Thứ Năm, 28 tháng 2, 2013

Về bài viết « Những bài học về cuộc chiến Việt-Trung 1979 » của tác giả Nguyễn Hưng Quốc

-Về bài viết « Những bài học về cuộc chiến Việt-Trung 1979 » của tác giả Nguyễn Hưng Quốc

 Nhan Tuan Truong
http://www.voatiengviet.com/content/nhung-bai-hoc-ve-cuoc-chien-viet-trung/16...

Bài viết này có một số điểm cần được thảo luận thêm như sau :

1/ Tác giả cho rằng cuộc xung đột vũ trang giữa hai nước Việt-Trung năm 1979 « là một trong hai cuộc chiến tranh đầu tiên giữa hai quốc gia xã hội chủ nghĩa (cuộc chiến kia là giữa Việt Nam và Campuchia năm 1978) » và « là một trong những cuộc chiến tranh ngắn ngủi nhất trên thế giới »...

Danh từ « cuộc chiến tranh » không nói rõ nghĩa. « Cuộc chiến tranh » có thể hiểu là « một cuộc chiến – une bataille » hoặc « sự chiến tranh – la guerre » mà hai sự việc này rất khác biệt. Xung đột vũ trang Việt-Trung đầu năm 1979 hai bên không có bên nào tuyên bố « chiến tranh », nhưng khó để mà nói đó không phải là một « cuộc chiến tranh – une guerre », vì mức độ rộng lớn của trận địa cũng như ảnh hưởng quốc tế về địa chiến lược của cuộc chiến.

Nói đây là cuộc chiến « đầu tiên » giữa hai nước XHCN là không đúng. Trước đó hai bên Liên Xô và Trung Quốc, năm 1969, hai nước XHCN, đã xảy ra xung đột vũ trang do tranh chấp biên giới. Xung đột kéo dài 5 tháng, suýt đưa tới chiến tranh nguyên tử.

Đây cũng không phải là cuộc chiến ngắn nhất, vì còn có những cuộc chiến ngắn hơn : Chiến tranh giữa Do Thái và các nước Ả Rập chung quanh, bắt đầu ngày 5 chấm dứt ngày 10-6-1967, vỏn vẹn có 6 ngày.

2/ Tác giả cho rằng trong cuộc chiến này « Việt Nam hoàn toàn bị bất ngờ »,  « không chuẩn bị trước ». Tác giả dẫn tài liệu từ cuốn « Bên thắng cuộc » của Huy Đức để viết : « những người được phỏng vấn về cuộc tấn công ấy cũng đều cho là Việt Nam hoàn toàn không chuẩn bị trước »... 

Vậy thì lý giải làm sao, chỉ ở mặt trận Lạng Sơn, phía VN đã đào sẵn hơn 60 cây số chiến hào phòng thủ cùng với khoảng 2.000 cứ điểm chiến đấu ? Nếu không « chuẩn bị trước », các cơ sở phòng thủ đó để làm gì ? chống ai, đề phòng ai ?

Diễn biến cuộc chiến, tài liệu từ hai phía, cho thấy khi quân TQ vượt qua biên giới là tức khắc bị sa lầy, mặc dầu với quân số đông hơn gấp 5 lần (với chín quân đoàn chủ lực cùng, cùng nhiều sư đoàn thiết giáp, tổng cộng khoảng 300.000 quân, chưa tính dân công), cùng trên 500 xe tăng và hàng ngàn khẩu pháo yểm trợ. Việc này chỉ có thể giải thích là phía VN đã được chuẩn bị chu đáo, gài quân sẵn để « tiếp đón » đoàn quân của TQ. Nói VN « gài bẫy » sẵn để TQ đút đầu vào thì cũng không quá đáng.

Câu hỏi đặt ra là các chiến hào phòng thủ cùng các cứ điểm chiến đấu này đã được VN xây từ lúc nào ? 
Theo tuyên bố của Đặng Tiểu Bình ngày 16-3-1979 :

« ngay lúc chúng ta tăng cưòng viện trợ cho chúng, có công sự đã xây bẩy năm, có cái đã được ba năm, chỗ nào cũng thấy công sự, tích trữ rất nhiều vật tư, rất nhiều vật tư là do chúng ta viện trợ, gạo, đạn, vũ khí, lần này lấy về một loạt, Việt Nam cậy có hiệp ước Xô Việt mới dám như thế. »

Điều này cho thấy phía VN đã chuẩn bị chiến tranh với TQ ngay từ lúc TQ còn viện trợ cho VN, trước cuộc chiến 1979 từ 3 đến 7 năm.

Về các chi tiết về lãnh đạo CSVN (Phạm Văn Đồng, Văn Tiến Dũng) lúc đó đều ở bên Kampuchia, theo các dữ kiện dẫn từ « Bên thắng cuộc » của Huy Đức. Các dữ kiện  này cũng không chứng minh được yếu tố « bất ngờ » của cuộc chiến. Vai trò của VTD và PVD trong bộ Chính trị lúc đó ra sao ? hai ông này theo « phe » nào ? Không thấy ai đặt ra. Các dữ liệu mới đây cho thấy VTD thuộc phe thân TQ. Dĩ nhiên, việc phòng vệ biên giới Việt-Trung sẽ không thể để VTD kiểm soát rồi ! Điều này lại cho thấy lãnh đạo CSVN lúc đó (thân LX) đã có những tính toán sâu xa về cuộc chiến. Do đó quyết định « đày » VTD sang Kampuchia.

Tác giả viết :

« Cuộc tấn công của Trung Quốc năm 1979 cho thấy một yếu kém nghiêm trọng khác của Việt Nam: tình báo... Từ giữa năm 1978, giới lãnh đạo Trung Quốc đã bắt đầu bàn luận về kế hoạch tấn công Việt Nam: Họ hoàn toàn không biết. Từ cuối năm 1978, Trung Quốc bắt đầu lên kế hoạch tấn công: Họ cũng không biết. Cũng từ cuối năm 1978 và đầu năm 1979, Trung Quốc liên tục đàm phán với Mỹ, Nhật và một số nước Đông Nam Á, như Thái Lan và Malaysia, về việc tấn công Việt Nam: Họ cũng không biết. Tệ nhất là sự kiện: để điều động trên 300.000 quân với vũ khí và lương thực đến biên giới, Trung Quốc cần ít nhất là ba tháng, với cả hàng trăm ngàn dân công: Họ cũng không biết. »

Điều này cũng không đúng.

Tháng 8 năm 1978 TQ bắt đầu tập trung quân tại biên giới, việc này các vệ tinh và máy nay dọ thám của HK chụp hình được. Nếu HK làm được không lẽ Liên Xô không làm được ? Vài tuần trước khi chiến sự xảy ra, phía VN đã tố cáo trước Hội đồng Bảo an LHQ phía Trung Quốc tập trung quân tại biên giới.

Nếu « tình báo » không « biết trước » thì làm sao có việc VN tố cáo TQ trước LHQ ?

Như thế VN (và LX) chuẩn bị chiến tranh với TQ là có thật (và từ khá lâu). Câu hỏi đặt ra (chưa có câu trả lời) là VN và LX chuẩn bị chiến tranh với TQ là nhằm vào mục đích gì ?

Tác giả viết :

« Việt Nam bị hớ trong việc phòng thủ biên giới. Họ lại hớ lần nữa trong việc phòng thủ Hà Nội, nơi Trung Quốc không hề có ý định tấn công. Cả hai lần hớ ấy đều xuất phát từ một nguyên nhân: Thiếu tin tức. »

Điều này lại càng không đúng. Bởi vì VN đã chuẩn bị cho tình trạng tệ nhứt, là mất Hà Nội. Bộ đầu não của VN đã bí mật chuyển về Nha Trang trước đó khá lâu. Tại sao Nha Trang ? vì Nha Trang ở kế Cam Ranh, quân cảng dành cho hải quân LX sử dụng. Nha Trang, lúc đó là nơi được phòng thủ chu đáo nhứt VN về cả ba mặt : trên không, trên bộ và mặt biển.

Nếu « tình báo » không tinh nhạy, VN không chuẩn bị, thì làm sao có quyết định « dời đô » vào Nha Trang ?
Sau khi mất Lạng Sơn, VN đã bày trận địa sông Thương (xưa gọi là sông Như Nguyệt) để cản bước tiến của quân TQ. Đó là vùng có địa danh Ải Chi Lăng (mà mỗi lần nhắc lại quân TQ dựng tóc gáy). Dĩ nhiên bày trận địa này là để không cho quân TQ tiến sâu xuống phía nam (luôn tiện phòng thủ Hà Nội) chứ việc phòng thủ Hà Nội không phải là mục tiêu chính (vì thủ đô đã dời về Nha Trang).

3/ Trong bài tác giả cũng có viết « vũ khí VN tối tân hơn » nhờ vũ khí « tịch thu ở miên Nam ».

Ở điểm này có nhiều điều cần xem xét lại. Vũ khí « tịch thu từ miền nam » được đưa lên biên giới để phòng thủ là vũ khí nào và từ bao giờ ?

Nếu chi tiết này có thật, thì tác giả đã mâu thuẫn. Chi tiết này chứng minh phía VN chuẩn bị đầy đủ cho cuộc chiến. Vì có chuẩn bị nên mới đưa vũ khí tối tân lên biên giới (để tiếp đón quân TQ). Nếu không, đưa vũ khí « tối tân » lên đây làm chi trong khi đang có những trận đánh lớn ở Kampuchia ?

Nhưng điều này nhiều phần là sai. Trong cuộc chiến 54-75, vũ khí của HK sử dụng tại VN cho thấy không hữu hiệu bằng vũ khí của phía LX cung cấp cho CSVN. Vũ khí của HK, M16, M72, hỏa tiễn TOW, tăng M48… không có loại nào thích hợp cho chiến tranh du kích hay đánh cận chiến. Nếu so sánh hai vũ khí tương đương chống chiến xa, M72 và B41. M72 bắn một phát là bỏ trong khi B41 (và B40) chỉ là một ống phóng xài vĩnh viễn với những trái đạn khá nhẹ và gọn, nạp nhanh chóng. B40 và B41 còn dùng để tấn công đồn bót, phá cầu, phá xe cộ... Trong khi các loại súng cá nhân như AK 47 thì tiện dụng hơn M16. Nói chung, vũ khí miền bắc rất phù hợp cho các cuộc cận chiến và du kích chiến.

Vì thế, cho rằng CSVN đưa vũ khí tịch thu được của VNCH đưa lên biên giới phía bắc là không thuyết phục. Mà nếu có, các vũ khí này cũng không hữu dụng hơn các vũ khí mà phía CSVN có lúc đó.

4/ Tác giả chỉ ra 4 lý do và 3 mục tiêu TQ đánh VN. Mục tiêu thứ 3 :

« để Việt Nam - và từ đó, các nước khác - hiểu là không thể tin cậy vào sự liên minh với Liên Xô, từ đó, có thể cắt đứt mối liên minh ấy để quay về với Trung Quốc ».

Ý kiến này xem chừng gượng ép.

Vì muốn chứng minh LX là đồng minh không đáng tin cậy, đáng lẽ TQ phải đánh sâu vào VN (hay ít ra ở lâu tại VN) để thách thức hay « thử lửa » thái độ của LX ra sao. Việc TQ rút quân vội vã là yếu tố chứng minh TQ lo ngại LX sẽ can thiệp.

Theo các tài liệu đã công bố, trước khi đánh VN, Đặng Tiểu Bình có thông báo trước cho HK :

« Khi thăm Mỹ tôi nói cho Việt Nam bài học, nước Mỹ không tán thành. Chúng ta sử dụng hành động tương đối lớn sợ dẫn tới phản ứng lớn của Liên Xô, nước Mỹ một mặt phản đối chúng ta trừng phạt, nhưng mặt khác cũng thông báo cho chúng ta chút tình báo, nói quân đội Liên Xô về căn bản không động đậy, trên mấy ngàn cấy số biên giới( Trung Xô) chỉ có 54 sư đoàn không đầy đủ quân số »

Thái độ của HK, nói là không ủng hộ, nhưng lại cung cấp tin tức tình báo cho TQ. Vì vậy TQ mới biết LX không chuẩn bị cho việc phản công, nếu TQ đánh VN. Do điều này mà Đặng Tiểu Bình quả quyết đánh. Thái độ « chia sẻ tin tức tình báo » của HK cho thấy là nước này đã đồng thuận ngầm.

