Để cải thiện thực trạng vốn xã hội của chúng ta, có hai vấn đề nổi bật cần lưu ý: một là đánh giá đúng kết cấu nền tảng xã-hội-tâm-lý biểu hiện ở các đặc trưng tính cách, phong tục, tập quán, cách suy nghĩ, lối sống của người Việt; thứ hai là xem xét tình trạng phát triển của xã hội dân sự, tức là những tổ chức tự nguyện của người dân trong sinh hoạt của cộng đồng bên ngoài thị trường và nhà nước.
Về vấn đề thứ nhất, đã có nhiều người bàn về những điểm mạnh, yếu, những cái hay, dở của người Việt. Ở đây tôi chỉ muốn nêu lên một số nhược điểm tính cách mà theo tôi có tầm ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của văn hóa, khoa học, giáo dục.
Cách đây hơn 10 năm, trong một hội thảo về đặc trưng văn hóa dân tộc ở TP. HCM tôi có nhấn mạnh yếu kém của người Việt về đầu óc tưởng tượng. Nói cho chính xác, trí tưởng tượng của người Việt không thuộc loại xuất sắc trên thế giới. Nhận xét đó có thể chạm tự ái dân tộc của nhiều người, nhưng tôi nghĩ đó là thực tế chúng ta cần thẳng thắn nhìn nhận. Điều này thật ra cũng chẳng có gì lạ đối với một dân tộc bị đô hộ hàng nghìn năm, triền miên phải chống nhiều kẻ thù xâm lược lớn hơn, mạnh hơn gấp bội, tất nhiên trí tưởng tượng của dân tộc chỉ có thể phát huy mạnh mẽ trong chiến tranh giữ nước. Nhưng cũng chính vì thế trí tưởng tượng của người Việt bị hạn chế trong nhiều lĩnh vực khác của đời sống bình thường. Chẳng hạn, trong kiến trúc truyền thống, ta không có công trình nào tầm cỡ như Angkor Wat của người Khmer. Trong kho tàng văn học, những tác phẩm hay nhất của ta cũng lấy cốt truyện dựa theo Tàu. Ta ít có những pho truyện lớn, với nhiều tình tiết phức tạp hay ý tưởng kỳ lạ độc đáo, lôi cuốn người đọc vào những thế giới tưởng tượng nửa thực nửa hư như ở nhiều nền văn học lớn khác trên thế giới. Hoàn cảnh lịch sử cũng đã giam hãm ông bà ta quá lâu trong lối học từ chương khoa cử, nên tư duy bị gò bó, chúng ta thiếu những nhà tư tưởng lớn, những triết gia tầm cỡ nhân loại. Tóm lại, gia tài để lại về trí tưởng tượng sáng tạo của chúng ta phải nói là khiêm tốn. Trong thời đại kinh tế tri thức, đây là một nhược điểm mà nếu không cố gắng khắc phục nhanh ta sẽ luôn ở thế yếu trong sự cạnh tranh với thế giới. Einstein từng nói một câu nổi tiếng: “Trí tưởng tượng còn quan trọng hơn tri thức.” Mới nghe tưởng như một nghịch lý nhưng thật ra là chân lý rất sâu sắc. Ý nghĩa thời sự của chân lý đó là: học để hiểu, để nhớ, để mở mang kiến thức là rất cần thiết, nhưng chỉ đủ để làm theo, đi theo, chứ hoàn toàn chưa đủ để khám phá, sáng tạo; mà người ta không thể khám phá, sáng tạo với một trí tưởng tượng nghèo nàn.
Nhược điểm thứ hai cần nói đến ở người Việt là thiếu tinh thần kỷ luật và ý thức gắn kết cộng đồng. Trên thế giới người Đức nổi tiếng về hai đức tính đó, đặc biệt về tính kỷ luật chính xác. Người Trung Quốc, người Do Thái cũng nổi tiếng về tinh thần gắn kết cộng đồng. Còn người Việt chúng ta thì quá yếu về hai đức tính đó. Nhiều chuyện tiếu lâm trong dân gian xung quanh việc này không phải không có cơ sở. Ngay những việc rất nhỏ trong giao thông đường phố cũng thấy rõ ứng xử khác nhau của người Việt và người Đức: khi đèn đỏ, mặc dù nhìn quanh không thấy có xe cộ qua, người Đức vẫn kiên nhẫn đứng đợi, còn người Việt thì thường sẽ tranh thủ vượt. Tính cách này ảnh hưởng sâu sắc tới sự phát triển khoa học, công nghệ, và xây dựng công nghiệp. Nền văn minh hiện đại đòi hỏi mọi người phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy trình, nề nếp đã được chuẩn hóa chính xác để bảo đảm sự vận hành nhịp nhàng tối ưu của xã hội. Thế mà đã có biết bao công trình xây dựng, nhà máy trên đất nước ta vừa mới khánh thành đã phải liên tục sửa chữa, thậm chí làm lại, chỉ vì sự cẩu thả trong việc tuân thủ các quy trình, các chuẩn mực từ thiết kế đến thi công. Đáng nói nhất là ý thức tôn trọng luật pháp chưa thành thói quen hằng ngày ngay từ các quan chức, khiến trong xã hội có nhiều tình huống tưởng như không có luật pháp, rất nguy hiểm.
Nhược điểm thứ ba là thiếu tinh thần học hỏi, thực sự cầu thị. Nhược điểm này của người Việt được thể hiện rõ nhất nếu chúng ta đối chiếu với người Nhật để thấy hết sự tương phản. Người Nhật có tinh thần khiêm tốn học tập cái hay của người khác và ít có thói chủ quan tự mãn, tự ru ngủ, tự cho mình là nhất thiên hạ. Khác với nhiều người chúng ta, làm được chút gì thì ba hoa thiên địa, đến khi thất bại thì chậm rút kinh nghiệm, viện đủ mọi lý do để biện bạch ngoan cố. Đồng thời, cách học hỏi của người Nhật không mang tính nô lệ, không bị lệ thuộc; tuy học người khác nhưng cũng biết đặt câu hỏi, lật tới lật lui, tìm cho ra đạo lý, căn nguyên, chứ không tiếp thu máy móc hời hợt. Điều này thấy rõ ngay cả trong các hội thảo khoa học: thường người Nhật rất chịu khó lắng nghe, đặt nhiều câu hỏi, biểu lộ sự quan tâm, khuyến khích diễn giả phát biểu hết ý kiến. Nhiều hội thảo khoa học ở Nhật không khí sôi nổi hơn cả ở một số nước phương Tây. Có lẽ nhờ cái tinh thần đó mà từ rất sớm họ đã biết mở cửa, tiếp thu nền văn minh phương Tây, mau chóng trở thành cường quốc và khi thất bại họ cũng biết nhẫn nhục học hỏi, rút ra những bài học cần thiết để mau chóng vươn lên trở lại từ đống đổ nát. Thật khác với chúng ta, trong quá khứ và hiện nay đã bỏ lỡ biết bao cơ hội chỉ vì cái tính bảo thủ, không biết kịp thời học hỏi, rút kinh nghiệm nghiêm chỉnh từ thất bại.
