Thứ Hai, 1 tháng 6, 2015

VN CHỪNG NÀO CÓ MƯA NHÂN TẠO ?

-Son Tran
Nguyen Thi Hong (ảnh bên là sông bị khô cạn ó Sóc Trăng)

VỚI 24.300 TIẾN SĨ và 101.000 THẠC SĨ

HẠN HÁN ĐANG HOÀNH HÀNH

VN CHỪNG NÀO CÓ MƯA NHÂN TẠO ?

Hiện nay trong nước, tình trạng hạn hán đã kéo dài từ tháng 3 cho đến nay ngày càng khốc liệt hơn và có nguy cơ ảnh hưỡng đến nhà nông trên địa bàn cã nước. 

Tại Bến TreNắng hạn gay gắt khiến hàng ngàn hécta lúa, hoa màu đang đứng trước nguy cơ chết trắng hoặc giảm năng suất 

Tại Sóc Trăng, các kinh rạnh bị khô cạn thiếu nước

Kênh rạch ở Sóc Trăng cạn kiệt vì khô hạn.

han_hanTại Cà MauChi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm Cà Mau Lê Văn Hải cho biết, những ngày qua, trên lâm phần rừng tràm có mưa rải rác, nhưng lượng mưa không đáng kể, không đủ nước tăng độ ẩm cho rừng mà ngược lại còn rửa sạch phèn, gia tăng nguy cơ cháy rừng. Hiện toàn tỉnh có 38.447 ha rừng khô hạn, dự báo cháy cấp nguy hiểm 

Ninh Thuận đang đối mặt với đợt hạn hán gay gắt 
nhất trong 10 năm trở lại đây. Ảnh: CTV.

Tình trạng khô hạn ở Nam Trung Bộ còn kéo dài trong nhiều tháng tới đây. Tình trạng khô hạn, thiếu nước sẽ xảy ra trên diện rộng từ Nghệ An đến Bắc Bình Thuận và có khả năng kéo dài đến tháng 8-9; còn khu vực Nam Bình Thuận và Tây Nguyên sẽ kéo dài đến đầu tháng 5. Ninh Thuận nắng hạn gay gắt nhất trong 10 năm

Giải về tình trạng khô hạn, ông Lê Thanh Hải, Phó tổng giám đốc Trung tâm khí tượng thủy văn VN cho biết, do năm 2014 mưa bão ít, lượng mưa thiếu hụt khoảng 10%, ít nhất trong 10 năm gần đây. Trong các tháng tiếp theo của mùa khô 2015, dòng chảy trên các sông ở Trung Bộ và Tây Nguyên tiếp tục giảm mạnh. Các sông từ Thanh Hóa đến Hà Tĩnh có khả năng thấp hơn mức trung bình nhiều năm 30-80%, các sông từ Quảng Bình đến Bình Thuận thấp hơn từ 60-80%, riêng sông ở Khánh Hòa và Ninh Thuận thấp hơn 80-90%.



Bộ NN-PTNT đã có kiến nghị đến Chính phủ hỗ trợ hơn 543 tỷ đồng cho các địa phương trên cả nước chống hạn, mặn. ( nguồn: tin SGGP Online ngày  16/05/2015).

Thông thường khi đứng trước vấn đề hạn hán kéo dài, các nước như Thái Lan, một nước cận kề VN đã cho phi đội làm "mưa (nhân tạo) Hoàng Gia " lên đường  làm những trận mưa nhân tạo để đối phó với hạn hán.

Đến đây người viết tự hỏi: " Không biết nào những đỉnh cao trí tuệ VN mới đũ khả năng làm được mưa nhân tạo như Vua Thái Lan đã làm cách đây hơn nữa thế kỷ??" hay vẩn như thường lệ tiếp tục khoát lác về các  dự án " Mưa Nhân tạo"? 

Ngay từ những năm 2004 dân trong nước được nghe các đỉnh cao hồ hởi phấn khởi trình bày những dự án về việc nghiên cưú  tạo mưa nhân tạo để cứu hạn hạn ở những nơi đất đai bị cằn cổi dưới sức nóng của mặt trời? Các đỉnh cao trí tuệ bậc nhất  VN từng tuyên bố như sau:

Việt Nam sẽ chủ động làm mưa nhân tạo vào năm 2010

Cuối năm 1998 đề tài “Đánh giá khả năng làm mưa nhân tạo ở Tây Nguyên” ra đời, đồng thời dự án thử nghiệm cũng đã được đề xuất, song không được triển khai. Mới đây, Viện Khí tượng thủy văn (Bộ Tài nguyên - Môi trường) đã khởi động trở lại đề án làm mưa nhân tạo. Viện trưởng - PGS Trần Thục - đã trao đổi xung quanh vấn đề này.
PGS Trần Thục.
- Thưa ông, Việt Nam đã có những kinh nghiệm gì trong việc làm mưa nhân tạo?
- Theo tính toán của Tổ chức Khí tượng thế giới, nếu tiến hành tốt thì hiệu quả kinh tế của việc làm mưa nhân tạo có thể gấp 10 tới 20 lần số kinh phí bỏ ra. Hiện nay trên thế giới đã có 28 nước làm chủ được ( nguồn: báo VN Express ngày 11/6/2004)

Từ tuyên bố của Viện trưởng PGS Trần Thục cho đến nay 2015 đã trên 10 năm, người dân vẩn chưa thấy được dấu hiệu hay bước tiến nào đáng kể v phát triển về khoa học kỷ thuật v phạm trù "mưa nhân tạo" và khả năng đối phó tình trạng hạn hán thường xuyên trên đất nước chúng ta....Các đỉnh cao trí tuệ sau 40 năm cướp được miền nam đã chứng tỏ được một điều là hoàn toàn không có khả năng chăm lo hạnh phúc cho giới nông dân VN. Họ chỉ có khả năng bán nước đánh giày cho Bắc Kinh, phong phú nhất là đánh dân chiếm đất... chiếm nhà, tham nhũng, đẩy xã hội xuống đáy thung lủng.

So với người Thái, một  nước không có đỉnh cao trí tuệ và nhiều GS, PGS, TS, PTS...v..v.., ngắn gọn, ít lạm phát trí thức (bợm) hơn CHXHCNVN. Nên bằng sáng chế của họ nhiều hơn CHXHCNVN. Với sự chăm sóc của Hoàng Gia Thái Lan người nông dân rất biết ơn đến nhà Vua Thái Lan, một người có 4 bằng sáng chế về khoa học kỷ thuật được công nhận. Trong đó có bằng sáng chế về việc tạo mưa nhân tạo.

Việt Nam “mang tiếng”  là một quốc gia nhiều giáo sư, tiến sĩ nhưng lại quá hiếm những công trình, sáng kiến tầm cỡ, chỉ giỏi “kiếm quyền, kiếm tiền”.
Thực tế, số giáo sư, tiến sĩ VN nhiều nhất Đông Nam Á nhưng không có trường đại học Việt Nam nào được đứng trong bản xếp hạng 500 trường đại học hàng đầu thế giới đã được PGS-TS Phạm Bích San, Phó Tổng thư ký Liên hiệp Các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam (VUSTA) thừa nhận. Những nhận xét nầy là do báo cộng sản đăng tải chư không phải người viết tuyên truyền (trích nguồn http://vietnamnet.vn/vn/tuanvietnam/165652/dung-de-vn-mang-tieng--quoc-gia-nhieu-tien-si-.html )
MƯA NHÂN TẠO MADE IN THAILAND

