Thứ Tư, 13 tháng 3, 2013

Chủ tịch Petrolimex: Giá xăng ở Việt Nam là minh bạch nhất

--Kiểm soát hoạt động thu gom vơ vét nông, thủy sảnVnEconomy -Rất nhiều thương lái Trung Quốc sang nước ta để thu gom gạo, tung ra nhiều chiêu, phổ biến là giả vờ mua, rồi hủy hợp đồng
Một vấn đề khá nóng đối với ngành nông nghiệp hiện nay là thương lái nước ngoài đổ xô vào nước ta để thu gom, tranh mua nông sản, thủy sản theo kiểu vơ vét, ép giá nông dân, phá hoại sản xuất.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang xây dựng dự thảo quy định xử phạt đối với vấn đề này nhằm nghiêm trị những thương lái trong nước hám lợi, tiếp tay trái phép cho thương lái nước ngoài thu gom thủy sản, nông sản nội địa.

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, trước đây thương lái Trung Quốc thường chỉ thu mua nông sản tại biên giới, các cửa khẩu, hiện nay họ lại vào sâu nội địa, không chỉ miền Bắc, miền Trung và mà cả ĐBSCL. Đáng lo là ngay cả sản phẩm không đạt chất lượng họ vẫn thu mua với giá cao hơn cả sản phẩm sạch, gây xáo trộn thị trường trong nước.

Không chỉ thương lái Trung Quốc, còn có cả Úc, Hàn Quốc, Đài Loan cũng sang thu gom thủy sản. Ở các cảng Quy Nhơn (Bình Định), Phan Thiết (Bình Thuận), mỗi ngày họ thu mua hàng tấn cá ngừ đại dương. Trong khi doanh nghiệp Việt Nam lại “đói” nguyên liệu phải nhập 60%-70% về để chế biến.

Do đó nhiều nhà máy chế biến thủy sản phải hoạt động cầm chừng, lao động thiếu việc làm, ảnh hưởng không nhỏ đến xuất khẩu thủy sản. Hơn thế thương nhân nước ngoài mua gom kiểu vơ vét các loại cá nên số đông ngư dân đánh bắt tận diệt thủy sản, dẫn đến nguồn sinh trưởng và sự phát triển thủy sản bị cạn kiệt.

Hiện nay rất nhiều thương lái Trung Quốc sang nước ta để thu gom gạo, tung ra nhiều chiêu, phổ biến là giả vờ mua, rồi hủy hợp đồng. Chủ một doanh nghiệp kinh doanh lương thực cho biết, họ đến tận kho yêu cầu từ 10.000 - 50.000 tấn theo hợp đồng giao trong vòng 3 tháng.

Thậm chí, họ còn thuê thương lái địa phương đi mua lúa gạo với giá cao để lũng đoạn thị trường. Đến khi các đơn vị cung ứng đã mua đầy kho thì họ “lặn” mất. Sau đó họ ra yêu sách phải giảm giá thật nhiều và chịu phí tổn thì họ sẽ trở lại bàn chuyện mua gạo.

Các chiêu phá hoại này khiến gạo Việt mang tiếng xấu là gạo sản xuất từ các giống lúa cũ, lạc hậu, năng suất thấp bán với giá cao. Nhiều trường hợp thương lái Trung Quốc còn mua gạo độn tạp nham với giá cao, sau đó xuất khẩu ra nước ngoài với nhãn mác gạo Việt, khiến thương hiệu gạo Việt bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Nhiều thương lái Việt Nam nếu muốn bán hàng cho họ, phải trộn gạo trắng thường với gạo thơm theo tỷ lệ 50:50 để họ đem về nước bán dưới mác gạo thơm, thương nhân Trung Quốc sẽ lợi 1/3 giá.

Các chuyên gia kinh tế đánh giá việc làm trên của thương nhân Trung Quốc không chỉ đơn thuần là lợi ích kinh tế của họ mà có thể còn nhằm hạ thấp uy tín, chất lượng gạo Việt Nam. Sâu xa hơn, việc này có thể phá nát nền sản xuất gạo chất lượng cao, gạo thơm của Việt Nam, đồng thời phá thị trường gạo Việt Nam tại Trung Quốc.

Theo quy định của WTO, Việt Nam có quyền cấm thương lái nước ngoài đăng ký kinh doanh và thu mua trực tiếp hàng hóa nông, thủy sản để xuất khẩu. Tuy nhiên, phần lớn thương lái Trung Quốc lách luật bằng cách mở các điểm thu mua xuất khẩu qua tiểu ngạch, tiến hành theo hợp đồng miệng nên rất khó kiểm soát về thuế và xử phạt.

Đã thế, rất nhiều thương lái nước ta còn giúp thương lái nước ngoài, không màng đến thiệt hại của người dân. Để ngăn chặn tình trạng thương lái nước ngoài thu gom, tranh mua nông sản (đặc biệt thủy sản) theo kiểu vơ vét, ép giá người dân, mới đây Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã soạn thảo dự thảo Nghị định quy định xử phạt hành chính trong hoạt động thủy sản, đang chờ lấy ý kiến từ nhiều nguồn trong nhân dân.

Trong đó, điểm nổi bật của dự thảo này là quy định sẽ phạt tiền từ 30-50 triệu đồng đối với hành vi cá nhân trong nước liên kết, hợp tác trái phép với tổ chức, cá nhân nước ngoài để thu gom thủy sản tại Việt Nam, còn nếu tổ chức vi phạm thì phạt tới 100 triệu đồng. Mức phạt cao nhất nêu trong dự thảo lên tới 200 triệu đồng.

Quy định còn cho phép tịch thu tang vật vi phạm như tàu thuyền, xe vận chuyển, thu gom thủy sản... và tước quyền sử dụng giấy phép kinh doanh của cá nhân, tổ chức vi phạm khi “bắt tay” với thương lái nước ngoài tranh mua, vơ vét thủy sản.

Trong dự thảo nghị định mới cũng đưa ra quy định xử phạt vi phạm hành chính đối với các trường hợp liên kết đánh bắt, nuôi trồng thủy sản trái phép và các vi phạm của tàu cá nước ngoài hoạt động trong vùng biển Việt Nam.

Theo đó, sẽ phạt tiền từ 50-100 triệu đồng đối với trường hợp tàu cá nước ngoài hoạt động trái phép tại vùng biển Việt Nam hoặc tàu cá được phép hoạt động nhưng giấy phép đã hết hạn từ 30 ngày trở lên, hoạt động sai vùng cho phép. Đồng thời tịch thu tàu cá, trục xuất thuyền viên nước ngoài rời khỏi lãnh thổ Việt Nam.

Nông sản cũng là lĩnh vực đang bị thương lái nước ngoài thao túng, gây ra nhiều vụ xáo trộn thị trường nhưng hiện chưa có dự thảo nghị định xử phạt tương tự ngành thủy sản.

Ông Nguyễn Văn Hòa, Phó cục trưởng Cục Trồng trọt cho biết, trong thời gian tới, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng sẽ xây dựng dự thảo nghị định quy định xử phạt các vi phạm có liên quan tới việc thương lái trong nước hám lợi, tiếp tay trái phép cho thương lái nước ngoài thu gom nông sản nội địa tương tự như quy định về thủy sản.

(Nguồn: Thời báo Kinh tế Việt Nam)

Kiểm soát hoạt động thu gom nông, thủy sản của thương lái nước ngoài(Sgtt)-

Vinalines, Vinaconex bị loại khỏi chương trình cải cách doanh nghiệp Nhà nước
Ngoài ra, Vinacomin, VTC cũng không đủ điều kiện tham gia Chương trình “Cải cách doanh nghiệp nhà nước và hỗ trợ quản trị công ty” do ADB tài trợ.

Nợ công của Việt Nam chiếm 49,3% GDP
Bình quân mỗi người dân gánh số nợ công hơn 800 USD. -Phải công khai, minh bạch nợ công
Công khai, minh bạch các khoản nợ công để dân biết và giám sát, đó là ý kiến của nhiều bạn đọc sau khi đọc bài Mỗi người dân gánh 800,7 USD nợ công trênThanh Niên ngày 12.3.--Canada sẽ giúp Việt Nam cải cách hệ thống ngân hàng
Ngoại trưởng Canada John Baird ngày 12/3 cho biết nước này sẽ hỗ trợ Việt Nam trong việc hiện đại hóa và tăng cường sức mạnh của hệ thống ngân hàng.

