Thứ Bảy, 23 tháng 2, 2013

Lễ kỷ niệm 40 năm ký hiệp định Paris: một số mẩu chuyện và suy nghĩ cởi mở

--Lễ kỷ niệm 40 năm ký hiệp định Paris: một số mẩu chuyện và suy nghĩ cởi mở Bauxite Việt Nam 
Nguyên Ngọc dịch
Tôi đã có thể thực hiện các cuộc trao quà cứu trợ và các cuộc gặp gỡ để trù tính các dự án tương lai mà tôi đã báo cáo trong bài viết trước nhờ có lời mời của Liên hiệp các Tổ chức Hữu nghị Việt Nam nhân dịp kỷ niệm 40 năm ngày ký Hiệp định Paris về chấm dứt chiến tranh và lập lại hòa bình.
Tôi xin chân thành cám ơn ông Vũ Xuân Hồng, Chủ tịch Hiệp hội đã tiếp đón chúng tôi hết sức nồng nhiệt. Cám ơn hai cháu Cương ở Hà Nội và Thắng ở Sài Gòn đã chăm sóc chúng tôi thật chân tình. Tôi rất vinh dự được tham gia đoàn đại biểu quốc tế gồm 50 người, được có những khoảnh khắc đầy xúc động và giàu khám phá. Hơn nữa Hiệp định Paris còn in sâu mãi trong máu thịt tôi vì chính nó đã đánh dấu thời điểm tôi được kết thúc hai năm rưỡi bị tù ở khám Chí Hòa, và cũng lập túc mở ra cho tôi một giai đoạn đấu tranh mới vì hòa bình.
Những tình bạn bền lâu và một nhân vật trung tâm

