Thứ Hai, 21 tháng 4, 2014

Nguyễn Hữu Cầu, người tù lâu nhất Việt Nam được thả

-Nguyễn Hữu Cầu - NGƯỜI TÙ THẾ KỶ


-

-Nguyễn Hữu Cầu

- Tù nhân thế kỷ Nguyễn Hữu Cầu được trả tự do

Ông Nguyễn Hữu Cầu, người được mệnh danh là tù nhân lương tâm thế kỷ, vừa được đặc xá về đến nhà vào 9 giờ tối ngày hôm qua.

Tuy nhiên trong ngày hôm nay ông phải nhập viện vì sức khỏe quá yếu. Vào lúc 17 giờ chiều hôm nay, người con trai của ông là anh Trần Ngọc Bích khi đang làm thủ tục nhập viện cho ông này tại bệnh viện tỉnh Kiên Giang cho Đài Á châu Tự do biết thông tin liên quan như sau:
Trần Ngọc Bích: Ba em về nhà hồi 9 giờ tối, trên trại giam đưa về. Sáng nay cũng khoảng 9 giờ thì Ba em kêu mệt, nên em có chở ba em ra ngoài bệnh viện huyện ở đó họ bảo phải chuyển lên bệnh viện tỉnh liền vì máu không lên não, thiếu máu tim trầm trọng. Hiện nay em đang làm thủ tục cho ba em nhập viện liền vào bệnh viện tỉnh Kiên Giang
-Tình hình ông ra sao ông có nhận biết được mọi người không ạ?
Trần Ngọc Bích: Dạ nhận biết, nhưng tình trạng sức khỏe rất yếu ngồi không được chỉ nằm, hiên đang chờ truyền máu.
-Thưa, khi đưa về thì ai đưa về và nhà có được báo trước không?
Trần Ngọc Bích: Dạ thưa ngày hôm qua thì có ông phó giám thị trại giam, một ông ở trại giam trên và một ông bác sĩ của trại giam cùng hai ông công an dưới tỉnh đưa từ 7 giờ sáng dưới Đồng Nai đến 9 giờ tối thì về đến nhà em.
-Sau khi họ đưa về nhà thì họ trao cho cái lịnh phải không ạ?
Trần Ngọc Bích: Dạ đưa lệnh đặc xá cho em giữ
-Anh có thể cho biết lệnh đặc xá do ai ký và ký ngày nào?
Trần Ngọc Bích: Thưa …Ủy quyền của Chủ tịch nước và ký ngày 21 để đặc xá cho ba em..
Xin phép được nhắc lại, ông Nguyễn Hữu Cầu là một cựu sĩ quan Quân đội Việt Nam Cộng Hòa, cấp bậc đại úy. Sau năm 1975 ông phải đi cải tạo 5 năm.
Ông bị bắt lại hồi năm 1982 vì sáng tác nhạc chống chính quyền Hà Nội, cũng như việc lên tiếng tố cáo cán bộ tỉnh tham nhũng và hiếp dâm. Tòa án sơ thẩm kết án tử hình ông, và sau đó giảm xuống thành án chung thân.
Ông bị giam tại trại giam Z30A Xuân Lộc, Đồng Nai. Dù bị bệnh tật và mù một mắt, thế nhưng thân nhân ông cho biết ông không bao giờ chịu ký vào giấy xin ân xá theo đề nghị của trại giam.
Cháu gái của ông đã nhiều lần viết đơn gửi đến các cấp lãnh đạo cao nhất nước đề nghị trả tự do cho ông. Ngoài ra những tổ chức theo dõi nhân quyền như Văn bút Quốc tế cũng đề nghị Việt Nam trả tự do cho ông Nguyễn Hữu Cầu.
-2014-01-16 Nguyễn Hữu Cầu, người tù lâu nhất Việt Nam sắp được thả?
Thông tin mới nhất từ gia đình ông Nguyễn Hữu Cầu cho biết công an đã gặp con trai của người tù nhân nổi tiếng này và thông báo rằng họ sẽ thả ông ra vào tuần lễ sắp tới sau khi bức thư của cháu nội ông là Trần Phan Yến Nhi gửi cho các tổ chức nhân quyền quốc tế đã gây xúc động cho hàng trăm ngàn người. Mặc Lâm có cuộc trao đổi với con trai của ông để biết thêm chi tiết về nguồn tin này.

Ông Nguyễn Hữu Cầu sinh năm 1945, quê quán Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang là tù nhân lương tâm có số năm ngồi tù lâu nhất lịch sử Việt Nam, 38 năm. Ông bị bắt làm tù binh vào năm 1975 cho đến năm 1980 mới được thả ra. Sau khi được thả ông sáng tác nhạc chống chính quyền mới và viết đơn tố cáo cán bộ cao cấp của tỉnh đã có  hành vi tham nhũng và hiếp dâm. Năm 1982 ông bị bắt, bị tòa sơ thẩm kết án tội phản động với mức tử hình. Mẹ ông kháng án tại phiên xử phúc thẩm 2 năm sau đó án giảm xuống còn chung thân.
Ông bị giam tại trại Z30A thuộc huyện Xuân Lộc tỉnh Đồng Nai từ ba mươi tám năm nay và chưa bao giờ chịu ký giấy xin ân xá theo đề nghị của trại giam.
Con trai ông là Trần Ngọc Bích cho chúng tôi biết công an đã tới tận U Minh Thượng để báo tin rằng ông Nguyễn Hữu Cầu sẽ được thả ra trong tuần tới. Anh Bích kể lại:
Một công an hỏi em có phải là Bích không và là con của chú Cầu phải không? Em trả lời đúng rồi. Ông công an nói chú Cầu tuần sau sẽ được thả. Sau khi chú Cầu được thả anh có dự định cho chú về ở với ai hay không
Anh Trần Ngọc Bích
Anh Trần Ngọc Bích: Lúc đó em đang dạy học thì cô Hiệu phó gọi cho em nói là sau khi dạy xong thì lên văn phòng có hai người công an kiếm, một người là công an tỉnh và một người là công an huyện. Thoạt đầu em không biết đó là chuyện gì, sau khi lên văn phòng thì lúc đó có sự chứng kiến của cô Hiệu trưởng, em và hai công an. Một công an hỏi em có phải là Bích không và là con của chú Cầu phải không? Em trả lời đúng rồi. Ông công an nói chú Cầu tuần sau sẽ được thả. Sau khi chú Cầu được thả anh có dự định cho chú về ở với ai hay không?
Em nói là hiện nay giòng họ bên nội của em không còn ai hết chỉ còn em và người chị, sau khi nếu ba em được tha thì em rất mừng nếu ba ở đâu là quyền của ba. Nếu ba ở trên Sài Gòn với chị thì ba đủ điều kiên để trị bệnh khi nào hết bệnh thì về ở với em.
Mặc LâmSau khi báo tin như vậy họ có hỏi gì nữa không?
Anh Trần Ngọc Bích: Hai người công an còn hỏi em ai đánh bức thư kêu gọi các tổ chức nhân quyền để cứu giúp cho ba anh? Em mới trả lời là con gái của em viết. Hai người công an nói cho họ gặp con gái của em. Lúc đó nó đang đi học em chạy đi chở nó về cho họ gặp. Hai người hỏi con gái em nội dung bức thư ai viết? con gái em trả lời tất cả nội dung trong thư đều do nó viết hết. Riêng cái khúc kêu oan từ đời cụ cố đến đời cô, rồi đời cha… khúc đó thì cha nói, còn tất cả nội dung thư đều do con viết hết. Mà con viết theo như lời của ông nội con nói chính tai con nghe bệnh tình của ông như thế. Lúc đó cũng nhân dịp ngày sinh nhật của ông.
Mặc LâmAnh và cháu đi thăm bác Cầu mới nhất vào lúc nào? Có phải sau lần đó thì cháu Trần Phan Yến Nhi mới viết lá thư gửi cho các cơ quan nhân quyền không?
Anh Trần Ngọc Bích: Em đi thăm ba lần đầu tiên với con gái em, nó viết thư nó kêu oan cho ông nó vào ngày 14 tháng 6 năm 2013 lúc đó bệnh tình của ba rất nặng như cháu đã nói trong thư và khi về cháu viết thư kêu gọi các tổ chức nhân quyền. Sau đó em nhờ chú Nguyễn Bắc Truyển là người ở tù chung với ba em bỏ lên mạng cho mọi người biết để giúp đỡ ba em.
Chúng tôi may mắn được nói chuyện với cháu Trần Phan Yến Nhi và được cháu cho biết:
Dạ thưa bác con 14 tuổi học lớp 9. Con đi thăm ông nội của con là vào ngày 4 tháng 6 năm 2013. Con lên thăm ông nội thì ông con nói là ông bị oan và kêu con kêu oan cho ông nội con. Ông nội con chỉ nơi con gởi bức thư đi và nội dung bức thư do con viết
cháu Trần Phan Yến Nhi
-Dạ thưa bác con 14 tuổi học lớp 9. Con đi thăm ông nội của con là vào ngày 4 tháng 6 năm 2013. Con lên thăm ông nội thì ông con nói là ông bị oan và kêu con kêu oan cho ông nội con. Ông nội con chỉ nơi con gởi bức thư đi và nội dung bức thư do con viết. Cha con chỉ hướng dẫn cái khúc là cha và cô hai con kêu oan mà những lá thư đó không được hồi âm và đều bị bỏ vô sọt rác hết.
Quay lại với anh Trần Ngọc Bích chúng tôi hỏi cuối cùng thì hai công an có giải thích là tại sao họ lại phải đến nhà để báo tin này hay không? Anh Bích cho biết:
Anh Trần Ngọc Bích: Cuối cùng hai ông công an nói cái đơn tha của chú Cầu đã gởi lên cấp trên rồi và đợi họ xét duyệt cứ an tâm. Họ cũng nói anh và cháu đừng nên tiếp xúc với người lạ về vấn đề chú Cầu. Em trả lời rằng khi nào ba em thật sự được thả thì em và con gái em sẽ không kêu gọi sự giúp đỡ nào nữa, còn nếu chưa gặp thì em phải làm đơn kêu oan để cho ông về chứ tuổi ông đã cao và ở tù rất là lâu rồi. Lúc đó công an nói anh cứ an tâm ba anh sẽ được về ăn tết với gia đình mà.
Mặc LâmTrong khi công an nói chuyện với anh có ai biết hay nghe việc công an báo tin này hay không?
Anh Trần Ngọc Bích: Không phải chỉ nói riêng với em mà với cả lãnh đạo (nơi trường học) và lãnh đạo bây giờ đã nói với tất cả anh em dạy chung trong trường. Mấy anh em họ cũng gởi tin nhắn chúc mừng vì công an nói trước mặt lãnh đạo mà, vì vậy em trông cho thời gian mau hết để tuần sau ba được thả như lời mấy người công an họ nói.
Được biết sở dĩ con ông Nguyễn Hữu Cầu mang tên Trần Ngọc Bích vì theo anh nói khi ba anh bị bắt thì anh còn rất nhỏ, mẹ anh lấy chồng khác và lấy họ Trần của người chồng mới làm khai sanh cho anh.
Hiện anh Trần Ngọc Bích đang dạy tại Trường Tiểu học An Minh Bắc 4 Huyện U Minh Thượng tỉnh Kiên Giang..






