Thứ Ba, 19 tháng 2, 2013

Tưởng niệm chiến sĩ hy sinh chống Trung Quốc xâm lược ngày 17 /2/ 2013

Tại sao lại sợ mấy vòng hoa ???
- Những người lính Pò Hèn năm ấy… Tuổi trẻ ! “Hơn 30 năm nay, chúng tôi cũng mong muốn cuộc chiến tranh chống quân xâm lược Trung Quốc không còn là ẩn ức của riêng những người lính. Câu chuyện đó cần được kể ra để nhiều người biết đến. Lớp trẻ phải biết cha ông đã chiến đấu thế nào, đã giữ những tấc đất biên cương bằng chính mạng sống và tuổi xuân của mình như thế nào. Nếu không nói, lớp trẻ sẽ không hiểu. Sao có thể để người ta nói đó là cuộc chiến tranh tự vệ của người Trung Quốc được? Những nơi diễn ra các trận chiến ác liệt đều là trên đất Việt Nam. Hiện nay, các mỏm đồi vẫn sừng sững còn đấy, là chứng nhân cho những người lính đã chiến đấu chống quân xâm lược Trung Quốc.” - Suy ngẫm nhân ngày 17.2 (SGTT).- Việt Nam cản trở các hoạt động tưởng niệm cuộc chiến Việt-Trung (VOA). 
- Vòng hoa tang cho truyền thống quật cường, bất khuất chống ngoại xâm? (J.B. Nguyễn Hữu Vinh)

Chuẩn bị khẩu hiệu
 
Bắt đầu đi

Gỡ những băng giấy ghi khẩu hiệu
- Mafiovi góp ý : "Đảng mắt hai mí"

1/ Rất khen ngợi Trung Úy, cư xử đàng hoàng, lễ phép với Dân mà vẫn "dĩ bất biến".
2/ Lạ là: Tại sao trong đám này - nhg người ta quen mặt - có 1 cựu BT, 02 Tiến sĩ mà sau khi đc giải thích là sang 04 Ông Ích Khiêm làm thủ tục lại không đi mà loanh quanh , dựng vòng hoa rồi chụp ảnh, quay Video?
Họ thực sự muốn viếng Hương Hồn Cha Anh ta hay muốn quay Video?
3/ về Giải Băng đen: ta ko câu nệ là phải Đỏ hay Đen, nhưng nếu ta đi viếng Bác hay Cha Anh ta, ta sẽ dùng băng Đỏ.
Băng đen chỉ dùng cho Đám tang.
4/ Và nếu nói đây là CA "ngăn cản" thì quả là ngoa mồm.
5.1/ Trung Úy chứ ko là Trung Sĩ.
5.2/ chả lẽ các "nhân sĩ" cần đến câu nói này để thể hiện Lòng Yêu nước ư?
>>> 
6/ Nếu các "nhân sĩ" này có thể thành lập Đảng, chắc họ sẽ thành lập "Đảng mắt hai mí".
"căm ghét chính quyền, ghét đảng cs"?


- CÒN NHỮNG NẤM MỘ NÀO QUÂN TRUNG QUỐC ĐÃ XÓA ĐI TRONG CUỘC XÂM LƯỢC NĂM 1979 (Kha Trà Phương). – Đắc Trung: CHÚNG TÔI KHÔNG THỂ CHẾT (Phần 1) (Phạm Viết Đào). – CÁC CHỊ NGÃ XUỐNG, TRONG TRẬN ĐẦU 17/2/1979 (Mai Thanh Hải).
- Buổi sáng 17/2/1979 của một đứa trẻ may mắn thoát khỏi tay bọn bành trướng (Cầu Nhật Tân). – 17-2, KHÔNG CHỈ MỘT NGÀY … (FB Lê Đức Dục/ NBĐ).
- BẢNG VÀNG 52 ANH HÙNG ĐƯỢC PHONG TRONG CUỘC CHIẾN TRANH CHỐNG QUÂN TRUNG QUỐC XÂM LƯỢC (Phạm Viết Đào).
- Sự kiện 17/2 trên mặt báo (Nguyễn Vĩnh). - Không ai quên ngày 17-2 (TT)- Bài học từ cuộc chiến bảo vệ biên giới 1979. .– “Dĩ hòa vi quý” hãy dĩ “hèn” vi”ghế” (DLB).