NHNN đã chịu điều chỉnh NVP

Ngân hàng Nhà nước có thể mua bán vàng phi SJC
(NLĐO) – Từ hôm nay, 13-3, Thông tư số 06 của Ngân hàng (NH) Nhà nước về hướng dẫn hoạt động mua bán vàng miếng trên thị trường trong nước chính thức có hiệu lực. Sau thông tin này, giá vàng trong nước biến động tăng chậm hơn giá vàng thế giới ...
Giá vàng vượt mốc 44 triệu đồng/lượngĐài Tiếng Nói Việt Nam
Giá vàng giảm nhẹ trở lại trong phiên giao dịch 13/3Vietnam Plus
Vàng SJC trở lại tình trạng cao hơn giá thế giới tới 3-4 triệu đồng ...cand.com


WesternBank bất ngờ công bố đề án hợp nhất với PVF (Sgtt)-
Việt Nam trước nguy cơ thiếu điện trầm trọng Nguoi Viet Online
Một phúc trình của Tổng Công Ty Ðiện Lực Việt Nam, viết tắt là EVN cho thấy, sản lượng điện của tổng công ty này đang giảm mạnh.
Doanh nghiệp không biết vay vốn để làm gì(Sgtt)-
--Hơn 4 triệu lượt hộ nghèo được hưởng tín dụng chính sách(Sgtt)-



Vinalines, Vinaconex bị loại khỏi chương trình cải cách doanh nghiệp Nhà nước
Ngoài ra, Vinacomin, VTC cũng không đủ điều kiện tham gia Chương trình “Cải cách doanh nghiệp nhà nước và hỗ trợ quản trị công ty” do ADB tài trợ.


-- Chủ tịch Petrolimex: Giá xăng ở Việt Nam là minh bạch nhấtTheo Chủ tịch Petrolimex, giá xăng dầu ở Việt Nam không minh bạch là do bản thân giá dầu thế giới - cái mà chúng ta phụ thuộc 100% không minh bạch.
Ý kiến của ông Bùi Ngọc Bảo - Chủ tịch Hội đồng quản trị - Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) được đưa ra tại buổi họp báo thành lập Hiệp hội xăng dầu Việt Nam diễn ra sáng nay 13/3.

Theo VTC, trả lời câu hỏi về tính minh bạch của hoạt động xăng dầu Việt Nam hiện nay, ông Bảo cho biết, giá cả xăng dầu bán ở Việt Nam từ lâu vẫn thực hiện theo đúng các quy định, nghị định và quyết định của Chính phủ.

"Chúng tôi cho rằng, riêng lĩnh vực xăng dầu, giá cả là minh bạch nhất trong loại hàng hiện nay", ông Bảo khẳng định.

Còn việc trong nhiều năm qua, giá xăng dầu ở Việt Nam không minh bạch, ông Bảo cho rằng, là do bản thân giá dầu thế giới - cái mà chúng ta phụ thuộc 100% không minh bạch.

"Không có lý do gì ngày hôm sau giá xăng thế giới tăng lên một vài đô, rồi sau đó lại xuống ngay. Không có cung - cầu nào tác động nhanh thế. Nhưng do hội nhập nên chúng ta vẫn phải lên theo giá đó, mua theo giá đó và chấp nhận cuộc chơi quốc tế.

Giá thế giới cũng là cái mà từ trước đến nay chúng ta không thể đánh giá và phân tích được, chứ không phải như giá Việt Nam xác định được", ông Bảo phân tích.

Ngoài ra, theo ông Bảo, tính minh bạch của giá xăng dầu trong Nghị định 84 cũng đã được quy định rất rõ. Nhà nước quản lý thông qua yếu tố kinh doanh - là yếu tố rất chặt chẽ với các doanh nghiệp.

"Hiện các doanh nghiệp chỉ có 600 đồng, không đủ. Còn lại các yếu tố khác về giá phụ thuộc vào giá thế giới, sắc thuế, tỷ giá…", ông Bảo nói.

Cũng theo ông Bảo, tới đây Hiệp hội xăng dầu Việt Nam sẽ là cái cầu nối giữa cơ quan Chính phủ, người tiêu dùng, cơ quan thông tin và doanh nghiệp để làm tính minh bạch, công khai trong kinh doanh xăng dầu được minh bạch hơn.

"Chúng tôi cũng mong có nhiều thông tin hơn để doanh nghiệp nắm bắt được thời điểm, xu thế tốt nhất. Giá xăng dầu không ai tiên đoán được ngày mai như thế nào, nhập thời điểm nào là rẻ , nó chỉ là xu hướng trên cơ sở phân tích của chuyên gia", ông Bảo nhấn mạnh.

Cũng liên quan đến tính minh bạch của giá xăng, ông Phan Thế Ruệ, Chủ tịch Hiệp hội các nhà bán lẻ Việt Nam cho rằng, để làm giá xăng minh bạch hơn và thực hiện tốt các bước trong lộ trình đưa giá xăng theo cơ chế thị trường, hiệp hội tuy thành lập muộn nhưng không phải là quá muộn để thực hiện 3 trách nhiệm chính là làm cầu nối giữa doanh nghiệp xăng dầu với xã hội, bảo vệ các doanh nghiệp xăng dầu trong hiệp hội trên cơ sở pháp luật, đảm bảo an ninh năng lượng và lợi ích quốc gia.