Cuối cùng, ngoài những nhược điểm đề cập trên đây, có một đặc tính tiêu cực rất nghiêm trọng, đó là thói giả dối. Từ chỗ vốn không thuộc truyền thống của người Việt, trong mấy chục năm nay, cái thói xấu này đã dần dần trở thành phổ biến đến mức có thể nói đang trở thành một tính chất tiêu biểu. Và nếu cứ để bệnh giả dối ngày càng xâm nhập sâu vào mọi ngóc ngách cuộc sống, kể cả các hoạt động khoa học và giáo dục, thì thật đáng lo cho tiền đồ đất nước. Trong giáo dục, căn bệnh này với các biến tướng của nó (tiêu cực trong thi cử, chạy theo thành tích, v.v.) sẽ ngày càng lấn át các xu hướng lành mạnh tích cực, làm hỏng cả thanh thiếu niên, đẩy họ vào lối sống sa đọa, không lý tưởng, không mục đích. Trong khoa học, nếu không kịp thời chấn chỉnh thì nạn đạo văn và nạn gian dối trong các báo cáo nghiên cứu sẽ phát triển ngày càng tinh vi, trắng trợn, xóa nhòa ranh giới giữa thật và dỏm, đầu độc môi trường học thuật, làm nản lòng mọi người trung thực, đẩy khoa học vào thế bế tắc rất khó thoát.
Vấn đề thứ hai cần xem xét về thực trạng vốn xã hội ở Việt Nam là sự phát triển của xã hội dân sự. Gần đây có điều đáng mừng là xã hội dân sự của chúng ta đang dần dần hình thành và mạnh lên. Ví dụ như ngày càng nhiều những người dân tập hợp trong những tổ chức tự nguyện hoạt động ngoài khuôn khổ chính quyền và không nhằm lợi nhuận, chỉ với những mục đích cao quý, như từ thiện, giúp đỡ, bênh vực người nghèo và những số phận không may mắn, cả về vật chất lẫn tinh thần; hoặc đơn giản là hợp tác hỗ trợ nhau trong nghề nghiệp. Qua những tổ chức đó, ý thức trách nhiệm công dân được nâng cao, sự gắn kết cộng đồng được tăng cường, có lợi cho cộng đồng, có lợi cho đất nước. Nhiều việc, thị trường và Nhà nước không thể làm, hoặc không thể làm tốt bằng xã hội dân sự. Đồng thời, xã hội dân sự cũng là cầu nối giữa chính quyền và người dân, là cái phanh để ngăn chặn chính quyền lạm dụng quyền lực và nạn suy thoái đạo đức, giữ cho xã hội phát triển hài hòa, lành mạnh.
Nói tóm lại, để phát triển vốn xã hội và qua đó thúc đẩy mạnh mẽ hơn nữa sự phát triển của đất nước rất cần hai điều. Thứ nhất, cần nhận thức rõ những điểm yếu trong con người Việt Nam, tìm ra nguyên nhân để từ đó có cách hạn chế và loại trừ. Trong số các nguyên nhân, cần đặc biệt chú ý tới những vấn đề về thể chế Nhà nước và cơ chế thị trường, vì mặc dù vốn xã hội nằm ngoài phạm trù thể chế và cơ chế thị trường nhưng những cải cách về thể chế Nhà nước và cơ chế thị trường lại có tác dụng thúc đẩy phát triển vốn xã hội. Ví dụ đơn giản như nếu cơ chế thị trường không phát triển, thì người dân không có động cơ cạnh tranh, khiến cho trí tưởng tượng sáng tạo không được phát huy và ngày càng teo tóp.
Thứ hai là phải tạo điều kiện phát triển xã hội dân sự thay vì ràng buộc và hạn chế nó, bởi ngày càng thấy rõ vai trò không thể thiếu được của xã hội dân sự trong sự phát triển của đất nước. Một xã hội dân sự phát triển lành mạnh, có tiếng nói và vai trò độc lập với thể chế và thị trường, mới có thể góp phần nâng cao vốn xã hội và qua đó phục vụ lợi ích của cộng đồng ở những việc mà thị trường và nhà nước không hoặc khó làm được tốt.
Chúng ta luôn nói chiến lược phát triển đất nước là chiến lược con người nhưng nếu không chú ý tới hai điểm trên thì thật sự chỉ là lời nói suông, chẳng có mấy tác dụng.-Thực trạng vốn xã hội Việt Nam: Hai vấn đề cần bàn (TS 18-2-13) -- Bài GS Hoàng Tụy ◄ - GS Hoàng Tụy: Thực trạng vốn xã hội Việt Nam: Hai vấn đề cần bàn (Tia sáng).Cách đây hơn 10 năm, trong một hội thảo về đặc trưng văn hóa dân tộc ở TP. HCM tôi có nhấn mạnh yếu kém của người Việt về đầu óc tưởng tượng. Nói cho chính xác, trí tưởng tượng của người Việt không thuộc loại xuất sắc trên thế giới. Nhận xét đó có thể chạm tự ái dân tộc của nhiều người, nhưng tôi nghĩ đó là thực tế chúng ta cần thẳng thắn nhìn nhận. Điều này thật ra cũng chẳng có gì lạ đối với một dân tộc bị đô hộ hàng nghìn năm, triền miên phải chống nhiều kẻ thù xâm lược lớn hơn, mạnh hơn gấp bội, tất nhiên trí tưởng tượng của dân tộc chỉ có thể phát huy mạnh mẽ trong chiến tranh giữ nước. Nhưng cũng chính vì thế trí tưởng tượng của người Việt bị hạn chế trong nhiều lĩnh vực khác của đời sống bình thường. Chẳng hạn, trong kiến trúc truyền thống, ta không có công trình nào tầm cỡ như Angkor Wat của người Khmer. Trong kho tàng văn học, những tác phẩm hay nhất của ta cũng lấy cốt truyện dựa theo Tàu. Ta ít có những pho truyện lớn, với nhiều tình tiết phức tạp hay ý tưởng kỳ lạ độc đáo, lôi cuốn người đọc vào những thế giới tưởng tượng nửa thực nửa hư như ở nhiều nền văn học lớn khác trên thế giới. Hoàn cảnh lịch sử cũng đã giam hãm ông bà ta quá lâu trong lối học từ chương khoa cử, nên tư duy bị gò bó, chúng ta thiếu những nhà tư tưởng lớn, những triết gia tầm cỡ nhân loại. Tóm lại, gia tài để lại về trí tưởng tượng sáng tạo của chúng ta phải nói là khiêm tốn. Trong thời đại kinh tế tri thức, đây là một nhược điểm mà nếu không cố gắng khắc phục nhanh ta sẽ luôn ở thế yếu trong sự cạnh tranh với thế giới. Einstein từng nói một câu nổi tiếng: “Trí tưởng tượng còn quan trọng hơn tri thức.” Mới nghe tưởng như một nghịch lý nhưng thật ra là chân lý rất sâu sắc. Ý nghĩa thời sự của chân lý đó là: học để hiểu, để nhớ, để mở mang kiến thức là rất cần thiết, nhưng chỉ đủ để làm theo, đi theo, chứ hoàn toàn chưa đủ để khám phá, sáng tạo; mà người ta không thể khám phá, sáng tạo với một trí tưởng tượng nghèo nàn.