Trong chuyến đi dự lễ kỷ niệm này tôi đã có dịp kết bạn thân thiết với một số đại biểu là những người vẫn luôn gắn bó sâu sắc với ViệtNam. Những đoạn đường đời và những nền văn hóa khác nhau biết bao nhiêu nhưng những con tim và những giá trị thì thật gần gũi nhau. Những nhân cách chiến sĩ đấu tranh cho hòa bình thật mạnh mẽ. Carlos thân thiết, người Vénézuela hiền lành, người đã cùng một đội biệt động bắt cóc một viên Thiếu tá Mỹ để đổi lấy Nguyễn Văn Trỗi. Anh bạn Georges thân thiết của tôi, con trai của nhà báo thực địa không biết mệt mỏi Wilfret Burchett, vẫn tuyệt đối trung thành với lý tưởng của cha và với ViệtNam. Chandra hay mủi lòng, ngườiPakistantị nạn ở Bengale, vẫn mải miết vô vọng đi tìm một cuốn Lịch sử Đảng Cộng sản ViệtNambằng tiếng Anh. Tội nghiệp cho Chandra, hình như ở nước ViệtNamxã hội chủ nghĩa tìm một cuốn Lịch sử Đảng Cộng sản ViệtNambằng tiếng Anh còn khó hơn tìm một đĩa nem Sài Gòn. Chắc cuốn sách ấy đang được viết, còn phải viết đi viết lại, hay dịch chưa xong… Tôi cũng đã gặp Michel thân yêu của tôi, con người chân chính và giản dị, là người lái xe cho đoàn ViệtNamởParis. Daniel, Thị trưởng Choisy le Roi, luôn điềm tĩnh và tươi cười. Hélène, cựu nghị sĩ cộng sản, còn hay chuyện hơn cả tôi. Renato và Rosana, những người Ý sôi nổi và vui vẻ, yêu ViệtNamđến lạ… Evguény người Nga thật đáng yêu, nửa như một chiếc xe tăng xung trận nửa như một con gấu, nói tiếng Pháp và tiếng Việt, và tất nhiên, say mê vodka. Tất cả đều hấp dẫn và vẫn tràn đầy tinh thần tươi trẻ.
Tuy nhiên nhân vật trung tâm không thể chối cãi của lễ kỷ niệm đương nhiên là bà Bình. Vẫn như như thường lệ, rực rỡ phẩm cách và minh mẫn. Tôi rất cảm phục bài diễn văn của bà ở Trung tâm Hội nghị quốc tế tại Hà Nội trước các nhà lãnh đạo cao nhất của Đảng và của Nhà nước, nhất là đoạn bà nhắc lại cho những người đã quên hay muốn quên vai trò rất quan trọng và sự hy sinh to lớn của những người yêu nước thuộc “thành phần thứ ba” trong cuộc chiến đấu cho hòa bình, giải phóng miền Nam và thống nhất đất nước. Tôi đặc biệt chú ý khi bà nhấn mạnh đến tính chất đoàn kết nhiều màu sắc có thật của “Mặt trận” Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam. Tôi cũng đánh giá cao đoạn Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, trong diễn văn của ông, nêu bật “sự đúng đắn trong đường lối đối ngoại độc lập tự chủ” và “sức mạnh của nhân dân kết hợp với các sức mạnh của thời đại” là “những kinh nghiệm mà chúng ta có thể rút ra bài học” cho sự nghiệp “xây dựng và bảo vệ đất nước ngày nay”. Niềm kiêu hãnh gà trống Gaulois của tôi được thỏa mãn với việc nước Pháp được chọn là nước chủ nhà của các cuộc đàm phán, nhưng tôi tiếc về phía các đại biểu quốc tế ở cuộc mít tinh rất chính thức này nước Pháp với đại diện là Hélène Luc mà tôi rất kính trọng đã có được thời gian phát biểu độc chiếm, trong khi đại biểu Mỹ Ramsey Clark, cựu Bộ trưởng Tư pháp trong chính phủ Johnson, đã từ chức để phản đối chiến tranh và trở thành một trong những khuôn mặt tiêu biểu của phong trào hòa bình ở Mỹ đã không có được tiếng nói nào. Các đại biểu Nga và Trung Quốc cũng không thể có phát biểu ngắn, mà theo tôi, họ là rất cần được có một cách chính đáng. Bởi ai đã ít nhiều biết lịch sử cuộc chiến đấu của Việt Nam chống đế quốc đều có thể đánh giá cao sự sự đóng góp có tính lịch sử của phong trào hòa bình Mỹ, của Liên Xô và của Trung Quốc vào việc đi đến được Hiệp định Paris, theo tôi cũng quan trọng không kém vai trò chủ nhà, đương nhiên là rất quan trọng, của Pháp, của Hội đồng thị chính Choisy-le-Roi và của Đảng Cộng sản Pháp. Nhưng đấy còn là những bí mật của ngoại giao đề cao hay giảm thiểu giá trị các thành tố của Lịch sử tùy thuộc đòi hỏi từng lúc. Một thứ khẩu vị cập nhật ngày mai sẽ thay đổi tùy theo thực khách và sự ngon miệng.
Dẫu sao các đại biểu khác và các “nhân chứng” cũng có thể phát biểu và trình bày trải nghiệm của mình trong buổi tọa đàm truyền hình trên VTV 6, đương nhiên rất không chính thức bằng nhưng lại sinh động hơn buổi lễ lớn ngày hôm trước. Cũng nhân đây xin nói qua, tôi thấy từ “nhân chứng” có vẻ không thích hợp lắm với nhiều người trong chúng tôi. Đối với một số người, tôi thích từ tham chứng (acteur) hơn, nó gợi lên ý tưởng về một sự tham gia trực tiếp hơn là một kiểu đơn giản quan sát từ bên ngoài. Nhưng đấy lại là những tế nhị của ngôn ngữ.
Đôi khoảnh khắc mặn mà và cảm động
Trong số những khoảnh khắc cảm động và mặn mà, tôi đặc biệt nhớ lúc anh bạn Michel của tôi, tài xế của đoàn Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, khi nhận những lời chúc mừng của Chủ tịch nước đã xúc động đáp lại rằng anh đã về hưu nhưng nếu Chủ tịch cần một người lái xe thì anh hoàn toàn sẵn sàng phục vụ. Thật là bằng chứng hùng hồn về đức hy sinh lớn của anh tài xếParishẳn đã phải khiếp đảm khi nghĩ đến việc cầm lái giữa biển người đông như kiến luôn có những phản ứng bất ngờ tràn ngập các đường phố Hà Nội! Tôi cũng rất thích thú khi Chủ tịch nước nói chuyện với tôi đã dùng từ “tà ru” (nói lái của “tù ra”). Tôi đã tận dụng cơ hội để đề nghị một cuộc gặp với ông một hôm nào đó ông có thời gian, để tâm sự với ông những ưu tư của tôi về đất nước. Đã thống nhất với nhau là vào dịp Tết, rồi cuộc hẹn lại không thực hiện được do chuyến trở về Pháp khẩn cấp của tôi.
“Không phải như vậy”
Một trong những khoảnh khắc tôi cũng còn nhớ là cuộc gặp hoàn toàn ngẫu nhiên trong thang máy của Trung tâm Hội nghị quốc tế khi tôi một mình với một người đàn ông kín đáo mặc comlê có mái tóc đã ngả màu và đôi mắt long lanh mà tôi thoạt tưởng là một người Việt Nam. Để phá vỡ im lặng tôi đã hỏi ông ta có phải là đại biểu và ông đã trả lời bằng tiếng Việt sành sõi với một giọng nhã nhặn rằng ông là đại biểu Trung Quốc trong lễ kỷ niệm hữu nghị này. Chúng tôi đã trao đổi với nhau mấy câu vắn tắt chung chung về bản thân và gia đình và tôi biết ông ta đã là Đại sứ của Trung Quốc ở Hà Nội trong một số năm. Vậy là, bởi vì chúng tôi chỉ có hai người với nhau, tôi đã mạnh dạn hỏi ông ta một câu hỏi đang cháy bỏng trên đầu lưỡi tôi: Ông ta nghĩ gì về tình hình Biển Đông, đặc biệt về cách đối xử mà hải quân Trung Quốc đang bắt ngư dân Việt Namphải chịu đựng? Rõ ràng bị bất ngờ và sau một lúc suy nghĩ vì ông ta không chờ đợi câu hỏi “nhạy cảm” này, ông ta trả lời tôi: “Không phải như vậy!”. Và khi tôi nói với ông rằng tôi sẵn sàng chuyển cho ông các hồ sơ chính xác về việc này, những hồ sơ được cẩn thận lập theo ngày tháng và đầy đủ chi tiết về các vụ nổ súng, đánh đập, bắt giam, đòi nộp phạt, đánh đắm thuyền… ông ta lặp lại với tôi: “Không phải như vậy!”. Rồi bằng một giọng tâm sự, và trên thế thủ, ông ta tuyên bố rằng ngư dân Trung Quốc cũng bị phía Việt Namđối xử như thế. Dầu rất bất bình về câu trả lời ấy, tôi đã vội đề nghị ông ta gửi cho tôi các ví dụ cụ thể chứng minh các khẳng định của ông. Tôi nói với ông, như vậy tôi sẽ có thể can thiệp với các tổ chức quốc tế để tố cáo những hành động vô nhân đạo đó đối với ngư dân Trung Quốc. Thang máy đến nơi cùng lúc kết thúc cuộc trò chuyện của chúng tôi và tôi vẫn chờ các hồ sơ của ông Đại sứ. Hẳn là cho đến khi gà mái mọc răng! Tiếc là tôi đã không thể cung cấp cho ông ta bộ phimHoàng Sa – Việt Nam: nỗi đau mất mát trên youtube vì chúng ta chưa có bản có phụ đề tiếng Bắc Kinh. Tôi sẽ gửi lại cho ông ấy ở Lãnh sự quán Trung Quốc tại Thành phố Hồ Chí Minh và cả ở Sứ quán Trung Quốc tạiParis… Nhưng tôi phải thú nhận là tại Thành phố Hồ Chí Minh, ngồi ở bàn tiệc có mặt Chủ tịch Ủy ban nhân dân Lê Hoàng Quân, vị khách mời duy nhất trong phòng mà tôi không cụng ly là ông Đại sứ Trung Quốc. Đương nhiên chẳng có lý do riêng tư nào bởi vì ông ấy thậm chí trông có vẻ cũng dễ mến, nhưng đấy là một vấn đề nguyên tắc. Vả chăng, tôi cũng không có cảm giác về phần ông ấy, ông ấy quá mong muốn được chạm ly với tôi. Rõ ràng cả lý cả tình đều không hợp, trong một hiện tại mà bóng đen đã xóa nhòa tình hữu nghị quá khứ. “Không phải như vậy”, thưa ngài Đại sứ! Cho đến khi nào các ngư dân của chúng tôi còn bị ngược đãi và nhục mạ một cách hệ thống bởi chính quyền mà một thời gian dài ông là đại diện và ông ra sức bênh vực, cho đến khi nào chủ quyền quốc gia của chúng tôi, đúng theo luật pháp quốc tế, còn bị các nhà cầm quyền của ông vi phạm trên đất liền và trên biển và các quyền con người sơ đẳng của ngư dân chúng tôi còn bị các ông giày đạp, thì sẽ tuyệt đối không có chút xíu hữu nghị nào hết giữa ông và tôi. Chút rượu ngon nhất uống cùng ông sẽ thành mật đắng ngắt trong miệng tôi.
“Lâu lắm không gặp nhau”
Trong những câu chuyện nhỏ tiếp theo trong dịp này của tôi, tôi nhớ một lúc thú vị trong buổi tiếp các đại biểu ở Ủy ban Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh, khi ông Chủ tịch Lê Hoàng Quân đến bắt tay từng người chúng tôi. Đến chỗ tôi, ông tươi cười nói: “André khỏe không? Lâu lắm không gặp anh”. Tôi bảo ông ghé sát tai vào tôi để không ai khác nghe được và trả lời: “Ông biết tại sao mình không gặp nhau không?”. Thấy ông hơi ngạc nhiên, tôi nắm bàn tay ông trong tay tôi để ông không tránh ra xa được và nói vào tai ông: “Vì ông không chịu xuống đường với André đi biểu tình chống Trung Quốc gây hấn”. Ông cười to và vội vàng bắt tiếp các bàn tay khác. Chắc chắn là tôi đã tự cho phép mình có cuộc đối đáp riêng tư có thể bị đánh giá là hỗn hào và khiêu khích ấy của một công dân bình thường với một vị lãnh đạo cao cấp chỉ là vì tôi đã biết ông Lê Hoàng Quân từ lâu và trên phương diện cá nhân chúng tôi vốn có một sự nể trọng nhất định đối với nhau và ông ấy biết rõ tôi là ai và tôi nghĩ gì…
Nóng ấm phương Nam và… những điều còn mãi, những lãng quên
Một thời điểm quan trọng khác là cuộc gặp gỡ và các trao đổi được tổ chức ở Bảo tàng di tích chiến tranh trên đường Võ Văn Tần. Thoạt tiên tôi ngạc nhiên về địa điểm được chọn này hẳn thích hợp cho một cuộc tham quan rất bổ ích để hiểu về sự tàn khốc và qui mô của chiến tranh nhưng theo tôi không đủ trang trọng để kỷ niệm một sự kiện trọng đại như việc ký kết Hiệp định Paris. Nhất là khi lễ kỷ niệm diễn ra ở miềnNam, nơi về mặt địa lý là mặt trận nóng bỏng nhất của cuộc kháng chiến và của những hy sinh. Tôi rất vui mừng được gặp lại bà Bình, cùng nhiều bạn tà ru thân thiết, trong đó có bà Võ Thị Thắng với nụ cười vẫn vẹn nguyên, và thật thú vị được thấy có cả ngài Tổng lãnh sự Pháp Fabrice Mauriès cũng đến với cuộc họp này, ông làm cho tôi được vinh dự bằng cách tới ngồi cạnh tôi. Vậy là tôi lại tiếp nối cái ngạch ngoại giao ngắn ngủi mà sáng chói của mình hồi những năm 70 đã đưa tôi lên chức vị Đại sứ Pháp ở khám Chí Hòa, đại diện trên thực địa cho nước Pháp đoàn kết với cuộc đấu tranh giải phóng của ViệtNam… Gác lại chuyện đùa, với một bên là đại diện cao nhất của nước Pháp tại Thành phố Hồ Chí Minh và một bên là các bạn tà ru của tôi, tôi rất thích thú về cái khoảnh khắc được ưu tiên này. Hoàn toàn tự tin, một chân ở Việt Nam, một chân ở Pháp, tôi tự hào có thể kết nối hai đất nước đều là của tôi trong lễ kỷ niệm một sự kiện hàng đầu, dù muốn hay không, đã là một bước tiến lớn đến hòa bình. Chỉ tiếc một điều, tôi đã hoài công tìm trong số những nhân vật quan trọng nhất được mời đến sự kiện này một đại diện của phong trào sinh viên và học sinh, như chẳng hạn Huỳnh Tấn Mẫm bạn tôi… Một vụ bỏ quên hay là một cú tẩy xóa có tính chính trị tùy thời? Thật đáng tiếc bởi vì điều đó sẽ là thêm một mảng sắc thái yêu nước cho bảng màu giàu có bao nhiêu nhân cách và một tiếng nói sự thật còn thiếu ở cuộc trao đổi rất cảm động này.
Cuộc trình diễn lớn ở Dinh Thống nhất
…Cuối cùng ngày 2 tháng Hai, những đại biểu còn lưu lại được mời dự lễ kỷ niệm 83 năm thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, 45 năm cuộc Tổng tấn công Tết Mậu Thân và 40 năm ký kết Hiệp định Paris. Theo tôi, quan niệm lịch sử và cách thể hiện theo chuỗi niên đại của buổi tối kỷ niệm là khá hợp lý trong chừng mực không có Đảng Cộng sản Việt Nam và hạt nhân yêu nước mạnh mẽ của nó với Chủ tịch Hồ Chí Minh, không có sự giúp đỡ đa dạng mà nó đã biết chuyển thành sức mạnh cụ thể và biết thu hút chủ yếu từ khối xã hội chủ nghĩa, không bao giờ nhân dân Việt Nam có thể tự giải phóng khỏi chủ nghĩa thực dân và đế quốc, không bao giờ Việt Nam có thể tái thống nhất. Sẽ không bao giờ có hòa bình. Như vậy việc thành lập Đảng, trong bối cảnh tiếp nối các phong trào văn thân yêu nước trước đó, quả đúng là yếu tố hàng đầu đã đặt nền móng cho một cuộc chiến đấu đã đưa đến Hiệp địnhParis. Một đường dây lôgic khác: không có cuộc Tổng tấn công Tết Mậu Thân và cuộc địa chấn nó đã gây ra trong xã hội và trong tầng lớp chính trị Mỹ và trên toàn thế giới, các cuộc thương lượng Paris đã không thể đi đến việc rút quân đội nước ngoài và lập lại hòa bình.
Buỗi lễ được diễn ra thành một chương trình truyền hình lớn trực tiếp từ ba thành phố Hồ Chí Minh (tại Dinh Thống nhất), Cần Thơ và Huế. Những hình ảnh tư liệu, phát biểu của các nhân chứng, các điệu múa và hát chen với hình từ máy quay đã chú ý nêu bật khuôn mặt các nhà lãnh đạo vừa nêu rõ tên họ…
Có những lúc thật sự cảm động như khi Đại tá Dũng ở Cần Thơ kể rằng đơn vị ông gồm 56 người chỉ còn 15 người trở về, một đơn vị khác 11 người chỉ còn 2 người sống sót. Một gia đình có đến 5 người con hy sinh… Các hình ảnh tư liệu được chiếu làm nổi bật vai trò của phụ nữ trong chiến đấu, hỗ trợ y tế, tiếp tế lương thực, vũ khí, tổ chức những nơi trú ẩn và hầm bí mật… Nhiều chiến sĩ cũ đã gặp lại nhau như bà Thảo và Tướng Tư Can. Và bà Thảo đã thản nhiên kể lại bà đã bắn hai phát súng như thế nào khiến gia đình bà có thể bị giết hết để cứu những chiến sĩ của đơn vị Tư Can đang bị vây. Tôi sẽ không bao giờ quên được hình ảnh người chiến sĩ biệt động bị bắt ngay giữa đường phố Sài Gòn và viên tướng Loan đã chĩa thẳng nòng súng vào thái dương bắn chết anh như bắn một con chó trước mắt toàn thế giới. Những hình ảnh ấy không có trong buổi diễn. Hy sinh là một từ khóa. Hy sinh và nỗi đau của các gia đình, của một nhân dân bị giày xé, bị tra tấn. Trong bất cứ trường hợp nào đối với tôi cảnh tượng ấy không thể là một lễ hội, ngay cả khi những tượng đài anh hùng đó có đưa đến hòa bình. Sau hơn bốn mươi năm, hy sinh và đau đớn của những người chiến sĩ, dù là ở bên nào, những hy sinh và mất mát đổ lên đầu nhân dân chỉ có thể là để khiến ta trầm tư suy ngẫm. Về những cái đã bị bỏ quên, dù không nghĩ rằng chế độ xô-viết, càng hơn thế là chế độ Trung Hoa, quá khứ và hiện tại, có gì thật tốt đẹp, dù không hề ảo tưởng về động cơ viện trợ của họ trước hết là vì lợi ích của chính họ, tôi vẫn nghĩ rằng hậu phương của hậu phương miền Bắc chính là họ và, về phương diện đơn thuần của sự thật lịch sử, họ xứng đáng có mặt trong trình diễn tưởng nhớ lớn này, mà tôi không tìm thấy chút hình ảnh nào.
Tôi cũng tiếc không tìm thấy hình ảnh nào, lời bình nào về các nhà tù, Côn Đảo và Phú Quốc… Vì mặt trận ấy cũng là một điểm chiến đấu quan trọng đối với hàng nghìn người yêu nước trong những điều kiện khủng khiếp. Nhất là khi nhiều người còn sống sót trong số các cựu tù chính trị ấy đã bị chế độ hiện hành bỏ quên trong cảnh đói nghèo. Chương trình biểu diễn truyền hình ngợi ca đã dừng lại ở năm 1975, thời điểm được trình bày là xuất phát của công cuộc tái thiết bình an. Tôi thấy đấy là một sự quên lãng to lớn trong toàn cảnh ngợi ca cuộc chiến đấu vì hòa bình và độc lập và vai trò của Đảng Cộng sản Việt Nam. Im lặng nặng nề về cuộc chiến tranh ở Campuchia, được giải thoát khỏi bọn Khmer Đỏ do Bắc Kinh nuôi dưỡng, về cuộc xâm lược của Trung Quốc trên biên giới phía Bắc năm 1979, về các cuộc xâm lược của Trung Quốc ở Hoàng Sa năm 1974, Trường Sa năm 1988… Cứ như là buổi diễn kết thúc có hậu, theo lối Walt Disney. Than ôi, tôi e rằng ông bạn láng giềng lớn phương bắc không cho phép một kết thúc có hậu như thế trong thực tế đâu.
Đồng chí…
Nhân thể và để kết luận, khi cuộc trình diễn đã xong và công chúng tản ra về, hoàn toàn tình cờ tôi gặp đồng chí Ba Đua. Tôi thấy ông ta có vẻ căng thẳng và thành thật xúc động, ông ta thổ lộ với tôi là ông ta rất buồn về việc tôi đã từ chối từ đồng chí khi ông ta nói chuyện với tôi bên lề cuộc biểu tình chống xâm lược Trung Quốc ngày 5 tháng Sáu năm 2011. Tôi đã nhắc lại với ông rằng với tôi không có chuyện từ chối từ đồng chí. Đơn giản là có nhiều loại đồng chí và hai chúng tôi không có cùng quan điểm về tình đồng chí trên nhiều vấn đề, đặc biệt là về vấn đề chủ quyền quốc gia và thực thi tự do chủ quyền đó bằng lời nói và hành động của nhân dân. Ông vặn lại tôi: “Vậy anh cho là tôi không yêu nước?”. Tôi trả lời rằng tôi không tự cho phép mình có lời kết tội nặng nề như vậy nhưng không ngần ngại khẳng định rằng chính sách ông ta đang chủ trương và dùng vũ lực để áp đặt theo tôi chỉ có thể dẫn đến chỗ mất sạch vào tay Trung Quốc chủ quyền quốc gia và độc lập đã được giành lại đắt giá biết bao. Chúng tôi chia tay giữa cuộc trao đổi dở dang đó vì xe buýt đang chờ đưa tôi về khách sạn. Nhưng tôi rất muốn tiếp tục cuộc tranh luận nghiêm trọng của chúng tôi. Dẫu sao trước khi chia tay, trả lời câu hỏi của ông, tôi cũng đã đảm bảo với ông bạn của tôi rằng bộ phim Hoàng Sa – Việt Nam: nỗi đau mất mát vẫn bị cấm chiếu ở ViệtNam, sắp được đưa lên youtube trong bản có phụ đề bằng tiếng Bắc Kinh. Chúng tôi tạm biệt, chúc nhau có một cái Tết năm Tỵ tốt đẹp.
Nếu tôi có được một mong ước cho năm mới thì đấy là mong ước các đồng chí Sài Gòn của tôi đấu tranh vì độc lập và danh dự của đất nước không còn bị công an thường xuyên theo dõi và hạch sách và họ có thể biểu lộ chính kiến của họ một cách an toàn. Tôi rất mong các ông Lê Hoàng Quân và Ba Đua đích thân chăm lo cho được điều đó vì lợi ích của Đảng và vì sự sống còn của đất nước. Đặng cho tôi còn có thể gọi họ là “đồng chí” mà không phải đỏ mặt và không giả dối. 
Ngày 17/2/2013
H. C. Q. – A. M.
Tác giả gửi trực tiếp cho BVN