Theo VTC

Trả giá quá đắt cho dự án bauxite bxvn
Không thể nói là rủi ro nữa mà là tính hiệu quả của dự án bauxite đã không còn. Chia đều cho bình quân đầu người thì mỗi người dân Việt Nam gánh 10 USD cho dự án Tân Rai, chưa kể số vốn đầu tư cho Nhân Cơ.
Tối 10-3, Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng trả lời trên VTV1 về dự án bauxite Tây Nguyên với hàng loạt thông tin chứng minh bước đi đúng hướng và những triển vọng, không như sự lo ngại của nhiều người. Tuy nhiên, chính cựu thành viên của Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản ViệtNam(Vinacomin) và chuyên gia kỳ cựu về điện phân nhôm cũng như khai thác bauxite đã có ý kiến phản biện.
Dự án bauxite Tân Rai. Ảnh: Cao Nguyên
Quá lạc quan
Nhìn nhận về khẳng định “thí điểm” tiêu tốn khoảng 1,5 tỉ USD cho dự án bauxite của ông Vũ Huy Hoàng, chưa kể tiền đầu tư đường, cảng…, TS Nguyễn Văn Ban, nguyên trưởng Ban Nhôm – Tổng Công ty Khoáng sản Việt Nam (Vimico, nay cũng thuộc Vinacomin),  cho biết từ năm 2009, ông đã cảnh báo Vinacomin về tính hiệu quả của hai dự án Tân Rai và Nhân Cơ.
Cụ thể, tổng dự toán ban đầu được Vinacomin đưa ra là 628 triệu USD nhưng khi bắt tay thực hiện đã điều chỉnh thì Chủ tịch Vinacomin Đoàn Văn Kiển báo cáo Trung ương là 740 triệu USD, còn theo Ban Quản lý dự án Tân Rai thì tỉ giá quy đổi là 800 triệu USD; còn mới đây, Bộ Công Thương nói là tăng thêm trên 30% so với dự toán ban đầu, như vậy là trên 900 triệu USD.
“Với con số này không thể nói là rủi ro nữa mà là tính hiệu quả đã không còn hay có thể nói là sự thất bại của dự án bauxite. Chia đều cho bình quân đầu người thì mỗi người dân Việt Nam gánh 10 USD cho dự án bauxite Tân Rai, chưa kể số vốn đầu tư cho Nhân Cơ” – ông Ban nói.
Về tuyên bố đưa Nhân Cơ vào vận hành vào năm 2014 của “tư lệnh” ngành công thương, ông Ban cho biết từ năm 2009, Liên hiệp Các hội khoa học kỹ thuật Việt Nam đã phản đối không thực hiện vì lúc đó Tân Rai đã khởi công, còn Nhân Cơ chưa khởi công nhưng Bộ Công Thương và Vinacomin vẫn quyết tâm làm là một sai lầm, chỉ “thí điểm” Tân Rai đã là quá đủ. Việc ông Vũ Huy Hoàng “đổ lỗi” do suy thoái kinh tế thế giới thì từ năm 2009, nhiều chuyên gia đã cảnh báo cuộc khủng hoảng về tài chính, kinh tế thế giới là một nguy cơ và có khả năng tác động lâu dài.
Mặt khác, theo ông Ban, trả lời mới đây của ông Nguyễn Mạnh Quân, Vụ trưởng Vụ Công nghiệp nặng (Bộ Công Thương), về giá bán alumin trên 260 USD/tấn, giá thành là 333 USD/tấn thì lỗ và cho rằng do giá nhôm thế giới giảm. “Việc đổ lỗi do giá nhôm thế giới giảm là không đầy đủ và chính xác vì giá thành alumin mà Vinacomin tính toán đưa ra từ năm 2009 vào khoảng 244 USD/tấn và giá bán 362 USD/tấn tại thời điểm đó là quá lạc quan. Đáng tiếc, những cảnh báo đã không được lắng nghe và đến nay phải trả giá” – ông Ban cho biết.
Tiếp tục phân tích về “thời điểm kinh tế khó khăn rồi sẽ qua”, ông Ban nói thời điểm này chưa nhìn thấy đâu, một dự án kinh tế phải có tỉ lệ phần trăm giành phần thắng cao chứ không phải thấy toàn rủi ro, mạo hiểm, nhất là dự án khổng lồ như bauxite.
Ngay sau khi có trả lời của ông Vũ Huy Hoàng trên VTV1, ngày 11-3, TS Nguyễn Thành Sơn, Giám đốc Ban Quản lý các dự án than đồng bằng sông Hồng thuộc Vinacomin, đã có thư ngỏ gửi vị “tư lệnh” ngành Công Thương.
Trong thư, ông Sơn nói thẳng: “Dự án bauxite – nhôm, Bộ Công Thương và Vinacomin đã mắc nhiều sai lầm. Có thể Vinacomin đã bổ sung vào nợ công của ViệtNamhơn 1,2 tỉ USD. Và nếu làm nốt Nhân Cơ thì nợ công sẽ tăng thêm gần 2 tỉ USD. Để trả nợ cho 2 dự án “thí điểm”, gần 140.000 lao động của Vinacomin sẽ phải làm việc cật lực 20 năm may ra mới xong. Dự án Tân Rai mới chạy được 30%-40% công suất thiết kế mà đã khẳng định sản xuất thử thành công sản phẩm alumin là dựa vào đâu?”. 
Đại diện Tập đoàn Than – Khoáng sản Việt Nam trình bày với đoàn công tác của Ủy ban Khoa học – Công nghệ – Môi trường của Quốc hội khi đoàn giám sát hai dự án bauxite vào năm 2010. Ảnh: THU SƯƠNG
Vòng luẩn quẩn               
Là chuyên gia sâu về điện phân nhôm, ông Ban bày tỏ sự nghi ngờ với viễn cảnh sản xuất nhôm mà Vinacomin vạch ra bởi nếu muốn điện phân nhôm là phải có nguồn điện lớn và giá điện phải rẻ vì chi phí về điện chiếm tỉ trọng lớn trong sản xuất nhôm. Trong bối cảnh ViệtNamhiện nay, để có điện giá rẻ là rất khó. Đi thẳng vào triển vọng sản xuất nhôm, ông Sơn nói Việt Nam mơ đến công nghiệp nhôm cũng giống như mơ về giá điện 600 đồng/KWh; hằng năm phải chi hơn 1 tỉ USD để nhập nửa triệu tấn nhôm nhưng nếu Vinacomin tự làm ra được nửa triệu tấn nhôm như loại đang phải nhập thì sẽ tốn hơn 2,5 tỉ USD/năm.
Trong tình thế khó khăn hiện nay, ông Ban chia sẻ với Bộ Công Thương cũng như Vinacomin là cần phải để Tân Rai chạy đủ 100% công suất để có đánh giá chính xác nhất, đồng thời làm rõ hơn các vấn đề phát sinh để đưa ra giải pháp phù hợp. Về quãng đường 260 km từ Tân Rai về Gò Dầu sẽ dẫn đến giá thành alumin khó cạnh tranh, ông Ban cho rằng chỉ còn cách đưa nhà máy về sát biển và dùng đường ống vận chuyển quặng tinh xuống sản xuất.
Còn về “tấm áo” hiệu quả kinh tế – xã hội của dự án bauxite, ông Sơn nói thẳng là “đang có đề nghị xin Chính phủ giảm tiền đền bù, giảm phí môi trường, giảm thuế xuất khẩu… thì không hiểu cái gọi là “hiệu quả tổng hợp về kinh tế – xã hội” là cái gì?”. Vì thế, ông Sơn cho rằng bộ trưởng Bộ Công Thương cần yêu cầu Vinacomin công khai chi phí làm ra 1 tấn alumin ở Tân Rai. Ông Ban nghi ngờ sự minh bạch giá thành của Nhà máy Alumin Tân Rai và tổng mức đầu tư, chi phí sản xuất có thể còn lớn hơn mức được công bố, thậm chí là lỗ nhiều hơn.
Dự báo tài nguyên chỉ có 10-11 tỉ tấn bauxite
PGS-TS Nguyễn Khắc Vinh, Chủ tịch Tổng hội Địa chất Việt Nam, cho biết trữ lượng tài nguyên được xác định sau khi tiến hành thăm dò như Guinea có khoảng 8 tỉ tấn bauxite, Úc đứng thứ hai với 7 tỉ tấn, còn Việt Nam theo các chuyên gia Mỹ, tối đa có khoảng 2,1 tỉ tấn. ViệtNamhiện mới dừng lại ở dự báo tài nguyên 10-11 tỉ tấn chứ không phải là trữ lượng. Việt Nam 5 năm tới chưa chắc tiến hành thăm dò xong trữ lượng bauxite mà cũng chẳng cần phải đưa ra con số hàng tỉ tấn, chỉ cần 200 triệu tấn là cũng khai thác mệt mỏi. Hiện bauxite cũng chỉ chủ yếu bán cho Trung Quốc với giá rẻ, còn nhu cầu thị trường khác rất nhỏ.
T. D.
Nguồn: http://nld.com.vn/20130311111755257p0c1002/tra-gia-qua-dat-cho-du-an-bauxite.htm

****************
Vụ bôxít: Thư ngỏ gửi Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng về bauxite (ĐV 12-3-13) -- Của TS Nguyễn Thành Sơn --  Bauxite không phải cứu cánh (NLĐ 12-31-3) P/v TS Nguyễn Khắc Vinh Vụ bôxít: Bauxite Tây Nguyên: Nhà quản lý nói khác nhà khoa học (PN Today 11-3-13) Trả giá quá đắt cho dự án bauxite (NLĐ 11-3-13)
Vụ SCIC mượn đầu heo nấu cháo: Ông Lê Đăng Doanh:SCIC cần có lời giải thích trước công luận (ĐV 12-3-13)
Cái bắt tay của ba ’ông lớn’, EVN muốn điện sẽ tăng (PN Today 12-3-13)
Thử sống với lương tối thiểu! (NLĐ 12-3-13)
“Dân công sở” thi nhau kiếm việc làm thêm (VnE 11-3-13)
Từ gà, heo, đến mèo: Nhập lậu hàng tấn “tiểu hổ” (NLĐ 12-3-13) -- Phải nhờ ông Nguyễn Thiện Nhân vào cuộc! (Liên hệ: Hàng nghìn con heo chết ở Thượng Hải: Thousands of Dead Pigs Found in River Flowing Into Shanghai (NYT 11-3-13) Coi chừng bọn Tàu sẽ đem quay mấy con heo này để xuất khẩu sang Việt Nam!)
Nói đi nói lại thì cũng ông Thăng: Bộ trưởng Bộ Giao thông: 'Không thể phạt dân đội mũ rởm được' (VnMedia 12-3-13) -- Mấy tháng trước ông lặn đi mất tiêu, bổng nhiên vài tuần nay ông "sổ chuồng", nổ trở lại! Có lẽ là do "lệnh trên" để đánh lạc huớng vụ Hiến pháp chăng?
Người cầm đầu "quyết liệt" ở đâu mà để hai bộ hạ cãi nhau thế này? Xe chính chủ: Hai Bộ tranh luận, dân càng rối (ĐV 12-3-13) -- Lord of the flies?
Việt Nam đang trong tay những người bị tâm thần? Tổng giám đốc nhận hối lộ vì rối loạn cảm xúc (VnEx 12-3-13) -- Bệnh tâm thần: Cứu cánh cho tội danh nhận hối lộ của Giám đốc điều hành Sông Tranh 2 (SM 12-3-13) Con số thống kê trong ngành ngân hàng tiếp tục nhảy múa sau đính chính của NHNN (SM 12-3-13) -- Có ai tin ông Bình và bộ hạ? (Bạn nào chưa đọc bài trước của Trần Ngân ("định hướng quyết liệt") thì nên đọc: Thống đốc Bình có mắc chứng hoang tưởng vĩ cuồng?)
Hạn chế thanh toán tiền mặt: Chưa thể muốn là được (TVN 12-3-13) -- Lại thêm một bài hay của Mạnh Quân (tác giả bài “Moi hết tim gan” để nói với Đinh Bộ Trưởng một lần!)
WesternBank và PVFC đề nghị hỗ trợ 37.000 tỷ đồng cho việc hợp nhất (KP Gafin 11-3-13)

