Chủ Nhật, 9 tháng 11, 2014

Khai man để đuợc phong anh hùng: Nguyên Bí thư Tỉnh ủy nói gì khi bị tố cáo?

-Bốn năm gian nan vạch mặt anh hùng “rởm” Hồ Xuân Mãn
-Để đi đến sự thật ông Hồ Xuân Mãn (nguyên ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Thừa Thiên - Huế) bị ký quyết định hủy danh hiệu Anh Hùng lực lượng vũ trang nhân dân, những cựu chiến binh tố giác về sự gian dối khai man, "chạy" thành tích của ông Mãn đã mất bốn năm gian nan.
"Mãn mà anh hùng thì hàng nghìn người ở Huế cũng là anh hùng"."
Ngày 21/8/2010, trong Đại hội thi đua yêu nước tỉnh Thừa Thiên Huế lần thứ III, ông Mãn được trao tặng danh hiệu anh hùng. Một tháng sau, ông Mãn về hưu sau hai nhiệm kỳ làm Bí thư Tỉnh ủy (2000 - 2010).
Ông Hoàng Phước Sum (63 tuổi, nguyên đội trưởng đội an ninh, trung tá, Bí thư Chi bộ công an huyện Hương Điền, ngụ phường Tứ Hạ, thị xã Hương Trà) là một trong 4 người tố giác ông Mãn nhớ lại:
"Hôm đó tôi đang xem trên vô tuyến truyền hình thì nghe tin Mãn được phong anh hùng, tôi rất buồn và tắt vô tuyến luôn. Không những tôi mà nhiều cán bộ hưu trí đã phản ứng dữ lắm. Chúng tôi là những đồng đội, nhiều người là cấp trên cùng chiến đấu, cùng quê với Mãn, ông ta không thể nhận danh hiệu này được. Mãn mà anh hùng thì hàng nghìn người ở Huế cũng là anh hùng".
Ông Sum nói tiếp: "Lúc đó, anh em chúng tôi đã làm đơn khiếu nại nhưng lúc đầu không được trả lời, giải quyết. Đến khi có bản báo cáo thành tích của Mãn, anh em mới có cơ sở để tố cáo. Chúng tôi phải đi xác minh nhiều nơi để làm sáng tỏ 17 thành tích của ông Mãn báo cáo để nhận danh hiệu anh hùng là không có cơ sở. Ví dụ như vào năm 1964 Mãn khai đã giết được 6 giặc Mỹ tại huyện A Lưới thì thật nực cười. Năm đó Mỹ chưa đóng quân ở A Lưới. Mãn thời gian này cũng đang học tập tại trường An Lỗ. Chúng tôi phải đi tìm các bạn học chung lớp để xác minh".
Ông Sum thuật lại: "Ông Mãn khai năm 1969 được phân công về Huyện đội Phong Điền và trực tiếp bám trụ địa bàn xã Phong An, giữ chức vụ Xã đội trưởng kiêm Trưởng công an xã Phong An. Nhưng tôi được biết trong thời gian này xã đội trưởng xã Phong An là ông Thái Công Oanh. Từ năm 1969 đến tháng 9/1970, ông Mãn đang ở Quảng Bình an dưỡng và học tập chính trị, quân sự cùng và nhiều đồng chí khác. Sau khi về lại quê, từ tháng 3 - 11/1971, ông Mãn đi làm công vụ cho ông Lê Sáu (Bí thư Huyện ủy Phong Điền) một thời gian thì bỏ về nên không có chuyện làm Xã đội trưởng và Trưởng Công an xã gì ở đây hết".
Chưa hết: "Năm 1972, ông Mãn khai chỉ huy 3 đồng đội khác để đánh 27 tên lính Mỹ tại cầu Tẹc (xã Phong An). Chúng tôi đi xác minh trong chiến tranh không có trận nào Mỹ đánh ở đây, cũng như hỏi ông ta đi cùng với 3 đồng chí nào thì ông không hề biết. Các thành tích như phá tan chiến dịch Phượng Hoàng, diệt ác ôn Nguyễn Công Đảng ở xã Phong Sơn đều không phải thành tích của ông Mãn.
Tương tự một số thành tích khác như đã tự tổ chức đơn vị đánh gần 100 trận, diệt 150 tên Mỹ, phá hủy 1 máy bay, 37 xe quân sự (1969 - 1975). Rồi dẫn đường cho Quân đoàn 2 giải phóng Huế và truy quét ngụy quân, ngụy quyền... Thành tích "láo" đồng nghĩa với những tặng thưởng cũng được nghi vấn là giả mạo.  Trong 17 thành tích thì chỉ có 2 thành tích đúng, 8 thành tích là khai man, 3 thành tích chỉ với vai trò người tham gia phối hợp chứ không thể là người chỉ huy. Ngoài ra, có 4 thành tích khác của ông Mãn không đủ cơ sở xác định", vẫn lời ông Sum.
''Tôi với Mãn trước là bạn học ở trường chính trị tại Quảng Bình vào những năm 1969 - 1970, cả hai không hề có mâu thuẫn cá nhân gì hết. Tôi làm việc này chỉ vì sợ lịch sử sau này bị bóp méo, con cháu của chúng ta không biết được sự thật này. Cũng vì sự trong sáng, trách nhiệm với những liệt sĩ, vì 1 sự thật chứ không hề có tư thù cá nhân gì cả”, ông Sum khẳng định.
Gian nan hành trình chống tiêu cực
Những người tố cáo khác thì nói gì?
Ông Hoàng Tiến Dũng (70 tuổi, quê xã Phong Sơn, ngụ Trạch Thượng, thị trấn Phong Điền) cho biết: "Tôi với Mãn là bạn thời học tập cũng như chiến đấu. Năm 1982 tôi quyết định nghỉ hưu, Mãn còn khuyên ở lại tiếp tục làm. Tuy tình nghĩa là như vậy nhưng tôi không thể chấp nhận được hành vi quá đáng này của Mãn. Trong quá trình chống tiêu cực, những người tố cáo như tôi tự bỏ tiền túi ra đi nhiều nơi để thu thập tài liệu, chứng cứ rồi tìm thêm nhân chứng, gặp lãnh đạo, ban ngành có liên quan. Trong thời gian đó, chúng tôi đối diện với nhiều cạm bẫy, nguy hiểm như đe dọa, hành hung. 
Riêng chuyện viết đơn thư để đi gửi đến Trung ương rồi tới tất cả các đoàn Đại biểu Quốc hội của cả 63 tỉnh thành cũng tốn rất nhiều tiền rồi. Thậm chí đi gửi thư chúng tôi không gửi ở Huế mà ra Đông Hà (tỉnh Quảng Trị) để gửi vì sợ bưu điện ở Huế sẽ bưng bít không gửi đi. Hay năm 2013, chúng tôi tự bỏ những đồng lương hưu ít ỏi của mình ra Trung ương để cầu cứu cũng như làm sáng tỏ. Chúng tôi phải kiên trì gặp vô vàn khó khăn khi đi làm, anh em ai cũng đắn đo dữ lắm vì cũng sợ vợ, con cái trong gia đình bị ảnh hưởng".
Người tố cáo khác là ông Hoàng Văn Phận (ngụ thôn Hiền Sỹ, xã Phong Sơn, nguyên Trung đội trưởng Công binh lực lượng vũ trang huyện Phong Điền thời kỳ 1966 - 1967) cho biết thêm:"Cựu chiến binh và rất nhiều người bất bình về chuyện Mãn cướp công đồng đội. Nhưng chỉ có tôi cùng với anh Sum, anh Dũng và anh Nghĩa ở gần nhà Mãn dám đứng ra trực tiếp tố cáo. Lúc đầu anh em chúng tôi có kéo đến nhà của Mãn để nói ông ta tự rút, trả lại danh hiệu anh hùng đi, không chúng tôi sẽ kiện; nhưng Mãn không chịu. Chúng tôi sau đó gặp rất nhiều nguy hiểm như ông Nghĩa từng bị 2 thanh niên bịt mặt vào nhà đánh 3 roi. Dũng thì lúc 7h51' ngày 5/3/2013 có nhiều tin nhắn dọa như: "Đ. M mày, đừng đi kiện nữa nghe không thôi tau đánh chết bố mày đấy".
Ông Phận kế tiếp: "Chưa hết, đầu năm 2014, ông Lê Văn Bang (ngụ thôn Hiền Sỹ, xã Phong Sơn, huyện Phong Điền) đi thu thập chứng cứ sự việc liên quan đến đất đai của gia đình ông Mãn, đã bị những kẻ lạ mặt ném đá vỡ cửa kính nhà. Rồi sau khi ông Mãn bị hủy danh hiệu, có tới 50 cuộc điện thoại lạ đã điện tới số ông Sum để chửi và hù dọa. Mới đây nhất 18h ngày 2/11 ông Sum bị dọa và nhận những lời hết sức thô tục. Chúng tôi đã lưu những số điện thoại này và cũng mong cấp trên sẽ vào cuộc để làm rõ vụ việc này nhằm bảo vệ anh em chúng tôi".
"Tôi chắc rằng khi cầm viết khai man thành tích bản thân, ông Hồ Xuân Mãn đã nghĩ chuyện này thế nào cũng trót lọt. Bởi lẽ nếu biết chuyện gian dối bị phanh phui như hôm nay, bị đưa tin và cả hình ảnh lên truyền hình quốc gia, ông Mãn sẽ không dám làm vì tổn hại rất lớn đến thanh danh của ông và làm ảnh hưởng xấu đến con cháu ông. 
Người bị tố cáo vẫn hát bài "Cuộc đời vẫn đẹp sao"
Dù người gian dối đã bị ký quyết định hủy danh hiệu anh hùng, những người tố cáo cho rằng vẫn chưa thỏa mãn.
"Ông Mãn tham gia cách mạng từ năm 1964 nhưng sao sau 10 năm mới được vào Đảng khiến chúng tôi nghi ngờ, không phục, ông Mãn khai ngày vào Đảng là 11/01/1974, trong khi thời kỳ đó tôi là Đội trưởng đội an ninh huyện Phong Điền nên ai vào Đảng tôi phải biết chứ. Mà Mãn thuộc quân số biệt phái, không thuộc quân số của xã ai mà dám kết nạp chứ. Trong thời gian này, đang đang đi học quân sự tại khu ủy, không có Chi bộ nào kết nạp Đảng cho Mãn cả. Ông Lê Văn Uyên trưởng ban tổ chức Huyện ủy giai đoạn 1968 - 1975 rồi đến nguyên là Bí thư của xã Phong An từ năm (1967 - 1975) như Thái Bình Dương, Hoàng Chí Công cũng đã xác nhận không hề ký cho Mãn kết nạp Đảng, cho nên chuyện Mãn vào Đảng là chuyện khó tin. Chuyện này chúng tôi đang tiếp tục làm rõ", ông Sum nói.
Ông Trần Văn Minh, Bí thư xã Phong An giai đoạn 1973 - 1975 cho biết: "Tôi không hề giới thiệu cho anh Mãn vào Đảng, không biết ông Mãn kết nạp Đảng khi nào, chỉ khẳng định anh Mãn có sinh hoạt ở Đảng bộ xã Phong An. Tôi cũng mong rằng các cơ quan nhanh chóng có kết luận ông Mãn kết nạp Đảng ở chi bộ, thời gian nào, ai chứng kiến".
Ông Sum đề nghị: "Bây giờ nhà nước đã hủy danh hiệu của ông Mãn thì cũng phải phê bình công khai những ai đã ký chứng nhận việc ông Mãn khai man. Có 15 người nhất trí với tỷ lệ 100%. Họ không biết cụ thể những việc ông Mãn làm, nhưng vẫn nhất trí với thành tích đó là sai, vi phạm nghiêm trọng. Nếu những người này mà không xác nhận thì sẽ không có được sai sót này. Cần phải xứ lý nghiêm để nêu gương".
Một tình tiết đáng chú ý là khi Văn phòng Trung ương Đảng vào làm việc thì ông Mãn cho rằng mình đang mắc bệnh hiểm nghèo nên chưa xem xét kỷ luật đối với ông.
"Chúng tôi không hề biết bệnh viện này ở đâu, ở Huế, Đà Nẵng, Quảng Trị hay hụyện Phong Điền? Ông Mãn mắc bệnh gì? Cần lập hội đồng y khoa để làm rõ. Lâu nay ông Mãn vẫn tụ tập ăn nhậu đều mà. Ngày 16/11/2013, khi dự đám cưới ông vẫn ăn nhậu bình thường và còn lên hát tới 3 bài, trong đó có bài "Cuộc đời vẫn đẹp sao" đó thôi.
Ngày 6/12/2013, trong lễ kỷ niệm thành lập cựu chiến binh, ông Mãn ăn nhậu tại nhà cộng đồng thôn Vĩnh Hương, xã Phong An, cũng hát hò. Rồi gần đây ngày 22/10/2014, ông Mãn vẫn nhậu thịt chó tại nhà mình ở quê đó thôi. Nên xem lại, chứ ông đã lừa để có anh hùng thì bây giờ lừa bị bệnh hiểm nghèo thì đơn giản mà thôi", ông Sum liệt kê.
PV  đã cố gắng liên lạc với ông Hồ Xuân Mãn nhưng thuê bao không liên lạc được, ghé nhà ở số 66 đường Thạch Hãn, TP.Huế thì cửa đóng then cài, bên ngoài có gắn camera.
"Hủy danh hiệu thì chúng tôi cũng mong muốn khi thu hồi thì phải cho chúng tôi là những người khiếu kiện được chứng kiến cảnh đó. Đồng thời, từ khi nhận quyết định đến khi thu hồi thì một tháng ông ta nhận hơn 1 triệu đồng, vì vậy, số tiền này cần truy thu trả lại cho nhà nước và phải xem xét thêm tiền lãi vì ông ta nhận rồi mà bây giờ trả lại nguyên số tiền đó là chưa hợp lý. Tuy số tiền nhỏ nhưng nó thể hiện sự nghiêm minh của luật pháp", ông Sum đề nghị.
Lê Thống Chí/ Xa Lộ Pháp Luật
Ngày 24/10, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã ký Quyết định số 2721 về việc hủy bỏ Quyết định phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang Nhân dân đối với ông Hồ Xuân Mãn, nguyên Xã đội trưởng xã Phong An, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế.
Nguyên nhân của việc này là do ông Mãn kê khai không đúng thành tích để được phong tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân. Quyết định này có hiệu lực thi hành từ ngày ký.
Trước đó, trong thông báo kết quả kỳ họp thứ 21 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương, ngày 22/11/2013, Ủy ban đã kết luận ông Hồ Xuân Mãn, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Bí thư Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế có khuyết điểm, vi phạm phải được xem xét, xử lý theo quy định. Ủy ban Kiểm tra Trung ương báo cáo Ban Bí thư xem xét, quyết định xử lý việc phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng Vũ trang Nhân dân trong thời kỳ chống Mỹ để kiến nghị các cơ quan chức năng của Nhà nước xử lý theo thẩm quyền.
Ngày 22/10, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã ký Tờ trình gửi Chủ tịch nước về việc hủy bỏ quyết định phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang Nhân dân thành tích thời kỳ kháng chiến đối với ông Hồ Xuân Mãn.