Bản Tin Liên Hội Nhân Quyền Việt Nam ở Thụy Sĩ

Trường hp nhà thơ tù chung thân Nguyn Hu Cu

Ngày Vinh danh Nhà văn bị Cầm tù
Hãy cùng nhau bảo vệ quyền Tự do Phát biểu và Thể hiện Quan điểm
Hãy cùng viết chống việc Bao che Tội ác


          Ngày 15 tháng 11 năm 2013 là dịp kỷ niệm lần thứ 32 Ngày vinh danh Nhà văn bị cầm tù. Trong 12 tháng qua, Ủy ban Văn Bút Quốc Tế Bênh vực những người Cầm bút bị đàn áp, bách hại và cầm tù đã ghi nhận được hàng trăm trường hợp các nhà văn, nhà báo, nhà thơ và tác giả các trang nhật ký điện tử bị tấn công, đàn áp. Quyền tự do phát biểu và thể hiện quan điểmvẫn tiếp tục bị vi phạm trầm trọng ở nhiều nước, như : Thổ Nhĩ Kỳ, Ai-Cập, Trung Cộng, Nga, Việt Nam CS, Ba Tư, Bahreïn,v.v. Còn các nước Mễ Tây Cơ, Colombie, Honduras, Phi Luật Tân và Syrie đang là những nơi rất nguy hiểm cho tính mạng các nhà báo hoặc phóng viên. Trong khi đó hai nước CS Trung Hoa và Việt Nam vẫn là hai cái tên đứng đầu danh sách các quốc gia thù địch nhất đối với giới cầm bút và tác giả các trang nhật ký điện tử. Nhà cầm quyền các nước này thường chụp lên những người đó các tội như âm mưu lật đổ guồng máy thống trị, bôi lọ lãnh đạo, tuyên truyền chống nhà nước hay lấy cớ chống khủng bố hoặc sự không công nhận các quyền chính đáng của những người thiểu số để ra tay đàn áp họ. Ngoài ra, chúng ta đừng quên sự hoành hành kéo dài như một tai họa kinh niên gây ra bởi các nhóm tội phạm có vũ trang. Còn phải kể thêm tình trạng bắt giam tùy tiện, tạm giam kéo dài, xâm phạm thủ tục tư pháp hay kết án nặng nề cũng gia tăng mạnh mẽ đối với giới cầm bút và tác giả các trang nhật ký điện tử. Nguy hiểm và tệ hại hơn nữa là hiện tượng phần lớn các thủ phạm của những vụ ám sát, mất tích và tra tấn, cũng như những vụ bạo hành của công an, cảnh sát vẫn không bị trừng trị. Và gần đây nhất là biến cố bi thảm, đau đớn đã xảy ra cho bà Ghislaine Dupont và ông Claude Verlon. Hai đồng nghiệp, thân hữu của chúng ta đã hy sinh tại Mali vì những phần tử còn mang nặng đầu óc bất bao dung và cuồng tín.
          Bên cạnh đó, Văn Bút Quốc Tế cũng đã tiến hành một cuộc vận động để trợ giúp quyền Tự do Phát biểu và Thể hiện Quan điểm qua Truyền thông Kỷ thuật Số với Tuyên ngôn đầu tiên được Đại Hội thường niên của Văn Bút Quốc Tế tại Gyeongju, Hàn Quốc, chấp thuận vào  tháng 9 năm 2012. Điều 1 của Tuyên ngôn này đã nêu rõ: “Tất cả mọi người đều có quyền bày tỏ một cách tự do bằng các phương tiện truyền thông kỹ thuật số, mà không phải lo sợ bị trả thù hay bách hại.” “Hãy cùng nhau viết để chống lại việc Bao che Tội ác” là một cuộc vận động khác của Văn Bút Quốc Tế. Với mục tiêu chống lại sự miễn tội, không bị trừng phạt của những kẻ có những hành vi tội ác khiến cho các nhà văn và nhà báo phải im lặng, cuộc vận động này đặt trọng tâm vào toàn thể khu vực Mỹ La tinh và các nước vùng Caraïbes.
          Tự do phát biểu và thể hiện quan điểm và tự do báo chí là những quyền con người phải được bảo vệ ở khắp mọi nơi trên thế giới. Hãy cùng nhau chống lại sự đe dọa khả ố và tàn nhẫn bắt các nhà văn và nhà báo phải chọn lựa : Tự kiểm duyệt hay chịu biện pháp  kiểm duyệt tối hậu - nghĩa là sẽ bị giết chết như những người cầm bút mà lòng can đảm và tính ngay thẳng nói lên, viết ra, làm chứng và thông tin đã quấy rầy kẻ có quyền thế sát nhân.
          Cử hành Ngày Vinh danh Nhà văn bị Cầm tù 15 tháng 11  Ngày Chống lại việc Bao che Tội ác 23 tháng 11, Trung tâm Văn Bút Thụy Sĩ Pháp thoại (Centre PEN Suisse Romand ) muốn thấy công luận và chính giới quan tâm nhiều hơn tới những người đang phải hứng chịu những thống khổ của tấn bi thảm kịch chỉ vì họ muốn thực hiện các quyền tự do phát biểu và thể hiện quan điểm.
                    Nhân dịp này, chúng tôi trân trọng chuyển tới giới báo chí, truyền thông của Thụy Sĩ và quốc tế lời kêu gọi sau đây:
Quí vị hãy lên tiếng cùng chúng tôi, cùng hàng nghìn nhà văn, nhà thơ, nhà báo, tác giả nhựt ký điện tử, nhà phiên dịch và các nhà xuất bản hội viên Văn Bút Quốc Tế, để trợ giúp công cuộc đấu tranh của những người cầm bút đang bị đàn áp nghiệt ngã. Trong đó có những trường hợp rất cần được sự lưu tâm khẩn thiết như:
Tại Tây Tạng, nhà văn trên mạng Kunchok Tsephel Gopey Tsang, chủ biên của trang mạng bằng tiếng Tây Tạng chuyên cổ vũ cho văn hóa và văn học Tây Tạng, bị bắt vào tháng 2 năm 2009 và bị kết án 15 năm tù với tội danh “làm lộ bí mật nhà nước”.

- Tại Honduras, nhà báo Dina Meza, người đã hợp tác với Uỷ ban các Gia đình Tù nhân và những Người bị mất tích của nước này. Bà đã nhiều lần nhận được các tin nhắn bằng điện thoại hoặc các SMS trực tiếp đe dọa sẽ bị giết. Nhưng cảnh sát không thực hiện bất kỳ một cuộc điều tra nghiêm túc nào về những sự đe dọa kinh khiếp kiểu đó, và các cơ chế để bảo vệ nhà báo vẫn không có.

