Thứ Ba, 12 tháng 3, 2013

Biết đánh để chiến thắng? Bắc Kinh biến Hoàng Sa thành trung tâm thương mại

--Bắc Kinh biến Hoàng Sa thành trung tâm thương mạiNguoi Viet Online
BẮC KINH (NV) - Nhà cầm quyền Bắc Kinh gia tăng các hành động kiểm soát cả khu vực biển Ðông bằng hành động đồn trú thường trực tàu hải giám ở đảo Phú Lâm trong quần đảo Hoàng Sa và biến đảo này thành trung tâm thương mại.
Bản tin Tân Hoa Xã hôm Chủ Nhật loan báo một đơn vị tàu hải giám sẽ chính thức đóng tại thành phố mà họ gọi là Tam Sa, thành lập trên đảo Phú Lâm, thay vì xuống vùng biển Ðông từ các căn cứ trên đảo Hải Nam hoặc xa hơn, tại Quảng Châu.

Hành động của Trung Quốc ngày một lộ liễu hơn trong dã tâm muốn khống chế và biến vùng biển Ðông thành “ao nhà” của họ, bất chấp sự phản đối của các nước khác.
Tân Hoa Xã thuật lời ông Yang Zhong (Dương Trung), chỉ huy phó của đơn vị hải giám đưa tới đóng tại đảo Phú Lâm, nói nhóm tàu của họ sẽ tuần tiễu thường xuyên ở khu vực.
Các đội tàu hải giám và hải tuần của Trung Quốc thay phiên nhau tới khu vực biển Ðông đe dọa cũng như khiêu khích các nước tranh chấp chủ quyền biển đảo với Bắc Kinh. Tàu hải giám của Trung Quốc thực chất là tàu quân sự trá hình.
Tân Hoa Xã cũng dẫn lời ông Zhang Weijian (Trương Vĩ Kiên), một chức sắc của đội tàu hải giám Nam hải (tức biển Ðông), không che đậy sự thách đố khi nói rằng: “Lực lượng hải giám giúp tăng cường quan lý vùng biển Tam Sa và bao trùm toàn thể Nam hải (tức biển Ðông).”
Thành phố Tam Sa là tên Bắc Kinh mới đặt chung từ Tháng Bảy, 2012 cho ba nhóm quần đảo gộp lại trong đó có hai quần đảo của Việt Nam là Hoàng Sa và Trường Sa. Bắc Kinh lại còn tuyên bố gần hết biển Ðông, đến 80%, là của Trung Quốc.
Mặt khác, theo một bản tin trên tờ Southern Metropolis Daily, ông Xiao Jie (Tiêu Kiệt), thị trưởng Tam Sa, trả lời phỏng vấn khoe là thành phố (thực tế là đảo Phú Lâm) có thể trở nên một trung tâm thương mại. Hiện nay, theo lời ông, đã có 11 công ty đăng ký ở và đóng thuế ở đây.
Ngày 6 Tháng Ba, Ngoại Trưởng Yang Jiechi (Dương Khiết Trì) của Trung Quốc tuyên bố với báo chí là việc thành lập thành phố Tam Sa là một “bước quan trọng,” cả quyết chủ trương bá quyền bành trướng bằng hành động ăn cướp.
Bản tin ngày Chủ Nhật 10 Tháng Ba của hãng thông tấn AFP cho hay một giới chức của Bắc Kinh tiết lộ hai lực lượng hải giám (thuộc Cục Hải Dương) và hải tuần (thuộc Bộ Nông Nghiệp) Trung Quốc sẽ được hợp nhất thành một lực lượng tuần tra và kiểm soát các vùng biển.
Trung Quốc tranh chấp biển đảo với Nhật trên biển Hoa Ðông trong khi tranh chấp với Việt Nam và Philippines trên vùng biển phía Nam, tức biển Ðông, theo cách gọi của Việt Nam.
