--Hai tổ chức nhân quyền tố cáo CSVN gia tăng đàn áp bloggerPARIS (NV) - Hai tổ chức vận động nhân quyền ở Pháp lên tiếng tố cáo chế độ Hà Nội dùng các điều luật mơ hồ để bỏ tù những người sử dụng các diễn đàn trên Internet để bày tỏ chính kiến và đưa tin.
Các thanh niên Công Giáo bị nhà cầm quyền CSVN bắt bỏ tù vì bị vu cho tội “tuyên truyền chống nhà nước.” (Hình: Internet)
Liên đoàn Nhân quyền Quốc tế tố cáo Việt Nam khống chế Internet
Ông Võ Văn Ái nói về báo cáo nhân quyềnBBC Tiếng Việt
Cần làm rõ hơn chế định quyền con người (QĐND 12-2-13) -- Theo ông Viện trưởng "Viện Nghiên cứu quyền con người" này thì: "Đối với chúng ta, nếu không bảo vệ được chế độ xã hội XHCN thì cũng không thể bảo vệ được quyền con người" (Thời Hitler, bên Đức cũng có một "Viện nghiên cứu quyền dân Do Thái" và viện trưởng viện này cũng nói một câu tương tự: "Không bảo vệ được chế độ phát xít thì cũng không thể bảo vệ được quyền dân Do Thái")
Đàn áp bloggers ở Việt Nam: Le Vietnam applique le modèle chinois pour réprimer blogueurs et internautes (Le Monde 13-2-13) -- Dozens detained, jailed in crackdown on Vietnam bloggers (LAT 12-2-13) Vietnam suppresses its bloggers with long jail terms after unfair trials (Guardian 13-2-13) ◄-Kêu gọi trả tự do cho các cây viết mạng – Thông cáo chung của Ủy ban Bảo vệ Quyền Làm Người Việt Nam & Liên Đoàn Quốc tế Nhân quyền về bản Phúc trình “Những Bloggers và Công dân Mạng bị giam cầm sau chấn song nhà tù” (Defend the Defenders). - Liên đoàn Nhân quyền Quốc tế tố cáo Việt Nam khống chế Internet (RFI). - Thêm phúc trình tố cáo Việt Nam gia tăng đàn áp blogger, công dân mạng (VOA).
- Los Angeles Times: Hàng tá người bị giam cầm, bỏ tù trong cuộc đàn áp các blogger Việt Nam
Thông cáo chung của Ủy ban Bảo vệ Quyền Làm Người Việt Nam & Liên Đoàn Quốc tế Nhân quyền về bản Phúc trình “Những Bloggers và Công dân Mạng bị giam cầm sau chấn song nhà tù” * FIDH - International Federation for Human Rights, VCHR - Vietnam Committee on Human Rights report on Vietnam - Bloggers and Netizens Behind Bars: Restrictions on Internet Freedom in Vietnam * The Jakarta Post: Vietnam detains 33 citizen journalists in 4 years: Report
- Los Angeles Times: Hàng tá người bị giam cầm, bỏ tù trong cuộc đàn áp các blogger Việt Nam(DLB). - Vietnam detains 33 citizen journalists in 4 years: Report (Jakarta Post). – Le Vietnam applique le modèle chinois pour réprimer blogueurs et internautes (Le Monde).
- Kêu gọi trả tự do cho các cây viết mạng (BBC). – Ông Võ Văn Ái nói về báo cáo nhân quyền(BBC). – Xin ủng hộ chiến dịch “Tất cả chúng ta đều là bloggers người Việt!” (DLB).
The Jakarta Post: Vietnam detains 33 citizen journalists in 4 years
- Đảng CSVN dự đại hội Đảng CS Pháp (BBC). Đảng CS Pháp bỏ búa liềm trên thẻ Đảng - Chủ tịch Hồ Chí Minh vi hành và bài học về công tác chống tham nhũng (GDVN).-'Đừng khoanh tay nhìn Đảng tan rã'
- Tư bản Thân hữu/bè phái là gì? (Wise Geek/ Gốc sân).
- Simon Roughneen – Những sắc lệnh khắc nghiệt bịt tiếng nói trên mạng tại Việt Nam Simon Roughneen - Diên Vỹ chuyển ngữ -Nguồn: MediaShift, PBS
- Bị bắt vì lên tiếng ủng hộ Hội Đồng Công Án Bia Sơn? (RFA).
-Joseph S. Nye - Cách mạng thông tin trở thành cách mạng chính trị
Nguồn: http://www.project-syndicate.org/commentary/information-technology-s-political-implications-by-joseph-s--nye-
-Nước ta chưa có phong trào dân chủ (Florence Knightingale)
-Indonesia And The Philippines: Political Dynasties In Democratic States – Analysis- Nguyễn Việt Chiến: Tướng Quắc ngày xuân gặp lại (DV). - Bộ trưởng và ba “dám” (VnEco). – Táo quân 2013: Lên sóng chỉ còn non nửa (DV).- - Chương trình Táo Quân tại Việt Nam bị đặt dưới sự kiểm duyệt (RFI). – Bộ trưởng Thông tin & Truyền thông: Nhìn thẳng vào điểm yếu để quyết liệt hành động (VNN). - Phải nhập ngũ dù nhận giấy báo nhập học (VNE).