Về phía LX, có thể Kremlin không chuẩn bị để đánh TQ khi nước này đánh VN, hoặc đánh giá thấp lực lượng của quân TQ (hay đó là âm mưu của LX và VN). Nhưng khi chiến sự bắt đầu, thái độ của LX cho thấy nước này có thể làm nhiều việc ngoài dự liệu của TQ để cứu VN, nếu thấy VN thất thế. (Khi chiến sự bắt đầu, ngoài các phản đối ngoại giao, LX giúp cho VN các việc : dùng máy bay chuyển quân từ chiến trường Kampuchia lên biên giới, giúp thêm vũ khí, cho tàu chiến tiến vào vùng biển VN…)

Trong khi, một mục tiêu khác của TQ, khi đánh VN, là muốn VN rút quân ra khỏi Kampuchi. Nếu không sợ LX can thiệp, TQ có thể ở lại những vùng đất đã chiếm của VN lâu hơn, buộc VN phải rút quân toàn bộ ra khỏi Kampuchia rồi mới trả đất, như là điều kiện trao đổi.

Các tài liệu bạch hóa cho thấy TQ đã đánh giá sai, không những về thực lực và khả năng chiến đấu của quân VN (khoảng 50.000 quân và dân phòng), mà còn tính toán sai về khả năng chiến đấu của quân Khmer đỏ. VN đã áp dụng một chiến lược thuộc hạng « bậc thầy » của thế giới để đánh tan quân Khmer đỏ trong vòng vài ngày, trước khi TQ kịp trở tay.

5/ Về thời điểm mở cuộc chiến, tác giả viết :

« chọn thời điểm mở đầu cuộc tấn công vào giữa tháng Hai để, một mặt, tránh được mùa mưa (thường bắt đầu vào tháng Tư) và, mặt khác, đã qua hết mùa đông - băng trên các dòng sông dọc biên giới Trung Quốc và Liên Xô đã tan chảy hết »

Điều này cũng không đúng. Tháng hai, trên vùng biên giới LX-TQ vẫn còn là mùa đông. Tháng hai, trong vùng phía nam đường vĩ tuyến 23° 30’ bắc (tropique du cancer), ở vào mùa khô, biển yên cho đến tháng 4, tháng 5. Phía bắc đường này, tháng hai, vẫn là mùa đông.

6/ Về mục tiêu của Đặng Tiểu Bình : 

Dĩ nhiên họ Đặng đã thất bại vì đã không làm được VN rút khỏi Kampuchia, và quân TQ cũng không dám ở lại trên đất VN lâu hơn vì sợ phản ứng của LX. Nhưng đó là những thất bại chiến thuật.

Cuộc chiến Việt-Trung 1979 đã đem lại một chiến thắng vẻ vang cho TQ mà đến nay mới nhìn thấy được. Sẽ không ngoa khi cho rằng họ Đặng là một nhà chiến lược đại tài, đồng thời là một « kiến trúc sư » lỗi lạc của TQ thời hiện đại, vượt xa Mao, Tưởng, kể cả Tôn Dật Tiên.

Từ năm 1978, Quân ủy trung ương đã có những cuộc họp để tìm lý do và mức độ  « trừng phạt VN ». Ý kiến chủ đạo ở Quân ủy TW lúc đó là đánh VN ở mức « trung đoàn », ở một địa điểm trên vùng biên giới. Tức chỉ đánh « nhỏ », mang tính cảnh cáo.

Nhưng theo cái nhìn của họ Đặng, có hai mục tiêu phải đạt tới : mục tiêu chiến lược cho TQ và mục tiêu cá nhân của họ Đặng.

Mục tiếu chiến lược : Đánh một trận nhỏ (như ý kiến đa số trong Quân ủy) không đủ để chứng minh rằng TQ đã dứt khoát với VN và LX, để có thể thuyết phục HK (và khối tư bản) giúp cho TQ hiện đại hóa.
Mục tiêu cá nhân : Đánh trận nhỏ không đủ cho giới lãnh đạo TQ thấy những cần thiết cấp bách do sự lạc hậu của TQ về quốc phòng (và kinh tế). Chỉ khi lãnh đạo CSTQ chấp nhận hiện đại hóa TQ, thì chỉ có họ Đặng mới có tư cách nắm lá cờ lãnh đạo.

Ta thấy, về hai mặt, họ Đặng đã thành công.

7/ Về hậu quả cho VN : 
Đáng lẽ cuộc chiến Việt-Trung 1979 (cũng như cuộc chiến Kampuchia 1978) VN có thể tránh được. Câu hỏi đặt ra, VN gây hai cuộc chiến này  để làm gì ? Có được lợi lộc gì ?

Tổn thất cho hai cuộc chiến là hàng trăm ngàn thanh niên VN uổng mạng. Hàng trăm ngàn gia đình ở các tỉnh vùng biên giới lâm vào cảnh tang thương, mất mát to lớn. Cuộc chiến TQ mở ra là để trừng phạt, do đó không bắt tù binh (tức giết hết) và phá hoại tất cả những gì của VN, từ nhà cửa, xí nghiệp... cho tới hạ tầng cơ sở. Sau hơn 3 thập niên, kinh tế  VN vẫn chưa gượng dậy được, mặc dầu có các nguồn tài nguyên hỗ trợ lớn là dầu khí, nhân lực xuất khẩu cũng như nguồn kiều hối.

Máu xương VN đổ xuống nhưng hiện nay Kampuchia đã đi vào quĩ đạo của TQ.

Tiêu hao chừng đó, VN không có được một ích lợi nào. Sẽ không ngạc nhiên khi lãnh đạo CSVN hiện nay cố gắng che dấu những sự thật về cuộc chiến 1979, không cho tổ chức tưởng niệm các chiến sĩ cũng như những nạn nhân đã hy sinh cho cuộc chiến. Vì nhắc lại, sự thật phơi bày, mọi người sẽ thấy được đảng đoàn CSVN chỉ là một tập đoàn ngu xuẩn, đem máu xương, vật chất, của cải của đất nước VN đi chuốc lấy thù oán với một láng giềng lớn, mà từ ngàn năm nay các triều vua VN phải nhịn nhục « triều cống » họ để được sống yên thân.

Đó là cái ngu xuẩn lớn nhứt của thời đại.

Đó là « lịch sử ». Lịch sử không chỉ soi rọi lại quá khứ mà còn định hướng cho tương lai.

*******
TLQ: Nguyễn Hưng Quốc

26.02.2013

Những bài học về cuộc chiến Việt-Trung 1979

Tại sao Trung Quốc, nước từng viện trợ cho Việt Nam suốt cuộc chiến trước 1975 lại tấn công Việt Nam?
Cuộc chiến tranh biên giới giữa Việt Nam và Trung Quốc năm 1979 là cuộc chiến tranh đầu tiên giữa hai nước trong thời hiện đại; là một trong hai cuộc chiến tranh đầu tiên giữa hai quốc gia xã hội chủ nghĩa (cuộc chiến kia là giữa Việt Nam và Campuchia năm 1978); là một trong những cuộc chiến tranh ngắn ngủi nhất trên thế giới (tính từ ngày Trung Quốc bắt đầu tấn công Việt Nam 17/2 đến lúc Trung Quốc tuyên bố kết thúc cuộc tấn công 5/3 là 17 ngày; đến ngày Trung Quốc rút hết quân khỏi Việt Nam, 16/3, là 27 ngày), nhưng đồng thời cũng là một trong những cuộc chiến tranh đẫm máu nhất, với trên 20.000 người bị giết chết mỗi bên; (nếu chia đều số người bị chết này cho thời gian thực sự của cuộc chiến, con số tử vong hàng ngày rất cao). Đó là chưa kể các thiệt hại khác về cơ sở vật chất và đời sống của dân chúng.

 Tại sao Trung Quốc, nước từng viện trợ cho Việt Nam trên 20 tỉ đô la suốt cả cuộc chiến tranh trước 1975 lại quyết định tấn công Việt Nam? Họ thường nêu lên bốn lý do chính: Một, đập tan giấc mộng bá quyền của Việt Nam ở Đông Nam Á; hai, trừng phạt Việt Nam về tội quấy phá ở vùng biên giới của hai nước; ba, trả thù việc Việt Nam đối xử tàn tệ đối với các Hoa kiều (trấn áp, tịch thu tài sản và xua đuổi họ ra khỏi nước); và bốn, dằn mặt việc Việt Nam ký hiệp ước liên minh với Liên Xô để mở rộng ảnh hưởng của Liên Xô ở Đông Nam Á. Các nhà bình luận chính trị quốc tế nêu lên ba mục tiêu chính của Trung Quốc: Một, tấn công có giới hạn một số vùng đất dọc biên giới để trừng phạt Việt Nam; hai, tạo sức ép để Việt Nam phải rút quân khỏi Campuchia; và ba, để Việt Nam - và từ đó, các nước khác - hiểu là không thể tin cậy vào sự liên minh với Liên Xô, từ đó, có thể cắt đứt mối liên minh ấy để quay về với Trung Quốc.

 Trung Quốc thành công hoàn toàn ở mục tiêu đầu, dĩ nhiên với một giá rất đắt về nhân mạng. Nhưng hai mục tiêu sau thì họ lại thất bại: Việt Nam không những không rút quân khỏi Campuchia mà còn đóng chiếm ở đó trên 10 năm; Việt Nam không những không bất mãn Liên Xô mà còn tiếp tục giữ liên minh chặt chẽ với Liên Xô đến tận lúc Liên Xô sụp đổ vào năm 1990.

 Đối với cuộc xâm lược của Trung Quốc, bộ máy tuyên truyền của Việt Nam có hai thái độ hoàn toàn trái ngược nhau: Trước, họ lên án Trung Quốc một cách kịch liệt; sau, họ hoàn toàn im lặng và bắt buộc mọi người phải im lặng theo. Trước, họ xem Trung Quốc như một tên đế quốc luôn luôn có tham vọng bá quyền và bành trướng; sau, họ lại xem Trung Quốc là một láng giềng tốt và một đồng chí tốt. Ở cả hai giai đoạn và với hai thái độ khác nhau ấy, Việt Nam đi từ cực đoan này sang cực đoan  khác. Và cực đoan nào cũng nguy hiểm như nhau. Cái nguy hiểm nhất là chúng ngăn chận người ta học được những bài học cần thiết.

 Trong số những bài học cần thiết ấy, theo tôi, bài học đầu tiên cần được nhấn mạnh là: Đừng ngây thơ.

 Quan sát và/hoặc tìm hiểu cuộc chiến tranh biên giới năm 1979, hầu như mọi nhà nghiên cứu đều ghi nhận một điểm giống nhau: Việt Nam hoàn toàn bị bất ngờ trước sự tấn công của Trung Quốc. Lúc lính Trung Quốc tràn qua biên giới Việt Nam, lực lượng phòng thủ của Việt Nam chủ yếu là bộ đội địa phương; còn trong giới lãnh đạo thì cả Phạm Văn Đồng lẫn Văn Tiến Dũng đều đang đi thăm Campuchia. Trong cuốn Bên thắng cuộc, Huy Đức kể, những người được phỏng vấn về cuộc tấn công ấy cũng đều cho là Việt Nam hoàn toàn không chuẩn bị trước. Với giới quan sát và nghiên cứu, cảm giác bất ngờ của Việt Nam quả là điều… bất ngờ. Nhiều người kể, ngay trước năm 1975, Lê Duẩn vừa nhận viện trợ của Trung Quốc lại vừa nghi ngại Trung Quốc; sau năm 1975, ông cũng biết rõ là nếu Việt Nam tấn công Campuchia, Trung Quốc sẽ tấn công Việt Nam. Vậy mà, lạ, lúc Trung Quốc tấn công Việt Nam, ông cũng như toàn bộ giới lãnh đạo Việt Nam vẫn thấy bất ngờ. Tại sao? Người ta giải thích: Giới lãnh đạo Việt Nam vẫn tin là Trung Quốc chỉ doạ dẫm chứ sẽ không đánh họ; vẫn tin là tình đồng chí giữa hai nước xã hội chủ nghĩa, tuy bị thử thách nghiêm trọng, vẫn đủ để ngăn chận một cuộc xâm lược.