Nhược điểm thứ hai cần nói đến ở người Việt là thiếu tinh thần kỷ luật và ý thức gắn kết cộng đồng. Trên thế giới người Đức nổi tiếng về hai đức tính đó, đặc biệt về tính kỷ luật chính xác. Người Trung Quốc, người Do Thái cũng nổi tiếng về tinh thần gắn kết cộng đồng. Còn người Việt chúng ta thì quá yếu về hai đức tính đó. Nhiều chuyện tiếu lâm trong dân gian xung quanh việc này không phải không có cơ sở. Ngay những việc rất nhỏ trong giao thông đường phố cũng thấy rõ ứng xử khác nhau của người Việt và người Đức: khi đèn đỏ, mặc dù nhìn quanh không thấy có xe cộ qua, người Đức vẫn kiên nhẫn đứng đợi, còn người Việt thì thường sẽ tranh thủ vượt. Tính cách này ảnh hưởng sâu sắc tới sự phát triển khoa học, công nghệ, và xây dựng công nghiệp. Nền văn minh hiện đại đòi hỏi mọi người phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy trình, nề nếp đã được chuẩn hóa chính xác để bảo đảm sự vận hành nhịp nhàng tối ưu của xã hội. Thế mà đã có biết bao công trình xây dựng, nhà máy trên đất nước ta vừa mới khánh thành đã phải liên tục sửa chữa, thậm chí làm lại, chỉ vì sự cẩu thả trong việc tuân thủ các quy trình, các chuẩn mực từ thiết kế đến thi công. Đáng nói nhất là ý thức tôn trọng luật pháp chưa thành thói quen hằng ngày ngay từ các quan chức, khiến trong xã hội có nhiều tình huống tưởng như không có luật pháp, rất nguy hiểm.
Nhược điểm thứ ba là thiếu tinh thần học hỏi, thực sự cầu thị. Nhược điểm này của người Việt được thể hiện rõ nhất nếu chúng ta đối chiếu với người Nhật để thấy hết sự tương phản. Người Nhật có tinh thần khiêm tốn học tập cái hay của người khác và ít có thói chủ quan tự mãn, tự ru ngủ, tự cho mình là nhất thiên hạ. Khác với nhiều người chúng ta, làm được chút gì thì ba hoa thiên địa, đến khi thất bại thì chậm rút kinh nghiệm, viện đủ mọi lý do để biện bạch ngoan cố. Đồng thời, cách học hỏi của người Nhật không mang tính nô lệ, không bị lệ thuộc; tuy học người khác nhưng cũng biết đặt câu hỏi, lật tới lật lui, tìm cho ra đạo lý, căn nguyên, chứ không tiếp thu máy móc hời hợt. Điều này thấy rõ ngay cả trong các hội thảo khoa học: thường người Nhật rất chịu khó lắng nghe, đặt nhiều câu hỏi, biểu lộ sự quan tâm, khuyến khích diễn giả phát biểu hết ý kiến. Nhiều hội thảo khoa học ở Nhật không khí sôi nổi hơn cả ở một số nước phương Tây. Có lẽ nhờ cái tinh thần đó mà từ rất sớm họ đã biết mở cửa, tiếp thu nền văn minh phương Tây, mau chóng trở thành cường quốc và khi thất bại họ cũng biết nhẫn nhục học hỏi, rút ra những bài học cần thiết để mau chóng vươn lên trở lại từ đống đổ nát. Thật khác với chúng ta, trong quá khứ và hiện nay đã bỏ lỡ biết bao cơ hội chỉ vì cái tính bảo thủ, không biết kịp thời học hỏi, rút kinh nghiệm nghiêm chỉnh từ thất bại.
Cuối cùng, ngoài những nhược điểm đề cập trên đây, có một đặc tính tiêu cực rất nghiêm trọng, đó là thói giả dối. Từ chỗ vốn không thuộc truyền thống của người Việt, trong mấy chục năm nay, cái thói xấu này đã dần dần trở thành phổ biến đến mức có thể nói đang trở thành một tính chất tiêu biểu. Và nếu cứ để bệnh giả dối ngày càng xâm nhập sâu vào mọi ngóc ngách cuộc sống, kể cả các hoạt động khoa học và giáo dục, thì thật đáng lo cho tiền đồ đất nước. Trong giáo dục, căn bệnh này với các biến tướng của nó (tiêu cực trong thi cử, chạy theo thành tích, v.v.) sẽ ngày càng lấn át các xu hướng lành mạnh tích cực, làm hỏng cả thanh thiếu niên, đẩy họ vào lối sống sa đọa, không lý tưởng, không mục đích. Trong khoa học, nếu không kịp thời chấn chỉnh thì nạn đạo văn và nạn gian dối trong các báo cáo nghiên cứu sẽ phát triển ngày càng tinh vi, trắng trợn, xóa nhòa ranh giới giữa thật và dỏm, đầu độc môi trường học thuật, làm nản lòng mọi người trung thực, đẩy khoa học vào thế bế tắc rất khó thoát.
Vấn đề thứ hai cần xem xét về thực trạng vốn xã hội ở Việt Nam là sự phát triển của xã hội dân sự. Gần đây có điều đáng mừng là xã hội dân sự của chúng ta đang dần dần hình thành và mạnh lên. Ví dụ như ngày càng nhiều những người dân tập hợp trong những tổ chức tự nguyện hoạt động ngoài khuôn khổ chính quyền và không nhằm lợi nhuận, chỉ với những mục đích cao quý, như từ thiện, giúp đỡ, bênh vực người nghèo và những số phận không may mắn, cả về vật chất lẫn tinh thần; hoặc đơn giản là hợp tác hỗ trợ nhau trong nghề nghiệp. Qua những tổ chức đó, ý thức trách nhiệm công dân được nâng cao, sự gắn kết cộng đồng được tăng cường, có lợi cho cộng đồng, có lợi cho đất nước. Nhiều việc, thị trường và Nhà nước không thể làm, hoặc không thể làm tốt bằng xã hội dân sự. Đồng thời, xã hội dân sự cũng là cầu nối giữa chính quyền và người dân, là cái phanh để ngăn chặn chính quyền lạm dụng quyền lực và nạn suy thoái đạo đức, giữ cho xã hội phát triển hài hòa, lành mạnh.