- Cái lý của công sai nước Vệ (Người Buôn Gió). - Ông Lê Công Định ra tù trước hạn (VNE). – Đồng nghiệp của Lê Công Định trước tin vui (VOA). – ĐÔI ĐIỀU SUY NGHĨ SAU VIỆC THẢ LÊ CÔNG ĐỊNH (Huỳnh Ngọc Chênh).
- Nguyễn Hưng Quốc: Xã hội dân sự từ bên trong (VOA’s blog). - Thẩm phán – chuyện không dễ nói ra (CL).- Nguyễn Hưng Quốc: Từ anh hùng đến bạo chúa (VOA’s blog). - Thầy Phước Lộc xem quẻ đầu năm “Kỳ Môn Độn Giác” cho Việt Nam (RFA). - TS Nguyễn Sỹ Phương, CHLB Đức: Quyền cơ bản, Hiến pháp cho mới có? (TS). – Câu chuyện cuối năm Rồng (VLB). – Lời chiêm tinh cho năm 2013 (VLB).- Tổng Bí thư chúc Tết lãnh đạo, đồng bào, chiến sỹ (VOV).- Chủ tịch nước chúc Tết lực lượng an ninh, cảnh sát (TTXVN). Where Does This Western Capitalist Mentality Come From? - Giáo xứ Thái Hà chúc Tết Công an Hà Nội (ANTĐ).– Cuối năm, Công an Hà Nội bội thu trên cánh đồng tôn giáo (Cầu Nhật Tân).
- Những phát ngôn gây chú ý trong năm (NLĐ).
- Cần Ban chỉ đạo liên ngành khi thi hành những vụ án lớn (PLVN).
- Tít mù quanh lại vòng quanh… (TTVH).
- 29 tết, loa phường hành dân bằng nhạc Nobody “bốc lửa” (VietQ).
- Tổng thống Obama chúc an bình, Tổng thư ký Ban Ki Moon chúc hòa thuận (TT).- Chuẩn bị cho những “đụng chạm” (VnEco).
- Nghị trường năm 2012: Về một lời hứa “không nhầm vai” (GDVN).
- Người không có Tết (DLB).
- Đại tướng Trần Đại Quang xác định nhiệm vụ của Công an (ĐV).- Cấp số định danh công dân, “lợi cả đôi đường“ (PLVN).
- Phạm Hồng Sơn: Tết thật ghét (pro&contra).
- ĐẢNG ĐÃ LÀM GÌ CHO DÂN? (William Truong). – Sức mạnh lòng dân – bài học không bao giờ cũ (ĐT).- Đại biểu quốc hội lo…’phát sốt’ (VTC).
- Hãy đặt niềm tin vào nhà khoa học (VietQ).- Gia Lai: Kiểm lâm bị lâm tặc chém vì “mới về mà làm gắt” (DT).
- Dự báo Quý Tỵ 2013: Lạc quan nhưng bất ổn (VnMedia).-- Quan tham Trung Quốc rất sợ… internet (KT).
- Myanmar tấn công nạn tham nhũng (PT).
Các thanh niên Công Giáo bị nhà cầm quyền CSVN bắt bỏ tù vì bị vu cho tội “tuyên truyền chống nhà nước.” (Hình: Internet)
Liên Ðoàn Quốc Tế Nhân Quyền (FIDH) và Ủy Ban Bảo Vệ Quyền Làm Người Việt Nam có trụ sở ở Pháp cùng ra một bản phúc trình chung hôm Thứ Tư, 13 tháng 2, 2013 cáo buộc nhà cầm quyền CSVN đã kết án tù rất nặng nề đối với những người bị vu cho tội “tuyên truyền chống nhà nước” hoặc “âm mưu lật đổ.”
Thật ra những người đó chỉ phát biểu một cách ôn hòa, hoàn toàn không có kêu gọi bạo động, nhưng vẫn bị kết án ít từ 2 năm tù và nhiều đến 16 năm, qua các phiên tòa ở Việt Nam trong các năm 2010 tới 2012.
Nhưng nếu kể một số vụ án trong đầu năm nay, có người còn bị kết án tù đến chung thân như người bị cáo buộc đứng đầu nhóm “Công án công luật Bia Sơn” ở tỉnh Phú Yên.
Một số người tin rằng nhà cầm quyền địa phương muốn cưỡng đoạt khu vực núi Bia Sơn mà nhóm người của ông Phan Văn Thu đã được cấp giấy phép làm “khu du lịch sinh thái” nên đã vu cáo cho họ tội “âm mưu lật đổ chính quyền.”
Bản tin của nhóm Quê Mẹ thuật lời chủ tịch Liên Ðoàn Quốc Tế Nhân Quyền, bà Souhayr Belhassen, nói rằng, “Việt Nam được biết tới với nền kinh tế phồn thịnh và những bãi biển thần tiên. Nhưng dư luận quốc tế lại dửng dưng trước sự nhạo báng tự do ngôn luận tại nước này. Dù rằng Việt Nam đang sống dưới thể chế đàn áp tự do ngôn luận nhất trên thế giới.”
Hai tổ chức nói trên kiểm chứng thấy hàng chục người ở Việt Nam sử dụng Internet để thông tin “ngoài luồng” hoặc bày tỏ chính kiến bị kết án tù.
