Thứ Sáu, 1 tháng 3, 2013

Hơn 8.600 doanh nghiệp ngừng hoạt động trong 2 tháng

(VOV) -Trong khi số doanh nghiệp đăng ký thành lập mới chỉ là 8.000.
Trong cuộc họp báo thường kỳ Chính phủ chiều 28/2, Bộ trưởng - Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Vũ Đức Đam cho biết: "Số doanh nghiệp ngưng hoạt động trong 2 tháng qua là hơn 8.600 doanh nghiệp, trong khi số doanh nghiệp mới thành lập mới là 8.000".
Theo Bộ trưởng, đây là con số đáng phải lưu tâm. Bởi vậy, các giải pháp chỉ đạo cần cụ thể hơn, không để chủ trương với thực tiễn là khoảng cách dài, ví dụ như các chủ trương với con cá da trơn, xuống đến các địa phương, cơ sở là khoảng cách rất lớn.

Trước tình hình khó khăn của nền kinh tế, Thủ tướng yêu cầu tập trung mạnh vào các giải pháp tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ phát triển sản xuất, kinh doanh, đầu tư, xử lý hàng tồn kho, mở rộng thị trường..., coi đây là cái gốc giữ đà phục hồi tăng trưởng của nền kinh tế.
Ngay trong quí I/2013 phải quyết liệt đẩy mạnh đầu tư công, giải ngân vốn đầu tư xây dựng cơ bản. Đồng thời chú trọng xây dựng cơ chế thu hút các nguồn vốn đầu tư khác với các hình thức đầu tư phù hợp (BOT, PPP...), nhất là đối với các công trình giao thông trọng điểm. Tiến hành tổng kết 25 năm thu hút đầu tư nước ngoài và đề ra các giải pháp, chính sách để thu hút nhiều hơn nữa và nâng cao hiệu quả đầu tư.
Đối với kinh tế vĩ mô, trước hết phải ưu tiên kiềm chế lạm phát; bình ổn giá. Ngân hàng có biện pháp ổn định tỷ giá, tăng trưởng tín dụng và hạ lãi suất phù hợp để thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển; đồng thời chú ý tái cơ cấu các ngân hàng thương mại, xử lý nợ xấu, ổn định thị trường tài chính, tiền tệ...
Tiếp tục chỉ đạo quyết liệt công tác thu chi Ngân sách Nhà nước (NSNN) để bảo đảm các cân đối theo kế hoạch, đồng thời giữ được mức bội chi NSNN đã được Quốc hội thông qua./.

-- Hơn 8.600 doanh nghiệp ngừng hoạt động trong 2 tháng (VOV). 8.600 doanh nghiệp ngừng hoạt động trong đầu năm 2013 (VnMedia 28-2-13)

- Hàng loạt doanh nghiệp đua nhau đính chính báo cáo tài chính (CafeF/GDVN). 
KINH ĐIỂN - Về công nghiệp xe máy ở Việt Nam: Market demand, green product innovation, and firm performance: evidence from Vietnam motorcycle industry (Journal of Cleaner Production 2-2013) Tham nhũng ở Việt Nam: Vietnam has fight on its hands with corruption (Irish Times 26-2-13)
KINH ĐIỂN - Thị trường lao động Việt Nam: Decomposing the Labor Market Earnings Inequality: The Public and Private Sectors in Vietnam, 1993–2006 (World Bank Economic Review March 2013)

Trong tương lai, những người lập trình sẽ cai trị thế giới?  Will Programmers Rule? (Project Syndicate 26-2-13) Baì nên đọc của Raghuram Rajan
Bài hay về xã hội Nhật: Desperate Hunt for Day Care in Japan (NYT 26-2-13)



Bộ trưởng Vũ Đức Đam: Sẽ ngày càng có nhiều tin đồn ảnh hưởng tới lợi ích kinh tế
Do vậy, trước những thông tin chưa phải cơ quan chính thống công bố và ảnh hưởng trực tiếp đến cộng đồng thì nên cảnh giác, Bộ trưởng nói.



Vốn đầu tư nước ngoài sụt giảm mạnh

SGTT.VN - Cục Đầu tư nước ngoài cho biết tổng vốn đầu tư nước ngoài (FDI) được cấp cho các dự án mới và vốn tăng thêm trong hai tháng qua đạt 630,3 triệu USD, chỉ bằng 38,1% so với cùng kỳ năm 2012.

Trong đó có 99 dự án mới với tổng vốn đăng ký 532 triệu USD, bằng 46,1% mức cùng kỳ năm 2012 và 31 dự án tăng vốn thêm 98,3 triệu USD, chỉ bằng 19,7% so cùng kỳ năm ngoái. Trong khi đó, ước tính vốn FDI giải ngân đạt 1,05 tỉ USD, tăng chỉ 5% so với cùng kỳ. Tính theo lĩnh vực, nguồn vốn đầu tư tập trung chủ yếu vào ngành công nghiệp chế biến chế tạo với gần 409 triệu USD, chiếm đến 65% tổng vốn đầu tư mới. Nhật tiếp tục là nhà đầu tư lớn nhất vào Việt Nam với gần 260 triệu USD, chiếm gần 41% tổng vốn FDI cả nước trong hai tháng qua.