- 17/2 không phải là ngày kỷ niệm chiến thắng biên giới 1979 (Thiếu Long). Các blogger “tưởng niệm” các anh hùng, tử sĩ và những người dân vô tội đã hy sinh trong cuộc chiến này, không phải “kỷ niệm”.

- Trần Trung Đạo: “Côn đồ” Đặng Tiểu Bình qua quan hệ Việt Trung (Trần Trung Đạo).

- Thủ tướng thăm tên lửa phòng vệ bờ biển (BBC). - Tên lửa hải quân sẵn sàng bảo vệ Tổ quốc (TN). - Thủ tướng thị sát tên lửa bờ ở Bình Thuận (TT). - Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng thị sát tổ hợp tên lửa bờ Bastion (ANTĐ). - Thủ tướng thị sát ‘lá chắn thép’ của Hải quân (VNN).
- Trung Quốc phản pháo cuộc chiến pháp lý Biển Đông thế nào? (KT). - Sĩ quan Trung Quốc nói sẽ đá Mỹ khỏi khu vực (TN).
- Trung Quốc tự cho là chủ nhân dầu hỏa tại Biển Đông (RFI). - Đối thoại Shangri-la cảnh báo tranh chấp Biển Đông (PT).
- Tàu Trung Quốc tiếp tục xâm nhập hải phận Senkaku/Điếu Ngư (RFI). - Quần đảo Senkaku/Điếu Ngư: Bảy lý do không bùng nổ chiến tranh (PLTP). - Trung Quốc và “ván bài lật ngửa” (PLTP). - Nhật sẽ không công bố bằng chứng vụ TQ chĩa radar (TTXVN). - Trung Quốc có bước qua được ’lời nguyền’ Nhật Bản? (ĐV).
- “Viên ngọc” mới hay chiến lược “tây tiến” của Trung Quốc? (LĐ). - Pakistan bàn giao 1 cảng chiến lược cho Trung Quốc (TTXVN).
- ‘Không mục tiêu nào có thể lọt vào vùng trời Hà Nội’ (VNE).

-Nhân sĩ trí thức Việt Nam kêu gọi tưởng niệm chiến sĩ hy sinh chống Trung Quốc xâm lược
Tại một nghĩa trang quân đội ngoại ô Hà Nội ngày 1/02/2013. Một cựu chiến binh và nhà hoạt động chống Trung Quốc đặt hoa trên mộ các đồng đội đã hy sinh trong cuộc chiến tranh 1979,
Tại một nghĩa trang quân đội ngoại ô Hà Nội ngày 1/02/2013. Một cựu chiến binh và nhà hoạt động chống Trung Quốc đặt hoa trên mộ các đồng đội đã hy sinh trong cuộc chiến tranh 1979, Reuters

Một nhóm 12 nhân sĩ trí thức và sĩ quan cao cấp Việt Nam ký một bức thư chung ngày 17/02/102013, kêu gọi đồng bào trong và ngoài nước nhân ngày 17/02 biểu thị lòng yêu nước tưởng nhớ « những người con yêu của Tổ quốc hy sinh trong cuộc chiến chống Trung Quốc xâm lược trong các trận đánh ngoan cường tại biên giới phía Bắc, biên giới Tây Nam cho đến Hoàng Sa, Trường Sa ».

Ngày 17/02/1979 hơn nửa triệu quân Trung Quốc tấn công toàn diện các tỉnh biên giới phía bắc. 34 năm sau, trong sự im lặng « khó hiểu » của chính quyền Việt Nam, nhiều nhà trí thức công bố một bức thư chung nhắc nhở ngày này là ngày Đặng Tiểu Bình xua nửa triệu quân đánh Việt Nam, chướng ngại ngăn chận tham vọng bá quyền của Đảng Cộng sản Trung Quốc .

