Thứ Tư, 27 tháng 2, 2013

Người Giàu Trung Quốc Học Phép Lịch Sự - Thanh Tùng (Phù Sa)

-Nhiều tiền nhưng bị xem là thiếu lịch sự thậm chí là thô lỗ trong cách ứng xử, nhiều nhà giàu Trung Quốc đang chấp nhận bỏ cả đống tiền chỉ để học cách cư xử sao cho nhã nhặn, lịch thiệp.
Sở hữu nhiều “siêu xe” Bentley hơn người Anh, trang trí nhà bằng đồ pha lê thượng hạng Swarovski nhiều hơn cả người Thụy Sĩ, vung tiền cho các mặt hàng thời trang xa xỉ như Louis Vuitton hay Versace nhiều hơn cả người Pháp và Ý..., nhưng trong mắt người phương Tây, người Trung Quốc hiếm khi nào được xem là những người sang trọng. Đơn giản bởi họ thiếu phong thái lịch thiệp. Tiếng Việt ta gọi là “trọc phú” hay “cóc đi guốc”.


Các quan chức nước này từng quá đau đầu với những thói quen xấu của người dân như khạc nhổ bừa bãi, quát tháo, ăn uống xì xụp và chen lấn khi xếp hàng đến nỗi họ đã phải tung ra những chiến dịch truyền thông lớn.

Thành phố Thượng Hải từng tung chiến dịch tuyên truyền “7 không”: không khạc nhổ, không xả rác, không phá phách, không phá hoại cây cảnh, không đi bộ trái luật, không hút thuốc nơi công cộng và không chửi thề. Vậy nhưng chiến dịch đã thất bại thảm hại và thói quen của người dân bị đem ra làm lý lẽ để biện hộ.

Tại Olympics Bắc Kinh 2008, chính quyền phải cử tới 1500 nhân viên giám sát để ngăn ngừa các vụ chen lấn, đánh nhau tại trạm xe buýt. Còn các tình nguyện viên mặc đồng phục thi nhau phát các túi giấy để người dân địa phương khạc nhổ vào đó, thay vì nhổ ra đường.

Nhận thấy người đại lục có nhu cầu lớn trong việc học phép lịch sự, Sara Jane Ho, một doanh nhân tại Hong Kong nhưng lớn lên ở London đã mở một lớp học để dạy cách trở thành người lịch thiệp, quý phái. Được tổ chức tại một khách sạn 5 sao ở Bắc Kinh với mức học phí khá đắt, 2000-10.000 bảng Anh (khoảng 330 triệu đồng), nhưng lớp học này vẫn thu hút đông học viên.

Hàng chục phu nhân của những doanh nhân giàu có đã ghi danh để được học cách dùng dao, dĩa đúng cách trên bàn ăn, cách gọt vỏ trái cây, cách chào đón mẹ chồng tương lai, cách đi khi mang giày cao gót và cách ăn canh, súp mà không tạo tiếng xì xụp. Sếp “bự” của các tập đoàn quốc doanh Trung Quốc cũng mời Jane tới giảng dạy để giúp họ biết cách ứng xử trong cuộc họp với các doanh nhân Âu, Mỹ.

Jane cho biết, rất nhiều người Trung Quốc giàu có muốn thay đổi nhân dáng họ trong xã hội bằng cách học theo lối cư xử “tinh tế” của giới quý tộc Anh. “Có một sự huyền bí về các hoàng gia châu Âu mà người Trung Quốc không thể cưỡng lại. Mọi nét quý tộc tại Trung Quốc đã bị xóa bỏ nên giờ người dân Trung Quốc lại thích thú với ý tưởng của những triều đại hoàng gia cách đó hàng trăm năm”, Jane cho biết.

Trong các buổi giảng bài, Jane cho biết cô sẽ dùng những bức ảnh và đoạn video của công nương Kate Middleton, một người, cũng giống như đất nước Trung Quốc, đã vươn lên từ một gia đình bình dân để trở thành người thuộc tầng lớp hàng đầu trong xã hội.

“Kate có lẽ là thành viên hoàng gia được người Trung Quốc chú ý nhất. Cô ấy rất thanh lịch, rất ‘đẳng cấp’. Mặc dù cô ấy không xuất thân từ một gia đình quý tộc nhưng cô ấy lại chứng tỏ điều đó rất hay”, Jane chia sẻ.