-Chuyện anh hùng “rởm” Hồ Xuân Mãn bị “lột” danh hiệu
Đài Tiếng Nói Việt Nam
VOV.VN -Những sơ hở của qui trình xét tặng danh hiệu phải được khắc phục triệt để nhằm đảm bảo không có một anh hùng rởm thứ hai nữa. Ngày hôm qua (24/10/2014), Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã ký Quyết định số 2721/QĐ-CTN về việc hủy bỏ ...
Hủy quyết định phong tặng danh hiệu anh hùng với ông Hồ Xuân ...
Hủy quyết định phong danh hiệu anh hùng với ông Hồ Xuân Mãn
Hủy Quyết định phong tặng danh hiệu Anh hùng LLVTND với ông ...





-- Vụ ông Hồ Xuân Mãn bị đề nghị tước danh hiệu Anh hùng LLVTND: Tạm thời chưa xử lý kỷ luật… (LĐ). - Chủ tịch, phó chủ tịch, cán bộ địa chính xã, trưởng thôn bị khởi tố (CATP). - Viết tiếp bài “Thị xã Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa: Vi phạm pháp luật vẫn làm Chủ tịch phường” Kỉ luật kiểu “giơ cao đánh khẽ” (NCT).-Vụ “Anh hùng khai man thành tích”: Tố cáo đúng sự thậtTuổi Trẻ
TT - Ngày 2-1, tại trụ sở Tỉnh ủy Thừa Thiên - Huế, đoàn công tác của Ủy ban Kiểm tra trung ương có cuộc làm việc với những người tố cáo chuyện ông Hồ Xuân Mãn, nguyên bí thư Tỉnh ủy Thừa Thiên - Huế, khai man để nhận danh hiệu Anh hùng lực lượng ...
-Vụ "anh hùng khai man thành tích": Xem xét hủy bỏ danh hiệu anh...
-Vụ "Anh hùng bị tố khai man": Khai man 15/17 thành tích



 UBKT Trung ương kết luận về vi phạm tại ngân hàng Agribank (GDVN).5- Đồng chí Hồ Xuân Mãn, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Bí thư Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế có khuyết điểm, vi phạm phải được xem xét, xử lý theo quy định. Ủy ban Kiểm tra Trung ương báo cáo Ban Bí thư xem xét, quyết định xử lý việc phong tặng danh hiệu "Anh hùng lực lượng Vũ trang Nhân dân trong thời kỳ chống Mỹ" để kiến nghị các cơ quan chức năng của Nhà nước xử lý theo thẩm quyền.
- UB Kiểm tra Trung ương xem xét kỷ luật một số tổ chức, đảng viên (Infonet).- Ủy ban kiểm tra trung ương kết luận về một số vi phạm (TTXVN). - Xử lý trách nhiệm nhiều cán bộ (NLĐ). - Xem xét kỷ luật hai cựu chủ tịch Agribank (VnEco).- Ủy ban Kiểm tra T.Ư yêu cầu kiểm điểm nhiều tổ chức, cá nhân (TN).


