Thứ Sáu, 29 tháng 3, 2013

Ba Sàm Nguyễn Hữu Vinh - Góp ý Dự thảo sửa đổi Hiến pháp tại Mặt trận Tổ quốc: Chủ tịch nước bị “bao vây”

-Hiến pháp thể hiện tâm nguyện toàn Đảng, toàn dân
 tịch nước Trương Tấn Sang cho rằng Hiến pháp là văn bản chính trị pháp lý là đạo luật cơ bản, luật gốc của Nhà nước phản ánh ý chí, lợi ích của toàn dân tộc và việc lấy ý kiến nhân dân nhằm tập hợp trí tuệ sâu rộng, phản ánh đầy đủ ý chí, nguyện vọng của nhân dân.
Phát biểu tại Hội nghị lấy ý kiến nhân sỹ, trí thức, luật gia, người tiêu biểu các dân tộc thiểu số, chức sắc tôn giáo góp ý vào dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992, do Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tổ chức ngày 27/3, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang cho rằng thời gian qua, việc ban hành các Chỉ thị, Nghị quyết cho thấy Đảng, Quốc hội đã định hướng chủ trương rõ ràng. Vấn đề còn lại tổ chức thế nào cho thiết thực và điều quan trọng là bản Hiến pháp mới phải thể hiện được tâm nguyện của toàn Đảng, toàn dân.
Chủ tịch nước ghi nhận Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã tiếp thu được khoảng 8 triệu ý kiến đóng góp dưới nhiều hình thức tổ chức tập hợp, nhấn mạnh đây là khối tài sản quý phải được tập hợp, tổng hợp và truyền tải khách quan, đầy đủ cho Ủy ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp và Quốc hội.
Chủ tịch nước hoan nghênh sự có mặt của đại diện nhân sỹ, trí thức, luật gia, người tiêu biểu các dân tộc thiểu số, chức sắc tôn giáo tại hội nghị có ý nghĩa quan trọng. Chủ tịch đánh giá cao những ý kiến đóng góp tâm huyết, cô đọng, sâu sắc, góp phần thực hiện thành công Chỉ thị của Bộ Chính trị, Nghị quyết của Quốc hội về việc lấy ý kiến nhân dân về dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992.
Chủ tịch nước cho rằng, việc lấy ý kiến góp ý vào dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 sẽ tiếp tục thực hiện đến tháng Chín năm nay, Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Văn phòng Chủ tịch nước cần nỗ lực nhiều hơn trong việc tổ chức lấy ý kiến của nhân dân, chủ động phối hợp với các cơ quan chức năng, để đất nước có được bản Hiến pháp mới khẳng định cơ sở chính trị pháp lý quan trọng cho công cuộc hội nhập và phát triển.
Tại Hội nghị, Phó Chủ tịch, Tổng thư ký Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Vũ Trọng Kim báo cáo khái khát tình hình triển khai lấy ý kiến nhân dân về dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992. Ông nhấn mạnh tầm quan trọng của đợt sinh hoạt chính trị có ý nghĩa trọng đại trong toàn Đảng, toàn dân và cả hệ thống thống chính trị.
Ông Vũ Trọng Kim khẳng định việc lấy tổ chức lấy ý kiến nhân dân về dự thảo sửa đổi Hiến pháp trong thời gian qua đã thu hút khá đông đảo các tầng lớp; huy động trí tuệ, tâm huyết, đồng thuận của nhân dân, thể hiện trách nhiệm cao của mỗi cá nhân, tổ chức đối với việc sửa đổi và thi hành Hiến pháp. Tại hội nghị lần này, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam mong muốn tiếp tục nhận được thêm nhiều ý kiến đóng góp của các đại biểu.
Tiếp tục góp ý vào các nội dung của dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992, các đại biểu nhân sỹ, trí thức, người tiêu biểu các dân tộc thiểu số, chức sắc tôn giáo đã phân tích tình hình thực tiễn và đưa ra những kiến nghị cụ thể.
Ông Phạm Xuân Hằng, nguyên Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam khẳng định việc xây dựng Hiến pháp dân chủ hơn chính là cơ sở để hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân và vì dân. Đề cập đến vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, ông Hằng nhấn mạnh thực tế lịch sử hơn 80 năm qua, những thắng lợi của đất nước không tách rời sự lãnh đạo của Đảng. Do đó vai trò lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước và xã hội là một tất yếu lịch sử, nên tất yếu phải được hiến định.
Trước yêu cầu hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân, việc thể chế hóa vai trò lãnh đạo của Đảng là nhu cầu cấp thiết và tất yếu. Thế và lực của đất nước hiện thời là điều kiện để Đảng thể hiện trí tuệ, khẳng định bản lĩnh và trách nhiệm, gắn bó mật thiết với dân; phục vụ nhân dân với trách nhiệm được hiến định.
Vai trò, vị trí của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong hệ thống chính trị, thực hiện nhiệm vụ giám sát, phản biện xã hội là nội dung được các đại biểu tập trung góp ý với mong muốn khẳng định và thể hiện rõ hơn nữa tư tưởng phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc. Một số ý kiến cho rằng nội dung tại điều 9 dự thảo chưa truyền tải được vai trò phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc; quy định “động viên nhân dân thực hiện quyền giám sát” khiến Mặt trận Tổ quốc như “đứng ngoài cuộc” chưa phải là chủ thể thực hiện chủ quyền nhân dân.
Đại biểu Nguyễn Thị Lệ, nguyên ủy viên Hội đồng tư vấn pháp luật Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam nhấn mạnh, sửa đổi Hiến pháp phải làm sao thực sự đáp ứng nguyện vọng của nhân dân. Là người có nhiều năm công tác trong ngành tòa án, bà cho rằng việc quy định chế định cho các ngành công an, tòa án, kiểm sát hết sức quan trọng. Đề cập nguyên tắc xét xử của Tòa án, bà Lệ đề nghị cần khẳng định vai trò của Hội thẩm tại tòa án, qui định “khi xét xử, hội thẩm được ngang quyền với thẩm phán” mới đảm bảo quyền của người bị xét xử.
Góp ý điều 5, dự thảo Hiến pháp, ông Lù Văn Que, Ủy viên Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cho rằng đồng bào các dân tộc rất coi trọng và mong muốn Hiến pháp sửa đổi xác định rõ và quy định rõ vị trí chiến lược của vấn đề dân tộc và đoàn kết các dân tộc; quyền và nghĩa vụ của các dân tộc; các nguyên tắc chính sách giải quyết vấn đề dân tộc; trách nhiệm của Nhà nước trong phát huy nội lực của các dân tộc.
Lễ sanh Thượng Mai Thanh, Thượng tọa Thích Đức Thiện cho rằng điều 25 dự thảo ghi quyền tự do tín ngưỡng của công dân là đầy đủ; bày tỏ hy vọng bản Hiến pháp mới đem lại cho nhân dân quyền phúc quyết đối với những vấn đề trọng đại, có tính dân tộc, thời đại và lâu dài.
Hoan nghênh việc kéo dài thời gian để việc lấy ý kiến nhân dân được thuận lợi, các đại biểu cũng mong muốn dự thảo Hiến pháp cần bổ sung quy định để người Việt Nam ở nước ngoài có thể tham gia phát huy quyền làm chủ, tham gia bầu cử, đóng góp tâm huyết, tài lực xây dựng đất nước./.
(VNP)


