Thứ Sáu, 22 tháng 3, 2013

Thủ tướng Dũng 'không giỏi làm mối'?

Tái cơ cấu ngân hàng Việt Nam: những cuộc hôn nhân bị bắt ép:Vietnam’s bank restructuring: shotgun weddings (FT 21-3-13)

 Ngày 21/3, báo Financial Times có bài viết nhận xét về quá trình sáp nhập các ngân hàng tại Việt Nam dưới sự chỉ đạo của thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, với tựa đề "Vietnam’s bank restructuring: shotgun weddings" (tạm dịch là "Tái cơ cấu ngân hàng của Việt Nam: Đám cưới chạy bầu".

Shotgun weddings, là từ lóng trong tiếng Anh Mỹ cho các trường hợp cưới miễn cưỡng để tránh xấu hổ cho cả hai họ sau khi cô dâu lỡ mang bầu.

BBC tiếng Việt xin được giới thiệu bài viết trên blogBấmbeyondbrics của hai tác giả Jake Maxwell Watts và Nguyễn Phương Linh.

'Không giỏi làm mối'

Thủ tướng Việt Nam, ông Nguyễn Tấn Dũng, có lẽ làm một người cộng sản tốt hơn là làm ông mối, khi ta đánh giá hàng loạt vụ ép buộc các ngân hàng sáp nhập gần đây.

Vụ mới nhất, là giữa Western Bank với Tập đoàn PetroVietnam Finance (PVFC), nhánh tài chính của Tập đoàn dầu khí quốc gia PetroVietnam, thuộc sở hữu nhà nước.

Việc sáp nhập được Western Bank xác nhận trong khi PVFC bác bỏ, thế nhưng dựa theo Bấmthông cáo trên trang web của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, có vẻ như mọi thứ vẫn sẽ được tiến hành.

Western Bank - Ngân hàng Phương Tây, được cổ phần hóa một phần và là ngân hàng lớn thứ 29 của Việt Nam, dựa theo giá trị tài sản.

Sau khi sáp nhập, ngân hàng này sẽ trở thành ngân hàng hạng trung, với tổng số vốn ở mức 438 triệu đôla, theo thông tin từ trang web của ngân hàng này.

"Thủ tướng Việt Nam, ông Nguyễn Tấn Dũng, có lẽ làm một người cộng sản tốt hơn là làm ông mối"

Financial Times

Đây là bước đi mới nhất trong kế hoạch của chính phủ nhằm tái cơ cấu hệ thống ngân hàng đang bị ảnh hưởng nặng nề vì nợ xấu.

Giới phân tích cho rằng PVFC sẽ hưởng lợi từ việc sáp nhập, bất chấp khối nợ xấu mà Western Bank đang gánh, khoảng 110 tỷ đồng tính đến thời điểm hiện nay.

Một chuyên gia phân tích muốn ẩn danh, hiện đang làm trưởng phòng phân tích một công ty chứng khoán ở thành phố Hồ Chí Minh, nói Western Bank đang gặp nhiều vấn đề về thanh khoản, trong khi đó, PVFC, một tổ chức tài chính, lại không phải là ngân hàng - lại bị giới hạn bởi những điều lệ không cho phép họ điều động vốn từ các cá nhân.

"Sáp nhập hai công ty này với nhau sẽ không những giải quyết vấn đề này, mà còn đem lại những lợi ích khổng lồ dựa vào quan hệ của thương hiệu PVFC với ngành công nghiệp dầu khí," người này nói.

Tuy nhiên, PVFC vẫn miễn cưỡng. Tập đoàn này ra thông cáo bác bỏ thông tin về vụ sáp nhập.

Đây không phải là lần đầu tiên các công ty phản đối những vụ "cưới chạy bầu" do nhà nước dàn xếp.

Mặc dù chính phủ Việt Nam nhấn mạnh rằng những vụ sáp nhập xảy ra trên cơ sở tự giác, tuy nhiên vụ sáp nhập giữa Habubank và SHB năm ngoái, bất chấp bị bác bỏ bởi cả hai ngân hàng, vẫn được tiến hành.

PVFC có vẻ như có rất ít sự lựa chọn trong vấn đề này. Tập đoàn này có 78% cổ phần sở hữu bởi PetroVietnam, vốn hoàn toàn sở hữu bởi Nhà nước.

Morgan Stanley, sở hữu 10%, vẫn giữ im lặng một cách đáng nghi ngờ.

Tiến triển chưa rõ rệt

Thủ tướng Dũng trực tiếp chỉ đạo việc tái cơ cấu khu vực ngân hàng trong bối cảnh có nhiều nợ xấu.