- Tại Qatar, nhà thơ Mohamed al-Ajmi, bị bắt vào tháng 11 năm 2011 và bị kết án chung thân vào tháng 11 năm 2012 chỉ vì đã viết một bài thơ ngợi ca Mùa xuân Á-rập và phê phán chính quyền Qatar. Tại phiên tòa phúc thẩm vào tháng 2 năm 2013, án tù của ông đã được giảm xuống còn 15 năm và tòa thượng thẩm vẫn giữ nguyên bản án đó.

- Tại Thổ Nhĩ Kỳ, nhà văn, nhà phiên dịch, nhà hoạt động vì hòa bình, bàAyse Berktay, bị bắt ngày 7 tháng 10 năm 2011, đang trong tình trạng chờ xét xử. Bà có nguy cơ chịu mức án lên đến 15 năm tù giam theo luật chống khủng bố của Thổ Nhĩ Kỳ. Bà Ayse Berktaybị buộc tội là “thành viên của một tổ chức bất hợp pháp gây bất ổn cho Nhà nước bằng các cuộc biểu tình.”

- Tại Việt Nam, nhà thơ Nguyễn Hữu Cầu, một nhà hoạt động chống tham nhũng, bị bắt vào năm 1982 và bị kết án tử hình năm 1983 vì những bài thơ bị cho là “làm xấu hình ảnh của chính quyền”.  Năm 1985, án tử hình của ông được giảm xuống còn tù chung thân. Ông bị biệt giam tại một trại tù hẻo lánh trong rừng sâu. Ông bị mù mắt trái, thị lực mắt phải kém, tai gần điếc hẳn, suy tim nặng. Sức khỏe suy kém.

- Tại Kazakhstan, nhà văn và nhà thơ Aron Atabek bị bắt vào năm 2006 và bị kết án 18 năm lao động khổ sai năm 2007 chỉ vì viết một cuốn sách lên án tổng thống nước này và bị cho là “kích động bạo lực”. Ông đã bị biệt giam trong 2 năm rưỡi. Sau đó, vào tháng 11 năm 2012, ông lại tiếp tục bị phạt biệt giam trong 2 năm nữa tại một nhà tù được canh phòng cẩn mật ở vùng Arkalyk, cách xa gia đình 1.650 km.

                                                           Genève, tháng 11 năm 2013
                                                               Nguyên Hoàng Bảo Việt
                                          Thay mặt Uỷ ban Bênh vực những nhà Văn bị Cầm tù
                                                   của Trung tâm Văn Bút Thụy Sĩ Pháp thoại

Ghi chú :
- Bản tiếng Việt dịch từ nguyên văn tiếng Pháp và tiếng Anh do Hà Tản Viên thực hiện.
- Bản tiếng Pháp được Câu Lạc Bộ Báo Chí Thụy Sĩ (Club Suisse de la Presse/Geneva Press Club) phổ biến đến các hảng thông tấn và Truyền thông Báo chí Thụy Sĩ và Quốc tế.
  - Bản tiếng Pháp đăng trên các báo viết Thụy Sĩ và các trang tin điện tử thế giới gồm cả     
- Bản tiếng Anh và tiếng Pháp phổ biến đến Văn Bút Quốc Tế và các Trung tâm Văn Bút thành viên của Hiệp hội.
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------
               Journée de l’Ecrivain en prison
                Défendons la Liberté d’Expression
              Écrivons contre l’Impunité*

            Le 15 novembre 2013 aura lieu la 32ème Journée de l’Ecrivain en prisonAu cours des douze derniers mois, le Comité de PEN International pour la Défense des Ecrivains persécutés et emprisonnés a enregistré plusieurs centaines d’attaques contre des écrivains, journalistes, poètes et blogueurs. De graves atteintes à la liberté d’expression et d’opinion se sont poursuivies dans de nombreux pays : TurquieEgypteChineRussieViêt Nam,Iran, Bahreïn etc. Le Mexique, la Colombie, le Honduras, lesPhilippines, la Syrie sont réputés dangereux pour les journalistes ou reporters. À la tête de la liste des Etats à très hauts risques pour les écrivains et blogueurs se trouvent toujours la Chine et leViêt Nam. Subversion, diffamation et propagande contre l’Etat ou lutte contre le terrorisme et les droits légitimes des minorités non reconnus servent de prétextes à la répression. Sans oublier le fléau chronique de criminalité des groupes armés. On observe une forte augmentation d’arrestations arbitraires, de longues détentions préventives, de procès inéquitables, de lourdes peines de prison. Pire encore, des assassinats, des disparitions, des tortures et des violences policières dont la plupart des coupables et leurs complices demeurent impunis. Récemment, l’intolérance et le fanatisme ont causé la mort tragique et douloureuse de notre consœurGhislaine Dupont et de notre confrère Claude Verlon au Mali.
          Par ailleurs, PEN International mène une campagne pour soutenir la liberté numérique dont la première Déclaration a été adoptée à son Congrès annuel réuni à Gyeongju, en Corée du Sud, en septembre 2012. L’Article 1 de la Déclaration s’écrit : Toute personne a le droit de s’exprimer librement par le bias des médias numériques, sans craindre de représailles ni de persécution. Une autre campagne de PEN International nommée ‘’Ecrivez Contre l’Impunité’’ a pour objectif de combattre l’impunité dont bénéficient ceux qui cherchent à réduire les écrivains et les journalistes au silence, notamment dans toute l’Amérique Latine et dans les Caraïbes. La liberté d’expression et la liberté de la presse doivent être protégées partout dans le monde. Contre cet odieux et implacable chantage : le choix entre l’auto-censure et l’ultime censure, le meurtre d’écrivains et de journalistes dont le courage et l’honnêteté de parler, écrire, témoigner ou informer dérangent.
          Célébrant la Journée de l’Ecrivain en prison le 15 novembre et la Journée contre l’Impunité le 23 novembre, le Centre PEN Suisse Romand souhaite sensibiliser l’opinion publique et les responsables politiques à la tragédie des naufragés de la liberté d’expression et d’opinion.
          À cette occasion, nous adressons aux médias suisses et internationaux cet appel : Joignez vos voix aux nôtres, celles des milliers d’écrivains, poètes, journalistes, blogueurs, traducteurs et éditeurs membres de PEN International pour soutenir la cause des victimes qui nous inspirent de profondes inquiétudes, entre autres:

- Au TibetKunchok Tsephel Gopey Tsang, écrivain en ligne et rédacteur en chef du site Internet en langue tibétaine qui promeut la culture et la littérature tibétaines. Arrêté en février 2009 et condamné à 15 ans de prison pour ‘’divulgation de secrets d’état’’.
- En HondurasDina Meza, journaliste qui collabore avec le Comité des familles des détenus et disparus du Honduras. Elle a reçu de nombreuses menaces de mort par téléphone et Sms. Ces menaces n’ont fait l’objet d’aucune enquête sérieuse de la police, et les mécanismes de protection pour les journalistes ont fait défaut.
Au QatarMohamed al-Ajmi, poète, arrêté en novembre 2011, condamné en novembre 2012 à la prison à perpétuité pour avoir écrit un poème saluant le Printemps Arabe et ‘’critiquant les autorités du Qatar’’. Sa peine a été réduite à 15 ans de prison en appel en février 2013 et confirmée par la cour de cassation en octobre 2013.
En TurquieAyse Berktay, écrivaine, traductrice et militante pacifiste, arrêtée le 7 octobre 2011. Elle attend toujours son procès. Elle risque d’être condamnée jusqu’à 15 ans de prison selon la loi anti-terrorisme de la Turquie. Elle a été accusée d’être ‘’membre d’une organisation illégale travaillant pour déstabilisant l’Etat par des manifestations’’.
Au Viêt NamNguyên Huu Câu, poète et activiste anti-corruption.Arrêté en 1982 et condamné à mort en 1983 pour être l'auteur de poèmes ‘’portant préjudice à l'image du gouvernement’’. La peine de mort a été commuée en peine de prison à vie en 1985. Maintenu à l’isolement dans un camp au fin fond de la jungle. Aveugle de l'œil gauche. Vision de son œil droit se dégrade. Presque sourd. Grave insuffisance cardiaque. Santé fragile.
Au KazakhstanAron Atabek, écrivain et poète. Arrêté en 2006 et condamné à 18 ans de travaux forcés depuis 2007 pour avoir écrit un livre qui critique le président Kazakh et pour ‘’incitation à la violence’’. Il a déjà passé 2 ans et demi en isolement. En novembre 2012, il a été condamné à deux autres années de détention en isolement dans une prison de haute sécurité à Arkalyk, à 1650 Km de son domicile.

