-The end of Western civilization Mafiovi
Những thách thức đó càng trở nên khốc liệt hơn vì những đống cứt gà sáp mà - trong suốt mấy chục năm trời - Đảng đã ỉa ra.
Hiến pháp mới là một hệ quả của những thách thức đó, nhưng lại là một cơ hội to lớn để Đảng - một lần nữa - thể hiên vai trò Tiên phong của Dân tộc như những năm xưa thời Cha Anh ta.
Phẩm chất (cần có) của kẻ Tiên phong?
- dũng cảm
- kiên quyết
- trung thành vô hạn với quyền lợi của đối tượng mà nó là Tiên phong
Năng lực?
- sáng suôt
- hiểu biết mọi lạch luồng, mọi góc cạnh trong một không gian 5 chiều: Thời gian - Địa-Chính trị - Văn hóa - Xu thế thời đại - Lịch sử.
Ta nói về cái cuối này:
Muốn làm Tiên phong của Dân tộc thì - in first - phải là hạt nhân đoàn kết Dân tộc.
Muốn vậy, phải hiểu Dân tộc muốn gì? Nhân dân muốn gì? Đất nước cần gì?
và đừng vội xua tay nói với ta rằng "biết rồi".
Ta có cảm giác là đảng chưa biết cái cứt khô gì cả.
- Nhân dân đã ngấy đến tận cổ cái cung cách mà Đảng đã sử dụng để cầm quyền hàng chục năm nay
- Nhân dân đã thấy rằng: cái CN cộng sản của Marx và cái thứ Nhà nước kiểu Vova mà đảng suốt ngày vẫn hát là thứ không còn để làm gì nữa.
- Nhân dân không nhất thiết đòi đa đảng, nhưng không muốn vị trí lãnh đạo tuyệt đối của đảng là mặc định ở Vietnam này. Nghĩa là? - Là đảng phải tự khẳng định lấy cái đó bằng hành động mang tính "thủ lĩnh" của mình chứ ko phải là ép buộc. Hãy bỏ đi cái lối nghĩ "phấn đấu vào đảng" và thay vào đó là: đảng phấn đấu để được Nhân dân yêu mến và tin cậy
- Nhân dân (và quân nhân trong đó) ko đòi hỏi quân đội vô chính trị, nhưng quân đội - như khi Hồ Chí Minh khai sinh ra nó - sinh ra là để bảo vệ Đất nước và Nhân dân (chứ không phải là Giai cấp nghe). Quân đội chỉ bảo vệ Đảng khi Đảng trung thành với đối tượng mà quân đội bảo vệ. Cái chính trị của Quân đội là gì?
Đơn giản thôi: là Lợi ích của Nhân dân (mọi giai cấp, mọi tầng lớp) và Tổ quốc.
- Nói thế ko có nghĩa là ta khuyên đảng từ bỏ vai trò mà đảng đang có (It were nguy hiểm vô cùng), nhưng đảng phải khẳng định cái vai trò đó trong cái không gian 5 chiều mà I said.
Trớ trêu thay: ta nhận thấy đảng có quá thừa thực lực để làm điều đó, nhưng đảng ...không làm.
Điều đó bắt ta wonder: Đảng muốn cái con khỉ gì đây?
Đảng đang khủng hoảng? (RFA 4-3-13) -- P/v David Brown◄
Bài viết được đăng tải trên http://yaleglobal.yale.edu/content/vietnam-reform-economy-reorient-foreign-po... sau đó đã được dịch sang tiếng Việt với tựa khủng hoảng liên quan đến sự tồn vong của Đảng, và được lan truyền rộng rãi trên mạng. Theo nhận định của tác giả, hiện Đảng cộng sản Việt nam đang gặp nhiều khó khăn, thách thức lớn hơn so với những giai đoạn trước kia.
Khủng hoảng kinh tế và lòng tin
Việt Hà: Thưa ông, trong bài viết mới đây, ông nói khủng hoảng liên quan đến sự tồn vong của Đảng, trong đó ông có nói về khủng hoảng kinh tế, khủng hoảng lòng tin, khủng hoảng nào là đáng sợ nhất cho sự tồn vong của Đảng vào lúc này và vì sao?
David Brown: Hai vấn đề này có liên quan với nhau. Khi kinh tế phát triển, rất ít người phàn nàn về sự độc tài chính trị của Đảng. Bây giờ khó khăn kinh tế động chạm tới gần như tất cả mọi người, đến mức mà người dân cho rằng nền kinh tế đã không được điều hành tốt. Bởi vì đảng chịu trách nhiệm toàn bộ trong việc lãnh đạo đất nước nên dân đổ lỗi cho Đảng. Lạm phát, sự sụp đổ của thị trường bất động sản và chứng khoán, khó khăn trong việc nhận vốn vay kinh doanh hoặc thu tiền nợ là những vấn đề đụng chạm hầu hết mọi người và làm suy giảm lòng tin vào Đảng.