-Tham nhũng… danh hiệu

(PetroTimes) - Tham nhũng đang là quốc nạn kéo lùi xã hội. Có nhiều hình thức tham nhũng khác nhau nhưng tham nhũng danh hiệu như ông Hồ Xuân Mãn thì thực là xưa nay hiếm.
Minh Nghĩa (NLM số 277)
Ngày 22/11, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã thông báo kết quả kỳ họp thứ 21 của ủy ban diễn ra từ ngày 11 đến ngày 20/11 về việc kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm tại Agribank và Tổng Công ty Lương thực miền Bắc; xem xét kết quả kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật trong Đảng tại một số địa phương; về giải quyết tố cáo với các đảng viên là cán bộ thuộc diện Trung ương quản lý và giải quyết khiếu nại của một số đảng viên. Trong đó có ghi:
Đồng chí Hồ Xuân Mãn, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Bí thư Tỉnh ủy Thừa Thiên - Huế có khuyết điểm, vi phạm phải được xem xét, xử lý theo quy định. Ủy ban Kiểm tra Trung ương báo cáo Ban Bí thư xem xét, quyết định xử lý việc phong tặng danh hiệu "Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân trong thời kỳ chống Mỹ" để kiến nghị các cơ quan chức năng của Nhà nước xử lý theo thẩm quyền.
Những cựu chiến binh tỉnh Thừa Thiên - Huế tố cáo ông Hồ Xuân Mãn khai man thành tích để được phong tặng Anh hùng
Đây là kết quả của cuộc đấu tranh chống tham nhũng danh hiệu kiên trì, dũng cản của cán bộ, đảng viên và đồng bào Thừa Thiên - Huế.
Từ đầu năm 2013, trên một số tờ báo có đưa tin về việc một số cựu chiến binh từng sống và chiến đấu với ông Hồ Xuân Mãn, nguyên Bí thư Tỉnh ủy Thừa Thiên - Huế, đã gửi đơn đến Thường vụ Tỉnh ủy Thừa Thiên - Huế khiếu nại và tố cao ông Mãn khai man thành tích và đã được phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân vào tháng 8/2010. Theo những người tố cáo, cả 17 chiến công mà ông kê khai đều là ngụy tạo, bịa đặt, cướp công đồng đội.
Tất cả những cựu chiến binh này đều cho rằng, ông Mãn đã khai man thành tích để được phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
Trên cơ sở những dẫn chứng nêu ra, ông Võ Sỹ Đài - nguyên Chỉ huy trưởng Huyện đội Phong Điền cho rằng, tất cả 17 thành tích của ông Mãn khai trong hồ sơ phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân đều không có trên thực tế. Tương tự, các ông Lê Văn Bang (nguyên Tham mưu trưởng Huyện đội Phong Điền), Huỳnh Quốc Pháp (nguyên sĩ quan phản gián), Ngô Thanh Phấn (nguyên trinh sát đặc công)… đều cho rằng, những gì ông Mãn khai trong bản thành tích đều là bịa đặt.
Chuyện tệ hại nhất đã xảy ra là, sau khi các thông tin tố cáo ông Mãn và đơn gửi đến tỉnh ủy, lãnh đạo Đảng, Nhà nước, cung cấp thông tin cho báo chí được công khai, nhiều người đứng đơn tố cáo đã bị ông Mãn cho người đe dọa, hành hung. Có người xưng là cán bộ đến nhà nói “ông già rồi, yên phận đi, đừng làm việc này nữa”. Một cụ khác liên tục bị cán bộ đến yêu cầu ông đừng tố cáo nữa. Thỉnh thoảng có người giấu tên qua điện thoại nói, nếu tôi còn tố cáo sẽ bị “xã hội đen” xử.
Ông Hồ Nghĩa, nguyên Trưởng ban An ninh huyện Phong Điền đang sống trong sợ hãi khi bị hành hung. Ông bức xúc kể: “Sáng 8/3/2013, Hồ Xuân Mãn và Hồ Bê (Bí thư huyện Phong Điền) đến nhà tôi. Tôi là tộc trưởng, chúng nó là cháu trong họ. Mãn đưa tờ giấy trắng nói là cần di dời cột điện ra khỏi nhà thờ họ và nếu tôi đồng ý thì ký vào. Tôi tưởng là việc tốt cho dòng họ nên ký. Sau đó tôi biết tin ở trước nhà thờ họ treo tờ giấy có chữ ký của tôi với nội dung là tôi không kiện ông Mãn nữa. Tôi không ngờ chúng nó lừa tôi. Vậy ông Mãn lôi kéo Hồ Bê hay Bê cũng “đồng lõa” làm cái việc bẩn thỉu này? Buổi tối, có hai kẻ lạ mặt đến nhà hỏi tôi rồi dùng gậy đánh vào lưng, vai tôi sau đó bỏ chạy”.
Ông Hồ Nghĩa nói: “Tôi xin khẳng định là Mãn khai báo gian dối, bịa đặt thành tích và tôi vẫn kiện Mãn. Nó làm xấu mặt cả họ hàng và dân làng, giờ không dám về quê nhìn đồng đội, bà con, họ hàng”.
Trao đổi về thông tin đơn thư khiếu nại liên quan đến hồ sơ phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân của ông Hồ Xuân Mãn, một lãnh đạo Ban Thi đua khen thưởng Trung ương cho biết, hồ sơ của ông Hồ Xuân Mãn được làm thủ tục theo đúng quy trình từ dưới lên, có tờ trình và có ký duyệt của cơ quan quản lý Nhà nước, nghĩa là “không thể khai man”, ở đây là khen thưởng trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ.
Lý thuyết thì là vậy nhưng phải đến khi Ủy ban Kiểm tra Trung ương vào cuộc, mọi việc mới đựợc sáng tỏ. Chân tướng vụ tham nhũng danh hiệu mới lộ diện nhờ thực hiện Nghị quyết Trung ương 4.


- Vụ “anh hùng bị tố khai man”: Người bị tố không muốn đối chất (DV). - Mãn lên chức bí thư tỉnh ủy ở phút 89… (Quang Minh). - TRỞ LẠI VỤ NGHI ÁN KHAI GIAN THÀNH TÍCH ANH HÙNG CỦA ÔNG HỒ XUÂN MÃN (Ngô Minh). – Thành tích của Hồ Xuân Mãn Cuộc (Quang Minh). – Bị đánh, dọa “xử” sau khi tố ông Hồ Xuân Mãn khai man (NLĐ). – UBKT Trung ương làm việc với các nhân chứng (PLTP). – Vụ “Anh hùng bị tố khai man”: UB Kiểm tra T.Ư làm việc với nhiều nhân chứng (DV). Anh hùng LLVTND Hồ Xuân Mãn: Người con ưu tú của đất Phò Ninh.- Ông Nguyễn Văn Hoàng, Chánh Văn phòng Ban Nội chính Thành ủy Cần Thơ: Khai man vẫn lên chức (NLĐ). – Có lẽ ông Nguyễn Văn Hoàng học ông Hồ Xuân Mãn, là người đã “học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh“, sau bị phát hiện khai man thành tích để được phong danh hiệu Anh hùng LLVTND.

-Son Tran
BUỒN ư ? đọc chuyện 02 tập nè :
"Người con ưu tú đất Phò Ninh" - Tập 01-
*Photo: BUỒN ư ? đọc chuyện 02 tập nè :
"Người con ưu tú đất Phò Ninh" - Tập 01-
*

Nếu đang rảnh tưởng cũng nên đọc chơi một bài (“Người Con Ưu Tú Của Đất Phò Ninh”) của báo An Ninh Thế Giới – số ra ngày 02 tháng 2 năm 2013 – cho nó mở mang đầu óc:

    Đêm 9/9/1966, có một chàng trai chưa tròn 16 tuổi, từ biệt cha mẹ, ông nội  và làng Phò Ninh, xã Phong An, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên để cùng những người bạn đồng liêu là các anh Hoàng Xê, Hồ A… tìm đường lên chiến khu tham gia kháng chiến, gia nhập vào Đại đội An ninh vũ trang đầu tiên của tỉnh Thừa Thiên. Trong những năm tháng chiến tranh tàn khốc trên mặt trận Thừa Thiên, anh đã cùng với những đồng đội của mình tổ chức nhiều trận đánh ‘xuất quỷ nhập thần’ làm cho quân lực Hoa Kỳ và binh sĩ quân đội Sài Gòn nhiều phen kinh hồn, bạt vía…

    Kẻ thù từng xem anh là “tên an ninh Việt Cộng đặc biệt nguy hiểm” và đã nhiều lần đưa ảnh chân dung của anh lên mục cáo thị để treo giá trọng thưởng bằng tiền cho bất cứ ai bắt sống hoặc tiêu diệt được anh (Theo hồ sơ của Cảnh sát đặc biệt chế độ Sài Gòn để lại – NV).

     Chàng trai lớn lên từ đất làng Phò Ninh ấy tên là Hồ Xuân Mãn – một người đã đi qua chiến tranh với 33 lần được phong dũng sĩ, 3 Huân chương Chiến công hạng Ba, 3 Huân chương Giải phóng các hạng và 1 Huân chương Quyết thắng, 3 huy hiệu Chiến sĩ thi đua, nhiều bằng khen và cả giấy chứng nhận danh hiệu “Tấn công, nổi dậy, anh dũng, kiên cường“.

    Sau này, trong công cuộc dựng xây quê hương, đất nước, ông là Ủy viên Trung ương Đảng, 2 nhiệm kỳ liên tiếp giữ cương vị Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Thừa Thiên Huế và vinh dự được Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.

(Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan trao tặng danh hiệu AHLLVTND
cho ông Hồ Xuân Mãn. Ảnh: antg.cand.com)
“Người Con Ưu Tú Của Đất Phò Ninh” còn đang loay hoay chưa tìm ra được một chỗ (đắc ý) để chưng danh hiệu anh hùng thì  đã có chuyện đáng tiếc xẩy ra – theo như tin loan của báo Dân Trí, đọc được và ngày 4 tháng 3 năm 2013:

    17 cựu chiến binh, cán bộ hưu trí đã làm đơn tố cáo hành vi khai báo gian dối, bịa đặt, cướp công đồng đội trong bản thành tích cá nhân của của ông Hồ Xuân Mãn, nguyên Bí thư Tỉnh ủy tỉnh TT-Huế, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân...

    Mọi người cho biết, hồ sơ của ông Mãn đi trái nguyên tắc là từ trên xuống chứ không phải dưới lên (cơ sở đề nghị, cấp trên xét duyệt). “Cấp trên đưa hồ sơ xuống, chúng tôi là những cán bộ, đồng đội của ông Mãn mà chỉ việc ký chứ không được đọc, không được lưu. Lúc đó ông Mãn là Bí thư Tỉnh ủy thì muốn làm gì chả được. Khi làm lễ đón nhận danh hiệu thì lén lút chứ không như những buổi lễ long trọng của những người khác được phong tặng anh hùng. Anh hùng như ông Mãn làm gì cho đau, cho nhục khi bị lên án, không dám về quê, không dám gặp đồng chí đồng đội và người dân địa phương”, những người khiếu nại bức xúc.