Hàng nông, thủy sản xuất khẩu bị giảm mạnh

SGTT.VN - Theo bộ Công thương, xuất khẩu nhóm hàng nông, thủy sản trong tháng 2 ước đạt 1,12 tỉ USD, giảm 41,5% so với tháng trước và giảm 31,4% so với cùng kỳ năm 2012.

Kim ngạch xuất khẩu của hai tháng đầu năm 2013 ước đạt 3,04 tỉ USD, tăng 8,5% so với cùng kỳ năm 2012.

Ngoại trừ cao su có kim ngạch giảm 2,4% do mức giá giảm, kim ngạch xuất khẩu của tất cả các mặt hàng đều tăng so với cùng kỳ, trong đó kim ngạch xuất khẩu hạt tiêu tăng 77,7%, khoai mì và các sản phẩm từ khoai mì tăng 46,9%.

Giá xuất khẩu của một số mặt hàng nông, thủy sản trong hai tháng qua có xu hướng giảm so với cùng kỳ, trong đó mặt hàng gạo giảm 13,5%, nhân điều giảm 16,7%.

Hai mặt hàng có mức giá tăng so với cùng kỳ là cà phê (tăng 2,8%) và chè các loại (tăng 8,5%) giúp cho hai mặt hàng này có kim ngạch xuất khẩu tăng nhẹ so với cùng kỳ dù sản lượng xuất khẩu cà phê giảm 1,5% và chè các loại giảm 6,3%.

Lượng xuất khẩu của nhiều mặt hàng nông sản tăng mạnh trong hai tháng đầu năm đã bù đắp phần giảm do giá và giúp kim ngạch xuất khẩu của nhóm này tăng, như nhân điều tăng 27,1%, hạt tiêu tăng 83,5%, gạo tăng 20,3%...

- Doanh nghiệp “chết” vì thủ tục hành chính (ĐTCK).
- Kết nối cung – cầu trên thị trường lao động và định hướng phát triển (LĐ).
- Tôm, lúa đều than (NNVN).
- Nơi những cây gạo “nhả” tiền tỷ (NNVN).
- Xây dựng thương hiệu gạo thơm (NNVN). – Xuất khẩu gạo và thủy sản đều tăng (TP). – Có thị trường, việc mua tạm trữ vẫn chậm (SGTT).
- Nguy cơ Trung Quốc cấm nhập khẩu điều Việt Nam (LĐ). – Trung Quốc ‘làm mưa, làm gió’ bên kia bán cầu(TVN).


"Tái cơ cấu" kinh tế là thế này ư? Những cỗ máy tài chính ngầm lợi hại (NCĐT 27-2-13) Cái bắt tay của những ông lớn (NN 28-2-13) -- VTV dần thâu tóm hết thị trường (LĐ 28-2-13) -- Phỏng vấn Phạm Chi Lan, Lê Đăng Doanh: 'Cần tránh độc quyền trong hợp tác' (BBC 27-2-13)

Vì sao Hàng không Việt thi nhau giành ngôi "Chúa Chổm"? (ĐV 28-2-13)
Vụ bô xít: Cần tỉnh táo với dự án bôxít Tây Nguyên (DT 28-2-13) -- “Nếu dư luận lên tiếng sớm, dự án bôxít có thể đã khác!” (DT 28-2-13) -- Phát biểu của TS Nguyễn Quang A, nhà báo Đào Tuấn, và vài người khác... (Để tự an ủi, hãy nhớ lại phúc lớn: Dự án đường sắt cao tốc đã bị Quốc hội bác! Hú hồn hú vía! A, nhưng còn vấn đề nhà máy điện hạt nhân..Gửi 2.000 người sang Nga, Nhật cho điện hạt nhân Ninh Thuận (ĐV 28-2-13)) Bộ trưởng Vũ Đức Đạm nói trớt lợt: Dừng đầu tư cảng Kê Gà là hợp lý (VNN 28-2-13)

- Cần cái nhìn tổng thể về các dự án bauxite Tây Nguyên (CP).. – Dự án bauxite vừa làm vừa rút kinh nghiệm (TN). – “Nếu cần thiết, có thể điều chỉnh dự án bôxít” (DT). – Dừng đầu tư cảng Kê Gà là hợp lý (VNN). - Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP Vũ Đức Đam: “Dừng đầu tư cảng Kê Gà là quyết định hợp lý” (VOV). - Bộ trưởng Vũ Đức Đam nói về các dự án bauxite Tây Nguyên (GDVN). - Dự án bô xít Tây Nguyên: có lợi mới làm (TP)."Sẽ thực hiện dự án bauxite theo lộ trình phù hợp"Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ khẳng định dự án bauxite có hiệu quả nhưng tính trên tổng thể, trên cả vòng đời dự án và lợi ích xã hội. Dự án bôxít: phải có lợi mới làm! 08:00 ngày 01.03.2013
SGTT.VN - "Đây là dự án thử nghiệm, vừa làm Chính phủ sẽ vừa xem xét cẩn trọng tất cả các mặt để có điều chỉnh nếu cần thiết, phù hợp", bộ trưởng, chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Vũ Đức Đam nhấn mạnh.Bauxite Tây Nguyên: “Cần thiết, sẽ điều chỉnh”VnEconomy
▻Chính phủ sẵn sàng cung cấp thông tin về các dự án bauxite ở Tây Nguyên nếu các cơ quan thẩm quyền có yêu cầu... Bauxite Tây Nguyên: “Cần thiết, sẽ điều chỉnh”. Bộ trưởng Vũ Đức Đam: "Ngay cả tính hiệu quả kinh tế đơn thuần thì cũng phải tính cả ...
'Dự án bô xít vừa làm vừa nghiên cứu điều chỉnh'VNExpress
“Dừng đầu tư cảng Kê Gà là quyết định hợp lý"Đài Tiếng Nói Việt Nam