Xem dinh cơ ông Nguyễn Trường Tô (KP 11-3-13) -- Trong lúc Sầm Đức Xương (bạn "dắt mối" cho ông) thì nằm trong tù.
Những chiêu cướp mới ở Hà Nội (VnEx 12-3-13)
Bệnh viện “làm tiền” từ áo vàng đến thang máy (LĐ 12-3-13)
- Năm 2013: Khó khăn vẫn tiếp diễn (DNSG). - Cân đối kinh tế vĩ mô vẫn là bài toán khó (DNSG). - Ernst & Young: Kinh tế VN tăng trưởng 7% từ 2014 (TP).
- Chốt phòng thủ cuối cùng của một số ngân hàng gặp rủi ro (VnEco). - Ngân hàng cổ phần được ‘trả lại’ hơn 15.000 tỷ vốn tự có(VNE). - “Sóng ngầm” thay đổi nhân sự cao cấp ngân hàng (VnEco). - Năm 2013 đặt ra nhiều thách thức cho các ngân hàng(NDHMoney). - Nhà đầu tư ngoại “nhảy” vào SCB (VnEco).
- Cần hơn “tỷ đô” cho thương vụ sáp nhập Western Bank – PVFC (DT).
- Quản lý thị trường vàng: nói được, làm có được? (TBKTSG). - Quản lý thị trường vàng: Canh hẹ đang sôi? (DĐDN). - NHNN quy chuẩn đóng gói vàng miếng (DNSG). - Thành lập Tổ giám sát gia công vàng miếng (TBNH). - Khi các quỹ đầu cơ bán ròng hơn 100 tấn vàng (VnEco).
- Vào chợ mỗi ngày TTCK 12-3-2013 (VF).
- Xử lý nợ xấu trong lĩnh vực bất động sản: Cần có “sự huỷ diệt tích cực” (ĐT). - Đối phó với sa lầy bất động sản (DĐDN). - Mở rộng điều kiện tăng giá điện (TBKTSG).
- Các thương hiệu Việt: “mất bò mới lo làm chuồng” (VF).
- Tàu hoang nghìn tấn chờ giải cứu (VNE).- Công thức hô biến nợ xấu: Xin – Cho (Sống mới).- Nguy cơ gia tăng nợ xấu (TN). - Chụp cắt lớp nợ xấu – Bài 1: Khả năng mất trắng hàng trăm nghìn tỷ (TP). - Nhật muốn giúp Việt Nam xử lý nợ xấu (Vietstock).
- Vì sao vốn chủ sở hữu của ngân hàng giảm mạnh? (Nguyễn Vạn Phú). - Ngân hàng “bốc hơi” hàng chục ngàn tỉ đồng (NLĐ). - Lãi suất giao dịch liên ngân hàng tăng ở hầu hết các kỳ hạn (VOV). - Chờ chế tài xử phạt (DĐDN).
- Có lối thoát cho vàng miếng phi SJC (LĐ). - Vàng phi SJC có cơ hội mua bán với Ngân hàng Nhà nước (VNE). - TCTD chỉ được cử 1 đại diện mua bán vàng miếng (TTXVN). - Đầu tư vào vàng ở Việt Nam … càng phức tạp (Alan Phan). - NHNN thành lập tổ giám sát gia công vàng miếng (TN). - Ngân hàng Nhà nước có thể xem xét mua, bán các loại vàng “phi” SJC (DT). - NHNN hướng dẫn giao dịch vàng miếng trên thị trường (PLTP). - Ngân hàng Nhà nước chuẩn bị các bước cuối để bình ổn giá vàng (VnEco).
- Tiền gửi tiết kiệm và… bất động sản! (Tin tức). - Cứu bất động sản từ… sổ đỏ! (NLĐ). - Happy Valley: Dự án căn hộ được nhiều người mong đợi (TN). - BĐS điêu đứng vì quá nhiều công ty không am hiểu lao vào kinh doanh (GDVN). - Những dự án nào được chuyển đổi, chia nhỏ căn hộ? (GDVN).
- Doanh nghiệp thiếu vốn, kẹt xây dựng (PLTP). - Không động lực đầu cơ, doanh nghiệp sẽ hiệu quả (ĐTCK).
- Trái phiếu bội thu (LĐ). - Hủy niêm yết chứng khoán – những điều cần lưu ý (PT). - Tăng tốc IPO, thị trường liệu có bội thực cổ phiếu? (VnEco). - Chơi chứng khoán như… bầu Thụy (GDVN).
- Tăng trưởng mạnh mẽ ngay từ đầu năm (PT).
- Doanh nghiệp thép chết lâm sàng (TP).
- Hàng may mặc: “xả” nhiều đợt vẫn không bán hết (SGTT).
- EVN lo thiếu điện tại miền Nam (TN).
- MGM rút khỏi dự án casino Hồ Tràm (BBC).
- Sữa dê Mỹ chế biến tại… TP.HCM (TT).
- Người dùng soạn thảo “tâm thư” gửi đến Mercedes Việt Nam (Sống mới).
- Campuchia vận động dân không nhập gia cầm từ Việt Nam (RFA).

- Bắt xe tải chở nửa tấn gà lậu tuồn về Hà Nội (TP).

-- Tài sản của các ngân hàng ‘bốc hơi’ trên 100 nghìn tỷ (VTC).
- Con đường sống của ngân hàng nhỏ (NCĐT).
- Kho bạc Nhà nước công bố kế hoạch huy động vốn (ĐTCK).
- Chênh lệch giá vàng – Câu chuyện chưa hồi kết (ĐĐK/DT).
- Vũ khí mới của CTCK (ĐTCK). - Việt Nam sẽ có hệ thống vay và cho vay chứng khoán (NCĐT). - Đầu tư hay đánh bạc? (PT).
- Trần Đăng Khoa: Bàn về “sáng kiến” áp thuế lãi tiết kiệm (VOV). - Dân chung cư khổ vì bị “treo” giấy chủ quyền (DT).- Bỏ tiền tỷ mua nhà, phấp phỏng lo chủ nhà… chết (VTC/DT).
- Lãi 280 tỷ nhờ gom 11 triệu HSG giữa lúc cựu TGĐ bị tố tham nhũng (CafeF).
- Ba ‘ông lớn’ liên minh để độc quyền? (TP).
- Quảng Ninh: Bắt tàu Trung Quốc buôn lậu 155 tấn dầu (DV).
- Lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột năm 2013: Nơi đua tài của các thương hiệu cà phê (DV). - Những bước đi của “cáo” (DĐDN).
- DN, người nuôi cá tra vẫn khó vay vốn ngân hàng (NNVN).
- Hóa giải thách thức cho con tôm (VEN). - Xuất khẩu tôm vào Mỹ: Đối mặt khó khăn (SGGP).
- Thị trường sữa: Chờ sự minh bạch (VTV).
- Lo ngại đường nhập lậu tràn vào thị trường nội (VnEco).
- Ồ ạt nhổ cây cà gai bán cho thương lái ẩn danh (DV/GDVN).
- “Dân công sở” thi nhau kiếm việc làm thêm (VnEco).
- Toan tính chiến lược thương mại của Trung Hoa (TVN).