Việt Hà: Đảng cũng đã gặp nhiều những khó khăn trước kia, trong hai cuộc chiến tranh, trước thời kỳ đổi mới. Thời kỳ nào Đảng cũng có những người bất đồng chính kiến, nhưng dường như chưa bao giờ những khó khăn lại như lúc này, đến mức lãnh đạo Đảng phải thừa nhận. Những nhân tố nào đã dẫn đến tình hình này?
David Brown: Năm 1986, Đảng nhận thấy chủ nghĩa xã hội theo kiểu Liên Xô không đáp ứng được nhu cầu kinh tế của Việt Nam và đã đưa ra những điều chỉnh có tính quyết định. Bây giờ rõ ràng là quản lý kinh tế cần phải được điều chỉnh nữa để đáp ứng với đòi hỏi gia nhập hệ thống thương mại toàn cầu. Tuy nhiên, dường như đảng không thể có được một sự nhất trí về những đổi mới. Có lẽ bởi vì những bất đồng giữa các phe nhóm trung thành với các lãnh đạo cấp cao, hoặc có thể bởi vì những hành động cần thiết này sẽ làm ảnh hưởng tới những mối quan hệ mang lại lợi lộc, ví dụ giữa các lãnh đạo công ty nhà nước và các quan chức cấp cao điều hành họ.
Lạm phát, sự sụp đổ của thị trường bất động sản và chứng khoán, khó khăn trong việc nhận vốn vay kinh doanh hoặc thu tiền nợ là những vấn đề đụng chạm hầu hết mọi người và làm suy giảm lòng tin vào Đảng.
- David Brown
Việt Hà: Trong bài viết của mình, ông đề cập đến cuộc đấu đá nội bộ trong đảng, thời gian gần đây dường như cuộc đấu đá này có vẻ hơi lắng xuống so với trước kia, theo ông có phải vì Đảng lo ngại điều này sẽ ảnh hưởng đến uy tín của Đảng hay còn vì một nguyên nhân nào khác?
David Brown: Tôi đã đề cập đến thách thức của Chủ tịch nước với Thủ tướng chỉ để nói rằng việc đó không phản ánh những bất đồng cơ bản giữa họ về việc có nên có đổi mới hay không. Hội nghị Trung ương 6 thống nhất với những điều chỉnh nhỏ nhưng quan trọng trong việc cân bằng quyền lực nội bộ nhưng tôi chưa thấy Đảng tiến gần hơn tới sự nhất trí trong nội bộ về những đổi mới kinh tế hay chính trị so với 1 năm trước kia.
Hy vọng đổi mới mong manh
Việt Hà: Mới đây, Việt Nam cũng kêu gọi dân góp ý dự thảo hiến pháp. Đã có nhiều ý kiến đóng góp, hưởng ứng đợt kêu gọi này. Tuy nhiên cũng có ý kiến cho rằng đây chỉ là một cách làm của Đảng để đáp lại sự bất mãn trong dân chúng, để lấy lại lòng tin trong dân nhưng không thực chất, ông nhận định thế nào?
David Brown: Đúng vậy, đã có một sự tranh luận sôi nổi, như đã thấy ở Quốc hội, trên báo chí lề phải và trên các diễn đàn internet, các trang blog. Điều này đã nâng cao nhận thức cho mọi người về những thay đổi có thể. Tuy nhiên, đặc biệt là sau bài phát biểu cứng rắn của Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng tại tỉnh ủy Vĩnh PHúc, dường như có nhiều người nhận ra rằng những thay đổi đáng kể trong hiến pháp có thể là rất hiếm. Có lẽ điều này phản ánh vẫn chưa có sự thống nhất về đổi mới trong Đảng. Những người ở trong và ngoài Đảng đang hy vọng vào những đổi mới rất có thể sẽ bị vỡ mộng.
Việt Hà: Thưa ông, gần đây Tổng Bí Thư và Chủ tịch Quốc hội đều lên tiếng phê phán những người tham gia đóng góp ý kiến vào hiến pháp, kêu gọi bỏ điều 4 hiến pháp, theo ông tại sao họ lại làm vậy?
David Brown: Tổng Bí Thư dường như đã hướng bình luận của mình đặc biệt vào các đảng viên, những người đang nuôi ý tưởng về việc giới hạn quyền lực độc tôn của Đảng, hoặc cho phép thành lập các Đảng đối lập, hoặc làm cho nhánh tư pháp được độc lập hơn, hoặc phi chính trị hóa quân đội. Dường như ông ta và Chủ tịch quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đều đang cảnh giác vì nhiều người đã lên tiếng ủng hộ những ý tưởng cấp tiến như vậy. Họ đưa ra tín hiệu rằng sẽ không có thỏa hiệp đối với những ý kiến này.