“Trong vòng một năm qua, theo bản báo cáo, tại Việt Nam có 22 người viết blog và ly khai mạng đã bị kết án tổng cộng 133 năm tù và 65 năm quản chế vì hình thức đấu tranh bất bạo động trên Internet này. Ðiển hình là ngày 9 tháng 1, 2013, tòa án tỉnh Nghệ An đã kết án 14 người gần 100 năm tù cộng lại, cũng chỉ vì họ đã bày tỏ chính kiến của một cách tự do.” Bản tin Quê Mẹ tường thuật. “Ngoài ra, báo cáo cũng nêu lên 18 trường hợp các nhà đấu tranh ôn hòa đang còn ở trong tù bị kết án theo điều 88 của Bộ Luật Hình Sự, một điều luật áp cho tội danh mơ hồ ‘tuyên truyền chống nhà nước,’ nhưng lại là một công cụ trấn áp đối lập thường xuyên được chính quyền sử dụng.”
Hiện nhà cầm quyền CSVN còn đang chuẩn bị đưa ra các luật lệ gắt gao hơn nữa nhằm siết chặt sự sử dụng Internet ở Việt Nam.
Chính phủ và Quốc Hội Hoa Kỳ cũng như Liên Âu thường xuyên lên án chế độ Hà Nội vi phạm nhân quyền mỗi khi kết án tù các blogger hay những người viết báo tự do ở Việt Nam. Các bản phúc trình nhân quyền hàng năm đều nhận thấy chế độ Hà Nội ngày càng vi phạm nhân quyền trầm trọng hơn chứ không giảm xuống, bất chấp những khuyến cáo từ bên ngoài.
Từ sử dụng blog của mạng yahoo để thông tin hay phổ biến bài viết, rất nhiều người ở Việt Nam sau này sử dụng mạng xã hội Facebook vì nó đưa tin nhanh chóng đến mọi người qua các điện thoại thông minh ở bất cứ chỗ nào, chứ không cần chờ ngồi trước máy điện toán.
Ngày 17 tháng 1, 2013, báo Lao Ðộng cho hay nhà nước CSVN hiện đang có khoảng 80,000 “tuyên truyền viên” làm nhiệm vụ “tuyên truyền miệng.”
Trong đó, “Ở trung ương, hiện có 375 báo cáo viên làm nhiệm vụ tuyên truyền miệng. Ở cấp tỉnh, số báo cáo viên tăng nhanh. Năm 2010 là 2,950 người. Ðến 2011 đã có 3,240. Tại 659 huyện, 10,732 xã, phường, thị trấn mỗi cấp có 1 báo cáo viên. Ðội ngũ tuyên truyền viên còn hùng hậu hơn với 65,000 người.”
Những người này có nhiệm vụ giúp “tạo niềm tin” trong dư luận.
Nhưng 80 ngàn ông bà “tuyên truyền miệng” có chạy đua được với các hình ảnh, tin tức, bài viết, và cả các audio clip, video clip phổ biến nhanh chóng trên Youtube và Facebook của những người theo dõi thông tin “lề trái” hay không?
Chắc chắn là không, nên người ta mới thấy các bản án “tuyên truyền chống nhà nước” và “âm mưu lật đổ” mới ngày một nặng hơn trước. (TN)
Thêm phúc trình tố cáo Việt Nam gia tăng đàn áp blogger, công dân ...VOA Tiếng Việt -Liên đoàn Nhân quyền Quốc tế tố cáo Việt Nam khống chế Internet
Ông Võ Văn Ái nói về báo cáo nhân quyềnBBC Tiếng Việt
Cần làm rõ hơn chế định quyền con người (QĐND 12-2-13) -- Theo ông Viện trưởng "Viện Nghiên cứu quyền con người" này thì: "Đối với chúng ta, nếu không bảo vệ được chế độ xã hội XHCN thì cũng không thể bảo vệ được quyền con người" (Thời Hitler, bên Đức cũng có một "Viện nghiên cứu quyền dân Do Thái" và viện trưởng viện này cũng nói một câu tương tự: "Không bảo vệ được chế độ phát xít thì cũng không thể bảo vệ được quyền dân Do Thái")
Đàn áp bloggers ở Việt Nam: Le Vietnam applique le modèle chinois pour réprimer blogueurs et internautes (Le Monde 13-2-13) -- Dozens detained, jailed in crackdown on Vietnam bloggers (LAT 12-2-13) Vietnam suppresses its bloggers with long jail terms after unfair trials (Guardian 13-2-13) ◄-Kêu gọi trả tự do cho các cây viết mạng – Thông cáo chung của Ủy ban Bảo vệ Quyền Làm Người Việt Nam & Liên Đoàn Quốc tế Nhân quyền về bản Phúc trình “Những Bloggers và Công dân Mạng bị giam cầm sau chấn song nhà tù” (Defend the Defenders). - Liên đoàn Nhân quyền Quốc tế tố cáo Việt Nam khống chế Internet (RFI). - Thêm phúc trình tố cáo Việt Nam gia tăng đàn áp blogger, công dân mạng (VOA).
- Los Angeles Times: Hàng tá người bị giam cầm, bỏ tù trong cuộc đàn áp các blogger Việt Nam
Thông cáo chung của Ủy ban Bảo vệ Quyền Làm Người Việt Nam & Liên Đoàn Quốc tế Nhân quyền về bản Phúc trình “Những Bloggers và Công dân Mạng bị giam cầm sau chấn song nhà tù” * FIDH - International Federation for Human Rights, VCHR - Vietnam Committee on Human Rights report on Vietnam - Bloggers and Netizens Behind Bars: Restrictions on Internet Freedom in Vietnam * The Jakarta Post: Vietnam detains 33 citizen journalists in 4 years: Report
- Los Angeles Times: Hàng tá người bị giam cầm, bỏ tù trong cuộc đàn áp các blogger Việt Nam(DLB). - Vietnam detains 33 citizen journalists in 4 years: Report (Jakarta Post). – Le Vietnam applique le modèle chinois pour réprimer blogueurs et internautes (Le Monde).