 Kể ra, sau khi đã từng bị Campuchia, một nước xã hội chủ nghĩa anh em khác, tấn công và sau khi đã dẫn quân tràn qua biên giới càn quét người anh em xã hội chủ nghĩa ấy, mà vẫn còn tin như thế được quả là một sự ngây thơ đáng kinh ngạc. Ngây thơ đến dại dột.

 Nhưng ở đây, có đến hai sự ngây thơ. Ngoài sự ngây thơ đối với tình đồng chí xã hội chủ nghĩa của Trung Quốc, còn có sự ngây thơ đối với tình đồng chí của Liên Xô. Trước đó, Việt Nam đã từng ký kết hiệp ước hữu nghị và hợp tác quốc phòng với Liên Xô, những tưởng Liên Xô sẽ ra tay bảo vệ Việt Nam trước sự xâm lược của Trung Quốc. Chính Trung Quốc cũng tưởng như vậy nên, để hoá giải sự trả đũa của Liên Xô, họ đề ra ba sách lược chính: Một, đi vận động sự ủng hộ của Mỹ, Nhật và các nước Đông Nam Á cho chiến dịch đánh Việt Nam, để các nước này, sau đó, có thể ủng hộ họ trong trận đối đầu với Liên Xô nếu Liên Xô nhảy vào bênh vực Việt Nam; hai, tuyên bố cuộc chiến tranh nhằm “dạy cho Việt Nam một bài học” chỉ là một cuộc chiến tranh giới hạn về cả quy mô (không dùng không quân), mục tiêu (chỉ nhắm tiến sâu vào lãnh thổ Việt Nam khoảng vài chục cây số) và thời gian (trong vòng vài tuần) để Liên Xô không có cớ chính đáng gây chiến với Trung Quốc; và ba, chọn thời điểm mở đầu cuộc tấn công vào giữa tháng Hai để, một mặt, tránh được mùa mưa (thường bắt đầu vào tháng Tư) và, mặt khác, đã qua hết mùa đông - băng trên các dòng sông dọc biên giới Trung Quốc và Liên Xô đã tan chảy hết - , tránh tình trạng Liên Xô có thể dễ dàng xua quân tràn qua mặt sông đóng băng cứng để tấn công Trung Quốc. Nhưng cả Việt Nam lẫn Trung Quốc đều đoán sai. Khi quân Trung Quốc tràn qua biên giới đánh chiếm Việt Nam, Liên Xô vẫn án binh bất động.

 Bởi vậy, ngay sau khi chiến tranh biên giới bùng nổ, giới bình luận chính trị trên thế giới đều nhận ra một điều: quyền lợi quốc gia quan trọng hơn hơn ý thức hệ nhiều. Không nên tin vào cái gọi là tình đồng chí quốc tế.

 Bài học thứ hai là cần tìm hiểu kỹ hơn về Trung Quốc. Hầu như ai cũng biết: mặc dù sống sát cạnh Trung Quốc, chịu ảnh hưởng nặng nề của Trung Quốc và thường xuyên đánh nhau với Trung Quốc, sự hiểu biết của Việt Nam về Trung Quốc, kể cả trong giới học giả, lại rất giới hạn. Cuộc tấn công của Trung Quốc năm 1979 cho thấy một yếu kém nghiêm trọng khác của Việt Nam: tình báo. Lâu nay, giới truyền thông thường làm ồn ào về tài tình báo của Việt Nam ở miền Nam: Họ lọt vào cả những chức vụ quan trọng nhất trong guồng máy chính quyền miền Nam. Tuy nhiên, với Trung Quốc thì họ lại hoàn toàn mù mờ. Từ giữa năm 1978, giới lãnh đạo Trung Quốc đã bắt đầu bàn luận về kế hoạch tấn công Việt Nam: Họ hoàn toàn không biết. Từ cuối năm 1978, Trung Quốc bắt đầu lên kế hoạch tấn công: Họ cũng không biết. Cũng từ cuối năm 1978 và đầu năm 1979, Trung Quốc liên tục đàm phán với Mỹ, Nhật và một số nước Đông Nam Á, như Thái Lan và Malaysia, về việc tấn công Việt Nam: Họ cũng không biết. Tệ nhất là sự kiện: để điều động trên 300.000 quân với vũ khí và lương thực đến biên giới, Trung Quốc cần ít nhất là ba tháng, với cả hàng trăm ngàn dân công: Họ cũng không biết.

 Đến lúc Trung Quốc chính thức nổ súng, họ vẫn không biết gì về kế hoạch đánh mạnh, phá sạch và rút nhanh của Trung Quốc cả. Trong khi Trung Quốc chỉ đặt chỉ chỉ tiêu là tiến sâu vào khoảng 30-40 cây số, chiếm hai tỉnh lỵ Cao Bằng và Lạng Sơn là rút quân về nước ngay, Việt Nam vẫn chuẩn bị cho phòng tuyến hai, nhằm bảo vệ Hà Nội, để mặc cho dân quân và một số ít bộ đội chủ lực chống chọi với Trung Quốc ở biên giới.

 Việt Nam bị hớ trong việc phòng thủ biên giới. Họ lại hớ lần nữa trong việc phòng thủ Hà Nội, nơi Trung Quốc không hề có ý định tấn công. Cả hai lần hớ ấy đều xuất phát từ một nguyên nhân: Thiếu tin tức.

 Bài học thứ ba: Trong lúc giới lãnh đạo ngây thơ và hớ hênh trong chiến lược phòng thủ như vậy, những kẻ thực sự có công đầu trong việc đánh chận quân xâm lược Trung Quốc chính là các dân quân du kích và bộ đội địa phương ở các tỉnh biên giới. Toàn bộ bộ đội và du kích Việt Nam là khoảng 100.000 người trong khi bộ đội Trung Quốc lên đến khoảng 300.000 người. Như vậy, một người lính Việt Nam phải chọi lại ba người lính Trung Quốc. Họ không đủ khả năng ngăn chận được Trung Quốc. Họ chỉ làm được hai điều: Một, làm chậm bước tiến của quân Trung Quốc; và hai, gây thiệt hại nặng nề cho lính Trung Quốc. Trong khi đó, hầu hết quân chủ lực của Việt Nam thì hoặc đang ở Campuchia hoặc đang canh giữ phòng tuyến hai gần Hà Nội.

 Theo các nhà phân tích quân sự và chính trị quốc tế, sở dĩ bộ đội và du kích ở các tỉnh biên giới chiến đấu giỏi như vậy là nhờ bốn yếu tố chính: Một, họ quen thuộc với địa hình núi non hiểm trở ở vùng biên giới; hai, họ có thật nhiều kinh nghiệm chiến đấu sau hai cuộc chiến tranh kéo dài cả ba mươi năm; ba, vũ khí của họ tối tân hơn hẳn Trung Quốc (chủ yếu là nhờ nguồn vũ khí tịch thu ở miền Nam năm 1975); và bốn, tinh thần yêu nước và sự dũng cảm của họ rất cao.

 Xin lưu ý: trong bốn yếu tố tạo nên ưu thế của quân đội Việt Nam năm 1979, yếu tố thứ hai và thứ ba hoàn toàn trở thành vô hiệu theo thời gian. Năm 1979 bộ đội và cả tướng lĩnh Trung Quốc bị xem là thiếu kinh nghiệm chiến đấu vì cuộc chiến tranh gần nhất mà họ tham gia là ở Triều Tiên, trước đó 26 năm (1953). Đó cũng là trường hợp của bộ đội và tướng lĩnh Việt Nam hiện nay: Cuộc chiến tranh lớn mà họ tham gia, ở Campuchia năm 1978 và ở biên giới Việt-Trung năm 1979, cách đây đã trên 30 năm. Còn yếu tố thứ tư thì bị chính chính quyền Việt Nam ra tay đập phá triệt để bằng nhiều biện pháp khác nhau: một, ngăn cấm mọi biểu hiện của tình thần yêu nước, từ việc phát biểu bằng lời đến việc bày tỏ thái độ qua các vụ biểu tình; hai, vu khống và nhục mạ những người bộc lộ lòng yêu nước và lên án các hành động uy hiếp hay sách nhiễu của Trung Quốc; ba, ngăn cấm mọi hình thức kỷ niệm hay tưởng niệm chiến tranh chống Trung Quốc; và bốn, tuyên truyền cho một thứ chủ nghĩa đầu hàng được nguỵ trang dưới chiêu bài láng giềng tốt và đồng chí tốt.

 Ở trên, tôi nêu lên ba bài học chính. Bạn thử nghĩ xem: chính quyền Việt Nam học được mấy bài?

 ***
Chú thích: Các sự kiện và số liệu sử dụng trong bài viết này được lấy từ nhiều nguồn khác nhau, nhung nhiều nhất là từ bài “China’s 1979 war with Vietnam: A reassessment” của Xiaoming Zhang trên The China Quarterly2005, tr. 851-874.

*************

Hơn 40 năm trước, Trung Quốc đã cố gắng xâm chiếm đảo Damansky. 58 người lính biên phòng Xô viết đã ngã xuống để bảo vệ vùng đất nhỏ nhoi mà sau đó vào năm 1991, đã hoàn toàn thuộc về tay Trung Quốc.

Báo "Tin tức" đã tìm được một chứng nhân ở thành phố nhỏ Novoaltaisk: Vladimir Grechukhin là người duy nhất không cầm súng trên hòn đảo Damanski mà trong tay ông là chiếc máy ảnh. Cách đây không lâu ông vừa tròn 64 tuổi. Các phóng viên báo Tin tức tặng ông cuốn sách ảnh đăng những bức ảnh xuất sắc nhất của Tin tức trong 90 năm lịch sử toà báo.

Đáp lại, Grechukhin tặng các phóng viên tập thơ của mình và nói:"Tôi muốn tặng các anh cuốn album của tôi nhưng không thể. Phần lớn các bức ảnh hiện vẫn còn là bí mật". Được biết các bức ảnh của Grechukhin trong quá khứ được phục vụ cho công tác chính trị: Thủ tướng Liên xô Kosygin đã cho phía Trung quốc xem các bức ảnh để chứng minh rằng phía Liên xô không hề tấn công.

Bấm vào ảnh để xem kích cỡ đầy đủ.

Bấm vào ảnh để xem kích cỡ đầy đủ.

Ngày 28/2, người ta mang đến cho chúng tôi mũ sắt-Vladimir Grechukhin nhớ lại-còn trước đó, lính biên phòng chỉ có mũ kê-pi. Nhưng dẫu sao thì chúng tôi vẫn không nghĩ rằng sẽ có chiến trận. Thời điểm đó, người Trung hoa đã 2 năm giở trò khiêu khích.

Mùa xuân năm 1969, Vladimir Grechukhin là phóng viên ảnh của tờ "Biên phòng Thái bình dương" đã sửa soạn về nhà sau một thời gian dài công tác đầy nỗ lực. Nhưng có những sư kiện đã thay đổi cuộc đời anh.

Sáng 2/3, cơ quan đã có những thông tin về sự tấn công. Tôi biết tướng Vasily Lobanov đã chuẩn bị sẵn sàng trực thăng. Nhận lệnh, tôi lên đường đến máy bay trực thăng. Sau 40 phút chúng tôi đã sẵn sàng. Tướng Lobanov ra lệnh"Bay thôi!". Các phi công nói"Vâng, xin tuân lệnh".

Sáng đó, trên băng giá sông Ussury xuất hiện mấy người lính Tàu. Ba lính biên phòng Liên xô, trong đó có trưởng đồn biên phòng Nizhne Mikhailovk là Ivan Strelnikov tiến đến gặp họ và nói mấy câu tiếng Nga thân thiện.