Trong một phiên họp Quốc Hội tại Hà Nội ngày 25 Tháng Mười Một, 2011, khi đề cập đến các diễn biến căng thẳng trên biển Ðông, Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng trả lời chất vấn nói rằng Việt Nam “đàm phán giải quyết, đòi hỏi chủ quyền với quần đảo Hoàng Sa bằng biện pháp hòa bình”.
Nhưng càng ngày, Bắc Kinh càng có những hành động cụ thể và quyết liệt để củng cố các đảo và vùng biển cướp được của Việt Nam, từ quân sự đến hành chánh. Trong khi đó, Việt Nam chỉ phản đối bằng lời qua người phát ngôn của Bộ Ngoại Giao ở Hà Nội.
Các chương trình xây dựng cơ sở đồn trú cho quân đội và hành chính của Trung Quốc ở đảo Phú Lâm và những hòn đảo khác trong quần đảo Hoàng Sa chỉ thấy ngày một nhiều hơn, gấp rút hơn, to lớn hơn.
Bắc Kinh loan báo bỏ ra $1.6 tỉ cho các chương trình đó không kể gì đến “biện pháp hòa bình” của ông Nguyễn Tấn Dũng.
 -Biết đánh để chiến thắng? Mafiovi--Vấn đề là chỗ đó, Mr. Thống ạ.
Hãy coi lại ngàn năm cuối: Chúng ta chơi bọn Tống, Nguyên, Minh, bằng one and the same vũ khí - Chiến tranh Nhân dân.
Sở dĩ chúng ta thắng vì
- Địch muốn nhanh, ta chậm
- địch xa, ta gần
- địch đánh đông, ta đánh lẻ
tóm lại: dùng cái mạnh của mình đánh cái yếu của Rợ.
Và chúng ta thắng mãi vì Rợ không nghỹ ra được chiêu gì khác ngoài the ones I said.
Nhưng bây giờ?
không thế nữa....
Chúng ta - rất có thể - phải đối mặt với một cuộc chiến tranh hoàn toàn khác ở Trường Sa.
Ở đây ai dùng Su- 30, Tên lửa S-300 hay tàu ngầm trước là sai lầm chết người.
Còn dùng cái khác?
- Dân chài và thuyền cá? ta có một nó có 100
- LL cảnh sát biển? ta 1 nó có 150
Tóm lại, để dễ hiểu, chúng ta hãy tưởng tưởng là vào một ngày đẹp trời, khi anh Cả đang sụt sịt cho CNXH ở đâu đó bên Latino, anh Tư đang thăm Bộ đội tên lửa, đồng chí X. đang ngồi cabin của Su- 30MK để phó nháy làm việc nhân tiện vào mạng kiểm tra tài khoản xem có thêm mấy trăm triệu xít, tướng Phùng Quang Thanh đang thăm Cty của con trai hắn đang làm Kinh tế, tướng Quang đang nghiên cứu việc bắn hay ko bắn bọn "chống người thi hành công vụ" và anh Hùng đang đếm số ý kiến góp ý cho Hiến Pháp,...... 1000 "tàu cá" với hơn 20 000 "dân chài" Rợ bao vây một số Đảo của ta ở Trường Sa thì, theo You, Mr. Thống, chúng ta dùng Hải quân tầm XA hay GẦN đây, á?
Nên nhớ là: Cuộc chiến bảo vệ Chủ quyền của con cháu Lạc Hồng trong Thiên niên ký thứ 3 sẽ khác hẳn với the ones mà Cha Ông chúng ta did.
Và nó đòi hỏi chúng ta phải Rethink the Future, you guys.
Ergo, Đừng có hát (như Đảng he he...), hãy suy nghỹ.
Cho Tổ quốc và Nhân dân.


********************************


Kinh tế thị trường XHCN định hướng quyết liệt





from ttngbt & tranhung09 Blogs.




