Thứ Bảy, 16 tháng 3, 2013

Choáng với dự án chi 48 tỉ để tháo... 17km dải phân cách

Hơn 600 người thiệt mạng vì tai nạn lao động trong năm 2012

Năm 2012 có 606 người chết vì tai nạn lao động, tăng gần 10% so với năm 2011. Năm ngoái cũng ghi nhận gần 6.800 vụ TNLĐ, thiệt hại về tài sản là 11 tỷ đồng và chi phí bồi thường lên tới 82,6 tỷ đồng. Nhưng đây là con số thống kê chưa đầy đủ, Thứ trưởng Bùi Hồng Lĩnh cho biết, ước tính con số thực tế lên tới 40.000 vụ mỗi năm.
Đánh giá về an toàn lao động ở Việt Nam tại hội thảo khu vực “Tăng cường hệ thống an toàn vệ sinh lao động trong các ngành có nguy cơ cao” tổ chức tại Hà Nội trong hai ngày 14, 15/3, Thứ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Bùi Hồng Lĩnh cho biết, Việt Nam đang đứng sau nhiều nước trên thế giới, bao gồm phần lớn các nước trong khu vực.

Theo Bộ LĐTBXH, năm 2012 có 606 người chết vì tai nạn lao động (TNLĐ), tăng gần 10% so với năm 2011. Năm ngoái cũng ghi nhận gần 6.800 vụ TNLĐ, thiệt hại về tài sản là 11 tỷ đồng và chi phí bồi thường lên tới 82,6 tỷ đồng. Nhưng đây là con số thống kê chưa đầy đủ, Thứ trưởng Bùi Hồng Lĩnh cho biết, ước tính con số thực tế lên tới 40.000 vụ mỗi năm.

An toàn lao động không thể xem là chuyện nhỏ khi mà ở Việt Nam tình trạng khai báo khi TNLĐ xảy ra vẫn chưa được xem là văn hóa cần có của chủ sử dụng lao động. Phần lớn bị bưng bít, che giấu nên mới có tình trạng con số thực tế vênh rất lớn so với số liệu cơ quan quản lý về lĩnh vực an toàn lao động nắm được

**********
Choáng với dự án chi 48 tỉ để tháo... 17km dải phân cách

Sở GTVT tỉnh Hải Dương vừa công bố đã dành trên 48 tỷ đồng để tháo dỡ dải phân cách giữa làn xe cơ giới và làn xe thô sơ trên tuyến QL5, từ Km 43+900 đến Km60+100 (thuộc địa bàn TP Hải Dương). Chủ đầu tư dự án là Ban quản lý các dự án giao thông Hải Dương (Sở GTVT tỉnh Hải Dương) và đơn vị tư vấn là Công ty cổ phần Thiên Khai (Hà Nội). Thời gian thi công dự kiến thực hiện từ nay đến cuối tháng 6/2013.


