm phán Hiệp định Paris, nhà ngoại giao Pháp Henri Froment-Meurice nhìn lại những gì thực sự xảy ra từ hơn 40 năm trước.
Thêm chuyện 2 đoàn đàm phán thì Đảng ta gọi là sự kết hợp giữa ngoại giao nhà nước với ngoại giao nhân dân, ngoại giao hai miền Nam-Bắc
Hoài nghi
Ông Henri Froment-Meurice: ...Năm 1969, tôi nhậm chức Vụ trưởng Vụ châu Á - Bộ Ngoại giao Pháp. Khi đó thì các cuộc hội đàm đã được tiến hành ở Paris. Với nước Pháp, vai trò thể hiện ở Hiệp định Paris vừa đơn giản, vừa phức tạp. Đơn giản vì với tư cách là chủ nhà khi đó, chúng tôi có đủ các điều kiện thuận lợi. Nước Pháp có quan hệ với tất cả các bên, với hai miền Bắc và Nam Việt Nam, dù chưa phải là quan hệ cấp đại sứ nhưng chúng tôi có phái đoàn ngoại giao ở Hà Nội và Lãnh sự quán ở Sài Gòn. Về mặt kỹ thuật, nước Pháp đơn giản là tạo được những điều kiện thuận lợi nhất cho các bên đàm phán.
Nhưng phức tạp, vì nước Pháp cũng có thể coi là một nhân tố trong đàm phán. Chúng tôi đóng vai trung gian trong các cuộc thương lượng, đưa ý kiến bên này đến bên kia, và đôi khi đưa ra cả các cam kết và ý tưởng.
Trong các điều khoản của Hiệp định Paris được ký kết, có không ít đến từ các đề xuất của Pháp. Trước đàm phán, miền Bắc Việt Nam cương quyết với điều kiện Mỹ rút quân, Washington kiên quyết phải có ngừng bắn ở miền Nam Việt Nam. Hiệp định Paris đã thỏa mãn được cả hai điều đó, tức vừa có ngừng bắn, vừa có một giải pháp chính trị sau khi Mỹ rút quân. Với nước Pháp, đó là điều rất đáng hài lòng.
Với cá nhân tôi, Hiệp định Paris mang lại cả sự hài lòng lẫn hoài nghi. Hài lòng vì chiến tranh kết thúc. Cuộc chiến Việt Nam gây ra quá nhiều mệt mỏi, tạo ra sự căng thẳng trong quan hệ quốc tế và để lại những thảm họa nhân đạo. Điều tốt nhất, đó là kết thúc chiến tranh. Nhưng bên cạnh đó là sự hoài nghi là Hiệp định này sẽ không được tôn trọng. Cảm giác đó giống như sau Hiệp định Geneve năm 1954.
Tôi nghĩ rằng với nhiều người Việt Nam, Hiệp định Paris được coi là một thắng lợi bởi đã đuổi được người Mỹ...
Anh nói điều mà chính tôi lo ngại lúc nãy. Hà Nội muốn đàm phán và đã ký một Hiệp định. Hiệp định này là một giải pháp chính trị, có việc thành lập một chính quyền chung ở miền Nam, có giải pháp về lực lượng thứ 3, có việc tiến tới bầu cử một cách hòa bình và dân chủ. Nhưng thực tế nó đã chỉ được coi như là một Hiệp định đình chiến. Sự hoài nghi của tôi chính vì lẽ đó: một khi người Mỹ rời đi, sẽ có rất ít khả năng hai miền Bắc, Nam Việt Nam không tiếp tục cuộc chiến.
Chúng ta tạm bỏ qua tranh luận này. Tôi muốn hỏi là với tư cách là người trong cuộc, theo ông tại sao cuộc đàm phán ở Paris kéo dài đến 5 năm trong khi ban đầu người ta nghĩ nó có thể trong vài tháng, hoặc cùng lắm là 1-2 năm?
Các bên đàm phán có những yêu cầu kiên quyết không nhượng bộ. Phía miền Bắc Việt Nam quyết không chịu đàm phán với chính quyền Thiệu và đòi người Mỹ phải rút nhưng với người Mỹ thì không có chuyện bỏ rơi Thiệu. Đó là điều căn bản. Ngoài ra còn có những vấn đề khác, tuy ít quan trọng hơn. Đó là phải tìm kiếm một giải pháp chính trị kiểu gì ở miền Nam Việt Nam. Trước hay sau Thiệu, có hay không có Thiệu...
Những người ở miền Nam Việt Nam theo chủ nghĩa dân tộc, nhưng bị gọi đơn giản là "con rối của người Mỹ". |
Ở đây tôi muốn đặt chủ đề này trong ngoặc kép. Ngày đó, tôi thực sự rất sốc khi một vài đồng hương của tôi trong chính phủ và Quai d'Orsay (BNG Pháp), coi Hồ Chí Minh là một người dân tộc chủ nghĩa tốt. Đúng, đó là một người dân tộc chủ nghĩa nhưng cũng là một người cộng sản.