-HN Paris: Điều gì thực sự xảy ra 40 năm trước?
--
Khá thú vị: Ở đây tôi muốn đặt chủ đề này trong ngoặc kép. Ngày đó, tôi thực sự rất sốc khi một vài đồng hương của tôi trong chính phủ và Quai d'Orsay (BNG Pháp), coi Hồ Chí Minh là một người dân tộc chủ nghĩa tốt. Đúng, đó là một người dân tộc chủ nghĩa nhưng cũng là một người cộng sản... Những người ở miền Nam Việt Nam theo chủ nghĩa dân tộc, nhưng bị gọi đơn giản là "con rối của người Mỹ". Đúng là chính quyền miền Nam VN được Mỹ hậu thuẫn nhưng cũng giống như miền Bắc được Liên Xô và Trung Quốc ủng hộ.
Thêm chuyện 2 đoàn đàm phán thì Đảng ta gọi là sự kết hợp giữa ngoại giao nhà nước với ngoại giao nhân dân, ngoại giao hai miền Nam-Bắc 
-Giữ chức Vụ trưởng Vụ châu Á- châu Đại dương Bộ Ngoại giao Pháp từ 1969-1975, trực tiếp thực hiện nhiệm vụ trung gian giữa các bên đàm phán Hiệp định Paris, nhà ngoại giao Pháp Henri Froment-Meurice nhìn lại những gì thực sự xảy ra từ hơn 40 năm trước.
Hoài nghi
Ông Henri Froment-Meurice: ...Năm 1969, tôi nhậm chức Vụ trưởng Vụ châu Á - Bộ Ngoại giao Pháp. Khi đó thì các cuộc hội đàm đã được tiến hành ở Paris. Với nước Pháp, vai trò thể hiện ở Hiệp định Paris vừa đơn giản, vừa phức tạp. Đơn giản vì với tư cách là chủ nhà khi đó, chúng tôi có đủ các điều kiện thuận lợi. Nước Pháp có quan hệ với tất cả các bên, với hai miền Bắc và Nam Việt Nam, dù chưa phải là quan hệ cấp đại sứ nhưng chúng tôi có phái đoàn ngoại giao ở Hà Nội và Lãnh sự quán ở Sài Gòn. Về mặt kỹ thuật, nước Pháp đơn giản là tạo được những điều kiện thuận lợi nhất cho các bên đàm phán.