- Kêu gọi trả tự do cho các cây viết mạng (BBC). – Ông Võ Văn Ái nói về báo cáo nhân quyền(BBC). – Xin ủng hộ chiến dịch “Tất cả chúng ta đều là bloggers người Việt!” (DLB).
The Jakarta Post: Vietnam detains 33 citizen journalists in 4 years
- Đảng CSVN dự đại hội Đảng CS Pháp (BBC). Đảng CS Pháp bỏ búa liềm trên thẻ Đảng - Chủ tịch Hồ Chí Minh vi hành và bài học về công tác chống tham nhũng (GDVN).-'Đừng khoanh tay nhìn Đảng tan rã'
- Tư bản Thân hữu/bè phái là gì? (Wise Geek/ Gốc sân).
- Simon Roughneen – Những sắc lệnh khắc nghiệt bịt tiếng nói trên mạng tại Việt Nam Simon Roughneen - Diên Vỹ chuyển ngữ -Nguồn: MediaShift, PBS
11.02.2013
“Kẻ cầm đầu tổ chức phản động bị tuyên án tù chung thân” báo chí nhà nước đã đăng những tựa đề như thế vào đầu tuần này.
Những tường thuật như thế hé lộ việc giới truyền thông hoạt động ra sao trong một quốc gia độc đảng, nơi mà việc viết lách trên mạng giúp bù lấp khoảng trống này. Trong giới truyền thông nhà nước chính thống, những đề tài như tranh giành quyền lực bên trong nội bộ Đảng Cộng sản và quan hệ với Trung Quốc luôn là điều cấm kỵ, và những thách thức đối với chế độ độc tài luôn bị qui chụp bằng những vu khống kiểu Xô Viết xưa.
Giáo sư Ben Kerkvliet, một chuyên gia về Việt Nam tại Đại học Quốc gia Úc nói với MediaShift rằng“cảm giác của tôi là mạng Internet đã tăng cường hiểu biết và nhận thức của nhiều người Việt, đặc biệt là giới trẻ và các cư dân thành thị, về những yếu kém trong các tầng lớp của chính quyền. Nhiều người Việt giờ đây thu thập tin tức từ nhiều nguồn khác nhau, từ báo chí, tạp chí của chính phủ và đảng cho đến những trang blog bị cấm đoán cũng như báo chí của các hãng tin quốc tế.”
Nhưng những biện pháp mới mà chính quyền đang muốn sử dụng có thể thắt chặt giới hạn đối với những người Việt nào muốn bày tỏ quan điểm của mình trên mạng.
Vào tháng Tư 2012, Bộ Thông tin và Truyền thông đã đề xuất Nghị định Quản lý, Cung cấp, Sử dụng Dịch vụ Internet và Nội dung Thông tin trên mạng mà ngay từ đầu đã bắt buộc các nhà cung cấp nội dung thông tin nước ngoài phải tăng cường hợp tác với các quan chức Việt Nam bằng cách cắt bỏ những nội dung được cho là bất hợp pháp và có thể phải chuyển các những trung tâm dữ liệu vào trong nước. Quy định được đề xuất này yêu cầu người sử dụng phải cung cấp tên thật của mình trên mạng nhằm trấn áp quyền tự do ngôn luận.
Mâu thuẫn trong việc đưa tin
Phan Văn Thu, người đứng đầu tổ chức được đề cập trên các tựa báo, là một trong nhóm 22 người bị chính quyền qui kết tội lật đổ chế độ. Những người trong nhóm bị Toà án Nhân dân Phú Yên tuyên án từ 10 đến 17 năm tù sau một phiên toà kéo dài một tuần.
Theo truyền thông Việt Nam, “các bị cáo đã bị truy tố về tội thành lập tổ chức chính trị phản động từ năm 2004 đến tháng Hai 2012, hoạt động dưới vỏ bọc của một công ty du lịch sinh thái.” Và với chi tiết mà chính quyền Việt Nam thường cho là nguy hiểm, bài báo nói rằng tổ chức này “nhận được đóng góp tài chính từ một số người Việt ở nước ngoài.”
Ngược lại với báo chí trong nước, các tường thuật quốc tế lại nói rằng nhóm người này, có tên gọi “Hội đồng công luật công án Bia Sơn,”là những nhà hoạt động chống đối -- những người mới nhất nằm trong nỗ lực của Đảng Cộng sản trong việc đè bẹp các tổ chức nào không đồng ý với cách vận hành đất nước.
Với những người Việt nào có liên hệ với các tổ chức từ nước ngoài mà Đảng Cộng sản xem như là những mối đe doạ đến quyền lực của họ -- ví dụ như tổ chức Việt Tân ở Hoa Kỳ -- họ thường bị kết án tù giam.