Người Thái đã đi trước VN và các nước trong khu vực về lãnh vực làm mưa nhân tạo hơn nữa thế kỷ nayTừ năm 1955, nhà vua Bhumibol Adulyadej đã đặt nền tảng nghiên cứu mưa nhân tạo cho Thái bằng một số công trình nghiên cứu các phương pháp làm mưa nhân tạo của một số quốc gia phát triển trên thế giới. Đến năm 1969 đã có những cơn mưa nhân tạo đầu tiên diễn ra tại Thái Lan, nhưng người Thái không dừng lại đó. Năm 1975, Thái Lan đã thành lập Viện Phát triển và nghiên cứu tạo mưa hoàng gia. Đến năm 1992 thành lập Văn phòng hàng không nông nghiệp và mưa nhân tạo hoàng gia Thái Lan (BRRAA) và có những bước tiến không ngừng về đổi mới công nghệ, cũng như những nghiên cứu khoa học sâu hơn về mưa nhân tạo. Căn cứ làm mưa Hua Hin của Thái Lan là nơi tạo ra những cơn “mưa hoàng gia”. Người dân Thái Lan rất quen với những cơn mưa mà khi nông dân cần, cho nên khi nghe tiếng máy bay vần vũ trên bầu trời là có thể đoán được khi nào trời sẽ đổ mưa!
Hôm nay Thái Lan có tổng cộng chín căn cứ chịu trách nhiệm làm “mưa hoàng gia” trên toàn nướThái và đều được đặt dưới sự chỉ đạo trực tiếp của nhà vua Thái Lan. Hằng ngày, thậm chí hằng buổi, các báo cáo về tiến độ, lượng mưa đạt được từ tám trung tâm sẽ được gửi về văn phòng nhà vua ở Bangkok.
Mưa nhân tạo trên xứ Thái được gọi là "Mưa Hoàng Gia", lý do: Vua Bhumibol Adulyadej là người đã thành công trong các phát minh về làm mưa nhân tạo và được Bộ Công nghệ Thái Lan cấp bằng sáng chế năm 2002. Với kỷ thuật làm mưa nhân tạo do vua Thái sáng chế đã vượt trội hơn cã Mỹ và các nước khác trên thế giới. Đây cũng là bằng sáng chế thứ tư mà nhà vua Thái được cấp kể từ khi lên ngôi vua (9/6/1946), trong đó có tấm bằng phát minh khá độc đáo là: dùng dầu cọ làm nhiên liệu chạy máy diesel mà không phải thay đổi các chi tiết máy hiện đang được người Thái sử dụng khá phổ biến.
Vua Thái Lan Bhumibol Adulyadej 
Nhìn người lại nghĩ đến ta, những đỉnh cao trí tệ VN chỉ biết bưng bô cho những tên lãnh tụ Bắc Kinh để chờ ngày sát nhập VN vào Tàu cộng. Vì thế ngày nay, trong đám đỉnh cao trí tệ nầy, lộn lưng, củng không có được nửa bằng sáng chế để giúp nước giúp dân như Vua Thái Lan. CHXHCNVN tới nay phải bươn chải đi học kỷ thuật làm mưa nhân tạo từ Mỹ, Nga, Tàu Cộng và Thái Lan, thật nhục nhã. Người Thái chỉ cần nghiên cứu 9 năm (1956-1965) là đã giúp được cho nền nông nghiệp Thái phát triển bằng những trận mưa nhân tạo do chính người Thái làm, còn VN bắt tay nghiên cứu từ 1959 ( năm mà chuyên viên của Tàu cộng giúp VN làm mưa nhân tạo ở miền bắc, cho đến nay hơn nữa thế kỷ, không có lấy được một giọt mưa nào??

Phi đội bay từ các căn cứ chuyên làm mưa nhân tạo của hoàng gia Thái Lan 
đang phun hóa chất vào các đám mây (ảnh của BRRAA )

Vua Thái Lan thường sử dụng tài sản to lớn của mình để cung cấp tài chính cho nhiều đề án phát triển, đặc biệt là ở nông thôn. Ông đúng là chân mạng thiên tử, đã thay trời làm mưa và ông đã được người dân Thái kính mến bằng trọn trái tim. 
Mưa nhân tạo
Mưa được tạo ra khi các giọt nước khác nhau rơi xuống bề mặt Trái Đất từ các đám mây. Không phải toàn bộ các cơn mưa đều có thể rơi xuống đến bề mặt, một số bị bốc hơi trên đường rơi xuống do đi qua không khí khô, tạo ra một dạng khác của sự ngưng đọng.


Mưa đóng một vai trò quan trọng trong chu kỳ tuần hoàn của trời đất   trong đó nước từ các đại dương (và các khu vực khác có chứa nước) bay hơi, ngưng tụ lại thành các đám mây trong tầng đối lưu của khí quyển do gặp lạnh, khi các đám mây đủ nặng, nước sẽ bị rơi trở lại Trái Đất, tạo thành mưa, sau đó nước có thể ngấm xuống đất hay theo các con sông chảy ra biển để lại tiếp tục lặp lại chu trình vận chuyển.



Mặt trời là tác động lớn trong việc tạo nguồn nước của trên trái đất. Nó làm nóng các đại dương ở gần xích đạo, ngược lại, nước ở hai cực thì lạnh đi. Chính vì lẽ đó mà tồn tại các dòng biển nóng và lạnh, chúng di chuyển một lượng lớn nước ấm và nước lạnh đi khắp nơi, ảnh hưởng đến thời tiết và khí hậu khắp thế giới. Mặt trời cũng điều khiển chu trình nước, nó làm bay hơi khoảng 495.000 km3 hơi nước vào khí quyển mỗi năm, từ đó mới có mưa rơi xuống. Nếu không có Mặt trời khởi phát tiến trình bay hơi nước, chu k nước sẽ không tồn tại. Trên Trái đất sẽ không có mây, và không có mưa hay chuyễn động tuần hoàn về thời tiết. 







Các giọt mưa rơi thông thường được vẽ trong các tranh hoạt họa như là "giọt nước mắt", tròn ở phần đáy và nhỏ, nhọn ở phần đỉnh, nhưng điều này không đúng (chỉ có các giọt nước nhỏ ra từ một nguồn nào đó mới có dạng như vậy ở thời điểm hình thành ra giọt nước). Các giọt mưa nhỏ là có dạng gần như hình cầu. Các giọt lớn hơn thì bị bẹt dần đi, giống như bánh hamburger (một loại bánh mì dẹp như bánh bao); còn các giọt rất lớn thì có hình dạng giống như cái dù. Trung bình thì giọt mưa có kích thước từ 1 mm đến 2 mm theo đường kính. Những giọt mưa lớn nhất trên Trái Đất đã được ghi lại ở Brasil và quần đảo Marshall năm 2004 - một số giọt có kích thước tới 10 mm. Kích thước lớn được giải thích là sự ngưng tụ trong các hạt khói lớn hay bởi sự va chạm giữa các giọt mưa trong một khu vực nhỏ với lượng rất lớn nước lỏng.

Nói chung, nước mưa có độ pH nhỏ hơn 6 một chút, đơn giản là do nó hấp thụ diocid carbon trong khí quyển, nó bị điện ly một phần trong nước, tạo ra acid carbonic. Ở một số sa mạc, các luồng không khí vận chuyển cả carbonad calci lên không trung, do đó nước mưa ở đây có thể là có pH bằng hoặc cao hơn 7. 

Lượng mưa tại một khu vực nào đó được đo bằng các máy đo lượng mưa đặt tại một số điểm ngẫu nhiên, xa khu vực có thể ảnh hưởng đến độ chính xác của phép đo. Nó là độ cao lượng nước thu được sau cơn mưa trên một bề mặt phẳng, không bị nhà cửa hay cây cối bao phủ hay che lấp và có thể được tính bằng mm (milimét) hay L/m². Độ chính xác của các máy đo có thể đạt tới 0,25 mm hay 0,01 in.

Nước mưa có thể được sử dụng như nước uống. Nước mưa cũng là nguồn cung cấp nước cho các loại cây trồng trong nông nghiệp mà VN là một quốc gia sản xuất lúa gạo, nên lượng nước mưa hàng năm cần phải được ổn định để mùa thu hoạch đượctrúng mùa.

Mưa làm thay đổi tâm tính của con người, phần đông sau cơn mưa ai cũng đều cảm thấy dễ chịu, hiện tượng này được giải thích là do lượng ion mang điện tích âm tăng lên, tuy vậy nếu mưa kéo dài nhiều ngày thì do độ ẩm tăng cao thì lại gây cảm giác khó chịu.

Mưa mang lại nước, nguồn sống cho tất cã các sinh vật trên Trái Đất. Ở những vùng có nhiệt độ cao mưa làm giảm nhiệt. Mưa là một hiện tượng quan trọng trong chu kỳ tuần hoàn của nước. Con người lợi dụng điều này để khai thác năng lượng Mặt Trời gián tiếp từ nước bằng các nhà máy thủy điện.

Một số nhà khoa học cho rằng, trong thế kỷ 21 sự khan hiếm chính sẽ là nước. Trong 40 năm qua, lượng nước ngọt tiêu thụ tính theo đầu người trên thế giới đã giảm 60%. Như dự kiến, trong 25 năm tới, chỉ số này sẽ giảm đi hai lần. Theo dữ liệu của Liên Hợp Quốc, hơn 2 tỷ người trên thế giới bị thiếu nước uống
Đọc tiếp: http://vn.sputniknews.com/vietnamese.ruvr.ru/2012_11_11/94248055/

Hiện tượng tuần hoàn mưa thiên nhiên

Người đầu tiên làm ra mưa nhân tạo là nhà hoá học Vincent Schaefer. Năm 1946, ông đã đưa một lượng nhỏ carbon diocid vào các đám mây, gây nên trận mưa tuyết gần Schenectady, ngoại ô thành phố New York.  Vincent Joseph Schaefer là một nhà hoá học người Mỹ , làm việc trong phòng thí nghiệm của CTy General Electric. Ông đã thành công vào ngày 13/11/1946, công trình nghiên cứu về việc kết tụ những đám mây ở nhiệt độ thông thường để tạo mưa.
Nhà hoá học Vincent Schaefer 1949