Nói tóm lại, để phát triển vốn xã hội và qua đó thúc đẩy mạnh mẽ hơn nữa sự phát triển của đất nước rất cần hai điều. Thứ nhất, cần nhận thức rõ những điểm yếu trong con người Việt Nam, tìm ra nguyên nhân để từ đó có cách hạn chế và loại trừ. Trong số các nguyên nhân, cần đặc biệt chú ý tới những vấn đề về thể chế Nhà nước và cơ chế thị trường, vì mặc dù vốn xã hội nằm ngoài phạm trù thể chế và cơ chế thị trường nhưng những cải cách về thể chế Nhà nước và cơ chế thị trường lại có tác dụng thúc đẩy phát triển vốn xã hội. Ví dụ đơn giản như nếu cơ chế thị trường không phát triển, thì người dân không có động cơ cạnh tranh, khiến cho trí tưởng tượng sáng tạo không được phát huy và ngày càng teo tóp.
Thứ hai là phải tạo điều kiện phát triển xã hội dân sự thay vì ràng buộc và hạn chế nó, bởi ngày càng thấy rõ vai trò không thể thiếu được của xã hội dân sự trong sự phát triển của đất nước. Một xã hội dân sự phát triển lành mạnh, có tiếng nói và vai trò độc lập với thể chế và thị trường, mới có thể góp phần nâng cao vốn xã hội và qua đó phục vụ lợi ích của cộng đồng ở những việc mà thị trường và nhà nước không hoặc khó làm được tốt.
Vốn xã hội từ lý thuyết đến thực tiễn ở Việt Nam
-Vốn xã hội cho phát triển KH&CN Việt Nam
-- Trần Mạnh Hảo MƯỜI BẢY NĂM TRƯỚC, PGS.TS. NHÀ VĂN NGUYỄN THANH TÚ ĐÃ ĂN CẮP LUẬN VĂN TIẾN SĨ (Mai Xuân Dzũng). - Thành lập Viện Hàn lâm khoa học công nghệ VN và Viện Hàn lâm khoa học xã hội VN (LĐ).- Đánh thức mầm xuân (ĐĐK).
*********************
- Lời kinh bá đạo trong lễ khai hội xuân Yên Tử (DLB). –
**********************
– Bói rong, gửi xe chặt chém ở Đền Trần (Infonet).- Săn cổ vật Óc Eo – Kỳ 2: Chiếm lấy cổ vật nhà chùa (TN).
- Nhiều nơi mở hội du xuân (TP). - Hàng vạn người thưởng lãm hội đua ngựa truyền thống (PLTP). - Sôi nổi hội đua ngựa giữa lưng trời mờ sương (LĐ). - Độc đáo lễ hội cầu duyên ở Tuyên Quang(Soha). - Về hội Triều Khúc xem “con đĩ đánh bồng” (DV). - Hội chùa Hương đông “méo mặt” (LĐ). - Chen chân “vay nợ” bà Chúa kho đầu năm (GDVN).
- Cảnh báo biến tướng lễ hội – Kỳ 4: Rải tiền nơi cửa Phật (TN). - Đền Trần – Nam Định: Chưa khai hội đã “chặt chém” du khách (LĐ). - Ùn tắc khi vãn cảnh chùa (LĐ). - Lễ hội: bệnh cũ tái phát (TT). - Thông điệp buồn từ các lễ hội (DT). - Ẩm thực… xảo trá! (LĐ).
- Lễ thức thiêng ngày tết ở bản La Hủ (DV).
- Ảnh “độc” về VN trên website hài hước lớn nhất TG (Kiến thức).
- Đi lễ đầu năm (NNVN). – Tiền công đức rải vô tội vạ ở chùa Trấn Quốc (Infonet).- Kính gửi các đồng chí hay đọc báo mạng (DLB). - Loa phường sẽ không còn là nỗi ám ảnh? (PLVN). - Nghiện Quyền lực (Gốc sân).
- Báo Nhân Dân quảng cáo cho Dâm thư (Đông A).
-Khi báo Nhân dân giới thiệu dâm thư và phim kinh dị
Tháng 2 8, 2013
Phạm Thị Hoài
Báo Nhân dân không ai đọc, nhiều người nghĩ thế. Tôi cho rằng họ sai. Độc giả của tờ báo đầu đàn chính thống này là một tầng lớp đặc biệt, trước hết gồm các đảng viên, tức những người thuộc giai cấp cầm quyền chính trị; sau nữa đến bản thân giới truyền thông, vì cùng với Thông tấn xã Việt Nam, Đài Phát thanh và Đài Truyền hình, tờ Nhân dân thuộc bộ tứ định hướng tuyên giáo cho toàn bộ giới truyền thông còn lại [i]; và cuối cùng, ít nhất là những người từ nhiều lí do khác nhau quan tâm đến khí hậu chính trị Việt Nam: Họ phải xem dự báo thời tiết. Với trên 200.000 bản in phát hành đến tận các chi bộ, trang Nhân dân Điện tửvà ước chừng không ít hơn nửa triệu độc giả chốt tại nhiều mắt xích quan trọng của chuỗi quyền lực chính trị và truyền thông, ảnh hưởng của tờ Nhân dân đủ lớn để không thể bị coi đơn giản là giấy lót nồi. Vai trò dẫn đường cho dư luận dòng chính của tờ Nhân dân về cơ bản không khác vai trò của một tờ như New York Times – sự khác nhau giữa hai bên ở cơ chế vận hành của vai trò đó không đặt ra trong bài này.
Dù khí hậu tinh thần về đại cục không thay đổi đáng kể, theo cảm nhận của tôi, thời tiết văn hóa ở Việt Nam đã bớt khắc nghiệt hơn nhiều so với một, hai thập kỉ trước. Những năm 90, thật khó hình dung một tác phẩm như Lolita nằm đàng hoàng trên các rạp sách ở Việt Nam. Khi ấy tập truyện ngắn của tôi do Nhà xuất bản Hà Nội ấn hành bị thu hồi vì lí do “mang tính kích dục”. Gần hai mươi năm sau, báo Nhân dân dành cho Lolita những lời thiện cảm và không quên cả quảng cáo cho bộ phim cùng tên của đạo diễn Stanley Kubrick. Tôi nhớ đến lời tuyên bố của tác giả Lolita, nhà văn Nga lưu vong Nabokov, rằng ngoài một phương châm cực kì đơn giản và dễ nhớ thì ông không quan tâm đến chính trị. Phương châm đó như sau: tất cả những gì có lợi cho “bọn Đỏ” – chỉ những người cộng sản – thì ông chống và tất cả những gì bất lợi cho “bọn Đỏ” thì ông theo. Tôi thấy mừng vì thế giới thời tôi sống hơi phức tạp hơn một chút so với phương châm đó. Nhưng còn gì đáng thích thú hơn việc cơ quan ngôn luận đầu não của một Đảng Cộng sản trước sau vẫn cứng rắn và giáo điều trong ý thức hệ lại khen ngợi tác phẩm từng bị coi là scandalđồi trụy của một nhà văn ghét cộng sản đến đào đất đổ đi.