Không thể quên hoàn cảnh quốc tế thời đó. Chúng ta đã có một cuộc chiến Triều Tiên, giữa những người cộng sản và những người dân tộc, kết thúc là sự chia cắt hai miền. Những người ở miền Nam Việt Nam theo chủ nghĩa dân tộc, nhưng bị gọi đơn giản là "con rối của người Mỹ".
Đúng là chính quyền miền Nam VN được Mỹ hậu thuẫn nhưng cũng giống như miền Bắc được Liên Xô và Trung Quốc ủng hộ.
Ngày đó, với người Mỹ và cả chúng tôi, cuộc chiến ở Đông Dương là một mặt trận để ngăn chủ nghĩa cộng sản lan ra toàn châu Á. Không cần phải phủ nhận điều này bởi thời kỳ đó là Chiến tranh lạnh, giữa phương Tây và một bên do Liên Xô cầm đầu. Cần phải đặt tất cả vào bối cảnh.
Ông có viết trong cuốn "Nhật ký châu Á" của mình rằng ông tin chiến thuật của người Mỹ trong đàm phán Paris giống như những gì Henry Kissinger viết trên tờ "Foreign Affairs" tháng 1/1969. Tôi xin trích lại: đàm phán, ít nhiều trực tiếp, hoặc qua các "tín hiệu", với Hà Nội về việc đồng rút các lực lượng, đàm phán đủ lâu để dần dần tạo được đối thoại giữa Sài Gòn và Mặt trận về cấu trúc chính trị tương lai của miền Nam (Việt Nam). Thời gian là yếu tố then chốt để Sài Gòn tự củng cố thực lực". Từ chi tiết này, thì việc kéo dài đàm phán quá lâu cũng là ý của người Mỹ?
Không phải chỉ có người Mỹ khiến đàm phán kéo dài, vì đàm phán có 4 bên chứ đâu riêng người Mỹ. Nhưng tôi nhận thấy, có những giai đoạn cứng rắn giữa các bên khiến đàm phán không tiến triển.
Trong giai đoạn cuối của đàm phán, có một sự tắc nghẽn, đặc biệt là từ tháng 10/1972 đến tháng 01/1973. Tại sao Mỹ lại ném bom với cường độ ác liệt như thế? Ở đây tôi nghĩ có sự cứng rắn quá mức từ các phía. Lúc đó tôi đã không hiểu được những gì Hà Nội đang suy tính còn Sài Gòn thì rõ ràng là không hài lòng về việc tương lai của mình chỉ được đàm phán thông qua Lê Đức Thọ và Kissinger. Nói chung là đó là sự tắc nghẽn từ nhiều phía.
Theo ông biết, có một sức ép nào không, như từ Trung Quốc chẳng hạn?
Có thể, nhưng tôi hoàn toàn không biết chắc về điều này.
Bà Nguyễn Thị Bình trả lời phỏng vấn báo chí. Ảnh tư liệu.
Trở lại với các giai đoạn đàm phán. Ban đầu người Mỹ cương quyết không chấp nhận nói chuyện với Mặt trận. Là người làm nhiệm vụ con thoi giữa các bên, ông nhận thấy sự thay đổi của phía Mỹ bắt đầu từ thời điểm nào?
Thú thực là tôi không nhớ chính xác ngày tháng, nhưng theo sự hiểu biết của tôi, mọi thay đổi đều bắt đầu từ các cuộc hội đàm giữa Lê Đức Thọ và Kissinger.
Theo như tôi biết, Kissinger chưa bao giờ gặp bà Nguyễn Thị Bình và cấp phó của bà cũng không có tiếp xúc trực tiếp nào với các nhà ngoại giao Mỹ. Ban đầu, có sự từ chối giữa các bên, Mỹ không chấp nhận đối thoại với Mặt trận, Mặt trận không chấp nhận nói chuyện với Sài Gòn, nhưng cơ bản là thái độ từ phía chính quyền ông Thiệu.
Ông Thiệu không muốn có một bản Hiệp định được ký kết chỉ từ những đàm phán của Hà Nội và Washington nên phản đối và gây sức ép. Việc Mỹ chấp nhận Mặt trận và Hà Nội chấp nhận ông Thiệu vào bàn đàm phán là một sự nhượng bộ giữa các bên.
Điểm quan trọng nhất trong Hiệp định Paris là việc rút quân đội Mỹ ra khỏi Việt Nam. Điều này cũng nằm trong tầm nhìn và ý muốn của người Pháp, từ sau Tuyên bố Phnompenh của Tướng De Gaulle rằng Mỹ cần có một lộ trình rút quân và Đông Dương cần một giải pháp chính trị. Có sự thúc đẩy hay thuyết phục nào từ phía người Pháp với phía Mỹ trong chuyện này không?