Bill Hayton, tác giả cuốn “Việt Nam: Con Rồng đang lên,” nói với MediaShift rằng “trong khi bộ máy an ninh Việt Nam đang nới lỏng đối với việc biểu tình và chỉ trích, nó hoàn toàn không chấp nhận những người chống đối nào liên hệ với các tổ chức nước ngoài, đặc biệt là các tổ chức có cơ sở từ Hoa Kỳ. Tôi nghĩ rằng thái độ và quyết định trong việc nên bắt giữ loại người chống đối nào là cố tình tách bạch rõ ràng giữa chống đối “chính danh” và tội phản bội “bất chính”.
Sau buổi tuyên án, Nguyễn Hương Quê, luật sư do nhà nước bổ nhiệm để bào chữa cho các bị cáo nói rằng “các bản án phù hợp với tội danh của họ .”
Điều đáng lưu ý là nhóm người này được các nhà hoạt động nhân quyền miêu tả như là những người sùng bái Nguyễn Bỉnh Khiêm, một nhà tiên tri Việt Nam ở thế kỷ 16, người “từng mơ ước xây dựng một ‘Xã hội không tưởng’ hoà hợp giữa khoa học, thiên nhiên và con người”.
Bắt giữ thêm
Vào tháng Giêng, 14 nhà hoạt động và người viết blog đã bị tuyên án lên đến 13 năm tù, mặc dù trong lúc ấy chính quyền Việt Nam đã trả tự do cho một công dân Hoa Kỳ, thành viên của Việt Tân là Nguyễn Quốc Quân sau chín tháng giam giữ. Sau đó vào ngày 6 tháng Hai, luật sư Lê Công Định cũng được trả tự do, ông bị giam từ tháng Sáu 2009.
Tuy nhiên, bất chấp những việc phóng thích này, tình hình nhân quyền của Việt Nam lại trở nên tồi tệ hơn, học giả Carl Thayer, một bình luận gia nổi tiếng về nền chính trị Việt Nam nói “Chỉ trong năm nay đã có ít nhất 36 người bị kết án tù theo những tội danh bịa đặt là tìm cách lật đổ nhà nước xã hội chủ nghĩa,” ông viết trong một nghiên cứu mới đây.
Trong một nền văn hoá pháp lý thiếu rõ ràng, khi người dân giận dữ lên tiếng về nạn cướp đất và tham nhũng tại Việt Nam, đôi khi họ được nhân nhượng, đôi khi lại không. Đôi khi các nhà báo của ngành truyền thông chính thống tường thuật các vấn đề trên -- mặc dù không rõ là việc tường thuật này được chính quyền cho phép trước hay không, hoặc những tường thuật này có liên quan đến tranh chấp phe phái hoặc trả thù trong nội bộ Đảng Cộng sản hay không.
Nhưng với những ai viết bài chỉ trích gay gắt những điều được xem là sai trái của chính quyền, kết quả thường là những án tù. Lê Anh Hùng đã bị bắt vào cuối tháng Giêng và bị giam giữ tại một bệnh viện tâm thần tại Hà Nội - một hình thức tương tự như những hoạt động thời kỳ Xô Viết. Hùng sau đó đã được trả tự do vào ngày 5 tháng Hai.
Lê Quốc Quân, một luật sư tại Hà Nội đã nói với MediaShift vào năm 2012 về tầm quan trọng của truyền thông mạng ở Việt Nam, nơi báo giấy và truyền hình bị Đảng Cộng sản, tổ chức chính trị duy nhất trong nước điều phối.
“Việc người dân làm báo, báo chí không chính thức, những bài viết đăng trên các mạng xã hội, tin nhắn, Facebook, và blog đang tiếp tục tiến triển và đóng vai trò ngày càng quan trọng trong xã hội,”Lê Quốc Quân nói vào tháng Chín năm ngoái. Ông đã bị bắt vào cuối tháng Giêng về tội trốn thuế - một tội danh mà các tổ chức nhân quyền cho là bịa đặt - và đã bị biệt giam từ lúc ấy.
Những biện pháp mới
Các nguồn thông tin trực tuyến đã khoả lấp khoảng trống tạo ra bởi truyền thông do đảng điều khiển, nhưng điều này cũng đang bị đe doạ. Với những người Việt đã quen thuộc với các cấm đoán, điều luật đang được đề nghị có thể bắt buộc người sử dụng phải dùng tên thật của mình trên mạng và những blogger phải kê khai tên thật cũng như thông tin liên lạc trên các trang blog của mình -- một tiềm năng thay đổi lớn đối với những người Việt đang bị kẹt giữa việc không muốn vào tù và muốn viết một cách trung thực nên đang phải dùng bí danh khi viết bài trên mạng.
Một động cơ trong việc chính quyền nỗ lực bắt buộc người dân phải dùng tên thật có thể là những cáo buộc đăng trên các trang blog vào năm ngoái - sau này đã bị bác bỏ - rằng con gái của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã đầu tư tiền bạc vào một dự án phát triển chung cư đầy tai tiếng ở ngoại ô Hà Nội.
Tuy nhiên, bản dự thảo đầu tiên của nghị đính lại gồm những điều khoản bao trùm dường như nhắm vào việc ngăn chặn những ý kiến thách thức chính quyền, cấm người sử dụng Internet “phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân” hoặc “phá hoại thuần phong, mỹ tục của dân tộc” cũng như “lạm dụng việc cung cấp và sử dụng Internet và thông tin.”