-- Tàu, trực thăng Trung Quốc xâm phạm Hoàng Sa (DV). - Hình ảnh hoạt động trái phép của Hải giám Trung Quốc ở Hoàng Sa 10/3 (GDVN).25 năm hải chiến Trường Sa - Kỳ 2: Anh hùng đất Việt

Tri ân liệt sĩ Gạc Ma
- Thiếu tướng Lê Văn Cương: 3 chiến lược của Trung Quốc ở biển Đông (TT). - VẪN LÀ ĐẤT NƯỚC CỦA TA (*) (NCTG). -
- Gặp lại nhân chứng Gạc Ma (TP). - 25 năm hải chiến Trường Sa (TN). - Truyền lửa tháng 3: “Trong hồn người có ngọn sóng nào không?” (TT). - Bi hùng hải chiến Trường Sa: Xả thân giữ đảo (NLĐ).: Bài 1: Bài học lịch sử nhắc ta không thể lơ là.
- Ngư dân Trung Quốc ngang nhiên tung hoành trên Biển Đông (RFI). - Trung Quốc xua 21 tàu, 3.000 người ra Trường Sa (TN). - Thêm 21 tàu, 3000 nhân viên Ngư chính Trung Quốc kéo ra Biển Đông (GDVN). - Trung Quốc điều 21 tàu, 3.000 người xâm phạm Biển Đông (Sống mới). - Trung Quốc cố tình khuấy động Biển Đông (KT). - Tàu lạ đâm, hai ngư dân bị rơi và mất tích trên biển (TTXVN). - Tàu cá Thanh Hóa bị đâm, 2 ngư dân mất tích (TN). - Quỹ hỗ trợ ngư dân Quảng Nam bắt đầu hoạt động (CP). - Trung Quốc gây rối, tàu lạ đâm tàu cá Việt Nam (PN Today).

- Trung Quốc rúng động vì Nhật bàn giao tàu ngầm AIP thứ 5 (ANTĐ). - Mục đích thăm Nga của lãnh đạo Trung Quốc (KT).
- Trung Quốc bày đủ chiêu trò ở biển Đông (TT).
- Các “địch thủ” của Trung Quốc ồ ạt tăng ngân sách quốc phòng (ANTĐ/DT).-Vì sao Trung Quốc cố sống cố chết mua Su-35? vietnamdefence --Trung Quốc sắp mua 24 chiếc tiêm kích thế hệ 4++ Su-35 của Nga.
-NGÀY ẤY VÀ BÂY GIỜ (BS HỒ HẢI)-
China In Africa: ‘Imperial Power’ Or ‘Altruist’? – OpEd