Nói nào ngay: đây không phải là lần đầu tiên ông Hồ Xuân Mãn đã khiến “đồng chí đồng đội và người dân địa phương bức xúc.” Trước đó, “Người Con Ưu Tú Của Đất Phò Ninh” cũng đã từng làm cho nhiều người “chết lặng” – theo tin loan của báo Lao Động, số ra ngày 26 tháng 11 năm 2005:

    Chuyện là một bữa trưa đẹp trời, “quan” lớn cùng một số “quan” nhỏ vào ăn trưa ở một nhà hàng ở ven đô. Một nữ tiếp viên trẻ, mới đến làm việc của nhà hàng, như lệ thường, đến đon đả mở bia, tiếp đá cho các “quan”. Và (có lẽ cũng như thường lệ), “quan” lớn nhất đã không cầm lòng trước nhan sắc của cô tiếp viên chỉ đáng tuổi con mình nên đã… ghì đầu cô ta lại rồi hôn đánh chụt một cái vào má, trước sự chứng kiến của quan khách có mặt trong nhà hàng hôm đó! Quá bất ngờ và cảm thấy nhục nhã bởi hành vi của vị “quan” đáng kính mà lâu nay cô chỉ thỉnh thoảng được thấy mặt và nghe nói toàn lời hay, ý đẹp trên ti-vi, cô tiếp viên đã đáp trả ngay lập tức bằng một cái tát như trời giáng vào mặt “quan”! Cát tát làm cả nhà hàng “chết lặng… 

Về sự kiện này, blogger Haihien đã có lời bàn rằng “… mình đoán nếu Cụ Hồ còn sống, chắc Cụ sẽ cho ông bí thư này vài cái tát nữa.” Suy đoán như vậy (sợ) hơi chủ quan và (e) cũng rất xa với sự thực. Sự thực, nếu còn sống (không chừng) Cụ Hồ sẽ cho ông bí thư này vài tràng pháo tay – chứ không phải là vài cái tát.

Đồng bệnh tương lân mà, cha nội!

Cách hành xử của ông Hồ Xuân Mãn có rất nhiều nét giống (hao hao) như ông Hồ Chí Minh. Nói cách khác, hơi cường điệu chút xíu, ông Mãn có thể xem như là hình ảnh của ông Hồ thu nhỏ.
Coi:

Ông Mãn bị đồng chí và đồng đội tố cáo là có “hành vi khai báo gian dối, bịa đặt, cướp công đồng đội trong bản thành tích cá nhân.” Đồng bào của Hồ Chí Minh cũng đã có người đã bầy tỏ sự quan ngại tương tự:

    “Tiểu sử Hồ Chí Minh là một bí mật. Chỗ nào ông muốn viết (hoặc sai người viết), chỗ nào giấu đi hoặc thêm thắt vào, đều có chủ đích rõ ràng. Và ông không hề ngần ngại nhận mình là tác giả những bài viết và những công trình không phải của ông. Trong phạm vi khảo luận này … chỉ chú ý đến thời kỳ Nguyễn Tất Thành ở Pháp, từ 1919 đến1923. Thời gian này, ông tự nhận mình là Nguyễn Ái Quốc và chính những bài báo ký tên Nguyễn Ái Quấc/Quốc đã xây dựng nên huyền thoại Hồ Chí Minh” (Thụy Khuê. Nhân Văn Giai Phẩm & Vấn Đề Nguyễn Ái Quốc. Tiếng Quê Hương: Virginia, 2012)" -Tưởng Năng Tiến -

(Hết tập 1 - Đón coi tập 2)

Nếu đang rảnh tưởng cũng nên đọc chơi một bài (“Người Con Ưu Tú Của Đất Phò Ninh”) của báo An Ninh Thế Giới – số ra ngày 02 tháng 2 năm 2013 – cho nó mở mang đầu óc:



Đêm 9/9/1966, có một chàng trai chưa tròn 16 tuổi, từ biệt cha mẹ, ông nội và làng Phò Ninh, xã Phong An, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên để cùng những người bạn đồng liêu là các anh Hoàng Xê, Hồ A… tìm đường lên chiến khu tham gia kháng chiến, gia nhập vào Đại đội An ninh vũ trang đầu tiên của tỉnh Thừa Thiên. Trong những năm tháng chiến tranh tàn khốc trên mặt trận Thừa Thiên, anh đã cùng với những đồng đội của mình tổ chức nhiều trận đánh ‘xuất quỷ nhập thần’ làm cho quân lực Hoa Kỳ và binh sĩ quân đội Sài Gòn nhiều phen kinh hồn, bạt vía…


Kẻ thù từng xem anh là “tên an ninh Việt Cộng đặc biệt nguy hiểm” và đã nhiều lần đưa ảnh chân dung của anh lên mục cáo thị để treo giá trọng thưởng bằng tiền cho bất cứ ai bắt sống hoặc tiêu diệt được anh (Theo hồ sơ của Cảnh sát đặc biệt chế độ Sài Gòn để lại – NV).

Chàng trai lớn lên từ đất làng Phò Ninh ấy tên là Hồ Xuân Mãn – một người đã đi qua chiến tranh với 33 lần được phong dũng sĩ, 3 Huân chương Chiến công hạng Ba, 3 Huân chương Giải phóng các hạng và 1 Huân chương Quyết thắng, 3 huy hiệu Chiến sĩ thi đua, nhiều bằng khen và cả giấy chứng nhận danh hiệu “Tấn công, nổi dậy, anh dũng, kiên cường“.

Sau này, trong công cuộc dựng xây quê hương, đất nước, ông là Ủy viên Trung ương Đảng, 2 nhiệm kỳ liên tiếp giữ cương vị Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Thừa Thiên Huế và vinh dự được Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.

(Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan trao tặng danh hiệu AHLLVTND
cho ông Hồ Xuân Mãn. Ảnh: antg.cand.com)
“Người Con Ưu Tú Của Đất Phò Ninh” còn đang loay hoay chưa tìm ra được một chỗ (đắc ý) để chưng danh hiệu anh hùng thì đã có chuyện đáng tiếc xẩy ra – theo như tin loan của báo Dân Trí, đọc được và ngày 4 tháng 3 năm 2013:

17 cựu chiến binh, cán bộ hưu trí đã làm đơn tố cáo hành vi khai báo gian dối, bịa đặt, cướp công đồng đội trong bản thành tích cá nhân của của ông Hồ Xuân Mãn, nguyên Bí thư Tỉnh ủy tỉnh TT-Huế, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân...

Mọi người cho biết, hồ sơ của ông Mãn đi trái nguyên tắc là từ trên xuống chứ không phải dưới lên (cơ sở đề nghị, cấp trên xét duyệt). “Cấp trên đưa hồ sơ xuống, chúng tôi là những cán bộ, đồng đội của ông Mãn mà chỉ việc ký chứ không được đọc, không được lưu. Lúc đó ông Mãn là Bí thư Tỉnh ủy thì muốn làm gì chả được. Khi làm lễ đón nhận danh hiệu thì lén lút chứ không như những buổi lễ long trọng của những người khác được phong tặng anh hùng. Anh hùng như ông Mãn làm gì cho đau, cho nhục khi bị lên án, không dám về quê, không dám gặp đồng chí đồng đội và người dân địa phương”, những người khiếu nại bức xúc.

Nói nào ngay: đây không phải là lần đầu tiên ông Hồ Xuân Mãn đã khiến “đồng chí đồng đội và người dân địa phương bức xúc.” Trước đó, “Người Con Ưu Tú Của Đất Phò Ninh” cũng đã từng làm cho nhiều người “chết lặng” – theo tin loan của báo Lao Động, số ra ngày 26 tháng 11 năm 2005:

Chuyện là một bữa trưa đẹp trời, “quan” lớn cùng một số “quan” nhỏ vào ăn trưa ở một nhà hàng ở ven đô. Một nữ tiếp viên trẻ, mới đến làm việc của nhà hàng, như lệ thường, đến đon đả mở bia, tiếp đá cho các “quan”. Và (có lẽ cũng như thường lệ), “quan” lớn nhất đã không cầm lòng trước nhan sắc của cô tiếp viên chỉ đáng tuổi con mình nên đã… ghì đầu cô ta lại rồi hôn đánh chụt một cái vào má, trước sự chứng kiến của quan khách có mặt trong nhà hàng hôm đó! Quá bất ngờ và cảm thấy nhục nhã bởi hành vi của vị “quan” đáng kính mà lâu nay cô chỉ thỉnh thoảng được thấy mặt và nghe nói toàn lời hay, ý đẹp trên ti-vi, cô tiếp viên đã đáp trả ngay lập tức bằng một cái tát như trời giáng vào mặt “quan”! Cát tát làm cả nhà hàng “chết lặng…

Về sự kiện này, blogger Haihien đã có lời bàn rằng “… mình đoán nếu Cụ Hồ còn sống, chắc Cụ sẽ cho ông bí thư này vài cái tát nữa.” Suy đoán như vậy (sợ) hơi chủ quan và (e) cũng rất xa với sự thực. Sự thực, nếu còn sống (không chừng) Cụ Hồ sẽ cho ông bí thư này vài tràng pháo tay – chứ không phải là vài cái tát.

Đồng bệnh tương lân mà, cha nội!