Theo thống kê năm 1999 có 28 nước trên thế giới đăng ký làm mưa nhân tạo và đến năm 2004 hiện có 45 nước. Trên thế giới đã có nhiều nước làm mưa nhân tạo như Nga, Mỹ, Thái Lan, Ấn Độ, Nhật, Trung Cộng và các nước có nền khoa học và công nghệ phát triển đều có thể làm được mưa nhân tạo.
Mưa nhân tạo
Thế giới ngày nay có hàng loạt kỹ thuật tạo mưa đã ra đời trong việc chống hạn của loài người. Nguyên lý cơ bản của chúng là phóng những hạt thật nhỏ - như băng khô hay bạc iot – vào không khí để tạo mây và mưa. Phương pháp dùng máy bay thường rải các hạt hóa chất trên phạm vi rộng, trong khi các đặc tính không khí thay đổi theo vùng và thời gian. Do đó, đánh giá tác động của hóa chất đối với khí quyển là việc khó.
Nhà khoa hoc Kasparian cùng các đồng nghiệp đã nghiên cứu kỹ thuật tạo mưa bằng tia laser. Trong các thử nghiệm với tia laser hồng ngoại trên sông Rhone ở Thụy Sĩ, nhóm chuyên gia phát hiện ra rằng các tia laser có thể tạo ra những giọt nước có đường kính vài micron (một micron bằng phần triệu mét) ngay cả khi độ ẩm không khí tương đối thấp (dưới 70%). Tuy nhiên, những giọt nước ấy không đủ lớn để tạo nên trận mưa.
kỹ thuật tạo mưa bằng tia laser
Các chùm laser có thể khiến nhiều loại hóa chất có khả năng trở thành “hạt nhân mây”– như acid nitric – hình thành trong không khí. Những hạt đó có xu hướng liên kết với phân tử nước. Chúng đóng vai trò như chất keo, nghĩa là giữ những giọt nước cùng nhau trong điều kiện tương đối khô. Nếu chúng không tồn tại, tình trạng khô của không khí sẽ khiến chúng bốc hơi.
“Chúng tôi vẫn chưa thể tạo ra cơn mưa nào bằng tia laser. Chùm tia laser có thể tạo nên những hạt nước nhỏ xíu và giúp kích thước của chúng tăng lên, song kích thước của chúng vẫn chỉ giới hạn ở mức vài phần triệu mét. Kích thước của chúng phải lớn gấp từ 10 tới 100 lần thì mới đủ lớn để tạo mưa”Kasparian nói.
Kasparian nhận định rằng nếu con người tìm cách hoá giải được những trở ngại nói trên, chúng ta sẽ không cần sử dụng máy bay để bắn tia laser và tạo ra những trận mưa nhân tạo. Và các tia Laser có th bắn đi từ mặt đất
Mưa nhân tạo là một trong những giải pháp giúp các nước giảm thiểu hạn hán cho những vùng đất đang khô héo vì nắng nóng. 

Tại Việt Nam, các đỉnh cao trí tuệ về khoa học trong nước đã có nhiều nghiên cứu về mưa nhân tạo bắt đầu từ 1959, nhưng việc ứng dụng mưa nhân tạo vào phục vụ cuộc sống thì chưa thực hiện được, tức là bào thai về mưa nhân tạo vẩn chưa tượng hình. 
Đến năm 2000 - 2001,  trong một chương trình hợp tác, Nga đã chấp nhận giúp Việt Nam trong việc làm mưa nhân tạo. Tuy nhiên, cuối cùng dự án khả thi không được duyệt, chương trình hợp tác với Nga cũng bị ngưng lại vì chi phí quá lớn từ 50 đến 60 tỉ đồng (?). Số tiền để nghiên cứu mưa nhân tạo thì bị chê nhiều, nhưng khi so với số tiền do con cháu, tay chân đảng phá nát  Vinashin làm thiệt hại công qủy quốc gia lên đến 907 tỉ đồng, xem ra việt gian cộng sản thà để tiền cho con cháu phá hoại đất nước còn hơn là đầu tư vào một dự án giúp dân giúp nền nông nghiệp VN phát triển. Chỉ riêng  có việc mua tàu Hoa Sen, Vinashin đã gây thiệt hại cho ngân sách nhà nước gần 470 tỷ đồng. 
(Nguồn:http://vneconomy.vn/doanh-nhan/vinashin-duoc-ket-luan-da-lam-that-thoat-hon-900-ty-dong-2011092704437579.htm)
Riêng việc mua tàu Hoa Sen, Vinashin được 
đã gây thiệt hại cho ngân sách quốc gia 470 tỷ đồng.

Kỹ thuật tạo mưa nhân tạo

Điều kiện để có mưa là phải có mây và muốn làm mưa nhân tạo điều kiện đầu tiên là phải tạo ra mây. Trên lý thuyết quá trình làm mưa nhân tạo gồm 3 giai đoạn. 
Năm 1923, một nhà khí tượng Thụy Điển đã đưa ra lý luận “mây lạnh thì mưa rơi”. Ông cho rằng, khi mây lạnh ở nhiệt độ 00C, đồng thời tồn tại những hạt băng và những hạt nước nhỏ quá lạnh. Lúc này, những hạt mưa nhỏ sẽ đông kết như hạt băng. Vậy nên, chỉ cần tăng lượng hạt băng trong mây thì lượng hạt nước nhỏ bị đông kết cũng tăng theo, và điều này dẫn đến những hạt băng cứ nhanh chóng to lên. Khi nó to đến độ nhất định, không khí không thể giữ lại được, nó sẽ rơi xuống mặt đất tạo thành mưa và tuyết.


Một máy bay của quân đội Thái Lan đang tạo mây.

Năm 1946, ở Mỹ có một nhà khoa học cũng căn cứ vào lý luận “ Mây lạnh mưa rơi”, đã tiến hành một cuộc thử nghiệm mang tính thăm dò tại phòng thí nghiệm “Mây lạnh” (mô phỏng phòng thí nghiệm biến đổi khí tượng của tự nhiên). Ông thả lần lượt những vật chất khác nhau vào phòng “Mây lạnh” và phát hiện, chỉ khi ông thả băng khô (CO2dạng rắn) vào thì mới xuất hiện hạt băng kết phát sáng. Ông rất vui mừng, liên tục kiểm tra và đã tìm ra được nguyên nhân hạt băng kết tăng lên. Hóa ra, băng khô CO2 rắn khi nhiệt độ xung quanh cao hơn 700C sẽ bị khí hóa, đồng thời nó cũng hút một nhiệt lượng lớn. Khi thả băng khô vào mây lạnh, nhũng hạt mưa quá lạnh sẽ kết đông nó thành băng tinh. Sau này, căn cứ vào nguyên lý đó, ông lại làm một cuộc thí nghiệm nữa và thu được kết quả rất tốt. Từ cuộc thí nghiệm mang ý nghĩa quan trọng này, những công việc nhân tạo có ảnh hưởng, tác động đến thời tiết dần được phát triển
Đầu tiên người ta dùng máy bay hoặc hoả tiển để phun hoặc bắn hoá chất kích thích khối không khí đi lên và tạo thành mây. Hoá chất được sử dụng trong giai đoạn này là CaCl2, CaC2, CaO, hợp chất của muối và urê, anlonium nitrat. Những hợp chất này có khả năng hấp thụ hơi nước từ khối không khí nên kích thích quá trình ngưng tụ.


Tiếp theo là giai đoạn tích luỹ. Trong giai đoạn này số lượng hạt nhân ngưng kết và mật độ hạt mát tăng lên trong những đám mây. Trong giai đoạn cuối, máy bay phun vào các khối mây các loại hoá chất chậm đông gồm iốt bạc (AgI) và băng khô (CO2 đóng băng). Chúng gây nên tình trạng mất cân bằng ở mức cao nhất, tạo ra nhiều hạt nước. Khi kích thước hạt nước đủ lớn chúng sẽ rơi xuống đất.
Ở mỗi giai đoạn đòi hỏi phải có trình độ chuyên môn và kinh nghiệm cao trong việc lựa chọn hoá chất, hàm lượng từng loại hoá chất cùng với việc xem xét, nghiên cứu những điều kiện thời tiết, địa hình, hướng và tốc độ gió, cũng như vị trí, ấn định ranh giới của vùng rắc hoá chất. Làm mưa nhân tạo là một tiến trình kết tụ bằng chất hoá học để tạo ra giọt nước mưa rất phức tạp và nhiều tốn kém, đòi hỏi sự kiên nhẫn, nhưng không phải lúc nào cũng thu được hiệu quả như mong muốn.Có khi làm mưa nhân tạo ở nơi này, nhưng mưa lại xảy ra ở địa bàn khác.  Ở Ấn Độ, mưa nhân tạo cũng chỉ đảm bảo 90% độ chính xác về địa bàn dự kiến.

Sơ đồ hình thành mưa nhân tạo

A=  kích thích bằng các chất hoá học các hạt ẫm bốc hơi  đường kính 0,0008inch
B=cát hạt mưa ngưng tụ có đường kính 0,003 inch
C=Khi cát hạt nước có đường kính 0,2 inch sẽ tạo thành giọt
D và E=Các giọt nuớc  sẽ hình thành ở C sau 10 phút, rồi sẽ lớn dần
E= Hạt mưa rơi xuống từ đám mây

Các kỹ thuật tạo mưa cũng đã được cải tiến qua nhiều giai đoạn nhằm tăng lượng mưa và kích thước hạt mưa. Trong những đám mây tạo ra ít nước mưa, sự chuyển đổi từ thể hơi sang thể lỏng không hề xảy ra. Để quá trình chuyển đổi này diễn ra, kích thước các hạt nước nhỏ li ti phải tăng dần để trở thành mưa phùn và mưa lớn.