Trong thời điểm này, Nikolai Petrov-người phụ trách tuyên truyền của đồn bắt đầu tiến hành chụp ảnh và ghi hình. Anh chụp 3 bức ảnh bằng máy ảnh Zorky, xong lấy máy ra quay. Sau này khi Petrov đã bị bắn chết, quân Trung quốc đã đến lấy máy quay đem đi. Còn máy ảnh thì chúng không nhìn thấy nên vẫn còn.

-Tôi vẫn dạy cho cậu ta là nên giữ máy ảnh dưới áo lông cộc để tránh băng tuyết-Grechukhin nói-Sau này tôi đã tìm thấy máy ảnh trong đó. Về đồn, tráng rửa phim thì thấy trong đó có 4 kiểu. Kiểu đầu là cuộc họp Komsomol, còn 3 kiểu tiếp theo chụp cảnh Strelnikov tiến đến gặp lính Trung quốc( xem ảnh duới). Và sau đó thì anh ấy đã bị bắn...

Bấm vào ảnh để xem kích cỡ đầy đủ.

Khoảng 300 lính Trung quốc đã tràn lên đảo. Sau khi Strelnikov bị bắn chết, hai bên đã giao tranh khoảng gần 1 tiếng đồng hồ. Một nhóm quân biên phòng do trung uý Vitaly Bubenin ở đồn gần đó đã đến tiếp viện.

Xe thiết giáp bị trúng mìn của quân Trung quốc bị khựng lại và nhiều người đã hy sinh. Trung uý Bubenin dù bị thương chuyển ngay sang xe thiết giáp khác và tiếp tục đến điểm giao tranh. Quân Trung quốc sau đó đã phải rút chạy. Bubenin đúng là một người anh hùng. Sau khi tốt nghiệp Học viện, anh ấy lãnh đạo lực lượng đặc biệt ALFA và sau đó ít ai biết về công việc bí mật của anh ấy.

Grechukhin có mặt tại đảo khoảng nửa giờ sau khi kết thúc cuộc giao tranh. Khắp nơi bốc lên mùi máu, mùi thuốc súng, mùi tử khí...

Ngày mùng 5 và 6/3, người ta tiến hành chôn cất những người lính biên phòng hy sinh. Trên các bức ảnh của Grechukhin là hàng dãy quan tài. Khuôn mặt những người lính hy sinh có nét gì đó rất khắc khổ. Một vài người được phủ khăn lên mặt...

Bấm vào ảnh để xem kích cỡ đầy đủ.

Bấm vào ảnh để xem kích cỡ đầy đủ.

Ngày 15/3 lại tiếp tục nổ ra giao tranh. Khoảng 60 chiến sĩ biên phòng Xô viết chống trả sự tấn công của mấy trăm lính Trung quốc.Đến chiều thì đạn dược của quân biên phòng Xô viết bị hết và họ đành rút lui. Quân Trung quốc lại tràn lên đảo. Và khi đó thì "Grad"(một dạng Cachiusa cải tiến) bắt đầu lên tiếng.

Về sự tham gia của Grad-vũ khí hoả lực không nằm trong danh mục vũ khí của lính biên phòng-trong cuộc giao tranh biên giới này người ta chỉ dám nói thì thầm với nhau. Nguyên nhân rất đơn giản: Nếu như lính biên phòng giao tranh thì đó chỉ là tranh chấp biên giới. Còn khi một trong hai bên sử dụng hoả lực của quân đội thì đó đã là chiến tranh. Nhưng vào thời điểm 15/3/1969, không còn một sự lựa chọn nào khác.

Những cuốn phim chụp sự kiện giao tranh trên đảo Damanski sau này đã được người ta lấy đi và được coi là tối mật. Hiện chúng được lưu giữ tại Bảo tàng trung ương Biên phòng. Còn tác giả của những bức ảnh ngày xưa giờ chỉ còn lưu giữ các bức ảnh do bạn bè scan lại cho.

Bấm vào ảnh để xem kích cỡ đầy đủ.

Sau sự kiện đảo Damanski, Grechukhin ở lại mảnh đất nhỏ này để tiếp tục công việc.

Phóng viên tờ Tin tức hỏi Grechukhin, rằng ông nghĩ gì về Damanski sau 40 năm. Người lính già trả lời:

-Về mặt luật pháp thì người Trung quốc đúng - ông nói - Biên giới trên sông phân định dựa vào lòng lạch. Đầu tiên dòng chảy thiên về bên lòng sông sâu thì đảo là của chúng ta. Thời điểm ngày đó, dòng chảy đã ở hiện trạng khiến cho đảo trên thực tế đã thuộc về Trung quốc. Năm 1969, lãnh đạo Liên xô đã có những thoả thuận về mặt nguyên tắc. Tôi hiểu điều đó quá chứ. Nhưng năm 1991, khi đảo Damanski được trao trả cho phía Trung quốc thì thật là đáng tiếc. Cho đến bây giờ tôi vẫn không ăn đồ Trung quốc, không mua thứ gì đồ của họ cả. Tôi, thực lòng mà nói, không tha thứ cho người Trung quốc về đảo Damanski. Vì đó không phải là chiến tranh, mà là một điều hèn mạt...

Theo HUNGMGMI (NUOCNGA.NET)

____________________________________________

THEO WIKIPEDIA

Cuộc xung đột biên giới Trung-Xô năm 1969 là một loạt các vụ đụng độ vũ trang giữa Liên Xô và Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, xảy ra vào lúc cao điểm của sự chia rẽ giữa Trung Quốc và Liên Xô trong thập niên 1960. Một hòn đảo trên sông Ussuri mà người Trung Hoa gọi là Trân Bảo đảo (珍宝岛) và Liên Xô gọi là Đảo Damansky (Остров Даманский) gần như đưa Liên Xô và Trung Quốc vào chiến tranh năm 1969.

Xung đột biên giới năm 1969

Căng thẳng gia tăng trong cuối thập niên 1960 dọc theo biên giới dài 4.380 km (2.738 dặm Anh) nơi mà 658.000 quân Xô Viết đối đầu 814.000 quân Trung Quốc. Vào ngày 2/3/1969 một đơn vị biên phòng Xô Viết và các lực lượng Trung Quốc bất ngờ rơi vào xung đột. Cả hai đều cho rằng bên kia tấn công trước. Quân Xô Viết bị tổn thương 31 chết và 14 bị thương. Sau đó họ trả đũa bằng cách pháo kích vào các nơi tập trung quân Trung Quốc tại Mãn Châu và tấn công đảo Damansky/Trân Bảo. Lực lượng Xô Viết tuyên bố rằng Trung Quốc thiệt mất 800 người trong khi Xô Viết chỉ có 60 chết hoặc bị thương. Trung Quốc tuyên bố chỉ mất vài mạng người, ít hơn nhiều so với thiệt hại của Liên Xô.

Liên Xô tuyên bố rằng Quân đội Trung Quốc dùng chiến thuật tiến công trong khi xung quanh đầy thường dân, nông dân, và súc vật. Sau một vài lần đụng độ liên tiếp trong khu vực này và trong Trung Á, mỗi bên chuẩn bị cho cuộc đối đầu hạt nhân.

Chỉ khi Thủ tướng Liên Xô Aleksey Kosygin viếng thăm Bắc Kinh trên đường trở về sau tang lễ Chủ tịch Hồ Chí Minh của Việt Nam Dân chủ Cộng hoà tại Hà Nội thì một giải pháp chính trị đã làm nguội dần tình hình. Tranh chấp biên giới tạm ngưng, nhưng chưa thật sự được dàn xếp ổn thoả, và cả hai phía tiếp tục tăng cường lực lượng quân sự của họ dọc theo biên giới.

Thương thuyết biên giới trong thập niên 1990

Một số cuộc thảo luận phân định biên giới nghiêm túc đã diễn ra cho đến ngay trước khi Liên Xô tan rã năm 1991. Đặc biệt, cả hai phía đồng ý rằng đảo Damansky/Trân Bảo là của Trung Quốc (cả hai đều tuyên bố hòn đảo này đang nằm dưới quyền kiểm soát của họ vào lúc đạt được thỏa thuận).

Ngày 17/10 /1995, thỏa thuận về một đoạn biên giới dài 54 km cuối cùng đã đạt được, nhưng câu hỏi về việc kiểm soát ba hòn đảo trên sông Amur và sông Argun bị bỏ ra ngoài vòng giải quyết.

Trong một thỏa thuận giữa Nga và Trung Quốc, được ký vào ngày 14/10/2004, có nói rằng cuộc tranh chấp cuối cùng đã được giải quyết. Theo thỏa thuận, Trung Quốc được giao quyền kiểm soát Đảo Tarabarov (Ẩn Long Đảo) và khoảng 50% Đảo Bolshoy Ussuriysky (Hắc Hạt Tử Đảo) gần Khabarovsk. Ủy ban Chấp hành của Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn Quốc ký thông qua thỏa thuận này vào ngày 27/4/2005 và Viện Duma của Nga thông qua sau đó vào ngày 20/5/2005. Việc chuyển giao hoàn thành xong vào ngày 2/6/2005 khi thỏa ước được Bộ trưởng Ngoại giao Trung Hoa Lý Triệu Tinh và Bộ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Lavrov ký.

**************

-Giải mật cuộc chiến biên giới Xô - Trung năm 1969

TPO - Nhiều năm về trước, cuộc xung đột biên giới giữa bộ đội biên phòng Xô viết và PLA (quân đội TQ), có nhiều điều ít được biết tới về cuộc xung đột này. Dưới đây là toàn cảnh một trận đánh ác liệt từ những chiến sĩ biên phòng – cách mà giới truyền thông quốc tế vẫn gọi là xung đột vũ trang biên giới.

Lịch sử và địa lý của đảo Damanski

Damanski (Trân Bảo đảo theo cách gọi của người Trung Quốc) - hòn đảo nhỏ không có người ở trên sông Ussuri. Chiều dài khoảng 1500-1700 m, chiều rộng khoảng 500 m. hòn đảo nằm cách bờ là 47 mét tính từ phía Trung Quốc và 120 mét tính từ bờ bên Liên bang Xô viết. Tuy nhiên, theo thỏa thuận với Bắc Kinh vào năm 1860 và bản đồ được vẽ vào năm 1861, đường biên giới giữa hai nước đã chạy dài không phải trên đường trục tâm của dòng sông Ussuri mà chạy theo bờ sông bên Trung Quốc. Như vậy, hòn đảo trên thực tế lịch sử là một phần không thể tách rời của lãnh thổ Liên Xô.

Vào giữa năm 1968, những cái đầu nóng của Bộ tổng tham mưu PLA với mục đích tạo sức ép giải quyết vấn đề biên giới giữa CCCP và Trung Quốc đã vạch ra kế hoạch triển khai một đòn tấn công quân sự đủ mạnh trên khu vực biên giới Suifenhe. Tại khu vực này, các khu đồn trú của bộ đội biên phòng CCCP nằm gần với lãnh thổ Trung Quốc và việc đánh chiếm các đồn biên phòng này trên lý thuyết hoàn toàn không gặp khó khăn. Để giải quyết bài toán này, các đơn vị chiến đấu của quân đoàn 16 PLA được lệnh hành quân đến khu vực biên giới Suifenhe. Mục tiêu cần lấn chiếm đầu tiên được lựa trọn là là đảo Damaski. Theo khẳng định của một cán bộ thuộc Viện hàn lâm khoa học xã hội Trung Quốc ông Lý Dân Huệ, khu vực Damask được lựa chọn không phải là ngẫu nhiên.

Thứ nhất: Trong các cuộc đàm phán về đường biên giới, dường như Đảo Damaski có vẻ nghiêng về phía Trung Quốc, do đó, có thể phản ứng của Liên bang Xô Viết sẽ không quá gay gắt và quyết liệt. Thứ hai – Đảo Damaski nằm dưới quyền kiểm soát của quân đội Xô viết mới bắt đầu từ năm 1947, điều đó cho thấy, hiệu quả của các hoạt động lấn chiếm biên giới sẽ lớn hơn nhiều, so với các khu vực đang tranh chấp khác. Đồng thời, tại khu vực Damaski, Liên bang Xô viết chưa xây dựng được một khu vực phòng thủ biên giới đủ độ tin cậy về sức mạnh và cơ sở vật chất, điều cần thiết để tiến hành một đòn giáng trả dựa trên sức mạnh tổng hợp của các lực lượng.