Cách hành xử của ông Hồ Xuân Mãn có rất nhiều nét giống (hao hao) như ông Hồ Chí Minh. Nói cách khác, hơi cường điệu chút xíu, ông Mãn có thể xem như là hình ảnh của ông Hồ thu nhỏ.
Coi:

Ông Mãn bị đồng chí và đồng đội tố cáo là có “hành vi khai báo gian dối, bịa đặt, cướp công đồng đội trong bản thành tích cá nhân.” Đồng bào của Hồ Chí Minh cũng đã có người đã bầy tỏ sự quan ngại tương tự:

“Tiểu sử Hồ Chí Minh là một bí mật. Chỗ nào ông muốn viết (hoặc sai người viết), chỗ nào giấu đi hoặc thêm thắt vào, đều có chủ đích rõ ràng. Và ông không hề ngần ngại nhận mình là tác giả những bài viết và những công trình không phải của ông. Trong phạm vi khảo luận này … chỉ chú ý đến thời kỳ Nguyễn Tất Thành ở Pháp, từ 1919 đến1923. Thời gian này, ông tự nhận mình là Nguyễn Ái Quốc và chính những bài báo ký tên Nguyễn Ái Quấc/Quốc đã xây dựng nên huyền thoại Hồ Chí Minh” (Thụy Khuê. Nhân Văn Giai Phẩm & Vấn Đề Nguyễn Ái Quốc. Tiếng Quê Hương: Virginia, 2012)" -Tưởng Năng Tiến -

(Hết tập 1 - Đón coi tập 2)


BUỒN ư?
ĐỌC TIẾP TẬP 2: "Một ông HỒ nho nhỏ"
*
Ông Mãn bị đồng chí và đồng đội tố cáo là có “hành vi khai báo gian dối, bịa đặt, cướp công đồng đội trong bản thành tích cá nhân.” Đồng bào của Hồ Chí Minh cũng đã có người đã bầy tỏ sự quan ngại tương tự:

“Tiểu sử Hồ Chí Minh là một bí mật. Chỗ nào ông muốn viết (hoặc sai người viết), chỗ nào giấu đi hoặc thêm thắt vào, đều có chủ đích rõ ràng. Và ông không hề ngần ngại nhận mình là tác giả những bài viết và những công trình không phải của ông. Trong phạm vi khảo luận này … chỉ chú ý đến thời kỳ Nguyễn Tất Thành ở Pháp, từ 1919 đến1923. Thời gian này, ông tự nhận mình là Nguyễn Ái Quốc và chính những bài báo ký tên Nguyễn Ái Quấc/Quốc đã xây dựng nên huyền thoại Hồ Chí Minh” (Thụy Khuê. Nhân Văn Giai Phẩm & Vấn Đề Nguyễn Ái Quốc. Tiếng Quê Hương: Virginia, 2012).

Ông Lê Sáu, nguyên bí thư Huyện ủy Phong Điền, cho biết chi tiết về một trong những những thành tích “xuất qủi nhập thần của ông Hồ Xuân Mãn” như sau:

Một trận đánh của Mãn, trận khử Hoàng Sớm, Mãn nắm chắc Hoàng Sớm đi ăn kỵ, kế hoạch trận đánh thật hoàn hảo…không lẽ người con “ưu tú” ấy không nhận biết bà con mình đang ăn kỵ? Trước khi bóp cò súng, Mãn có phân biệt ai là địch, ai là ta? Mãn bắn bừa vào mâm kỵ trong đó có ông nội của Mãn? Mãn là người cháu “ưu tú” ư? Mãn đã “giết nhầm hơn bỏ sót” để khử 01 tên ác ôn mà 9 người dân phải chết, 8 dân lành bị thương… Vì cái danh hảo “anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân” Mãn đang xới xáo nổi đau đã chôn khuất sau 40 năm của những người bà con của Mãn, họ vô tội, họ là chiến sĩ, đồng bào, hằng năm đến ngày kỵ năm xưa ấy trong thôn Phò Ninh có thêm 10 cái kỵ…

Với đường lối xuyên suốt là “thà giết lầm còn hơn bỏ sót” thì để trừ khử một viên trưởng ấp mà có thêm 17 thường dân vừa chết vừa bị thương, kể ra, cũng vẫn đáng được tuyên dương. Trong Cải Cách Ruộng Đất, con số những kẻ thương vong nhiều hơn cả chục ngàn lần. Tuy thế, Hồ Chủ Tịch cũng vẫn coi đây như là thành tích:

“Luật cải cách ruộng đất của ta chí nhân, chí nghĩa, hợp lí hợp tình, chẳng những là làm cho cố nông, bần nông, trung nông ở dưới có ruộng cày, nhưng đồng thời chiếu cố đồng bào phú nông, đồng thời chiếu cố đồng bào địa chủ.”

Và điều mà các đồng đội của ông Hồ Xuân Mãn than phiền nhiều nhất là ông Mãn viết báo tự xưng tụng mình, hay “hồ sơ của ông Mãn đi trái nguyên tắc là từ trên xuống chứ không phải dưới lên.” Hồ sơ của ông Hồ Chí Minh cũng vậy, cũng chính ổng tự làm ra và “đưa từ trên xuống” chớ đâu. Bác tự viết tiểu sử rồi bắt cả nước học tập và xưng tụng còn được thì nhằm nhò gì cái chuyện lẻ tẻ – như bài tạp bút của ông Hồ Xuân Mãn (“Nhớ Đêm Về Xóm Bồ”) trên tạp chí Sông Hương.

Tương tự, cái tát của cô tiếp viên nhà hàng – hồi năm 2005 – mới chỉ làm thực khách của một quán ăn “chết lặng” chứ còn cái xác của bà Nông Thị Xuân (nằm trước Phủ Chủ Tịch, vào sáng hôm 12 tháng 2 năm 1957) bộ không làm cho cả nước sững sờ sao?

Dù vậy, theo ghi nhận của Wikipedia:
“Tại Việt Nam, hình ảnh Hồ Chí Minh phổ biến khắp nơi như là một ‘tấm gương sáng ngời về đạo đức’, một ‘nhân cách cao thượng’, được coi là một ‘thần tượng.’ Những tác phẩm nói về Hồ Chí Minh thường ca ngợi những đức tính tốt đẹp của ông. Các cấp ủy Đảng Cộng sản Việt Nam thường xuyên tuyên truyền, vận động cán bộ, đảng viên của Đảng Cộng sản Việt Nam và nhân dân học tập và làm theo tấm gương đạo đức, lối sống của Hồ Chí Minh.”

Người Con Ưu Tú Của Đất Phò Ninh – Ủy Viên Trung Ương Hồ Xuân Mãn (rõ ràng) chỉ “học tập và làm theo tấm gương đạo đức, lối sống của Hồ Chí Minh” và đã trở thành ông Hồ nho nhỏ – thế thôi.
Chế độ hiện hành được hình thành, bảo vệ và tô điểm bởi vô số những ông Hồ tương tự.
Kích thước, tuổi tác của họ tuy có khác nhưng bản chất thì không .
-Tường Năng Tiến-
************

- “Anh hùng khai man thành tích?”: Tỉnh ủy đang kiểm tra lại hồ sơ (TT). TT - Ngày 5-3, sau khi báo Tuổi Trẻ thông tin về việc các cựu chiến binh gửi đơn đến Tỉnh ủy Thừa Thiên - Huế khiếu nại ông Hồ Xuân Mãn - nguyên bí thư Tỉnh ủy - khai man thành tích để nhận danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, ông Nguyễn Ngọc Thiện, bí thư Tỉnh ủy Thừa Thiên - Huế, cho biết: “Tôi nhận đơn này hôm 29 tết (ngày 9-2), gửi thẳng cho tôi.

