Thứ Hai, 11 tháng 3, 2013

“Cay mắt”

-Chỉ “cay mắt” thôi thì chưa đủ
Chỉ “cay mắt” thôi thì chưa đủ
Một sinh viên Trường Đại học Luật TPHCM đã tình cờ chụp bức hình và đưa lên mạng với những lời bình luận rất xúc động: “Tôi chợt nhìn thấy một bác bảo vệ già tóc đã bạc... Lấy trong túi ra một ít cơm một ít rau muống luộc và ít nước mắm, bữa cơm đạm bạc của bác bảo vệ khiến tôi khựng người lại…
Giá như bức tường to cả mét kia không tồn tại thì bác cũng ngồi ghế cao như những nhân viên công sở hay du khách nước ngoài, cũng ăn những món ăn “ít đạm nhiều dollar” kia. (Giá như) ngay lúc đó tôi có đủ tiền để mời bác một ly café, để bác được ngồi song song như những người kia và cảm nhận được “vị ngọt” trong ly cafe đắng.Trong hàng ngàn lượt like, hàng trăm chia sẻ, có thể thấy điển hình là 2 chữ “cay mắt”.

Cũng ngày hôm qua, báo chí đăng tải hình ảnh những đứa trẻ ở Ba Tơ - Quảng Ngãi, với nước ngập ngang bụng, sách vở đội trên đầu, lội qua quãng sông rộng đến 300m để đến trường. Nguyên nhân ư? Bởi chúng không có 2 ngàn đồng trả “phí cầu tre”. Bởi “kinh phí xây cầu quá lớn, lên đến hàng chục tỉ đồng nên chưa thực hiện được”.

 
Lội sông đi học vì cầu tre thu phí (VnEx 10-3-13)

Mùa mưa thì đu dây, còn vào mùa nắng, hàng trăm học sinh ở xã Sơn Ba, huyện miền núi Sơn Hà (Quảng Ngãi), phải lội sông sâu đến trường tìm "chữ" vì không có tiền trả phí qua cầu tre.