                                                                         Genève, novembre 2013
 Nguyên Hoàng Bao Viêt
Pour le Comité des Ecrivains en Prison
                                                                     du Centre PEN Suisse Romand

-----------------------------------------------------------------------------------------------
                Day of the Imprisoned Writer
                                          Defend the Freedom of Expression
                Write against Impunity

          The 15 November 2013 will be the 32nd Day of the Imprisoned Writer. During the past twelve months, the PEN International Committee for the Defence of Persecuted and Imprisoned Writers recorded hundreds of attacks against writers, journalists, poets and bloggers. Serious violations of freedom of expression and opinion continued in many countries : Turkey,EgyptChinaRussia, Viêt NamIran, Bahrain etc. Mexico, Colombia, Honduras, the Philippines, Syria are deemed dangerous for journalists or reporters. At the head of the list of states at very high risk for writers and bloggers are still China andViêt Nam. Subversion, slander and propaganda against the state, or fight against terrorism and the unrecognized legitimate rights of minorities serve as a pretext for repression. Not to mention the chronic scourge of armed criminal groups. There is a strong increase in arbitrary arrests, lengthy pretrial detentions, unfair trials, heavy prison sentences. Worse, assassinations, disappearances, torture and police violence whose most guilty and their accomplices remain unpunished. Recently, intolerance and fanaticism caused the tragic and painful death of our colleagues Ghislaine Dupont and Claude Verlon in Mali.
          Furthermore, PEN International is campaigning to support the Digital Freedom which first Declaration was adopted at its annual Congress held in GyeongjuSouth Korea, in September 2012. Article 1 of the Declaration reads: All persons have the right to express themselves freely through digital media without fear of reprisal or persecution’’. Another campaign of PEN International called ‘’Write Against Impunity'' aims to fight impunity enjoyed by those who seek to silent writers and journalists, especially throughout Latin America and the Caribbean. Freedom of expression and freedom of the press must be protected throughout the world. Against this odious and ruthless blackmail : the choice between self-censorship and the ultimate censorship, the murder of writers and journalists whose courage and honesty to speak out, to write and to testify or to inform disturb.
          Celebrating the Day of the Imprisoned Writer on 15 November and the Day against Impunity on 23 November, the Suisse Romand PEN Centre hopes to make the public and responsible political representatives aware of the tragedy of those who are persecuted and punished for freedom of expression and opinion.
          On this occasion, we address to Swiss and international media this appeal : Please join your voices to those of thousands of writers, poets, journalists, bloggers, translators and publishers, members of PEN International, to support the cause of victims who gives us reason for deep concern, among others :
           
- In TibetKunchok Tsephel Gopey Tsang, online writer and editor of the Internet site that promotes Tibetan culture and Tibetan literature. Arrested in February 2009 and sentenced to 15 years in prison for leaking state secrets.
- In HondurasDina Meza, journalist who works with the Committee of Families of Prisoners and Disappeared of Honduras. She has received          
numerous death threats by phone and SMS. These threats have not been subject of any serious police investigation, and protection systems for journalists have failed.
- In QatarMohammed al-Ajmi, poet, arrested in November 2011, sentenced in November  2012 to life imprisonment for writing a poem praising the Arab Spring and criticizing Qatar’s authorities. His sentence was reduced to 15 years in prison on appeal in February 2013 and upheld by the Court of Appeal in October 2013.
- In TurkeyAyse Berktay, writer, translator and peace activist, arrested on 7 October 2011. She is still awaiting trial. She may be sentenced up to 15 years in prison under Turkey’s anti-terrorism law. She was accused of being a member of an illegal organization working to destabilize the government through demonstrations.
- In Viêt NamNguyên Huu Câu, poet and anti-corruption activist. Arrested in 1982 and sentenced to death in 1983 for being the author of poems causing damage to the government’s image. The death sentence was commuted to life imprisonment in 1985. Held in solitary confinement in a camp deep in the jungle. Blind in his left eye. Losing vision in his right eye. Almost deaf. Severe heart failure. Fragile health.
- In KazakhstanAron Atabek, writer and poet. Arrested in 2006 and sentenced to 18 years of forced labour in 2007 for writing a book ‘’criticizing the Kazakh president’’ and ''incitement to violence’’. He has already spent two and a half years in solitary confinement. In November 2012, he was sentenced to two years in solitary confinement in a maximum security prison in Arkalyk at 1650 Km from his home.
                                                                      Geneva, November 2013
                                                                       Nguyên Hoàng Bao Viêt
                                                               For the Writers in Prison Committee
                                                                        of PEN Suisse Romand
Genève ngày 10 tháng 12 năm 2013

Liên Hội Nhân Quyền Việt Nam ở Thụy Sĩ
 Ligue Vietnamienne des Droits de l’Homme
Vietnamese League for Human Rights in Switzerland
*************************************************************************


***********************************
Bản Tin Liên Hội Nhân Quyền Việt Nam ở Thụy Sĩ

Nhà thơ tù chung thân Nguyễn Hữu Cầu vẫn là mối quan tâm hàng đầu của Văn Bút Quốc Tế.

       Trong Bản Tin ngày 17 tháng 7 năm 2013, Liên Hội Nhân Quyền Việt Nam có đưa tin Văn Bút Quốc Tế đòi trả Tự Do tức khắc và vô điều kiện cho nhà thơ tù chung thân Nguyễn Hữu Cầu. Trước đó, giữa tháng 5 năm 2013, thành phố Cracovie, Ba Lan hậu Cộng sản, đã tiếp đón Hội Nghị kỳ thứ 10 của Ủy Ban Văn Bút Quốc Tế Bênh Vực Nhà Văn bị đàn áp và cầm tù. Tại Hội Nghị này, đại diện Văn Bút Thụy Sĩ Pháp thoại, nhà thơ Nguyên Hoàng Bảo Việt đã đích thân báo động và trao tận tay các văn thi hữu quốc tế tập tài liệu về tình trạng sức khỏe và điều kiện giam cầm của những tù nhân ngôn luận và lương tâm Việt Nam.
Thi hữu còn báo trước rằng trong Dự thảo Quyết Nghị về Việt Nam tại Đại Hội Thế Giới Văn Bút Quốc Tế ở Reykjavik, nước Islande vào tháng 9 tới sẽ đặc biệt nêu ra năm trường hợp nhà thơ Nguyễn Hữu Cầu, linh mục Nguyễn Văn Lý, nhà báo Điếu Cày Nguyễn Văn Hải, nhà tranh đấu bênh vực Nhân Quyền Hồ Thị Bích Khương và nhà luật học viết nhựt ký điện tử Tạ Phong Tần. Thi hữu nói thêm sẽ đính theo Quyết Nghị một bản Danh sách dù không đầy đủ của nhiều nhà văn, nhà báo, tác giả nhựt ký điện tử và nhà tranh đấu bênh vực Nhân Quyền đang bị đày đọa trong ngục tù cộng sản. Bài thơ ‘’Khỏe Re Như Con Bò Kéo Xe’’ của nhà thơ tù chung thân Nguyễn Hữu Cầu đã được phổ biến với bản tiếng Pháp của nhà giáo Nguyễn Văn Trần ở Paris và bản tiếng Anh của nhà thơ Nguyên Hoàng Bảo Việt.

       Nhân dịp Hội Nghị, thi hữu đã đọc bài thơ ‘’Khỏe Re Như Con Bò Kéo Xe’’ theo lời yêu cầu của văn hữu Job Degenaar, đại biểu Trung tâm Văn Bút Hòa Lan. Buổi đọc thơ được tổ chức trên bờ sông Vistule chảy ngang thành phố Cracovie trước khi các văn thi hữu tham dự Đại Hội đi viếng trại tù Auschwitz-Birkenau do Đức Quốc Xã dựng lên thời Đệ Nhị Thế Chiến *. Nữ văn hữu Tienchi Martin-Liao, Chủ tịch Trung tâmVăn Bút Trung Hoa Độc Lập, cũng đã đọc thơ của các thi hữu tù nhân dưới chế độ Trung Cộng trong buổi đọc thơ đặc biệt này dành cho Trung Hoa và Việt Nam. Văn hữu Hòa Lan có thu hình và ghi âm để làm một vidéo, bắt đầu một cuộc vận động chính giới và công luận quốc tế. Bản tiếng Hòa Lan đã được in thành tập và đăng trên Trang Web Thông tin của Trung tâm Văn Bút Hòa Lan cùng với vidéo đọc bài thơ của thi hữu Nguyễn Hữu Cầu.

         Chúng tôi xin được gởi đến quý bạn và diễn đàn bài Thơ ‘’Khỏe Re Như Con Bò Kéo Xe’’ của nhà thơ tù chung thân Nguyễn Hữu Cầu, kèm theo ba bản tiếng Anh, tiếng Pháp và tiếng Hòa Lan (sao ảnh vidéo và trang Web Trung tâm Văn Bút Hòa Lan).

* Ghi chú : Được biết thi hữu Nguyên Hoàng Bảo Việt đã viếng trại tù ‘’diệt chủng’’ này hồi tháng 6 năm 1999, nhân dịp Đại Hội Văn Bút Quốc Tế ở thủ đô Varsovie. Lần này, thi hữu đặt chân trở lại trại tù Auschwitz-Birkenau để thắp nén hương lòng trước nhứt cho hàng triệu người Do Thái và các dân tộc khác đã chết bi thảm, vô danh, biệt tích trước khi chế độ Đức Quốc Xã bị tiêu vong. Sau nữa là để thắp nén hương lòng cho hàng triệu người Việt Nam yêu nước, thương dân, quý chuộng Nhân Ái, Công Lý và Hòa Bình, đã bị thảm sát dưới chế độ độc tài Cộng sản Việt Nam trong hơn 6 thập niên sau Đệ Nhị Thế Chiến.
-

            Genève ngày 25 tháng 10 năm 2013
            Liên Hội Nhân Quyền Việt Nam ở Thụy Sĩ
            Ligue Vietnamienne des Droits de l’Homme en Suisse
            Vietnamese League for Human Rights in Switzerland
******************************************


  Thi hữu Quảng Kiên Nguyễn Hữu Cầu
                  Ảnh của Yến Nhi, cháu nội nhà thơ tù nhân (4/6/2013)

Thơ Nguyn Hu Cu

Khỏe re như con bò kéo xe

Khỏe re như con bò kéo xe
Mai mốt ta về ta mua một con bò
Rồi ta sẽ đi đi lên trên núi cao
Mai mốt ta về ta đóng cái quan tài
Rồi ta sẽ nhờ con bò kéo theo đằng sau.
Khỏe re như con bò kéo xe
Khỏe re như con bò kéo xe....