Miếng xương Kê GàĐài Á Châu Tự Do- Dự án nhiệt điện “tỉ đô”ngắc ngoải (TT).

Nhà nước sẽ định giá đất theo nguyên tắc thị trường (VnMedia 28-2-13) -- Cũng như siết cổ nô lệ theo nguyên tắc tự do?
Người Việt ở Nga: ĐSQ Việt Nam ở Moscow giúp gì cho công dân Việt? (RFA 27-2-13) ◄
Cà phê Tây ở Sài Gòn (NCĐT 28-2-13) -- Một "bộ phận không nhỏ" vẫn tỉnh queo!
Anh cả Nguyễn Lương Bằng: Làm thì nhìn lên, hưởng thụ thì nhìn xuống (CAND 28-2-13)
Ngân hàng: Vietnam Weighs Raising Foreign Investment Limit for Banks (WSJ 28-2-13)


Đà Nẵng 'chưa báo cáo Thủ tướng'



*

Từ sau Tết, mỗi ngày hàng nghìn người dân các tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình làm thủ tục du lịch nước ngoài, nhưng thực tế là đi tìm kế sinh nhai
Từ mùng 4 Tết, khi không khí xuân còn tràn ngập trong nhà, ngoài ngõ, chàng trai Nguyễn Đức Bình ở huyện miền núi Thanh Chương (Nghệ An) đã tạm biệt gia đình, xách ba lô sang Lào theo yêu cầu của ông chủ. Lên quốc lộ 46 để bắt xe khách sang Lào nhưng nhà xe chưa chạy, Bình phải nhờ người chở thẳng sang thị trấn Phố Châu, Hà Tĩnh theo đường Hồ Chí Minh. Đứng đợi gần nửa ngày, cuối cùng cậu cũng bắt được xe chạy từ Hà Tĩnh để sang Lào làm việc.
Trên chuyến xe 24 chỗ, có rất nhiều thanh niên như Bình đang ngủ gà ngủ gật. Họ đang làm nghề thợ sơn ở Lào, được ông chủ cho về Tết gần một tuần.
Tại khu vực làm thủ tục xuất cảnh ở Cửa khẩu Quốc tế Cầu Treo, từ sáng mùng 4 Tết đã có hàng chục thanh niên miền Trung xếp hàng làm thủ tục để qua Lào, Thái Lan làm ăn. Một cán bộ ở đây cho biết, từ sau Tết đến giữa tháng 2 âm lịch, lượng người miền Trung xuất ngoại qua cửa khẩu này tăng đột biến, chỉ một số ít khách đi du lịch, còn lại đều đi làm thuê cho các ông chủ ở Thái, Lào.
Mùng 4 Tết đã có hàng chục thanh niên chờ đợi làm thủ tục xuất cảnh sang Lào ở cửa khẩu quốc tế Cầu Treo. Ảnh: Nguyên Khoa
Mùng 4 Tết đã có hàng chục thanh niên chờ đợi làm thủ tục xuất cảnh sang Lào ở cửa khẩu quốc tế Cầu Treo. Ảnh: Nguyên Khoa
Sau nửa năm làm thợ hồ ở thành phố Vinh nhưng thu nhập không đáng bao nhiêu, sau Rằm tháng Giêng, anh Hà Văn Kiểu ở xã Thanh Tùng, huyện Thanh Chương khăn gói sang Lào làm ăn. Anh cho biết, làm việc ở Lào có thu nhập khoảng 4 - 6 triệu đồng mỗi tháng, tuy không thật cao nhưng họ giữ được tiền, không ăn tiêu nhậu nhẹt, cưới hỏi như lúc đi làm trong nước. Một số ông chủ Lào còn lựa chọn phương án cuối năm mới cho công nhân lĩnh tiền một đợt để về nước.
Mấy năm gần đây, xuất khẩu lao động sang Hàn Quốc bị hạn chế, đi Đài Loan, Malaysia, Ảrập không mang lại thu nhập như mong muốn, người dân các tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình bắt đầu chuyển hướng sang thị trường Lào, Thái Lan. Đây là khu vực giáp với các tỉnh miền Trung, chỉ cần đi ôtô hơn nửa ngày trời là sang đến Lào và qua sông Mekong làm thủ tục nhập cảnh là sang được đất Thái Lan.
Tại các tỉnh thuộc Lào và vùng Đông Bắc Thái Lan như Nakhon Phanom, Mục Đa Hãn, Sacon Nakhon, Udonthani,... có rất nhiều bà con Việt kiều sinh sống. Đa số họ làm các nghề như giò chả, mở hiệu ăn, tiệm may mặc, thầu xây dựng. Lao động Việt Nam sang Lào, Thái chủ yếu làm thuê cho các ông chủ người Việt này.