Tuyên bố của tướng De Gaulle ở Phnompenh nói rằng Mỹ không thể chỉ dựa vào duy nhất giải pháp quân sự mà còn cần cả giải pháp chính trị. Đó là quan điểm cốt lõi của nước Pháp.
Các diễn biến ở Việt Nam cho thấy là rất ít có khả năng chỉ có một giải pháp quân sự đơn thuần từ bên này hay bên kia. Phía Mỹ cũng nhận ra rằng họ không thể trông cậy vào duy nhất giải pháp quân sự. Họ không thể đưa đến 300 ngàn quân vào Việt Nam để đẩy lùi quân đội miền Bắc ra khỏi miền Nam. Người Mỹ không thể hy vọng vào một chiến thắng hoàn toàn về quân sự. Tình thế đó là một ngõ cụt quân sự và Mỹ phải chấp nhận đàm phán.
Các ông Lê Đức Thọ, Xuân Thủy chắc cũng nói với người Mỹ điều chúng tôi cũng nói, tức dần dần phải tìm một giải pháp chính trị. Nhưng giải pháp chính trị kiểu gì? Cơ chế và thiết chế chính trị kiểu gì? Lịch trình ra sao? Một chính phủ hay hai chính phủ? Hai thành phần hay ba thành phần?...
Tôi tin rằng nước Mỹ khi đó có sự thay đổi lớn trong nội bộ. Có những phái diều hâu, phái ít diều hâu hơn. Nixon, tôi nghĩ, là nằm ở giữa. Cũng nên nhớ rằng năm đó (11/1969) là cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ và Nixon cần phải tái cử. Vì thế, người Mỹ cần phải có một kết quả hợp lý, một cái gì đó có thể coi là chiến thắng. Khi Hiệp định Paris được ký kết thì họ đã thắng ở điểm này, tức Thiệu vẫn ở đó trong khi Hà Nội thì muốn Thiệu phải ra đi trước đó.
Cựu Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ, McNamara từng nhận định rằng "số cơ hội bỏ lỡ là không thể tin được". Qua quan sát của ông trong từng đó năm, liệu có tồn tại thực sự những thời điểm mà đàm phán có thể kết thúc sớm hơn, thay vì phải sau những chiến dịch quân sự khốc liệt?
Thật khó trả lời câu hỏi này, vì tôi, thậm chí là cả Tổng thống George Pompidou cũng không biết được là Kissinger và Lê Đức Thọ bàn nhau những gì trong các cuộc gặp bí mật. Những gì tôi biết rõ nhất đó là có rất nhiều lần đàm phán thất bại, các đoàn đến rồi đi và chúng tôi làm trung gian nối lại.
Ở đây, tôi muốn nói đến một sự thay đổi từ chính quan điểm của nước Pháp. Sau khi tướng De Gaulle ra đi và George Pompidou lên làm Tổng thống, nước Pháp có một sự thay đổi rõ rệt trong quan điểm liên quan đến Hiệp định Paris, đó là ít can dự hơn. Tổng thống Pompidou không muốn chọc giận người Mỹ nữa. Chuyện Nixon muốn kết thúc chiến tranh, muốn rút quân khỏi Việt Nam, tốt thôi, đó là chuyện của họ, không nên gây phiền phức. Thái độ của nước Pháp đã là như thế cho đến khi kết thúc đàm phán ở Paris.
Ông có thể nói rõ hơn không?
Dưới thời Pompidou, quan hệ Pháp-Mỹ được cải thiện, vì chúng tôi hiểu rằng người Mỹ hoàn toàn không thích Tuyên bố Phnompenh của De Gaulle. Cá nhân tôi cũng bị sốc với tuyên bố đó của tướng De Gaulle. Sao lại có chuyện tướng De Gaulle đòi người Mỹ phải rời khỏi Việt Nam và ấn định một thời hạn rút quân.
Đặt giả thuyết là Tổng thống Mỹ đến Tunis hay Rabat trong thời kỳ chiến tranh của Pháp ở Algeria và tuyên bố là "người Pháp cần phải biến khỏi đây". Có sốc không? Hoàn toàn sốc.
Dĩ nhiên, tuyên bố đó của tướng De Gaulle sẽ được các phong trào dân tộc và cộng sản hoan nghênh, nhưng vấn đề là nó lại được coi như "Kinh thánh" khiến các chính phủ kế tiếp tướng De Gaulle rất khó mà ít can dự vào chuyện ở Đông Dương. Tất nhiên, điều chính xác đó là tuyên bố đó đã nói được rằng không thể chỉ có một giải pháp quân sự mà cần phải có giải pháp chính trị.
Thời gian đã qua rất lâu. Ông đã tiếp xúc với nhiều nhân vật lịch sử của cả miền Bắc lẫn miền Nam Việt Nam. Cuối cùng, ấn tượng cá nhân ông giữ lại về họ là gì?