Dự án đốt tiền kỳ lạ!
Tuyến đường được tháo dỡ dải phân cách có địa hình hai bên là khu công nghiệp và khu dân cư với quy mô mặt đường 6 làn xe (4 làn xe cơ giới và 2 làn xe thô sơ). Trên tuyến có hệ thống đường gom phục vụ dân sinh và các khu công nghiệp đã được đầu tư tương đối hoàn chỉnh. Một số vị trí làn xe thô sơ được mở rộng, người dân và công nhân trong các khu công nghiệp cũng như khu dân cư thường xuyên đi lại ngược chiều trên làn này khiến mặt quốc lộ 5 trở nên chật hẹp bởi sự gia tăng đột biến của người cũng như phương tiện. Sở GTVT Hải Dương cho rằng, việc tồn tại phân làn bằng tôn lượn sóng với hộ lan di động giữa làn xe cơ giới và làn xe thô sơ tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn cho người và phương tiện khi tham gia giao thông trên đoạn tuyến này. Theo thiết kế, tuyến đường sẽ giữ nguyên quy mô đường hiện tại, chỉ tiến hành tháo dỡ và vuốt nối cho êm thuận giữa làn xe cơ giới và làn xe thô sơ; tháo dỡ toàn bộ biển báo nằm giữa phân làn xe cơ giới và làn xe thô sơ. Tại những vị trí trạm xe bus, ở hai đầu trạm giữ nguyên hộ lan di động với chiều dài 20m; tiến hành trồng mới bổ sung tôn lượn sóng tại một số vị trí (đầu cầu, các vị trí ao, hồ, nền đắp cao, đầu cống…).
Việc tháo dỡ dải phân cách giữa làn xe cơ giới và thô sơ trên quốc lộ 5 là cần thiết, nếu không nói đến bây giờ mới tháo là quá muộn. Tuyến đường này mật độ phương tiện lưu thông lớn, việc đặt dải phân cách ngăn làn xe cơ giới và thô sơ ban đầu được nói “để đảm bảo an toàn” nhưng hiện đang tác dụng ngược do hai làn xe cơ giới quá hẹp. Tại nhiều đoạn trên tuyến hiện cũng đã được tháo dỡ, đảm bảo mỗi chiều lưu thông thông thoáng hơn với 3 làn xe. Từ thực tế tai nạn giao thông trên tuyến, UBND tỉnh Hải Dương đã có Văn bản số 1093/UBND-VP đề nghị Tổng cục Đường bộ Việt Nam xem xét tổ chức lại giao thông trên tuyến QL5. Văn bản của UBND tỉnh Hải Dương cho rằng, hiện các đoạn có dải phân cách giữa làn xe cơ giới và làn xe thô sơ thường gây ra tai nạn nhiều hơn, nguyên nhân là do khi các phương tiện vận tải lớn, xe container chạy tạo luồng không khí hút xe môtô gây va chạm vào dải phân cách dẫn đến TNGT, do vậy nên dỡ bỏ hệ thống dải phân cách tôn lượn sóng này để bảo đảm ATGT. Cùng chung quan điểm, tại văn bản đề nghị Bộ GTVT tháo dỡ toàn bộ dải phân cách trên tuyến QL5, Tổng cục Đường bộ Việt Nam cũng cho rằng phải thay bằng vạch sơn vàng trên toàn tuyến, đồng thời, thảm vuốt phần chênh cao giữa mặt đường phần làn xe ôtô và xe thô sơ.
48 tỉ đồng là số tiền lớn đối với địa phương. Với số tiền đó đã có thể xây dựng hàng chục kilomet đường giao thông nông thôn, còn với đường đô thị cũng làm được nhiều việc có ý nghĩa, tu bổ, sửa sang được rất nhiều công trình. 48 tỉ cũng bằng khoảng 10-20% nguồn thu ngân sách ở tỉnh nghèo, xây được hơn 1.000 nhà tình nghĩa, một con số rất đáng suy ngẫm, nhất là trong điều kiện kinh tế khó khăn như hiện nay. Thế nhưng, số tiền lớn ấy lại chỉ đủ để làm cái việc ngỡ không có gì tốn kém: tháo dải phân cách, nói nôm na là nhổ mấy cái cọc ở đường bộ.
Cần làm rõ nguồn tiền 48 tỉ tháo dỡ 17km dải phân cách tôn lượn sóng trên quốc lộ 5.

Nhổ một cọc nhỏ gọn bằng hai tháng lương công nhân
Theo quan sát của chúng tôi, đoạn đường này thiết kế mỗi chiều hai làn xe cơ giới, một làn thô sơ. Dải phân cách được ngăn giữa làn xe thô sơ và cơ giới, gồm hai loại: dải phân cách cứng (dùng tôn lượn sóng, có cọc cắm vào nền đường) và phân cách mềm (không có cọc cắm, chỉ là bê tông đặt ở giữa). Với chưa đầy 17km, việc tháo dỡ dải phân cách là việc làm không có gì khó khăn. Đối với dải phân cách mềm, do không có cọc cắm nên chỉ cần bê đi chỗ khác là xong, việc này thanh niên tình nguyện hay bất kỳ nhân công nào đều làm quá đơn giản. Quan sát của chúng tôi, trước đây nhiều đoạn dải phân cách mềm đã được công nhân dùng tay không bê ra khỏi làn đường một cách dễ dàng. Còn dải phân cách cứng có tôn lượn sóng, tuy mất công hơn một chút nhưng cũng không khó khăn gì để nhổ cọc cắm vốn chôn gọn và nông. Tất cả những việc này, các công ty phá dỡ công trình đều dễ dàng làm được với chi phí phù hợp, thời gian nhanh chóng. Tính ra, để tháo dỡ mỗi mét dải phân cách mất tới gần 3 triệu đồng. Giả sử cứ hai mét có một cọc cắm thì chỉ cần nhổ một cọc là có 6 triệu đồng - một hành động rất đơn giản và một người trong một buổi có thể dễ dàng nhổ được rất nhiều cọc như vậy nhưng tiêu tốn số tiền tương đương 2 tháng lương công nhân.
Lâu nay, chúng ta nói nhiều đến việc lãng phí trong xây dựng công trình. Theo các chuyên gia cầu đường, suất đầu tư cho các dự án đường cao tốc ở Việt Nam bình quân cao hơn 1,5-2 lần so với các nước lân cận như Trung Quốc, Indonesia, Malaysia, Thái Lan, thậm chí cao hơn cả Mỹ. Nhưng dù sao, lãng phí trong xây dựng công trình còn có cơ sở do phải chi nhiều khoản, nhiều cửa, còn lãng phí trong nhổ mấy cái cọc đơn giản như vậy là điều khó thể chấp nhận. Đề nghị UBND tỉnh Hải Dương chỉ đạo Sở GTVT Hải Dương làm rõ sự việc. Cần tổ chức đấu thầu đơn vị phá dỡ công trình, việc này rất đơn giản chứ không thể chỉ định rồi giao khoản kinh phí lớn như vậy.