Vào mùa nắng những chiếc bè phao ngưng hoạt động, người dân tự làm cầu tre bắc ngang qua sông Re lập trạm thu phí từ 2000 đến 5000 đồng (kèm theo xe đạp, xe máy) hai lượt qua lại. Hôm nào có tiền nộp phí qua cầu thì học sinh ở các thôn: Làng Bung, Mò O, Làng Gìa, Làng Chai vượt sông Re qua Làng Tranh đến trường đi trên chiếc cầu tre này. Còn những ngày không có tiền nộp phí qua cầu thì học sinh Tiểu học, THCS Sơn Ba đành lội sông sâu đến trường.
Mùa nắng, những chiếc bè phao ngưng hoạt động, người dân thôn Bung, Mò O, làng Già, làng Chai tự làm cầu tre bắc ngang qua sông Re để thu phí 2.000 - 5.000 đồng (kèm theo xe đạp, xe máy) hai lượt qua lại. Hôm nào có tiền thì học sinh đi cầu tre đến trường, khi hết tiền thì đành lội sông.
Học sinh trường THCS Sơn Ba vượt qua quãng sông sâu từ Làng Bung qua Làng Tranh đến lớp.
Học sinh THCS Sơn Ba vượt qua quãng sông sâu từ làng Bung qua làng Tranh đến lớp.
Đội áo lạnh, sách vở trên đầu trên đường vượt sông.
Đội áo lạnh, sách vở trên đầu, dò dẫm vượt sông.
Nam sinh ôm chặt sách vở và quần dài vượt sông.
Nước thường ngập đến bụng nên các bạn nam sinh thường cởi quần dài khi vượt sông.
Sách vở rơi xuống sông ướt nhèm, lấm lem bùn đất là chuyện thường.
Sách vở rơi xuống sông ướt nhèm, lấm lem bùn đất là chuyện thường. Ông Đặng Ngọc Dũng, Chủ tịch UBND huyện Sơn Hà xót xa, do địa hình cách trở nên nhiều năm qua đường đến trường của hàng trăm học sinh ở xã Sơn Ba còn quá gian nan vất vả. Mùa mưa thì "đu dây" kéo bè đến trường, mùa nắng thì tìm địa điểm nào cạn nhất để vượt sông (do gia đình nghèo nên không thể trang trải tiền nộp phí) qua những chiếc cầu tre do người dân tự làm.
Không chỉ vượt quãng sông Re hơn 300 mét, học sinh trường Tiểu học, THCS Sơn Ba còn vượt qua nhiều con suối rộng để đến trường học tập. Thầy giáo Đặng Ngọc Việt, Phó Hiệu trưởng trường THCS Sơn Ba cho biết, mùa mưa học sinh
Không chỉ vượt quãng sông Re rộng hơn 300 m, học sinh Tiểu học, THCS Sơn Ba còn vượt qua nhiều con suối rộng để đến trường. Thầy Đặng Ngọc Việt, Hiệu phó THCS Sơn Ba cho biết, nhiều lần trường kiến nghị với chính quyền địa phương can thiệp nhưng lãnh đạo xã bảo người dân tự làm cầu tre bắc qua sông, họ có quyền thu phí.
Nữ sinh vượt sông đến trường học tập với chiếc quần áo ướt sũng. Cô giáo Lưu Nguyễn Thúy Ly, giáo viên trường Tiểu học Sơn Ba bộc bạch, thương học trò nghèo, có hôm các giáo viên trích tiền lương hỗ trợ các em tiền phí qua cầu thế nhưng chỉ vài hôm sau hết tiền là các em đành lội sông Re đến trường vừa học vừa run vì lạnh khó thể cầm được nước mắt.
Nhiều em ngồi học mà quần sũng nước. Cô Lưu Nguyễn Thúy Ly, giáo viên Tiểu học Sơn Ba bộc bạch, thương học trò nghèo, có hôm các giáo viên trích tiền lương hỗ trợ các em tiền phí qua cầu nhưng chỉ vài hôm sau hết tiền là các em lại phải lội sông Re để rồi vừa học vừa run.
Những hôm trời mưa lớn, mực nước trên các sông, suối dâng cao các lớp học nơi đây học sinh vắng hơn 1/3. Trường Tiểu học, THCS Sơn Ba phải bố trí các giáo viên dạy học bù cho học sinh vào những ngày sau đó.
Những hôm trời mưa lớn, mực nước trên các sông suối dâng cao khiến học sinh không thể đến trường, có lớp vắng hơn 1/3 sĩ số. Tiểu học THCS Sơn Ba phải bố trí các giáo viên dạy học bù cho học sinh vào những ngày sau đó. Trước thực trạng này, huyện Sơn Hà đã nhiều lần kiến nghị tỉnh Quảng Ngãi xem xét hỗ trợ đầu tư chiếc cầu kiên cố bắc ngang qua sông Re nhưng do kinh phí quá lớn lên đến hàng chục tỷ đồng nên chưa thực hiện được. Mới đây Quảng Ngãi đã đồng ý chủ trương xây cầu qua sông Re ở xã Sơn Ba nhưng hiện vẫn chờ Ban Thường vụ Tỉnh ủy thông qua.
*******
-Trung tâm y tế của ĐH Bách khoa Hà Nội bị biến thành... nhà nghỉ
-Vụ “dồn toa” biến Trung tâm y tế Bách khoa thành nhà nghỉ là trường hợp điển hình của “quy trình” biến hóa tài sản công của Đại học Bách khoa Hà Nội.
Trạm xá biến thành nhà nghỉ
Ngày 24.2.1993, Cty trách nhiệm hữu hạn (TNHH) Bách Khoa (Poly Co.LTD - trụ sở C10 Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội) được cấp giấy Chứng nhận đăng ký kinh doanh.
Năm 2004, để phục vụ cho việc mở rộng hoạt động kinh doanh của Cty này sang lĩnh vực... “nhà nghỉ” (lĩnh vực kinh doanh này được Cty TNHH Bách Khoa đăng ký bổ sung vào lần thay đổi thứ 6 ngày 29.12.1997), Ban giám hiệu Trường ĐH Bách Khoa lúc đó đã thực hiện một vụ “dồn toa lịch sử” là bắt Trạm xá Bách Khoa (nay gọi là Trung tâm y tế Bách Khoa) nhường toàn bộ sở sở vật chất khang trang được xây dựng bằng tiền ngân sách nhà nước (ở số 1 ngõ 17 phố Tạ Quang Bửu) cho Cty TNHH Bách Khoa làm cơ sở kinh doanh.
Cơ sở cũ của Trạm xá Bách Khoa được Cty TNHH Bách Khoa biến thành nhà khách phục vụ ăn nghỉ trong và ngoài nước.
Tiếp đó, Ban giám hiệu yêu cầu Đơn vị Đề tài lắp ráp điện tử (Đề tài) nhường trụ sở 2 tầng (trên bản đồ nội bộ của Bách khoa ký hiệu là B cạnh trạm điện B4, nay là số 5 Tạ Quang Bửu) được xây dựng bằng tiền tự có của đơn vị Đề tài cho Trạm xá Bách Khoa.  
Bằng chứng cho vụ chuyển nhượng hy hữu này là “Văn bản về việc di chuyển nhà 2 tầng khu vực B4” ngày 7.12.2004 với sự tham của đầy đủ ban bệ nhà trường, Phó Hiệu trưởng lúc đó là PGS. Lê Cộng Hoà ký tên đóng dấu thay mặt cho Ban giám hiệu.
Theo văn bản này, Ban giám hiệu ĐH Bách Khoa công nhận: “Các công trình do Đề tài xây dựng bằng tiền tự có tại khu vực B4 đã được phép của nhà trường bao gồm các hạng mục: Khu nhà 1 tầng (ký hiệu A - nay là số 7 Tạ Quang Bửu) sau ký túc xá B3 và nhà 2 tầng (ký hiệu B) cạnh trạm điện B4, khu vực này có sân để xe ký hiệu là S1, S2 cộng hàng rào bao quanh; các công trình cải tạo lại tầng 2 nhà ăn B4 (ký hiệu C2) và 3 phòng tầng 1 nhà ăn B4 (ký hiệu C1); đường rải nhựa kiên cố (từ đầu nhà ăn 1-5 đến trạm điện B4 ngõ 15 Tạ Quang Bửu)”. Cũng theo văn bản thoả thuận này, đơn vị mới đến (tức trạm xá - PV) phải trả “chi phí thiết kế và xây dựng” đền bù cho đơn vị Đề tài một ngôi nhà 2 tầng ở vị trí khu nhà 1 tầng ký hiệu A.
Theo Báo cáo kinh tế kỹ thuật được lập ra ra năm 2005, khái toán tổng mức đầu tư cho việc xây dựng đền bù này là gần 800 triệu đồng. 
Xoá sổ đơn vị Đề tài - xóa dấu vết
Điều hiển nhiên là nếu Trạm xá Bách Khoa lấy trụ sở của đơn vị Đề tài phải đền bù, thì Cty TNHH Bách Khoa cũng phải trả tiền cho việc lấy cơ sở của trạm xá. Có như vậy trạm xá mới có kinh phí để thực hiện cam kết với Đề tài, vì điều hiển nhiên là Ban giám hiệu ĐH Bách khoa không thể dễ dàng lấy 800 triệu từ ngân sách nhà nước cấp cho trường hàng năm được. Thế nhưng việc “dồn toa” trong trả tiền này dường như không diễn ra... nên dự án đền bù đã không bao giờ được thực hiện.
Rõ ràng người hưởng lợi nhiều nhất trong vụ chuyển nhượng “xập xí xập ngầu” tài sản công này là Cty TNHH Bách Khoa. Và để nuốt chọn mối lợi này thì cách đơn giản nhất là trây ỳ, rồi tìm cách xoá xổ đơn vị Đề tài lắp ráp điện tử.
Bằng chứng sai phạm của ĐH Bách khoa biến trạm xá thành nhà nghỉ.