Nhìn người lại nghĩ đến ta, mđất nước lạm phát trí thức nhưng quá nghèo nàn nhũng phát minh có tầm vóc phục vụ hạnh phúc cho nhân dân.

Theo thống kê của Bộ Khoa học - Công nghệ (KH-CN), hiện nay cả nước có 24.300 tiến sĩ (TS) và 101.000 thạc sĩ, nhưngnghiên cứu khoa học lại nằm trong nhóm thấp nhất Đông Nam Á. Chúng ta vẫn thiếu các công trình khoa học có tầm cỡ khu vực và ít các sáng chế. (nguồn:http://www.thanhnien.com.vn/giao-duc/vat-vo-nghien-cuu-khoa-hoc-ky-2-nhieu-tien-si-it-phat-minh-47145.html )
PGS-TS Phạm Bích San, Phó tổng thư ký Liên hiệp Các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam (VUSTA), cho biết: “Số giáo sư, TS chúng ta nhiều nhất Đông Nam Á 
Tại buổi đóng góp ý kiến cho luật KH-CN sửa đổi vào tháng 10/2014 tại Hà Nội, TS San nhấn mạnh: “Chúng ta gần như không có ai có nghiệp khoa học, tức là những người lao động quên mình trong khoa học và được ghi nhận bằng các giải thưởng khoa học quốc tế tầm cỡ”. PGS-TS Hồ Uy Liêm, nguyên Phó chủ tịch VUSTA, cũng cho rằng: “Ngay các công trình chuẩn khoa học của nước nhà cũng rất ít. Việt Nam chưa bao giờ thống kê được có bao nhiêu đề tài khoa học được nghiên cứu, bao nhiêu phần trăm đề tài đó được ứng dụng trong cuộc sống. Người làm đề tài ít để ý cái mình làm có bị trùng hay không. Thậm chí, người đi sau làm trùng đề tài lại được đánh giá tốt hơn…”

Với những gì cộng sản nói và những gì cộng sản làm hoàn toàn trái ngược nhau. Lãnh đạo
nước người như vua Thái Lan dám hy sinh tài sản của mình để lo phúc lợi của nông dân. Còn những người lãnh đạo của nước CHXHCNVN, ăn cắp tài sản của quốc dân, lén lút đem ra ngoại quốc làm giàu cho cá nhân và gia đình, không bao giờ biết đến việc tạo  phúc lợi cho giai cấp nông dân?? Thật bất hạnh cho người nông dân VN dưới trị cai trị của một tập đoàn  ngu dốt phi nhân, chỉ biết  lo cho bộ lông của mình như những con thú rừng. Đến nay trên trên nửa thế kỷ rồi mà kết quả trong việc tạo nguồn mưa nhân tạo vẩn còn nằm trong ngăn sách của các chuyên gia khoa học kỷ thuật ham nói, chứ không ham làm.
 Mẹ Việt Nam Đau

Mẹ bệnh một ngày buổi tiết thu
Từ thời kháng chiến ở trong khu
Vi trùng Cộng sản từ Xô viết
Nhập vào máu mẹ gây ung thư.

Căn bệnh hoành hành đã quá lâu
Sáu mươi năm lẻ khổ và đau
Thân mẹ gầy gò như vóc liễu
Da mẹ xanh xao, tóc bạc màu.

Ngày xưa mẹ đẹp nhất trời đông
Ả Nhật, nàng Hoa, phải thẹn thầm
O Thái, cô Hàn, đều ghen tức
Chị Miến, em Phi, thảy khóc ròng.

Bây giờ mẹ thua sút người ta
Má hóp da nhăn một lão bà
Đang nằm hấp hối trên giường bệnh
Không người săn sóc bệnh trầm kha.

Vi trùng Cộng sản đã ăn sâu
Đục khoét lây lan những tế bào
Bệnh mẹ đã thành không thuốc chửa
Ngoại trừ cắt bỏ bướu ung thư.
( trích thơ Phan Duy)

NGUYỄN THỊ HỒNG 31/5/2015






-      Mai Thanh Thụ – VÌ SAO ĐẠI HẠN ?
Trời không mưa; trời mãi không mưa; nắng chói chang : đại hạn ! Hồ ao cạn tới đáy, đồng ruộng khô nứt nẻ, cây cối héo úa, cỏ héo vàng.Muôn loài khổ vì khát, mệt vì nóng. Cóc Tía xưa nay được coi là cậu ông Trời được muôn loài trông cậy nghiến răng để cầu mưa, mong Trời nghe thấy.Cóc nghiến gần vẹt cả hàm thì may sao một hôm trời trong mây tạnh, tiếng cóc lên tới tận Thiên đình.
Trời nghe thấy, sai Thiên lý nhỡn và Thuận phong nhĩ ra cổng Nam thiên môn nhìn xuống hạ giới và lắng nghe.

Thấy báo cáo là hạ giới không mưa , đại hạn, Trời phán hỏi Vũ thần là thần chủ việc làm mưa.
Vũ thần quỳ tâu nào là đã xây dựng chức năng nhiệm vụ của Bộ Vũ, nào là tổ chức nhiều Cục chuyên môn như Cục Mưa rào, Cục Mưa phùn, Cục Mưa bụi. Cục Mưa lâm thâm…và còn đang lập dự án thành lập Cục Mưa Bóng mây;sổ sách phân công rõ ràng, làm mưa đúng kế hoạch.
Thấy báo cáo không khớp với thực tế Trời bèn phái Thái Bạch Kim Tinh ( TBKT ) đến Bộ Vũ kiểm tra.
TBKT cho gọi tất cả các Rồng làm mưa lên điểm danh, kiểm tra trình độ thực tế.
Gọi Thanh long thì bước ra là một con thằn lằn.
Gọi Hùng long thì bước ra là một con cá sấu.
Gọi tiểu long thì bước ra là một con thạch sùng.
Gọi đại long thì bước ra là con rồng KoMoDo
Rồi thì là tắc kè, kỳ nhông rắn ráo …
Vũ thần báo cáo tất cả đều có bằng đỏ, là con cháu họ hàng Ngao Quảng có truyền thống phun mây thổi gió.
Nhìn qua, TBKT lắc đầu : bọn này thì làm mưa thế nào được !
Lẽ nào Vũ thần tin vào bằng cấp, nguồn gốc nhà Long Vương hay là có đút lót gì đây ?
Tiến hành kiểm tra trình độ.
Trước hêt hỏi lý thuyết.
Với câu hỏi : “ mây dùng làm gì ? ” thì các “ rồng ” trả lời :
-         dùng để trang trí Thiên Đình
-         để cho hạ giới khỏi nhìn trộm Thiên Đình
-         để cho Tôn ngộ không đằng vân.
……………..
Kiểm tra thực hành làm mưa :
-         “ rồng ” thằn lằn đỏ mặt tía tai rặn ra vài giọt !
-         “ rồng ” cá sấu giỏ được hai hàng nước mắt !
-         “ rồng ” komodo chỉ phun ra rớt dãi
…………..

TBKT trỏ đội ngũ “ rồng ” này bảo Vũ thần :
-         Đại hạn là do đây chứ còn do đâu nữa ! Bằng cấp, trong luồng có tin tưởng được không ?!
Chợt thấy trong danh sách còn có Minh Long chưa trình diện, TBKT hỏi. Thì ra Minh Long đang đi làm mưa thật.
Triệu ngay về, hỏi tại sao đi làm mưa mà muôn loài còn bị đại hạn
Minh Long thưa :
-         Tiểu thần có làm mưa nhưng là ở các resort theo liên kết với Bộ Gió vì các resort mà không có gió mưa mát mẻ thì không thu hút được khách du lịch .Mùa nóng này khách du lịch rất đông, Liên Bộ Gió Mưa đã ký hợp đồng với các resort, không thể không thực hiện.
TBKT hỏi :
– Tại sao không mưa luôn ra ngoài khu resort cho muôn loài ?
– Thưa tiểu thần phải đi làm mưa cho nhiều khu resort, không còn thời gian mà bao sân được .
TBKT hỏi Vũ thần :
-         Sao không tuyển nhiều Minh Long ?
-         Thưa phải ưu tiên tuyển các rồng có bằng đỏ, diện trong luồng nếu còn thiếu thì mới tuyển đám minh long ngoài luồng.
Nhìn đám bằng đỏ và lũ “ rồng ” dởm, TBKT tức cảnh viết bài thơ :
Thân rắn bằng ghi lại chữ rồng
Thì ra bằng giả đánh lừa ồng
Ngó mặt rõ là “ rồng ” dởm
Xem bằng đỏ chữ hùng long.
Bảo thổi gió, hụt hơi hổn hển
Nói làm mưa vãi giọt long tong
Đem việc thật giao quân bằng giả
Mưa thuận gió hòa liệu được không ?!
TBKT đưa tặng bài thơ cho Vũ thần và khuyến cáo Vũ thần nên tống bớt lũ “ rồng ”dởm đi và tuyển thêm minh long thì mới có thể chạy việc được.
Không dự tiệc chiêu đãi tiễn chân, TBKT trở về luôn, đem báo cáo tình hình trình Ngọc Hoàng.