50 ngân hàng tại Việt Nam, sau nhiều năm chứng kiến tăng trưởng tín dụng quá nóng, đã rơi vào giai đoạn khủng hoảng vì các khoản vốn cho những doanh nghiệp nhà nước và các thế lực đầu cơ bất động sản đã không mang lại hiệu quả.

Những khoản nợ xấu hiện chiếm khoảng 6% tổng nợ, thấp hơn với mức 8% năm ngoái.

Fitch, hãng xếp hạng tín dụng, ước lượng chi phí tái huy động vốn khu vực ngân hàng sẽ vào khoảng 7-20% Tổng sản phẩm quốc nội - một khoản đủ lớn để Ngân hàng thế giới phải vào cuộc cho Việt Nam vay vốn.

Tháng Ba năm ngoái, Việt Nam công bố kế hoạch bắt buộc các ngân hàng sáp nhập, xác định 10 ngân hàng nằm trong diện cần sáp nhập trong thời điểm ba năm từ 2010-2015.

Vào lúc đó, các kế hoạch được cho là quyết liệt của chính phủ được nhiều người trong giới chuyên gia hoan nghênh.

Tuy nhiên, cho đến nay, khi một nửa các ngân hàng trên đã sáp nhập, họ lại không còn tỏ ra chắc chắn như vậy nữa.

Nguyễn Đức Thành, giám đốc Trung tâm nghiên cứu Kinh tế và Chính sách Việt Nam nói kế hoạch trên thiếu những mục tiêu chi tiết.

"Mục tiêu giảm số lượng các ngân hàng thương mại là rõ ràng, tuy nhiên không có khoản nào nói rõ chúng ta sẽ phát triển hệ thống ngân hàng, làm cho nó lành mạnh như thế nào," ông Thành nói.

Ambreesh Srivastava, trưởng nhóm tài chính khu vực Nam và Đông Nam Á của Fitch nói ông chưa nhìn thấy sự cải thiện rõ rệt nào kể từ khi kế hoạch của chính phủ bắt đầu.

"Các tiến trình cần phải rõ ràng hơn," ông nói trong lúc cho rằng Việt Nam cần phải tập trung nhiều hơn vào vấn đề sở hữu chéo về trung hạn.

Vào ngày 15/3, thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đề bạt một phó thủ tướng và Thống đốc Ngân hàng Nhà nước làm trưởng ban tái cơ cấu ngân hàng từ nay tới năm 2015.

Tuy nhiên nhiệm vụ của họ có vẻ rất khó khăn.

Ông Brett Krause, giám đốc điều hành Citibank Việt Nam nói "sự minh bạch và tốc độ phản hồi của chính phủ" là tối quan trọng để đảm bảo thành công.

Tuy nhiên, trong bối cảnh các ngân hàng tư nhân và các tập đoàn quốc doanh khổng lồ tỏ ra lúng túng trước những thay đổi vừa mới được thông qua, chính phủ có vẻ như phải thay đổi chiến lược nếu như họ muốn thành công.

Thủ tướng Dũng 'không giỏi làm mối'?

Tin đồn trên mạng: Sự thật về thanh tra đất đai ở Đà Nẵng (Đàn Chim Việt 20-3-13) -- Về vai trò của Nguyễn Xuân Phúc.

Đội lính hành quyết xếp thành vòng tròn: Trưởng Ban Nội chính Nguyễn Bá Thanh tiếp tục khuyến cáo ngân hàng (infonet 20-3-13) Ông Nguyễn Bá Thanh: “Thống đốc lập lại kỷ cương thôi” (VnE 21-3-13) --  Xuân Phúc, nịnh Tư Sang, xúi Ba Dũng đá Bá Thanh, Bá Thanh đập "Bình ruồi". Bình ruồi mét Ba Dũng! Nội bộ nát như tương.  Cần gì "thế lực thù địch" nào vào để chia rẽ?

Những người Việt 'bơi ngược dòng' (VTC 20-3-13)

Khắc phục tình trạng khen thưởng tràn lan (SGGP 21-3-13)

Vinashin gây hại như thế nào? (Blog Nguyễn Vạn Phú 21-3-13)

Thủy điện ngưng phát điện để cứu lúa (TBKTSG STTT 21-3-13)

Thiệt hại lớn vì thủy sản bị trả về nhiều (TBKTSG 21-3-13)

Doanh nghiệp giở trò hành hạ cổ đông (VNN 21-3-13)

Ao cá, chuồng gà, và phòng trọ: Biệt thự triệu đô thành ao cá, chuồng gà (VEF 21-3-13) Kinh tế khó khăn: nhà nghỉ chuyển thành phòng trọ (SM 21-3-13) -- Ao cá, chuồng gà là trách nhiệm của ông Nguyễn Thiện Nhân, phòng trọ là trách nhiêm của Công an.