- Sắp có lời giải cho 156.000 tỷ đồng nợ xấu (DT). - Nền kinh tế trả lãi ngân hàng 20 tỉ USD/năm (VOV).
- Mỗi người Việt đã gánh 800 USD nợ công (The Economist/VNE).
- Giải cứu doanh nghiệp, nên giảm thêm thuế (ĐTCK). - Doanh nghiệp bên vực phá sản có tên trong top… tăng trưởng nhanh nhất VN! (DT).
- Con đường sống của ngân hàng nhỏ (VnEco). - Độc quyền ngân hàng: Ngày càng tăng (NCĐT). - ‘Khó bỏ thói quen dùng tiền mặt của người Việt’ (VNE).
- Cần tiếp tục mua vào ngoại tệ (VOV).
- Huy động 5.900 tỷ đồng trái phiếu lãi suất dưới 9%/năm (VnEco). - “Siết” hoạt động bảo lãnh của các tổ chức tín dụng (TTXVN).
- Vàng: bất ổn và bất an! (TBKTSG). – Phỏng vấn ông Đinh Nho Bảng, Phó chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Kinh doanh vàng Việt Nam: Mua, bán vàng miếng chỉ là giải pháp quá độ (ĐT). - Không thể xa rời mục tiêu điều hành giá vàng (ĐBND). - Cơ hội nào cho vàng trang sức? (TBNH). - Giá vàng đi xuống (TP).
- Chứng khoán khởi sắc phiên đầu tuần (TN). - Khi “âm mưu” đang dần lộ ra (vietstock). - Vào chợ mỗi ngày TTCK 11-3-2013 (VF).
- Tâm lý chờ đợi bao trùm thị trường địa ốc (VNE).
- Toàn cảnh kinh tế Việt Nam 11-3-2013: nghi ngờ (VF).
- Con số thất nghiệp “ngoài dự đoán” (VnEco).
- Cuộc chiến smartphone: Nóng với sản phẩm “bom tấn” (ĐT).
- Bán thương hiệu: P/S được nhiều hơn mất (VnEco).
- Kinh tế Trung Quốc kém nhất từ năm 2009 (TBKTSG).

- Khái quát nền kinh tế Mỹ 2Khái quát nền kinh tế Mỹ 3 (US Embassy/ Gốc sân). --George Osborne's lack of ideas is starving the economy of the growth it needsTelegraph -The triple-dip is back on with Niesr says the economy has contracted.
Red Cross food aid reaches highest level since 1945
The Red Cross is distributing food aid across Europe at levels not seen since the end of the Second World War, the head of the organisation has said, showing how deeply the economic crisis and austerity measures are being felt by ordinary people.


- Trần Ngân: Thủ tướng Dũng và nền kinh tế thị trường “định hướng quyết liệt” (viet-studies). -

*********************

Đầt của dân: "Thu hồi đất giá rẻ, bán giá đắt: dân không chịu đâu" (TT 12-3-13) -- Nhưng đây là cách đại gia trở thàng... đại gia! Thu hồi đất rất dễ bị lợi dụng! (VnE 10-3-13)



Tái diễn hiện tượng mua bán “quyền xuất khẩu gạo”(Sgtt)-

- Cách thức đền bù đất còn mâu thuẫn (DV). – THU HỒI ĐẤT ĐỂ LÀM CÁC DỰ ÁN KINH TẾ – XÃ HỘI: Từng mét vuông cũng phải xin ý kiến Thủ tướng (PLTP). – Ngổn ngang khu công nghiệp: Nông dân “khát” đất(NNVN). – Biến đất công thành đất tư (TT). – Trở lại vụ bán nhà theo Nghị định 61/CP trái pháp luật ở quận Ba Đình: Sở Xây dựng “làm ngơ” trước chỉ đạo của UBND TP. Hà Nội (DT).

- Điều xuất khẩu thiếu nguyên liệu trầm trọng (PLTP).

- Thu giữ 700kg cá quả nhập lậu từ Trung Quốc (LĐ).
- Kinh tế Trung Quốc dựa vào đầu tư để tăng trưởng (VOV).
- Kiểm soát hoạt động thu gom vơ vét nông, thủy sản (VnEco). – Xuất khẩu thủy sản đầu năm tăng mạnh: Doanh nghiệp thủy sản thu lợi, người nuôi vẫn lỗ (DV). - Việt Nam là quốc gia hàng đầu về cà phê “đích thực” (DV). - Cà phê Việt Nam đi tìm một chỗ đứng trên thị trường quốc tế (RFI). - Cà phê có chứng nhận đạt hiệu quả kinh tế cao (Tin tức). - Thương hiệu cà phê Việt: Sao vẫn lực bất tòng tâm? (VOV).
***********

-Một số giải pháp phát triển cánh đồng mẫu lớn trong nông nghiệp
Đỗ Kim Chung
GS. TS. , Trường đại học Nông nghiệp Hà Nội

Mô hình "Cánh đồng mẫu lớn" lần đầu tiên xuất hiện ở Đồng bằng sông Cửu Long và được nhân rộng ở 12 tỉnh khu vực đồng bằng sông Cửu Long và tỉnh Tây Ninh từ vụ hè thu năm 2011 với diện tích 7803 ha và 6400 nông hộ tham gia . Tháng 1 -2012 , Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn đã triển khai xây dựng cánh đồng mẫu lớn trong sản xuất lúa cho một số tỉnh phía Bắc. Ngày 18-7-2012, Bộ Kế hoạch và đầu tư phối hợp với Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn và Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị "cánh đồng mẫu lớn" để đánh giá và nhân rộng mô hình trong phạm vi cả nước. Liên quan đến "cánh đồng mẫu lớn", có  hàng loạt các câu hỏi đặt ra cho các nhà chỉ đạo nông nghiệp, các doanh nghiệp và nông dân: cánh đồng mẫu lớn là gì? Tác dụng của cánh đồng mẫu lớn như thế nào? Điều kiện nào để xây dựng "cánh đồng mẫu lớn" ? Làm thế nào phát triển được "cánh đồng mẫu lớn" trong nông nghiệp? Đi tìm câu trả lời cho các vấn đề ở trên, bài viết này thảo luận một số vấn đề lý luận về cánh đồng mẫu lớn và đánh giá thực trạng và đề xuất một số giải pháp để phát triển cánh đồng mẫu lớn cho nông nghiệp Việt Nam.

1. Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về "cánh đồng mẫu lớn"
1.1 Khái niệm "cánh đồng mẫu lớn"


Cụm từ "cánh đồng mẫu lớn" lần đầu tiên xuất hiện tỉnh An Giang, là tên gọi của cánh đồng lúc được nông dân trồng một loại giống xác nhận. Nông dân được doanh nghiệp cung cấp giống, hướng dẫn kỹ thuật canh tác. Doanh nghiệp chịu trách nhiệm vận chuyển sản phẩm tới nhà máy, sấy khô và bao tiêu. Quy trình sản xuất này đã cho năng suất và lợi nhuận cao hơn so với canh tác trên cánh đồng nhỏ (Tăng Minh Lộc, 2012). Từ mô hình ở An Giang, “cánh đồng mẫu lớn” đã được nhân rộng ra ở hàng chục tỉnh thành trong cả nước, từ cây lúa, phong trào này đã được nhân rộng sang các cây trồng khác. Vậy cánh đồng mẫu lớn là gì? “cánh đồng mẫu lớn” là tên gọi của nông dân Nam Bộ, thể hiện rằng đó là một cánh đồng trồng một hay vài loại giống cây trồng với diện tích lớn, có cùng thời vụ và quy trình sản xuất, gắn sản xuất với đảm bảo cung ứng về số lượng và chất lượng sản phẩm theo yêu cầu của thị trường. Cánh đồng mẫu lớn có những đặc điểm cơ bản sau đây:


- Là cánh đồng trồng cây hàng năm như lúa , rau , màu. Đặc điểm này giúp phân biệt với các vườn cây cao su, cà phê hay chè.
- Diện tích trồng cây trồng đó trên cánh đồng phải “lớn”. “Mẫu lớn” là cụm từ nông dân Nam Bộ dùng để chỉ diện tích cánh đồng có thể từ vài ba chục đến hàng trăm hécta. Không có một quy định cụ thể về diện tích cho một cánh đồng mẫu lớn. Quy mô diện tích của cánh đồng khác nhau theo đặc điểm kinh tế tự nhiên và xã hội của mỗi địa phương, nhưng phải đủ lớn để sử dụng hợp lý và hiệu quả công trình thủy lợi, máy làm đất, máy xạ, hệ thống sấy phơi và cung cấp hàng hóa cho thị trường. Có một số người quan niệm rằng, "mẫu lớn" là làm " mẫu " trên quy mô "lớn" . Cách giải thích này thiên về quan điểm của những người chỉ đạo và nhân rộng mô hình hơn là từ phía nông dân.