*

Thế rồi trời mưa to. Hết đại hạn! Muôn loài mừng vui !
Nhưng chẳng hiểu sao lâu lâu sau lại thấy hạn ?!




-Quốc Nạn Loạn Chức Danh, Học Vị Và Danh Hiệu Ở Việt Nam - Đặng Hữu Phúc tvvn.org 1.Tôi chỉ là Ashkenazy!
Tôi xin được bắt đầu bài viết này bằng một câu chuyện có thật xảy ra ở Thành Hồ vào năm 1995. Chuyện như sau: Trong một chuyến đi bằng đường hàng không, do trục trặc, nghệ sĩ Piano lớn của thời đại chúng ta là Vladimir Ashkenazy đã phải dừng lại ở Thành Hồ hai ngày.
Tất nhiên một nghệ sĩ lớn như Ashkenazy khó lòng mà không bị phát hiện ra trong thế giới nhiều thông tin này. Và ông đã được mời tổ chức một buổi hoà nhạc nho nhỏ cho những người hâm mộ. Với sự khiêm tốn vốn có ở những người vĩ đại, ông chỉ muốn biểu diễn ở phòng nhỏ trong Nhạc Viện Thành Phố và chủ yếu dành cho một số nhỏ trong giới nhà nghề. Việc này tất nhiên được nhạc viện TP chú ý ngay và họ muốn biến chuyến thăm bất đắc dĩ này quảng cáo thêm cho uy tín của nhạc viện.

Người lãnh đạo nhạc viện lúc đó là một giáo sư, tiến sĩ, nghệ sĩ “Nhân dân” đã dẫn đầu một nhóm giáo sư, tiến sĩ của nhạc viện TP đón tiếp Ashkenazy.
Trong buổi tiếp, sau khi trân trọng giới thiệu với Ashkenazy từng thành viên của ta với đầy đủ chức danh, học vị, thì việc mà phía ta muốn hỏi ông ta, để đưa vào Programe (tờ in chương trình) và giới thiệu khi biểu diễn là: Ashkenazy là gì? Thạc sĩ, tiến sĩ, giáo sư hay là gì gì hơn thế nữa? Và câu trả lời là: Tôi chỉ là Ashkenazy.
Tưởng khách không hiểu. Chủ lại hỏi lại và gợi ý thêm cho dễ hiểu hơn: chắc một nghệ sĩ lớn như ông thì phải có tham gia giảng dạy, vậy khi đó chức danh và học vị của ông là gì? Câu trả lời vẫn không thay đổi: Tôi chỉ là Ashkenazy.
Ô hay! lạ cái ông này, cỡ như ông ta ít nhất cũng phải có một chức danh gì chứ? hay ông ta giấu? Và cuộc gặng hỏi vẫn tiếp tục. Tuy vậy, truy mãi, cuối cùng, dù đông người, ta đã phải chịu thua một mình ông, vì câu trả lời vẫn chỉ có thế, dù đã được pha thêm chút khó chịu: Tôi chỉ là Ashkenazy!
2. Một cuộc chạy đua chức danh trên toàn quốc
Ta tự hào về chế độ ưu việt Xã hội chủ nghĩa (mà hiện nay chỉ có người dân ở một số ít nước được hưởng là: Triều Tiên, Cu ba, Lào và Trung Quốc) mọi người đều bình đẳng. Nhưng thực chất thì người ta đang dựa theo chức quyền để phân chia đẳng cấp, quyền lợi, tất nhiên chức càng cao, bổng lộc càng lớn. Lúc sống đã vậy, tận tới lúc chết chôn ở đâu cũng có tiêu chuẩn dựa theo chức tước. Vì thế cả xã hội đều trọng chức quyền. Mà muốn có chức quyền thì cần có bằng cấp, cộng thêm danh hiệu “Đảng viên”, là người ta có thể tiến thân, có thể trở thành lực lượng lãnh đạo với nhiều bổng lộc mà không cần phải có thực lực. Đó là nguyên nhân sâu xa đã và đang dẫn đến việc nhiều kẻ cơ hội đổ xô đi săn bằng cấp bằng mọi giá. Đua bằng cấp, chức danh chứ không đua tài năng. Bởi đua tài năng, cuộc đua dưới ánh mặt trời, thì khó hơn nhiều, dễ lộ chân tướng và dễ bị thua. Bao nhiêu sức lực, thời gian và tiền bạc đáng ra để tập trung làm chuyên môn, làm nghề thì lại bị phung phí vào các cuộc đua tranh lấy bằng cấp. Nhìn vào con đường để trở thành thạc sĩ, tiến sĩ hiện nay ở nước ta đã bị biến chất. Nhiều người có lòng tự trọng không khỏi ngại ngùng và muốn lánh xa.
Bản thân bằng cấp và chức danh chân chính, lương thiện thì rất có ích cho xã hội. Trước kia, số giáo sư, tiến sĩ ở ta không nhiều, nhưng đó là những tên tuổi như: Đào Duy Anh, Tôn Thất Tùng, Nguyễn Mạnh Tường… Còn ngày nay thì đúng là “Ta tự hào đi lên. Ôi Việt Nam” giáo sư nhiều đến mức có thể “Ra ngõ gặp giáo sư”. Với thực trạng này thì nền học thuật của nước nhà có nguy cơ trở thành Hữu danh, Vô thực.
Trong lĩnh vực biểu diễn âm nhạc chuyên nghiệp, để chơi đàn, hát, làm được “concert” thì khó quá, muốn thế phải rèn luyện hàng ngày, phải hy sinh rất nhiều mà lại không oai bằng rẽ ngang đi làm tiến sĩ, đơn giản hơn, chóng được thăng chức với nhiều bổng lộc hơn. Kết quả là: mục đích cuối cùng và duy nhất của âm nhạc là tiếng đàn, tiếng hát, những buổi concert và viết những tác phẩm âm nhạc chuyên nghiệp thì dần dần không còn ai làm, thay vào đó là rất nhiều tiến sĩ âm nhạc ra đời. Có được cái bằng tiến sĩ, phần lớn không ai chơi đàn và hát nữa. Tiền của nhân dân bỏ ra đào tạo họ để mang lại tiếng đàn tiếng hát cho đời đã trở thành vô ích vì sai mục đích. Trồng lúa thì lại thu hoạch khoai
3. Các danh hiệu, giải thưởng, câu chuyện cười ra nước mắt
Định kỳ một hai năm gì đó, ta có những đợt phong tặng danh hiệu “Nghệ sĩ ưu tú”, “Nghệ sĩ Nhân dân” và trao tặng các giải thưởng Nhà nước và giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật. Việc này không phải do người Việt Nam ta nghĩ ra, mà do chúng ta học tập từ Liên Xô cũ. Họ phong nghệ sĩ Công Huân, nghệ sĩ Nhân dân, giải Stalin, giải Lê nin về văn học nghệ thuật ( ví dụ Giao Hưởng số 11 của Shotstakovich được giải Stalin năm 1953 vv…). Sau khi Liên Xô tan vỡ, họ đã bỏ thói quen đã có từ hàng chục năm này. Rất nhiều cách tổ chức rập theo kiểu Liên Xô cũ như: nền kinh tế có kế hoạch, hành chính bao cấp, phân phối theo tem phiếu v.v… ta đã bỏ. Nhưng không hiểu vì sao cái thói quen trao những danh hiệu và giải thưởng văn học nghệ thuật học từ họ thì ta lại vẫn duy trì, bởi nó là một phần trong tư tưởng cấu thành chế độ bao cấp, cơ chế xin / cho??? Lịch sử dân tộc ta đã chứng minh bằng máu và nước mắt một quy luật là: những chính sách rập khuôn theo ngoại bang sớm muộn rồi cũng gây những hậu quả xấu, thậm chí là những thảm hoạ dân tộc.
Về việc phong danh hiệu nghệ sĩ, hãy để chính những nghệ sĩ, bằng tài năng, họ làm nên tên tuổi riêng của mình (như Ashkenazy) thì nó mới có giá trị thực, bền lâu và duy nhất. Không ai có thể ghen tị với ai được, vì không ai giống ai. Hàng ngàn nghệ sĩ tài năng, thì sẽ có hàng ngàn cái tên khác nhau, có giá trị khác nhau, giống như vườn hoa với muôn hoa, muôn màu khoe sắc, chứ không phải chỉ có 2 loại hoa “Ưu tú” và “Nhân dân”. Mà muốn được hưởng các danh hiệu này, phải làm đơn xin, cùng sự “vận động” để được phong (ban) tặng từ trên xuống. Trong hoàn cảnh đất nước ta tệ nạn xã hội tràn lan. Khó có thể tránh khỏi nhiều sự tiêu cực trong sự ban tặng danh hiệu, nếu vẫn giữ kiểu cơ chế ban phát như cũ.
Về việc trao giải thưởng Nhà nước và giải thưởng Hồ Chí Minh về VHNT, đây cũng là một kiểu cơ chế xin cho với những thành phần Ban giám khảo hoàn toàn được chỉ định từ trên, với những tiêu chí chấm giải tuỳ hứng. Người xin trao giải cũng phải làm đơn và “vận động”. Riêng trong ngành nhạc đã xảy ra những câu chuyện cười ra nước mắt xung quanh việc trao giải thưởng này. Điển hình là trong đợt đua tranh phong tặng năm 2006 (đây nên là đợt phong tặng cuối cùng) cả nước đều biết tới những chuyện “đồng nghiệp tương tàn” mà báo chí gọi là “cơn điạ chấn trong làng nhạc”. Nếu ta lại cứ tiếp tục trao giải thì không ai có thể khẳng định rằng những cơn “địa chấn” sẽ không trở thành “động đất”!
Nói tóm lại: Nhà nước ta nên bỏ lối tư duy kiểu dập theo Liên Xô cũ này!
4.Kết
Hãy để cho mọi người đánh giá tài năng và giá trị con người qua công việc. Dù anh có độn vào trước cái tên của anh hàng trăm danh vị đi nữa mà sản phẩm anh làm ra cho xã hội không có, hoặc tồi, hoặc có hại, thì khác nào gỗ mục được sơn son thếp vàng? Một xã hội lành mạnh và có tương lai, là một xã hội biết tôn trọng những tài năng và những giá trị thực, bất kể họ có hay không có bằng cấp danh vị cao, tiền của nhiều, chức tước lớn.
Đối với người làm nghề nhạc chuyên nghiệp, thì đó là tiếng đàn, tiếng hát của người biểu diễn và tác phẩm của người sáng tác. Anh hãy tự hào về điều đó, và hãy gắn nó với cái tên cha sinh mẹ đẻ, chứ không phải là những thứ bằng cấp, danh hiệu (mà ở nước ta hiện nay của rởm nhiều hơn thật) và chức vụ quản lý anh đang có, đó chỉ là những thứ son phấn nhất thời. Bảng giá trị tưởng như là chân lý đơn giản và hiển nhiên này lại đang bị lật ngược. Nguyên nhân chủ yếu là do bệnh thành tích, cơ hội, trọng bằng cấp, trọng chức quyền. Nó đang làm tê liệt trí tuệ Việt Nam. Phải chăng nó là một trong ba loại giặc đang đe doạ sự tồn vong của dân tộc mà Hồ đã nói, đó là: Giặc đói, giặc dốt, giặc ngoại xâm? Với tiềm năng trí tuệ thế này, rồi dân tộc Việt nam ta sẽ đi đến đâu? “Một dân tộc dốt, là một dân tộc yếu”
Là một người hoạt động trong nghề nhạc, tôi thấy cần phải viết bài này chỉ vì trách nhiệm công dân, với mong muốn nền học thuật nước nhà -nhất là âm nhạc- ngày càng trở nên lành mạnh và thực chất hơn. Tôi không nhằm vào bất cứ ai và cũng mong đừng ai giật mình bởi tôi luôn luôn kính trọng sâu sắc những giáo sư, tiến sĩ, thạc sĩ chân chính. Tuy không nhiều, nhưng họ có lương tri và trình độ chuyên môn thực sự. Tôi chắc rằng những người này sẽ ủng hộ những ý kiến trên của tôi.
Vì chúng ta đã nói dối quá nhiều và quá lâu rồi, nên những lời nói tử tế bây giờ lại trở nên hài hước. Tuy vậy -dù chỉ nhỏ bé như con Dã Tràng- tôi vẫn muốn nói rằng: Đừng sợ thay đổi vì chỉ nghĩ tới quyền lợi của bản thân, hãy nghĩ tới một tương lai tốt hơn cho tất cả. Đừng sợ ánh sáng, sợ thuốc đắng và sự thật.
Để kết bài viết này tôi xin mượn một câu Kiều của [Giáo Sư, Tiến Sĩ] Nguyễn Du (xin tạ tội với bậc tiền nhân vì sự xúc phạm này): “Mượn màu son phấn đánh lừa con đen”**Chữ “Con đen” ở đây được hiểu là những người dân bình thường-Quốc Nạn Loạn Chức Danh, Học Vị Và Danh Hiệu Ở Việt Nam - Đặng Hữu Phúc tvvn.org

