Chủ Nhật, 10 tháng 2, 2013

Nghệ sĩ Nhất Lý: Những tiền đề của tự do văn hoá...

-06:47 ngày 10.02.2013

SGTT Xuân 2013 - Mang trong mình hai dòng máu Pháp, Việt, là chứng nhân những biến cố đau thương của lịch sử dân tộc và gia đình, anh thấm thía hơn ai hết những mất mát trong đời sống và văn hoá Việt suốt hành trình 30 năm qua...

Nghệ sĩ Nhất Lý. Ảnh: TL Kim Yến

1 - Sự vô cảm là mất mát lớn nhất của dân tộc

Câu chuyện của chúng tôi quay qua quay lại vẫn là câu chuyện đất nước, sự mất mát về đời sống văn hoá, nhân văn trong quá trình phát triển hôm nay, cái giá mà người Việt Nam phải trả.

Nhìn lại những được mất của 30 năm đổi thay, gương mặt anh đầy suy tư: "Đất nước đã hội nhập kinh tế, bắt đầu làm giàu, điều đó không ai phủ nhận, nhưng văn hoá thì phức tạp hơn nhiều. Có thể đổ tội cho hoàn cảnh, chiến tranh, nhưng hố sâu nhất của mất mát do người Việt Nam đào. Chính người Việt chối bỏ văn hoá cội nguồn, văn hoá dân tộc mình. Sự đứt đoạn trong nối tiếp tinh thần văn hoá dân tộc đã có từ ngàn năm không do chiến tranh, không do hoàn cảnh kinh tế, mà do ý thức hệ tạo ra. Nếu ca trù không bị cấm, bị sỉ nhục là của giai cấp bóc lột, nếu hát văn không bị gán là mê tín dị đoan thì hôm nay nó vẫn còn sống nguyên vẹn trong lòng người dân Việt... Cả dân tộc xả thân, hy sinh bao nhiêu xương máu trong chiến tranh vì lý tưởng dân giàu, nước mạnh. Nhưng hơn 30 năm giải phóng rồi mà Việt Nam vẫn nghèo, điều đó ai cũng biết. Chúng ta cứ hô hào người Việt Nam thông minh, cần cù, điều đó phải xem xét lại…"

 

 

Tự coi mình là luôn luôn đúng, là thông minh, nên đâu thấy cái giá phải trả, đâu thấy phải học hỏi thêm ai. Làm kinh tế mà thiếu trách nhiệm, dễ dãi cũng là do thiếu văn hoá. Có lẽ mỗi người Việt Nam phải xác định lại chuyện đó, đừng đổ tội cho chính thể, cho cá nhân nào, vì trong chừng mực nào đó họ cũng là người đại diện cho nhân dân. Anh nói: "Ngày nay nhiều người tệ quá, không còn biết mình là ai, không còn phản ứng, cảm xúc bị trơ rồi. Ngày xưa khi có điều không đúng không phải, không hay, dân lên án liền. Còn bây giờ nhiều chuyện ai cũng hiểu nhưng không ai bày tỏ thái độ. Sự vô cảm là mất mát lớn nhất của dân tộc Việt Nam".

Khủng hoảng lớn nữa theo anh là đánh mất thẩm mỹ, không nhìn ra cái đẹp và cho cái xấu thành đẹp. Khủng hoảng thẩm mỹ ở cả người trẻ và người già, thậm chí ăn không biết thế nào là ngon, thẩm mỹ nghe thì quá tệ. Một hiện thực đau lòng là từng ngành hoạt động quá kém hiệu quả. Nuôi bao nhiêu đoàn hát, làm bao nhiêu lễ hội, tốn bao nhiêu tiền mà thử hỏi có ích lợi gì? Chúng ta thường đi từ thái cực này sang thái cực khác, từ chỗ quá khắt khe đến chỗ buông hết, để ai muốn làm gì thì làm là không đúng. Có lẽ ở Việt Nam, làm ăn phi pháp dễ nhất thế giới, chỉ cần có tiền… Ngày hôm nay, ai cũng nhìn ra điều đó, và hô hào sửa sai. Nếu không có sự đứt đoạn văn hoá thì chúng ta không cần phải hô hào như thế. Chỉ có điều mọi chuyện không còn tinh thần như trước. Tất cả chỉ mang tính hình thức, giáo điều, vì không còn ai nghe, không còn ai tin, không còn ai theo. Trong hoàn cảnh đó làm gì cũng khó.