-Ba Sàm Nguyễn Hữu Vinh - Góp ý Dự thảo sửa đổi Hiến pháp tại Mặt trận Tổ quốc: Chủ tịch nước bị “bao vây” Ba Sàm Nguyễn Hữu Vinh

Đó là vòng vây hữu hình của nhiều nhà báo chiều qua, khi cố tìm cách vào dự một Hội nghị ở Mặt trận tổ quốc mà không được. Nó lại hé lộ một “vòng vây” vô hình khác.

Trước hết xin trở lại chuyện một tài liệu gần đây được độc giả gửi tới hộp thư của blog Ba Sàm, bản ghi chép nội dung cuộc nói chuyện của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang tại CLB Thăng Long, ngày 19/2/2013, nơi sinh hoạt của các vị cựu quan chức. Do không có phần âm thanh đi kèm, nên chúng tôi không đăng vì khó xác định mức độ khả tín, chỉ dè dặt trích đoạn liên quan lực lượng vũ trang để tham khảo (sau đó có nhiều trang mạng đã đăng lại toàn văn):
“Về vai trò của Đảng với quân đội. Tôi cho rằng Đảng ta lập ra quân là để bảo vệ Tổ quốc, nhân dân chứ không phải là lập ra là bảo vệ, trung thành với Đảng, vì vậy quân đội phải trung thành, bảo vệ Tổ Quốc, nhân dân rồi mới đến Đảng, có như vậy mới đúng chứ. Nay vì theo tập quán, nhận thức vẫn chưa thực hiện được.” 
Nếu như căn cứ vào sức nóng của vô số lời chỉ trích, quy kết đủ kiểu trên truyền thông nhà nước đối với bất cứ ai muốn Hiến pháp có nội dung khẳng định lực lượng vũ trang phải trung thành với Tổ quốc, Nhân dân là trên hết, chứ không phải là với đảng (CSVN), thì cũng có thể đoán được những thái độ khó chịu tới đâu với phát biểu được cho là của CTN ở trên.