Song thế chưa phải là hết. Tờ Nhân dân còn sẵn sàng cho những bất ngờ khác, đáng sửng sốt đến mức tinh thần chính thống cũng phải khâm phục sự đột biến sinh học của chính mình. Giữa năm ngoái, tờ báo này đăng một bài giới thiệu cuốn Fifty Shades of Grey, cũng với nhiều thiện cảm, thậm chí có thể gọi là thán phục. Với cách phiên âm tên nước ngoài độc nhất vô nhị của mình, ban biên tập còn đóng chứng nhận sản phẩm “chỉ có ở báo Nhân dân” cho bài quảng cáo đó.
Đứng cách Lolita một lịch sử văn học mênh mông, cuốn 50 sắc thái xám không hề là một scandal, dù nó trưng bày mu và mồng, mông và mồn như ở quầy bán thịt trong siêu thị và cung cấp đủ tinh trùng để phun ướt đẫm nhiều trang sách. Nó đơn giản là một cuốn dâm thư có thành công thương mại khổng lồ nhờ hội được nhiều may mắn của hoàn cảnh ra đời. Tôi cũng góp phần mình vào thành công đó, bằng cách mua đến 5 cuốn tặng năm người bạn, những phụ nữ vừa tròn tuổi 50.
Không lâu nữa, cả bộ ba tập 50 sắc thái xám của Nhà xuất bản Lao Động và Công ti Alphabooks sẽ được phát hành chính thức tại Việt Nam. Độc giả Việt đã trưởng thành. Báo Nhân dân không hề yêu cầu dâm thư phải đóng góp vào việc “bồi dưỡng lí tưởng xã hội chủ nghĩa, đạo đức, tình cảm, cảm thụ thẩm mĩ cho con người”. Mới đây tờ báo này còn có lời ca ngợi hiện tượng điện ảnh thế giới “nổi bật”, bộ phim kinh dị Mẹ Ma(Mama). Phim này đang được chiếu trên toàn quốc.
Khi báo Nhân dân giới thiệu dâm thư và phim kinh dị thì Việt Nam đã bước vào thời đại văn hóa giải trí và thương mại. Tôi không có gì phản đối điều đó. Thay được toàn bộ nền văn hóa tuyên truyền bằng văn hóa giải trí thuần túy thì phúc của chúng ta còn lớn lắm. Tác hại của nghệ thuật giải trí cũng thua xa của nghệ thuật tầm phào. Tôi thích xem 007hơn những bộ phim lên gân mà nhẽo nhợt của nền điện ảnh nghiêm túc Việt Nam, thích đọc Harry Potter hơn những bài thơ gửi một thoáng tâm hồn cao thượng, nhạy cảm, sâu sắc, nhân ái vào một thế chấp vẩn vơ nào đó. Đọc Harry Potter, ít nhất tôi được biết rằng ở tuổi 82 khả kính, tổ chức chính trị khuynh loát toàn bộ xã hội Việt Nam bỗng tuân theo kịch bản hành động của một bộ truyện phù thủy dành cho trẻ em. Tôi thấy một nhân vật bước thẳng từ hư cấu ra hiện thực. Kẻ mà ai cũng biết (You-Know-Who) nhưng không được phép nêu tên (He-Who-Must-Not-Be-Named): Đồng chí X ra đời từ đồng chí Voldemort, nguyên mẫu của ông trùm đỏ là vị chúa tể đen hắc ám (The Dark Lord).
Song quê hương yêu dấu của tôi sẽ không còn là nó, nếu ở đó có một cái gì mà lí trí bình thường có thể nắm bắt. Ở đó sự cởi mở thì khác thường, sự hà khắc thì phi thường, và bình thường là tất cả những ấm ớ hội tề còn lại. Trong khi bộ phim bạo lực mới toanh với diễn viên cơ bắp và Cựu Thống đốc California Arnold Schwarzenegger được duyệt thì Đấu trường sinh tử (The Hunger Games) bị cấm. Trong khi Thông tấn xã Việt Nam ca ngợi màn trình diễn “vô cùng đặc sắc và bất ngờ” với vài mảnh vải che thân của ca sĩ Mỹ Beyonce ở Super Bowl thì Nghị định 79 đem cái vung “thuần phong mĩ tục và truyền thống văn hóa dân tộc” đậy lên da thịt của sao Việt. Và thời tiết văn hóa Việt Nam tưởng đã thoáng đãng hơn nhiều lại thản nhiên chìa ra bộ mặt nghiệt ngã của nó, khi những ngày qua chúng ta vĩnh biệt một nghệ sĩ lớn, nhạc sĩ Phạm Duy. Gần trọn một thế kỉ, ông đã sống và minh họa giai đoạn đau thương, chia cắt và phức tạp nhất trong lịch sử nước Việt từ nhiều chỗ đứng. Chỗ cuối cùng mà ông chọn và để nằm xuống là chỗ kiên quyết chỉ dành cho ông1/10 sự thừa nhận sự nghiệp, dù ông đã bày tỏ thiện chí tới mức như tỏ tình, tới mức như cầu xin. Số tác phẩm được cấp phép của một nghệ sĩ nổi tiếng khác, Trịnh Công Sơn, đã mất từ hơn mười năm nay, còn ít hơn nữa.
Cho nên tín hiệu khác thường từ việc thả luật sư Lê Công Định trước thời hạn cùng lắm chỉ ngang giá trị với việc báo Nhân dân giới thiệu dâm thư và phim kinh dị. Vài ngày trước, cũng chính quyền ấy kết án 299 năm tù cộng một bản án chung thân cho 22 người phần lớn đã cao tuổi, vì khu du lịch sinh thái mà họ chung lưng tạo dựng bị coi là căn cứ địa để lật đổ chính quyền và học thuyết chống đối của họ là sấm Trạng Trình.
© 2013 pro&contra
[i] Tổng Biên tập báo Nhân dân ít nhất phải là Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, đều giữ vị trí cao hoặc cao nhất trong hệ thống tuyên giáo. Ông Đinh Thế Huynh, Tổng Biên tập nhiệm kì trước kéo dài một thập kỉ, đồng thời là Chủ tịch Hội Nhà báo, hiện là Ủy viên Bộ Chính trị và Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương.
- Tầng thứ 10 của đạo đại gia (Đào Tuấn). - Hội chứng khoe của tại Việt Nam (Việt Vùng Vịnh). “Đại gia bí ẩn” tặng vàng thỏi cho nhiều nạn nhân sóng thần Nhật (DT).