Nhưng phức tạp, vì nước Pháp cũng có thể coi là một nhân tố trong đàm phán. Chúng tôi đóng vai trung gian trong các cuộc thương lượng, đưa ý kiến bên này đến bên kia, và đôi khi đưa ra cả các cam kết và ý tưởng.
Trong các điều khoản của Hiệp định Paris được ký kết, có không ít đến từ các đề xuất của Pháp. Trước đàm phán, miền Bắc Việt Nam cương quyết với điều kiện Mỹ rút quân, Washington kiên quyết phải có ngừng bắn ở miền Nam Việt Nam. Hiệp định Paris đã thỏa mãn được cả hai điều đó, tức vừa có ngừng bắn, vừa có một giải pháp chính trị sau khi Mỹ rút quân. Với nước Pháp, đó là điều rất đáng hài lòng.
Với cá nhân tôi, Hiệp định Paris mang lại cả sự hài lòng lẫn hoài nghi. Hài lòng vì chiến tranh kết thúc. Cuộc chiến Việt Nam gây ra quá nhiều mệt mỏi, tạo ra sự căng thẳng trong quan hệ quốc tế và để lại những thảm họa nhân đạo. Điều tốt nhất, đó là kết thúc chiến tranh. Nhưng bên cạnh đó là sự hoài nghi là Hiệp định này sẽ không được tôn trọng. Cảm giác đó giống như sau Hiệp định Geneve năm 1954.
Tôi nghĩ rằng với nhiều người Việt Nam, Hiệp định Paris được coi là một thắng lợi bởi đã đuổi được người Mỹ...
Anh nói điều mà chính tôi lo ngại lúc nãy. Hà Nội muốn đàm phán và đã ký một Hiệp định. Hiệp định này là một giải pháp chính trị, có việc thành lập một chính quyền chung ở miền Nam, có giải pháp về lực lượng thứ 3, có việc tiến tới bầu cử một cách hòa bình và dân chủ. Nhưng thực tế nó đã chỉ được coi như là một Hiệp định đình chiến. Sự hoài nghi của tôi chính vì lẽ đó: một khi người Mỹ rời đi, sẽ có rất ít khả năng hai miền Bắc, Nam Việt Nam không tiếp tục cuộc chiến.
Chúng ta tạm bỏ qua tranh luận này. Tôi muốn hỏi là với tư cách là người trong cuộc, theo ông tại sao cuộc đàm phán ở Paris kéo dài đến 5 năm trong khi ban đầu người ta nghĩ nó có thể trong vài tháng, hoặc cùng lắm là 1-2 năm?
Các bên đàm phán có những yêu cầu kiên quyết  không nhượng bộ. Phía miền Bắc Việt Nam quyết không chịu đàm phán với chính quyền Thiệu và đòi người Mỹ phải rút nhưng với người Mỹ thì không có chuyện bỏ rơi Thiệu. Đó là điều căn bản. Ngoài ra còn có những vấn đề khác, tuy ít quan trọng hơn. Đó là phải tìm kiếm một giải pháp chính trị kiểu gì ở miền Nam Việt Nam. Trước hay sau Thiệu, có hay không có Thiệu...
Những người ở miền Nam Việt Nam theo chủ nghĩa dân tộc, nhưng bị gọi đơn giản là "con rối của người Mỹ".
Bên cạnh đó, vẫn còn một cuộc chiến tranh đang diễn ra mà khi đó không ai dám nói trước rằng người Mỹ sẽ thua vì rõ ràng tương quan lực lượng lúc đó không nghiêng về phía miền Bắc Việt Nam. Có các trận đánh trên các chiến trường, nhưng người Mỹ có sự vượt trội về không quân, về các máy bay ném bom rất hiệu quả đến tận những ngày cuối cùng của chiến tranh. Ngoài ra, có một bộ phận dân chúng ở miền Nam Việt Nam hoàn toàn chưa sẵn sàng để chấp nhận chủ nghĩa cộng sản, vì họ là những người "quốc gia".
Ở đây tôi muốn đặt chủ đề này trong ngoặc kép. Ngày đó, tôi thực sự rất sốc khi một vài đồng hương của tôi trong chính phủ và Quai d'Orsay (BNG Pháp), coi Hồ Chí Minh là một người dân tộc chủ nghĩa tốt. Đúng, đó là một người dân tộc chủ nghĩa nhưng cũng là một người cộng sản.
Không thể quên hoàn cảnh quốc tế thời đó. Chúng ta đã có một cuộc chiến Triều Tiên, giữa những người cộng sản và những người dân tộc, kết thúc là sự chia cắt hai miền. Những người ở miền Nam Việt Nam theo chủ nghĩa dân tộc, nhưng bị gọi đơn giản là "con rối của người Mỹ".
Đúng là chính quyền miền Nam VN được Mỹ hậu thuẫn nhưng cũng giống như miền Bắc được Liên Xô và Trung Quốc ủng hộ.
Ngày đó, với người Mỹ và cả chúng tôi, cuộc chiến ở Đông Dương là một mặt trận để ngăn chủ nghĩa cộng sản lan ra toàn châu Á. Không cần phải phủ nhận điều này bởi thời kỳ đó là Chiến tranh lạnh, giữa phương Tây và một bên do Liên Xô cầm đầu. Cần phải đặt tất cả vào bối cảnh.
Ông có viết trong cuốn "Nhật ký châu Á" của mình rằng ông tin chiến thuật của người Mỹ trong đàm phán Paris giống như những gì Henry Kissinger viết trên tờ "Foreign Affairs" tháng 1/1969. Tôi xin trích lại: đàm phán, ít nhiều trực tiếp, hoặc qua các "tín hiệu", với Hà Nội về việc đồng rút các lực lượng, đàm phán đủ lâu để dần dần tạo được đối thoại giữa Sài Gòn và Mặt trận về cấu trúc chính trị tương lai của miền Nam (Việt Nam). Thời gian là yếu tố then chốt để Sài Gòn tự củng cố thực lực". Từ chi tiết này, thì việc kéo dài đàm phán quá lâu cũng là ý của người Mỹ?
Không phải chỉ có người Mỹ khiến đàm phán kéo dài, vì đàm phán có 4 bên chứ đâu riêng người Mỹ. Nhưng tôi nhận thấy, có những giai đoạn cứng rắn giữa các bên khiến đàm phán không tiến triển.
Trong giai đoạn cuối của đàm phán, có một sự tắc nghẽn, đặc biệt là từ tháng 10/1972 đến tháng 01/1973. Tại sao Mỹ lại ném bom với cường độ ác liệt như thế? Ở đây tôi nghĩ có sự cứng rắn quá mức từ các phía. Lúc đó tôi đã không hiểu được những gì Hà Nội đang suy tính còn Sài Gòn thì rõ ràng là không hài lòng về việc tương lai của mình chỉ được đàm phán thông qua Lê Đức Thọ và Kissinger. Nói chung là đó là sự tắc nghẽn từ nhiều phía.
Theo ông biết, có một sức ép nào không, như từ Trung Quốc chẳng hạn?
Có thể, nhưng tôi hoàn toàn không biết chắc về điều này.
Bà Nguyễn Thị Bình trả lời phỏng vấn báo chí. Ảnh tư liệu.