Việt Hà: Liên quan đến hiến pháp mới, các trang blog, trang mạng (ngoài luồng) đóng vai trò quan trọng trong việc lan tỏa thông tin, theo ông điều này có gây sức ép lên báo chí chính thống?
Sau bài phát biểu cứng rắn của Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng tại tỉnh ủy Vĩnh PHúc, dường như có nhiều người nhận ra rằng những thay đổi đáng kể trong hiến pháp có thể là rất hiếm.
- David Brown
David Brown: Trên cái gọi là diễn đàn blog (blogosphere), tất cả mọi ý kiến đều được trình bày, không quan trọng đó là ý kiến quá cấp tiến hay vô vọng. Đối thoại tự do này đã giúp cho việc hình thành các ý tưởng có tính triết học và xây dựng niềm tin của những người tham gia rằng những gì họ tin được chia sẻ bởi nhiều người khác và vững chắc về đạo đức, không phải là suy thoái.
Tranh luận trên truyền thông đại chúng, đặc biệt trên báo chí, thực tế hơn. Nó thử sự sẵn sang của chế độ trong việc xem xét những đổi mới cụ thể và cũng giúp cho thấy những suy nghĩ như thế nào về những đề nghị sửa đổi hiến pháp được đưa ra. Trên truyền thông lề phải, cũng có một đối thoại giữa các quan chức cấp cao với công dân, bao gồm cả những chuyên gia, những nhà cách mạng lão thành và các đại diện của ‘xã hội dân sự’.
Cuối cùng, có một đối thoại bên trong nhà nước và đảng. Các công dân bình thường chỉ có một cái nhìn rất mờ về đối thoại tại diễn đàn này. Họ chỉ có thể hy vọng là những người tham gia đã đặt sự chú ý vào tranh luận đại chúng và sẽ đưa ra quyết định thực sự tôn trọng ý kiến của công chúng.
Việt Hà: Xin cảm ơn ông đã dành cho chúng tôi buổi phỏng vấn.
Theo dự kiến ban đầu, việc lấy ý kiến của người dân cho hiến pháp sửa đổi sẽ kéo dài cho đến ngày 31 tháng 3, tuy nhiên sau những phát biểu của Tổng Bí Thư và Chủ tịch Quốc hội về các ý kiến đòi bỏ điều 4 hiến pháp và phi chính trị hóa quân đội, vào ngày 27 tháng 2 vừa qua, lãnh đạo thành phố Hà Nội cho biết sẽ kết thúc quá trình lấy ý kiến người dân trước thời hạn 1 tháng. Một số bloggers trong nước cho rằng việc lấy ý kiến người dân cho hiến pháp trong một thời gian quá ngắn như vậy là không hợp lý.
- Đức Giám mục Vincent Nguyễn Văn Long: Về bức thư của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam góp ý sửa đổi Hiến Pháp (NVCL). - Đoàn Xuân Lộc, Global Policy Institute, London: Vì sao Hội đồng Giám mục góp ý Hiến pháp? (BBC).- Bùi Minh Quốc: TÔI ĐÃ KÝ NHƯ LÀ TÔI THỞ (Bùi Văn Bồng). - GS Lê Xuân Khoa: Thư gửi bạn bè trong nước qua diễn đàn sci-edu (BoxitVN/ BS).
- Vùng cấm và những loại “bẫy người” (RFA). - Góp ý sửa đổi hiến pháp 1992: Vẫn tư duy “đứng trên nhân dân”! (DV). - Làm rõ cam kết pháp lý của Đảng trước dân (VNN). - Phó Chủ tịch Nước Nguyễn Thị Doan: Chú trọng góp ý về quyền con người trong dự thảo Hiến pháp (LĐ). - Về bảo vệ Tổ quốc Xã hội Chủ nghĩa trong Dự thảo Hiến pháp (VOV). - Đảm bảo tất cả quyền lực Nhà nước thuộc về nhân dân (SGGP). - Không nên hiến định thu hồi đất vì mục đích kinh tế – xã hội (TN). - Không được “khoác áo” kinh tế – xã hội để thu hồi đất của dân (LĐ). - Không phân biệt các thành phần kinh tế (TP).
- Bạn đọc là cựu chiến binh: “Quân đội ta trung với Ðảng, hiếu với dân…” (ND). - Bạn đọc Trung Thành, hiện sống tại Mỹ: Không ai có thể phủ nhận vai trò của Ðảng Cộng sản Việt Nam ! (ND). - Phỏng vấn ông David Brown: Đảng đang khủng hoảng?(RFA). - NỖI BỨC XÚC CỦA MỘT DƯ LUẬN VIÊN KHI ĐỌC BÀI “KHÔNG THỂ ÁP ĐẶT” TRÊN BÁO QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN(TSYG).
- LHQ kêu gọi Việt Nam phóng thích 3 nhà hoạt động công đoàn trẻ (VOA).