Chị Nguyễn Thị Hải ở huyện Nam Đàn (Nghệ An) sau một năm làm ăn ở Lào, được bạn mách bảo đã nhập cảnh sang Thái Lan, làm nghề thợ may trong một cơ sở của ông chủ người Việt Nam, trừ hết các chi phí ăn ở, mỗi tháng chị được trả công gần 7 triệu đồng, điều mà ở quê nhà chị có mơ cũng không dám nghĩ tới. "Đi làm ở Lào, Thái là được gần nhà hơn, thủ tục không rắc rối, không tốn tiền vé máy bay. Các ông chủ ở Thái Lan rất thân thiện, không có chuyện bóc lột công nhân, khi bên nhà có việc cần về là họ tạo điều kiện nên ngày càng có nhiều lao động Việt Nam sang đây làm ăn", chị Hải cho biết.
Không chỉ lựa chọn con đường sang Lào, Thái Lan, nhiều thanh niên ở các huyện miền núi Tương Dương, Kỳ Sơn của tỉnh Nghệ An lại chọn con đường sang Trung Quốc làm việc. Sau Tết, những thanh niên này xuống quốc lộ 1A, bắt xe khách ra Móng Cái (Quảng Ninh) và xuất cảnh sang làm việc ở các nhà máy chế biến nhựa, nông sản và một số công trình xây dựng khu vực biên giới Trung Quốc.
Sau Tết, mỗi ngày có hàng nghìn người đến Phòng Quản lý xuất nhập cảnh Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình làm hộ chiếu, giấy thông hành để đi nước ngoài khiến các trung tâm này luôn ở tình trạng tắc nghẽn, quá tải. Đại diện Phòng quản lý xuất nhập cảnh Quảng Bình cho biết từ dịp ra Tết đến nay, trung bình mỗi ngày có gần 1.000 người đến trung tâm làm thủ tục giấy tờ xuất nhập cảnh. Cá biệt ngày 19/2 có hơn 1.300 người đến làm thủ tục. Tại Nghệ An, để đáp ứng nhu cầu làm hộ chiếu, giấy thông hành của người dân, 100% cán bộ của Phòng quản lý xuất nhập cảnh được huy động làm việc hết tốc lực nhưng hàng ngàn người dân vẫn phải xếp hàng rồng rắn ở ngoài để đợi đến lượt mình làm thủ tục.
Hàng trăm người chờ đợi để được làm hộ chiếu, giấy thông hành tại Phòng quản lí
Hàng trăm người chờ đợi để được làm hộ chiếu, giấy thông hành tại Phòng quản lí xuất nhập cảnh Nghệ An. Ảnh: Doãn Hòa.
Trào lưu xuất ngoại sang Thái, Lào, Trung Quốc của người dân miền Trung diễn ra từ nhiều năm nay. Hầu hết những người này đều đi lao động chui, không qua các công ty hay tổ chức được cấp phép nào. "Ngoài một số ít công ty Việt Nam có trụ sở ở Lào thuê công nhân người Việt sang trồng cao su, làm công nhân xây dựng còn lại đa số người đi làm ở Thái, Lào đều theo dạng người đi trước kéo anh em, họ hàng, bạn bè sang sau", một cán bộ của Sở Lao động Thương binh xã hội Nghệ An cho biết.
Ông Đào Trọng Lý, Phó chủ tịch thường trực Hội người Việt Nam tại Thái Lan cho biết hiện nay Thái Lan chưa chính thức cấp phép cho lao động người Việt, họ sang đây theo dạng du lịch và theo quy định chỉ được ở lại Thái Lan trong vòng 1 tháng. Để "lách luật", hàng tháng những người này phải qua cửa khẩu Lào để làm thủ tục nhập cảnh lại.
Đại diện Sở lao động Thương binh xã hội Nghệ An cho biết, mỗi năm có từ 10 đến 12 nghìn lao động tỉnh này sang Lào làm việc. Những người này đi theo dạng lao động tự do, thời vụ nên sau 3 tháng ở Lào, họ lại phải quay về các cửa khẩu ở Việt Nam để làm thủ tục nhập cảnh trở lại. Nếu xảy ra tai nạn, những người này không được hưởng quyền lợi gì.
*******

- Cục An toàn thực phẩm “thanh minh” cho sữa dê Danlait (Sống mới).