- Tuyển tập tác phẩm của văn nghệ sĩ TPHCM: Trường Sa – Lời biển hát(SGGP).- PGS.TS Đinh Ngọc Bảo – giám đốc nhà xuất bản ĐH Sư Phạm: NXB ĐH Sư Phạm sai sót khi để “lọt sạn” trong sách học vần (DT). – Lá cờ Tổ quốc/ Bay giữa trời xanh (TTVH).- Trung Quốc đưa trực thăng tuần tra trái phép Hoàng Sa (TN). – 3 tàu, 1 trực thăng Hải giám Trung Quốc tuần tra trái phép Hoàng Sa (GDVN). –Tàu hải giám Trung Quốc xâm phạm Hoàng Sa (VNE). – Trung Quốc tuyên bố đưa trực thăng tuần tra Hoàng Sa (Sống mới).
- Vũ khí trên biển đáng gờm mới của Trung Quốc (VNN). – Đăng hệ thống phòng thủ tầm gần: Trung Quốc lại chơi ú tim (TT).
- Hai tháng, TQ leo thang quấy rối chóng mặt ở biển Đông (PN Today). –Quân đội Trung Quốc hăm dọa bằng tuyên bố bảo vệ “chủ quyền” tại Biển Đông (Sống mới).
- Tàu ngầm Liên Xô đâm chìm tàu ngầm Trung Quốc như thế nào (kỳ 2)(TP).
-- Trường sa – khúc bi tráng 14-3 – Kỳ 5: Cuộc tìm kiếm dưới đáy biển Gạc Ma (TT). – Bài 2: Gạc Ma nhắc nhở chúng ta phải đoàn kết và mạnh lên (ĐĐK). – CQ-88: Trường Sa những ngày không thể quên (II) (TP). –Vợ lính thời bình – Kỳ cuối: Ra thăm anh trên đảo Sinh Tồn (Tin tức). –Những người ‘đạp sóng’ ra khơi cứu nạn (Infonet).
- Người Trung Quốc nghĩ khác nhau về sự kiện 1979 (TVN).
- Quá nhiều lỗi sai nghiêm trọng trong sách học sinh (KT).- Lại dùng cờ Trung Quốc dạy trẻ Việt (TT).”Như vậy, đến nay đã có bốn tập sách dành cho các em mầm non VN có in cờ Trung Quốc: Phát triển toàn diện trí thông minh cho trẻ (Công ty văn hóa Hương Thủy và NXB Dân Trí), Bé làm quen với chữ cái (hành trang cho bé chuẩn bị vào lớp 1, Công ty cổ phần Dịch vụ văn hóa sư phạm và NXB Ðại Học Sư Phạm), 10 phút cho bé trước giờ đi ngủ (tập 2: Bồi dưỡng tình cảm) và Trắc nghiệm trí tuệ toàn diện cho trẻ (Công ty Ðinh Tị và NXB Mỹ Thuật)“. –Sách ngoại: Tham khảo thì được, bắt chước không nên (LĐ).
- Tuyển giáo viên công tác tại Trường Sa (TN).
- Trung quốc cần bao nhiêu năm để đánh chiếm trọn Việt Nam?(DLB). – SANG NĂM TỚI HOÀNG SA! (Thái Bá Tân).
- Đài Loan lắp pháo 40 mm cho tàu CSB chuẩn bị kéo ra Senkaku(GDVN). – Cái bắt tay của cảnh sát Đài Loan-TQ ở Biển Đông (ĐV). –Trung – Đài cùng một duộc trên Biển Đông (Sống mới).
- Việt Nam tích cực tham gia cơ chế hợp tác của khu vực (VOV).
--U.S. Demands China Crack Down on Cyberattacks NYT -A speech by a White House official was the first public confrontation with China over cyberespionage and came days after a Chinese official rejected evidence of a military role in hacking. - Bế mạc Hội nghị Chính Hiệp Trung Quốc (VOV).
- Mỹ: TQ phải dừng ngay trò gián điệp mạng (KP). – Mỹ đồng thuận với Trung Quốc trong việc trấn áp nạn tấn công mạng (Infonet). – An ninh mạng: Thách thức ngày càng tăng trong quan hệ Mỹ, Trung Quốc (VOA).
Mặc kệ Fukushima, Việt Nam "ôm" điện hạt nhân: Never Mind Fukushima – Vietnam to Embrace Nuclear Power (OilPrice 11-3-13)
Bloggers là vũ khí hay ác mộng của Tập Cận Bình? Are Chinese Bloggers Xi Jinping's Best Weapon Or Worst Nightmare? (Le Monde 11-3-13)
Ngoại giao mới của Trung Quốc: Beijing to Shake Up Foreign-Policy Team (WSJ 10-3-14) -- Dương Khiết Trì lên thay Đới Bình Quốc
Phi châu bắt đầu cảnh cáo nhau về chủ nghĩa "tân đế quốc" của Tàu: Africa told to view China as competitor (FT 11-3-13) Africa must get real about Chinese ties (FP 11-3-13)
Kết quả một nghiên cứu ở Mỹ: Người giàu sống lâu: Research ties economic inequality to gap in life expectancy (WP 10-3-13)


Phát hiện sách dành cho trẻ em in “đường lưỡi bò”12/03/2013 16:16

(TNO) Trưa nay 12.3, Phòng Văn hóa - Thông tin Q.10 (TP.HCM) tiến hành kiểm tra và phát hiện tại Nhà sách Nhân văn (875 Cách Mạng Tháng 8, P.15, Q.10) bộ sách Tiếng Hoa dành cho trẻ em có in bản đồ Trung Quốc kèm hình “đường lưỡi bò” 9 khúc vi phạm nghiêm trọng chủ quyền biển đảo của Việt Nam.