2 - Văn hoá thiếu một hiện đại nội sinh

Chúng ta cứ hô hào phải xây dựng một nền văn hoá hiện đại, đậm đà bản sắc dân tộc, nhưng thế nào là bản sắc? Trong đời sống, tất cả lý thuyết, điều tốt đẹp phải xảy ra bằng những hành động, hiện tượng cụ thể. Đâu phải cứ đội nón bài thơ là Việt Nam, cứ du nhập iPhone, chạy Mercedes là thành hiện đại, điều đó đúng nhưng chỉ là một thứ chín ép, thiếu hiện đại nội sinh. Muốn làm văn hoá nghiêm túc, vấn đề trước tiên phải xác định lại một số tiêu đề nền tảng. Rất khó khăn, kể cả muốn làm thật, huống chi không ai muốn làm thật cả. Con người ta trước tiên phải ý thức đã, sau đó mới chọn lựa. Chưa giác ngộ, không chọn lựa, mà chỉ làm một cách vội vàng, chộp giật, đó là thực tế đang xảy ra…

Bản chất của chọn lựa là "từ bỏ" không phải là "lấy". Ngày hôm nay, để hiểu mình là ai, mình muốn gì rất khó. Nguồn gốc là do việc hiểu nhầm. Nhất Lý cho rằng: "Quan niệm của tôi về nguồn gốc khác với quan niệm hiện nay. Người ta cứ đào bới trong quá khứ để tìm cách làm ra cái riêng biệt, nhưng đi tìm bản sắc văn hoá là phải xác định tiêu chuẩn đầu tiên thời đại nào? Không gian nào? Mấy trăm năm trước Sài Gòn có phải của Việt Nam không? Hãy nhìn nhận văn hoá một cách bình tĩnh, không đào bới quá khứ, hãy nhìn ngày hôm nay người Việt Nam có nem, có nước mắm, giá trị văn hoá khác biệt của những dân tộc sống trên mảnh đất này là văn hoá Việt Nam, và hành xử trên cái nền tảng đó mà xây dựng một ngôi nhà mới.

Làm văn hoá phải có ý thức tự do độc lập. Chúng ta cứ hô hào hiện đại, dân tộc, nhưng lại du nhập hiện đại, du nhập dân tộc, sao chép người khác, cách làm không có cơ sở khoa học. Nhiều chuyện mất đã đời, nhưng những người có trách nhiệm không thấy đau xót gì".

 

 

Nếu phát triển kinh tế chỉ là khai thác tài nguyên, xuất khẩu tài nguyên dạng thô với giá rẻ mạt thì về văn hoá chúng ta cũng không có sản phẩm chất lượng để bán. Hiện nay, chúng ta chỉ có nhan nhản những sản phẩm "nhái"ca trù. Không biết cái hay, cái đẹp của hát văn, hát bội thì làm sao gìn giữ đúng nguồn gốc, đúng chất lượng. Sản xuất một mặt hàng là chương trình biểu diễn nếu không tìm hiểu thị trường, cọ xát nghiên cứu, cứ nói chuyện cũ, học lỏm người ta thì không bao giờ lớn được. Xiếc Việt Nam không thể đột nhiên có một chương trình như Làng tôi. Muốn có sự thay đổi lớn trong đời sống văn hoá nghệ thuật Việt Nam, cần tạo ra những nhóm làm việc có mối quan hệ sản xuất hoàn toàn thận trọng, phù hợp với hội nhập… Đề cập đến tương lai của xiếc Việt Nam, anh cho rằng: "Nếu biết đầu tư, có thể 100 năm sau sẽ có xiếc tre, đây là cơ may của Việt Nam. Phải có đường lối rõ ràng từ đào tạo. Sau khi tạo được tiền đề, tạo sản phẩm, phải phát triển nó lên. Tôi đang làm việc với trường xiếc, nghệ sĩ Việt Nam kỹ thuật quá yếu, đòi hỏi phải có thời gian tập luyện mới gìn giữ Làng tôi thành một chương trình kinh điển. Nhưng làm được không là chuyện khác. Một mình nếu có rất nhiều tiền cũng không giải quyết được mọi chuyện, phải có con người, tổ chức. Nếu không tập trung được sức mạnh cộng đồng để tạo sự đổi thay, thì làm sao có tự do độc lập trong văn hoá. Nhà nước phải lo chuyện của cộng đồng. Tại sao ngày xưa, Cụ Hồ kêu gọi được nhiều kiều bào về xây dựng đất nước? Chúng ta chỉ quan tâm đến kiều hối. Kiều hối để làm gì? Muốn có tiền thì đã có nhà băng, biết làm thì có lời thôi..."