Chữa cháy cho scandal sữa dê hàng đầu châu Âu Danlait bị nghi là lừa đảo người tiêu dùng, ngày 28/2, Cục An toàn thực phẩm - Bộ Y tế khẳng định sữa dê Danlait có nguồn gốc từ Pháp và được kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm khi nhập về Việt Nam. Tất cả chỉ là sự nhầm lẫn về quy chuẩn chất lượng sữa dành cho trẻ em.
Những ngày qua, người tiêu dùng vẫn tỏ ra nghi ngại trước thông tin sữa dê hàng đầu châu Âu Danlait có nguồn gốc không rõ ràng và công ty TNHH Mạnh Cầm, doanh nghiệp nhập khẩu và phân phối loại sữa này tại thị trường Việt Nam, có hành vi lừa đảo người tiêu dùng.
Giải đáp những thắc mắc trên, ngày 28/2, Ông Lê Văn Giang, Cục phó Cục An toàn thực phẩm cho biết, qua kết quả kiểm tra hồ sơ công bố, hồ sơ nhập khẩu của công ty và văn bản trả lời chính thức của cơ quan có thẩm quyền tại Pháp, Cục  khẳng định, sản phẩm sữa dê Danlait do Công ty trách nhiệm hữu hạn Mạnh Cầm nhập khẩu có xuất xứ từ Pháp, được nhập khẩu nguyên lon về Việt Nam, từng lô hàng khi nhập khẩu về Việt Nam đều được kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm, kiểm dịch thú y và hoàn thành thủ tục thông quan hợp lệ, hợp pháp.
Tương tự, kết quả kiểm tra hồ sơ và báo cáo của công ty cho thấy, sản phẩm thực phẩm bổ sung sữa dê Danlait đã được Cục An toàn thực phẩm cấp Giấy chứng nhận tiêu chuẩn sản phẩm. Đồng thời, việc ghi nhãn mác hàng hóa đăng ký với Cục, doanh nghiệp vẫn có đăng ký thực hiện đúng theo quy định của Việt Nam. Tuy nhiên, cơ quan quản lý thị trường cho biết, doanh nghiệp này không ghi nhãn phụ đúng như đăng ký, cụ thể là không có cụm từ “thực phẩm bổ sung” trước tên sản phẩm. Nhưng vấn đề này, doanh nghiệp tự chịu trách nhiệm bởi họ không thực hiện đúng như thông tin công bố với Cục.
Đính chính lại thông tin trước đó khẳng định, sản phẩm Danlait là thực phẩm bổ sung, không phải là sữa vì không đạt tiêu chuẩn 34% hàm lượng đạm trong sữa. Ông Trung khẳng định, quy chuẩn về hàm lượng đạm này không áp dụng đối với thực phẩm dinh dưỡng công thức cho trẻ em 0-36 tháng tuổi, đã được ban hành tháng 11/2012. Trong đó, hàm lượng đạm yêu cầu cho nhóm 0-6 thấp hơn nhiều so với yêu cầu cho sữa bột nguyên chất. Do đó, việc Quản lý thị trường Hà Nội đã niêm phong gần 6.000 lon sữa Danlait do không đủ hàm lượng đạm đúng theo quy chuẩn dành cho sữa bột là có sự “nhầm lẫn”. Tuy nhiên, ông Trung không giải thích cụ thể về sự nhầm lẫn này.
Có thể thấy, tông giọng của Cục An toàn thực phẩm cứ “lên xuống” theo từng sự việc. Cục “mạnh mồm” khẳng định nguồn gốc sản phẩm tại Pháp, nhưng lại “né hạ” vụ không chịu tìm hiểu sản phẩm đã vội đóng dấu chất lượng theo như những gì doanh nghiệp khai. Sau đó, sản phẩm xuất hiện trên thị trường với nhãn mác không hợp lệ thì…lỗi tại doanh nghiệp, Cục vô can. Và như vậy, cũng đồng nghĩa với chuyện công ty Mạnh Cầm gian dối trong việc bán sản phẩm không đúng đăng ký chất lượng với cả cơ quan chức năng lẫn người tiêu dùng.
Thêm nữa, không rõ Công ty TNHH Mạnh Cầm có cái “ô” to đến cỡ nào mà ngay khi sự việc xảy ra đã cử được phóng viên sang tận nơi sản xuất để “minh oan”, đồng thời có công văn gửi sang ngay Đại sứ quán Pháp để khẳng định nguồn gốc. Hiếm có vụ việc nào lại được “bôi trơn” khiến bộ máy phối hợp nhịp nhàng và nhanh đến vậy.
Bên cạnh đó, cũng phải có sức ép nào đó thì Cục An toàn thực phẩm mới phải lên tiếng “trách móc” quản lý thị trường Hà Nội niêm phong 6.000 lon sữa là do “nhầm lẫn”, nhưng lại không giải thích cụ thể về việc nhầm này. Bởi chỉ riêng việc công ty Mạnh Cầm có dấu hiệu trốn thuế khi bán sản phẩm với giá 350.000 đồng/lon, vênh gấp 3 lần so với giá thực tế ghi trên hóa đơn là 115.000 đồng, quản lý thị trường cũng đã phải vào cuộc rồi.
Với các bằng chứng rõ ràng kể trên, sữa dê Danlait cũng khó có thể là sự lựa chọn hàng đầu của người tiêu dùng được nữa. Cho dù, sản phẩm đã được “bảo trợ” bởi Cục An toàn thực phẩm nhưng cũng khiến người mua phải cảnh giác cả với những gì đã được chứng nhận và kiểm định.
Với hàng loạt các vụ việc như sữa Nhật Bản thiếu i - ốt vì trẻ em nước này đã ăn nhiều rong biển, rồi sữa Danlait, xuất xứ từ Pháp có hàm lượng đạm thấp, chống béo phì cho trẻ em tại châu Âu…có thể thấy, không phải cứ cái gì của ngoại cũng tốt cho người Việt. Bởi đặc tính con người, điều kiện, quan niệm ăn uống và suy nghĩ khác biệt nên khi cứ “nhắm mắt” tôn vinh các loại sữa nhập ngoại, các bậc phụ huynh cũng nên sáng suốt mà hiểu con mình cần gì và thiếu gì, bởi với thị trường sữa mênh mông này, chẳng biết bấu víu vào đâu để biết được chất lượng tốt, vì đến chứng nhận của Cục An toàn thực phẩm cũng rất…chưa chắc đáng tin.