Uống bát súp rau một cách đầy thanh lịch trong một nhà hàng thời thượng ở Bắc Kinh, cựu nữ sinh đại học Harvard cho biết Trung Quốc đã đánh mất cách cư xử đẹp của mình trong cuộc Cách mạng văn hóa.

Với một giọng Anh rất chuẩn, cô cho biết: “Tôi là người Trung Quốc và rất tự hào về đất nước mình. Tôi không nghĩ đa số người Trung Quốc có chủ ý tỏ ra khó chịu. Họ đơn giản là không được giảng giải về những nghi thức.

Tại Hong Kong và London, sự tinh tế là quan trọng nhất”, Jane nói tiếp. “Còn tại Bắc Kinh khi tôi đi ăn trưa với một bạn gái, cô ta sẽ đeo một chiếc nhẫn Marc Jacobs to mà khi bạn mở ra nó là một cây son môi. Khi tôi đi gặp gỡ nhiều quan khách ở Bắc Kinh mà chỉ trang điểm nhẹ, họ sẽ hỏi “em, sao hôm nay em không trang điểm. Em ổn đấy chứ?”.

Bà Zaozao Jiang, vợ của một triệu phú, một trong những học viên mới của Jane cho biết, chính cách hành xử gây sốc của những người xung quanh từng khiến cô suýt nữa thì quyết định ra nước ngoài sinh sống. “Tôi đơn giản là không thể chịu nổi việc người ta ngoáy mũi, khạc nhổ và nói chuyện quá oang oang”, cô gái duyên dáng ở tuổi 30 cho biết.

Chồng của Zaozao chính là chủ của một trong những nhà đấu giá lớn nhất Trung Quốc và gia đình có thu nhập tương đương 1 triệu bảng Anh/tháng. Bản thân cô thường xuất hiện trên các tạp chí thời trang bắt mắt.

Zaozao khẳng định: “Một số người cư xử cứ như thể những kẻ thô lỗ. Họ ăn uống rất ồn ào và nghe điện thoại ngay trong rạp chiếu phim hay đang dùng bữa tối. Trung Quốc có rất nhiều người giàu nhưng họ không hề biết cách cư xử. Tôi thường nghĩ về việc ra nước ngoài cũng vì lý do này”.

Cô đã đồng ý trả từ 5.000-6.000 bảng Anh cho khóa học của mình và cho biết mình thực sự bất ngờ khi nhận ra nhiều điều chỉ sau 2 buổi học thử. “Chúng tôi được dạy cách bắt tay, cách thể hiện sự chú ý khi nói chuyện. Trước khóa học tôi không biết cách lau miệng sao cho đúng hoặc gập khăn ăn thế nào trước khi đặt lên đùi hoặc cách xé bánh mì và phết bơ lên trên”.

Theo tác giả bài báo trên tờ Daily Mail của Anh, sau khi tới Trung Quốc lần đầu năm 2004, ông học được bài học rằng đừng thò đầu ra ngoài cửa sổ xe khách ở đây. Bởi khi ông thò đầu ra cửa sổ, một người đàn ông ngồi trước đó 3 hàng ghế đã nhổ nước bọt “một cách rất chuyên nghiệp và rất nhiều” ra khỏi cửa sổ và trúng ngay vị trí ông ngồi. Ngoài ra việc mọi người xì mũi mà không có khăn tay cũng rất thường thấy.

Khi đó, ông được giải thích rằng nhiều người Trung Quốc cho rằng đờm là một thứ chất độc và cần phải nhổ ra khỏi người. Và với họ, thói quen xì mũi vào khăn tay rồi bỏ nó vào túi bị xem là đáng ghê.

Thanh Tùng

Người Giàu Trung Quốc Học Phép Lịch Sự - Thanh Tùng (Phù Sa) 

-Nước mình đang ở thời kỳ "đểu" ... Đọc xong vui hay buồn?! 
Linh Bảo Ngôn Sử

Hắn đem gia đình sang du lịch Paris. Khi hắn vừa tốt nghiệp Cử Nhân Văn Khoa thì miền Nam thay đổi chế độ, và mọi người trở thành thất nghiệp. Hắn may mắn thừa hưởng một miếng đất rất rộng ở ngay ngoại ô Sài Gòn, hắn canh tác miếng đất đó, trồng rau quả, nuôi gà vịt, mở một quán cà phê nhỏ để sống qua ngày. Thì giờ rảnh rỗi hắn nghiên cứu về một môn học mà hắn gọi là môn "ngôn sử".