Bộ sách này gồm 3 tập, phần nội dung sai phạm nằm ở bài số 14, trang 35, tập 1.

Theo hồ sơ từ phía Nhà sách Nhân văn cung cấp, tập 1 của bộ sách được in tái bản theo quyết định số 1049 của Nhà xuất bản Tổng hợp TP.HCM (thuộc Thành ủy TP.HCM) do Giám đốc - Tổng biên tập Nguyễn Thị Thanh Hương ký ngày 25.7.2011. Số đăng ký kế hoạch xuất bản: 646-11/CXB/65-58/THTPHCM. Số lượng in 2.000 cuốn, đối tác liên kết xuất bản là Công ty cổ phần giáo dục và công nghệ thế giới thông minh.

Hình bản đồ in “đường lưỡi bò” trong sách Tiếng Hoa dành cho trẻ em - Ảnh: Độc Lập
Phát hiện sách dành cho trẻ em in “đường lưỡi bò” 4
Bộ sách có in “đường lưỡi bò” - Ảnh: Độc Lập

Phía Nhà sách Nhân văn còn cung cấp 1 bản hợp đồng ủy quyền bản quyền tác phẩm: “Tiếng Hoa dành cho thiếu nhi 1”, “Tiếng Hoa dành cho thiếu nhi 2”, “Tiếng Hoa dành cho thiếu nhi 3”. Bên ủy quyền là Công ty TNHH Truyền thông Á Đông (Bên A, địa chỉ: 592/26 Lạc Long Quân, P.5, Q.11, TP.HCM), bên được ủy quyền là Công ty cổ phần văn hóa Nhân Văn (Bên B, địa chỉ: số 1 Trường Chinh, P.11, Q.Tân Bình, TP.HCM).
Nội dung hợp đồng có đoạn: “Bên A đồng ý ủy quyền cho bên B được phép độc quyền phát hành, xuất bản và phân phối những tác phẩm nêu trên tại Việt Nam”.
Phần lời nói đầu của bộ sách có đoạn viết: “Tiếng Hoa dành cho trẻ em là một bộ sách giáo khoa (…), được biên soạn dành riêng cho việc giảng dạy tiếng Hoa cho lứa tuổi thiếu nhi trong và ngoài nước trước tuổi cắp sách đến trường. Sau khi hoàn tất bộ sách này, trẻ sẽ có kiến thức cơ bản về tiếng Hoa, tạo ra một nền tảng vững chắc cho việc học tiếng Hoa của trẻ trong tương lai”.
Trao đổi với PV Thanh Niên Online qua điện thoại vào chiều 12.3, đại diện Công ty cổ phần văn hóa Nhân Văn cho biết: Bộ sách Tiếng Hoa dành cho trẻ em xuất bản lần đầu vào năm 2008. Trong lần xuất bản này, vì do không nhận biết nên tập sách có in “đường lưỡi bò” phi pháp. Đến năm 2010, khi dư luận lên án về “đường lưỡi bò” phi pháp, thì công ty cho thu hồi và đã tiêu hủy hết. Khi tái bản bộ sách đã biên tập loại bỏ hình ảnh này khỏi cuốn sách.
Tuy nhiên, ông Phạm Tấn Dũng, Phó trưởng phòng Văn hóa - Thông tin Q.10 nói: “Chúng tôi tiến hành kiểm tra, ghi nhận thực tế là bộ sách tái bản vẫn còn in “đường lưỡi bò” phi pháp. Đoàn kiểm tra đã phối hợp với Công an P.15 lập biên bản vi phạm hành chính, niêm phong 132 cuốn sách là tang vật của vụ việc”.
Theo ông Phạm Tấn Dũng, Phòng Văn hóa - Thông tin Q.10 sẽ báo cáo vụ việc nghiêm trọng này lên UBND quận và UBND thành phố để có hướng xử lý cụ thể.
Ông Dương Thanh Chi, cửa hàng trưởng Nhà sách Nhân văn (875 Cách Mạng Tháng 8, P.15, Q.10) cho rằng, sách cũng là một sản phẩm hàng hóa, khi đơn vị phát hành đưa sách đến nhà sách với đầy đủ giấy tờ hợp lệ thì nhà sách chỉ biết bán chứ không có thời gian đọc, kiểm tra lại.
Ông Chi cho biết trước đó chưa có ai phát hiện ra lỗi vi phạm này.
PV Thanh Niên Online đã liên hệ với Nhà xuất bản Tổng hợp TP.HCM. Đại diện Nhà xuất bản này cho biết sẽ tiến hành kiểm tra lại quy trình xuất bản và sẽ sớm có thông tin phản hồi.