- Cánh đồng có thể có một hay nhiều hộ canh tác. Đặc điểm này nói lên rằng , cánh đồng có thể do một chủ ( do kết quả của tích tụ và tập trung ruộng đất ) nhưng cũng có thể do nhiều hộ canh tác trên cánh đồng đó. Bình quân một hộ có từ 1-2 ha ở đồng bằng sông Cửu Long và 0,4 -0,5 ha ở đồng bằng sông Hồng. Vì thế , một cánh đồng mẫu lớn có thể là sự tập hợp từ 30 đến 50 hộ sản xuất lúa ở đồng bằng sông Cửu Long và hàng trăm hộ ở các tỉnh đồng bằng sông Hồng.


-Cánh đồng sản xuất cùng một (hoặc hai) loại giống cây trồng để phù hợp với nhu cầu thị trường, thường là giống xác nhận cấp 1 hoặc cấp 2. Đặc điểm này đòi hỏi , để có cánh đồng mẫu lớn thì cánh đồng đó phải là sản xuất ra sản phẩm hàng hóa có chất lượng tốt. Để có sản phẩm hàng hóa có chất lượng tốt phải đồng nhất về giống và chất lượng giống, tạo ra sự sinh trưởng đồng đều về thời vụ , tiện cho áp dụng một quy trình kỹ thuật tiên tiến trong các khâu làm đất , tưới nước , gieo xạ, bảo vệ thực vật, thu hoạch, phơi , sấy , chế biến và tiêu thụ.

-Có sự liên kết chặt chẽ giữa doanh nghiệp và nông dân. Doanh nghiệp nắm vững nhu cầu thị trường , đặt hàng cho nông dân, cung cấp đầu vào, hướng dẫn kỹ thuật, bao tiêu sản phẩm. Nông dân thực hiện các khâu theo quy trình hướng dẫn và bán sản phẩm cho doanh nghiệp.

1.2 Tính tất yếu


Việc xây dựng "cánh đồng mẫu lớn" là đòi hỏi tất yếu của phát triển nông nghiệp theo hướng hàng hóa. Trong thời kỳ kinh tế mệnh lệnh tập trung, Việt Nam đã có các cánh đồng quy mô lớn do hợp tác xã và nông trường quốc doanh quản lý. Điều đáng lưu ý là cánh đồng quy mô lớn trong thời kỳ đó phục vụ cho nền kinh tế bao cấp , tự cung tự cấp là chính và hiệu quả thấp. Trong thời kỳ chuyển đổi sang kinh tế thị trường, ruộng đất được giao cho các hộ nông dân. Ruộng đất trong nông nghiệp Việt Nam quá phân tán và manh mún. Cả nước hiện nay có 12,6 triệu hộ nông dân. Bình quân mỗi hộ có 2,2 lao động, canh tác trên 0,4-1,2 ha. Số hộ có diện tích dưới 0,5 ha chiếm tới 61,2%. Nhiều nơi ở đồng bằng sông Hồng và miền Trung chỉ dưới 0,3 ha/ hộ , cá biệt có xã quy mô đất sản xuất dưới 0,1 ha / hộ ( Đỗ Kim Chung, 2010). Để phát triển được nông nghiệp hàng hóa cần thiết phải có sản xuất nông nghiệp tập trung quy mô lớn. Vì vậy, việc xây dựng cánh đồng mẫu lớn là tất yếu. Xây dựng cánh đồng mẫu lớn là cụ thể hóa của chủ trương xây dựng vùng sản xuất nông nghiệp hàng  hóa tập trung gắn với chế biến và tiêu thụ sản phẩm thông qua hình thức hợp đồng với quy mô sản xuất lớn.

1.3 Vai trò của cánh đồng mẫu lớn


Về lý luận, cánh đồng mẫu lớn tuân theo nguyên lý “kinh tế của quy mô” ( Economize of scale) của sản xuất nông nghiệp. Cánh đồng mẫu lớn có vai trò quan trọng sau cho phát triển nông nghiệp theo hướng hàng hóa:
- Gắn sản xuất nông nghiệp với chế biến và tiêu thụ, gắn sản xuất với thị trường. Sản xuất trên quy mô thể hiện sự liên kết giữa người chế biến và tiêu thụ sản phẩm. Việc sản xuất nông nghiệp hàng hóa theo quy mô lớn để đáp ứng tốt hơn đòi hỏi của thị trường về nông phẩm.


- Do sản xuất trên quy mô lớn , nên tạo điều kiện ứng dụng được quy trình sản xuất tiên tiến để tăng năng suất lao động và chất lượng sản phẩm. Chỉ trên cơ sở quy mô lớn mới phát huy hiệu quả các công trình thủy lợi , cơ giới hóa khâu làm đất , gieo cấy, áp dụng công nghiệp sau thu hoạch và chế biến.
- Tạo điều kiện cho nông dân tiết kiệm được chi phí sản xuất và nâng cao hiệu quả sản xuất. Do ưu thế kinh tế của quy mô , sản xuất trên quy mô lớn , với sự ứng dụng của công nghệ tiên tiến, nông dân có cơ hội tiết kiệm được chi phí ( giống , nhiên liệu, chi phí làm đất thủy lợi, bảo vệ thực vật, gặt đập và phơi sấy), trên cơ sở đó , nâng cao năng suất và hiệu quả sản xuất.


-Giúp nông dân sản xuất nhỏ liên kết nhau lại , hình thành kinh tế hợp tác để nâng cao năng lực cạnh tranh của nông dân sản xuất nhỏ. Việc xây dựng cánh đồng mẫu lớn góp phần thúc đẩy liên kết của nông dân với nông dân , liên kết của nông dân với doanh nghiệp, tạo ra vùng sản xuất chuyên canh tập trung.

- Góp phần làm cho nông nghiệp phát triển theo hướng bền vững.

1.4 Điều kiện để phát triển cánh đồng mẫu lớn


Để phát triển được cánh đồng mẫu lớn, cần phải có các điều kiện sau đây:
- Phải có quy hoạch sản xuất nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới. Đây cũng là điều kiện cơ bản đảm bảo cho cánh đồng mẫu lớn thành công. Chỉ trên cơ sở chủ động về thủy lợi, tưới tiêu, ngăn lũ thì sản xuất lúa trên quy mô lớn được đảm bảo và ổn định.

- Phải có sự liên kết giữa nông dân với người thu mua lúa, nghĩa là có liên kết giữa nông dân với doanh nghiệp . Điều kiện này là cơ bản và quyết định. Chỉ có trên cơ sở liên kết giữa doanh nghiệp thu mua, chế biến và xuất khẩu với nông dân mới hình thành nên cánh đồng mẫu lớn. Dựa theo nhu cầu thị trường, các doanh nghiệp hợp đồng với nông dân về loại giống lúa cần sản xuất, lượng lúa cần mua, thời gian cần thu mua. Trên cơ sở đó, nông dân tổ chức sản xuất theo một quy trình thống nhất, để tạo ra sản lượng lúa với chất lượng phù hợp với nhu cầu thị trường. Sự liên kết này còn thể hiện rõ vai trò và trách nhiệm của doanh nghiệp với nông dân trong chỉ đạo và hướng dẫn kỹ thuật để đảm bảo sản xuất lúa đạt chất lượng.