Nhiều công ty sẵn sàng nhận việc với giá rẻ, cam kết dành nhiều tỉ trong tổng số 48 tỉ để ủng hộ người nghèo
Để xác định rõ chi phí thực tế việc nhổ cọc dải phân cách, chúng tôi đã trao đổi với một số công ty chuyên phá dỡ các công trình giao thông, dân dụng. Khi được hỏi về việc nếu được chọn phá dỡ 17km dải phân cách trên QL5, đại diện một công ty cho biết, việc tháo dỡ dải phân cách rất đơn giản, chỉ cần khoan cắt thông thường, không cần công nghệ cao siêu. Nói về con số 48 tỉ, người này ngạc nhiên và bảo “không lẽ có chuyện ngon ăn như vậy” và cho biết sẵn sàng nhận phá dỡ với mức giá thấp hơn rất nhiều, số tiền còn lại sẽ ủng hộ người nghèo, người có công!



- “Cải cách “xương xẩu” nhất vẫn còn” (TBKTSG).
- Western Bank thông qua nguyên tắc hợp nhất với PVFC (VnEco). - Western Bank tạm ứng cổ tức vượt 47 tỷ đồng(VNE).
- Thiếu niềm tin và sự minh bạch, giá vàng còn loạn nhịp (SM). - Giá vàng tăng hai tuần liên tiếp (VnEco).
- Vùng trũng trái phiếu (DĐDN). - Trái phiếu rác và bài học của năm 2007 (CafeF).
- Xuất khẩu Việt Nam: Vẫn chưa bền vững? (PT).
- Kiện nhau vì… tên chính chủ (ĐT).
- Chính phủ cam kết sẽ phục hồi thị trường BĐS nhưng mới chỉ có vài chi tiết được tiết lộ (TTVN/CafeF). - Xé nhỏ căn hộ: Tảng băng bất động sản sẽ tan chảy? (ĐĐK). - Những ngôi nhà “hoang” ở Văn Quán (TN). - Mua đất được khuyến mại gạch xây nhà (VNE).
- Nhập khẩu thép giá rẻ khiến thị trường dư thừa (VOV). - Đối phó hàng giả (NLĐ). – Bảo vệ người tiêu dùng: Luật chưa thực sự vào cuộc sống (HQ).
- ACB bị buộc bàn giao mặt bằng hội sở chính (Sống mới).
- Chỉ đạo kiện Công ty Giày Thượng Thăng ra tòa (NLĐ).
- Mỹ tăng thuế cá tra Việt Nam (NLĐ). – Khó khăn “bủa vây” ngành cá tra – Bài 3: Gỡ khó cho ngành cá tra (Tin tức). - Phản đối cách tính của Mỹ về thuế cá tra (Tin tức). - Mỹ tăng thuế chống bán phá giá cá tra, ba sa Việt Nam (PLTP). - Doanh nghiệp sốc vì thuế chống bán phá giá cá tra (TBKTSG). - Tự lực vượt qua rào cản (HNM).
- Việt Nam có thể sẽ kiện DOC ra tòa án thương mại (TTXVN). - Điêu đứng vì con cá tra (Infonet).
--Doanh nghiệp xuất khẩu cá tra lợi nhuận quý IV/2012 giảm hơn 60% so với cùng kỳ
Kết quả này do khó khăn về nguồn vốn cho sản xuất, xuất khẩu, thị trường tiêu thụ trầm lắng, nguồn cung nguyên liệu không ổn định.

-Trung Quốc liệu có thoát bẫy thu nhập trung bình?
Xuất hiện rất nhiều dấu hiệu cho thấy Trung Quốc hiện nay có vẻ giống như những nước từng rơi vào bẫy thu nhập trung bình.