Trở lại với các giai đoạn đàm phán. Ban đầu người Mỹ cương quyết không chấp nhận nói chuyện với Mặt trận. Là người làm nhiệm vụ con thoi giữa các bên, ông nhận thấy sự thay đổi của phía Mỹ bắt đầu từ thời điểm nào?
Thú thực là tôi không nhớ chính xác ngày tháng, nhưng theo sự hiểu biết của tôi, mọi thay đổi đều bắt đầu từ các cuộc hội đàm giữa Lê Đức Thọ và Kissinger.
Theo như tôi biết, Kissinger chưa bao giờ gặp bà Nguyễn Thị Bình và cấp phó của bà cũng không có tiếp xúc trực tiếp nào với các nhà ngoại giao Mỹ. Ban đầu, có sự từ chối giữa các bên, Mỹ không chấp nhận đối thoại với Mặt trận, Mặt trận không chấp nhận nói chuyện với Sài Gòn, nhưng cơ bản là thái độ từ phía chính quyền ông Thiệu.
Ông Thiệu không muốn có một bản Hiệp định được ký kết chỉ từ những đàm phán của Hà Nội và Washington nên phản đối và gây sức ép. Việc Mỹ chấp nhận Mặt trận và Hà Nội chấp nhận ông Thiệu vào bàn đàm phán là một sự nhượng bộ giữa các bên.
Điểm quan trọng nhất trong Hiệp định Paris là việc rút quân đội Mỹ ra khỏi Việt Nam. Điều này cũng nằm trong tầm nhìn và ý muốn của người Pháp, từ sau Tuyên bố Phnompenh của Tướng De Gaulle rằng Mỹ cần có một lộ trình rút quân và Đông Dương cần một giải pháp chính trị. Có sự thúc đẩy hay thuyết phục nào từ phía người Pháp với phía Mỹ trong chuyện này không?
Tuyên bố của tướng De Gaulle ở Phnompenh nói rằng Mỹ không thể chỉ dựa vào duy nhất giải pháp quân sự mà còn cần cả giải pháp chính trị. Đó là quan điểm cốt lõi của nước Pháp.
Các diễn biến ở Việt Nam cho thấy là rất ít có khả năng chỉ có một giải pháp quân sự đơn thuần từ bên này hay bên kia. Phía Mỹ cũng nhận ra rằng họ không thể trông cậy vào duy nhất giải pháp quân sự. Họ không thể đưa đến 300 ngàn quân vào Việt Nam để đẩy lùi quân đội miền Bắc ra khỏi miền Nam. Người Mỹ không thể hy vọng vào một chiến thắng hoàn toàn về quân sự. Tình thế đó là một ngõ cụt quân sự và Mỹ phải chấp nhận đàm phán.
Các ông Lê Đức Thọ, Xuân Thủy chắc cũng nói với người Mỹ điều chúng tôi cũng nói, tức dần dần phải tìm một giải pháp chính trị. Nhưng giải pháp chính trị kiểu gì? Cơ chế và thiết chế chính trị kiểu gì? Lịch trình ra sao? Một chính phủ hay hai chính phủ? Hai thành phần hay ba thành phần?...
Tôi tin rằng nước Mỹ khi đó có sự thay đổi lớn trong nội bộ. Có những phái diều hâu, phái ít diều hâu hơn. Nixon, tôi nghĩ, là nằm ở giữa. Cũng nên nhớ rằng năm đó (11/1969) là cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ và Nixon cần phải tái cử. Vì thế, người Mỹ cần phải có một kết quả hợp lý, một cái gì đó có thể coi là chiến thắng. Khi Hiệp định Paris được ký kết thì họ đã thắng ở điểm này, tức Thiệu vẫn ở đó trong khi Hà Nội thì muốn Thiệu phải ra đi trước đó.
Cựu Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ, McNamara từng nhận định rằng "số cơ hội bỏ lỡ là không thể tin được". Qua quan sát của ông trong từng đó năm, liệu có tồn tại thực sự những thời điểm mà đàm phán có thể kết thúc sớm hơn, thay vì phải sau những chiến dịch quân sự khốc liệt?
Thật khó trả lời câu hỏi này, vì tôi, thậm chí là cả Tổng thống George Pompidou cũng không biết được là Kissinger và Lê Đức Thọ bàn nhau những gì trong các cuộc gặp bí mật. Những gì tôi biết rõ nhất đó là có rất nhiều lần đàm phán thất bại, các đoàn đến rồi đi và chúng tôi làm trung gian nối lại.
Ở đây, tôi muốn nói đến một sự thay đổi từ chính quan điểm của nước Pháp. Sau khi tướng De Gaulle ra đi và George Pompidou lên làm Tổng thống, nước Pháp có một sự thay đổi rõ rệt trong quan điểm liên quan đến Hiệp định Paris, đó là ít can dự hơn. Tổng thống Pompidou không muốn chọc giận người Mỹ nữa. Chuyện Nixon muốn kết thúc chiến tranh, muốn rút quân khỏi Việt Nam, tốt thôi, đó là chuyện của họ, không nên gây phiền phức. Thái độ của nước Pháp đã là như thế cho đến khi kết thúc đàm phán ở Paris.
Ông có thể nói rõ hơn không?
Dưới thời Pompidou, quan hệ Pháp-Mỹ được cải thiện, vì chúng tôi hiểu rằng người Mỹ hoàn toàn không thích Tuyên bố Phnompenh của De Gaulle. Cá nhân tôi cũng bị sốc với tuyên bố đó của tướng De Gaulle. Sao lại có chuyện tướng De Gaulle đòi người Mỹ phải rời khỏi Việt Nam và ấn định một thời hạn rút quân.
Đặt giả thuyết là Tổng thống Mỹ đến Tunis hay Rabat trong thời kỳ chiến tranh của Pháp ở Algeria và tuyên bố là "người Pháp cần phải biến khỏi đây". Có sốc không? Hoàn toàn sốc.