- Diện tích đủ lớn cho sản xuất hàng hóa quy mô lớn và tương đối đồng nhất về chất đất, đặc điểm địa hình cho canh tác. Điều kiện này là tương đối dễ với các vùng đồng bằng, nhất là Nam bộ và sẽ là khó khăn với các vùng canh tác trên đất dốc, vùng đồng bằng địa hình không bằng phẳng, không đồng nhất về chất đất.

- Thống nhất về quy trình sản xuất và hình thức liên kết.
- Được đầu tư về cơ sở hạ tầng hệ thống kênh mương, máy móc , sấy , phơi phục vụ cho sản xuất tập trung.

- Có sự liên kết giữa nông dân với nông dân. Để hình thành cánh đồng mẫu lớn , các nông dân cần phải có sự liên kết với nhau hình thành nên “nhóm liên gia”, “tổ hợp tác”, “nhóm nông dân cùng sở thích” để hợp tác trong các khâu làm đất, tưới nước, chăm sóc, bảo vệ thực vật và thu hoạch. Sự liên kết giữa nông dân với nông dân sẽ làm tăng “sức mặc cả” của nông dân khi đàm phán hợp đồng với doanh nghiệp và đảm bảo cho nông dân làm đúng quy trình sản xuất, tăng cao chất lượng và giảm chi phí.

- Có hoạt động hiệu quả của cơ quan quản lý chuyên ngành trong cung cấp các dịch vụ công ( thủy lợi, bảo vệ thực vật và khuyến nông, khuyến thương ) để giúp cho doanh nghiệp và nông dân triển khai thực hiện tốt hợp đồng.

2. Thực tiễn phát triển cánh đồng mẫu lớn ở Việt Nam

2.1 Kết quả đạt được 


Cánh đồng mẫu lớn lần đầu tiên xuất hiện An Giang. Vụ hè thu năm 2007, trên 200 ha, nông dân đã trồng 1 loại giống xác nhận cấp I . Nông dân thu được năng suất từ 7,5 đến 8,0 tấn /ha, nông dân có lãi trên 150% so với canh tác trên cánh đồng nhỏ ( Tăng Minh Lộc, 2012). Khởi xướng từ An Giang , với những tên gọi khác nhau như Lúa chất lượng cao ( Long An, Cánh đồng hiện đại ( Đồng Tháp), Mô hình vùng nguyên liệu ( An Giang), Sản xuất theo hướng GAP (Cần Thơ), cánh đồng mẫu lớn sau đó lan rộng ra 12/13 tỉnh đồng bằng sông Cửu Long và Tây Ninh với tổng diện tích 7803 ha vụ hè thu năm 2011 và 19724 ha vụ lúa đông xuân năm 2011 -2012. Phong trào "Cánh đồng mẫu lớn" còn được lan rộng ra 6 tỉnh, thành phía Bắc với khoảng 7000 ha ( Nguyễn Trí Ngọc, 2012). Thực tiễn phát triển cánh đồng mẫu lớn ở Việt Nam đã chỉ ra ưu việt sau:
- Tạo cho nông dân thực hiện tốt việc áp dụng đồng bộ các kỹ thuật tiến bộ và áp dụng Thực hành nông nghiệp tốt (VietGAP) vào sản xuất, nâng cao chất lượng , rút ngắn khoảng cách chênh lệch về năng suất giữa các hộ nông dân, các thửa ruộng , các vùng sản xuất . Qua đó, nâng cao năng suất bình quân toàn vùng, gia tăng chất lượng sản phẩm.

BẢNG: hiệu quả kinh tế của các mô hình cánh đồng mẫu lớn vụ hè thu năm 2011 ở các tỉnh


- Tạo điều kiện cho nông dân tiết kiệm được chi phí sản xuất . Cánh đồng mẫu lớn tạo điều kiện cho nông dân tiết kiệm chi phí làm đất, chi phí thủy lợi, bảo vệ thực vật, gặt đập và phơi sấy. Kết quả khảo sát ở 12 tỉnh Nam bộ cho thấy , chi phí làm đất giảm 250 000 VND/ ha, lượng giống giảm ( 10 kg/ha ), phân bón giảm 480 000 VND/ha , thuốc bảo vệ thực vật giảm 110 000 VND /ha, hạ giá thành lúa, nâng cao hiệu quả kinh tế cao hơn so với sản xuất trên cánh đồng quy mô nhỏ ( bảng dưới).


TỉnhNăng suất
(tấn /ha)
Thu nhập ( triệu VND /ha)Giá thành 1 kg lúa (VND /kg)Giảm số lần phun so với ngoài mô hình (lần)
Trong mô hình tăng so với ngoài mô hìnhTrong mô hình giảm so với ngoài mô hình
Đồng Tháp6,0017,02,52.4933002,1
Long An7,0017,53,02.8602502,3
Bạc Liêu6,0019,53,02.7633601,9
Tây Ninh5,0015,52,43.1002002,0
Trà Vinh7,2326,57,52.3006001,7


Nguồn: Tính từ số liệu của Nguyễn Trí Ngọc, 2012.

- Tạo ra sản lượng lúa hàng hóa tập trung, tiện cho tiêu thụ và đặc biệt là xuất khẩu. Một số nơi, do chủ động được sản lượng lúa xuất khẩu, nên đã thu mua lúa của nông dân cao hơn từ 100 -200 VND /kg so với các hộ không tham gia cánh đồng mẫu lớn ( Cục Trồng trọt, 2012).

- Bước đầu thu hút sự tham gia của doanh nghiệp liên kết với nông dân để phát triển nông sản hàng hóa. Cánh đồng mẫu lớn ở Nam Bộ đã huy động được các doanh nghiệp kinh doanh vật tư nông nghiệp như Công ty phân bón Bình Điền , Công ty Gentraco, Công ty cổ phần thuốc bảo vệ thực vật An Giang liên kết với nông dân . Tổ chức sản xuất theo mô hình cánh đồng mẫu lớn đã bước đầu khẳng định được mô hình thích hợp về tổ chức sản xuất có sự liên kết giữa nông dân và doanh nghiệp , sản xuất theo nhu cầu thị trường . Bước đầu đã hình thành mô hình khép kín từ sản xuất đến tiêu thụ trong chuỗi giá trị của sản xuất lúa như hợp tác của Công ty Gentraco, Công ty cổ phần thuốc bảo vệ thực vật An Giang, Công ty Agimex - Ktoku. Nông dân đã bước đầu được tổ chức lại thành nhóm theo khu vực sản xuất.
Source: Calculated from data of Nguyen Tri Ngoc, 2012.


2.2 Một số vấn đề khó khăn

Tuy đã đạt được một số kết quả như đã trình bày ở trên, nhưng các địa phương đang gặp một số khó khăn trong xây dựng cánh đồng mẫu lớn. Các khó khăn đó là:

- Một số nơi , công tác quy hoạch và thực  hiện quy hoạch nông nghiệp chưa được tốt. Ở nhiều địa phương, vùng sản nông sản xuất hàng hóa thiếu quy hoạch chắp vá. Các công trình hạ tầng cho sản xuất tập trung như thủy lợi, kênh mương chưa được tốt, khó khăn cho áp dụng cơ giới hóa ở các khâu canh tác.

- Hầu hết các doanh nghiệp tham gia liên kết với nông dân ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long là các doanh nghiệp cung cấp đầu vào . Có rất ít các doanh nghiệp tham gia liên kết để tiêu thụ sản phẩm ( Nguyễn Trí Ngọc, 2012). Đây là một trong những nguyên nhân cơ bản làm cho các cánh đồng mẫu lớn không được phát triển mạnh, chưa bền vững.

- Doanh nghiệp hay phá vỡ hợp đồng. Sự phá vỡ hợp đồng của doanh nghiệp thể hiện ở tình trạng : doanh nghiệp không thu mua hoặc không mua đúng hạn nông sản ( hộp 1). 




Hộp 1: Nông dân và chính quyền đều rất sợ ..
Nông dân và chính quyền địa phương đều rất sợ và không tin tưởng ở hợp đồng đã ký. Bởi vì chỉ khi nào doanh nghiệp có nhu cầu thật sự mới mua. Còn không thì đưa ra rất nhiều lý do như lúa ướt , độ ẩm cao, gãy … để không mua lúa của nông dân” .