Tôi thường xuyên xuống Choisy le Roi (nơi ở của phái đoàn VNDCCH), đã nhiều lần tiếp xúc với các ông Xuân Thủy, Mai Văn Bộ, Võ Văn Sung, Hà Văn Lâu. Tôi cũng một vài lần gặp ông Lê Đức Thọ. Tôi cũng tiếp xúc với các nhân vật lớn của miền Nam, từ người trong chính quyền Sài Gòn cho đến những trí thức thuộc lực lượng thứ 3 mà nước Pháp rất ủng hộ. Tất cả họ đều là những người thông minh và đáng mến.
Những nhân vật ở miền Bắc là những người rất chủ động, rất cách mạng. Điều đó cũng không lạ gì vì trong quá khứ, người Pháp luôn nhìn nhận miền Bắc là mảnh đất của chính trị, của những trí thức. Ở đó, nước Pháp từng đặt trường Viễn Đông bác cổ và nhiều trường Đại học, trung học lớn. Những người miền Nam cởi mở hơn, kinh tế và của cải ở đến từ miền Nam nhiều hơn. Sau tất cả, tôi luôn có sự nể trọng rất lớn dành cho người Việt Nam.
+ Xin cảm ơn ông!
Bài phỏng vấn trực tiếp thể hiện phong cách và phân tích của nhà ngoại giao Pháp Henri Froment-Meurice về cuộc đàm phán Paris và các bên đàm phán. Những phân tích này đặt trong bối cảnh quốc tế của đàm phán Hiệp định Paris hơn 40 năm trước. Ông Henri Froment-Meurice sinh năm 1923, là nhà ngoại giao kỳ cựu của Pháp. Ông từng làm Đại sứ Pháp tại Nhật năm 1952, Vụ trưởng Vụ châu Á-châu Đại dương - Bộ Ngoại giao Pháp từ 1969-1975; Đại sứ Pháp tại Nga từ 1979-1982; Đại sứ Pháp tại Đức từ 1982-1983. Ông là người trực tiếp làm trung gian đàm phán giữa các phái đoàn VNDCCH, VNCH, Mặt trận và Mỹ trong đàm phán Hiệp định Paris, trực tiếp làm việc dưới các đời Thủ tướng và Tổng thống Pháp (De Gaulle, George Pompidou, Valery Giscard d'Estaing). |
Bùi Nguyễn (từ Paris)
HN Paris: Điều gì thực sự xảy ra 40 năm trước?
-
Dân tộc và thời đại với nội hàm mới...
Hội đàm Paris đã mở ra như thế nào?
Hiệp định Paris: Ký ức sau 40 năm
Hội đàm Paris: Lợi thế đầu tiên
-Truy tố tội ác Việt Cộng theo luật pháp Đức – Trần Văn Tích tvvn.org
--Niềm tin
Ngày 27-11-1972, sau những phiên họp mật kéo dài một tuần với Kissinger, mà chưa ngã ngũ, nhân ngày nghỉ, cố vấn Lê Đức Thọ và Bộ trưởng Xuân Thủy sang thăm Đoàn miền Nam tại Verie lơ Buyxông. Báo chí Pa-ri được dịp đưa tin rằng đó là cuộc "hội kiến" giữa hai đoàn Việt Nam để thống nhất kế hoạch đấu tranh cho một Hiệp định cuối cùng. Thật ra, chỉ là chuyện trò, thông báo tình hình các cuộc họp mật. Và anh Sáu Lê Đức Thọ đã kết thúc cuộc "hội kiến" không phải bằng một kết luận chính trị hay ngoại giao mà là một câu Kiều hàm ý nhắc nhủ:
Dằn lòng chờ đợi ít lâu
Chầy ra thì cũng năm sau vội gì?
--Phản ứng của một dư luận viên về bài "Niềm Tin" của ông Hà Đăng (blog Tâm sự Y Giáo 11-2-13)
[Thực ra việc 1 đoàn hay 2 đoàn thì báo chí VN đã nói rõ rồi , còm sĩ 1nxx đã nói là Bà Bình trước khi đi Paris là vụ trưởng vụ 1A (vụ đối ngoại) của ban thống nhất TƯ tại Quốc Tử Giám, HN.