--

Nhật ký ngày xuân…buồn (mở lại lần thứ 30): NĂM QUÍ TỊ, CHÚC DÂN TA … LY DỊ ĐƯỢC VỚI «ĐOẢNG» QUANG VINH!

(Tô Hải's Blog ) 
Ngày 17 tháng 2 năm 2013

Đáng lẽ mình định tạm nghỉ « bờ nốc » đến hết ngày giỗ bố (10 Tết) nhưng chợt nhớ ra:
Hôm nay là ngày kỷ niệm «đồng chí quốc tế vô sản tầu» Đặng Tiểu Bình xua 60 vạn quân sang giết sạch, đốt sạch 6 tỉnh biên giới Việt Nam...
Nhớ ngày này, cách đây 35 năm có ba thằng văn nghệ quân đội đã cởi áo lính, chẳng hề rủ rê bỗng chạm trán nhau ở số 4 Lý Nam Đế Phòng Văn Nghệ Quân Đội… liều mình xin tái ngũ để được ra biên giới viết lách động viên lính tráng xông lên diệt « đồng chí kẻ thù »!
Đó là Nguyễn đình Thi, là Mai Ngữ và tớ: Tô Hải.
Nhưng cuối cùng chỉ có Mai Ngữ (giờ này liệu có còn sống sót?), trẻ nhất nên được "trên" chấp nhận.
Còn mình thì lại phải trở lại Sai-gòn nhưng cũng còn để lại một bài chống bành trướng viết ngay đêm 17 và phát ngay trưa 18 ầm ầm, đùng đùng, đoàng đoàng khí thế! Bài hát có tên «Hát tiếp bài ca chiến thắng» được phổ biến ít lâu rồi cứ xìu dần và yếu thế dần trước tác phẩm của nhạc sỹ họ Phạm hoàn toàn được chi phối cái «đầu ra» (Đài T.N.V.N) của âm nhạc Việt thời bấy giờ, vì anh ta cũng có cái bài «Tiếng súng vang trên bầu trời biên giới»…đại diện!