Còn mới đây, trên mạng lại có thông tin rằng đang có âm mưu “bao vây” ông CTN. Chưa rõ thực hư ra sao thì chiều qua một “Hội nghị lấy ý kiến nhân sĩ, trí thức, luật gia, người tiêu biểu các dân tộc thiểu số, chức sắc tôn giáo góp ý vào Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992” do Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc VN tổ chức, có CTN tham dự, hình như minh chứng cho dư luận đó. 

Một vòng vây hữu hình là các nhà báo muốn vào dự mà không được và một “vòng vây” vô hình là khoảng trống giữa ông CTN với công luận khi người ta ngăn cản báo giới dự mà không rõ lý do thực là gì, cùng những nội dung tường thuật sơ sài, bị cắt xén trên vài báo đài nhà nước.

Theo các nhà báo cho biết, nghe tin có Hội nghị quan trọng, nhiều báo đã cử phóng viên đến mặc dù không nhận được giấy mời. Tới nơi, họ mới biết chỉ có 3 cơ quan được mời là báo Nhân dân, Đài truyền hình VTV và trang web Mặt trận tổ quốc, ngay cả báo Đại đoàn kết của Mặt trận cũng không có tên. Báo Đại biểu nhân dân của Quốc hội có giấy mời của Mặt trận Tổ quốc mà cũng không được vào.

Không khí của một phiên chợ cóc bắt đầu! Thắc mắc, hỏi han, tranh cãi, giãi bày…

Một chàng phóng viên của Tiền phong đã “lọt lưới” do vận comple nghiêm chỉnh làm ban tổ chức tưởng là đại biểu. Phóng viên báo Đại đoàn kết sau khi có sự can thiệp của Mặt trận, cũng đã qua cửa ải, kéo theo vài phóng viên báo khác, do “lừa” là người các ban của Đại đoàn kết.

Các phóng viên được giải thích là việc này do Văn phòng Chủ tịch nước quyết định. Nhưng lại có phóng viên cho là họ bị lực lượng an ninh chuyên trách bảo vệ các cuộc gặp lãnh đạo viện lý do này nọ để ngăn cản. Không khí càng nóng hơn, theo kiểu mà Aziz Nesin đã từng diễn tả, tức là thấy bị ngăn chặn quá phi lý, cánh nhà báo càng tò mò, nghi là CTN sẽ có thông điệp gì đó quan trọng lắm. Thế là một loạt phóng viên dùng điện thoại di động  nhắn tin trực tiếp vào máy của CTN, đại ý thắc mắc “sao chúng cháu không được vào?”

Có lẽ do “con khóc” nên “mẹ mới cho bú”, nhưng chỉ cho vài “con” thôi. Sau giờ giải lao, một vài báo được phép vào, chủ yếu là báo giấy như Tuổi trẻ, Thanh niên, Sài Gòn Giải phóng, … Đám báo mạng, là thứ khá nguy hiểm (?), như VietNamNet, Dân trí, VNExpres thì vẫn phải chầu rìa.

Hội nghị bàn về một vấn đề hệ trọng hàng đầu của cả nước, tại một tổ chức mang danh lớn nhất của quần chúng cả nước, với sự có mặt của một “nguyên thủ quốc gia” mà úp úp mở mở như vậy đó.

Hội nghị kéo dài tới 6 giờ tối.

Thử lướt qua nội dung vài báo đài tường thuật vụ này xem sao.

TTXVN có một bài khá dài, nội dung không có gì đáng chú ý, kể cả phát biểu được tóm lược của CTN. VOV News rất dễ thấy đã lấy lại bài của TTXVN, nhưng lộn ngược đầu đuôi, thế là ổn. Lao động có một bản tin không thể ngắn hơn. Tin của Thanh niên và  Tuổi trẻ nhiều chữ hơn Lao động một chút. Các báo  Quân đội NDDân ViệtPháp luật&Xã hội không được vào dự, thôi thì lấy lại của TTXVN là an toàn nhất. Bài trên Nhân dân cũng là một bản “tóm lược”.