Ngay sau khi nghị định được công bố, 12 nhà lập pháp Hoa Kỳ bao gồm đảng Dân chủ lẫn Cộng hoà đã viết thư đến Facebook, Google và Yahoo nói rằng, “Chúng tôi mạnh mẽ kêu gọi quí vị ủng hộ quyền tự do ngôn luận của các công dân Việt Nam bằng cách tiếp tục cung cấp kỹ thuật của quí vị đến người dân Việt Nam với thái độ tôn trọng quyền tự do và riêng tư của họ.”
Phản tác dụng?
Một phần nguyên nhân trong việc chính quyền Việt Nam dường như cố tình đàn áp những ai đề xướng một hình thức nhà nước khác là kinh tế -- vô số những vụ tham nhũng tai tiếng cũng như lượng đầu tư nước ngoài chậm lại đã khiến cho đảng cầm quyền phải công khai xin lỗi trước công chúng vào mùa thu trước và đã dẫn đến những dự đoán rằng nếu kinh tế chững bước lâu dài, sẽ có thêm nhiều người Việt đặt vấn đề về thể chế độc đảng.
Nhưng nếu thắt quá chặt mạng Internet cũng có thể dẫn đến phản tác dụng đối với “nền kinh tế đang lên” của Việt Nam.
Nghiên cứu của công ty tư vấn McKinsey & Co dự đoán rằng mạng Internet “trung bình đóng góp khoảng 1,9 tổng GDP tại các nước đang phát triển,” con số này dựa trên một thăm dò trong chín quốc gia, trong đó có Việt Nam.-- Simon Roughneen – Những sắc lệnh khắc nghiệt bịt tiếng nói trên mạng tại Việt Nam (PBS/ Dân Luận).
"Tự do ngôn luận" ở Việt Nam: In Vietnam, Draconian Decree Would Clamp Down on Blogs, Online Speech (PBS 11-2-13)
"Tự do ngôn luận" ở Việt Nam: In Vietnam, Draconian Decree Would Clamp Down on Blogs, Online Speech (PBS 11-2-13)
-Khẩu khí Đinh La Thăng: Bộ trưởng Thăng 'mắng' Chí Trung mỗi lần quay Táo Quân (TP 12-2-13)--"Tổ sư mày, sao mày cứ nói xấu tao thế?".
"Không có phản biện, xã hội đã chết lâm sàng" (LĐ 12-2-13)
Vụ Joel Brinkley: Apology not accepted: On Joel Brinkley, Vietnam, and intent vs. impact (Twin Cities 12-2-13)
- Nguyễn Quang Duy: Từ Cách Mạng Truyền Thông – Sang Cách Mạng Xã Hội (ChangeVN).- Tết của dân oan tại vườn hoa Lý Tự Trọng (RFA).- Tưởng Năng Tiến: Sử Gia Và Dân Biểu Dương Trung Quốc (RFA’s blog).-Joseph S. Nye - Cách mạng thông tin trở thành cách mạng chính trị
Phạm Nguyên Trường dịch
Ngày kỉ niệm lần thứ hai “Mùa xuân Arab” ở Ai-cập, được đánh dấu bằng những vụ bạo loạn trên quảng trường Tahrir, nó làm cho nhiều nhà quan sát lo sợ rằng những dự đoán đầy lạc quan của họ trong năm 2011 đã bị đổ vỡ. Một phần của vấn đề là kì vọng đã bị ngôn từ mang tính ẩn dụ - mô tả những sự kiện trong ngắn hạn - làm cho méo mó. Nếu không gọi là “Mùa xuân Arab” mà gọi là “Cuộc cách mạng Arab” thì những kì vọng của chúng ta đã có tính hiện thực hơn. Các cuộc cách mạng thường diễn ra trong hàng chục năm chứ không phải trong một vài mùa hay một vài năm.
Xin hãy xem xét cuộc Cách mạng Pháp bắt đầu vào năm 1789. Ai có thể đoán được rằng chỉ trong vòng một chục năm, anh lính quèn vùng Corsic có thể đưa những đoàn quân của nước Pháp đến bờ sông Nile hay những cuộc chiến tranh của Napoleon sẽ tàn phá châu Âu đến tận năm 1815?
Nếu chúng ta nghĩ về những cuộc cách mạng Arab thì sẽ có nhiều chuyện bất ngờ trong tương lai. Cho đến nay, đa số các vương triều Arab vẫn còn khá nhiều tính chính danh, tiền bạc và lực lượng để có thể vượt qua những đợt sóng mà những cuộc khởi nghĩa của nhân dân đã lật đổ được những nhà độc tài trong các nước cộng hòa thế tục như Hosni Mubarak ở Ai-cập hay Muammar el-Qaddafi ở Libya, nhưng quá trình cách mạng mới diễn ra được có hai năm thôi.
Đằng sau những cuộc cách mạng chính trị ở Arab là quá trình thay đổi triệt để, lâu dài hơn và sâu sắc hơn, đôi khi được gọi là cách mạng thông tin. Chúng ta còn chưa thể hiều hết được hàm ý của nó, nhưng nó đang làm thay đổi tận gốc rễ bản chất của quyền lực trong thế kỉ XXI, từ nay tất cả các quốc gia sẽ phải sống trong một môi trường mà ngay cả những chính quyền mạnh nhất cũng không thể kiểm soát được hoàn toàn như họ đã từng làm trong quá khứ nữa.