Lời kêu gọi 17/02 do các nhân sĩ có tiếng tăm như TS Nguyễn Quang A, TS Lê Đăng Doanh, giáo sư Tương Lại, luật gia Lê Hiếu Đằng, bác sĩ Huỳnh Tấn Mẫm, thiếu tướng Lê Trọng Vĩnh, đại tá Phạm Xuân Phương …ký tên, mời gọi đồng bào trong và ngoài nước biểu lộ tình yêu nước bằng một nén hương, một cành hoa tưởng nhớ công ơn « những người con yêu Tổ quốc đã hy sinh trong cuộc chiến đấu chống Trung Quốc xâm lược tại biên giới phía bắc, phía tây nam, tại Hoàng Sa và Trường Sa.

Lời kêu gọi này của các nhân sĩ không được đăng tải trên báo chí do Nhà nước kiểm soát. Tuy nhiên, báo Thanh Niên hôm nay đã đăng bài phỏng vấn Thiếu tướng Lê Văn Cương. Cựu viện trưởng viện nghiên cứu chiến lược lên án « Trung Quốc xâm lược » và đặt vấn đề tại sao học sinh Việt nam hoàn toàn không biết, không được học về cuộc chiến này. Thái độ im lặng khó hiểu của chế độ, theo tướng Lê Văn Cương, đã « xúc phạm đến linh hồn đồng bào chiến sĩ » và sẽ bị « hậu thế phê phán ». Thái độ « lãng quên » của chính quyền Việt Nam cũng gây thắc mắc trong giới học giả Nhật Bản, Hàn Quốc.

Từ Việt Nam, nhà báo Thanh Thảo, cộng tác viên báo Thanh Niên, chia sẻ suy nghĩ của ông về cuộc chiến 1979, về hậu quả của thái độ lãng quên của chính quyền Việt nam và người dân cần phải làm gì để gây sức ép :
Nhà báo Thanh Thảo
17/02/2013

More

Cuộc chiến biên giới 1979BBC Tiếng Việt
 –  Nhiều báo im lặng trong ngày 17/2 (BBC).Nhiều báo chính thức của Việt Nam đã im lặng trong ngày 17/2, ngày đánh dấu 34 năm xảy ra cuộc chiến Việt-Trung ở biên giới phía Bắc, trong khi một đoàn tưởng niệm do một cựu bộ trưởng dẫn đầu bị "ngăn chặn" và "làm khó dễ" ở Thủ đô.
Cựu Đại sứ Việt Nam tại Trung Quốc nói với BBC ông và các thành viên của đoàn tưởng niệm đã bị lực lượng an ninh "cấm" dâng hương tưởng niệm và cho rằng đây là một hành động "rất không bình thường."