3 - Trong mọi thăng trầm, cuộc đời rất đẹp và đáng sống

Thành công vang dội ở Pháp và chu du vòng quanh các nước châu Âu, Làng tôi của anh mới được trở lại nơi "chôn nhau, cắt rốn" của mình. Con đường thác ghềnh của Làng tôi cũng là con đường chông gai mà anh đã trải qua, để mang lại cho công chúng Việt Nam và thế giới một sản phẩm nghệ thuật đậm đặc bản sắc văn hoá, tâm hồn Việt.

Làm thế nào mà một đứa con lai như anh, từng bị hắt hủi, từng chứng kiến nỗi đau của cha khi bị buộc phải rời khỏi quê hương một lần nữa lại khiến chúng ta rung động đến thế với Làng tôi? Không ý thức được sự mâu thuẫn cụ thể trong gốc gác của mình, nhưng với xã hội, anh luôn bị coi là "Tây lai", đi đâu cũng bị trẻ con bu và trêu chọc. Khi sang Pháp diễn Làng tôi, người ta lại nói anh không giống người Pháp... Vì cái sự "ở giữa" này mà không ai cho anh tư cách đại diện văn hoá nước nào cả. Nhưng bản thân, anh biết mình Việt Nam hơn là Pháp, vì những tác phẩm anh làm thuần Việt, vì anh nói tiếng Việt tốt hơn tiếng Pháp, nhiều bạn bè Việt Nam hơn Pháp, vì tuổi ấu thơ anh sống ở Việt Nam, tâm hồn anh hoàn toàn Việt Nam. Anh nghĩ anh là người Việt, nhưng không ai nhìn nhận anh là người Việt…

Trong cái rủi có cái may. Nhờ có một độ lùi văn hoá Việt Nam trong thời gian dài, khi quay lại, tự nhiên thấy cái đẹp mà người ở đó không nhận thấy. Nhưng nhận biết là một chuyện, trình bày nó ra như thế nào là chuyện khác, nó phụ thuộc vào ngôn ngữ. Làng tôi thành công được là nhờ thay đổi cách nhìn, thay đổi thế giới quan, biết người ta sau đó mới nhìn lại mình.

Tạo ra cái làng để người xem cảm giác rõ nhất về văn hoá Việt, từ cách kiến trúc, ăn mặc, đi lại, ứng xử, giao thương, sinh hoạt văn hoá… với tinh thần thật mộc. Ý thức việc này, nhiều năm nay anh đã gặp gỡ, tìm hiểu về làng, về ca trù. Muốn hiểu ca trù phải tìm đến những con người còn giữ được những tinh tuý, tinh hoa. Muốn biết đến làng, phải thấm mùi nước chua của những cánh đồng, mùi của những mái rạ, mùi của con tôm con cá, đời sống hàng ngày của người nông dân… Thời sơ tán anh đã nếm trải những điều ấy, khi làm Làng tôi, tất cả đều trỗi dậy. Sắp tới, khi đưa Làng phố vào TP.HCM, anh cũng phải thay đổi, nghiên cứu thị trường, để tính bài toán nghệ thuật theo đúng quy trình của nhà kinh doanh, mới hy vọng đến được công chúng.

 

 