Riêng Tiền phong, có trích dẫn một câu của CTN nhận xét về các ý kiến trong hội nghị:

“Đó là những phát biểu rất độc lập, rất có giá trị và cũng rất hay, không theo một khuôn mẫu nào”.

Đáng chú ý có phát biểu của “ông hội đồng” Đặng Văn Khoa, người từng nổi tiếng xông xáo, thẳng thắn phản ánh những bức xúc của xã hội. Có 3 báo đài sử dụng phát biểu của ông, nhưng theo 2 cách khác nhau.

VTV chỉ “nhặt” đoạn ông Khoa ủng hộ tuyệt đối “đảng là lực lượng lãnh đạo nhà nước và xã hội”. Một ông nghị được lòng dân như vậy mà đăng đàn “bỏ phiếu” cho đảng thì còn gì hiệu quả bằng?!

Xem video

Chợt thắc mắc là tại sao chưa nghe ai so sánh hậu quả nghiêm trọng đối với toàn xã hội của những lối cố tình bóp méo, che đậy thông tin, một cách có hệ thống, với những hành động tội ác, như giết người, cướp của …, xem kẻ nào đáng tội chết hơn. Bởi vì cũng phát biểu của ông Khoa, VNEconomy và VietnamNet có thêm nhiều chi tiết cho thấy nó đã bị VTV cắt xén bớt, có thể sẽ đem lại những tác động khác hẳn tới độc giả, ảnh hưởng đến bước tiến bộ xã hội:
Hiến pháp vẫn cần khẳng định sự lãnh đạo của Đảng cộng sản. Nhưng nên chăng cần lắng nghe các ý kiến trái chiều, tránh quy kết”, ông Khoa tâm tư.” (VNN).
Tự giới thiệu là người ngoài Đảng, doanh nhân Đặng Văn Khoa, ủy viên Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam nói, những phát biểu thẳng thắn của Chủ tịch nước về những mặt  được, chưa được của Đảng đã nhận được sự đồng cảm của dân.”

“…để mở ra thời kỳ mới về dân chủ của đất nước, cần mở rộng quyền dân chủ trực tiếp, cần để nhân dân phúc quyết Hiến pháp. … ông Khoa góp ý, ‘tôi khẳng định rằng Hiến pháp vẫn cần khẳng định sự lãnh đạo của Đảng. Nhưng nên chăng cần lắng nghe các ý kiến trái chiều, tránh quy kết’.” (VNEconomy).

Cả hai báo này còn đề cập một số nội dung đáng chú ý khác và lời hẹn của CTN sẽ trở lại để nghe thêm ý kiến của các vị trong Mặt trận một lần nữa, sau khi gợi ý sẽ “đặt hàng” về các vấn đề còn chưa rõ.

Vậy thì, ta vẫn sẽ phải chờ đợi xem tới đây liệu sẽ tái diễn một cuộc “bao vây” tương tự hay không, cũng giúp giải đáp rằng có hay không một “vòng vây” vô hình khác ngăn cách CTN với công luận. 

BS
-http://anhbasam04.wordpress.com/
Ba Sàm Nguyễn Hữu Vinh - Góp ý Dự thảo sửa đổi Hiến pháp tại Mặt trận Tổ quốc: Chủ tịch nước bị “bao vây”

Về chuyện Hiến Pháp: In surprise move, Vietnam asks citizens for public comment on their constitution (CSM 26-3-13)

Hội thảo sửa đổi Hiến pháp tại Câu lạc bộ Kháng chiến -
Một buổi hội thảo bàn về sửa đổi Hiến pháp năm 92 do Câu lạc bộ Kháng chiến tổ chức đã nổ ra những tranh luận sôi nổi về các câu hỏi mà nhân sĩ trí thức trong buổi hội thảo đưa ra.


Đề nghị hiến định Chủ tịch nước có quyền miễn nhiệm các thành ...Tiền Phong Online
Trong văn bản góp ý cho Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 do Bộ Tư pháp tổng hợp, Sở Tư pháp Quảng Ninh kiến nghị cần bổ sung quy định “Chủ tịch nước, trong thời gian QH không họp, theo đề nghị của Thủ tướng Chính phủ, có quyền miễn nhiệm, cách ...