Dĩ nhiên, tuyên bố đó của tướng De Gaulle sẽ được các phong trào dân tộc và cộng sản hoan nghênh, nhưng vấn đề là nó lại được coi như "Kinh thánh" khiến các chính phủ kế tiếp tướng De Gaulle rất khó mà ít can dự vào chuyện ở Đông Dương. Tất nhiên, điều chính xác đó là tuyên bố đó đã nói được rằng không thể chỉ có một giải pháp quân sự mà cần phải có giải pháp chính trị.
Thời gian đã qua rất lâu. Ông đã tiếp xúc với nhiều nhân vật lịch sử của cả miền Bắc lẫn miền Nam Việt Nam. Cuối cùng, ấn tượng cá nhân ông giữ lại về họ là gì?
Tôi thường xuyên xuống Choisy le Roi (nơi ở của phái đoàn VNDCCH), đã nhiều lần tiếp xúc với các ông Xuân Thủy, Mai Văn Bộ, Võ Văn Sung, Hà Văn Lâu. Tôi cũng một vài lần gặp ông Lê Đức Thọ. Tôi cũng tiếp xúc với các nhân vật lớn của miền Nam, từ người trong chính quyền Sài Gòn cho đến những trí thức thuộc lực lượng thứ 3 mà nước Pháp rất ủng hộ. Tất cả họ đều là những người thông minh và đáng mến.
Những nhân vật ở miền Bắc là những người rất chủ động, rất cách mạng. Điều đó cũng không lạ gì vì trong quá khứ, người Pháp luôn nhìn nhận miền Bắc là mảnh đất của chính trị, của những trí thức. Ở đó, nước Pháp từng đặt trường Viễn Đông bác cổ và nhiều trường Đại học, trung học lớn. Những người miền Nam cởi mở hơn, kinh tế và của cải ở đến từ miền Nam nhiều hơn. Sau tất cả, tôi luôn có sự nể trọng rất lớn dành cho người Việt Nam.
+ Xin cảm ơn ông!
Bài phỏng vấn trực tiếp thể hiện phong cách và phân tích của nhà ngoại giao Pháp Henri Froment-Meurice về cuộc đàm phán Paris và các bên đàm phán. Những phân tích này đặt trong bối cảnh quốc tế của đàm phán Hiệp định Paris hơn 40 năm trước.
Ông Henri Froment-Meurice sinh năm 1923, là nhà ngoại giao kỳ cựu của Pháp. Ông từng làm Đại sứ Pháp tại Nhật năm 1952, Vụ trưởng Vụ châu Á-châu Đại dương - Bộ Ngoại giao Pháp từ 1969-1975; Đại sứ Pháp tại Nga từ 1979-1982; Đại sứ Pháp tại Đức từ 1982-1983. Ông là người trực tiếp làm trung gian đàm phán giữa các phái đoàn VNDCCH, VNCH, Mặt trận và Mỹ trong đàm phán Hiệp định Paris, trực tiếp làm việc dưới các đời Thủ tướng và Tổng thống Pháp (De Gaulle, George Pompidou, Valery Giscard d'Estaing).

Bùi Nguyễn (từ Paris)
HN Paris: Điều gì thực sự xảy ra 40 năm trước?
-


-Truy tố tội ác Việt Cộng theo luật pháp Đức – Trần Văn Tích tvvn.org
--Niềm tin

Ngày 27-11-1972, sau những phiên họp mật kéo dài một tuần với Kissinger, mà chưa ngã ngũ, nhân ngày nghỉ, cố vấn Lê Đức Thọ và Bộ trưởng Xuân Thủy sang thăm Đoàn miền Nam tại Verie lơ Buyxông. Báo chí Pa-ri được dịp đưa tin rằng đó là cuộc "hội kiến" giữa hai đoàn Việt Nam để thống nhất kế hoạch đấu tranh cho một Hiệp định cuối cùng. Thật ra, chỉ là chuyện trò, thông báo tình hình các cuộc họp mật. Và anh Sáu Lê Đức Thọ đã kết thúc cuộc "hội kiến" không phải bằng một kết luận chính trị hay ngoại giao mà là một câu Kiều hàm ý nhắc nhủ:
Dằn lòng chờ đợi ít lâu
Chầy ra thì cũng năm sau vội gì?

--Phản ứng của một dư luận viên về bài "Niềm Tin" của ông Hà Đăng (blog Tâm sự Y Giáo 11-2-13)
[Thực ra việc 1 đoàn hay 2 đoàn thì báo chí VN đã nói rõ rồi , còm sĩ 1nxx đã nói là Bà Bình trước khi đi Paris là vụ trưởng vụ 1A (vụ đối ngoại) của ban thống nhất TƯ tại Quốc Tử Giám, HN.
Đảng ta nặn ra cái MTDTGPMN và CPCMLT để làm ra vẻ đó là chính phủ của dân Nam, sau 1975 đám này lại trở về vị trí cũ của mình Nguyễn Hữu Thọ, Nguyễn Thị Bình... Ngay cả đạo điễn LÊ PHONG LAN cũng có cả 1 bài về chuyện này : Trên bàn đàm phán công khai, rõ ràng có hai phái đoàn độc lập, đấu tranh trực diện với Mỹ và Việt Nam Cộng hòa (VNCH). Nhưng thực chất hai đoàn đó lại là một. ]
Hiệp định Paris - dấu son lịch sử - Bài 2: Hình ảnh Việt Nam tại Paris

Hình ảnh của một Việt Nam đang chiến đấu khốc liệt lại được đại diện không phải bằng một chiến binh đằng đằng sát khí mà là một phụ nữ nhỏ nhắn, khiêm nhường mà uyên bác, gần gũi mà sang trọng…

Trong lịch sử ngoại giao thế giới và ngoại giao Việt Nam, chưa từng có một hình thái đấu tranh đặc biệt như thời kỳ ở Paris. Trên bàn đàm phán công khai, rõ ràng có hai phái đoàn độc lập, đấu tranh trực diện với Mỹ và Việt Nam Cộng hòa (VNCH). Nhưng thực chất hai đoàn đó lại là một.
Phân vai
Ông Trịnh Ngọc Thái, nguyên trợ lý trưởng đoàn đại biểu Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (VNDCCH) tại Hội nghị Paris, phân tích: “Vì cả hai đoàn đều đặt dưới sự lãnh đạo thống nhất ở trong nước (của Đảng, Bộ Chính trị và Bác Hồ). Ở trong nước chỉ đạo có sự phân công nhiệm vụ rõ ràng, đoàn VNDCCH làm gì, đoàn Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam (MTDTGPMN) VN làm gì”. Và trên hết, hai đoàn đều có chung một mục tiêu quan trọng là độc lập dân tộc và thống nhất đất nước.
Bà Nguyễn Thị Bình, nguyên Phó Chủ tịch nước, nguyên Trưởng đoàn đàm phán Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam (CPCMLT CHMN) VN, cho rằng đây là một chủ trương, sáng kiến tài tình, mang tính chiến lược và sách lược của Đảng ta. Hai phái đoàn dưới hai góc độ khác nhau sẽ phát huy được sức mạnh của mình trên mặt trận đối ngoại rộng lớn và sống động, để phục vụ tốt nhất cho mục đích chung. Đoàn VNDCCH đại diện cho nhân dân miền Bắc XHCN, gắn bó với khối XHCN, trong đó có Liên Xô, Trung Quốc, phong trào giải phóng dân tộc và phong trào cộng sản quốc tế. Còn đoàn MTDTGPMN VN đại diện cho các tầng lớp nhân dân miền Nam đang trực tiếp cầm súng chiến đấu, với một đường lối ngoại giao mềm dẻo, hòa bình và trung lập. Nhờ đó, bên cạnh sự ủng hộ của khối XHCN, chúng ta còn tranh thủ được cả các tầng lớp nhân dân thế giới. “Đó là những người tiến bộ, những người yêu chuộng hòa bình, công lý, kể cả những người sợ cộng sản hay những người không ưa CNXH thì vẫn ủng hộ ta. Điều đó đã làm tăng sức mạnh của chúng ta về chính trị, về ngoại giao. Và cái đó có thể tác động đến chiến trường trong nước của chúng ta” - bà Bình nhấn mạnh.