Các chính phủ bao giờ cũng lo lắng về luồng thôn tin và tìm cách kiểm soát nó, và đây cũng không phải là lần đầu tiên thế giới bị tác động bởi những thay đổi đầy kịch tính trong lĩnh vực công nghệ thông tin. Máy in của Gutenberg là một trong những cội nguồn quan trọng của cuộc Cải cách Tin lành và cuộc chiến tranh diễn ra sau đó ở châu Âu. Nhưng hiện nay số người, cả ở trong từng nước lẫn trên trường quốc tế, có thể tiếp cận với quyền lực nhờ nắm được thông tin đã tăng lên rất nhiều.
Cuộc cách mạng đang diễn ra trên toàn thế giới hiện nay dựa trên sự phát triển như vũ bão của công nghệ, làm cho giá thành của việc tạo lập, tìm kiếm và chuyển tải thông tin giảm đi một cách cự kì nhanh. Trong suốt 30 năm qua, cứ 18 tháng khả năng tính toán của máy tính lại tăng lên gấp 2 lần, và đến đầu thế kỉ XXI giá thành chỉ còn bằng một phần ngàn năm 1970 mà thôi. Nếu giá ô tô cũng giảm nhanh như giá bán dẫn thì ô tô hiện chỉ còn 5 USD.
Mới gần đây thôi, tức là vào năm 1980 một cuộc điện thoại dài 1 giây truyền qua dây dẫn bằng đồng chỉ mang được thông tin trên 1 tranh giấy, còn hiện nay, sợi cáp quang mỏng dính có thể truyền được thông tin chứa trong 90.000 tập sách trong vòng có 1 giây. Năm 1980 bộ nhớ chứa một gigabyte số liệu choán hết cả một phòng, còn hiện nay bộ nhớ 200 gigabytes có thể đút vừa túi áo.
Quan trọng hơn, giá chuyển tải thông tin đã giảm đáng kể, rào cản giảm đi, người ta dễ dàng tiếp cận thông tin hơn. Cùng với việc giảm giá thành và máy tính thu lại bằng một chiếc mày điện thoại và những thiết bị di động khác, hậu quả của việc phi tập trung hóa càng kịch tính hơn. So với vài chục năm trước. quyền lực đối với thông tin hiện nay được phân bố một cách rộng rãi hơn nhiều.
Kết quả là nền chính trị thế giới không còn là lĩnh vực độc quyền của các chính phủ nữa. Các cá nhân và tổ chức tư nhân – trong đó có WikiLeaks, các công ty đa quốc gia, các tổ chức phi chính phủ (NGO), bọn khủng bố hay các phong trào xã hội tự phát – đã có cơ hội “chơi” trực tiếp ngay trong lĩnh vực này.
Sự lan truyền thông tin có nghĩa là những mạng lưới phi chính thống phá vỡ vai trò độc quyền của bộ máy quan liêu truyền thống, các chính phủ ít có khả năng kiểm soát chương trình nghị sự hơn. Các nhà lãnh đạo chính trị có ít tự do hơn trước khi họ phải phản ứng trước các sự kiện và buộc phải liên lạc không chỉ với các chính phủ khác mà còn phải giao tiếp với xã hội dân dự nữa.
Nhưng quảng bá quá mức cho những bài học mà các cuộc cách mạng Arab đã dạy cho chúng ta về thông tin, công nghệ và quyền lực thì cũng là sai lầm. Trong khi cuộc cách mạng thông tin, về mặt nguyên tắc, có thể làm giảm quyền lực của các nước lớn và gia tăng quyền lực của các nước nhỏ hay những tác nhân bên ngoài nhà nước thì chính trị và quyền lực là những hiện tượng phức tạp chứ không phải như thuyết quyết định luận công nghệ mường tượng.
Giữa thế kỉ XX người ta sợ rằng máy tính và các phương tiên liên lạc khác sẽ tạo ra một hệ thống kiểm soát tập trung, tương tự như hệ thống mà George Orwell mô tả trong tác phẩm 1984. Và trên thực tế, các chính phủ độc tài ở Trung Quốc, Saudi Arabia và những nước khác đã sử dụng công nghệ mới để tìm cách kiểm soát thông tin. Điều khôi hài đối với những người mộng mơ trên không gian ảo là những dấu vết điện tử do các mạng xã hội như Twitter and Facebook đôi khi còn làm cho công việc của cảnh sát mật trở thành dễ dàng hơn.
Sau một vài lúng túng do Twitter gây ra vào năm 2009, vào năm 2010 chính phủ Iran đã có thể đàn áp được phong trào “xanh”. Tương tự như thế, trong khi Vạn lí tường lửa của Trung Quốc còn lâu mới được coi là hoàn hảo, nhưng chính phủ vẫn giải quyết được vấn đế, ngay cả khi mạng Internet bắt đầu lan tràn vào trong nước.
Nói cách khác, trong khi một số khía cạnh của cuộc cách mạng thông tin giúp cho những tổ chức nhỏ bé thì một số khía cạnh khác lại giúp cho những tổ chức lớn, đầy sức mạnh. Quy mô vẫn còn giá trị. Trong khi tin tặc và chính phủ có thể vừa tạo ra thông tin vừa sử dụng Internet thì vấn đề là các chính phủ lớn có thể triển khai hàng chục ngàn người đã được huấn luyện và tiếp cận với những máy tính lớn nhằm bẻ khóa và thâm nhập vào hệ thống máy tính của các tổ chức khác.