Thủ tướng cần báo cáo dân vấn đề quan trọng. Nhà Nước Chính TrịXãLuận.com

Cách làm luật trong một xã hội dân chủ Gordon Morris Bakken

Hiến pháp Việt Nam Cộng hòa 1967Bách khoa toàn thư mở Wikipedia


- Đại tướng Trần Đại Quang: Đưa phong trào CAND học tập và thực hiện 6 điều Bác Hồ dạy phát triển sâu sắc, toàn diện hơn (QĐND). Bài đăng cả trên ND và CAND. - Công bằng cho người thi hành công vụ (TN). - Chồng chéo (PLTP).- Không được tùy tiện nổ súng (NLĐ). - Ủng hộ nổ súng khi chống người thi hành công vụ nhưng còn băn khoăn (TP). - “Công an được bắn”: người ủng hộ, người phân vân… (TT).
- Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng lý giải việc chậm tiến độ của hai dự án bauxite (GDVN).- Bộ trưởng Công thương Vũ Huy Hoàng: Phát triển công nghiệp khai thác và chế biến Bô-xít là chủ trương đúng đắn, cần thiết và phù hợp (ND). . - BỘ TRƯỞNG BỘ CÔNG THƯƠNG LÀM RÕ VỀ CÁC DỰ ÁN BAUXITE: Thí điểm phải chậm và chắc (PLTP). - Bộ trưởng Bộ Công Thương làm rõ về các dự án bauxite (CP/PT). - Nuốt vào nhả ra ?! (Trần Nhương). --Dân hỏi bộ trưởng trả lời – 10/03/2013). 

- Tân Phó ban Nội chính Trung ương là người như thế nào? (DV). - Tân Phó ban Nội chính nặng lòng với nông thôn xứ Nghệ (DV).

- Bộ trưởng không thể là ‘góc khuất’ (VNN).

- “Đạo tin”, “đạo báo” là vi phạm đạo đức nghề nghiệp (TT).


- Việt Nam cấm Cố vấn của Quốc vương Sihamoni nhập cảnhCố vấn Quốc vương Norodom Sihamoni vừa bị Công an cửa khẩu Việt Nam cấm nhập cảnh. Sau khi có nhiều phản ứng của dư luận, Đại sứ quán Việt Nam giải thích thế nào?--Khó khăn, nhũng nhiễu nằm ở chính các sở, ban ngành TP
NDĐT- Sáng 28-3, tại cuộc giao ban thường trực thành ủy, HĐND, UBND TP Hà Nội với lãnh đạo các quận, huyện, sở, ban ngành của TP quý I-2013, đồng chí Phạm Quang Nghị, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư thành ủy Hà Nội khẳng định, những vướng mắc ...

Bí thư Hà Nội bức xúc vì 'phí bôi trơn'VNExpress

Doanh nghiệp: Chấm điểm thấp lãnh đạo Hà NộiVNMedia

Hà Nội đứng cuối bảng về “sự ổn định trong sử dụng đất”Thanh Tra

--Hà Nội thu phí bảo trì đường bộ với xe máy
TPO - Hà Nội sẽ thu phí bảo trì đường bộ đối với xe máy. UBND xã, phường, thị trấn là cơ quan thu phí đối với xe mô tô của tổ chức, hộ gia đình và cá nhân (chủ phương tiện) trên địa bàn. Đường bộ nh: Hồng Vĩnh. Giao thông Hà Nội. Ảnh: Hồng Vĩnh. .
--Cầu vượt thép lún nặng sau 2 tháng khánh thành
(Dân trí) - Đúng 2 tháng sau lễ khánh thành đưa vào sử dụng, tình trạng sụt lún, trồi nhựa… gây nguy hiểm cho phương tiện lưu thông bắt đầu xuất hiện trên cầu vượt bằng thép tại ngã tư Thủ Đức. Tình trạng lún trên cầu vượt thép. Từ thông tin của rất nhiều ...

Vì sao cầu vượt thép đầu tiên của TP.HCM bị lún?VTC

Cầu vượt thép đầu tiên ở TP Hồ Chí Minh bị lúnHà Nội Mới

Mặt cầu vượt bằng thép Thủ Đức đã bị lúnTuổi Trẻ


- - Vụ Chủ tịch tỉnh Thanh Hóa bị kiện: Bản án sơ thẩm không khách quan? (GDVN).

- Cấp mã số công dân là đơn giản hóa thủ tục hành chính? (Infonet).

- Bổ nhiệm lãnh đạo: Câu chuyện hy hữu ở Cục Phòng chống tệ nạn xã hội (GDVN).

- Xe không chính chủ: Người phạt, kẻ chưa! (NLĐ). - Phạt xe không chính chủ: 'chân voi' hay 'cột đình' (TVN).- Giám đốc CA tỉnh Vĩnh Phúc: Không ngại sức ép nào (NLĐ).


Tổng số lượt xem trang