- Liệu sữa dê Danlait có đạt chất lượng? (LĐ).Khẳng định của Đại sứ quán Pháp về xuất xứ và chất lượng sữa ...
(Dân trí) - Tổng cục Thực phẩm thuộc Bộ Nông nghiệp - Nông lương và Lâm sản của Pháp đã có văn bản trả lời Cục An toàn thực phẩm phẩm Việt Nam về xuất xứ và chất lượng sữa dê Danlait. Cục ATTP cũng đưa ra những nhận định về thị trường sữa.
Quản lý thị trường Hà Nội nhầm lẫn khi niêm phong sữa Danlait?Tuổi Trẻ
TTO - Ngày 28-2, Cục An toàn thực phẩm tổ chức cuộc gặp với báo giới, thông báo ý kiến liên quan đến scandal sữa không đủ độ đạm và bị niêm phong gần đây.
>> Niêm phong 6.000 lon Danlait
>> Hoang mang với sữa dê Danlait
>> Gian dối thông tin sữa "xách tay"
Theo ông Trần Quang Trung, Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm, quy chuẩn VN với sữa dạng bột ban hành năm 2010 áp dụng với 4 loại sữa bột nguyên chất, sữa bột đã tách một phần chất béo, sữa bột gầy và sữa bột gầy có bổ sung chất béo thực vật yêu cầu hàm lượng đạm 34%. Nhưng sữa (thực phẩm dinh dưỡng) công thức cho trẻ em không áp dụng quy chuẩn này mà áp dụng quy chuẩn VN với thực phẩm dinh dưỡng công thức cho trẻ em 0-36 tháng tuổi, đã được ban hành tháng 11-2012, với hàm lượng đạm yêu cầu cho nhóm 0-6 tháng tuổi thấp hơn nhiều so với yêu cầu cho sữa bột nguyên chất.
Tuy nhiên trước đó, ngày 22-2 vừa qua, Quản lý thị trường Hà Nội đã niêm phong gần 6.000 lon sữa Danlait.
Theo đại diện Quản lý thị trường, 1 trong 3 lý do niêm phong là sản phẩm không đủ hàm lượng đạm như quy chuẩn VN với sữa bột nhưng nhãn phụ lại ghi sản phẩm là sữa, như vậy là có sai sót. Tuy nhiên, chiếu theo quy chuẩn của thực phẩm dinh dưỡng công thức kể trên, lý do niêm phong hàng hóa do không đủ độ đạm là nhầm lẫn giữa yêu cầu với sữa bột nguyên chất và thực phẩm công thức.
Tuy nhiên khi được hỏi về sự nhầm lẫn này, ông Trung không trả lời.
Tại cuộc gặp, ông Trung cho biết hiện có 13 cơ quan kiểm tra nhà nước về thực phẩm, thực phẩm nhập khẩu chính ngạch phải có kết quả kiểm tra đạt tiêu chuẩn mới được thông quan.


Sữa dê Danlait được xác nhận có nguồn gốc từ PhápLao động
Sữa dê Danlait tuân thủ đủ các quy định về ATTPVietnam Plus

- Vụ bắn người bị còng tay: Bắt tạm giam người bị bắn (PLTP). – Khởi tố hai kiểm lâm phá rừng cùng lâm tặc (Sống mới).

- Dân hết nhấp nhổm hộ khẩu, thấy tiêu cực được “nói to” (PN Today). – Sai mà biết sửa sẽ được lòng dân (LĐ). – 55 hay 60?(NNVN). – Nói mình còn nghĩ đến dân (LĐ).



- Nợ xấu toàn hệ thống ngân hàng đã giảm về 6%! (PT). – Nợ xấu giảm… ‘đẹp’! (Sống mới).

- Thu hút vốn FDI: Tại sao sụt giảm? (ĐĐK).

- Phải bảo đảm mục tiêu kiềm chế lạm phát (SGGP).

- Ngân hàng lớn công bố nhiều chiêu thu phí ATM nội mạng (VOV).

- Ngân hàng trúng đậm vì vàng lao dốc ? (TP/LĐ). – Ngân hàng trúng đậm nhờ chính sách về vàng của NHNN (Sống mới). – Tranh thủ mua vàng lúc giá thấp (VNE). – Giá vàng và trò chơi chữ (TP). – Vàng SJC tăng giá mua vào (TT).

- Năm 2013, UBCK sẽ thanh tra 15 doanh nghiệp (ĐTCK). – Hy vọng cho tháng 3 (ĐTCK). – Chứng khoán Sacombank khó thoát hủy niêm yết! (PT).

- BĐS nghỉ tết vô thời hạn, giá tiếp tục hạ trong năm 2013 (Sống mới).