Một lãnh đạo Sợ Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh A, đồng bằng sông Cửu Long
Hải Hà, 2012




Việc không thực hiện đúng hợp đồng bao tiêu sản phẩm chủ yếu do năng lực của doanh nghiệp xuất khẩu thấp . Rất nhiều doanh nghiệp không đủ năng lực trong khâu vận chuyển , phơi sấy, kho trữ đã ký hợp đồng với nông dân . Điều này dẫn đến tình trạng nông dân thu hoạch đồng loạt dẫn đến dồn ứ , doanh nghiệp không mua hết lúa của nông dân . Để giải quyết vấn đề  này, các doanh nghiệp cần xây dựng đủ kho hàng, phương tiện để đủ khả năng , điều kiện thực hiện hợp đồng. Cần lựa chọn những doanh nghiệp có đủ năng lực cung ứng giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, hướng dẫn sản xuất. Mặt khác, có những doanh nghiệp cung cấp đầu vào cao hơn giá đã cam kết ở trong hợp đồng, làm cho nông dân kém tin tưởng ( hộp 2 ) . Hơn nữa, mặc dù quyết định 80CP của Chính Phủ đã được thực hiện 10 năm nay , nhưng vẫn chưa có chế tài xử lý những doanh nghiệp phá vỡ hợp đồng.



Hộp 2 : Nông dân không chấp nhận …

HTX Nông nghiệp Phú Cường với 508 hộ đã xây dựng cánh đồng mẫu với diện tích 600 ha , trong đó 250 ha lúa Jasmine được ký hợp đồng bao tiêu với Công ty Docimexco , nhưng thực tế không như cam kết. Khi đến vụ sản xuất , Công ty Docimexco vẫn cung ứng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật cao hơn giá thị trường từ 3 -5 %, tương đương như giá của đại lý cấp III. Vì vậy , nông dân không chấp nhận và đã mua ở đại lý bên ngoài với giá thấp hơn giá Công ty Docimexco cung ứng.

Chủ nhiệm HTX Phú Cường , Tam Nông, Đồng Tháp






- Một số doanh nghiệp khi tham gia liên kết chưa công bố rõ ràng về tiêu chí về nông phẩm cần thu mua và chưa phổ biến một cách kỹ càng các cam kết của hai bên tới nông dân.




- Một số nơi , việc triển khai xây dựng cánh đồng mẫu lớn chưa lồng ghép với nội dung xây dựng nông thôn mới  , phát triển nông nghiệp theo hướng VietGAP ( Thực hành nông nghiệp tốt) .

- Một số nơi , nông dân thiếu vốn để mua máy để thực hiện cơ giới hóa ( máy sạ hàng, lò sấy, thùng pha thuốc tập trung ). Nông dân còn khó khăn khi tiếp cận tới giống được xác nhận.
- Dịch vụ công như thủy lợi, bảo vệ thực vật và khuyến nông ở một số nơi chưa thật tốt.
- Công tác dồn điền đổi thửa, nhất là ở các tỉnh Phía bắc diễn ra chậm, đồng ruộng vẫn còn manh mún, hạn chế việc sản xuất nông sản hàng hóa tập trung.

- Sự liên kết của nông dân đã được hình thành , tuy nhiên ở nhiều nơi còn mang tính hình thức , không thiết thực.

3. Một số giải pháp nhằm phát triển cánh đồng mẫu lớn



Để phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa tập trung , hình thành được cánh đồng mẫu lớn, cần thiết phải thực hiện một số giải pháp sau:

- Phải thực hiện tốt công tác quy hoạch sản xuất nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới. Đây là tiền đề cơ bản cho xây dựng cánh đồng mẫu lớn thành công. Trên cơ sở quy hoạch , thực hiện đầu tư công để thực hiện quy hoạch đảm bảo cho các địa phương có cơ sở hạ tầng như hệ thống giao thông, thủy lợi , điện phục vụ cho sản xuất nông nghiệp được tốt.

- Đổi mới quyết định 80CP của Chính phủ để thu hút các doanh nghiệp , nhất là các doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm đầu ra tham gia liên kết với nông dân. Có chính sách khuyến khích và ràng buộc các doanh nghiệp tham gia vào liên kết. Cần có chế tài xử lý những doanh nghiệp “phá vỡ” hợp đồng với nông dân.


- Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tham gia liên kết với nông dân , tiếp cận được nguồn vốn tín dụng để xây dựng đủ kho tàng, phương tiện để đủ năng lực cung ứng giống, phân bón , thuốc bảo vệ thực vật, hướng dẫn sản xuất, vận chuyển, phơi sấy sản phẩm để tạo điều kiện thực hiện hợp đồng. Mặt khác, doanh nghiệp cần công bố các tiêu chí về nông phẩm cần thu mua và phổ biến tới người dân một cách kỹ càng để hình thành liên kết giữa doanh nghiệp và nông dân.

- Cần triển khai lồng ghép việc xây dựng cánh đồng mẫu lớn với chương trình xây dựng nông thôn mới đang triển khai ở các tỉnh , phát triển sản xuất theo hướng VietGAP.

- Cần kiện toàn các tổ chức của nông dân ( nhóm sở thích , nhóm liên kết , câu lạc bộ, nhóm liên gia) để liên kết nông dân lại thành các tổ hợp tác , hỗ trợ nhau, sử dụng đầy đủ và hợp lý các máy móc và thiết bị, thực hiện hiệp tác trong sản xuất , tăng sức mặc cả của nông dân khi đàm phán với doanh nghiệp .


- Cần triển khai thực hiện tốt hơn Nghị định 41CP của Chính Phủ cho vay vốn để nông dân có đủ vốn mua máy thực hiện cơ giới hóa ( mua máy sạ hàng, lò sấy, thùng pha thuốc tập trung ) sản xuất nông nghiệp. Nên tăng mức vay tín chấp từ 50 triệu VND tới 100 triệu VND / hộ để nông dân có vốn mua máy móc, thiết bị áp dụng vào sản xuất.

- Cần làm tốt việc cung cấp dịch vụ công như thủy lợi , bảo vệ thực vật và khuyến nông. Cần có hỗ trợ nông dân ở giai đoạn đầu trong tiếp cận tới giống được xác nhận. Đổi mới công tác khuyến nông, gắn khuyến nông với các nhóm nông dân và chỉ đạo từng cánh đồng mẫu lớn ở các địa phương.
- Cần làm tốt công tác dồn điền đổi thửa và khẩn trương cấp giấy và gia hạn giấy chứng nhận quyền sử dụng ruộng đất cho hộ nông dân và các trang trại để nông dân yên tâm tích tụ ruộng đất, dồn điền đổi thửa , phát triển sản xuất ./.


Tài liệu tham khảo:

1. Cục Trồng trọt, 2012. Báo cáo tổng kết cánh đồng mẫu lớn: kết quả và những giải pháp , Hà Nội.
2. Đỗ Kim Chung, 2010. Vấn đề nông dân, nông nghiệp và nông thôn trong sự nghiệp công nghiệp hóa và hiện đại hóa: quan điểm và những định hướng chính sách, Tạp chí nghiên cứu kinh tế, số 380, tháng 1 -2010, tr 52-58.
3. Hải Hà, 2012, Cánh đồng mẫu lớn: khó tìm đầu ra, Dân Việt, 30-3-2012, http://danviet.vn/80682p1c34/canh-dong-mau-lon-kho-tim-dau-ra.htm
4. Tăng Minh Lộc, 2012, Phát triển cánh đồng mẫu lớn trong xây dựng nông thôn mới. Báo cáo trình bày tại hội thảo Cánh đồng mẫu lớn, tổ chức tại Hà Nội ngày 18-7-2012.
5. Nguyễn Trí Ngọc, 2012, Kết quả triển khai mô hình “cánh đồng mẫu lớn” trong sản xuất lúa của cả nước trong vụ Hè thu 2011, Đông xuân 2011 -2012 và định hướng phát triển trong thời gian tiếp theo , Báo cáo trình bày tại hội thảo Cánh đồng mẫu lớn , tổ chức tại Hà Nội ngày 18-7-2012.
6. Dân Việt, 2012, Doanh nghiệp “bỏ rơi” cánh đồng mẫu lớn, http://danviet.vn/80682p1c34/doanh-nghiep-bo-roi-canh-dong-mau.htm

Tổng số lượt xem trang