25 Tháng 1 năm 1969, nhóm sĩ quan tham mưu của Quân khu Thẩm Dương đã hoàn thiện bản kế hoạch tác chiến mang tên "Trừng phạt". Để thực hiện được kế hoạch này, kiến nghị phải sử dụng lực lượng chủ công là 3 đại đội bộ binh và một số các đơn vị yểm trở và dự bị thê đội 2, bí mật triển khai trên khu vực đảo Damaski. Ngày 19 tháng 2 năm 1969, kế hoạch tác chiến mang tên “Trừng phạt” được phê chuẩn bởi Bộ tổng tham mưu PLA, thống nhất với Bộ Ngoại giao Trung quốc và nhận được sự đồng thuận của các nhà lãnh đạo cao cấp chính phủ.

Theo chỉ lệnh của Bộ tổng tham mưu PLA, lực lượng bộ đội biên phòng Trung Quốc được bổ xung thêm một trung đội tăng cường, tổ chức thành từ 2 – 3 nhóm tuần tiễu. Thành công của hành động quân sự dựa trên cơ sở của yếu tố bất ngờ. Sau khi hoàn thành nhiệm vụ, bước triển khai tiếp theo là đưa toàn bộ lực lượng tham chiến nhanh chóng thu dọn chiến trường, rút lui về tuyến phòng thủ đã chuẩn bị trước đồng thời khẳng định chủ quyền trên đảo bằng truyền thông.

Các quân nhân PLA với trước tác Mao Trạch Đông trên tay đang khẩu chiến với các sĩ quan biên phòng Liên xô trên biên giới
Các quân nhân PLA với trước tác Mao Trạch Đông trên tay đang khẩu chiến với các sĩ quan biên phòng Liên xô trên biên giới.

 

Trong đó, đặc biệt quan trọng là lấy chứng cứ buộc tội quân đội Xô viết về các hành động xâm lấn “ vũ khí trang bị, các bức ảnh chụp”….

Sự kiện xung đột trên Damaski diễn ra như sau:

Vào đêm ngày mồng 1 rạng ngày mồng 2 tháng 3 năm 1969. Một lực lượng binh sĩ và sĩ quan lớn Trung Quốc bí mật tập hợp bên kia biên giới, bờ bên Trung Quốc của sông Ussri. Sau này đã xác định được, đó là một tiểu đoàn tăng cường của PLA, quân số gần 500 người biên chế thành 5 đại đội, hỏa lực chi viện gồm có 2 khẩu đội súng cối và 1 khẩu đội pháo. Hỏa lực đi cùng có pháo không giật, súng máy hạng nặng và súng máy hạng trung (thượng liên), súng phóng lựu chống tăng RPG-2 model Trung Quốc. Tiểu đoàn được biên chế trang bị đầy đủ cho chiến đấu. Theo các nguồn tin thu được sau này, các đơn vị này được huấn luyện đặc biệt nửa năm để tiến hành các hoạt động tác chiến trên đường biên. Cũng trong đêm đó 3 đại đội bộ binh quân số khoảng 300 người bí mật triển khai đội hình phòng thủ dọc theo đường bờ dốc tự nhiên. Tất cả các quân nhân Trung Quốc đều mặc áo choàng ngụy trang, vũ khí được chuẩn bị sao cho không gây tiếng động (buồng nòng được tưới pha-ra-phin, lưỡi lê được bọc bằng giấy, để không làm lóe sáng ban đêm).

Trận địa hỏa lực gồm có 2 khẩu đội súng cối 82-mm và một khẩu đội pháo binh (cỡ nòng -45 mm), kết hợp với súng đại liên cỡ nòng lớn, trận địa được bố trí sao cho có thể tiến hành phát huy hỏa lực vào vũ khí, phương tiện cũng như binh lực của quân đội Liên Xô bằng đường ngắm trực tiếp. Các trận địa súng cối (theo phân tích kết quả trận đánh) cũng được lấy tọa độ bắn rất chính xác từ trước. Trên toàn bộ hòn đảo, hỏa lực của tất cả các hỏa khí được tổ chức để có thể tạo ra một lưới lửa dầy đặc trên toàn bộ tiền duyên tiểu đoàn, có chiều sâu từ 200m đến 300 m.

2 tháng 3 vào lúc 10.20 (theo giờ địa phương ) từ trạm quan sát của Liên xô, ban chỉ huy biên phòng nhận được thông báo có hai nhóm quân nhân có quân số là 18 và 12 người, xuất phát từ trạm gác Hùng Sa. Hai nhóm quân nhân tiến về phía biên giới Xô viết với ý đồ thách thức rõ rệt.Đồn trưởng đồn biên phòng "Nhiznhie Mikhailovka" thượng úy Ivan Strelnikov nhận được mệnh lệnhngăn chặn và trục xuất những người Trung Quốc, cùng với một chiến sĩ lính biên phòng trên xe bộ binh cơ giới BTR-60PB (№ 04) và hai chiếc xe ô tô quân sự di chuyển cơ động về hướng những kẻ xâm phạm biên giới. Tính huống cũng được thông báo cho hai trạm trưởng hai trạm canh gác biên phòng hai bên sườn khu vực là B. Bubenin và Soroxov. Đồn trưởng đồn biên phòng "Kulebyakiny copki" nhận được mệnh lệnh yểm trợ cho phân đội của thượng úy Ivan Strelnikov.

Có thể nhận thấy rằng, mặc dù gần một tuần quân đội PLA cơ động binh lực số lượng lớn trong khu vực liền kề với khu vực biên giới, cùng với những hoạt động chuẩn bị đường hành quân cơ động về khu vực biên giới, nhưng từ Bộ tư lệnh quân khu Thái Bình dương hầu như không có một động thái tăng cường các hoạt động cảnh giới như tăng cường lực lượng cho các trạm biên phòng hoặc tiến hành các hoạt động điều nghiên, giám sát của các lực lượng trinh sát, tình báo quân đội. Hơn thế nữa, vào ngày Trung Quốc tấn công, biên chế của đồn "Nhiznhie Mikhailovka" chỉ có 1/2 quân số, cũng trong ngày đó theo biên chế có 3 sĩ quan chỉ huy, có mặt tại chỗ chỉ có Thượng úy Ivan Strelnikov, ở đồi biên phòng "Kulebyakiny sopki" quân số có mặt sẵn sàng chiến đấu có lớn hơn.

10.40 giờ, thượng úy I. Strelnikov tiến đến vị trí các quân nhân Trung Quốc xâm phạm biên giới chủ quyền, ra lệnh cho các chiến sĩ sẵn sàng, súng ở tư thế Mang và triển khai đội hình hàng ngang. Các chiến sĩ biên phòng chia ra thành hai tốp. Tốp thứ nhất do thượng úy I. Strelnikov chỉ huy, tốp thứ hai có 13 chiến sĩ do hạ sĩ Rabotri chỉ huy, có nhiệm vụ bảo vệ phía bên sườn của I. Strelnikov từ phía bờ sông phía Trung Quôc. Nhóm của I. Strelnikov trên khoảng cách 20 m tiến đến gần các quân nhân Trung Quốc. Thượng úy I. Strelnikov giải thích với bên quân nhân PLA về biên giới và yêu cầu họ quay trở về địa phận Trung Quốc.

 

Bức ảnh cuối cùng, được chụp bởi N. Petrov, Các quân nhân PLA tản ra các vị trí khác nhau và chỉ sau 1 phút, đã bắn thẳng vào các chiến sĩ biên phòng Xô viết. 2 tháng 2 năm 1969.

Đừng đằng sau chỉ huy trường là binh nhất N. Petrov, anh chụp ảnh và quay phim ghi lại các bằng chứng xâm phạm biên giới của các quân nhân PLA. Chụp một số các bức ảnh bằng máy ảnh Zorky – 4, sau đó bắt đầu quay phim. Đúng thời điểm đó một quân nhân PLA ra hiệu, hàng quân thứ nhất của PLA tản ra khỏi vị trí, hàng quân thứ hai hạ súng bắn thẳng vào đội hình của binh lính biên phòng Xô viết trên khoảng cách khoảng từ 1-2m. Tổ chiến sĩ biên phòng bao gồm Thượng úy J. Strelnikov, Thượng úy N.Buinevich thuộc Cục công tác đặc biệt, phòng số 57 lực lượng canh phòng biên giới., các binh sĩ N. Petrov, Vetrich, A. Jonas, V. Izotov, Alexander Shestakovhy sinh tại chỗ. Cùng lúc, từ phía hướng đảo Damaski, hỏa lực tập trung từ súng máy hạng nặng, tiểu liên, súng phóng lựu bắn thẳng vào tốp biên phòng xô viết còn lại. Một số chiến sĩ hy sinh tại chỗ, số còn lại phân tán và chiếm vị trí bắn trả. Nhưng do địa hình hoàn toàn trống trải, họ nhanh chóng bị bắn hạ, nhưng binh sĩ bị thương bị diệt bằng lưới lê. Cả hai tốp chiến sĩ biên phòng chỉ còn lại một chiến sĩ sống sót – binh nhất Gennady Serebrov. Anh bị thương ở tay, chân, lưng và bị đâm bằng lưỡi lê và bị ngất. Các chiến sĩ biên phòng - lính thủy của lữ đoàn tuần tiễu trên sông, khi đến chi viện cho phân đội của I. Strelnikov đã phát hiện ra và đưa về quân y viện.

Cũng vào thời điểm đó, phân đội của hạ sĩ Yu. Babanski tiếp cận trận địa, bị chậm lại so với phân đội của I. Strelnikov trên đường do xe bị trục trặc kỹ thuật. Lính biên phòng phân tán chiếm lĩnh vị trí chiến đấu và khai hỏa nhằm về phía binh sĩ của PLA. Đáp trả đợt phản công, binh lính PLA tập trung hỏa lực súng cối, súng máy hạng nặng và tiểu liên. Đặc biệt, các trận địa súng cối tập trung hỏa lực vào lớp băng xung quanh xe BTP và ô tô. Kết quả là một xe GAZ 69 bị bắn tan tành, một xe GAZ-66 bị hư hỏng nặng. Sau đó mấy phút, xe BTP№ 4 cùng kíp xe đến kịp chi viện cho Babanski. Hỏa lực dữ dội từ tháp pháo trên xe đè bẹp các điểm hỏa lực của đối phương, giúp cho năm chiến sĩ còn sống sót từ đội của Babanski thoát ra khỏi lưới lửa dày đặc.

Sau 10 – 15 phút chống trả dưới hỏa lực vượt trội nhiều lần của đối phương, tiếp cận trận địa là phân đội cơ giới của đội biên phòng số 1 thuộc đồn biên phòng "Kulebyakiny sopki" dưới quyền chỉ huy của thượng úy B. Bubenin.

 Sơ đồ tác chiến ngày 2 tháng 2 năm 1969
Sơ đồ tác chiến ngày 2 tháng 2 năm 1969.
Các chiến sĩ biên phòng đội số 1, tham gia chiến đấu trong các trận đánh ngày 02 và 15 tháng 3 trên đảo Damaski.1969
Các chiến sĩ biên phòng đội số 1, tham gia chiến đấu trong các trận đánh ngày 02 và 15 tháng 3 trên đảo Damaski.1969.