- Khẩn cấp “giải phóng” đường tồn kho (SGGP). – Đề xuất xuất khẩu đường để… chốt lỗ (SGTT).

- Trung Quốc – thị trường cứu cánh XK gạo năm 2013? (NNVN).- Nông dân điêu đứng vì tin đồn (TP).

- 3.000 tỷ đồng hỗ trợ gia đình sinh toàn con gái (DV).

- Đồng khô, người khát: Bình Định: Thê thảm ruộng đồng! (NNVN).

- Muôn nẻo đường sát thú (DV).

- Nợ xấu giảm từ 8% xuống 6% (TT). - Nợ xấu giảm còn 6% (PLTP). - Thủ tướng yêu cầu VDB giảm dần nợ xấu (TP). - Phát triển VDB thành ngân hàng chính sách của Chính phủ (PLTP). - Tăng nguồn vốn ngoại vào ngân hàng VN? (BBC). - Khó giảm trần lãi suất? (PT). - Sập bẫy (DĐDN). - Hôm nay, bắt đầu thu phí ATM: Nhiều ngân hàng chưa thu (LĐ). - Thu phí nội mạng ATM: Chưa hợp lý! (PLTP).



- Vàng sẽ khó giảm lâu? (TP). - Vàng nội thích chơi trò mèo vờn chuột (Sống mới). - Chưa cần phải nhập vàng (TBKTSG/VOV). - Dân thiệt vì vàng (TN). - Vàng lao dốc, ai hưởng lợi? (TP). “Nhóm lợi ích”!

- Điều gì khiến “ông lớn” chứng khoán Sacombank “sống dở, chết dở”? (GDVN). – Chứng khoán Sacombank: Từ ông lớn tới bờ vực phá sản (VnEconomy). - Tài sản bầu Đức ‘bốc hơi’ 234 tỷ đồng vì chứng khoán (GDVN).

- Kiến nghị đánh thuế thu nhập tiền gửi tiết kiệm để cứu bất động sản (PLTP). - Nhiều dự án bất động sản được chào bán (LĐ). - Mua nhà giá rẻ, “tiền nào của nấy”? (GDVN). - Mua nhà không sổ đỏ của Đại Thanh chẳng khác nào phải đi ở nhờ (GDVN). - Thị trường bất động sản sẽ giảm giá khoảng 60% (DT). - Cho vay 15.000 tỷ đồng mua nhà lãi suất thấp (SGGP). - Đại gia BĐS bỗng nhiên thương dân nghèo (VEF).

- Coi chừng “phản ứng phụ” (ANTĐ). - Thiếu đơn hàng, công nhân lo mất việc (PLTP).

- Tháng 3, Hà Nội giảm phí trước bạ ô tô về 15%? (VEF).- Giá lúa chững lại, nông dân mất lời (DV). - Hoa Kỳ thêm 4 cáo buộc với con tôm của Việt Nam (VOV).

- Thêm khó cho doanh nghiệp (TT).- Mua nhà không sổ đỏ của Đại Thanh chẳng khác nào phải đi ở nhờ (GDVN).
- Dự án xây dựng tàu Titanic II (BBC).--"Tỷ lệ nợ xấu giảm còn khoảng 6%"
Bộ trưởng Vũ Đức Đam dẫn tin từ Thống đốc NHNN báo cáo Chính phủ hôm nay cho biết, tỷ lệ nợ xấu đã giảm từ hơn 8% về còn khoảng 6%.
- Đầu năm 2013, kinh tế Việt Nam chuyển biến tích cực (CP/PT).
- Nợ xấu giảm xuống còn 6% (VOV).
- Chỉ tiêu và khả năng hấp thụ tín dụng (DĐDN).
- CPI tăng thấp nhất trong 4 năm, nợ xấu giảm còn 6% (Infonet).
- Thủ tướng: Không để ngân hàng yếu kém gây rối thị trường (VOV).
- 2015: Nợ xấu VDB về dưới 7% (VEF). - Đến năm 2020, Ngân hàng VDB sẽ tăng vốn điều lệ lên 30.000 tỉ đồng (PT).
- DongA Bank không thu phí ATM nội mạng 2013 (NLĐ). - Vừa thu phí ATM, vừa nài nỉ đặt máy POS (Infonet). - Vietcombank thu phí rút tiền ATM 1.100 đồng/giao dịch (TN). - Thu phí khi thanh toán qua thẻ là vi phạm (VOV).
- Mua bán vàng chững lại khi giá biến động mạnh (VNE). - Người dân đua nhau đưa vàng đi bán (DV). - Cảnh giác với giá vàng (TP).
- Giằng co tâm lý (SGĐT). - Chứng khoán SBS phá sản hay chờ ‘phép lạ’? (TP).
- Bỏ quy định chủ đầu tư tự nghiệm thu công trình (PLTP). - Thêm gói tín dụng 15.000 tỉ đồng cho vay mua nhà (TN). - “Đại gia” chật vật chuyển hướng (SGĐT). - Quốc Cường Gia Lai bỗng dưng …tăng lãi 3 lần (VNE/TP).
- “Điểm danh” đối tượng chính sẽ bị thanh tra thuế (VnEco). - Nâng tầm kiểm toán nhà nước (TP).
- Hết hy vọng tăng giá, cây xăng nhộn nhịp trở lại (Infonet).
- Khoảng cách của sự bất công (DV).- Giá cà phê lên cao nhất trong 4 tháng rưỡi vì khô hạn (VnEco).- GĐ điều hành WB bị chất vấn vì hành động mờ ám (TTXVN).- ‘Cần tránh độc quyền trong hợp tác’ (BBC).- Ngân hàng Nhà nước đấu thầu vàng thế nào? (TP). - Ngân hàng Nhà nước phủ nhận chuyện thu gom ngoại tệ để mua vàng lậu (ANTĐ). - Giá vàng giảm mạnh, USD tăng (TN). - Vingroup dừng cung cấp dịch vụ quản lý Khu căn hộ Vincom Center Bà Triệu: Bài 2: Lo ngại “chung cư cao cấp, dịch vụ bình dân” (DT).Thu phí ATM nội mạng: Ngân hàng dùng để nâng cao chất lượng hay chỉ nhằm bù lỗ?
Thu từ hoạt động dịch vụ năm 2012 của hầu hết ngân hàng bị giảm. Đại diện một ngân hàng cho biết mỗi tháng lỗ 22 triệu đồng từ mảng thẻ ATM.