Hắn nói ngôn sử tiếng Pháp là philologie, tôi chẳng hiểu gì cả. Hắn giải thích đó là môn học nghiên cứu lịch sử, cấu trúc và cách tạo thành của ngôn ngữ. Tôi vẫn mù tịt. Năm 1980, hắn nhờ tôi tìm mối bán nhà và đất lấy mười lượng vàng vượt biên. Tôi tìm không ra, và hắn ở lại. Không ngờ như thế mà lại may. Gần đây nhà đất vùn vụt lên giá, hắn bán một phần khu đất và trở thành triệu phú đô la. Hắn bảo tôi:

- Bôn ba không qua thời vận. Mày xông xáo như thế mà cuối cùng lại chẳng ra gì so với tao. Cái nhà mày "hơi bị" nhỏ đấy. Tao là một sản phẩm của tệ đoan xã hội. Chúng nó ăn hối lộ và buôn lậu, nhiều tiền bẩn quá phải mua nhà đất để tẩy, nhờ thế mà tao giàu sụ. Tao bán hơn năm ngàn mét đất được vài ngàn cây, sau khi lịch sự mất vài trăm cây.

Lịch sự?

- À, đó là một tiếng mới - hắn cười to. Bây giờ người ta không nói là đút lót hay đưa hối lộ nữa, xưa rồi ! Bây giờ người ta nói là "lịch sự". Lịch sự trở thành một động từ. Làm cái gì cũng phải lịch sự mới xong; không biết lịch sự thì không sống được. Tao nhờ một thằng bạn lanh lẹ lịch sự giùm mới bán được miếng đất đấy. Thằng bạn nhờ đó được một trăm cây tiền lùi.

Tiền lùi ?

- Đó cũng là một từ ngữ mới nữa. "Lùi" có nghĩa là tiền mà kẻ được lịch sự bớt cho, còn gọi là tiền lại quả, cũng một tiếng thời thượng mới. Nó đ̣i năm trăm cây nhưng lùi cho một trăm cây.

Hắn tặng vợ tôi một cái túi xách tay Louis Vuiton và nói đó là là một túi mố. Hắn giải thích "mố" cũng là tiếng mới xuất hiện, dùng thay cho "thời trang", hay "mốt" trước đây. Hắn cho tôi một sơ-mi lụa và nói đó là lụa thực chứ không phải lụa đểu.

Tôi hỏi lụa đểu là gì thì hắn phá lên cười :

- Mày lỗi thời quá rồi.. Bây giờ trong nước người ta không nói là "giả" nữa mà nói là "đểu". Hàng đểu, bằng đểu, rượu đểu, thuốc đểu.

Tôi, sực nhớ ra hắn là một nhà ngôn sử, bèn hỏi hắn:

- Thế mày nghĩ gì về những từ ngữ mới này?

Hắn bỗng trở thành nghiêm trang, trầm mặc một lúc rồi nói:

- Ngôn ngữ của dân tộc nào cũng gắn liền với lịch sử. Cái gì thường trực và lâu dài cũng trở thành ám ảnh rồi đi vào ngôn ngữ. Mày thử xem, ngôn ngữ của nước nào cũng xoay quanh hai từ "có" và "là", être et avoir, to be and to have.

Người Việt thì không có gì cả mà cũng chẳng là gì cả, chỉ có cái thân phận nô lệ, bị bóc lột và đói triền miên, vì thế mà động từ căn bản của tiếng Việt là "ăn".

Thắng bại thì gọi là ăn thua, thằng nào thắng thì có ăn, thằng nào thua thì đói;

Sinh hoạt nghề nghiệp thì gọi là làm ăn,

Vợ chồng ăn ở, ăn nằm với nhau,

Nói chuyện là ăn nói, rồi ăn ý, ăn ảnh, ăn khớp... Ngay cả lúc chửi nhau cũng cho ăn cái này cái kia, Rủa nhau là đồ ăn mày, ăn nhặt, ăn cắp, ăn giật.

Cái gì cũng ăn cả vì đói quanh năm, lúc nào cũng bị miếng ăn ám ảnh. Bây giờ cũng thế, cái gì cũng đểu cáng cả. Chính quyền đểu, nhà nước đểu, nhà trường đểu... Cái gì cũng đểu cả nên đểu hiện diện một cách trấn áp qua ngôn ngữ.