- Vở luyện chữ sai kiến thức lịch sử: Ối giời ơi (DT). - Phát hiện sách mẫu giáo in 12 con giáp của Trung Quốc (KP/ TP). - Sách tham khảo ngành giáo dục không được cẩu thả (SGGP).- Vở luyện chữ sai kiến thức lịch sử (PLTP). - Biển đảo trong SGK Địa lý còn mờ nhạt? (VNN). - Tại sao tất cả “Made in China”? (Kichbu).- Vụ Tổng cục du lịch Việt Nam mà lại treo ảnh thắng cảnh Trung Quốc: Tắc trách (NNVN).- Người tung ảnh VN quảng bá du lịch TQ tự kiểm điểm (TN/PN Today). – Người chụp ảnh gian hàng bày ảnh Trung Quốc bị kiểm điểm (Sống mới).
-Tổng cục Du lịch quảng bá cho du lịch Trung Quốc?(TNO) Tham gia một hội chợ du lịch lớn nhất thế giới đang diễn ra ở Đức để quảng bá du lịch Việt Nam cho du khách quốc tế nhưng ngay trong gian hàng trưng bày, giới thiệu của Tổng cục Du lịch Việt Nam lại treo một bức ảnh giới thiệu địa danh du lịch nổi tiếng của Trung Quốc. Tối 7.3, trên trang Facebook của một người tên H., đang công tác tại một công ty chuyên về du thuyền ở Việt Nam, đăng một bức ảnh khổ lớn về bức tượng đá cao nhất thế giới có tên Lạc Sơn Đại Phật ở tỉnh Tứ Xuyên (Trung Quốc), kèm theo chú thích: “Ảnh Lạc Sơn Đại Phật ở Tứ Xuyên”.


Ảnh tượng Lạc Sơn Đại Phật (Trung Quốc) nằm ngay trong gian hàng chung Việt Nam tại Hội chợ du lịch quốc tế ITB 2013 diễn ra ở Berlin, CHLB Đức - Ảnh: Một doanh nghiệp cung cấp
-Tổng cục Du lịch quảng bá cho du lịch Trung Quốc?