Bà Nguyễn Thị Bình trong vòng tay bạn bè quốc tế. Ảnh: TƯ LIỆU
Ngày 6-6-1969, ngoại giao miền Nam được nâng cao vị thế trên bàn đàm phán khi CPCMLT CHMNVN được thành lập. Về ý nghĩa ra đời của CPCMLT, bà Bình chia sẻ: “Nó không chỉ phản ánh sự lớn mạnh của cuộc đấu tranh trong nước mà còn tạo cho ta một cái thế mới, ta có đầy đủ cơ sở pháp lý để ngang hàng với ba bên còn lại trên bàn đàm phán. Từ đó nó rất thuận lợi cho ta không chỉ trong việc tranh thủ sự ủng hộ của các đoàn thể mà còn với cả chính phủ các nước, đến khi giải phóng miền Nam đã có 65 nước công nhận CPCMLT”.
Từ sự phân công, phối hợp nhịp nhàng giữa hai phái đoàn ta trong toàn bộ quá trình đàm phán, nhiều sử gia nhận xét rằng ngoại giao hai miền Nam-Bắc lúc ấy cực kỳ ăn ý. Ăn ý từ việc xác định nhiệm vụ, phương pháp đàm phán cho từng thời kỳ, từng phiên họp, từng bài phát biểu công khai của các trưởng đoàn, trong họp báo... đến các hoạt động ngoại giao nhà nước, ngoại giao nhân dân bên lề hội nghị. Tất cả giải pháp thương lượng luôn do đoàn CPCMLT đề xuất và công bố. 
Ngoại giao Xuân Thủy
Trong các cuộc họp công khai bốn bên, cố vấn Lê Đức Thọ thường không tham dự. Vai trò “nhạc trưởng” được giao cho Bộ trưởng Ngoại giao Xuân Thủy - Trưởng đoàn đàm phán VNDCCH. Giữa lúc phía Mỹ liên tục thay đổi các trưởng đoàn thì ông Xuân Thủy luôn tỏ rõ là một nhà ngoại giao chuyên nghiệp, sắc sảo và không thể thay thế.
Khi nhắc đến vị trưởng đoàn đặc biệt này, ông Nguyễn Khắc Huỳnh, nhà nghiên cứu lịch sử ngoại giao, cho rằng đây là một con người rất lạ. Lạ vì ông từng đảm nhiệm rất nhiều vị trí, từ Mặt trận, Quốc hội đến làm thơ, viết báo, chủ nhiệm báo, từ ngoại giao nhân dân đến ngoại giao nhà nước, rồi bước vào bàn đàm phán... “Nhưng ấn tượng nhất vẫn là phong thái của ông. Ông Xuân Thủy tính tình rất điềm đạm, lúc nào cũng tỉnh táo. Trong lúc đấu tranh căng thẳng, cả bàn đàm phán cãi tay đôi quyết liệt, đập bàn đập ghế, ông ấy lại điềm tĩnh ngồi viết mấy câu thơ tặng cho bà Nguyễn Thị Bình”.


Nụ cười của Bộ trưởng Xuân Thủy trước ống kính truyền hình quốc tế. Ảnh: LIFE
Đã 40 năm trôi qua nhưng ông Hà Đăng - người phát ngôn của Đoàn đại biểu CPCMLT CHMNVN tại Hội nghị Paris vẫn còn nhớ như in phong thái thân thiện, lịch thiệp của nhà ngoại giao Xuân Thủy. “Trước kia nhiều người cứ nghĩ cộng sản cứng nhắc thế này thế nọ. Nhưng khi gặp ông Xuân Thủy rồi thì họ phải thay đổi cái nhìn. Đặc biệt, nụ cười thân thiện của ông đã trở thành một “thương hiệu” không thể nào quên với những ai từng tham dự Hội nghị Paris. Nụ cười ấy dường như không còn của riêng ông nữa mà đã trở thành nụ cười tiêu biểu của nhân dân Việt Nam” - ông Hà Đăng nhớ lại.
Trí tuệ cũng như tài đối đáp sắc sảo, bản lĩnh, uyên thâm của Trưởng đoàn Xuân Thủy trong các cuộc họp hội nghị công khai, đấu tranh trước dư luận, báo chí, trong những cuộc tiếp xúc ngoại giao cũng trở thành những ấn tượng, giai thoại đặc sắc. Ông Nguyễn Khắc Huỳnh kể: “Trong một cuộc họp, trưởng đoàn đàm phán Mỹ Averell Harriman nói: “Tôi không bàn chuyện hai bên rút quân, không rút quân nữa. Tôi xin hỏi bộ trưởng (Xuân Thủy) một câu thôi, có quân miền Bắc ở miền Nam không? Bộ trưởng cho tôi một chữ có hay không?”. Ông Xuân Thủy không trả lời có hay không mà trả lời thế này: “Bảo vệ đất nước là quyền thiêng liêng của mọi người dân Việt Nam. Người dân Việt Nam có quyền chiến đấu ở bất kỳ nơi nào trên đất nước mình””.
“Nữ hoàng Việt cộng”
Trong bốn đoàn đàm phán tham dự Hội nghị Paris, chỉ duy nhất đoàn CPCMLT CHMNVN có thành viên nữ và lại được dẫn dắt bởi một phụ nữ. Chính vì thế đoàn miền Nam luôn nhận được sự quan tâm đặc biệt của cánh báo chí và dư luận quốc tế lúc bấy giờ. Bà Nguyễn Thị Bình chia sẻ: “Đoàn ta có năm trong số 15 thành viên là phụ nữ. Tất cả đều là những phụ nữ giỏi và xinh đẹp. Điều này cũng tạo một ấn tượng tốt trong dư luận”.


Cảnh bên ngoài Trung tâm Hội nghị quốc tế Kléber, thủ đô Paris (Pháp) khi hai đoàn VNDCCH và CPCMLT CHMNVN vào họp. Ảnh: TƯ LIỆU
Ngay từ lúc đặt chân đến Paris, bà Nguyễn Thị Bình đã trở thành tâm điểm chú ý của dư luận với biệt danh “nữ hoàng Việt cộng” mà báo chí phương Tây đã phong tặng. Ban đầu, bà tham gia với tư cách trưởng đoàn trù bị, rồi phó đoàn của MTDTGPMN VN, về sau bà được bổ nhiệm làm bộ trưởng ngoại giao - trưởng đoàn đàm phán của CPCMLT. Bà là người phụ nữ tiêu biểu cho những phẩm chất tốt đẹp của các tầng lớp nhân dân miền Nam, của phụ nữ miền Nam, từ mái tóc búi “giống mẹ của tôi” như nhiều kiều bào nhận xét, đến bản lĩnh và trí tuệ can trường và tinh thần quật khởi, anh dũng của người miền Nam.
Nhà văn Nguyên Ngọc, trong lời giới thiệu cuốn hồi ký của bà Bình, đã nhận xét: “Thật lạ, thật đẹp, hình ảnh của một VN đang chiến đấu khốc liệt lại được đại diện không phải bằng một chiến binh đằng đằng sát khí mà là một phụ nữ nhỏ nhắn, khiêm nhường mà uyên bác, gần gũi mà sang trọng, sự kiên định không gì lay chuyển nổi lại được thể hiện chính bằng một vẻ thong dong đầy tự tin...”.
Trong suốt gần năm năm theo đuổi cuộc đàm phán, bà Bình và các thành viên của đoàn CPCMLT đã hoàn thành sứ mạng của mình trên mặt trận ngoại giao nhân dân, làm cho thế giới hiểu rõ hơn về cuộc đấu tranh chính nghĩa của nhân dân ta. Ông Nguyễn Khắc Huỳnh nhớ lại: “Trong tất cả các vị trưởng đoàn, người được đi nhiều nước và được mời nhiều nhất là bà Bình. Chính nhờ những chuyến đi đó mà bà Bình đã nắm bắt được cơ hội, vận động kết nạp CPCMLT làm thành viên của phong trào Không liên kết”.
Chính sự kết hợp hài hòa, ăn ý giữa hai phái đoàn đàm phán, giữa ngoại giao nhà nước với ngoại giao nhân dân, ngoại giao hai miền Nam-Bắc, đặc biệt qua hình ảnh, nhân cách và trí tuệ của hai vị trưởng đoàn Xuân Thủy và Nguyễn Thị Bình đã đem lại sự ủng hộ to lớn của các tầng lớp nhân dân thế giới cho cuộc kháng chiến của nhân dân ta, góp phần vào thắng lợi của cuộc đàm phán Paris lịch sử.
Đạo diễn LÊ PHONG LAN