Ngờ Đâu Nên Nỗi Mạch Sống -Mẹ Và Con Gái Cùng Bị Buôn Làm Nô Lệ
Cả nước có gần 990.000 người thất nghiệp
Hết tháng 1/2013, cả nước hiện có 984.000 người thất nghiệp, chiếm tỷ lệ 2,01% và 1.369.000 người thiếu việc làm.
**************
-Doanh nghiệp vừa và nhỏ đang bị suy kiệt (PLTP 17-2-13) -- P/v Vũ Thành Tự Anh
-Chính thức thành lập Tổng công ty Vận tải thủy Petrolimex
Đây là Tổng công ty chuyên ngành đầu tiên được thành lập theo tiến trình tái cấu trúc Petrolimex.
- Úc chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm với Việt Nam qua viện trợ phát triển (VOA).
- Những dự báo của ngân hàng ngoại trong năm 2013 (VnEco). – Quỹ tín dụng nhân dân T.Ư thành Ngân hàng hợp tác xã (TP). – Hơn cả ung thư (LĐ). – Gia đình ông Đặng Thành Tâm đang rút khỏi Navibank? (GDVN).
- Biến động tỷ giá nên ở trong giới hạn 3% (PT).
- Thêm nhiều biện pháp siết thị trường vàng (TT). - “Bật đèn xanh” cho vàng lẻ bị ép giá? (VEF/Infonet). – Giá vàng SJC bỏ xa vàng thế giới 4,9 triệu đồng/lượng (PT).
- Chứng khoán 2013 và kỳ vọng đột phá (VnEco). – Cổ phiếu nào sẽ ‘hot’? (TP). – Cổ phiếu ngân hàng diễn biến trái chiều (VNE). Gia đình ông Đặng Thành Tâm còn bao nhiêu cổ phần tại Navibank?
Trước thời điểm 12/12/2012, gia đình ông Tâm có hơn 10,2% cổ phần tại Navibank. Đến ngày 31/12, tỷ lệ này giảm xuống còn 8,85%.
- Cơ hội 2013: M&A ngân hàng, bất động sản (TP). – Sẽ có Quy chế cho vay mua nhà ở xã hội (HQ).
- Ngày mai, Chính phủ họp về tái cơ cấu Vinalines (VnEco). – Nhiều doanh nghiệp “gặt” quả ngọt tái cấu trúc (CafeF).
- Giảm thu ngân sách hỗ trợ doanh nghiệp (HNM).
- Tham vọng lớn của Starbucks tại châu Á (VnEco).
- Thực phẩm tăng giá mạnh (NNVN). – Tăng giá vô lối, tiểu thương chuốc lấy ế ẩm (VEF).
- Ấn Độ dựa vào di sản Phật giáo để phát triển du lịch (VOA). - Chưa kịp hóa Rồng … (RFA).
- Những dự báo của ngân hàng ngoại trong năm 2013 (VnEco). – Quỹ tín dụng nhân dân T.Ư thành Ngân hàng hợp tác xã (TP). – Hơn cả ung thư (LĐ). – Gia đình ông Đặng Thành Tâm đang rút khỏi Navibank? (GDVN).
- Biến động tỷ giá nên ở trong giới hạn 3% (PT).
- Thêm nhiều biện pháp siết thị trường vàng (TT). - “Bật đèn xanh” cho vàng lẻ bị ép giá? (VEF/Infonet). – Giá vàng SJC bỏ xa vàng thế giới 4,9 triệu đồng/lượng (PT).
- Chứng khoán 2013 và kỳ vọng đột phá (VnEco). – Cổ phiếu nào sẽ ‘hot’? (TP). – Cổ phiếu ngân hàng diễn biến trái chiều (VNE). Gia đình ông Đặng Thành Tâm còn bao nhiêu cổ phần tại Navibank?
Trước thời điểm 12/12/2012, gia đình ông Tâm có hơn 10,2% cổ phần tại Navibank. Đến ngày 31/12, tỷ lệ này giảm xuống còn 8,85%.
- Cơ hội 2013: M&A ngân hàng, bất động sản (TP). – Sẽ có Quy chế cho vay mua nhà ở xã hội (HQ).
- Ngày mai, Chính phủ họp về tái cơ cấu Vinalines (VnEco). – Nhiều doanh nghiệp “gặt” quả ngọt tái cấu trúc (CafeF).
- Giảm thu ngân sách hỗ trợ doanh nghiệp (HNM).
- Tham vọng lớn của Starbucks tại châu Á (VnEco).
- Thực phẩm tăng giá mạnh (NNVN). – Tăng giá vô lối, tiểu thương chuốc lấy ế ẩm (VEF).
- Ấn Độ dựa vào di sản Phật giáo để phát triển du lịch (VOA). - Chưa kịp hóa Rồng … (RFA).
- FDI vào Việt Nam năm 2013 dự kiến tăng mạnh (VOA).
- Báo động đỏ về suy giảm tín dụng (VnEco). - Nên điều chỉnh tỷ giá trong quý 1-2013 (TP). - Hệ thống ngân hàng Việt Nam đang bỏ ngỏ đạo đức nghề nghiệp (Sống mới). - Ngân hàng “chặt đẹp” người dùng thẻ – Kỳ 2: Phí cao, chất lượng thấp (TN). - Nhân viên Ngân hàng: “Chưa năm nào ăn Tết thảm hại như năm nay” (GDVN).
- Người dân mua vàng lấy hên (SGGP). - Vàng tăng giá nhờ lực mua sau Tết (VnMedia).
- Sôi động phiên giao dịch đầu năm của thị trường chứng khoán (VTV). - Nhà đầu tư lạc quan (TN).
- Kỳ vọng vào thực thi (TN). - VCG: Cuối năm 2012 dư hàng tồn kho gần 7.500 tỷ đồng, chiếm gần 26% tổng tài sản(CafeF). - PVF lỗ hợp nhất gần 136 tỷ đồng trong quý 4/2012 (CafeF).
- Khoan thư sức… doanh nghiệp (LĐ).
- Ngành du lịch sẽ “chết” vì nạn “chặt chém” (TT).
- Ngư dân phấn khởi vươn khơi bám biển (SGGP). - Lộc biển đầu xuân (TN). - Ngư dân nhận “lộc” tôm hùm giống (DV).
- Đồng bằng sông Cửu Long: Sau tết, lúa chín, đợi người mua… (LĐ).
- Lo ngại Trung Quốc trồng thanh long (TBKTSG/GDVN).
- Tìm cơ hội làm ăn năm 2013: Tập trung vào nghề “tay phải” (TT).
- Chàng trai “quản lý” 250 đàn ong (TN).
- Thị trường tiêu dùng Việt Nam tăng trưởng cao nhất Châu Á (VOA).
- Bát nháo phí môi giới xuất khẩu lao động (TT).
- “Tiếp tục lộ trình điều chỉnh giá điện theo thị trường” (TTXVN).
- Nếu Air Mekong ngừng bay, chuyện không bất ngờ! (GDVN).