Hắn dừng lại một lúc rồi nói tiếp:

- Nhân loại tiến triển qua các thời kỳ đồ đá, đồ đồng, đồ sắt. Chúng ta còn có thời kỳ đồ đểu. Nước mình đang ở thời kỳ đồ đểu.

Vô Danh
The Arab Revolutions’ Reality Check
Project Syndicate Two years after upheaval began to convulse the Arab world, few people speak of an “Arab Spring” anymore. The whole of the Middle East is in motion, and, until a new and stable order is established, the region will remain very dangerous, not only internally, but also for its neighbors and the world. - ‘Chưa ai tiếp xúc ông Lê Quốc Quân ‘ (BBC). – Phỏng vấn bà Nguyễn Thị Trâm, mẹ LS Lê Quốc Quân: ‘Gia đình chưa có tin gì về anh Quân’ (BBC). “Gia đình có yêu cầu được gặp và cho luật sư gặp nhưng vẫn biệt tích”.
- Thân nhân các thanh niên công giáo bị tù kêu cứu (RFA). - Trại giam Xuyên Mộc đối phó với với gia đình Điếu Cày, công an tiếp tục vi phạm nhân quyền (Chuacuuthe).
Hơn 100 giải Nobel kiến nghị đòi Trung Quốc trả tự do cho ông Lưu Hiểu Ba

Một luật sư Trung Quốc đòi công khai bí mật quốc gia về ô nhiễm mặt đất

Tranh chấp đất đai ở Miến Điện: một cảnh sát chết, hàng chục người bị thương

- Biển người tiễn biệt Giáo hoàng Benedict XVI (TN).
- Kerry, Hagel và bài học Việt Nam (LĐ).
- Trung Quốc: Dân đòi công khai “bí mật” ô nhiễm quốc gia  (Infonet). - Hàng ngàn nông dân Trung Quốc quỳ lạy xin chính quyền xử quan tham (Sống mới).- Thêm một nhà sư Tây Tạng tự thiêu ở miền trung Trung Quốc (VOA).  – Thêm hai người Tây Tạng tự thiêu ở Trung Quốc (RFI). – Người Tây Tạng dùng ‘vũ khí văn hóa’ để bảo vệ bản sắc (VOA). - Trung Quốc : Một blogger khiến nhiều quan tham thanh bại danh liệt (RFI). –Trễ chuyến, quan chức Trung Quốc đập phá sân bay (NLĐ).

- ĐCS Trung Quốc bàn về nhân sự lãnh đạo đất nước (TTXVN).
- Pháp phá vỡ một mạng lưới nhập hàng nhái xuất xứ từ Trung Quốc (RFI).
- Trung Quốc bán hạt walnut mà không có “nut”, bên trong chứa xi măng và đá: Chinese Fraudsters Are Reportedly Selling Walnuts Filled With Cement (Business Insider). – Trung Quốc: Dư luận bàng hoàng vì thịt cừu giả có chứa chất ung thư  (DV).
- Hạt hướng dương Trung Quốc dễ gây teo não (DV).

Pháp phá vỡ một mạng lưới nhập hàng nhái xuất xứ từ Trung Quốc
Trong đợt truy tìm hàng giả của Trung Quốc bán sang Pháp, cảnh sát Pháp đã phát hiện nhiều kho dây điện thiếu chất lượng tại ...
Chuỗi nhà hàng KFC của Mỹ tẩy chay phần lớn gà Trung Quốc
Thêm một vụ tai tiếng thực phẩm thiếu vệ sinh tại Trung Quốc. Đại công ty nhà hàng ăn nhanh KFC của Mỹ chuyên bán thịt gà nướng thông báo « loại trừ » hơn 1.000 trại nuôi gà tại Trung Quốc trong danh sách nhà cung cấp. - Trung Quốc bị tố cáo vi phạm hiệp định LHQ về bảo vệ loài hổ (RFI). – Trung Quốc bị tố cáo hậu thuẫn mua bán hổ(VOA).
- TQ – bắt khỉ làm sit-ups và push-ups: Video: Bắt khỉ chống đẩy, tập cơ bụng biểu diễn kiếm tiền (GDVN).

Tổng số lượt xem trang