 

“Đổ bộ từ xe BTR, ẩn nấp ở sườn phía đông của bờ sông, chúng tôi triển khai đội hình chiến đấu hàng ngang và xông lên đảo - V. Bubenin kể lại - Khoảng 300m trước chúng tôi là nơi đã xảy ra thảm họa. Nhưng chúng tôi không biết điều đó. Chúng tôi có 23 người. Theo đội hình chiến đấu chúng tôi tiến về phía tiếng súng đang thưa thớt dần. Khi chúng tôi đi được khoảng 50 m, chúng tôi phát hiện, từ sườn dốc tự nhiên trên đảo, một trung đội binh sĩ PLA ồ ạt tấn công. Họ vừa la hét, vừa chạy và bắn. Khoảng cách giữa binh sĩ xô viết và PLA khoảng 150 – 200 m và nhanh chóng rút ngắn lại. Tôi không nghe thấy tiếng nổ, chỉ nhìn thấy từ nòng súng đối phương chớp lửa liên tục. Hiểu là bắt đầu trận đánh, nhưng lại cho rằng không phải sự thật, họ chỉ bắn đạn mã tử và dọa chúng tôi".

Hỏa lực phản kích của phân đội Bubenin thật dữ dội, đợt tấn công quyết liệt của PLA bị đẩy lùi ra phía sau sườn dốc che khuất tự nhiên trên đảo. Thượng úy Bubenin trúng thương, ra lệnh cho bộ đội lên xe, và quyết định đi vòng quanh đảo, tấn công từ phía sau đối phương.

"Lực lượng PLA rất đông – V. Bubenin thuật lại – họ ồ ạt nhẩy từ trên bờ sông dốc đứng xuống sông băng và xông thẳng lên đảo. Khoảng cách đến đối phương là 200 m. Tôi ra lệnh khai hỏa toàn bộ hỏa lực trên xe từ súng máy 14,5mm và 7,62mm. Sự xuất hiện của xe BTR ngay sau hậu phương khiến các binh sĩ PLA sững sờ, đến nối cả đám đông đang chạy đột ngột đứng sững lại, như vấp phải tường đá. Họ hoàn toàn bị choáng mất vài giây, đến nỗi không kịp cả bắn. Hỏa lực súng máy và súng bộ binh trên xe tạo thành một trận mưa đạn, khoảng cách giữa binh sĩ PLA và xe rút ngắn rất nhanh. Binh sĩ PLA vỡ trận, lớp bị đạn bắn gục, lớp quay trở lại bờ sông, cố gắng trèo lên rồi bị trượt xuống. Các sĩ quan PLA bắn thẳng vào những người lính rút lui để buộc họ lao vào trận đánh. Tình hình thật sự hỗn loạn, xe BTR và quân lính của PLA quấn lấy nhau trong một trận hỗn chiến giữa xe và người ở ngay bên bờ của đảo Damaski.

Mặc dù rất nhiều chiến sĩ biên phòng đã hy sinh, bản thân V. Buberin bị thương lần thứ 2, nhưng trận đánh vẫn diễn ra khốc liệt. Chuyển sang xe BTR thứ hai do xe số 1 bị hỏng, Buberin lại đánh tạt sườn đội hình tấn công của đối phương, đợt tấn công thứ hai bất ngờ đã tiêu diệt trạm chỉ huy tiền phương của tiểu đoàn PLA và sinh lực địch cũng bị tổn thất rất nhiều.

Trung tâm của trận địa là tiểu đội do Trung sĩ Ivan Larechkin chỉ huy, bình nhất Plekhanov Peter Kuzma Kalashnikov, Sergei Rudakov, Nicholas Smelov. Ở bên cánh phải, chỉ huy chiến đấu làTrung sĩ Alexei Pavlov. Trong bộ phận của anh có: Quản trị trưởng Victor Korzhukov, bình nhấtAlex Zmeev, Alex Sursev, Vladimir Izotov, Islamgali Nasretdinov, Ivan Vetrich, Alexander Yunhin, Vladimir Legotina, Peter Velichko và những quân nhân khác.

Đến 14.00 giờ cùng ngày, lực lượng biên phòng Xô viết đã chiếm lại đảo. Theo các bản tin chính thức, trong hơn hai giờ chiến đấu quyết liệt, bên PLA tổn thất 248 binh sĩ và sĩ quan, trong trận đánh này 31 chiến sĩ biên phòng đã hy sinh, hơn 20 người bị thương ở các cấp độ, quản trị trưởng Pavel Akylov bị bắt và bị bắn chết, xác bị ném trả cho lực lượng biên phòng.

Cuộc tấn công của quân đội Trung Quốc vào lực lượng biên phòng Liên xô đã gây lên phản ứng dữ dội trong chính quyền Liên bang Xô viết và các lãnh đạo Lực lượng vũ trang. 2 tháng 3 năm 1969. Chính quyền CCCP gửi công hàm cho chính quyền Trung Quốc, trong công hàm đã lên án quyết liệt hành động xâm phạm chủ quyền này. Trong đó có đoạn viết: “"Chính phủ Liên Xô dành cho mình quyền hành động quyết liệt nhằm ngăn chặn các hành động khiêu khích trên đường biên giới Liên Xô-Trung Quốc và cảnh báo chính phủ Trung Quốc rằng, mọi trách nhiệm đối với hậu quả của chính sách thiếu thận trọng với sự leo thang xung đột vũ trang trên biên giới giữa Trung Quốc và Liên Xô, thuộc về chính phủ nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa" Nhưng phía Trung Quốc đã bỏ qua bức công hàm nghiêm khắc này.

Để ngăn chặn mọi hành động khiêu khích quân sự có thể tiếp tục leo thang, trong khu vực của các đồn biên phòng "Nhiznhi Mikhailovka" và "Kulebyakiny sopki" được điều đến từ lực lượng dự bị của quân khu biên giới Thái bình dương các đơn vị cơ giới ( hai đại đội bộ binh cơ giới, 2 trung đội xe tăng và khẩu đội cối 120 mm. Đơn vị bộ đội biên phòng số 57 được biên chế thêm một biên đội máy bay trực thăng Mi-4 thuộc phi đội máy bay biên phòng Ussuri. Vào đêm ngày 12 tháng 3 các đơn vị thuộc sư đoàn bộ binh cơ giới số 135 của Quân khu Viễn đông do tướng Nhesov chi huy bao gồm: trung đoàn BBCG số 199, trung đoàn pháo binh, tiểu đoàn xe tăng độc lấp 152, tiểu đoàn trinh sát độc lập số 131 và tiểu đoàn pháo phản lực Grad BM-21. Ở đây, bộ tư lệnh biên phòng quân khu Thái Bình dương đã ra lệnh thành lập cụm quân lực cấp chiến dịch và bổ nhiệm phó tư lệnh trưởng quân khu, đại tá G.Sechkinym.

Đồng thời cùng với những hoạt động tăng cường sức mạnh phòng thủ biên giới, đã tiến hành tích cực các hoạt động trinh sát thu thập thông tin. Theo những kết quả đạt được từ trinh sát, bao gồm cả trinh sát đường không và trinh sát vũ trụ, PLA tập trung vào khu vực đảo Damaski các lực lương rất lớn – chủ yếu là bộ binh và pháo binh. Ở chiều sâu 20 km so với đường biên đã xây dựng kho tàng quân sự, sở chỉ huy và điều hành tác chiến cùng với các công trình khác. Ngày 7 tháng 3 trên hướng Damaski và Kirkin đã xác định được lực lượng PLA tập trung đến 1 trung đoàn bộ binh cơ giới với các trang thiết bị tăng cường. Trong khoảng 10 – 15 km tính từ đường biên giới trinh sát phát hiện đến 10 khẩu đội pháo cỡ lớn. Ngày 15 tháng 3 phát hiện trên hướng Guberovski có một tiểu đoàn bộ binh, trên hướng Imacki – một trung đoàn cũng với xe tăng tăng cường, trên hướng Patenleymonov 2 tiểu đoàn tăng cường, trên hướng Pavlovo – fedorov một tiểu đoàn. Tổng số quân lực Trung Quốc tập trung trong khu vực tác chiến tuyến biên giới lên đến một sư đoàn cơ giới đi cùng với các phương tiện tác chiến tăng cường.

Trong những ngày này, phía PLA cũng tăng cường các hoạt động trinh sát mục tiêu, sử dụng cả các máy bay trinh sát. Phía Liên xô không triệt phá các hoạt động trinh sát của đối phương, cho rằng, nếu thấy được thực lực từ phía quân đội Xô viết. PLA sẽ chấm dứt các hoạt động khiêu khích. Nhưng điều đó đã không xảy ra.

Ngày 12 tháng 3 một cuộc gặp giữa đại diện của lực lượng biên phòng Xô viết và đại diện của lực lượng biên phòng Trung Quốc đã được thực hiện. Trong cuộc gặp, sĩ quan biên phòng Hutou của Trung Quốc, dựa vào trước tác Mao Trạch Đông, đã tuyên bố sẽ sử dụng vũ lực mạnh mẽ đối với lực lượng biên phòng đang canh giữ đảo Damaski của Liên xô để bảo vệ chủ quyền của Trung Quốc.

Ngày 14 tháng 3 vào hồi 11.15 các trạm quan sát xô viết phát hiện được một cụm binh lực PLA lớn đang cơ động về hướng đảo Damaski. Hỏa lực của súng máy đã ngăn chặn lực lượng này và toán quân buộc phải quay lại phía bờ của Trung Quốc.

Vào lúc 17.30 hai tốp lính PLA từ 10-15 người đã tiếp cận hòn đảo và bố trí các hỏa điểm trong đó có 4 súng máy và các vũ khí khác. 18.45, lực lượng PLA chiếm lĩnh bàn đạp tấn công ngay phía sau các hỏa điểm được củng cố vững chắc.

Sơ đồ tác chiến ngày 15 tháng 2 năm 1969
Sơ đồ tác chiến ngày 15 tháng 2 năm 1969.

 

Để ngăn chặn các đòn tấn công tiếp theo. 6.00 ngày 15 tháng 3 một lực lượng cơ động mạnh của đơn vị biên phòng dưới quyền chỉ huy của đại tá E. Yanshin (45 người được trang bị cả súng phóng lựu) trên 4 xe BTR-60pb. Yểm trợ cho lực lượng là thê đội dự bị bộ đội biên phòng – 80 người (thuộc trường Trung cấp Biên phòng của đơn vị biên phòng số 69 Quân khu biên giới Thái bình dương) trên 7 xe BTR-60pb cùng với súng phóng lựu đạn gaz hơi cay và súng máy hạng nặng.

10.05 cùng ngày, lực lượng PLA triển khai đánh chiếm đảo, hỏa lực của 3 khẩu đội súng cối dọn bãi bao trùm lên toàn bộ hòn đảo từ 3 hướng khác nhau, nhằm vào tất cả các khu vực của hòn đảo và bờ sông, nơi nghi ngờ binh sĩ biên phòng Xô viết có thể ẩn nấp.

Phân đội của E. Yanshina bắt đầu trận đánh:

"…trong xe chỉ huy ngột ngạt tiếng gầm rú của động cơ, tiếng nổ, khói xe và khói thuốc súng-Yanshin nhớ lại- Tôi nhìn ngang, Sylzenco (xạ thủ súng máy) vất cả áo lông, áo khoác, một tay nhấn cò súng, một tay cởi cúc cổ áo quân phục…anh chàng đứng phắt dậy, gạt bỏ ghế ngồi và đứng xả đạn vào đội hình tiến công của đối phương…..

Chỉ huy trưởng phân đội cơ động mạnh của đơn vị biên phòng số 57 đại tá E.I.Yanshin cùng với các chiến sĩ biên phòng của mình, 15 tháng 3 năm 1969
Chỉ huy trưởng phân đội cơ động mạnh của đơn vị biên phòng số 57 đại tá E.I.Yanshin cùng với các chiến sĩ biên phòng của mình, 15 tháng 3 năm 1969.