- Huy động 450 tỷ đồng trái phiếu Chính phủ (Tin tức).
- Nợ xấu của Việt Nam có thể kiểm soát nếu không vượt quá 20% GDP(CafeF).
- Nợ Vinashin biến thành nợ Chính phủ (DV). - Chuyên gia: 4 bước giải quyết nợ xấu (TBKTSG).
- Vai trò và hướng đi của doanh nghiệp nhà nước: Bài 2: Đổi mới, tái cơ cấu – Yêu cầu tất yếu (QĐND).
- Tiền thừa, lãi suất chưa chịu giảm? (VEF). - Hàng chục ngàn tỉ đồng không người vay (NLĐ). - Doanh nghiệp khó tiếp cận vốn vay (SGGP). - Doanh nghiệp “lờ” vốn ngân hàng: Gánh nặng lãi suất vẫn quá cao (DV).
- Ts. Trần Du Lịch: Khó có thể giảm sâu lãi suất (CafeF). – Tiền thừa, lãi suất chưa chịu giảm? (VEF).
- Tốt nhất là không làm gì sai để phải sửa (SGTT). - Bất lực quản lý giá sữa (TP).


Tin mừng: sáng mở mắt thấy nợ xấu giảm? (TBKTSG SGTT 14-3-13) -- Bài Vũ Quang Việt
Bốn liều thuốc xử lý nợ xấu (infonet 15-3-13) -- Ý kiến Võ Trí Thành
Nền kinh tế trả lãi ngân hàng bao nhiêu tỷ USD? (TP 15-3-13)
-Xe chở dầu gặp nạn, người dân lao vào hôi của(Dân trí) - Chiếc xe bị lật nghiêng khiến hàng trăm thùng dầu nhờn loại 18L đổ ra đường. Người dân sau đó đã túm tụm, tranh nhau lấy dầu. Vụ việc xảy ra vào khoảng 14h ngày 15/3 trên Quốc lộ 1A đoạn thuộc Ngã ba Vũng Tàu (phường An Bình, TP Biên ...
Xe tải chở dầu lật, người dân xông ra hôi củaThanh Niên
Xe chở nhớt lật, dân tranh nhau hốtTuổi Trẻ
Xe chở dầu lật nhào, dân tranh nhau hôi củaTin tức 24h
-- Đồng Nai: Xe chở dầu gặp nạn, người dân lao vào hôi của (DT).- Nâng cấp đường sắt đạt tốc độ chạy tàu 90 km/giờ (TT).
- Vào nơi làm pháo hoa duy nhất ở Việt Nam (TP).
- Bãi rác khổng lồ Tây Bắc: Cẩn thận ruồi chui vào bụng! (KT).
- TP.HCM: Cháy rụi một kho xưởng SX keo công nghiệp (PNTP).
- Tìm ra thủ phạm vụ “mưa” lợn chết trên sông Thượng Hải (DT).
- Không nên phân biệt nhà nước hay cổ phần (SGTT). - Đại gia cùng đường, ôm tiền tỷ tự tử thoát nợ (VEF).
- “Đói” khách còn mập mờ khuyến mãi (VEF).
- Dầu ăn kêu cứu! (PLTP).
- Bán rong bảo hiểm xe máy (VNE).
- Du lịch hủy diệt cảnh quan – Kỳ 4: Ngành du lịch gánh chịu hậu quả (TN).
- Châu Âu giảm bớt kiểm soát tiết kiệm để đối phó với tỉ lệ thất nghiệp cao(VOA).
- Nhật muốn đàm phán Hiệp định thương mại xuyên Thái Bình Dương (RFI). –Nhật Bản muốn tham gia đàm phán thỏa thuận thương mại TPP (VOA).
Japan’s ‘Third Arrow’: Why Joining the TPP is a Game Changer
Peterson Institute
Prime Minister Shinzo Abe’s announcement on March 15 that Japan will seek membership in the Trans-Pacific Partnership (TPP) brings the negotiations a step closer to a large, 12-member trade agreement connecting countries that account for 38 percent of world GDP. To be sure, much work lies ahead before Japan fully participates: bilateral discussions with TPP

Japan Aims to Join Trans-Pacific Partnership Talks
from NYT Prime Minister Shinzo Abe portrayed the Trans-Pacific Partnership as Japan’s “last chance” to remain an economic power in Asia.
-
Hội thảo “ Tình hình kinh tế năm 2013”: Phải xem lại mô hình tăng trưởng (Sgtt)-

Tổng số lượt xem trang