Các bài liên quan
BấmTướng Nguyễn Trọng Vĩnh chất vấn việc "tại sao chúng tôi không được viếng" và đặt vấn đề "lẽ ra nhà nước và chính quyền" phải là người đứng ra tổ chức lễ tưởng niệm. Ông cũng phê phán việc nhiều báo chí trong nước "im lặng" trong ngày 17/2 về sự kiện lịch sử và cho rằng nhiều báo đã chịu "chỉ đạo" và sức ép của cơ quan tuyên huấn của chính quyền để không đề cập sự kiện.
Tính tới cuối giờ chiều ngày Chủ Nhật, hàng loạt các tờ báo và trang tin điện tử chính thức của Việt Nam như Nhân dân, Quân đội Nhân dân, Đài tiếng nói Việt Nam (Vov online), Thông tấn xã Việt Nam, Đài truyền hình Việt Nam (vtv.vn) cho tới các tờ báo khác như Sài Gòn Giải Phóng, Cựu Chiến Binh v.v... chưa thấy đưa tin, bài nào về ngày tưởng niệm cuộc chiến, cũng như chưa thấy có tin lãnh đạo đảng, nhà nước, hay quân đội thăm viếng, tưởng niệm sự kiện.
Tuy nhiên, cũng có tờ báo chẳng hạn như BấmThanh Niên online, đã dành một bài dài trên trang chính ôn lại sự kiện. Bài báo trên tờ này dẫn lời một vị tướng ngành công an, ông Lê Văn Cương, khẳng định việc cho rằng "nhắc đến cuộc chiến" có thể "kích động tinh thần dân tộc" là "ngụy biện."
Tướng Cương cũng nói với tờ báo ông tin rằng cần đưa sự kiện cuộc chiến này vào sách giáo khoa của học sinh như một phần của "lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc" khi ông quan sát thấy rằng phần lớn học sinh phổ thông, kể cả "phần lớn 1,4 triệu sinh viên" cao đẳng, đại học "không biết gì về cuộc chiến này."
"Tưởng niệm các liệt sỹ đã anh dũng hy sinh trên mặt trận chống quân Trung Quốc xâm lược"
Băng tưởng niệm sự kiện 17/2 ở Hà Nội
Trong khi đó, một đoàn các nhân sỹ, trí thức và quần chúng có sự hiện diện của một cựu bộ trưởng và một cựu đại sứ Việt Nam tại Trung Quốc trong thời kỳ chiến tranh biên giới phía Bắc, đã không được phép mang vòng hoa với băng đen tưởng niệm vào hành lễ ở một đài tưởng niệm quốc gia ngay trước lăng cố Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Đoàn tưởng niệm có sự tham gia của cựu Bộ trưởng Tư pháp Nguyễn Đình Lộc, nguyên Đại sứ Việt Nam tại Trung Quốc, Tướng Nguyễn Trọng Vĩnh, Tiến sỹ Nguyễn Quang A, ông Nguyễn Trung, ông Trần Đức Nguyên, Giáo sư Phạm Duy Hiển, Tiến sỹ Nguyễn Xuân Diện, nhà văn cựu chiến binh Nguyễn Tường Thụy và các thành viên khác.
Họ đã không được phép chụp hình lưu niệm ở tượng đài với băng tưởng niệm ghi dòng chữ "Đời đời nhớ ơn các liệt sỹ chống Trung Quốc xâm lược" và "Tưởng niệm các liệt sỹ đã anh dũng hy sinh trên mặt trận chống quân Trung Quốc xâm lược."
Tại Sài Gòn, một đoàn tưởng niệm khác với các trí thức, nhân sỹ, quần chúng, trong đó có sự hiện diện của một nguyên thứ trưởng và nhiều cựu quan chức đã tới một tượng đài anh hùng dân tộc để tưởng niệm.
Theo trang blog Basam, đoàn gồm 30 thành viên, trong đó có sự hiện diện của nguyên Thứ trưởng Khoa học, Công nghệ và Môi trường Chu Hảo, luật gia Lê Hiếu Đằng, Luật sư Trần Quốc Thuận, Giáo sư Tương Lai và các thành viên khác, tuy "không bị lực lượng an ninh ngăn cản" như ở Hà Nội, nhưng cũng "có hành động gỡ bỏ một số băng rôn."

'Phải đăng ký trước'