Đường xa mình ta vừa đi vừa ca hát
Rừng xanh hiện ra ngàn hoa rừng thơm ngát
Đường xa mình ta vừa đi vừa ca hát
Buồn ơi chào mi lòng ta giờ tươi mát
Đón gió bát ngát ta ca vang vang
Từng khúc nhạc vang
Bò ơi đừng lo, vừa đi vừa ăn cỏ.
Hỏi thăm bò ơi, mệt không thì ta nghỉ
Ta không bắt bò làm việc gấp hai
Ta không bắt bò phải vượt chỉ tiêu
Với ta bò sẽ tự do
Với ta bò sẽ thật sự tự do...

Ta hát tình ca, ta hát tù ca

Ta đi lên trên non cao trăng thanh gió mát
Hương hoa bát ngát
Ta hát tình ca cho quê hương cho bạn bè
Một thời tù đày bên nhau
Một thời tù đày gian lao
Một thời cộng xiềng thương đau
Một thời cộng xiềng thương đau...

Ta hát những khúc tù ca
Núi ứa lệ ra
Ta hát về bạn tù ta
Lá hoa trên rừng
Nghe qua ngậm ngùi
Và rồi từng dòng lệ đá tuôn ra
Và rồi từng dòng lệ đá tuôn ra.

Mai mốt ta về...

Ta sẽ nói về những người tử tù Kiên Giang
Ta sẽ nói về những người tử tù xứ Huế
Những người tử tù Quảng Nam
Những người tử tù Phương Bắc
Những người tử tù Phương Nam
Những người tử tù Tiền Giang
Những người tử tù Long Xuyên
Tử hình vô số ba miền
AK cướp mạng Nhân quyền rác rơm ...

Mai mốt ta về
Ta mua một con bò
Rồi ta sẽ tìm tranh tìm tre
Rồi che nhà bên suối
Bò à từ từ  gần nhà nhiều cỏ lắm
Cỏ ngon lành cứ tự nhiên
Rồi ta nằm mơ
Từ căn nhà bên suối
Hòa bình về rồi
Hòa bình đã về tới
Tới nơi rồi chú bò ơi !

Mừng vui gặp cha gặp mẹ gặp thôn xóm
Bạn hỡi bè ơi hồi sinh đời lên men
Hòa bình rồi Hòa bình rồi thật đó nhé
Thằng bé đứng cười nhe hàm răng sún
Bụng lồi rún đen
Hỡi quê hương ta đã quay về
Bạn ơi bè ơi rồi Nhân quyền sẽ có
Bò ơi đừng lo rồi Ngưu quyền cũng có

Với ta bò sẽ tự do
Với ta bò sẽ thật sự tự do...

Quảng Kiên Nguyễn Hữu Cầu

       --------------------------------------------------------------------------
Nguyên Huu Câu’s poems

I am feeling as fine as an ox pulling a cart

I am feeling as fine as an ox pulling a cart
Tomorrow or the day after tomorrow, coming back home
I will buy an ox
Then I will go up to the high mountain
Tomorrow or the day after tomorrow, coming back home
I will make a coffin
Then I will ask my ox
To pull it behind me.

On the long road, I walk alone, singing
The green forest is in full bloom, with fragrant wildflowers
On the long road, I walk alone, singing
''Goodbye to Sadness!’’ Now I am in very good spirits
I open my arms to fresh wind blows and I sing aloud
Every song resonates more strongly with my voice
''Listen, my dear ox and work buddy, do not worry
Move on while grazing grass
Tell me, are you tired? Let’s take a break
I must not force you to double your hard tasks
I must not force you to go beyond the objectives
With me, you will be free
With me, you will be truly free’’...

I sing my songs of love, I sing my songs about prison

continue to go up to the mountain
In the moonlight, surrounded by a nice and fresh breeze  
The atmosphere is fragrant with the scent of floral nectar
I sing my songs of love for my country, for my friends, 
Unfortunate brothers and imprisoned brothers,  
Closely bonded in times of adversity
Deported, tortured and chained together in communist hell.

I sing my songs written in prison
Mountains are moved to tears
I sing the songs about my imprisoned friends
Leaves and flowers in forest bewail their lot after hearing these words and music
Then tears from melting rocks suddenly flow down
And tears the rocks have silently cried flow down...

The day I will be back home

Tomorrow or the day after tomorrow, coming back home
I will tell the world about the death row prisoners in Kiên Giang
I will tell the world about the death row prisoners in Huê
The death row prisoners in Quang Nam
The death row prisoners in the North
The death row prisoners in the South
The death row prisoners in Tiên Giang
The death row prisoners in Long Xuyên
And a multitude of death row prisoners in three regions
Assault rifles assassinate Human Rights*
Because human beings are treated as rubbish.

Tomorrow or the day after tomorrow, coming back home
I will buy an ox
Then I will build a straw-thatched cottage beside a little stream
“Dear ox, we move forward, gently
You can see the stretch of grassland near the cottage
There is plenty of delicious grass, enjoy it at your leisure’’.
Then I have a dream
From my cottage beside the little stream
Peace is coming back
Peace has returned home
Yes, my dear ox, Peace has arrived here with us.

I am so happy and so glad to see my father and my mother again,
And to meet my compatriots, people living in hamlets and villages
Dear friends, life is resuscitated, going from silencing whisper to effervescent stream
Look! Peace has come back home. True peace! Do believe it !
A little boy stands alone with a candid smile,
Displaying his toothless gums.
His belly showing its black protruding navel
Beloved native land, I have returned to You
Dear friends, Human Rights will be recovered
‘’Oh dear ox, do not worry, Animal Rights will also be recognized

With me, you will be free
With me, you will be truly free’’...
                                                
                                            Quang Kiên Nguyên Huu Câu
                                     Extracts from Prisoner’s Poems and Songs
Kalatchnikov assault rifle 
-------------------------------------------------------------------------------
Original in Vietnamese by Nguyên Huu Câu (poet sentenced to death on 23 May 1983. The appeal court commuted his capital punishment into life imprisonment on 24 May 1985). Forced labour camp K2 Z30A Xuân Lôc, Dông Nai province, Viêt Nam.
English adaptation by Nguyên Hoàng Bao Viêt (PEN Suisse Romand//WIPC and Associated Vietnamese Writers in Exile Centre). 03 April 2013.
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Poèmes de Nguyn Hu Cu

L'Ode  à l'injustice  du condamné à mort de Kiên Giang
                                                                                 
À l'aise comme un boeuf, tirant un chariot

À l'aise comme un boeuf, tirant un chariot
Demain ou après demain, je sortirai d'ici et j'achèterai un boeuf
Puis je m'en irai, vers la haute montagne
Demain ou après demain, je sortirai d'ici, et je ferai un cercueil
Je le ferai tirer par le boeuf
À l'aise comme un boeuf, tirant un chariot
À l'aise comme un boeuf, tirant un chariot

Sur le long chemin, je marche, seul,  en chantant
La verte forêt, apparaît, et ses mille fleurs sauvages, parfument l'espace
Sur le long chemin, je marche, seul, en chantant
Bonjour Tristesse !
Mon coeur maintenant est frais et en paix
S'ouvre au grand vent,
Et je chante, et je chante à  tue tête les refrains retentissants

Ô mon boeuf, ne t'inquiète pas !
Marche, et rumine tranquille
Dis-moi, dis-moi,
Es-tu fatigué ? tu veux qu'on se repose ?
Je ne te forcerai pas à doubler ton travail
Je ne t'obligerai pas à dépasser les objectifs
Avec moi, tu seras libre
Avec moi, tu seras libre

Je chanterai une chanson d'amour
J’entonnerai  des chansons de prison

Je grimperai vers la haute montagne,
Pour avoir de la lune claire et du vent frais
Et du parfum abondant des fleurs
Je chanterai une chanson d'amour
Pour la patrie et pour les amis
Pour une époque, où nous étions des prisonniers, ensemble
Pour une époque, si douloureuse, où nous étions esclaves
Pour une époque, où nous étions pleins de souffrances, pleins de menottes
Pour une époque, pleins de souffrances, pleins de menottes ...

J’entonnerai  des chansons de prison
Qui feront pleurer les montagnes
Je chanterai pour mes compagnons de prison
Les feuilles et les fleurs des forêts
Pleureront aussi en entendant ces chants
Et aussi les pierres pleureront
Et aussi les pierres pleureront

Demain et après demain, quand je rentrerai ...