-

Sách sai lịch sử, giám đốc NXB xin lỗi toàn xã hội

Thứ ba 12/03/2013 16:34
“Việc báo chí phản ánh về sai sót của vở “Luyện từ và câu lớp 3 - Tập 2” là hoàn toàn chính xác. NXB Hà Nội xin tiếp thu và sẽ có đính chính cũng như đính kèm lời xin lỗi đối với xã hội” - Ông Nguyễn Kim Sơn, Giám đốc Nhà xuất bản Hà Nội khẳng định.
Như báo chí đã đưa tin, vừa qua, một độc giả đã phát hiện kiến thức lịch sử sai trong "Vở luyện từ và câu" lớp 3, tập 2 do NXB Hà Nội phát hành.
Trang 5 của cuốn vở có đoạn viết: “Quân Nam Hán đưa một đạo quân rất đông sang đánh nước ta. Lý Thường Kiệt dùng kế chôn cọc gỗ đầu bịt sắt nhọn dưới sông Bạch Đằng. Quân Nam Hán đến cửa sông vào lúc thủy triều lên che lấp các cọc nhọn. Lý Thường Kiệt cho thuyền nhẹ bơi ra khiêu chiến, vừa đánh vừa rút lui nhử cho giặc vào nơi quân ta mai phục.
Vừa lúc ấy, thủy triều xuống, quân mai phục hai bên bờ sông đổ ra đánh rất mạnh. Giặc hốt hoảng quay thuyền chạy thì bị va vào cọc, thuyền bị thủng đâm hàng loạt. Cuộc xâm lược của địch hoàn toàn thất bại. Mùa xuân năm 939, Lý Thường Kiệt lên ngôi vua”.
Sai sót tại trang 5 của cuốn vở.
Sai sót tại trang 5 của cuốn vở.
Thực tế, người chỉ huy quân đánh thắng quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng năm 938 không phải Lý Thường Kiệt mà là Ngô Quyền.
Ngày 11/3, trao đổi với báo chí, ông Nguyễn Kim Sơn – Giám đốc NXB Hà Nội xác nhận: “Việc báo chí phản ánh về sai sót của vở “Luyện từ và câu lớp 3 - Tập 2” là hoàn toàn chính xác”.
“Đây là lỗi của NXB Hà Nội và đơn vị liên kết”, ông Sơn khẳng định.
Cũng theo ông Sơn thì cuốn vở này do NXB Hà Nội liên kết với Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển Giáo dục Hà Nội xuất bản và phát hành.
Lý giải về “sự cố” kiến thức lịch sử trong vở luyện chữ bị sai, ông Phạm Quốc Tuấn - biên tập viên (BTV) chính của NXB Hà Nội, người trực tiếp kiểm duyệt lại nội dung của cuốn vở cho biết:
Sau khi nhận được phản ánh, NXB Hà Nội đã tiến hành xem xét ngay để tìm hiểu vì sao lại có sự nhầm lẫn như vậy. Trước hết phải khẳng định, các thông tin mà phương tiện thông tin đại chúng đưa là hoàn toàn chính xác. Chúng tôi rất cảm ơn về sự đóng góp đó vì nó sẽ giúp NXB chỉnh sửa sai sót và rút kinh nghiệm…
“Bộ sách này dành cho học sinh tiểu học từ lớp 2 đến lớp 5. Mỗi đầu sách là 2 tập được phân kỳ theo thời gian cũng như dung lượng công việc. Do thời gian làm gấp mà khối lượng công việc lại nhiều nên khi đọc bản thảo, BTV chỉ chú trọng nhiều về từ ngữ, ngữ pháp, chính tả… vì cuốn này có tính chất là vở luyện từ và câu. Về mặt kiến thức cụ thể, BTV chỉ đọc lướt qua. Chính vì thế đã xảy ra sai sót này” - ông Phạm Quốc Tuấn lý giải. Sau buổi làm việc với đối tác liên kết chiều 11/3, ông Phạm Quốc Tuấn cho biết thêm: “Nhóm tác giả biên soạn cuốn vở cũng thừa nhận mình đã có sự nhầm lẫn nên dẫn đến sự sai sót”.
Để giải quyết vấn đề này, lãnh đạo NXB Hà Nội cho biết, toàn bộ “Vở Luyện từ và câu lớp 3” có sai sót kiến thức lịch sử như đã nói trên đã phát hành sẽ được thu hồi, số vở tồn kho sẽ bị ngừng cung cấp ra thị trường. Những quyển vở sai đã được phụ huynh mua về có thể mang đến Công ty CP Đầu tư và Phát triển giáo dục Hà Nội (phố Giảng Võ, Ba Đình, Hà Nội) để đổi lại.
Hiện tại, NXB Hà Nội đang làm việc cụ thể với đối tác liên kết để làm rõ trách nhiệm về sự việc này.
Tổng hợp từ DT/DV

Tổng số lượt xem trang