Một điều sâu xa mà Nhất Lý rất buồn mỗi khi chạm đến. Cha anh là người Việt, mẹ anh người Pháp. Trước khi gặp nhau ở Pháp, cha mẹ anh đã là hai người cộng sản. Là một trong bốn vị lãnh đạo hội Việt kiều yêu nước Pháp, phụ trách khối công nhân, năm 1962, ông quyết định về Hà Nội khi Việt Nam còn hai chính thể. Lý tưởng của ông là đem vợ con về Hà Nội để xây dựng đất nước theo lời kêu gọi của Cụ Hồ. Lúc ấy, ông đã viết thư bày tỏ mong muốn của mình, nếu không cho về Việt Nam ông sẽ ra khỏi Đảng. Là người Nam bộc trực, thẳng tính, ông không chịu được sự dối trá. Nỗi đau lớn nhất của ông là khi nhìn thấy hệ thống xã hội chủ nghĩa sụp đổ. Là anh trai của một vị tướng chính quyền cộng hoà (Nguyễn Khánh), khi ông Khánh lên nắm quyền ở miền Nam, cha anh không được trọng dụng nữa, cuộc sống rất phức tạp. Năm 1983, ông về hưu. Má anh muốn về Pháp, người ta gợi ý ông sao không đi cùng? Khi những người bạn Pháp hỏi ngược lại ông: "Lúc này ai cũng về nước, sao ông bỏ qua đây?", cha anh đã trả lời đầy cay đắng: "Tôi sống theo tư duy của mình. Quan trọng là dù ở đâu, các con tôi vẫn là người Việt".

Cha mẹ anh đã sống cuộc đời về vật chất rất khó khăn, nhất là thời gian cuối, nhưng ông bà vẫn tự hào nhận mình là "một người cộng sản". Lý tưởng ông bà luôn hướng tới là sự đấu tranh, hy sinh, chia sẻ vì cộng đồng dân tộc Việt Nam. Nhất Lý tâm sự: "Đặt tên tôi là Nhất Lý, cha mẹ tôi lúc ấy đã xác quyết rằng chỉ có một con đường về Việt Nam. Nói lý tưởng nghe có vẻ to tát, nhưng thực sự cuộc đời mỗi con người, phải làm được một cái gì ý nghĩa. Chút ít là xây dựng một tổ ấm, khó hơn là xây dựng một chương trình nghệ thuật Việt Nam đủ sức giao lưu thế giới. Tôi muốn mỗi năm đến một vùng miền nào đó, làm việc với các nghệ nhân, xây dựng chương trình của họ, vì họ, không "khai thác tài nguyên" mà biến tài nguyên thành sản phẩm... Giữ được sự tự do, độc lập, sống theo tư duy của mình, đó là điều tôi đã học được từ cha. Sống theo tư duy của mình rất khó, vì hiện nay có rất nhiều người nghĩ thế này là hay, là tốt, nhưng không sống như thế. Tất cả mọi triết lý cuộc đời cũng chỉ để sống hướng tới cái tốt đẹp..."

Lịch sử dường như có sự lặp lại. Cuộc trở về của riêng anh cũng phải trả giá. Đổ vỡ lớn nhất chính là cuộc chia tay với người vợ cũ, mẹ của ba đứa con anh. Năm 2004 – 2007, lần đầu tiên về Việt Nam để làm Làng tôi, đó là thời gian khủng hoảng nhất của cuộc đời anh. Lúc đó, anh mới hiểu thế nào là cô đơn, bị bỏ rơi. Ba đứa con không nhìn mặt anh, vì mẹ cháu cho rằng anh về Việt Nam không có tương lai... Lần đầu tiên trong đời, anh đã khóc. Khóc rất nhiều. Lúc đó, anh rất nhớ, chỉ có một câu nói đã cứu mình: "Ngày hôm nay là ngày đầu tiên của những ngày còn lại trong cuộc đời mình". Nó cho phép tôi gượng dậy. Tôi là người lạc quan. Tôi luôn nói với con trai: "Trong mọi thăng trầm, cuộc đời rất đẹp và rất đáng sống".

Cuối cùng, cuộc đời cũng đã mỉm cười với anh. Khi Làng tôi thành công, hai đứa con anh đã về Việt Nam thăm cha. Sau một thời gian cùng cha làm việc, hai cháu đã quyết định về Việt Nam sống với cha mình.

 

   
   

Cảnh trong xiếc Làng tôi. Ảnh: Nguyễn Anh Phương

 

 

KIM YẾN -Những tiền đề của tự do văn hoá...

 

"Cò", "vạc" và người Sài Gòn
10:42 ngày 10.02.2013
SGTT.VN - Chính tính cách thân thiện, hào hiệp, bao dung, công bằng, chí thú làm ăn của người Sài Gòn đã cưu mang những anh hùng, nuôi nấng những nhân tố anh hùng, những hạt giống đỏ, những khát vọng, bứt phá, vượt rào.