Demain et après demain, quand je rentrerai ...
Je vous parlerai de ces condamnés à mort de Kiên Giang
Je vous parlerai de ces condamnés à mort de Huế
De ces condamnés à mort de Quảng Nam
De ces condamnés à mort du Nord
De ces condamnés à mort du Sud
De ces condamnés à mort de Tiền Giang
De ces condamnés à mort de Long Xuyên
Et de ces  innombrables condamnés à mort de trois régions du Viêt nam
De ce fusil AK chinois, qui  balaie comme une vulgaire brindille de paille,
Les Droits de l'Homme.

Demain ou après demain, je sortirai d'ici
J'achèterai un boeuf
Puis, de la paille et du bambou
Je tresserai un toit d'une maison au bord du ruisseau
Écoute-moi, mon boeuf,
Sois à l'aise, il y a de l'herbe en abondance, autour de la maison,
Tout est à toi, toute cette jeune pousse
Puis j'ai rêvé
Depuis cette maison au bord du ruisseau,
Que la paix est là !
Que la vraie paix est là !
Oui, mon boeuf, la paix  est bien,  là  avec nous !

Quelle joie ! de retrouver le père !,
Quelle joie de retrouver la mère !  le village
Ô oui ! mes amis, c'est la renaissance ! c'est l'ivresse, c'est  la vie en rose
C'est la paix ! c'est la paix ! c'est vraiment La Vraie Paix !
Le petit garçon, debout, sourit, montrant ses dents manquantes
Sur son gros ventre, son nombril saillant
Ô mon pays natal ! me voici, je suis de retour
Ô mes amis, enfin, les Droits de l'Homme sont de retour
Ô boeuf, ne t'inquiète pas, les Droits des animaux seront de retour, aussi
Je ne te ferai pas doubler ton travail
Je ne t'obligerai pas de dépasser les objectifs

Avec moi, tu seras libre
Avec moi, tu seras vraiment libre...

                              Quảng Kiên Nguyễn Hữu Cầu *
                    Traduit du Vietnamien de Nguyễn Văn Trần
Extraits du Recueil de Poèmes et Chansons de Nguyễn Hữu Cầu (détention sans procès 1975-1980 ; détention arbitraire 1982-1983 ; condamné à mort en mai 1983 ; condamné à perpétuité en mai 1085).
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------


De Vietnamese dichter, liedjesschrijver, mensenrechtenverdediger en anti-corruptie-activist Nguyên Huu Câu werd door de Politie van Openbare Veiligheid gearresteerd omdat hij een ‘belastend’ manuscript met liedjes en gedichten had geschreven, waarin hij twee hoge officieren beschuldigde van verkrachting en omkoperij, wat hij vermeld zou hebben op de achterkant van de bladzijden op zijn originele manuscript.
Hij werd beschuldigd van het plegen van ‘destructieve handelingen die vermoedelijk bedoeld waren het imago van de regering te beschadigen’. Hij werd op 23 mei 1983 ter dood veroordeeld. Zijn moeder ging namens hem in beroep tegen deze beslissing. Het Hof van Beroep zette de doodstraf op 24 mei 1985 om in levenslange gevangenisstraf in een werkkamp. Het manuscript diende niet als bewijsstuk in het proces tegen hem om de betreffende officieren te beschermen. Hij verblijft nu in concentratiekamp K2 Z30A Xuân Lôc, diep in het oerwoud in de Vietnamese provincie Dông Nai.
In de vele jaren sindsdien wordt Nguyên Huu Cau naar verluidt in barre eenzame omstandigheden. Hij is vrijwel blind en doof en lijdt aan een ernstige hartkwaal, die verergert door gebrek aan adequate medische aandacht hiervoor en de zeer slechte omstandigheden in de gevangenis. Hij was volgens zijn dochter, die terugkeerde van een toegestaan periodiek bezoek aan het kamp, enstig ziek. PEN International protesteert fel tegen zijn gevangenschap en is ernstig bezorgd om zijn gezondheid. PEN vraagt om onmiddellijke en onvoorwaardelijke vrijlating op humanitaire gronden en volgens Artikel 19 van de International Covenant on Civil and Political Rights, dat Vietnam mede heeft ondertekend.
Quang Kiên Nguyên Huu Câu: fragmenten uit Prisoner’s Poems and Songs
Nguyên Hoàng Bao Viêt leest van Nguyên Huu Câu het gedicht: Ik voel me zo goed als een os die een kar trekt


Ik voel me zo goed als een os die een kar trekt

Ik voel me zo goed als een os die een kar trekt
Als ik weer thuiskom, morgen of overmorgen
koop ik een o
Dan ga ik naar boven, de hoge berg op
Als ik weer thuiskom, morgen of overmorgen,
zal ik een doodskist maken
Dan vraag ik mijn os om hem achter me aan te trekken
Op de lange weg loop ik alleen, zingend
Het groene woud is in volle bloei, met geurende wilde bloemen
Op de lange weg loop ik alleen en zing
“Vaarwel verdriet” Nu ben ik in een opperbest humeur
Ik open mijn armen naar de frisse wind en zing hoorbaar
Ieder lied resoneert sterker bij mijn stem
“Luister, beste os en werkmaatje, maak je niet druk
Ga door als je aan het grazen bent
Zeg me, ben je moe? Laten we even pauzere
Ik hoef je niet te dwingen je zware taken te verdubbele
Ik hoef je niet te dwingen voorbij de gestelde doelen te g
Bij mij zul je vrij zijn Bij mij zul je echt vrij zijn”…
Nguyên Hoàng Bao Viêt leest: Ik zing mijn liefdesliedjes van Nguyên Huu Câu
(opname: Rondald Bos)

Ik zing mijn liefdesliedjes, ik zing mijn liedjes over de gevangenis
Ik vervolg bij maanlicht mijn weg naar boven, de berg op
omringd door een aangenaam fris windje
Het geurt naar bloemennectar
Ik zing mijn liefdesliedjes voor mijn land, voor mijn vriend
Onfortuinlijke broeders en gevangen broeders,
Nabij verbonden in tijden van tegenspoed
Gedeporteerd, gemarteld en samen vastgeketend in een communistische hel
Ik zing mijn liedjes die ik in de gevan
Ik zing de liedjes over mijn gevangen vrienden
Bladeren en bloemen in het woud bejammeren hun lot
na het horen van deze woorden, deze muzie
Plots vloeien tranen van smeltende rotsen
En de tranen van deze zacht huilende rotsen vloeien weg…

Nguyên Hoàng Bao Viêt leest: De dag dat ik weer thuiskom, van Nguyên Huu Câu
(Opname: Ronald Bos)

De dag dat ik weer thuiskom

Als ik thuiskom, morgen of overmorgen
Vertel ik de wereld over de gevangenen in de dodencel van Kiên Giang
Ik zal de wereld vertellen over de gevangenen in de dodencel van Huê
De gevangenen in de dodencel van Quang Nam
De gevangenen in de dodencel van het noorden
De gevangenen in de dodencel van het zuiden
De gevangenen in de dodencel van Tiên Giang
De gevangenen in de dodencel van Long Xuyên
En een groot aantal gevangenen in de dodencel van drie gewest
Mensen worden als vuil behandeld Kalashnikovs doden mensenrechten
Als ik weer thuiskom, morgen of overmorgen
koop ik een os

Dan bouw ik een huisje met rieten dak langs een beekje
“Beste os, we gaan kalmpjes voorwaarts
Je kunt de uitgestrekte weiden bij het huisje zien
Er is volop heerlijk gras, geniet ervan op je gemak”.
Dan droom ik
Vanuit mijn huisje langs de beek
Dat vrede terugkomt
De vrede is teruggekeerd
Ja, mijn beste os, de Vrede is bij ons hier aangekomen
Ik ben zo gelukkig en zo blij mijn vader en moeder weer te zien
en mijn landgenoten te ontmoeten, mensen die in dorpen en gehuchten won
Beste vrienden, het leven is weer opgewekt, stil fluisterend
aanzwellend tot bruisende b
Kijk! De vrede is teruggekeerd. Echte vrede! Geloof me!
Een kleine jongen, oprecht glimlachend, ontbloot zijn tandenloze tandvlees.
Zijn buik laat de zwarte vooruitstekende navel
Dierbaar geboorteland, ik ben naar jou teruggekeerd
Beste vrienden, de mensenrechten zullen opnieuw worden ontdekt
“O beste os, maak je geen zorgen, ook dierenrechten worden dan erkend
Bij mij zul je v
Bij mij zul je echt vrij zijn”…

(Vertalingen: Job Degenaar, vanuit de Engelse bewerkingen van Nguyên Hoàng Bao Viêt, filmopnames: Ronald Bos)

 Hai thi hữu Job Degenaar và Nguyên Hoàng Bảo Việt

**********************************************************************************************

----


Bn Tin Liên Hi Nhân Quyn Vit Nam Thy Sĩ

Lời Kêu Gọi của Văn Bút Quốc Tế
Nhà thơ tù chung thân Nguyễn Hữu Cầu
mối quan tâm hàng đầu của Tổ chức các Nhà Văn Thế Giới