Đoàn tưởng niệm 17/2 ở Sài Gòn
Đoàn tưởng niệm ngày 17/2 trước tượng Trần Hưng Đạo ở Sài Gòn
Trong một video xuất hiện trên YouTube hôm Chủ Nhật, một nhân viên an ninh đã yêu cầu đoàn nhân sỹ, quần chúng tới thắp hương tưởng niệm trước đài liệt sỹ trên đường Bắc Sơn, trước Lăng Hồ Chí Minh phải "đăng ký trước" và "qua thủ tục kiểm tra vòng hoa".
Họ cũng không được phép mang vòng hoa lễ cùng các băng đen, băng tưởng niệm vào làm lễ, hoặc quay phim chụp ảnh trong địa điểm này.
Một độc giả của BBC Việt ngữ cho hay, đầu ngày Chủ nhật, một đoàn quần chúng đã bị ngăn chặn khi tới viếng và làm lễ trước Tượng đài Liệt sỹ "Quyết tử cho Tổ quốc Quyết sinh" ở khu vực Hồ Hoàn Kiếm, Hà Nội, với khu khuôn viên tượng đài bị các lực lượng an ninh rào chắn lại.
Một độc giả khác nhận xét với BBC về sự "im lặng" được cho là bất thường của truyền thông chính thức trong nước, trong ngày này.
"Không hề có một lời nhắc nhở nào trên các phương tiện truyền thông nhà nước Việt Nam trong ngày 17/2 này... Máu xương của nhân dân sao mà rẻ mạt vậy?" độc giả này đặt câu hỏi.
"Không hề có một lời nhắc nhở nào trên các phương tiện truyền thông nhà nước Việt Nam trong ngày 17/2 này... Máu xương của nhân dân sao mà rẻ mạt vậy?"
Một độc giả BBC
Vài ngày trước dịp kỷ niệm nổ ra cuộc chiến tranh của Trung Quốc tấn công Việt Nam ở biên giới phía Bắc mùa Xuân năm 1979, truyền thông mạng không chính thức của người Việt Nam trong và ngoài nước cũng đã xuất hiện một thông điệp kêu gọi người dân tưởng niệm sự kiện này.
Trên trang Facebook và một số trang mạng xã hội khác, các công dân mạng truyền nhau biểu tượng "hoa sim" với "màu tím" đặc trưng mà các thành viên mạng lựa chọn như một biểu trưng cho "biên giới" và kỷ niệm "cuộc chiến biên giới."
Ngày 17/2/1979, Trung Quốc bất ngờ mở cuộc tấn công xâm lược trên toàn tuyến biên giới phía Bắc Việt Nam, với sự tham gia được cho là của gần mười quân đoàn với hơn hai mươi sư đoàn tác chiến, với tổng quân số hàng chục vạn được hàng trăm xe tăng và hỏa lực yểm trợ.
Sau khi gặp phải sự kháng trả quyết liệt của các lực lượng Việt Nam, ngày 18/3 cùng năm, Trung Quốc tuyên bố rút quân sau khi đã "dạy cho Việt Nam một bài học."
Cả hai bên đều tuyên bố giành lợi thế trong cuộc chiến đẫm máu vốn gây thêm các xung đột vũ trang trong hơn mười năm sau đó và làm hai nước gián đoạn quan hệ ngoại giao bình thường và niềm tin trong dài hạn.




Một tấm bia tưởng niệm đã được dựng trong một nghĩa trang ở thành phố Mississauga, tỉnh bang Ontario, Canada.
Tấm bia đã được ghi bằng ba thứ tiếng Anh, Pháp và Việt.
Bản ghi bằng tiếng Việt thành kính tưởng niệm các chiến sĩ và đồng bào đã bỏ mình vì tự do, nhân quyền, trước và sau ngày 30 tháng 4 năm 1975. Đồng thời bản ghi cũng tri ân Canada cùng các xứ tự do khác đã tiếp nhận những người Việt Nam tỵ nạn cộng sản
Cảng Gwadar Pakistan, viên ngọc trong chiến lược biển của Trung Quốc




 9h30′ – Tại Sài Gòn, khoảng 30 vị nhân sĩ, trí thức, trong đó có GS Tương Lai, Luật gia Lê Hiếu Đằng, GS Chu Hảo … đã tới Tượng Trần Hưng Đạo thắp hương tưởng nhớ các liệt sĩ. Lực lượng an ninh không ngăn cản, nhưng có hành động gỡ bỏ một số băng rôn. Có phóng viên của trang BoxitVietnam đi cùng, chắc sẽ có tin bài sau.
10h30′ – CTV từ Sài Gòn đã gửi hình ảnh ra:
1
- Tương Lai: Tường thuật vắn về cuộc dâng hương sáng ngày 17/02/2013 tại Sài gòn (Người lót gạch).
CHIỀU 17.2.2013, TẠI NGHĨA TRANG LIỆT SỸ… (Người Ba Đồn).
Nhớ lại ngày 17/2/1979 (Nguyễn Xuân Hưng).
 11h40′: Hồi 10h45′, một đoàn gồm các nhân sĩ, cựu quan chức dẫn đầu, trong đó có nguyên Bộ trưởng Tư pháp Nguyễn Đình Lộc, nguyên ủy viên TƯ Đảng CSVN Nguyễn Trọng Vĩnh, ông Trần Đức Nguyên, ông Nguyễn Trung … đã đến Tượng đài Liệt sĩ trên đường Bắc Sơn để thắp hương tưởng nhớ các liệt sĩ đã hy sinh trong cuộc chiến đấu chống quân Trung Quốc xâm lược từ ngày 17 – 2- 1979. Tuy nhiên, đoàn đã bị cản trở, không thể thực hiện được lễ viếng và thắp hương. Hình ảnh, video và chi tiết diễn biến chúng tôi sẽ xin được bổ sung tiếp …
Trước đó, một đoàn quần chúng cũng tới làm lễ viếng trước Tượng đài Quyết tử tại Bờ Hồ cũng bị ngăn chặn. Toàn bộ khuôn viên tượng đài bị rào chắn.