 

“…Gần như không ngoái lại, xạ thủ Sulzenco giơ tay cho băng đạn mới. Xạ thủ số 2 Kruglov phải cố gắng lắm mới kịp nạp đạn. Tất cả đều im lặng, hiểu nhau qua hành động. Tôi ra lệnh – bình tĩnh, tiết kiệm đạn, đồng thời quay kính quan sát chiến trường, chỉ thị mục tiêu. Quân đội PLA, bất chấp lưới lửa dày đặc, tiếp tục đổ dồn lên tấn công. Hết đợt này đến đợt khác…Trong tiếng nổ, khói bụi của mìn và đạn pháo các xe bộ binh cơ giới khác hoàn toàn không thể nhìn thấy. Tôi ra lệnh không dùng mật khẩu: Tôi tiến công, Mankovsky và Klyge bắn che, yểm hộ sau lưng. Lái xe Smelov vào số và đạp gaz hết cỡ, xe chồm lên, vượt qua lưới lửa ngăn chặn, với tay lái điêu luyện, Smelov cơ động ngoằn ngoèo tránh các hố đạn pháo và đạn cối, xông thẳng vào đội hình tiến công của đối phương, tạo điều kiện cho hỏa lực trên xe. Đột ngột, súng máy im bặt, Sylzenco ngẩn người trong chốc lát. Nạp đạn, lên đạn và nhấn cò điện – chỉ phát một. Quân PLA ồ ạt xông đến. Sylzenco mở khóa nòng, sửa lại lẫy đẩy đạn. Đóng nắp hộp khóa nòng và nhấn cò. Hỏa lực của súng máy gần như trực diện vào đối phương. Tôi ra lệnh cho Smelov- Tiến-và đợt tấn công tiếp theo bị đẩy lùi.

Bị tổn thất một số chiến sĩ và mất 3 xe BTR, Yanshin buộc phải lùi lại bên bờ sông, đến 14.40 thay đổi biên chế và các xe BTR đã bị hỏng, bổ sung cơ số đạn đầy đủ, Yanshin lại tiếp tục tổ chức tấn công và đánh bật đối phương ra khỏi các vị trí địch chiếm được. Tăng cường thêm lực lượng dự bị, PLA tổ chức hỏa lực dữ dội của súng cối, pháo và súng máy hạng nặng vào các xe BTR. Kết quả là 1 xe BTR trúng một loạt đạn cối và pháo bắn trực diện, 7 chiến sĩ hy sinh tại chỗ. Sau mấy phút chiếc xe BTR thứ 2 bốc cháy. Thượng úy L. Mankovsky, bắn che cho đồng đội rút lui bằng súng máy trên xe, đã không thoát ra được và bị cháy cùng với xe. Trong vòng vây còn lại một xe BTR, trung úy Kluga chỉ huy. Xe kiên cường chiến đấu và cơ động linh hoạt, phải sau gần nửa giờ, phát hiện điểm yếu trong tuyến chiến đấu của đối phương, xe BTR đột phá rất mạnh, chọc thủng vòng vây và trở về đội hình chiến đấu. .

Trong thời gian cuộc chiến đấu diễn ra quyết liệt, một đại đội xe tăng 9 chiếc T-62 hành quân đến khu vực chiến sự. Ban chỉ huy trận đánh quyết định sử dụng phương án đòn đột kích từ phía sau đảo, sử dụng tình huống mà V. Bubenin đã thành công trong ngày 2 tháng 3. Trung đội xe T-62 do đại tá D.Leonov chỉ huy trưởng đơn vị bộ đội biên phòng Imansk. Nhưng đòn đột kích không thành công, lần này, lực lượng PLA đã sẵn sàng đón chờ tình huống. Khi các xe tăng xô viết tiến đến gần bờ sông phía Trung Quốc, hỏa lực dày đặc và tập trung của súng cối, pháo và súng chống tăng lập tức chùm lên các xe. Xe chỉ huy đầu tiên bị bắn vỡ hệ thống chuyển động và mất khả năng cơ động, hỏa lực lập tức đổ dồn lên xe bị trúng đạn. Các xe còn lại của trung đội vừa bắn vừa lùi về tuyến chiến đấu bên bờ bên này của biên giới. Mọi biện pháp cứu hộ và giải thoát cho xe bị hỏa lực súng bộ binh của PLA đẩy lùi. Đại tá D. Leonnov trúng thương vùng tim, hy sinh tại xe.

Mặc dù đã có những tổn thất nặng nề về binh lực, Matxcova vẫn chưa quyết định đưa lực lượng quân đội vào tham chiến. Quan điểm của Trung tâm rất rõ ràng. Khi trận đánh đang được tiến hành bởi lực lượng biên phòng, mọi vấn đề ngoại giao đều có thể đưa về Xung đột biên giới, dù có sử dụng vũ khí. Đưa lực lượng quân đội thường trực vào trận, sẽ làm tăng thêm cường độ xung đột, có thể trở thành xung đột vũ trang và chiến tranh nhỏ khu vực. Nếu xét đến những cái đầu nóng trong PLA, có thể xảy ra một cuộc chiến tranh lớn – giữa 2 nước có sở hữu vũ khí hạt nhân.

Tình hình chính trị đã quá rõ ràng với tất cả mọi người. Nhưng tình huống xảy ra, khi ngay bên cạnh mình các chiến si biên phòng hy sinh, còn các đơn vị chiến đấu thì khoanh tay bàng quang quan sát, cảm giác hoàn toàn không dễ chịu, sự không quyết liệt của lãnh đạo đất nước và quân đội đã gây lên sự bất bình và tức giận.

“Lực lượng quân đội kết nối vào mạng thông tin biên phòng, và tôi nghe thấy, các chỉ huy đơn vị kêu réo cấp trên của mình do không kiên quyết – Chủ nhiệm chính trị phân đội biên phòng Imanski trung tá A.D. Konstantinov nhớ lại – họ muốn lao vào trận đánh, nhưng bị trói buộc cả chân lẫn tay vì những chỉ lệnh bất động từ cấp trên. "

Khi từ vùng chiến sự có báo cáo về hai xe BTR của phân đội Yanshin bị bắn cháy, phó tham mưu trưởng ban tham mưu đội Grodekovski thiếu tá P. Kosinov quyết định tự mình nhận trách nhiệm cá nhân, trên 1 xe BTR xông vào trận tiếp ứng. Tiến đến sát 2 xe bị cháy, anh dùng xe của mình để che chắn cho kíp xe của các xe bị bắn cháy thoát khỏi vùng hỏa lực dày đặc. Nhưng khi rút lui, chính xe của Kosinov cũng bị bắn cháy, Kosinov bị thương cả vào hai chân và bị ngất. Các chiến sĩ biên phòng lôi được anh vào vùng an toàn, tưởng đã hy sinh nên đưa vào khu vườn, nơi tập trung tử sĩ. Rất may, khi bác sĩ quân y biên phòng kiểm tra thi thể liệt sĩ, phát hiện trong mắt anh đồng tử chưa bị rãn ra, xác định Kosinov vẫn sống, đã ra lệnh cho trực thăng cứu hộ đưa anh về Khabarovsk.

Matxcova vẫn im lặng, tư lệnh trưởng quân khu Viễn Đông, trung tướng O.Losik đã dũng cảm ra một quyết định duy nhất hỗ trợ lực lượng biên phòng. Lệnh cho Sư đoàn trưởng sư đoàn BBCG 135 chế áp binh lực đối phương bằng hỏa lực pháo binh sư đoàn, sau đó sử dụng tiểu đoàn 2 thuộc trung đoàn bộ binh cơ giới số 199 và các đơn vị của đoàn biên phòng số 57 đẩy lùi đối phương khỏi biên giới Liên bang Xô viết.

17.10 trung đoàn pháo binh và tiểu đoàn pháo phản lực Grad của sư đoàn BBCG 135 cùng với khẩu đội súng cối 120 mm của trung tá D. Krupeynikov khai hỏa. Trận tập kích hỏa lực kéo dài 10 phút. Đòn tấn công được tính vào chiều sâu đến 20 km. (theo một thông tin khác, vùng tập kích là khu vực có diện tích 10km chiều rộng và 7 km chiều sâu trên lãnh thổ Trung Quốc). Kết quả của đợt tập kích là toàn bộ lực lượng thê đội dự bị, kho tàng, trang thiết bị quân sự, các trạm cung cấp đạn và cơ sở vật chất cho tiền duyên cùng với binh lực của PLA bị tổn thất nặng nề, không có khả năng phục hồi. Cùng lúc, lực lượng chủ công bao gồm 5 xe tăng T-62, 12 xe BTR-60PB, đại đội 4 và đại đội 5 BBCG thuộc tiểu đoàn 2 trung đoàn BBCG số 135 (chỉ huy – đại tá A.Smirnov) phối hợp với một phân đội cơ giới mạnh của bộ đội biên phòng tấn công lên đảo. Binh sĩ PLA cố gắng chống trả, nhưng dưới hỏa lực dữ dội đành rút lui về phía biên giới.

Trong trận đánh ngày 15 tháng 3 năm 1969, đã hy sinh 21 chiến sĩ biên phòng, 7 chiến sĩ BBCG (lực lượng thường trực chiến đấu), 42 chiến sĩ biên phòng bị thương. PLA mất khoảng 600 người. Trong toàn bộ cuộc xung đột trên đảo Damaski Hồng quân mất 58 người. PLA tử thương gần 1000 binh sĩ. 50 quân nhân PLA bị bắn do đã bỏ chạy hoặc rút khỏi trận đánh. Hồng quân có 94 quân nhân bị thương, PLA khoảng vài trăm người.

Trận đánh kết thúc, 150 cán bộ chiến sĩ lực lượng biên phong được nhận các phần thưởng cao quý của nhà nước Xô viết. 5 quân nhân được nhân danh hiệu Anh hùng Liên bang Xô viết (Đại táD.V. Leonov – liệt sĩ, Thượng úy I.I Strelnikov – liệt sĩ, Thượng úy B. Bubenin, Hạ sĩ Yu.V.Babanski, tiểu đội trưởng tiểu đội hỏa lực thuộc trung đoàn BBCG số 199 Hạ sĩ V.V.Orekov). 3 người được nhận huân chương Lenin ((Đại tá A.D. Konstantinov, Trung sĩ V. Kanygin , Trung tá E. Yanshin) 10 người được nhận huân chương Cờ đỏ, 31 người nhận huân chương Sao đỏ, 10 người nhân Huân chương Vinh quang hạng III, 63 người – huy chương Vì lòng dũng cảm; 31 người – huy chương “ Vì thành tích trong chiến đấu”.

Trung Quốc tuyên bố dành thắng lợi trong xung đột biên giới vùng Damaski và thắng lợi thuộc về vũ khí trang bị PLA. 10 quân nhân PLA được tặng danh hiệu Anh hùng. Trong thông cáo chính thực của Bắc Kinh về sự kiện Damaski có nội dung như sau:

"2 tháng 3 năm 1969. Một nhóm quân nhân biên phòng Liên xô có số lượng khoảng 70 người, với 2 xe bộ binh cơ giới, một xe vận tải và một xe ô tô hạng nhẹ, đã xâm phạm đảo Trân Bảo thuộc Quận Hồ Lâm, Tỉnh Hắc Long Giang, tiêu diệt đội tuần tra biên giới của Trung Quốc, và tấn công gây tử vong nhiều chiến sĩ thuộc lực lượng biên phòng của ta. Hành động vô nhận đạo này đã buộc các chiến sĩ quân đội Trung hoa phải có hành động tự vệ.

15 tháng 3 năm 1969. Liên Xô, phớt lờ nhiều lần cảnh cáo của nhà nước Trung hoa, đã tiến hành các hoạt động tấn công, xâm chiếm đảo Trân Bảo với lực lượng lên tới 20 xe tăng, 30 xe bọc thép và 200 binh sĩ cùng với sự yểm trợ của không quân.

Yu.V. Babansky (bên phải) trong buổi lễ trao tặng huân chương tại điện Kremlin. Tháng 4 năm 1969
Yu.V. Babansky (bên phải) trong buổi lễ trao tặng huân chương tại điện Kremlin. Tháng 4 năm 1969.

 

Với lòng dũng cảm và ý chí quyết tâm cao, lực lượng quân đội và dân quân tự vệ đảo Trân Bảo đã đã đánh bại 3 đợt tấn công của quân đội Liên xô. Ngày 17 tháng 3 năm 1969, quân địch với lực lượng xe tăng, xe cứu kéo và bộ binh đã cố gắng lôi chiếc xe tăng bị quân ta bắn cháy về biên giới. Nhưng hỏa lực dữ dội của pháo binh Trung Quốc đã tiêu diệt một phần lớn lực lượng địch, số còn lại rút lui về phía bên kia biên giới Liên xô.