Đảng ta nặn ra cái MTDTGPMN và CPCMLT để làm ra vẻ đó là chính phủ của dân Nam, sau 1975 đám này lại trở về vị trí cũ của mình Nguyễn Hữu Thọ, Nguyễn Thị Bình... Ngay cả đạo điễn LÊ PHONG LAN cũng có cả 1 bài về chuyện này : Trên bàn đàm phán công khai, rõ ràng có hai phái đoàn độc lập, đấu tranh trực diện với Mỹ và Việt Nam Cộng hòa (VNCH). Nhưng thực chất hai đoàn đó lại là một. ]
Hiệp định Paris - dấu son lịch sử - Bài 2: Hình ảnh Việt Nam tại Paris
Hình ảnh của một Việt Nam đang chiến đấu khốc liệt lại được đại diện không phải bằng một chiến binh đằng đằng sát khí mà là một phụ nữ nhỏ nhắn, khiêm nhường mà uyên bác, gần gũi mà sang trọng…
Trong lịch sử ngoại giao thế giới và ngoại giao Việt Nam, chưa từng có một hình thái đấu tranh đặc biệt như thời kỳ ở Paris. Trên bàn đàm phán công khai, rõ ràng có hai phái đoàn độc lập, đấu tranh trực diện với Mỹ và Việt Nam Cộng hòa (VNCH). Nhưng thực chất hai đoàn đó lại là một.
Phân vai
Ông Trịnh Ngọc Thái, nguyên trợ lý trưởng đoàn đại biểu Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (VNDCCH) tại Hội nghị Paris, phân tích: “Vì cả hai đoàn đều đặt dưới sự lãnh đạo thống nhất ở trong nước (của Đảng, Bộ Chính trị và Bác Hồ). Ở trong nước chỉ đạo có sự phân công nhiệm vụ rõ ràng, đoàn VNDCCH làm gì, đoàn Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam (MTDTGPMN) VN làm gì”. Và trên hết, hai đoàn đều có chung một mục tiêu quan trọng là độc lập dân tộc và thống nhất đất nước.
Bà Nguyễn Thị Bình, nguyên Phó Chủ tịch nước, nguyên Trưởng đoàn đàm phán Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam (CPCMLT CHMN) VN, cho rằng đây là một chủ trương, sáng kiến tài tình, mang tính chiến lược và sách lược của Đảng ta. Hai phái đoàn dưới hai góc độ khác nhau sẽ phát huy được sức mạnh của mình trên mặt trận đối ngoại rộng lớn và sống động, để phục vụ tốt nhất cho mục đích chung. Đoàn VNDCCH đại diện cho nhân dân miền Bắc XHCN, gắn bó với khối XHCN, trong đó có Liên Xô, Trung Quốc, phong trào giải phóng dân tộc và phong trào cộng sản quốc tế. Còn đoàn MTDTGPMN VN đại diện cho các tầng lớp nhân dân miền Nam đang trực tiếp cầm súng chiến đấu, với một đường lối ngoại giao mềm dẻo, hòa bình và trung lập. Nhờ đó, bên cạnh sự ủng hộ của khối XHCN, chúng ta còn tranh thủ được cả các tầng lớp nhân dân thế giới. “Đó là những người tiến bộ, những người yêu chuộng hòa bình, công lý, kể cả những người sợ cộng sản hay những người không ưa CNXH thì vẫn ủng hộ ta. Điều đó đã làm tăng sức mạnh của chúng ta về chính trị, về ngoại giao. Và cái đó có thể tác động đến chiến trường trong nước của chúng ta” - bà Bình nhấn mạnh.
Bà Nguyễn Thị Bình trong vòng tay bạn bè quốc tế. Ảnh: TƯ LIỆU
Ngày 6-6-1969, ngoại giao miền Nam được nâng cao vị thế trên bàn đàm phán khi CPCMLT CHMNVN được thành lập. Về ý nghĩa ra đời của CPCMLT, bà Bình chia sẻ: “Nó không chỉ phản ánh sự lớn mạnh của cuộc đấu tranh trong nước mà còn tạo cho ta một cái thế mới, ta có đầy đủ cơ sở pháp lý để ngang hàng với ba bên còn lại trên bàn đàm phán. Từ đó nó rất thuận lợi cho ta không chỉ trong việc tranh thủ sự ủng hộ của các đoàn thể mà còn với cả chính phủ các nước, đến khi giải phóng miền Nam đã có 65 nước công nhận CPCMLT”.
Từ sự phân công, phối hợp nhịp nhàng giữa hai phái đoàn ta trong toàn bộ quá trình đàm phán, nhiều sử gia nhận xét rằng ngoại giao hai miền Nam-Bắc lúc ấy cực kỳ ăn ý. Ăn ý từ việc xác định nhiệm vụ, phương pháp đàm phán cho từng thời kỳ, từng phiên họp, từng bài phát biểu công khai của các trưởng đoàn, trong họp báo... đến các hoạt động ngoại giao nhà nước, ngoại giao nhân dân bên lề hội nghị. Tất cả giải pháp thương lượng luôn do đoàn CPCMLT đề xuất và công bố.
Ngoại giao Xuân Thủy
Trong các cuộc họp công khai bốn bên, cố vấn Lê Đức Thọ thường không tham dự. Vai trò “nhạc trưởng” được giao cho Bộ trưởng Ngoại giao Xuân Thủy - Trưởng đoàn đàm phán VNDCCH. Giữa lúc phía Mỹ liên tục thay đổi các trưởng đoàn thì ông Xuân Thủy luôn tỏ rõ là một nhà ngoại giao chuyên nghiệp, sắc sảo và không thể thay thế.