Chiều ngày 16 tháng 7 năm 2013, Ủy Ban Văn Bút Quốc Tế Bênh Vực Nhà Văn bị đàn áp và cầm tù lại lên tiếng báo động về người tù chung thân Nguyễn Hữu Cầu, một nhà thơ, nhà soạn nhạc và viết lời ca tiếng hát, nhà tranh đấu cho Nhân Quyền và chống tham nhũng. Ủy Ban kêu gọi các văn thi hữu Văn Bút Quốc Tế và bạn hữu tiếp tay Trung tâm Văn Bút Anh trong cuộc vận động công luận thế giới sau khi được biết tình trạng sức khỏe của nhà thơ ngày càng bị hủy hoại trong địa ngục cộng sản. Chúng tôi cho đăng dưới đây Lời Kêu Gọi * mới nhứt của Ủy Ban Văn Bút Quốc Tế Bênh Vực Nhà Văn bị đàn áp và cầm tù, nguyên bản Anh ngữ *. Văn Bút Quốc Tế có nói rõ rằng ông Trần Ngọc Bích đã khẩn cấp báo tin sau chuyến đi thăm người Cha bị biệt giam khắc nghiệt trong trại tù ngày 4 tháng 6 năm 2013. Ông Nguyễn Hữu Cầu đã trải qua hơn 30 năm tù bất công, với án tử hình đổi thành tù chung thân. Văn Bút Quốc Tế yêu cầu các văn thi hữu Văn Bút thúc giục nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam
- Cho nhà thơ tù nhân Nguyễn Hữu Cầu được tiếp nhận tất cả những sự trị liệu, chăm sóc y tế cần thiết, coi như là một vấn đề vô cùng khẩn thiết, kể cả việc được chữa trị, săn sóc chuyên biệt bên ngoài trại giam;
- Phải trả tự do tức khắc và vô điều kiện cho nhà thơ tù nhân Nguyễn Hữu Cầu viện dẫn lý do ông chỉ bị giam nhốt vì sử dụng quyền tự do phát biểu và thể hiện quan điểm vốn được bảo đảm bởi Điều 19 Công Ước Quốc Tế về các Quyền Dân Sự và Chính Trị mà nhà nước cộng sản Việt Nam đã ký kết.
Cũng cần nhắc lại, ngày 28 tháng 3 năm 2013, trong một Thông cáo/Kháng Nghị thư phổ biến toàn cầu (đính kèm Bản Tin này), Ủy Ban Văn Bút Quốc Tế Bênh Vực Nhà Văn bị đàn áp và cầm tù đã bày tỏ mối quan ngại sâu xa về tình trạng sức khỏe quá suy yếu của nhà thơ Nguyễn Hữu Cầu. Văn Bút Quốc Tế cực lực phản đối việc nhà cầm quyền cộng sản tiếp tục giam nhốt một nhà thơ, nhà soạn nhạc và viết lời ca tiếng hát, nhà tranh đấu cho Nhân Quyền và chống tham nhũng. Văn Bút Quốc Tế cho biết ông Nguyễn Hữu Cầu có cơ nguy lớn sẽ chết trong trại giam nếu không được khẩn cấp trị bệnh và được tự do tiếp nhận sự chăm sóc y tế cần thiết. Văn Bút Quốc Tế còn nhấn mạnh rằng khi giam nhốt ông Nguyễn Hữu Cầu, nhà nước cộng sản vi phạm không thể chối cãi Điều 19 Công Ước Quốc Tế về các Quyền Dân Sự và Chính Trị mà họ đã ký kết. Văn Bút Quốc Tế đòi trả tự do tức khắc và vô điều kiện cho nhà thơ tù chung thân Nguyễn Hữu Cầu.
Trong mấy ngày trước đó, người con gái của nhà thơ tù chung thân, bà Nguyễn Thị Anh Thư và em trai của bà là ông Trần Ngọc Bích, cả hai chị em đồng thanh lên tiếng báo động với bà con, thân hữu về tình trạng sức khỏe kiệt quệ nguy kịch của người cha thân yêu của mình. Nhờ vậy, Trung tâm Nhà Văn Việt Nam Lưu Vong, qua nhà thơ Nguyên Hoàng Bảo Việt và Trung tâm Văn Bút Thụy Sĩ Pháp thoại, đã chuyển tiếp tin tức đến một số chính phủ dân chủ và nhứt là Ủy Ban Văn Bút Quốc Tế Bênh Vực Nhà Văn bị đàn áp và cầm tù Trung tâm Văn Bút Anh cùng ở Luân Đôn. Đồng thời, tin tức cũng được gởi đến một số Trung tâm Văn Bút Bắc Âu, Đông Âu, Bắc Mỹ, Nam Mỹ, Đông Á, Phi châu Úc châu. Những tin tức liên quan đến thi hữu Quảng Kiên tiếp tục gây niềm xúc động sâu xa nơi các văn thi hữu trong cộng đồng Văn Bút Quốc Tế. Các bạn Văn Bút Anh là một thí dụ tiêu biểu về lòng trắc ẩn và bao dung, tinh thần đoàn kết và ý chí tranh đấu để bênh vực quyền tự do phát biểu và thể hiện quan điểm. Văn Bút Quốc Tế nói chung và Ủy Ban Bênh Vực Nhà Văn bị đàn áp và cầm tù nói riêng, rất hãnh diện có những Trung tâm Văn Bút thành viên và những người cầm bút hội viên như vậy. Trong các Đại hội và Hội nghị Văn Bút Quốc Tế, nhà thơ Việt Nam lưu vong Nguyên Hoàng Bảo Việt đã nhiều lần đich thân nói lên lòng biết ơn đối với ân nghĩa, tình bạn của văn thi hữu, bạn bè khắp thế giới. Đã có nhiều người góp tiếng nói với chúng ta để tố cáo và lên án bản chất phi nhân nghĩa của chế độ cộng sản Việt Nam. Gần bốn thập niên ngụy quyền cộng sản đã và còn giam nhốt, đày đọa, khủng bố nhà thơ yêu nước Nguyễn Hữu Cầu cùng với hàng trăm hàng ngàn tù nhân chính trị, ngôn luận và lương tâm khác ! Chúng tôi thật có lỗi nếu đành phải chỉ nêu ra thêm một vài trường hợp điển hình vì khuôn khổ hạn hẹp của bản tin trên Internet. Như linh mục Nguyễn Văn Lý, nhà báo Điếu Cày Nguyễn Văn Hải, nhà luật học kiêm tác giả nhựt ký điện tử Tạ Phong Tần, nhà hoạt động bảo vệ Nhân Quyền Hồ Thị Bích Khương, nhà thơ Nguyễn Xuân Nghĩa, v.v.
Công cuộc vận động quốc tế vẫn tiếp tục để bênh vực nhà thơ nghệ sĩ và chiến sĩ Nhân Quyền bất khuất Nguyễn Hữu Cầu. Cuối tháng 2 năm nay, bà Maartje Duin, nhà báo hội viên Văn Bút Hòa Lan, vì bị công an cộng sản bám sát sau khi bà đến thăm linh mục Phan Văn Lợi tại Huế, đã phải cấp tốc rời khỏi Việt Nam bị chiếm đóng. Nhà báo trung thực và can đảm đó chưa có cơ hội gặp hai người con chí hiếu của nhà thơ Nguyễn Hữu Cầu. Mới đây, đầu tháng 5, thành phố Cracovie, Ba Lan hậu Cộng sản, đã tiếp đón Hội Nghị kỳ thứ 10 của Ủy Ban Văn Bút Quốc Tế Bênh Vực Nhà Văn bị đàn áp và cầm tù. Đại diện Văn Bút Thụy Sĩ Pháp thoại, nhà thơ Nguyên Hoàng Bảo Việt đã đọc bài thơ ‘’Khỏe Re Như Con Bò Kéo Xe’’ của nhà thơ tù chung thân Nguyễn Hữu Cầu theo lời yêu cầu của Trung tâm Văn Bút Hòa Lan có thu hình và ghi âm để làm một vidéo. Bài thơ đã được phổ biến với bản Pháp ngữ của nhà giáo Nguyễn Văn Trần ở Paris và bản Anh ngữ của nhà thơ Nguyên Hoàng Bảo Việt. Nữ văn hữu Tienchi Martin-Liao, Chủ tịch đại diện Trung tâm Văn Bút Trung Hoa Độc Lập, cũng đã đọc thơ của các thi hữu tù nhân dưới chế độ Trung Cộng trong buổi đọc thơ đặc biệt này dành cho Trung Hoa và Việt Nam.