>> Anh hùng khai man thành tích?
Còn đơn gửi cho Thường vụ Tỉnh ủy thì đồng chí phó bí thư thường trực nói chưa nhận được. Chúng tôi có kiểm tra lại ở văn phòng nhưng cũng không thấy. Sau khi tôi nhận đơn, các đồng chí trong thường trực và thường vụ có trách nhiệm liên quan đã hội ý và hiện đang tập trung chỉ đạo giải quyết vụ việc này theo quy định của pháp luật. Cụ thể là giao cho Ủy ban kiểm tra Tỉnh ủy rà soát lại toàn bộ sự việc và tham mưu cho thường vụ để giải quyết. Khi nào giải quyết xong sẽ thông tin cho những người có đơn khiếu nại và cho báo chí theo quy định”.
"Phải đợi kiểm tra lại những tài liệu liên quan đến bộ hồ sơ của ông Hồ Xuân Mãn mới trả lời được. Có thể thời gian ngắn nhưng thành tích nhiều, cũng có thể thời gian dài mà thành tích ít. Như tôi nói, phải đợi kiểm tra"
Ông Nguyễn Ngọc Thiện (bí thư Tỉnh ủy Thừa Thiên - Huế)
Giao cho Ủy ban kiểm tra Tỉnh ủy xem xét
Theo ông Nguyễn Ngọc Thiện, Tỉnh ủy đang giao Ủy ban kiểm tra xem xét, nghiên cứu đơn, rồi tiến hành gặp những người có ký tên trong đơn để trao đổi, sau này sẽ có cuộc làm việc với ông Hồ Xuân Mãn và nhiều người khác nữa.
Ông Nguyễn Ngọc Thiện cũng khẳng định quy trình xây dựng bộ hồ sơ đề nghị tặng danh hiệu anh hùng của ông Mãn được thực hiện chặt chẽ và đầy đủ theo các quy định. “Nếu quy trình không đầy đủ thì cấp trên cũng sẽ không thẩm định đâu. Thường vụ Tỉnh ủy không phải là cấp quyết định cuối cùng. Cấp quyết định cuối cùng là Chủ tịch nước. Dưới Chủ tịch nước có Hội đồng thi đua - khen thưởng trung ương, rồi phải có ý kiến của Bộ Quốc phòng, Quân khu 4. Dưới nữa thì có huyện, văn phòng (tỉnh ủy), thường vụ (tỉnh ủy)” - ông Thiện nhấn mạnh.
Trả lời câu hỏi Thường vụ Tỉnh ủy dựa trên cơ sở nào để có ý kiến chấp thuận hồ sơ, ông Thiện nói: “Thường vụ phải dựa trên tất cả hồ sơ thủ tục liên quan theo quy định. Trên cơ sở thẩm tra các quy trình đầy đủ thì thường vụ mới thông qua. Tuy nhiên, bây giờ phải kiểm tra lại toàn bộ. Sau khi có kết luận sẽ trả lời. Quan điểm của thường vụ sẽ giải quyết thấu đáo và trả lời thấu đáo, những gì thuộc thẩm quyền của thường vụ”.
Quan trọng là người khai
Trong một diễn biến liên quan, một vị lãnh đạo của Tỉnh ủy Thừa Thiên - Huế cho biết bộ hồ sơ đề nghị phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân của ông Hồ Xuân Mãn là do Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Thừa Thiên - Huế chủ trì lập, bởi thành tích này vào thời kỳ ông Mãn tham gia du kích và làm xã đội trưởng, thuộc quản lý của quân sự địa phương. Trao đổi về vấn đề này, đại tá Đặng Ngọc Nghĩa - nguyên là chỉ huy trưởng Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Thừa Thiên - Huế giai đoạn 2005-2011 (hiện là phó tham mưu trưởng Quân khu 4) - nói: “Tôi không ký vào hồ sơ đề nghị phong anh hùng của ông Hồ Xuân Mãn. Có thể tôi ký tờ trình thôi, tờ trình gửi Quân khu 4 đề nghị phong anh hùng, còn bản khai (thành tích) thì tôi không biết. Tờ trình này là theo ý kiến của Thường vụ Tỉnh ủy. Còn quyền quyết là của Quân khu 4, Bộ Quốc phòng và của Nhà nước. Mà bản khai thành tích thì quan trọng là người khai thôi. Người ký chỉ ký xác nhận nội dung đó chứ đâu sống cùng thời với họ mà biết”.
Theo ông Nghĩa, lúc đó đề nghị phong tặng cho ba người, ngoài ông Mãn còn có ông Vũ Thắng (nguyên bí thư Tỉnh ủy Bình Trị Thiên) và ông Huỳnh An (trung đoàn trưởng trung đoàn 6), nhưng chỉ mình ông Mãn được phong. Giai đoạn xét tặng anh hùng (cho ông Mãn) thì cả tỉnh Thừa Thiên - Huế đều biết. Quá trình đề nghị xét gần một năm nhưng không ai có ý kiến gì cả, trong thường vụ lại nhất trí cao.
Theo thượng tá Nguyễn Văn Lương - nguyên chỉ huy trưởng Ban chỉ huy quân sự huyện Phong Điền giai đoạn 1995, ông là người ký vào hồ sơ đề nghị xét thưởng danh hiệu anh hùng của ông Mãn, sau khi xem xét hồ sơ cán bộ, hồ sơ Đảng, bản báo cáo thành tích và giấy chứng nhận các huy chương, huân chương, danh hiệu dũng sĩ... “Hồ sơ này từ Bộ chỉ huy quân sự tỉnh chuyển về. Tôi cũng đã ký nhiều hồ sơ đề nghị xét thưởng danh hiệu anh hùng, trong đó có nhiều người ở huyện Phong Điền” - ông Lương nói.
Ông Hồ Xuân Mãn:
“Khó thể nặn ra được”
Chiều 5-3, phóng viên Tuổi Trẻ tại Hà Nội đã liên lạc với ông Hồ Xuân Mãn, nguyên bí thư Tỉnh ủy Thừa Thiên - Huế. Ông Mãn cho biết hiện đang điều trị tại một bệnh viện ở Hà Nội và cho hay nếu ông ở nhà (tại Huế) thì sẽ mời phóng viên qua nhà để “mang bộ hồ sơ ra chứng minh”.
Ông Hồ Xuân Mãn cho rằng vì đơn khiếu nại gửi Thường vụ Tỉnh ủy Thừa Thiên - Huế thì để Thường vụ Tỉnh ủy trả lời là khách quan nhất. “Mình sống có tổ chức, cứ để tổ chức làm việc. Một là có thành tích không, hai là nếu có thành tích thì chứng minh như thế nào, có hiện vật không, có giấy tờ gì không, có bằng khen hay danh hiệu dũng sĩ thế nào, huân chương thì chứng minh có bao nhiêu huân chương và loại gì, chiến sĩ thi đua phải chứng minh là chiến sĩ thi đua” - ông Mãn nói.
Cũng theo ông Mãn, hồ sơ phong tặng danh hiệu anh hùng đã làm 4-5 năm nay rồi, theo luật là phải công bố trên báo, làm từ cơ sở làm lên, phải qua cấp quản lý cán bộ, qua hội đồng thi đua khen thưởng. “Từ cái đó tập thể suy tôn, chứ mình không thể nặn ra được”.
Trong bản báo cáo thành tích đề nghị phong tặng danh hiệu anh hùng, ông Hồ Xuân Mãn khai sau 11 năm chiến đấu (1964-1975), được tặng hai Huân chương Chiến công (hạng nhất và hạng ba), ba Huân chương Giải phóng, một Huân chương Kháng chiến hạng nhì, hai danh hiệu Chiến sĩ thi đua cấp quân khu và một danh hiệu toàn miền Nam, 33 danh hiệu Dũng sĩ diệt Mỹ, ngụy, xe cơ giới...
Cùng ngày, một phó chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra trung ương cho biết cá nhân ông chưa nhận được đơn khiếu nại mà chỉ biết một số thông tin qua báo chí. Vị phó chủ nhiệm này giải thích: “Đây là thắc mắc về vấn đề phong danh hiệu nên có thể sự việc sẽ được chuyển đến Bộ Nội vụ, Ban Thi đua khen thưởng trung ương”. Phóng viên báo Tuổi Trẻ đã liên lạc với lãnh đạo Ban Thi đua khen thưởng trung ương nhưng chưa nhận được trả lời.
V.V.THÀNH - NG.LINH
 “Anh hùng” này còn bị Lao động năm kia đưa ra một vụ sớ rớ rờ một em nhân viên nhà hàng, bị ăn tát, rồi nổi khùng ra lệnh cho nhà hàng đuổi cô bé. Nhưng không hiểu sao một thời gian sau lại lĩnh giải thưởng “Học tập và làm theo tấm gương …” - Những điều ông Hồ Xuân Mãn học từ ông Hồ Chí Minh? (RFA). Cuối tháng vừa qua, Ban Chỉ đạo cuộc vận động “học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” đã tổ chức tuyên dương các tập thể, cá nhân được xem là điển hình trong ba năm thực hiện cuộc vận động đó.

Chuyện về một điển hình 

Trong số hàng trăm tập thể, cá nhân được xem là điển hình của ba năm “học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, có ông Hồ Xuân Mãn, Bí thư tỉnh Thừa Thiên – Huế. Ông Mãn đã học và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh như thế nào? Trân Văn tổng hợp báo chí trong nước và dư luận dân chúng qua các diễn đàn điện tử, các blog để tường trình.
Cách nay khoảng 5 năm, trên số 327, ra ngày 26 tháng 11 năm 2005, tờ Lao Động, cơ quan ngôn luận của Tổng Liên đoàn Lao Động Việt Nam đăng một bài viết ngắn, với tựa là “Đất cố đô có vua”. Tác giả bài viết có tựa vừa dẫn kể rằng:
Mấy hôm nay, nơi tôi đang sống, từ lề đường đến công sở, đi đâu cũng nghe người dân, cán bộ, nhỏ to đầy hả hê chuyện ông “quan” to nhất tỉnh vừa bị một nữ tiếp viên nhà hàng “dạy” cho bài học muối mặt về ứng xử với phụ nữ ngoài xã hội.
Chuyện là một bữa trưa đẹp trời, “quan” lớn cùng một số “quan” nhỏ vào ăn trưa ở một nhà hàng ven đô. Một nữ tiếp viên trẻ, mới đến làm việc của nhà hàng, như lệ thường, đến đon đả mở bia, tiếp đá cho các “quan”. Và (có lẽ cũng như thường lệ), “quan” lớn nhất đã không cầm lòng trước nhan sắc của cô tiếp viên chỉ đáng tuổi con mình nên đã… ghì đầu cô ta lại rồi hôn đánh chụt một cái vào má, trước sự chứng kiến của quan khách có mặt trong nhà hàng hôm đó! 
Quá bất ngờ và cảm thấy nhục nhã bởi hành vi của vị “quan” đáng kính, cô tiếp viên đã đáp trả ngay lập tức bằng một cái tát như trời giáng vào mặt “quan”!
Trích từ báo Lao Động
Quá bất ngờ và cảm thấy nhục nhã bởi hành vi của vị “quan” đáng kính mà lâu nay cô chỉ thỉnh thoảng được thấy mặt và nghe nói toàn lời hay, ý đẹp trên ti-vi, cô tiếp viên đã đáp trả ngay lập tức bằng một cái tát như trời giáng vào mặt “quan”! Cái tát làm cả nhà hàng “chết lặng” như… sóng thần xuất hiện!
Chuyện đến đây chưa hẳn đã có đoạn kết tệ hại, nếu “quan”hành xử như một người có văn hoá (lỡ có tí bia rượu), chẳng hạn nói một lời xin lỗi. Đàng này, sau một lúc bỏ đi vào nhà vệ sinh, “quan” quay trở ra, mặt hầm hầm chỉ tay, lớn tiếng: “Đuổi, đuổi ngay cô tiếp viên không biết làm việc kia!”.
Tất nhiên chủ quán thanh toán tiền công và cho cô nghỉ việc ngay sau đó. Chưa hết, “quan” còn doạ sẽ cho đóng cửa, không chỉ nhà hàng này mà còn cả…các nhà hàng bên cạnh!         
Tác giả bài viết “Đất cố đô có vua” kể thêm rồi nêu một số thắc mắcTheo giới thạo tin “mật” thì việc ông “quan”này vào các nhà hàng ruột của mình rồi ôm hôn  các cô tiếp viên và “hơn thế” giữa thanh thiên bạch nhật như đã dẫn ở trên là “chuyện thường ngày ở huyện”. Nhưng lâu nay, các cô phần khiếp uy của “quan”, phần vì miếng cơm manh áo đành nuốt nhục, im lặng. Cái tát vừa rồi thật ra là … “đi đêm lắm có ngày gặp ma” mà thôi.
Người viết bài này đã nghĩ mãi vẫn không lý giải thỏa đáng về hành vi của “quan”.
Chẳng lẽ, “quan” cho  rằng xã hội bây giờ không có “vua”, cũng không có “dân”, nên không cần nhìn trước nhìn sau khi thực hiện những hành vi không xứng đáng với trọng trách như thế?
Hay là “quan” cho rằng, ta là “vua” của đất cố đô này nên ta muốn làm gì cũng được?
Tuy tạo ra sự xôn xao lớn trong dư luận, song giống như nhiều sự kiện khác từng xảy ra tại Việt Nam, bài “Đất cố đô có vua” nhanh chóng rơi vào quên lãng vì lãnh đạo Đảng, Nhà nước không chỉ đạo xác minh, xử lý dù nhân vật chính được xác định là vị quan “to nhất tỉnh”.