.

17-2
Tướng Nguyễn Trọng Vĩnh, GS Phạm Duy Hiển, TS Nguyễn Quang A, Nhà văn-Blogger Nguyễn Tường Thụy, Blogger Đông Hải Long Vương – Chí Đức, TS Nguyễn Xuân Diện cùng mọi người đã không được vào bên trong Tượng đài Liệt sĩ, phải đứng bên ngoài “vái vọng” vào, mấy nén hương gác ở trên cổng, vì các sĩ quan bảo vệ ở đây cũng không chịu nhận thắp hộ. (Ảnh: J.B. Nguyễn Hữu Vinh).
Mời độc giả đón đọc tường thuật chi tiết sẽ có trên blog Tễu.
—————



-Nhật Ký ngày 17 /2/ 2013
Sáng hai bố con dậy muộn, 11 giờ mới ăn sáng, đi bộ ra bảo tàng dân tộc học để cho con biết về những văn hoá dân gian của dân tộc. Đang đi bộ gần đến nơi thì có điện báo trên tượng đài Lý Thái Tổ một nhóm nhân sĩ , trí thức đến đặt vòng hoa tưởng niệm các chiến sĩ quân đội nhân dân Việt Nam đã anh dũng hy sinh để bảo vệ biên giới phía Bắc. Chợt nhớ ra hôm này là ngày 17/2, ngày mà cách đây 34 năm quân xâm lược Trung Quốc đột ngột tràn qua biên giới, tiến vào lãnh thổ Việt Nam tàn sát đồng bào nhân dân Việt Nam ở 6 tỉnh biên giới phía Bắc. Rất nhiều chiến sĩ, dân quân của Việt Nam đã ngã xuống để bảo vệ bà con và bảo vệ đất nước. Nhưng cuộc điện thoại lại kèm theo một điều buồn hơn nữa là có nhiều '' quần chúng tự phát '' không cho nhân sĩ đặt vòng hoa.
 Hai bố con nhảy xe ôm đến nơi thì chẳng còn gì, gọi lại thì biết nhân sĩ, trí thức đã đặt vòng hoa ở tượng đại Quang Trung chỗ gò Đống Đa. Tình cờ gặp bố con nhà Lã Việt Dũng cũng đến Lý Thái Tổ, thế là hai thằng tha hai đứa con nhỏ lếch thếch đến gò Đống Đa muốn cho các con mình thắp hương tưởng nhớ những chiến sĩ đã hy sinh. Đến nơi vắng hoe, chỉ còn hai vòng hoa còn đó, có cả hoa nhiều màu dành cho các chiến sĩ đã có gia đình, có cả vòng hoa trắng cho các chiến sĩ trẻ đã hy sinh mà chẳng bao giờ biết đến hạnh phúc lứa đôi.
Tí Hớn
Em Bống con gái Lã Việt Dũng.
Thế rồi đang chụp ảnh, bỗng nhiên bảo vệ vườn hoa đến dỡ tấm băng rôn nhỏ trên vòng hoa, và đòi khiêng đi với lý do chỗ này không phải chỗ đặt hoa.
Sau khi chất vấn với bảo vệ, công an.
- Chúng tôi là người đưa con đi dạo, thấy trước đó có mấy ông già đặt vòng hoa này, chúng tôi xem thấy rất đẹp và ý nghĩa. Tại sao các anh không gỡ lúc đó mà họ đi các anh mới gỡ.
Bảo vệ, công an.
- Chúng tôi bảo họ rồi.
- Vậy nếu anh cho vòng hoa này vi phạm cái gì, xin cho chúng tôi xem nội quy, quy định, nghị định. Đây là tài sản của người ta, vi phạm các anh có quyền thu, nhưng có chúng tôi đây. Đề nghị khi tịch thu, tiêu huỷ các anh lập biên bản và chúng tôi có mặt ở đây đề nghị phải cho chúng tôi làm chứng. Không thể lấy tài sản của người ta mờ ám như vậy, người ta đi mới lấy là sao.?
 Bỗng có mấy kẻ lạ mặt mặc thường phục xông đến xưng là dân, thấy vòng hoa đặt đây không đúng thì mang vứt đi. 
Kẻ lạ mặt này rất hung hăng, công an và bảo vệ đứng nhìn mấy kẻ lạ mặt xưng là dân này hung hăng định dùng vũ lực cướp phá vòng hoa tưởng niệm các chiến sĩ. Trương Dũng và Lã Dũng vất vả ngăn tên côn đồ lại.
Bảo vệ vẫn đút tay vào túi nhìn tên côn đồ bóp cổ Trương Văn Dũng. Còn công an đứng xa khoảng 25 mét, gọi điện bảo thêm người đến.
Nhưng mấy cha con nhà Buôn Gió và Lã Dũng vẫn kiên quyết không cho họ động vào vòng hoa. Bảo có gọi ai đến cũng thế. Lát sau mấy an ninh quen nhẵn mặt đến, những lảng vảng  bên ngoài.  Một lúc thì mấy anh em đi về vì hai thằng tha hai con nhỏ đi, đến trưa phải về cho ăn, ra khỏi một đoạn quay lại thấy bảo vệ dỡ vòng hoa, và công nhân vệ sinh từ đâu đến ngay tha vòng hoa mang vứt vào xe rác.
Vòng hoa tưởng niệm các chiến sĩ hy sinh ngày 17/2/ 1979  do các nhân sĩ, trí thức mang đến với đầy tôn kính và trân trọng, đã được chính quyền sai nhân viên dọn rác mang đi. 