- Công ty của “Cường đôla” thoát lỗ (Vietstock). - Thế giới trong tuần mở đầu năm Quý Tỵ: Lo âu xen lẫn hy vọng (CAND).
- Tái cơ cấu nền kinh tế và câu chuyện niềm tin (VnEco).
- Doanh nghiệp không nên đặt tham vọng quá lớn (VOV).
Gian thương
Người Lao Động
Điều nông dân ĐBSCL chờ đợi nhiều nhất lúc này có lẽ là mong thời gian trôi qua thật nhanh để ngày 20-2 đến sớm, bởi đây là thời điểm Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) bắt đầu triển khai thu mua lúa tạm trữ (1 triệu tấn quy gạo). Mặc ruột gan nông ...
Ðầu tư công nghệ nâng cao giá trị gia tăng lúa, gạoNhân Dân
Nông dân mòn mỏi chờ bán lúaTuổi Trẻ
Sống chung với “biến đổi khí hậu”Lao động
- Báo động đỏ về suy giảm tín dụng (VnEco). - Nên điều chỉnh tỷ giá trong quý 1-2013 (TP). - Hệ thống ngân hàng Việt Nam đang bỏ ngỏ đạo đức nghề nghiệp (Sống mới). - Ngân hàng “chặt đẹp” người dùng thẻ – Kỳ 2: Phí cao, chất lượng thấp (TN). - Nhân viên Ngân hàng: “Chưa năm nào ăn Tết thảm hại như năm nay” (GDVN).
- Người dân mua vàng lấy hên (SGGP). - Vàng tăng giá nhờ lực mua sau Tết (VnMedia).
- Sôi động phiên giao dịch đầu năm của thị trường chứng khoán (VTV). - Nhà đầu tư lạc quan (TN).
- Kỳ vọng vào thực thi (TN). - VCG: Cuối năm 2012 dư hàng tồn kho gần 7.500 tỷ đồng, chiếm gần 26% tổng tài sản(CafeF). - PVF lỗ hợp nhất gần 136 tỷ đồng trong quý 4/2012 (CafeF).
- Khoan thư sức… doanh nghiệp (LĐ).
- Ngành du lịch sẽ “chết” vì nạn “chặt chém” (TT).
- Ngư dân phấn khởi vươn khơi bám biển (SGGP). - Lộc biển đầu xuân (TN). - Ngư dân nhận “lộc” tôm hùm giống (DV).
- Đồng bằng sông Cửu Long: Sau tết, lúa chín, đợi người mua… (LĐ).
- Lo ngại Trung Quốc trồng thanh long (TBKTSG/GDVN).
- Tìm cơ hội làm ăn năm 2013: Tập trung vào nghề “tay phải” (TT).
- Chàng trai “quản lý” 250 đàn ong (TN).
- Thị trường tiêu dùng Việt Nam tăng trưởng cao nhất Châu Á (VOA).
- Bát nháo phí môi giới xuất khẩu lao động (TT).
- “Tiếp tục lộ trình điều chỉnh giá điện theo thị trường” (TTXVN).
- Nếu Air Mekong ngừng bay, chuyện không bất ngờ! (GDVN).
- Công ty của “Cường đôla” thoát lỗ (Vietstock). - Thế giới trong tuần mở đầu năm Quý Tỵ: Lo âu xen lẫn hy vọng (CAND).
- Tái cơ cấu nền kinh tế và câu chuyện niềm tin (VnEco).
- Doanh nghiệp không nên đặt tham vọng quá lớn (VOV).
Gian thương
Người Lao Động
Điều nông dân ĐBSCL chờ đợi nhiều nhất lúc này có lẽ là mong thời gian trôi qua thật nhanh để ngày 20-2 đến sớm, bởi đây là thời điểm Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) bắt đầu triển khai thu mua lúa tạm trữ (1 triệu tấn quy gạo). Mặc ruột gan nông ...
Ðầu tư công nghệ nâng cao giá trị gia tăng lúa, gạoNhân Dân
Nông dân mòn mỏi chờ bán lúaTuổi Trẻ
Sống chung với “biến đổi khí hậu”Lao động
- Hết thời lãi lớn, Ngân hàng cạnh tranh khốc liệt (PLVN).
- Giá vàng nội hơn thế giới 4,4 triệu đồng/lượng (NLĐ).
- Phó thủ tướng: Chứng khoán 2013 cùng nhau vượt khó (VnEco). - Vào chợ mỗi ngày TTCK 18-2-2013 (VF).
- Cứu thị trường bất động sản 2013: Giải pháp chưa đủ mạnh? (LĐ). - Bất động sản 2013: Lợi thế của nhà đầu tư táo bạo (VnMedia). - Địa ốc Hà Nội bung hàng giá rẻ đầu năm (VNE).
- Toàn cảnh kinh tế Việt Nam 18-2-2013 (VF).
- Phá sản vì… giun (ND). -Canada dẫn đầu đầu tư nước ngoài của Trung Quốc năm 2012
Trong năm 2012 Canada là điểm đến hàng đầu của đầu tư của Trung Quốc, với tổng số tiền đầu tư lên đến 22,9 tỷ USD.
Nhìn lại "của để dành" một số doanh nghiệp
Nhiều doanh nghiệp sau nhiều năm tích lũy đã có quỹ thặng dư vốn, quỹ lợi nhuận sau thuế chưa phân phối và các quỹ khác rất lớn.
Ông Vương Đình Huệ thôi bộ trưởng tài chính (BBC 17-2-13)
Ông Vương Đình Huệ vẫn là Bộ trưởng Tài chính
Về mặt pháp lý, ông Vương Đình Huệ vẫn là bộ trưởng Bộ Tài chính đến khi Quốc hội làm thủ tục miễn nhiệm, có thể tại kỳ họp tháng 5 tới.
Phó thủ tướng Vũ Văn Ninh phụ trách Bộ Tài chính VNExpress
Phó thủ tướng nhận bàn giao công việc và phụ trách trực tiếp Bộ Tài chính từ ngày 6/2. Ông Vương Đình Huệ sẽ không tiếp tục kiêm nhiệm chức bộ trưởng tập trung vào công việc tại Ban Kinh tế trung ương. > Ông Vương Đình Huệ làm Trưởng ban Kinh tế ...
Ông Vương Đình Huệ vẫn là bộ trưởng Tài chínhTiền Phong Online - Bộ trưởng – Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Giàng Seo Phử: Không thể ngồi nhà “vẽ” ra chính sách (DV). - Không được né tránh tiếp dân (SGGP). - Khổ vì mất giấy tờ (TN).
- Ông Vương Đình Huệ thôi bộ trưởng tài chính (BBC). - Ông Vương Đình Huệ vẫn là bộ trưởng Tài chính (PLTP). - Tài sản ngân hàng tăng gần 126.000 tỷ năm 2012 (VNE).
- Những lời hứa nghìn tỷ cho năm 2013 (CafeF).