“Tấm gương tiêu biểu”

Đến cuối tháng vừa qua, bài “Đất cố đô có vua” được rất nhiều diễn đàn điện tử và blog đồng loạt đăng trở lại, ngay sau khi có tin, ông Hồ Xuân Mãn, Bí thư Tỉnh ủy của khu vực “cố đô”, được công nhận là một điển hình suốt ba năm thực hiện cuộc vận động “học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”.
ho-xuan-man-2-250
Hình chụp từ báo Lao Động. RFA Photo
Cũng thời điểm này, ông Hồ Xuân Mãn đã xuất hiện trên nhiều tờ báo trong nước để tự giới thiệu về mình với tư cách một “tấm gương tiêu biểu”, trong việc “học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, đồng thời công bố một số số liệu nhằm chứng minh, tỉnh Thừa Thiên – Huế, nơi đang được ông lãnh đạo đã đạt nhiều thành tích quan trọng: Chẳng hạn, trước đây, tỷ lệ người nghèo ở Thừa Thiên – Huế là 28% nhưng nay chỉ còn 8%. Thừa Thiên – Huế đã giúp 31.000 người thiểu số có nhà “4 cứng”. Thừa Thiên – Huế luôn là địa phương “nói đi đôi với làm”...     
Ngay sau đó, một cư dân của Thừa Thiên Huế là ông Hà Văn Thịnh – hiện đang giảng dạy tại Đại học Khoa học Huế - đã viết bài “Xin hỏi ông Bí thư Tỉnh ủy”, gửi cho báo điện tử VietNamNet. Về tính chất, “Xin hỏi ông Bí thư Tỉnh ủy” trên VietNamNet giống như “thư chất vấn” của một trí thức sống tại Huế, gửi cho ông Hồ Xuân Mãn.
Trong “thư chất vấn” ấy, ông Hà Văn Thịnh nêu ra hàng loạt vấn đề, chẳng hạn: Nếu Thừa Thiên – Huế đã giảm được trên 70% số hộ nghèo chỉ trong một nhiệm kỳ lãnh đạo thì đó là một kỷ lục, không chỉ đối với Việt Nam mà là cả thế giới!
Đây là thành tích cần phải được nhân rộng cho 62 tỉnh, thành khác học tập. Và, tôi cho rằng nếu bỏ qua điều này là một sự lãng phí tài năng ghê gớm. Vấn đề là ở chỗ dư luận muốn biết bằng cách nào, kinh phí lấy từ nguồn nào, các công đoạn của nó được tiến hành ra sao, bởi vì trên thực tế, không thấy tỉnh Thừa Thiên – Huế có những đổi thay đột biến để tạo nên đột biến ghê gớm kể trên?      
Người viết bài này đã sống và làm việc ở tỉnh Thừa Thiên – Huế 33 năm, đã chứng kiến sự thay đổi của nhiều lãnh đạo nhưng chưa hề thấy bất kỳ sự thay đổi thực sự nào từ ý tưởng, cách làm việc của những người lãnh đạo ấy.
Ô. Hà Văn Thịnh. 
Ông Hà Văn Thịnh nhấn mạnh: Người viết bài này đã sống và làm việc ở tỉnh Thừa Thiên – Huế 33 năm, đã chứng kiến sự thay đổi của nhiều lãnh đạo nhưng chưa hề thấy bất kỳ sự thay đổi thực sự nào từ ý tưởng, cách làm việc của những người lãnh đạo ấy.
Tôi sẵn sàng tranh luận với bất kỳ vị lãnh đạo nào về đề tài này. Chỉ cần bước qua đèo Hải Vân là thấy xấu hổ vì mình là người Huế. Sự đủng đỉnh của Huế, tính bảo thủ muôn đời của nó là điều ai cũng biết. Thật là buồn khi mình gắn bó với một quê hương mà quê hương ấy chỉ thay đổi gọi là, phát triển gọi là…
Là người dân, rất ước mong rằng các vị lãnh đạo hãy nói được sau khi đã làm được. Xin ông Bí thư Tỉnh ủy tỉnh TTH trả lời những câu hỏi của tôi.
Ông Hồ Xuân Mãn có trả lời thư chất vấn của ông Hà Văn Thịnh hay không (?). Chúng tôi đã tìm nhưng chưa thấy. Kết quả duy nhất mà chúng tôi được biết là báo điện tử VietNamNet đã lột bài “Xin hỏi ông Bí thư Tỉnh ủy”, của ông Hà Văn Thịnh ra khỏi website của họ.
Trên công luận và trong dư luận, ông Hồ Xuân Mãn còn được nhắc đến như một hoàng đế ở cố đô. Trong bài viết “Không phải là vua nhưng mộng ước cũng như... vua!”, ông Trương Duy Nhất, một nhà báo Việt Nam kể trên blog của ông về Lễ tế Nam Giao trong Festival Huế 2008: Tôi… hoảng hồn khi thấy trong nhóm quan chức phưỡn bụng trên thượng đàn trong lễ tế có một vị khoác... hoàng bào. Đó là ông Hồ Xuân Mãn, Bí thư Tỉnh uỷ Thừa Thiên- Huế. Sao ông Mãn dám… liều thế nhỉ? Hay ông nghĩ mình là … Vua?
Cũng trong bài viết vừa dẫn, nhà báo Trương Duy Nhất tâm tình: Chỉ xin nhắc mấy chuyện nhỏ. Mấy chuyện mà càng ngẫm càng thấy... sợ! Người ta đã đùa giỡn bậc tiền nhân, chọc ngoáy ông... Giời, và nhạo báng thần linh! Kinh thật!
Vì sao blogger Trương Duy Nhất nhắc đến tiền nhân, trời, thần và ông cảm thấy “kinh”? Tổng hợp một số tin đã đăng trên một số tờ báo ở Việt Nam như: Tuổi Trẻ, Giác Ngộ,... người ta được biết, hai lần Thừa Thiên – Huế tổ chức Festival là hai lần trời nổi dông, gió to, mưa lớn và sau đó sấm sét đánh xuống hoàng thành Huế, đúng vào lúc các quan chức chính quyền, từ Trung ương đến địa phương thực hiện nghi lễ tế cáo trời đất. Lần thứ nhất, sét đánh sập cửa An Hoà hôm 4 tháng 6 năm 2008 và lần thứ hai, sét đánh sập cửa Quảng Đức hôm 24 tháng 3 năm 2009!

Còn bao nhiêu tấm gương tiêu biểu?       

Ông Hồ Xuân Mãn chỉ là một trong hàng trăm cá nhân, hàng chục tập thể được tuyên dương là “những tấm gương tiêu biểu, đại diện cho hàng triệu tập thể, cá nhân cả nước đã có nhiều thành tích trong học tập và nhất là làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” trong ba năm vừa qua.
Năm nay, liệu sẽ có thêm bao nhiêu “tấm gương tiêu biểu, đại diện cho hàng triệu tập thể, cá nhân cả nước đã có nhiều thành tích trong học tập và nhất là làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”như ông Hồ Xuân Mãn?
Thật ra không phải chỉ trong ba năm gần đây, Đảng và chính quyền Việt Nam mới yêu cầu toàn Đảng, toàn dân học tập Hồ Chí Minh.
Tháng 3 năm 2003, Trung ương Đảng đã từng phát động một đợt “học tập tư tưởng Hồ Chí Minh”. Ba năm sau, Bộ Chính trị quyết định mở rộng đợt học tập này.
Theo một chỉ thị do Tổng Bí thư Đảng CSVN ký thì sau khi học tập “tư tưởng Hồ Chí Minh”, toàn Đảng, toàn dân còn cần “học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, từ năm 2007 cho tới hết nhiệm kỳ Đại hội X của Đảng CSVN, mãi tới đầu năm 2011 mới kết thúc.
Năm nay, chủ đề trọng tâm của cuộc vận động “học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” sẽ là: “Tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh về xây dựng Đảng ta thực sự trong sạch, vững mạnh, Đảng là đạo đức, là văn minh”.
Năm nay, liệu sẽ có thêm bao nhiêu “tấm gương tiêu biểu, đại diện cho hàng triệu tập thể, cá nhân cả nước đã có nhiều thành tích trong học tập và nhất là làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” như ông Hồ Xuân Mãn?

Khai man để đuợc phong anh hùng: Nguyên Bí thư Tỉnh ủy nói gì khi bị tố cáo? (CATP 2-3-13) -- "Đảng hiểu tôi"!
(CATP) 17 cựu chiến binh, cán bộ hưu trí đã làm đơn tố cáo hành vi khai báo gian dối, bịa đặt, cướp công đồng đội trong bản thành tích cá nhân của ông Hồ Xuân Mãn, nguyên Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Thừa Thiên - Huế, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.

Đại diện những người làm đơn khiếu nại

KHAI MAN ĐỂ ĐƯỢC PHONG ANH HÙNG?
Về xã Phong An, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên - Huế là quê ông Mãn, chúng tôi gặp những người đã làm đơn khiếu nại “về thành tích của Hồ Xuân Mãn kê khai để được phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang (LLVT) nhân dân trong kháng chiến chống Mỹ không đúng với sự thật”. Họ là 17 đảng viên, cán bộ hưu trí, cựu chiến binh và khẳng định thành tích cá nhân của ông Mãn là bịa đặt, cướp công đồng đội.