Ngoài ra, trong khi việc truyền bá thông tin là tương đối rẻ thì việc thu thập và sản xuất tin mới lại thường đòi hỏi những khoản đầu tư lớn và trong những hoàn cảnh có cạnh tranh thì thông tin mới là tác nhân quan trọng nhất. Thu thập thông tin tình báo là ví dụ tốt, con sâu máy tính Stuxnet khá tinh vi từng làm hỏng các máy li tâm trong chương trình hạt nhân của Iran dường như được làm theo đơn đặt hàng của chính phủ (Mĩ - ND).
Các chính phủ và các nước lớn vẫn có nhiều nguồn lực hơn những tổ chức tư nhân và cá nhân nắm được thông tin, nhưng vũ đài hoạt động của họ đã trở nên chật chội hơn. Vở kịch sẽ diễn ra như thế nào? Ai sẽ thắng còn ai sẽ thua?
Phải mất hàng chục năm chứ không phải một vài mùa mới có thể trả lời được những câu hỏi này. Như các sự kiện ở Ai-cập và những nơi khác đã cho thấy, chúng ta mới chỉ bắt đầu hiểu được ảnh hưởng của cuộc cách mạng thông tin đối với quyền lực trong thế kỉ này mà thôi.
Joseph S. Nye là cựu thứ trưởng quốc phòng Mĩ và cựu chủ tịch Hội đồng tình báo Mĩ. Hiện nay ông là Giáo sư ở đại học Harvard (Harvard University). Tác phẩm mới nhất của ông: Tương lai của quyền lực (The Future of Power).
Nguồn: http://www.project-syndicate.org/commentary/information-technology-s-political-implications-by-joseph-s--nye-
-Nước ta chưa có phong trào dân chủ (Florence Knightingale)
-Indonesia And The Philippines: Political Dynasties In Democratic States – Analysis- Nguyễn Việt Chiến: Tướng Quắc ngày xuân gặp lại (DV). - Bộ trưởng và ba “dám” (VnEco). – Táo quân 2013: Lên sóng chỉ còn non nửa (DV).- - Chương trình Táo Quân tại Việt Nam bị đặt dưới sự kiểm duyệt (RFI). – Bộ trưởng Thông tin & Truyền thông: Nhìn thẳng vào điểm yếu để quyết liệt hành động (VNN). - Phải nhập ngũ dù nhận giấy báo nhập học (VNE).
- Cái lý của công sai nước Vệ (Người Buôn Gió). - Ông Lê Công Định ra tù trước hạn (VNE). – Đồng nghiệp của Lê Công Định trước tin vui (VOA). – ĐÔI ĐIỀU SUY NGHĨ SAU VIỆC THẢ LÊ CÔNG ĐỊNH (Huỳnh Ngọc Chênh).
- Nguyễn Hưng Quốc: Xã hội dân sự từ bên trong (VOA’s blog). - Thẩm phán – chuyện không dễ nói ra (CL).- Nguyễn Hưng Quốc: Từ anh hùng đến bạo chúa (VOA’s blog). - Thầy Phước Lộc xem quẻ đầu năm “Kỳ Môn Độn Giác” cho Việt Nam (RFA). - TS Nguyễn Sỹ Phương, CHLB Đức: Quyền cơ bản, Hiến pháp cho mới có? (TS). – Câu chuyện cuối năm Rồng (VLB). – Lời chiêm tinh cho năm 2013 (VLB).- Tổng Bí thư chúc Tết lãnh đạo, đồng bào, chiến sỹ (VOV).- Chủ tịch nước chúc Tết lực lượng an ninh, cảnh sát (TTXVN). Where Does This Western Capitalist Mentality Come From? - Giáo xứ Thái Hà chúc Tết Công an Hà Nội (ANTĐ).– Cuối năm, Công an Hà Nội bội thu trên cánh đồng tôn giáo (Cầu Nhật Tân).
- Những phát ngôn gây chú ý trong năm (NLĐ).
- Cần Ban chỉ đạo liên ngành khi thi hành những vụ án lớn (PLVN).
- Tít mù quanh lại vòng quanh… (TTVH).
- 29 tết, loa phường hành dân bằng nhạc Nobody “bốc lửa” (VietQ).
- Tổng thống Obama chúc an bình, Tổng thư ký Ban Ki Moon chúc hòa thuận (TT).- Chuẩn bị cho những “đụng chạm” (VnEco).
- Nghị trường năm 2012: Về một lời hứa “không nhầm vai” (GDVN).
- Người không có Tết (DLB).
- Đại tướng Trần Đại Quang xác định nhiệm vụ của Công an (ĐV).- Cấp số định danh công dân, “lợi cả đôi đường“ (PLVN).
- Phạm Hồng Sơn: Tết thật ghét (pro&contra).
- ĐẢNG ĐÃ LÀM GÌ CHO DÂN? (William Truong). – Sức mạnh lòng dân – bài học không bao giờ cũ (ĐT).- Đại biểu quốc hội lo…’phát sốt’ (VTC).
- Hãy đặt niềm tin vào nhà khoa học (VietQ).- Gia Lai: Kiểm lâm bị lâm tặc chém vì “mới về mà làm gắt” (DT).
- Dự báo Quý Tỵ 2013: Lạc quan nhưng bất ổn (VnMedia).-- Quan tham Trung Quốc rất sợ… internet (KT).
- Myanmar tấn công nạn tham nhũng (PT).