Sau trận xung đột vũ trang tại khu vực đảo Damaski, trên khu vực phòng thủ còn lại một tiểu đoàn bộ binh cơ giới, một tiểu đoàn xe tăng độc lập và tiểu đoàn pháo phản lực BM-21 “Grad”. Đến tháng 4 năm 1969, trong khu vực phòng thủ còn lại 1 tiểu đoàn BBCG và sau một thời gian ngắn cũng cơ động về nơi đóng quân cố định. Tất cả mọi con đường dẫn đến đảo Damaski từ phía Trung Quốc đều bị gài mìn phòng thủ dày đặc.

Trong thời gian này, chính phủ Liên bang Xô viết tiến hành những hoạt động nhằm điều chỉnh tình hinh bằng các giải pháp chính trị.

15 tháng 5 năm 1969, Nhà nước CCCP gửi cho phía Trung Quốc một bản tuyên bố, trong đó nghiêm khắc cảnh báo ngăn chặn các hoạt động khiêu khích trên tuyến biên giới hai nước. Trong công hàm có đoạn nêu rõ: “ nếu tiếp tục tiến hành các hoạt động xâm chiếm chủ quyền lãnh thổ thiêng liêng của đất nước Xô Viết, toàn thể Liên bang Xô viết và quần chúng nhân dân sẽ kiên quyết bảo vệ và giáng cho kẻ xâm lược những đòn quyết liệt".

 Tang lễ thượng úy I.I Strelnikova tháng 3 năm 1969
Tang lễ thượng úy I.I Strelnikova tháng 3 năm 1969.

 

29 tháng 4 Chính quyền Xô viết tiếp tục đưa công hàm, nội dung có đề nghị phía Trung Quốc nối lại nhưng cuộc đàm phán về biên giới đã bị đứt đoạn từ năm 1964, đề nghị phía Trung Quốc kiềm chế các hoạt động khiêu khích trên tuyến biên giới, có thể gây thêm phức tạp cho tình hình đối ngoại chính trị giữa hai nước. Phía Trung Quốc không trả lời bức công hàm nói trên. Hơn nữa, Mao Trạch Đông, ngày 15 tháng 4 trong cuộc hội thảo với các đại biểu về những kết quả và thành tích đạt được của cuộc cách mạng văn hóa, đã nhắc lại những sự kiện xảy ra và kêu gọi chuẩn bị cho chiến tranh. Lâm Bưu trong báo cáo đọc tại Đại hội Đảng cộng sản toàn quốc lần thứ 9 (tháng 4 năm 1969) đã quy tội Liên xô liên tục xâm phạm biên giới Trung Quốc bằng vũ lực” Đồng thời cũng khẳng định định hướng Trường kỳ cách mạng và chuẩn bị chiến tranh.

Ngày 11 tháng 4 năm 1969 Bộ Ngoại giao Liên bang Xô viết gửi cho Bộ Ngoại giao Trung Quốc một công hàm, trong đó có đề nghị nối lại các cuộc đàm phán giữa các đại diện toàn quyền của cả hai nước CCCP và Trung Quốc, đồng thời tuyên bố sẵn sàng bắt đầu đàm phán vào bất cứ thời điểm nào, thuận lợi cho phía Trung Quốc.

14 tháng 4 trong công hàm trả lời, Bộ ngoại giao Trung Quốc thông báo rằng, những đề xuất của Bộ ngoại giao CCCP, liên quan đến việc giải quyết tình hình trên biên giới Trung Xô, sẽ được “nghiên cứu kỹ lưỡng và sẽ có trả lời trong thời gian tới".

Trong thời gian “nghiên cứu và trả lời” những xung đột vũ trang và khiêu khích quân sự vẫn tiếp tục diễn ra.

23 tháng 4 năm 1969 một đơn vị vũ trang của PLA xâm nhập biên giới của Liên bang Xô Viết, chiếm lĩnh đảo № 262 trên sông Amua, gần với khu dân cư Kalinovka. Đồng thời một lực lượng vũ trang khác được tập trung trên bờ sông Amua phía Trung Quốc.

2 tháng 5 năm 1969 trong khu vực của ngôi làng nhỏ Dulaty ở Kazakhstan lại xuất hiện một xung đột vũ trang biên giới. Nhưng lần nay các chiến sĩ biên phòng Xô viết đã sẵn sàng cho một cuộc xâm nhập và khiêu khích. Trước khi xảy ra khiêu khích, đơn vị biên phòng Makanchi đã được tăng cường lực lượng. Đến mồng 1 tháng 5 năm 1969 đơn vị biên phòng đã có 14 đội biên phòng cơ động, mỗi đội có 50 cán bộ chiến sĩ (Riêng đội biên phòng "Dulaty" - 70 người) và phân đội biên phòng cơ động mạnh (182 người) trên 17 xe BTR -60pb. Ngoài ra trên đoạn biên giới quản lý, khu vực đồn Macanchi tập trung một tiểu đoàn xe tăng độc lập của quân khu, theo kế hoạch liên kết phối hợp với các đơn vị quân đội, có thêm một đại đội BBCG và một đại đội Tăng, một trung đội súng cối chi viện hỏa lực thuộc đơn vị liên kết phối hợp lấy từ trung đoàn BBCG số 215 (đồn Vaxta) và một tiểu đoàn từ trung đoàn BBCG số 369 khu vực nông trường Druzba.

Các đơn vị tổ chức canh gác trên các điểm cao, lực lượng trinh sát tiền tiêu trên xa ô tô và kiểm tra, kiểm soát liên tục các tuyến đường, dải phân cách hai bên biên giới. Công lao chính của tinh thần cảnh giác cao độ của các đơn vị quân đội – biên phòng Xô viết thuộc về tư lệnh trưởng quân khu vùng biên giới phía Đông, trung tướng M.K.Merculov. Ông không những đã thực hiện các giải pháp nhằm tăng cường khả năng kiểm soát, ngăn chặn từ hướng Dylatin bằng các lực lượng của mình, mà còn đạt được yêu cầu tăng cường cảnh giác và liên kết phối hợp với bộ tư lệnh quân khu Turkestan.

Tình huống xảy ra như sau: Sáng ngày 2 tháng 5, phân đội tuần tra phát hiện một đàn cừu di chuyển qua biên giới Trung – Xô. Tiếp cận khu vực xảy ra tình huống, phân đội phát hiện một đội quân PLA quân số khoảng 60 người, Để ngăn chặn khả năng chắc chắn có chạm súng, phân đội biên phòng yêu cầu tăng cường thêm 3 phân đội bộ đội biên phòng từ các đội liền kề, đồng thời yêu cầu đại đội BBCG của trung đoàn BBCG số 369 cùng với một trung đội xe tăng và 2 phân đội biên phòng cơ động mạnh. Hoạt động triển khai ngăn chặn được sự yểm trợ ngay tức khắc của trung đoàn không quân cường kích ném bom, có căn cứ tại Ycharale, đồng thời báo động chiến đấu các đơn vị ở các khu vực gần là các trung đoàn bộ binh cơ giới và pháo binh, 2 tiểu đoàn pháo phản lực Grad và hai tiểu đoàn súng cối.

Để điều hành chuẩn xác các hoạt động sẵn sàng chiến đấu, ngay tức khắc được tổ chức cụm quân lực tác chiến liên hợp dưới quyền chỉ huy của Tham mưu trường quân khu biên giới Viễn đông, thiếu tướng Kolodyazhny , đóng tại đồn biên phòng Dylata. Đồng thời cũng là sở chỉ huy tiền phương của quân khu, dưới quyền chỉ huy của thiếu tướng G.N. Kutki.

16.30 Bộ đội biên phòng Xô viết bắt đầu tăng áp lực đẩy đối phương, cũng được tăng cường lực lượng hỗ trợ ra khỏi biên giới CCCP. Quân đội PLA, nhận thấy khả năng sẵn sàng chiến đấu và hỏa lực vượt trội nhiều lần từ phía đối phương, buộc phải lùi bước dần ra khỏi biên giới Liên xô. Tình huống được giải quyết cuối cùng bằng con đường ngoại giao từ ngày 18 tháng 5 năm 1969.

Ngày 10 tháng 6 tại khu vực sông Tasty trong vùng Semipalatinsk, một nhóm quân nhân PLA đột nhập sâu vào lãnh thổ Liên xô đến 400 m và khai hỏa từ súng tiểu liên vào lực lượng biên phòng. Lực lượng biên phòng xô viết lấp tức đáp trả, sau khi đấu súng các quân nhân PLA quay về biên giới phía Trung Quốc.

Ngày 8 tháng 7 năm 1969 một nhóm quân nhân Trung Quốc vượt biên giới, nấp trên đảoGoldinsky thuộc lãnh thổ Liên bang trên sông Amua và tấn công bằng súng tiểu liên và lựu đạn vào nhóm công nhân đường sông xô viết, cập đảo để sửa chữa các biển báo, kết quả một người chết, ba người bị thương.

Các tình huống xung đột trên đảo Damaski cũng liên tục diễn ra. Theo lời kể lại của chính V.Bubenin, vào những tháng cuối của mùa hè sau sự kiện xung đột vũ trang, có tới hơn 300 trường hợp buộc phải sử dụng vũ khí để chống lại các hoạt động khiêu khích. Tình huống tương tự như trong chiến tranh. Cho đến tận thời điểm, vào trung tuần tháng 6 năm 1969 tại khu vực Damaski lần thứ hai xuất hiện hệ thống pháo phản lực Grad dành cho thử nghiệm đến từ Baikonur (Đoàn trắc thủ thuộc đơn vị 44245, chỉ huy – thiếu tá A.A. Shumilin).

Trong đội trắc thủ pháo phản lực ngoài các quân nhân lực lượng pháo binh, còn có các chuyên gia về không gian vũ trụ của các chương trình tác chiến trên khoảng không thượng tầng khí quyển. Trong đó có: JK Razumovsky, chỉ đạo kỹ thuật tổ hợp chuyên gia về Mặt Trăng, Papazian- chủ nhiệm kỹ thuật tổ hợp chuyên gia kỹ thuật tên lửa, A. Tasha- chỉ huy trưởng kỹ thuật chế tạo tổ hợp radar Vega, LeonidKuchma – sau này là tổng thống nước cộng hòa Ucraina, lúc đó là chuyên gia kỹ thuật của cục nghiên cứu thử nghiệm, Kozlov- chuyên gia đo xa bằng sóng vô tuyến,.I A. Soldatov – kỹ sư thử nghiệm tên lửa và các chuyên gia kỹ thuật hàng không vũ trụ và tên lửa khác. Thử nghiệm pháo phản lực Grad được kiểm soát bởi ủy ban chuyên trách cao cấp của nhà nước, đứng đầu là tư lệnh trưởng các lực lượng tên lửa Kamanin.

Khả năng, các thử nghiệm pháo phản lực của thiếu tá A.A. Shumilin được thực hiện với mục đích thúc đẩy phía Trung Quốc bắt đầu các cuộc đàm phán hòa bình nhằm giải quyết những vấn đề tranh chấp. Dù sao đi nữa, ngày 11 tháng 9 năm 1969 trong thời gian thực hiện các cuộc đàm phán bí mật giữa thủ tướng chính phủ liên bang Xô viết ông A. Kosygin với thủ tướng Chu Ân Lai tại Bắc Kinh, đã đạt được thỏa thuận tiến hành các cuộc đàm phán chính thức về các vấn đề biên giới Liên xô – Trung Quốc, các cuộc đàm phán này bắt đầu vào ngày 20 tháng 10 năm 1969.

Nhưng một tháng trước khi có cuộc gặp cấp cao giữa hai nhà nước đã xảy ra một cuộc xung đột lớn trên đường biên giới và cướp đi hàng chục mạng quân nhân.

Trịnh Thái Bằng

Tổng số lượt xem trang