Khi nhắc đến vị trưởng đoàn đặc biệt này, ông Nguyễn Khắc Huỳnh, nhà nghiên cứu lịch sử ngoại giao, cho rằng đây là một con người rất lạ. Lạ vì ông từng đảm nhiệm rất nhiều vị trí, từ Mặt trận, Quốc hội đến làm thơ, viết báo, chủ nhiệm báo, từ ngoại giao nhân dân đến ngoại giao nhà nước, rồi bước vào bàn đàm phán... “Nhưng ấn tượng nhất vẫn là phong thái của ông. Ông Xuân Thủy tính tình rất điềm đạm, lúc nào cũng tỉnh táo. Trong lúc đấu tranh căng thẳng, cả bàn đàm phán cãi tay đôi quyết liệt, đập bàn đập ghế, ông ấy lại điềm tĩnh ngồi viết mấy câu thơ tặng cho bà Nguyễn Thị Bình”.
Nụ cười của Bộ trưởng Xuân Thủy trước ống kính truyền hình quốc tế. Ảnh: LIFE
Đã 40 năm trôi qua nhưng ông Hà Đăng - người phát ngôn của Đoàn đại biểu CPCMLT CHMNVN tại Hội nghị Paris vẫn còn nhớ như in phong thái thân thiện, lịch thiệp của nhà ngoại giao Xuân Thủy. “Trước kia nhiều người cứ nghĩ cộng sản cứng nhắc thế này thế nọ. Nhưng khi gặp ông Xuân Thủy rồi thì họ phải thay đổi cái nhìn. Đặc biệt, nụ cười thân thiện của ông đã trở thành một “thương hiệu” không thể nào quên với những ai từng tham dự Hội nghị Paris. Nụ cười ấy dường như không còn của riêng ông nữa mà đã trở thành nụ cười tiêu biểu của nhân dân Việt Nam” - ông Hà Đăng nhớ lại.
Trí tuệ cũng như tài đối đáp sắc sảo, bản lĩnh, uyên thâm của Trưởng đoàn Xuân Thủy trong các cuộc họp hội nghị công khai, đấu tranh trước dư luận, báo chí, trong những cuộc tiếp xúc ngoại giao cũng trở thành những ấn tượng, giai thoại đặc sắc. Ông Nguyễn Khắc Huỳnh kể: “Trong một cuộc họp, trưởng đoàn đàm phán Mỹ Averell Harriman nói: “Tôi không bàn chuyện hai bên rút quân, không rút quân nữa. Tôi xin hỏi bộ trưởng (Xuân Thủy) một câu thôi, có quân miền Bắc ở miền Nam không? Bộ trưởng cho tôi một chữ có hay không?”. Ông Xuân Thủy không trả lời có hay không mà trả lời thế này: “Bảo vệ đất nước là quyền thiêng liêng của mọi người dân Việt Nam. Người dân Việt Nam có quyền chiến đấu ở bất kỳ nơi nào trên đất nước mình””.
“Nữ hoàng Việt cộng”
Trong bốn đoàn đàm phán tham dự Hội nghị Paris, chỉ duy nhất đoàn CPCMLT CHMNVN có thành viên nữ và lại được dẫn dắt bởi một phụ nữ. Chính vì thế đoàn miền Nam luôn nhận được sự quan tâm đặc biệt của cánh báo chí và dư luận quốc tế lúc bấy giờ. Bà Nguyễn Thị Bình chia sẻ: “Đoàn ta có năm trong số 15 thành viên là phụ nữ. Tất cả đều là những phụ nữ giỏi và xinh đẹp. Điều này cũng tạo một ấn tượng tốt trong dư luận”.
Cảnh bên ngoài Trung tâm Hội nghị quốc tế Kléber, thủ đô Paris (Pháp) khi hai đoàn VNDCCH và CPCMLT CHMNVN vào họp. Ảnh: TƯ LIỆU
Ngay từ lúc đặt chân đến Paris, bà Nguyễn Thị Bình đã trở thành tâm điểm chú ý của dư luận với biệt danh “nữ hoàng Việt cộng” mà báo chí phương Tây đã phong tặng. Ban đầu, bà tham gia với tư cách trưởng đoàn trù bị, rồi phó đoàn của MTDTGPMN VN, về sau bà được bổ nhiệm làm bộ trưởng ngoại giao - trưởng đoàn đàm phán của CPCMLT. Bà là người phụ nữ tiêu biểu cho những phẩm chất tốt đẹp của các tầng lớp nhân dân miền Nam, của phụ nữ miền Nam, từ mái tóc búi “giống mẹ của tôi” như nhiều kiều bào nhận xét, đến bản lĩnh và trí tuệ can trường và tinh thần quật khởi, anh dũng của người miền Nam.