Và tớ đã phải tập hợp toàn gia để trình bầy lại và đưa cả bản thảo trở lại….mạng nhân ngày kỷ niệm 30 năm Tầu giết Ta không thương tiếc một cách …phạm pháp, phải đưa lại trên mạng Internet mới được, vì lúc này, thằng đồng chí hiếp dâm giết nguời đã trở thành «ông cộng sản cùng chung chí hướng..4 tốt!» …(xem bài cũ ở đây: 17 THÁNG 2 NGÀY DZÌ DZẬY? -phục hồi từ Yahoo 360 Blog, May 30, '09 9:37 AM đã bị hacked).
Phải thú thật một điều rằng:
CHÍNH NHỜ CÁI TỘI ÁC NGÚT TRỜI NÀY MÀ TỚ CÀNG NHÌN RÕ CÁI BỘ MẶT GỚM GHIẾC CỦA CÁI GỌI LÀ CỘNG SẢN CHỦ NGHĨA...
Và tớ càng "kiên định tư tưởng" là:
TỘI ÁC MÀ CHÚNG GÂY RA CHO NHÂN LOẠI LÀ VƯỢT TRÊN CẢ NHỮNG TÊN BẠO CHÚA CỦA NHỮNG THỂ CHẾ GIẾT NGƯỜI Ở MỌI THỜI ĐẠI...
Và tớ không ngại chỉ ra những gì là "Ngây Thơ", là "Nhẹ dạ" của những ai vẫn còn ảo tưởng về một sự «tiến bộ» ở cái chủ nghĩa đã «thương yêu đồng chí» mình bằng cách giết sạch đốt sạch, hãm hiếp, chặt chân, chặt tay, cả đàn bà có mang, trẻ em mới vài tháng tuổi rồi vứt xuống giếng ở Đồng Chúc, Hưng Đạo, Cao Bằng!
Có thể tin chắc chắn rằng: Cả thế giới không thể bị bọn tư bản đế quốc «già đời» (chữ của anh Tổng) lừa đảo công khai bằng 2 cái tượng đài nổi tiếng, kỷ niệm cái chết của 50.000.000 nạn nhân của chủ nghĩa cộng sản tại Washington, DC và Brussel được! Chẳng lẽ bỗng dưng chính thủ tướng Nga Medvedep đã công khai lên án những tên lãnh đạo Liên Sô là những những tên giết người sau khi tự mình nhận tội trước Nhân Dân Ba Lan thay cho bọn cộng sản tiền nhiệm!
Trái lại, ở Việt Nam này, cho đến hôm nay, những ngày xuân này, bọn họ lại không hề ngại ngùng «tung hô những tội ác» và cố tình bắt nhân dân quên đi một cuộc chiến khốn nạn, bẩn thỉu nhất, hiểm độc nhất, chẳng khác gì bắt toàn dân vái lạy một kẻ đã từng vào nhà mình, cướp của, hiếp vợ, giết con mình!
Cụ thể cho sự nghiệp đổi trắng thay đen, lá mặt lá trái của bọn họ xuân này là:
1-/ Cuộc «Tổng tiến công và nổi dậy xuân Mậu Thân 1968» đã được bọn «bỗng dưng cướp được chính quyền» này phóng lên như một chiến công vang dội, quyết định «đánh cho Mỹ cút đánh cho ngụy nhào»….mà không ngớt ngày ngày chửi bới lũ Mỹ-Ngụy và ca ngợi sự tài tình của «đảng họ».
Họ làm như họ không biết rằng hàng triệu người con đất Việt đã bị họ «nướng chả», sau khi họ ra lệnh cứ hễ chiếm đóng được một vài cứ điểm của đối phương thì rồi đều phải tự nguyện…chết chứ không được rút lui …Không một nhân chứng nào còn được sống sót để…khỏi phải khai ra những gì mà họ gọi là thắng lợi chính trị to lớn!
Cho đến hôm nay, trả lời câu hỏi «cuộc nổi dậy không thành, nhiều đơn vị hy sinh gần hết, liệu có phải là trả giá qúa đắt không?» thì...một tên tướng tên Ước trên VTV1 vẫn nói tỉnh bơ: «Cách mạng không phải là hàng hóa! Để có được độc lập tự do, không có gì là đắt cả! Nhân dân Việt Nam sẵn sàng thế này…thế nọ……» (lẽ tất nhiên trừ người nhà con cái các «Ông ấy» vẫn cứ bình yên sống còn!)
Khôn nhưng không ngoan, bọn Tuyên Huấn lại còn cho làm phim xuyên tạc trắng trợn mọi sự thật mà ngay thời ấy, những tháng 5, 6 ,7 năm 1968, ai có học, ai biết nghe và đọc chút ngoại ngữ, đặc biệt những loại không chịu đui mù điếc như mình đâu có thiếu tin tức, tài liệu, hình ảnh, lời phát biểu của những nhân vật chính trị, những giới quan sát, nổi tiếng trên thế giới! Tất cả những tờ báo «địch» mà mình được đọc đều khẳng định: ĐÂY LÀ MỘT THẤT BẠI LỚN NHẤT CỦA VIỆT CỘNG DO KHÔNG ĐÁNH GIÁ HẾT TÌNH HÌNH DÂN CHÚNG MIỀN NAM VIỆT NAM!
Tất cả những tổ chức nhân sự, thậm chí cả những bài phát thanh, phát biểu đều đã vứt bỏ dù đã được chuẩn bị sẵn vì hy vọng rằng sau khi chiếm được một số điểm trọng yếu thì sẽ có hàng triệu người miền Nam đồng loạt nổi lên: điều này đã không có xảy ra!
Trái lại quân số cán binh cộng sản đã bị thiệt hại quá nhiều lại còn bỏ ngũ chạy sang phía Việt Nam Cộng Hòa ngày càng nhiều lên mà điển hình là thượng tá Tám Hà tức Trần văn Đắc, chính ủy tiền phương QK1, QK4; và Năm Truyện - Sư Trưởng Sư 5. 2 cán bộ cao cấp đã hồi chánh, lên đài Saigòn chửi tụi lãnh đạo Bắc Việt nướng quân cho tham vọng «sớm đón Bác Hồ vào Nam»!
Lũ lượt cán binh Việt cộng trong đó có Tám Hà (thượng tá) ra đầu hàng - Ảnh trái và dòng kêu gọi của Tám Hà là trên 1 truyền đơn của Bộ Thông Tin Chiêu Hồi miền Nam sau Mậu Thân

Nguy hiểm hơn là toàn bộ các kế hoạch tiến thoái, ém quân, các hầm giấu vũ khí đạn dược đều bị lộ hết.
Thế là ….cuộc đại tiệc thịt người nướng chả bắt đầu sau ít ngày đối phương chỉnh đốn lại hàng ngũ. Ai? Những đơn vị nào, những tiểu đội cô gái Saigon đi tải đạn chết sạch không còn một mống, đến ngày hôm nay, không thể nào không vinh danh, «giải quyết chính sách» được đã dần dần lộ ra hết!
CŨNG CHÍNH TRONG DỊP NÀY MÀ GIỚI VĂN NGHỆ, TRÍ THỨC CÁCH CÁI MẠNG CŨNG HÀNG LOẠT VỀ VỚI PHÍA QUỐC GIA»! Đáng kể là Phan Thế, nhạc sỹ giải thưởng Nguyễn đình Chiểu và Huỳnh Phú Sổ, em ruột (hay song sinh? của Mai Văn Bộ, đại sứ của Hanoi tại Pháp)
Để khỏi mang tiếng là «lính ta không biết chết», sự hy sinh bắt đầu được đề cập để lớp hậu duệ phải «biết ơn và quyết tiếp bước người đi trước», hai chữ «bi tráng» đã được mạnh dạn dùng trong các bài ca ngợi đảng ta «trăm trận đánh trăm trận thắng»!
Đáng xấu hổ nhất là vụ bỏ chạy khỏi Huế, một tội ác còn… ác hơn cả vụ «Rừng Katyn ở Balan»: cộng quân giết hết những kẻ «tay sai địch» trước khi bỏ chạy rồi đổ cho bọn Mỹ Ngụy (Staline thì đổ cho bọn HItler!). Nhưng những bọn ngu si, vô học chúng chỉ bịp nổi những kẻ đại kẻ ngu si nghĩa là ngu hơn chúng!!! Hàng ngàn ống kính, nhiếp ảnh, điện ảnh ... đã ghi lại những xác người bị chôn vùi vội vã man rợ, đầu bị đập vỡ bằng cán cuốc, gậy gộc, báng súng, tay thì bị trói ghì cánh khuỷu vào nhau...vẫn còn đấy kia, mà tớ đã được xem từ hơn 30 năm trước, đến hôm nay lại được cả lề phải và lề trái cùng khai thác….
Nhưng thật nhất là những nhân chứng sống sót, những gia đình họ tộc có người bị giam ở nhà lao Thừa Phủ, bị đưa đi thủ tiêu ở Cồn Hến đang còn sống cả vạn người kia! Giết hết họ đi để diệt khẩu thế nào được!? Hơn nữa, thời đại bùng nổ thông tin này, không một ai, một nước nào có thể BÓP MÉO chứ chưa nói là có thể BỊA RA SỰ THẬT!
Tang tóc này ở Huế Tết Mậu Thân ai mà không biết. Đổ cho "Mỹ Ngụy" sao đặng mà đổ???!!!- tạm trưng 1 trong hàng ngàn ảnh về đề tài Mậu Thân 1968 này

2-/ Lờ tịt đi cái ngày đáng lẽ phải khắc sâu vào lịch sử đất nước: Ngày 17 tháng 2/79 …ngày mà cách đây 34 năm, bọn Bành Trướng Bắ Kinh đã đập tan cái sự «Hữu Ái Rai Cấp Quốc Tế Vô Sản» giữa hai cái tổ chức cho đến bây giờ vẫn sống sót giả vờ, sau khi tất cả đã xụp đổ hoặc…lờ tịt Mác Lê với búa liềm!
Họ không cho phép ai được nhắc đến người sống, không cho thờ phụng, tưởng niệm những người chết! Họ sợ sự thật, sợ quá khứ! Họ đàn áp đe dọa thậm chí tù đầy tất cả những ai phản đối bọn bành trướng đang ngày càng ngang nhiên coi xứ Việt này như là xứ Quảng Tây, Quảng Đông của chúng từ lâu. Quảng Ninh, Quảng Nam, Quảng…. dù có trở về với Trung Hoa Đại Hán, cũng không ai có quyền phản đối vì đã có Đảng và Nhà nước…no!
Vậy mà, họ cứ coi triệu triệu người trên thế giới đều ĐẠI NGU cả! Họ cứ tiếp tục cho mấy anh tướng già hết hơi lên Tivi, cho cả mấy đứa con nít làm văn nghệ, làm phim tài liệu nói về cái TỘI ÁC MẬU THÂN của chính bọn họ rằng là CHIẾN THĂNG LỊCH SỬ... không chút ngượng ngùng, hổ thẹn lương tâm!
Cho đến xuân này, họ cho những thành phố Tầu được mọc thêm khắp chốn, cho LÊN Tivi những chương trình nói tiếng Tầu 100%! Nhân dịp Tết, họ quảng bá văn hóa Tầu, múa lân Tầu, giăng khẩu hiệu chữ Tầu trên đường phố và trên Tivi! Họ vẫn coi «dù gì thì lước Tầu cũng… đồng chí hướng!
Đấy! Cái Tết con rắn này bắt đầu bằng những nọc độc phun ra từ miệng những con hổ mang bành, ….tàn ác, thâm hiểm và trâng tráo hơn rắn thực gấp nhiều lần!
CHƯA BAO GIỜ, CẢ MỘT BỘ MÁY TRUYỀN THÔNG KHỔNG LỒ NHẤT THẾ GIỚI ĐƯỢC HUY ĐỘNG CHẠY HẾT GA ĐỂ NÓI DỐI, NÓI LÁO, NÓI BỊP, NÓI PHÉT HÒNG CHE CHẮN BỚT NHỮNG TỘI LỖI PHÁ TAN ĐẤT NƯỚC CỦA NHỮNG KẺ CẦM QUYỀN ĐƯƠNG THỜI!
ĂN MÀY VÀ…XÀI SANG DĨ VÃNG ĐỎ MÁU, TRẮNG XƯƠNG NGƯỜI VIỆT NAM LÀ HÀNH VI KINH TỞM, RẤT ĐÁNG HUY ĐỘNG MỌI NĂNG LƯỢNG ĐỂ LY DỊ NGAY VỚI CON MA TRƠI CỘNG SẢN NÀY!
Dã hơn 20 xuân qua, cả khối theo Mác _Lê- Xít –Mao đã bị chôn vùi trong bãi tha ma của lịch sử, còn sót lại vài ba tên nặng nợ với tình thương yêu các ông Tây râu sồm, đầu hói thì giờ đây cũng đã dần dần bỏ nốt. Thằng thì lẳng lặng hạ bệ, bỏ ảnh, bỏ cờ. Thằng thì lẳng lặng thay thế lũ lãnh tụ ngoại lai bằng ba đời ông cháu làm vua trị vì dân đen muôn đời ...
Mới đây, còn cái Đảng gọi là cộng sản Pháp cũng quyết định vứt mẹ nó hình tượng búa liềm trong thẻ Đảng của vài lão già ngắc ngoải với đồng tiền trợ cấp của chính phủ Đảng Xã Hội.
thẻ đảng mới của Đảng Cộng Sản Pháp sắp trút hơi thở cuối cùng



