Nhóm lợi ích khủng Bauxite Việt Nam
- “Nói ngân hàng “lén” thu phí ATM là không đúng!” (VnEco). - “Tỉnh ngộ” nhờ mất phí ATM! (NLĐ). - Nhiều ngân hàng sắp thu phí rút tiền ATM (Tin tức). - Thu phí rút tiền nội mạng: Ngân hàng vẫn kêu lỗ ! (TP). - Thu phí, không chắc ATM hết trục trặc (TT). - Cứu SBS, Sacombank “bốc hơi” hàng trăm tỉ đồng (NLĐ).
- Soi cổ phiếu “phòng thủ” dược phẩm (TBNH/ CafeF). - Công ty chứng khoán kiếm ‘bạc cắc’ (PT).
- Bầm dập phận đại gia ôm nợ (VNN).
- Dự án 1,2 tỉ đô la Mỹ của First Solar vẫn tồn tại (CafeF).
- Đẩy mạnh tiêu thụ lúa và thủy sản vùng đồng bằng sông Cửu Long (Tin tức). – Lo đầu ra cho người trồng lúa vụ đông xuân – Hỗ trợ lãi suất để thu mua tạm trữ lúa gạo (Tin tức). – Đòi hỏi của nông dân (DV). - Hỗ trợ doanh nghiệp thu mua lúa gạo tạm trữ (TN). - Nâng giá mua lúa, giá cá tra ảm đạm (PLTP). - Thu mua được gần 212.000 tấn gạo tạm trữ (DV). - Năm 2013:Sẽ xuất 7,5 – 8 triệu tấn gạo hàng hóa (LĐ).
- Vực dậy ngành thủy sản (SGGP).
- Mỹ hoãn công bố kết quả vụ kiện chống trợ cấp tôm Việt Nam (PLTP).
- Các nhà máy đường kêu cứu (DV).
- Tăng giá sữa thành phẩm: Bỏ lơ tăng giá sữa cho nông dân (DV).
- Bộ Tài chính nóng vội tăng giá xăng mà… không được (Sống mới). - PVN: Đạt doanh thu 772.700 tỉ đồng năm 2012 (PLTP). - DN lỗ 2.300 đồng/lít xăng: “Bộ tính chắc là đúng!” (PLTP).
- Đánh thuế tiết kiệm phòng thân: Nhiều bất cập, khập khiễng (Soha).
- Bất thường xe siêu sang “hồi hương” – Kỳ 4: Siết lại quy định nhập xe (TN).
- ‘Trung Quốc nên cẩn trọng với quả bom nợ’ (VNE).

- Việt Nam sắp lọt vào danh sách 5 bạn hàng lớn nhất của Hong Kong (VOA).- Kỳ vọng về con rồng châu Á mới (VNN). – Phỏng vấn ông Nguyễn Xuân Nghĩa: Kinh tế Việt Nam chưa thể khá (RFA). - Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi): Phải đảm bảo công bằng và tiến bộ xã hội (LĐ).- Nợ xấu, tỷ giá, vàng ứng xử thế nào? (TP). – Chữa bệnh, phải chữa từ gốc (TBKTSG).
- 4 ngân hàng được ủy thác XNK vàng (HQ). – Vàng bị ép giá, dân đổ xô đi bán (VEF). – Người dân chạy đua bán vàng theo đà giảm giá (Infonet).
- Thu phí ATM để bù đắp chi phí, vận hàng hệ thống (VnMedia). – Phí ATM và những điều phi lý (TP). – ‘Thu phí ATM cũng giống như thu phí bảo trì đường bộ’ (Sống mới).
- ‘Có thể sớm cấm mua nhà, ôtô bằng tiền mặt’ (VNE).
- Cứu SBS, ngân hàng Sacombank “bốc hơi” hàng trăm tỉ đồng (LĐ).
- - Cái bắt tay của những ông lớn (NNVN).

Tổng số lượt xem trang