Nhà văn Nguyên Ngọc, trong lời giới thiệu cuốn hồi ký của bà Bình, đã nhận xét: “Thật lạ, thật đẹp, hình ảnh của một VN đang chiến đấu khốc liệt lại được đại diện không phải bằng một chiến binh đằng đằng sát khí mà là một phụ nữ nhỏ nhắn, khiêm nhường mà uyên bác, gần gũi mà sang trọng, sự kiên định không gì lay chuyển nổi lại được thể hiện chính bằng một vẻ thong dong đầy tự tin...”.
Trong suốt gần năm năm theo đuổi cuộc đàm phán, bà Bình và các thành viên của đoàn CPCMLT đã hoàn thành sứ mạng của mình trên mặt trận ngoại giao nhân dân, làm cho thế giới hiểu rõ hơn về cuộc đấu tranh chính nghĩa của nhân dân ta. Ông Nguyễn Khắc Huỳnh nhớ lại: “Trong tất cả các vị trưởng đoàn, người được đi nhiều nước và được mời nhiều nhất là bà Bình. Chính nhờ những chuyến đi đó mà bà Bình đã nắm bắt được cơ hội, vận động kết nạp CPCMLT làm thành viên của phong trào Không liên kết”.
Chính sự kết hợp hài hòa, ăn ý giữa hai phái đoàn đàm phán, giữa ngoại giao nhà nước với ngoại giao nhân dân, ngoại giao hai miền Nam-Bắc, đặc biệt qua hình ảnh, nhân cách và trí tuệ của hai vị trưởng đoàn Xuân Thủy và Nguyễn Thị Bình đã đem lại sự ủng hộ to lớn của các tầng lớp nhân dân thế giới cho cuộc kháng chiến của nhân dân ta, góp phần vào thắng lợi của cuộc đàm phán Paris lịch sử.
Đạo diễn LÊ PHONG LAN
- Hiệp định Paris - dấu son lịch sử - Bài cuối: Người từ chối Nobel Hòa bình
- Hiệp định Paris - dấu son lịch sử - Bài 4: Giành lấy chìa khóa hòa bình
- Hiệp định Paris - dấu son lịch sử - Bài 3: Vừa đánh vừa đàm
- Hiệp định Paris - dấu son lịch sử - Bài 2: Hình ảnh Việt Nam tại Paris
- Hiệp định Paris - dấu son lịch sử - Bài 1: Đường đến Paris
Nhà báo Hữu Thọ nói về tham nhũng, quan liêu của một bộ phận Đảng viên (GD 11-2-13) -- Có khi nào ông nghĩ rằng ông không nên nói gì nữa? Nhân dân là chủ thể tối cao của quyền lực (TP 11-2-13) -- Bài hiếm thấy trên báo lề phải
Vì sao gọi Người là Bác Hồ? (PetroTimes 11-2-13) -- Cả 70-80 năm nay hàng trăm triệu người cứ nghe theo Đảng mà gọi, không hề biết tại sao?! “Bên thắng cuộc” và dư luận: Những cực đoan vẫn còn đó... nhưng không còn đe doạ được ai (Diễn Đàn 9-2-13)◄◄- Hòa Vân: “Bên Thắng cuộc” và dư luận: Những cực đoan vẫn còn đó… nhưng không còn đe doạ được ai (Diễn Đàn). – Nguyễn Ngọc Giao: Từ Hiệp định Paris đến “Bên Thắng Cuộc” (Diễn Đàn). ‘Bên Thắng Cuộc’, Hiệp Ðịnh Paris và...
Nguồn mạch của Phát triển (SGTT 11-2-13) -- Bài Đinh Hoàng Thắng
-Người nước ngoài đầu tiên được nhập quốc tịch Việt Nam
Những vấn đề hiến pháp : tình trạng con vua thì lại làm vua
- Dự báo phản công chiến lược trên chiến trường miền Bắc trong tình hình mới (Infonet).
- TS Đặng Huy Văn: MẬU THÂN TRONG TÂM KHẢM MỘT NHÀ THƠ (Nguyễn Trọng Tạo). - Tết Mậu Thân 1968: Nỗi bàng hoàng nước Mỹ (VTV).
- Bốn người vợ của Lưỡng quốc tướng quân (TP).
- Trương Nhân Tuấn: Biên giới Việt-Trung – vùng Quảng Đông – Hải Ninh – theo các công ước Pháp-Thanh về biên giới 1887-1895 – - Xem tàu chiến Hải quân Việt Nam qua các thời kỳ (KT). – Năm mới trò chuyện với GS đầu ngành chế tạo vũ khí (VietQ).
- Nghi “máy bay nước lạ” xâm nhập, máy bay Trung Quốc cất cánh khẩn cấp (GDVN). - Châu Á-Thái Bình dương sẽ trở thành tâm điểm trong năm 2013? (CAND).