Nhà báo Hữu Thọ nói về tham nhũng, quan liêu của một bộ phận Đảng viên (GD 11-2-13) -- Có khi nào ông nghĩ rằng ông không nên nói gì nữa? Nhân dân là chủ thể tối cao của quyền lực (TP 11-2-13) -- Bài hiếm thấy trên báo lề phải
Vì sao gọi Người là Bác Hồ? (PetroTimes 11-2-13) -- Cả 70-80 năm nay hàng trăm triệu người cứ nghe theo Đảng mà gọi, không hề biết tại sao?! “Bên thắng cuộc” và dư luận: Những cực đoan vẫn còn đó... nhưng không còn đe doạ được ai  (Diễn Đàn 9-2-13)◄◄- Hòa Vân: “Bên Thắng cuộc” và dư luận: Những cực đoan vẫn còn đó… nhưng không còn đe doạ được ai (Diễn Đàn). – Nguyễn Ngọc Giao: Từ Hiệp định Paris đến “Bên Thắng Cuộc” (Diễn Đàn). ‘Bên Thắng Cuộc’, Hiệp Ðịnh Paris và...
Nguồn mạch của Phát triển (SGTT 11-2-13) -- Bài Đinh Hoàng Thắng
-Người nước ngoài đầu tiên được nhập quốc tịch Việt Nam

Những vấn đề hiến pháp : tình trạng con vua thì lại làm vua
- Dự báo phản công chiến lược trên chiến trường miền Bắc trong tình hình mới (Infonet).
- TS Đặng Huy Văn: MẬU THÂN TRONG TÂM KHẢM MỘT NHÀ THƠ (Nguyễn Trọng Tạo). - Tết Mậu Thân 1968: Nỗi bàng hoàng nước Mỹ (VTV).
- Bốn người vợ của Lưỡng quốc tướng quân (TP).
- Trương Nhân Tuấn: Biên giới Việt-Trung – vùng Quảng Đông – Hải Ninh – theo các công ước Pháp-Thanh về biên giới 1887-1895 – - Xem tàu chiến Hải quân Việt Nam qua các thời kỳ (KT). – Năm mới trò chuyện với GS đầu ngành chế tạo vũ khí (VietQ).
- Nghi “máy bay nước lạ” xâm nhập, máy bay Trung Quốc cất cánh khẩn cấp (GDVN). - Châu Á-Thái Bình dương sẽ trở thành tâm điểm trong năm 2013? (CAND).
- Ảnh: Tàu Trung Quốc rút khỏi Trường Sa, ra TBD tập trận (PN Today).   - TQ ’chuẩn bị chiến tranh”, địa chấn trên bán đảo Triều Tiên (PN Today).
- Philippines giục Trung Quốc sớm làm thủ tục ra tòa (PT).
- Trung Quốc rầm rộ triển khai quân, chuẩn bị chiến tranh? (TP). – “Trung Quốc là nước lớn nhưng luôn cô độc”(GDVN).
- Nhật “chọc giận” Trung Quốc ở Biển Đông (VnMedia).
- Nhật Bản tặng tàu tuần tra, giúp Philippines đối phó với Trung Quốc (PT). – Nhật cho không Philippines tàu tuần tra 11 triệu USD đối phó Hải giám (GDVN). – Nhật tặng Philippines tàu tuần tra; ’cơn động kinh’ của TQ (PN Today). – Nhật cấp tầu tuần tra cho Philippines và huấn luyện tuần duyên Việt Nam (RFI). – Nhật Bản tặng Philippines tàu tuần tra(BBC). - Nhật cấp tầu tuần tra cho Philippines (VOA).
- Philippines: Trung Quốc cần trả lời rõ ràng, có dám ra tòa hay không (GDVN).
- Mỹ tin Trung Quốc đã ngắm bắn tàu Nhật Bản (GDVN).

 
Trung Quốc - Mỹ: As America pivots east, China marches in the other direction (FP 7-2-13)

- Việt Nam trước cơ hội lớn ngoại giao đa phương (VNN).-- Mỹ trừng phạt 4 công ty quốc phòng Trung Quốc (TT).
-Mỹ trừng phạt 4 công ty quốc phòng Trung Quốc
Tuổi Trẻ
TTO - Đây là 4 trong 10 công ty các nước tình nghi bán vũ khí cho các nước bị cấm vận. Tên lửa của quân đội CHDCND Triều Tiên trong một cuộc diễu hành quân sự ở Bình Nhưỡng - Ảnh: AFP. 1 ...
Trung Quốc đòi Hoa Kỳ bỏ trừng phạt 1 công ty sản xuất hàng quốc ...VOA Tiếng Việt
Các lệnh trừng phạt nhằm vào Iran gây ra các vấn đề nhân đạoĐài Tiếng Nói Việt Nam
Châu Á-Thái Bình dương sẽ trở thành tâm điểm trong năm 2013?cand.com
-- Nghi “máy bay nước lạ” xâm nhập, máy bay Trung Quốc cất cánh khẩn cấp (GDVN).- Việt Nam hết sức lo ngại trước việc thử hạt nhân (TTXVN). - Triều Tiên tuyên bố thử hạt nhân thành công (VNE).  - HĐBA sẽ họp khẩn sau vụ Triều Tiên thử hạt nhân (TTXVN).  - Bộ Quốc phòng Nhật họp khẩn cấp vì Triều Tiên (VNE).  - Nhật-Mỹ-Hàn họp bàn vụ thử hạt nhân Triều Tiên (TTXVN).  - Nhật Bản đo nồng độ phóng xạ vụ thử hạt nhân của Triều Tiên (VOV).   - Ông Obama lên án Triều Tiên “khiêu khích cao độ” (TTXVN).  - Triều Tiên thách thức sự kiên nhẫn của Trung Quốc (NLĐ).  - “Bom hạt nhân Triều Tiên là để thử kiên nhẫn của Tập Cận Bình, Obama” (GDVN).
- Ai sẽ kế nhiệm Đức Giáo hoàng Benedict XVI? (TN). – Nhiều lãnh đạo thế giới ca ngợi Giáo hoàng Benedict XVI(TP).
- 2013 – một năm phức tạp với nhiều rủi ro (TQ). – Trung Quốc bất bình khi Mỹ trừng phạt các công ty (VOV). –Việc Mỹ trừng phạt công ty hữu quan Trung Quốc vi phạm nghiêm trọng chuẩn tắc quan hệ quốc tế (CRI).
- Triều Tiên động đất vì thử hạt nhân? (TP). – Triều Tiên tuyên bố phóng thêm nhiều tên lửa tầm xa (VnMedia). –Triều Tiên đã thử bom hạt nhân sức công phá 7 kiloton, có động đất (GDVN). – Bắc Triều Tiên đã thông báo trước với Mỹ, Trung Quốc về vụ nổ (GDVN). – Bộ Quốc phòng Hàn Quốc xác nhận Triều Tiên đã kích nổ khối hạt nhân(GDVN).- Triều Tiên tiếp tục phóng tên lửa tầm xa, “quét sạch” liên quân Mỹ Hàn (GDVN).
- Miến Ðiện tham gia cuộc tập trận ‘Hổ mang vàng’ ở Thái Lan (VOA).


Tổng số lượt xem trang