Còm từ anhbasam:

Thái Bình! đã nói17/02/2013 lúc 22:15 Ở đây không biết có bác nào đọc kinh phật không? Trong kinh phật có nói đến thời điểm 500 năm cuối thời mạt kiếp.

Người Tàu lùn, tham nó đặt tên nước là Trung Hoa. Trung Hoa là tinh hoa của Thế giới.
Nhưng các bác thử lấy bản đồ thế giới ra xong ghép các Châu lục lại mà xem. Nhất là phần đầu gồm nước Nga, Trung Quốc và Ấn Độ quanh quanh mấy nước nhỏ . Còn phần đuôi cũng chỗ thắt vào phình ra chỗ Châu Âu và Châu Phi liền nhau. Thân là phần Châu Mỹ ráp lai. Ráp đúng như thế thì ra đúng hình bản đồ nước Việt Nam không sai. Giống khủng khiếp.
Việt Nam mới là trung tâm của thế giới. Có lẽ vì thế nên Đất nước Việt Nam, dân tộc Việt Nam phải gánh chịu tất cả những gì tồi tệ nhất của thời Mạt Kiếp.
Xem những thước phim tư liệu ngày xưa, nhìn những anh lính trong thời chiến. Người ngày xưa rất khổ, ăn đói mặc rách nhưng sao tôi thấy khuôn mặt của họ rất sáng, sáng từ ánh mắt đến nụ cười. Tôi nghĩ có lẽ vì tâm họ sáng.
Giờ đây ăn đủ mặc đầy, sao tôi nhìn mọi người tôi không thấy được cái sáng mà tôi thấy ở những người ngày xưa. Ngay cả một đứa bé cũng vậy. Mới 3,4 tuổi biết gì mùi đời mà trong ánh mắt cũng đã thấy đầy những mưu tính, lo toan.
Có những lúc đi đám đình, đến những chỗ đông người tôi cứ nhìn và tìm, nhưng thật lòng là tìm được những người có ánh mắt thẳng ngay, nụ cười tươi như hoa như những anh lính ngày xưa kể cả những khi mặt phủ đầy khói thuốc súng cũng thật là hiếm.
Nhiều lúc tôi cũng nghĩ mình nhiều lúc cũng dở hơi nhưng nó như là một phản xạ không điều kiện.
Tôi tin vào tâm linh, tôi tin vào luật trả vay, tôi tin vào lẽ âm dương cân bằng nên tôi thấy đỡ đau buồn hơn, và cũng ít khóc hơn khi xem những thước phim tài liệu về chiến tranh. Và tôi cũng ít cay đắng hơn khi hiểu rõ thêm về những sai lầm của dân tộc. Và tôi cũng đỡ căm hận hơn khi chứng kiến những bất công với mình và trong xã hội. Và tôi lúc nào cũng hy vọng ở một ngày mai tươi sáng hơn cho mình, cho con cháu mình, cho mọi người, cho dân tộc, và cho đất nước.