Thư chúc Tết Quý Tỵ 2013 của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang
Thanh Niên
Vào thời khắc giao thừa thiêng liêng đón chào năm mới Quý Tỵ - 2013, tôi thân ái gửi tới toàn thể đồng bào, đồng chí và chiến sỹ trên mọi miền Tổ quốc, đồng bào ta ở nước ngoài lời chúc mừng năm mới tốt đẹp nhất. Thay mặt Nhà nước và nhân dân Việt …

'Đã tới lúc Đảng nhân nhượng quyền lực' (BBC 8-2-13) -- P/v GS Nguyễn Tiến Dũng
Hồn của phát triển (SGTT 9-2-13)
"Thấy những lĩnh vực của đất nước còn yếu kém thì xót xa, xấu hổ lắm" (GD 9-2-13) -- P/v Trương Tấn Sang

'Điềm lành của năm Tỵ'
Ông Scriven nói về nhu cầu 'tập trung và kỷ luật' của kinh tế VN.
Tín hiệu chuyển biến?
LS Lê Công Định ra tù mang hy vọng chuyển biến dân chủ?

Opinionator | The Great Divide: In China, a Vast Chasm Between the Rich and the Rest
NYT -The gulf between China’s booming cities and its poor countryside has become a major source of social unrest.

Khởi tố, bắt tạm giam đối tượng đưa hối lộ cán bộ công an
Đài Tiếng Nói Việt Nam 

 
Cà phê cuối năm với GS Võ Tòng Xuân (TN 9-2-13)
Tướng Quắc hội ngộ thi sĩ Việt Chiến: Còn lại rượu và thơ (TP 9-2-13)  -- Nhưng không chỉ rượu và thơ!

Singapore: Singapore : thiên đường khoa học (RFI 9-2-13) -- Thuật lại bài trên báo Le Monde
Phỏng vấn Hoàng Kỳ (nhà đối kháng Trung Quốc): Blogging the Slow-Motion Revolution: An Interview with China’s Huang Qi - (NYRB 9-2-13)


Lại Nguyên Ân: Viên chức và nhà buôn -  Hai nét tính cách "người Hà Nội" (viet-studies 9-2-13)
Nam Bộ: Cầu “dừa” đủ xài (TT 9-2-13)
Có một Hà Nội như thế (LĐ 9-2-13)
GS. Nguyễn Lân Dũng: Tôi cũng được “hối lộ”… (TTVN 9-2-13)
Tản mạn Cũ & Mới (SGTT 9-2-13)
Ẩm thực Việt Nam đâu chỉ có phở và chả giò! (TBKTSG 9-2-13)
Bức thư xuân của Xuân Diệu gửi Giang Nam (TP 10-2-13)
Ăn Tết với thầy bói Việt Nam ở Cali: Lunar New Year a busy time for fortunetellers (8-2-13)
Điểm một cuốn sách về "Đọc để làm gì?"

- ‘How Literature Saved My Life,’ by David Shields (NYT 8-2-13) -- Câu này hay: “All criticism is a form of autobiography.” (Ai mê sách thì cũng nên đọc cuốn "A Year for the Books" của Joe Queenan)

Giáo sư Mỹ bị đòi đuổi việc vì chê VN
Chuyên gia động vật 'sốc' vì bài chê VN

Hai công nhân đi đòi lương Tết bị đánh trọng thương
(NLĐO) – Trong lúc tập trung đòi tiền lương, thưởng Tết vào chiều giao thừa, hai công nhân bị bảo vệ công ty đánh trọng thương.
- Hai công nhân đi đòi lương Tết bị đánh trọng thương  (NLĐ). - Đòi nợ lương, công nhân bị đánh trọng thương (DV). - Công nhân xa quê ở lại Bình Dương đón Tết: Thức trắng đêm (VOV).
- Con bị tai nạn giao thông, gia đình phá trạm y tế (DV/ VOV). - Lời kể của nhân chứng trong vụ tai nạn kinh hoàng ngày cuối năm. - Lời kể của nhân chứng trong vụ tai nạn kinh hoàng ngày cuối năm (DV).
- Chúng tôi luôn hướng về nguồn cội (ĐĐK/VOV). - Về với yêu thương (DT). - NỒI CÁ KHO TIỀN TRIỆU (Mai Thanh Hải).

Tổng số lượt xem trang