- Ảnh: Tàu Trung Quốc rút khỏi Trường Sa, ra TBD tập trận (PN Today). - TQ ’chuẩn bị chiến tranh”, địa chấn trên bán đảo Triều Tiên (PN Today).
- Philippines giục Trung Quốc sớm làm thủ tục ra tòa (PT).
- Trung Quốc rầm rộ triển khai quân, chuẩn bị chiến tranh? (TP). – “Trung Quốc là nước lớn nhưng luôn cô độc”(GDVN).
- Nhật “chọc giận” Trung Quốc ở Biển Đông (VnMedia).
- Nhật Bản tặng tàu tuần tra, giúp Philippines đối phó với Trung Quốc (PT). – Nhật cho không Philippines tàu tuần tra 11 triệu USD đối phó Hải giám (GDVN). – Nhật tặng Philippines tàu tuần tra; ’cơn động kinh’ của TQ (PN Today). – Nhật cấp tầu tuần tra cho Philippines và huấn luyện tuần duyên Việt Nam (RFI). – Nhật Bản tặng Philippines tàu tuần tra(BBC). - Nhật cấp tầu tuần tra cho Philippines (VOA).
- Philippines: Trung Quốc cần trả lời rõ ràng, có dám ra tòa hay không (GDVN).
- Mỹ tin Trung Quốc đã ngắm bắn tàu Nhật Bản (GDVN).
Trung Quốc - Mỹ: As America pivots east, China marches in the other direction (FP 7-2-13)
- Việt Nam trước cơ hội lớn ngoại giao đa phương (VNN).-- Mỹ trừng phạt 4 công ty quốc phòng Trung Quốc (TT).
-Mỹ trừng phạt 4 công ty quốc phòng Trung Quốc
Tuổi Trẻ
TTO - Đây là 4 trong 10 công ty các nước tình nghi bán vũ khí cho các nước bị cấm vận. Tên lửa của quân đội CHDCND Triều Tiên trong một cuộc diễu hành quân sự ở Bình Nhưỡng - Ảnh: AFP. 1 ...
Trung Quốc đòi Hoa Kỳ bỏ trừng phạt 1 công ty sản xuất hàng quốc ...VOA Tiếng Việt
Các lệnh trừng phạt nhằm vào Iran gây ra các vấn đề nhân đạoĐài Tiếng Nói Việt Nam
Châu Á-Thái Bình dương sẽ trở thành tâm điểm trong năm 2013?cand.com
-- Nghi “máy bay nước lạ” xâm nhập, máy bay Trung Quốc cất cánh khẩn cấp (GDVN).- Việt Nam hết sức lo ngại trước việc thử hạt nhân (TTXVN). - Triều Tiên tuyên bố thử hạt nhân thành công (VNE). - HĐBA sẽ họp khẩn sau vụ Triều Tiên thử hạt nhân (TTXVN). - Bộ Quốc phòng Nhật họp khẩn cấp vì Triều Tiên (VNE). - Nhật-Mỹ-Hàn họp bàn vụ thử hạt nhân Triều Tiên (TTXVN). - Nhật Bản đo nồng độ phóng xạ vụ thử hạt nhân của Triều Tiên (VOV). - Ông Obama lên án Triều Tiên “khiêu khích cao độ” (TTXVN). - Triều Tiên thách thức sự kiên nhẫn của Trung Quốc (NLĐ). - “Bom hạt nhân Triều Tiên là để thử kiên nhẫn của Tập Cận Bình, Obama” (GDVN).
- Ai sẽ kế nhiệm Đức Giáo hoàng Benedict XVI? (TN). – Nhiều lãnh đạo thế giới ca ngợi Giáo hoàng Benedict XVI(TP).
- 2013 – một năm phức tạp với nhiều rủi ro (TQ). – Trung Quốc bất bình khi Mỹ trừng phạt các công ty (VOV). –Việc Mỹ trừng phạt công ty hữu quan Trung Quốc vi phạm nghiêm trọng chuẩn tắc quan hệ quốc tế (CRI).
- Triều Tiên động đất vì thử hạt nhân? (TP). – Triều Tiên tuyên bố phóng thêm nhiều tên lửa tầm xa (VnMedia). –Triều Tiên đã thử bom hạt nhân sức công phá 7 kiloton, có động đất (GDVN). – Bắc Triều Tiên đã thông báo trước với Mỹ, Trung Quốc về vụ nổ (GDVN). – Bộ Quốc phòng Hàn Quốc xác nhận Triều Tiên đã kích nổ khối hạt nhân(GDVN).- Triều Tiên tiếp tục phóng tên lửa tầm xa, “quét sạch” liên quân Mỹ Hàn (GDVN).
- Miến Ðiện tham gia cuộc tập trận ‘Hổ mang vàng’ ở Thái Lan (VOA).