Lịch sử là phải chân chính, nhưng nhìn vào lịch sử để thấy tự hào hơn vì cha anh, thấy sống sao cho xứng với cha anh. Nhìn vào lịch sử để lấy lịch sử làm bài học cho hôm nay và ngày mai. Cũng nhìn vào lịch sử để làm mốc để phân biệt thẳng ngay, chính tà. Tôi thấy bất bình khi thấy một số dùng lịch sử để phục vụ cho mục đích đen tối của bản thân. Tôi thấy bất bình khi một số dùng một hành động đẹp, vô cùng đẹp để che đậy một tâm tư xấu xa, phục vụ cho những mục đích xấu xa.
Thể thao bản thân nó là một hoạt động đẹp. Vì thế thể thao không phải dùng để che đậy cho bất cứ một mục đích nào khác. Từ thiện cũng vậy. Viếng anh linh các anh hùng liệt sỹ cũng vậy
Tôi đặt câu hỏi rằng: Tại sao các anh lại phải đứng ngoài để viềng. Chả nhẽ chỉ có các anh biết tri ân các anh hùng liệt sỹ. Và tại sao họ lại phải ngăn cản các anh.
Đừng để người khác chán ghét khi nhìn thấy các anh đang hành động vì dân vì nước.
Đôi lời nhắn gửi!
Thái Bình Việt Nam.
Dựng cột mốc tìm đồng đội (DV).
Đua thuyền tri ân Hải đội Hoàng Sa (VNE).  - Nghiệp đoàn nghề cá An Hải- Lý Sơn ra quân đầu năm (VOV).  - Ra biển ngày đầu năm (GDTĐ).  - Cứu 12 ngư dân gặp nạn trên biển (TN).
Dưới chân đàn tế trời đất (TN).
Cảnh báo người dân về đèn lồng in chữ Tam Sa (DT).  - Dân phải chủ động tránh mua đèn lồng in chữ Tam Sa (ĐV).
Mỹ thử tên lửa chống tên lửa SM-3 Block IA vietnamdefence
Cục Phòng thủ tên lửa Mỹ và thủy thủ đoàn tàu tuần dương USS Lake Erie ngày 13/2/2013 đã tiến hành thử nghiệm thành công hệ thống phòng thủ tên lửa Aegis đánh chặn tên lửa đường đạn tầm trung trên Thái Bình Dương, Bộ Quốc phòng Mỹ thông báo. - Vì sao các nhà khoa học không thể phát hiện sớm sao băng tại Nga? (DT).   - Thiên thạch Nga rao bán trên mạng đều là giả mạo (TTXVN).  - Nga dọn dẹp hậu quả của thiên thạch (NLĐ).
Cảng Gwadar Pakistan, viên ngọc trong chiến lược biển của Trung Quốc
Quan điểm an ninh trong Thông điệp Liên bang của ông Obama (VOV).Nga đề xuất lập lá chắn không gian chung (TN).
Nghẹt thở âm mưu ám sát các nguyên thủ (VnMedia).Indonesia soạn “qui tắc hành động”, TQ khó độc chiếm biển Đông (PN Today).Phong trào phản kháng chưa từng có tại Singapore
LHQ tố cáo quân đội Miến Điện tra tấn tù nhân phiến quân KachinBiểu tình lớn tại thủ đô Bangladesh sau vụ sát hại blogger
Asian Century Marked by Rising Conflict RealClearWorld- Học giả TQ: Không phải Bắc Kinh mà là Mỹ kiềm chế Triều Tiên thất bại(GDVN).  - Gia tăng trừng phạt Triều Tiên: Nhờn thuốc? (DT).

Tổng số lượt xem trang