Liệu năm con rắn, có ai giúp những kẻ "cố thủ đến cùng" ở Việt Nam này ly dị nổi với bọn vợ giang mai, lậu tim la tám tầng này không nhỉ?
Hồi Ký Một Thằng Hèn – Tác giả: Tô Hải
- Thi nhau ném tiền vào bia tiến sĩ ở Văn Miếu (VNE).- Đào tạo phổ thông: Một hệ thống giáo dục đầy quan liêu (Freeman/ TCPT). - Tuyển sinh 2013: Hàng loạt điểm mới để đáp ứng thị trường lao động (GDVN). - Tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2013: Nhiều cách xác định điểm sàn (TN). - Cách học hiệu quả để vượt qua 2 kỳ thi (TN).
- Vì sao Bộ GD&ĐT lại giấu kỹ phổ điểm? (GDVN).--Hơn 2000 bằng thạc sĩ, cử nhân ở ĐH Quốc gia: Hủy hay công nhận? (GD 30-1-13)- Trường Đại học Bách khoa Hà Nội: Những “vết xước” trên “tấm huân chương” (NCT).
- Quy định mới về nhập ngũ cho học sinh, sinh viên (GDVN). – Công tác tuyển sinh quân sự năm 2013: Chủ động tuyên truyền, tư vấn để thí sinh chọn trường, ngành phù hợp (QĐND).
- Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hoàng Xuân Lương: Học viện Dân tộc: Mũi nhọn phát triển nguồn nhân lực khu vực dân tộc thiểu số (DT).- GS.TS Trần Ngọc Thêm: “Xã hội hướng đến ổn định là xã hội không thích đi” (LĐ). – Những du khách Việt “xấu xí”(LĐ).
- Lễ dâng bánh chưng tại khu mộ bà Hoàng Thị Loan (VTV).
- Quy định mới về nhập ngũ cho học sinh, sinh viên (TN/DV). – Vì sao phải nhập ngũ, kể cả thi đỗ đại học? (VietQ).
- Việt Nam có giải ảnh báo chí quốc tế danh giá (VNE).  – Maika ‘choáng’ khi ảnh đồng giới đoạt giải báo chí (VNN).
- Bảo tàng Hà Nội – công trình đẹp bị “ngó lơ” (TT). - Thư ngỏ gửi ông Trương Tấn Sang chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam (DĐCN).  – Tui thách anh Tư Sang… (DLB). – Chủ tịch nước Trương Tấn Sang thăm Tổng Công ty Tân cảng Sài Gòn, Quân đoàn 4 (SGGP).  – Yếu kém từ người đứng đầu (HNM).
- Để không là “Hội đồng… tổng cốc” (PLVN).
- Phó công an xã bắn người bị còng tay tại trụ sở (TN).- Nam thanh niên trúng đạn tại đồn công an (VNE).
Một bác sĩ Mỹ gốc Việt và cái chết của bệnh nhân: Investigation focuses on doctor in drug deaths (LAT 14-2-13) - Đớn đau những cái chết được báo trước dịp Tết (VnMedia).  - Xe ô tô lao lên dải phân cách, 30 khách bị hất tung trong xe (DV).  – TP.HCM: Xe khách tông nhau trên cầu, hàng trăm người hoảng loạn (DT).  - Tai nạn 7 người chết ở Lâm Đồng: Bắt tạm giam lái xe (VOV).   - Xe dù ‘chặt chém’ trên đường về Sài Gòn (VNE).
- Hàng loạt xe máy bị giẫm bẹp trong hội cướp phết (VNE).  - Kinh hoàng chen lấn cướp phết đầu năm (TN).   - Buồn vui chợ Viềng Vụ Bản đầu năm (TN).  - Hình ảnh gai mắt tại di tích Phủ Dày (Infonet).- Bát nháo ở núi Sam (TT). – Chùa Bái Đính, hình ảnh đẹp và chưa đẹp (VNN). – Tháng giêng mùa lễ hội – Dịch vụ ăn theo lộng hành (SGGP). – Đi lễ chùa, đề phòng mất của (ANTĐ/TTVH)
- Xấu hổ vì cảnh cướp hoa náo loạn ở Đà Nẵng (TTVH).  - Đua nhau tranh giành hoa ở đường hoa Bạch Đằng (TN).Xấu hổ vì cảnh cướp hoa náo loạn ở Đà Nẵng
(Thethaovanhoa.vn) - Sáng ngày 17/2, đường hoa Bạch Đằng Xuân Quý Tỵ 2013 tại Đà Nẵng chính thức được tháo dỡ, sau 10 ngày hoạt động đón người dân và khách tham quan thưởng lãm. Nhưng ngay từ sáng sớm, hàng trăm người dân đã chầu chực ...
Người dân đổ xô cướp hoa xuân ở Đà NẵngVNExpress
Đổ xô “cướp” hoa, đường Bạch Đằng náo loạnNgười Lao Động
Đua nhau tranh giành hoa ở đường hoa Bạch ĐằngThanh Niên Ông Vương Đình Huệ thôi bộ trưởng tài chính
- Dân tộc thứ 55 của Việt Nam? (XH).
Sự tích bến không chồng (Kỳ II)
Sự tích bến không chồng (Kỳ I)
Xe tải lao thẳng vào… giường ngủ nhà dân
Dân Trí
(Dân trí) - Khoảng 20 giờ tối ngày 15/2 tại km66 trên QL9 đoạn qua khóm 4, thị trấn Khe Sanh, huyện Hướng Hóa (Quảng Trị) đã xảy ra một vụ tai nạn nghiêm trọng khiến cho một ngôi nhà người dân bị phá vỡ, một người bị thương nặng. Thông tin ban đầu ...
Xe tải chở hàng chục tấn gỗ lao vào nhà dânLao động
Thắp sáng hai sườn Trường SơnHà Nội Mới
- WHO kêu gọi cảnh giác với virus giống như SARS (PNTP).- Khám bệnh siêu tốc – Kỳ 2: “Cưỡi phản lực” xem bệnh (TN).- CHA CỦA CÔNG AN CHẲNG HẠN? (Faxuca).
- Tài bắt rắn của người Lệ Mật làm Tây bái phục (Infonet).
- Ông Tây cứu người bị tại nạn (LĐ).
- Chầu chực đón xe vào Nam (TN).
Sau Twitter, đến lượt Facebook bị tin tặc tấn công Sau Twitter cách nay hai tuần, vào hôm qua, 15/02/2013, đến lượt mạng xã hội là Facebook xác nhận họ là đối tượng của hàng loạt vụ thâm nhập của tin tặc. Đợt tấn công tin học xẩy ra trong tháng Giêng vừa qua đã được Facebook đánh giá là rất « tinh vi », cho dù mạng xã hội hàng đầu thế giới trụ sở tại Mỹ này cho biết là chưa thấy bằng chứng về việc dữ liệu cá nhân của khách hàng bị xâm phạm.
Facebook bị tin tặc tấn công
Tinh tinh có trí óc giống con người, có thể tốt hơn- Facebook bị tin tặc tấn công (PT).Ông đồ thời laptop (LĐ 15-2-13) -- P/v Trần Trọng Dương


Ian McEwan không còn tin tưởng ở tiểu thuyết? When I Stop Believing in Fiction (TNR 15-2-13)

Tổng số lượt xem trang