Cơ hội đã đến khi TS. Đỗ Hoàng Tiến - Chủ nhiệm Đề tài nhận quyết định nghỉ hưu vào tháng 2.2009. Liên tiếp trong tháng 9.2009, bà Phạm Thu Thuỷ - Phó Hiệu trưởng phụ trách quản trị cơ sở hạ tầng, đất đai của Trường ĐH Bách Khoa ra 02 văn bản gửi “các cá nhân đang sử dụng nhà B4” (cách bà Thuỷ gọi đơn vị Đề tài) phải chấm dứt hoạt động, dời đi với đe doạ “cắt điện toàn bộ khu vực”, “xây bịt các cổng ra vào”.
Lý giải cho hành động này, ông Nguyễn Trọng Giảng - Hiệu trưởng ĐH Bách khoa cho rằng, việc thu hồi cơ sở B4 là để đảm bảo quản lý tài sản của Nhà nước!?. Còn bà Phạm Thu Thuỷ khẳng định với PV: “Đề tài lắp ráp kết thúc từ năm 1990, không thể nào nói đề tài là cơ sở cho họ làm việc ở đấy”(?!).
Vậy động cơ gì bà Phạm Thu Thuỷ xổ toẹt về sự tồn tại và hoạt động của đơn vị Đề tài? Lý giải động cơ của bà Phạm Thu Thuỷ cũng rất đơn giản, theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của Cty TNHH Bách Khoa, bà Thuỷ là người đại diện cho Trường ĐH Bách Khoa bên cạnh thành viên tư nhân khác góp vốn cho Cty TNHH này!?.