- Xếp hạng tín nhiệm cho Việt Nam: Rồng hay rắn? (Sống mới).
- Đừng níu kéo (Alan Phan).
- Việt Nam đứng thứ 7 thế giới về lượng kiều hối năm 2012 (DT).
- Khoảng trống pháp lý trong quản lý vốn Nhà nước tại DN (VOV).
- Chứng khoán sẽ khởi sắc! (PT).
- EVN phải hoạt động hiệu quả hơn (VOV).
- Thêm cơ hội cho cá tra (NNVN). – Đầu năm vui cùng cá ngừ (NNVN).
- Phó Chủ tịch T.Ư Hội Nông dân Việt Nam Nguyễn Duy Lượng: Thời cơ tăng đầu tư nông nghiệp, hỗ trợ nông dân (DV). –Lúa chất đống, giá bán thấp (TP). – Vượt khó (NNVN).- Trung Quốc xuất hiện đồng phục học sinh gây ung thư (GDVN).- Mỹ thừa nhận 11 triệu dân nhập cư trái phép? (KP).
- Người sáng lập WikiLeaks muốn làm thượng nghị sĩ Úc (TN).
- Phóng viên BBC đình công (TN). – Phóng viên BBC đồng loạt đình công (TP).
- Hàng triệu người Nhật thất nghiệp sống cảnh “cô lập” (TTXVN).
Tái cơ cấu nền kinh tế và câu chuyện niềm tin
Tiến độ tái cơ cấu nền kinh tế vẫn là câu chuyện thời sự của năm 2013
- Năm 2013, triển khai mạnh Đề án hoán đổi trái phiếu Chính phủ (Gafin).
- Lạm phát cao là mất hết (NLĐ). - Phối hợp đồng bộ giữa chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ (QĐND).
- Ngân hàng qua thời lãi lớn (NLĐ). - “Lỗ hổng” trong hệ thống ngân hàng (VnEco).- Khoe tiềm lực cho vay: Đầu năm cao vút, cuối năm ‘mất hút’ (VnMedia). - Đừng kỳ vọng lãi suất giảm sớm (LĐ). - Ngân hàng “chặt đẹp” người dùng thẻ (TN).
- Chuyên gia kinh tế Nguyễn Trần Bạt bàn về tái cơ cấu doanh nghiệp Nhà nước: “Doanh nghiệp nhà nước giống như một đứa trẻ được cầm súng” (DV).
- TS Giáp Văn Dương: Khủng hoảng là… cơ hội của người trẻ (TVN).
- TTCK: Đợt tăng còn kéo dài sau tết (LĐ). - Tăng mức phạt tiền gấp 4 lần đã đủ răn đe? (VnEco). - Bán vàng đổ tiền vào chứng khoán (VEF).
- Có nên vay ngân hàng mua nhà? (TN). - ‘Người nghèo sẽ được hỗ trợ mua nhà’ (VNE). - Hà Nội đề xuất tính phí bất động sản nhà vườn, biệt thự (LĐ).
- Tìm cơ hội làm ăn năm 2013 (TT).
- Đầu tư ra nước ngoài bắt đầu thu lợi (TN).
- Đẩy mạnh xuất khẩu gạo sang thị trường Nhật Bản (TTXVN).
- Mỹ nói tôm Việt Nam gây thiệt hại cho ngành tôm nội địa (PTLP).
- Doanh nghiệp cùng vượt bão với nông dân (DV). - Thủy sản “mắc nghẹn” vì thức ăn FDI (PLTP).
- Bắt giữ trên 4 tấn gà thải Trung Quốc nhập lậu (LĐ). - Người nuôi gà cảm ơn Phó Thủ tướng (DV). - Nông nghiệp nhìn từ vỉa hè Tết (TP).
- Nâng công suất dự án lọc dầu Vũng Rô lên 8 triệu tấn (TTXVN).
- Bài học từ Starbucks (NLĐ).
- G20 hợp tác chống trốn thuế (PLTP). - G20 giúp Nhật thoát “cuộc chiến tiền tệ” (LĐ). - Những phi vụ đen ở HSBC (TN).
Có chút hy vọng mong manh nào cho Alumin* Tân Rai? Bauxite Việt Nam
- Năm 2013 sẽ xuất khẩu gần 300.000 tấn alumin (TBKTSG).
Mỹ: Ngân hàng lỗ to, sao không thấy ai đi tù?
Cơ quan công tố Mỹ cho rằng thay vì kiện tụng tốn kém mà không kết quả, công chúng sẽ được lợi hơn nếu mọi thứ được dàn xếp.
- Thị trường hàng hóa thế giới 2013: Đối mặt với 5 rủi ro địa chính trị (ndhmoney).Tham nhũng tại Trung Quốc : Công khai tài sản chưa hiệu quả
-Giá cắt cổ, tiểu thương chặt chém đầu năm
- Năng lượng thông minh, “mỏ vàng” còn bỏ ngỏ! (Thiên nhiên).
- Phóng viên BBC đình công vì giảm việc làm (BBC).
- Thủ tướng Nhật gây áp lực đòi Ngân hàng trung ương nới lỏng chính sách tiền tệ (RFI).
- Mỹ: G-20 cần phải giải quyết vấn đề “chiến tranh tiền tệ” (VEN).
Khi đồng yên giảm, doanh nghiệp Nhật Bản sẽ tăng đầu tư ra nước ngoài, tăng sử dụng đồng yên và thu về ngoại tệ, như USD, EUR và cả tiền đồng.
The Yen Plummets
-Đồng yên tiếp tục duy trì mức thấp so với USD và euro
Đồng yên tiếp tục duy trì thấp so với USD và euro, khi thị trường chuyển sự chú ý sang việc bổ nhiệm thống đốc Ngân hàng trung ương Nhật Bản mới.
America’s higher education faces economic hurdles
The Economists -The recession continues to create challenges for higher education in the US. Appropriate responses depend on expectations for the economy in the future, and whether the shocks we have experienced are short- or longer-term trends. Moody’s US Higher Education Outlook Negative in 2013 report does little to address these issues.
The optimal response to a cyclical change is to not allow significant changes to the structure of the colleges and universities. But if a change is permanent, adjustments are warranted. Of course, it is difficult to know whether shocks are permanent or temporary – there is a tendency to assume positive shocks are permanent and negative ones temporary, leading to inappropriate policy responses when wrong. This explains some of the problems facing many colleges and universities.
Ô nhiễm là chuyện nội bộ? (Nguyễn Xuân)
China rulers struggle with corruption culture
(Financial Times)-China’s ruling Communist party faces an uphill task rooting out the graft at all levels of party and government if it resists outside scrutiny
--Chinese cities curb property loans (Financial Times)-Several cities have tightened conditions for receiving mortgages as the propery market starts to heat up Để dạy học: Di dân có làm tăng thất nghiệp không? Do Illegal Immigrants Actually Hurt the U.S. Economy? (NYT 12-3-13)