Thành tích thứ nhất, năm 1964 ông Mãn tham gia lực lượng an ninh vũ trang của tỉnh, cùng đơn vị bảo vệ an toàn Tỉnh ủy; năm 1966 cùng đơn vị tiêu diệt một tiểu đội biệt kích Mỹ (sáu tên). Thành tích thứ hai là cuối năm 1964 được phân công đưa đón trinh sát, bảo vệ an toàn cho lãnh đạo tỉnh về đồng bằng khởi nghĩa. Ông Lê Văn Uyên, nguyên Trưởng ban tổ chức huyện Phong Điền cho biết: “Điều này là sai, bởi từ năm 1964 - 1967, Mãn đang ở nhà đi học, chăn trâu thì làm gì mà đưa đón cán bộ. Năm 1967, Mãn mới thoát ly, làm du kích xã Phong An thì làm gì đã bảo vệ Tỉnh ủy, diệt giặc Mỹ”.

Thành tích thứ ba là năm 1968 được chuyển qua Tiểu đoàn trinh sát vũ trang làm nhiệm vụ giải phóng Huế và chiến đấu 26 ngày đêm; đêm 30 Tết cùng đơn vị nổ súng tiêu diệt toàn bộ dinh Tỉnh trưởng, Ty Cảnh sát, giải phóng Lao Thừa Phủ. Ông Nguyễn Trung Chính, nguyên Phó ban an ninh Khu Trị Thiên, nguyên Bí thư huyện Quảng Điền xác nhận, những người từng lãnh đạo Tiểu đoàn trinh sát vũ trang khẳng định: ông Mãn không có mặt trong tiểu đoàn này, mà chính là Tiểu đoàn 815 với bảy chiến sĩ đánh vào dinh Tỉnh trưởng và giải phóng Lao Thừa Phủ; Tiểu đoàn đặc công thành Huế đánh vào Ty Cảnh sát.

Thành tích thứ tư và năm là tháng 6-1968 chỉ huy ba đồng chí phục kích diệt sáu tên Mỹ ở đường 12 (căn cứ Tà Lương). Tháng 5-1968 phục kích diệt chín tên Mỹ, thu một số vũ khí. Những người tố cáo cho biết, ông Mãn lúc đó đang ở xã Phong An trong khi căn cứ Tà Lương thuộc huyện A Lưới và tháng 5-1968 ở Phong An không có trận đánh nào diệt chín tên Mỹ.

Thành tích thứ bảy là năm 1969 được điều về Huyện đội, giữ chức xã đội trưởng, kiêm Trưởng công an xã Phong An. Ông Hoàng Phước Sum (trung tá), nguyên Đội trưởng An ninh huyện; ông Hoàng Tiến Dũng, nguyên Đội phó LLVT huyện, ông Hoàng Văn Phận, nguyên Trung đội trưởng công binh LLVT huyện cho biết, năm 1969, ông Thái Công Oanh làm xã đội trưởng, bị thương và ra Bắc điều trị thì ông Lê Tuyến lên thay chứ ông Mãn không làm chức này. Từ năm 1969 đến tháng 3-1971, ông Mãn ra Quảng Bình an dưỡng, học chính trị. Ông Mãn không được vào biên chế công an thì không thể làm trưởng công an xã được.

Thành tích thứ 8, 9, 10, 11 và 12 là từ năm 1969 đến ngày 26-3-1975, giữ vững hậu cứ đồng bằng và nội thành Huế, tổ chức đơn vị đánh gần 100 trận lớn nhỏ, tiêu diệt 150 tên Mỹ ngụy, phá hủy 1 máy bay, 37 xe quân sự... Ông Hoàng Văn Phận cho biết: “Từ năm 1969 đến tháng 3-1971, ông Mãn đi an dưỡng và học tại Quảng Bình (ông Hoàng Phước Sum là người đi cùng), rồi làm cần vụ cho ông Lê Sáu, nguyên Bí thư Huyện ủy. Tháng 11-1971, do xích mích, ông Mãn bỏ ông Sáu giữa rừng rồi trở về. Ông Sáu điện cho Huyện ủy nói phải kỷ luật ông Mãn. Lúc đó ông Mãn chỉ là du kích xã, chưa phải là đảng viên (năm 1974 mới được kết nạp Đảng) thì làm sao mà tổ chức đánh gần 100 trận”.

Thành tích thứ 13 là năm 1972 chỉ huy tổ ba đồng chí vào ấp Phò Ninh tiêu diệt tên ấp trưởng Hoàng Sớm cùng một ấp phó, một chiêu hồi, một địa phương quân, hai cảnh sát, làm quần chúng nức lòng. Ông Hồ Văn Nghĩa (85 tuổi), nguyên Trưởng ban an ninh huyện Phong Điền cho biết: “Trận này có ông Mãn nhưng quân ta chỉ giết được Hoàng Sớm và không có thành tích như ông Mãn đã khai”.

Ở các thành tích thứ 15, 16 và 17, ông Mãn đã tiêu diệt 12 tên biệt động ở cầu An Lỗ năm 1973; năm 1975 chỉ huy du kích và an ninh xã chiếm chốt của ngụy làm chúng co cụm lại, chuẩn bị cho quân chủ lực tiến về giải phóng... cũng đều là bịa đặt. 



NGƯỜI BỊ TỐ CÁO NÓI GÌ!
Những cán bộ trên cho biết: “Vì danh dự, sự trong sạch của Đảng, của quân đội anh hùng, chúng tôi nói rõ sự thật này. Người dân sau này không bị hiểu sai, bị đầu độc những điều giả dối. Chúng tôi đề nghị ông Mãn tự rút danh hiệu anh hùng. Nếu không thì căn cứ vào luật thi đua khen thưởng và kỷ luật thì các cấp các ngành, hội đồng khen thưởng cần vào cuộc làm rõ và xử lý”. 

Mọi người cho biết, hồ sơ của ông Mãn đi trái nguyên tắc là từ trên xuống chứ không phải dưới lên (cơ sở đề nghị, cấp trên xét duyệt). “Cấp trên đưa hồ sơ xuống, chúng tôi là những cán bộ, đồng đội của ông Mãn mà chỉ việc ký chứ không được đọc, không được lưu. Lúc đó ông Mãn là Bí thư Tỉnh ủy thì muốn làm gì chả được. Khi làm lễ đón nhận danh hiệu thì lén lút chứ không như những buổi lễ long trọng của những người khác được phong tặng anh hùng. Anh hùng như ông Mãn làm gì cho đau, cho nhục khi bị lên án, không dám về quê, không dám gặp đồng chí đồng đội và người dân địa phương”, những người khiếu nại bức xúc.

Để khách quan và rộng đường dư luận, phóng viên đã gặp người bị tố cáo. Ông Mãn cho biết: “Hôm nay (28-2-2013), tôi mới đọc và biết được đơn tố cáo mình. Thường vụ Tỉnh ủy cũng chưa mời tôi làm việc. Ai tố cáo thì có quyền tố cáo, tôi không thể đánh giá là đúng hay sai vì tôi là người bị tố cáo, tôi nói sẽ không khách quan. Vấn đề này để Thường vụ Tỉnh ủy trả lời, làm việc theo quy trình, khách quan”.

Ông cho biết thêm: “Nguyên tắc phong anh hùng phải có ý kiến, gợi ý của cấp trên. Thứ hai là phải làm theo quy trình, từ cơ sở lên cấp trên. Thứ ba là báo cáo thành tích thì phải có vật chứng: huân, huy chương, bằng khen...”. 

Trao đổi với chúng tôi, Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Ngọc Thiện cho biết: “Thường vụ Tỉnh ủy đã nhận được đơn khiếu nại ngày 5-2-2013 và tôi đã giao cho bộ phận thường trực nghiên cứu.

HOÀNG QUÂN - SONG NGỌC



-- Nguyên Bí thư Tỉnh ủy Thừa Thiên – Huế bị tố gian dối (CATP/DT).- ‘Nhiều nhà báo nghĩ như anh Kiên’ (BBC). . – Phỏng vấn blogger Huỳnh Ngọc Chênh: Internet giúp người dân « bớt sợ hãi »(RFI). –


- Dồn điền đổi thửa ở Thường Tín, Hà Nội: Nước mắt nông dân nghèo ở xã Nghiêm Xuyên (DT).-Ngà voi : Trung Quốc lộ diện là căn nguyên khiến voi Phi châu bị tàn sát
-Tòa phúc thẩm Cam Bốt buộc tội một quan chức đã bắn vào người biểu tình
- Lâm tặc trốn thoát ngay trụ sở kiểm lâm (TN).
- Gỡ rối pháp lý cho người chuyển giới: Giới y học nói gì ? (TN).

- Phật tử tức giận vì tượng Phật ‘ở VN’ (BBC).- 2 tượng Phật của Việt Nam trở thành kỷ lục châu Á (VNE). – Tượng Phật trên đỉnh núi Cấm lớn nhất châu Á (TN).– Đổ thêm bệnh vì chen chúc chờ khám! (LĐ).- Nguy cơ bùng phát dịch cúm gia cầm ở ĐBSCL- Do thiếu vắc xin? (SGGP).- Nhà thuốc bệnh viện bán thuốc hết hạn (TN). - Bệnh lạ tái phát (TN).

- Hà Nội chính thức ‘khai tử’ khu nhà gỗ hơn 50 tuổi (PT).- Bắt được hung thủ chém GĐ Bệnh viện Thanh Nhàn (VnM).- Gặp “thần y” bệnh chàm ở Thanh Hóa (VNN).
- ‘Dị nhân’ bán vé số ở Sài Gòn (Zing).
- Dân tự nguyện bàn giao súng săn, súng tự chế (DV).
- Những dòng kênh sắp ‘chết’ ở Sài Gòn (Zing).

Tổng số lượt xem trang