- “Tổ chức, cá nhân sau đây không được quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại VN: a) Cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân VN sử dụng tài sản nhà nước để thành lập doanh nghiệp kinh doanh thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình; b) Cán bộ, công chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức”. (Khoản 2 Điều 13: Quyền thành lập, góp vốn, mua cổ phần và quản lý doanh nghiệp - Luật Doanh nghiệp năm 2005)
- Những việc cán bộ, công chức không được làm: “Sử dụng tài sản của Nhà nước và của nhân dân trái pháp luật” (khoản 2 Điều 18); “cán bộ, công chức còn không được làm những việc liên quan đến sản xuất, kinh doanh, công tác nhân sự quy định tại Luật phòng, chống tham nhũng, Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và những việc khác theo quy định của pháp luật và của cơ quan có thẩm quyền” (Điều 20 – Luật Cán bộ, công chức)
-  Các hành vi tham nhũng: “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn sử dụng trái phép tài sản của Nhà nước vì vụ lợi”. (Khoản 9 Điều 3 - Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2005)

P.V


..

Rõ ràng người hưởng lợi nhiều nhất trong vụ chuyển nhượng “xập xí xập ngầu” tài sản công này là Cty TNHH Bách Khoa.

-Phó Cục trưởng Cục Cảnh sát: “Các phóng viên đó có lẽ… thiểu năng gì đó”
11/03/2013 8:27:59 CH

Đó là lời phát biểu của ông Đinh Mạnh Toàn, Phó Cục trưởng Cục Cảnh sát Quản lý hành chính về Trật tự xã hội (Bộ Công an) tại Hội nghị bàn về các nội dung của Dự thảo Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt tổ chức vào chiều nay (11.3) tại Bộ Giao thông Vận tải. 

Đặng Tiến

Tổng số lượt xem trang