Vụ cá tra chỉ làm Mỹ bị thiệt! Waste, Fraud and Fish (WSJ 20-3-13)

KINH ĐIỂN - Đông Nam Á dưới bóng Trung Quốc: Southeast Asia: In the shadow of China (J of Democracy Jan 2013)

-- Starbucks sẽ theo chân ngành sản xuất rượu vang

Starbucks đang tìm cách tạo ra sự khác biệt cho sản phẩm của mình bằng cách tham gia sâu hơn vào chuỗi cung ứng, nâng cao chất lượng sản phẩm.

- Ngân hàng Thế giới giúp Việt Nam tăng sức cạnh tranh (RFI). - VN lập công ty quản lý nợ trong tháng Ba (BBC).

- “Không giảm nhanh lãi suất, ngân hàng sẽ mất khách!” (VnEco). - Đầu tuần tới, NHNN có thể can thiệp rất mạnh thị trường vàng (Infonet). - Cá nhân tự do vay vốn ngoại: Cơ hội và rủi ro (VEF).

- Máy móc (TN). - Cần thêm “cửa” cho người nước ngoài mua nhà, đất (TN). - Người dân Khu tái định cư Cầu Diễn sắp có nước sạch (PT).

- Nên miễn thuế thu nhập cho ngư dân (DV).- Vụ trồng lúa lai không phép: “Làm thí nghiệm nên không công bố rộng” (DV).- Nông dân công nghệ cao – Kỳ 3: Biến hoa tươi thành “bất tử” (TN).

- Vinalines cổ phần hóa 3 doanh nghiệp lớn (VTV).- Huy động vốn trái phiếu: Tăng nội, giảm ngoại (ĐT).

- Lại từ chối giảm giá xăng dầu (NLĐ).  - Điện mùa khô: Nan giải nguồn cung (SGGP).- Ngổn ngang chuyện ngành du lịch (DV).- Nghẽn tắc xuất, nhập vì DN “chơi” nhau (PLTP).

- Doanh nghiệp cá tra VN sẽ kiện quyết định của DOC ra tòa (TN). - Doanh nghiệp Việt sẵn sàng cho vụ kiện (DV). – Luật sư Mỹ bình luận về Bộ Thương mại Mỹ tăng thuế cá tra VN:Lung lay niềm tin về công bằng và minh bạch (LĐ). - Việt Nam có đủ chứng cứ khẳng định phán quyết DOC vô lý(VOV).

- Síp chòng chành trước nguy cơ sụp đổ hệ thống tài chính (Sống mới). - CH Cyprus cần đưa ra đề xuất mới để đổi lấy gói cứu trợ (VOV).

- Công ty Cho thuê tài chính: Thua lỗ và nợ xấu (ĐT).

- Ngân hàng đồng loạt giảm lãi suất huy động (TP). - Vietcombank: lãi suất huy động còn 7,5%/năm (TT). - Chủ tịch SBS trần tình việc hàng loạt lãnh đạo từ nhiệm (VNE).

- Síp bác đánh thuế tiền gửi, NTD Việt yêu cầu HoREA… giải tán (GDVN). - Nhìn chuyện Tây, ngẫm chuyện ta(NNVN).

- Vàng đang “bế tắc”? (KP). - Giá vàng sẽ không quá chênh lệch (ANTĐ). - Chênh lệch giá vàng còn 3,3 triệu đồng/lượng (PT).

- Vay ngân hàng để mua nhà: từ chính sách đến thực tế (Tin tức). - Được voi lại đòi… (CafeF).

- Thuế thu nhập doanh nghiệp cao dễ nảy sinh tiêu cực (VOV). – Giảm thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp: Đằng sau con số 23% hay 20% (SGTT).

- Dòng vốn đầu tư tư nhân quay lại Việt Nam: Dấu hiệu tích cực cho doanh nghiệp nội địa (TP).

- Đòn bẩy hỗ trợ kinh tế Việt Nam (DT).- Sữa ngoại nhiễu loạn tăng giá, bị buộc đổi tên (Infonet).- Thống nhất sẽ khởi kiện DOC (NNVN).- Tôm Việt gặp khó ở Hàn Quốc (NNVN). - Rau câu khiến người nuôi tôm mang nợ (TT).

- Thức ăn chăn nuôi “gánh” trăm loại phí: Nông dân bị… đè bẹp! (NNVN).- Tỏi được mùa, mất giá (TN).

- TPG mở hội nghị: Có gì mà quýnh?! (Alan Phan).- Việt Nam và đầu tư Nhật Bản(RFA).

Tổng số lượt xem trang