Trích lá Thư của ông Trần Ngọc Bích gởi cho một người Bác ở xa quê hương

Con chào Bác! Con thưa Bác là con đã đưa vợ và 2 con đi thăm Ba như ước nguyện của Ba con vào ngày 4/6. Ba hiện nay bệnh tình cũng vậy. Theo như lời Ba con thì mắt trái đã mù hẳn, mắt phải chỉ nhìn thấy mờ mờ, răng chỉ còn 1 chiếc, bệnh tình cũng chưa giảm, đặc biệt là suy tim và máu không lên não, cả tháng nay Ba chỉ ăn được cháo và uống thuốc, uống sữa để sống mà thôi. Ba con bảo những lần bị bệnh, xỉu thì họ đưa ra ngoài khám bệnh nhưng chỉ đưa đi ... cho có khám mà thôi. Hiện giờ Ba con vẫn bị biệt giam ở khu giam riêng, con vào thăm cũng thăm ở phòng dành cho người bị giam riêng, có theo dõi của công an khi thăm gặp. Cả tháng nay Ba con bảo nếu không nhờ các Bác, các Cô Chú giúp đỡ cho Ba con thì Ba con không còn hy vọng. Ba con gửi lời Cám ơn đến Bác, các Cô Chú rất nhiều. Con gửi cho Bác ảnh của Ba con. Con Ngọc Bích.
Nguồn tin và tài liệu: Liên Hội Nhân Quyền Việt Nam ở Thụy Sĩ
và nhà thơ Nguyên Hoàng Bảo Việt, phó chủ tịch Văn Bút Thụy Sĩ Pháp Thoại (đặc trách Ủy ban Bênh vực Nhà Văn bị đàn áp và cầm tù), hội viên Trung Tâm Nhà Văn Việt Nam Lưu Vong, Hội Nhà Văn Liên Hiệp Quốc – Genève, Hội Nhà Văn và Nhà Phiên Dịch Vùng Á châu – Thái Bình dương.
Genève ngày 17 tháng 7 năm 2013
Liên Hội Nhân Quyền Việt Nam ở Thụy Sĩ
Ligue Vietnamienne des Droits de l'Homme en Suisse
Vietnamese League for Human Rights in Switzerland.


Ông Trần Ngọc Bích, hiền thê Phan Thị Thắm
và hai cháu nội của nhà thơ tù chung thân Nguyễn Hữu Cầu
-----------------------------------------------------------------------
*Lời Kêu Gọi bằng Anh ngữ của Ủy Ban Văn Bút Quốc Tế
Bênh Vực Nhà Văn bị Đàn áp và Cầm tù (PEN International CODEP/WIPC).

Writers in Prison Committee | PEN International
Call for action for Vietnamese writer Nguyen Huu Cau

Dear friends,
We are calling for your support in a call for action issued by our colleagues from English PEN, regarding the deteriorating health of one of PEN’s main cases, Vietnamese poet, songwriter, human rights defender and anti-corruption activist Nguyen Huu Cau, who has been held in appalling prison conditions since his arrest on 9 October 1982. Nguyen Huu Cau, aged 68, is serving life imprisonment for an allegedly ‘incriminating’ manuscript of songs and poems. Nguyen’s health has been deteriorating dramatically in recent years, and even more so recently as reported by his son Tran Ngoc Bich after a visit to the prison camp on 4 June 2013.

We urge you to send an appeal to the Vietnamese authorities in your country,
  • Urging that Nguyen Huu Cau is given full access to all necessary medical care as a matter of urgency, including specialised medical care outside prison;
  • And calling for his immediate and unconditional release as he is held solely for the peaceful exercise of his right to freedom of expression as guaranteed under Article 19 of the United Nations International Covenant on Civil and Political Rights, to which Vietnam is a state party.
For further background information, please click here to see the latest RAN from the Writers in Prison Committee (WiPC) of PEN International on Nguyen Huu Cau, which also includes addresses of officials in Vietnam to send your appeals to.

As there are no fax numbers for Vietnamese authorities, please follow this link for addresses of some Vietnam’s diplomatic offices in the world.
Thank you for your support on this case.
Best regards,
Patricia Diaz
Research and Campaign Support, Writers in Prison Committee | PEN International
Celebrating 90 years of promoting literature and defending freedom of expression
International PEN is trading as PEN International. International PEN is a company registered in England and Wales with registration number 05683997. International PEN is a registered charity in England and Wales with registration number 1117088. International PEN’s registered office is Brownlow House, 50-51 High Holborn, London, WC1V 6ER, UK.

Genève ngày 17 tháng 7 năm 2013
Liên Hội Nhân Quyền Việt Nam ở Thụy Sĩ
Ligue Vietnamienne des Droits de l'Homme en Suisse
Vietnamese League for Human Rights in Switzerland.

*******************************************************************
Thông cáo/Kháng Nghị thư bằng Anh ngữ của Ủy Ban Văn Bút Quốc Tế
Bênh Vực Nhà Văn bị Đàn áp và Cầm tù (PEN International CODEP/WIPC).
RAPID ACTION NETWORK
28 March 2013
RAN 14/13

VIETNAM: Fears for the health of imprisoned writer and activist.
PEN International is seriously concerned for the health of writer and activist Nguyen Huu Cau, who is seriously ill and denied adequate medical care in the prison camp where he is serving a life-time sentence for his critical writings. PEN International protests his imprisonment, and demands his immediate and unconditional release on humanitarian grounds and in accordance with Article 19 of the International Covenant on Civil and Political Rights (ICCPR) to which Vietnam is a signatory.

According to PEN’s information, Nguyen Huu Cau, 67, is a poet, songwriter, human rights defender and anti-corruption activist. He was arrested by public security police on 9 October 1982 for having authored an ‘incriminating’ manuscript of songs and poems. Nguyen Huu Cau had reportedly noted allegations of rape and bribery committed by the two high level officers on the back of the pages of the original manuscript.
Nguyen Huu Cau was accused of committing ‘destructive acts’ that were supposedly ‘damaging’ to the government’s image and on 23 May 1983, he was sentenced to death. His mother submitted an appeal on his behalf and a year later, on 24 May 1985, the Court of Appeals commuted his capital sentence into life imprisonment. The manuscript was reportedly not used as evidence in the trial against him, in order to protect the two officers concerned.
In the many years since, Nguyen Huu Cau has reportedly been held in harsh solitary confinement. He has apparently now lost most of his vision and is almost completely deaf. Nguyen Huu Cau suffers from a serious heart condition, which is worsening because of the lack of adequate medical attention and the deplorable prison conditions. He was recently reported to be in very poor health, according to his daughter returning from an authorized periodical visit to the camp deep in the jungle. Concerns for his well-being are acute. Nguyen Huu Cau is being held at forced labour camp K2 Z30A Xuan Loc, Dong Nai province, Vietnam.
Samples of Nguyen Huu Cau’s poems and songs are attached, translated from the Vietnamese by Nguyen Hoang Bao Viet of Suisse Romande PEN.
Please send appeals:
* Expressing serious concern for the health of imprisoned writer and activist Nguyen Huu Cau and urging that he is given full access to all necessary medical care as a matter of urgency;
* Calling for his immediate and unconditional release on humanitarian grounds and in accordance with Article 19 of the ICCPR to which Vietnam is signatory.
(...) PEN International Writers in Prison Committee
Brownlow House 50-51 High Holborn London WC1V 6ER.
Tel.+44 (0)20 7405 0338 Fax: +44 (0)20 7405 0339 www.pen-international.org .

Ghi chú thêm: Thông cáo/Kháng thư của Ủy Ban Văn Bút Quốc Tế Bênh Vực Nhà Văn bị Cầm tù còn được phổ biến trên hệ thống IFEX Action Alert Network (International Freedom of Expression Exchange/Trao Đổi Quốc Tế Quyền Tự Do Phát Biểu).
**************************************************************
Liên Hội Nhân Quyền Việt Nam ở Thụy Sĩ
Ligue Vietnamienne des Droits de l'Homme en Suisse
Vietnamese League for Human Rights in Switzerland

  *******************************************************


-Kêu gọi trả tự do cho tù nhân thế kỷ Nguyễn Hữu Cầu!
Nghe bài này

Tù nhân lương tâm Nguyễn Hữu Cầu người bị giam tù tổng cộng cho đến lúc này là 37 năm hiện sức khỏe rất yếu kém trong trại giam. Gia đình và một số tổ chức quốc tế lên tiếng kêu gọi chính quyền Việt Nam trả tự do ngay cho ông nếu không sẽ chết trong tù.

Cháu kêu oan cho ông


Cô bé Trần Phan Yến Nhi, năm nay 14 tuổi, và mới hồi đầu tháng sáu vừa qua trong chuyến cùng gia đình đi thăm ông Nguyễn Hữu Cầu tại trại giam Z30 A Xuân Lộc, Đồng Nai mới biết mặt người sinh ra cha của cháu.

Đến ngày 7 tháng 7 vừa qua, trên mạng Internet xuất hiện Thư kêu oan cho ông nội của cháu Trần Phan Yến Nhi. Trong thư cháu nhắc đến 30 phút thăm gặp mà người ông cho biết tình hình sức khỏe hiện rất yếu do những bệnh tật mù mắt trái, mắt phải chỉ còn thấy mờ mờ, suy tim nặng, máu không lên não được, hay bị xỉu, răng rụng hết chỉ còn một chiếc, đau dạ dày kinh niên và tóc bị nấm.


Cô bé Trần Phan Yến Nhi cho biết gia đình từ thời cụ cố cho đến nay đã có hơn 500 lá đơn kêu oan mà không có kết quả gì. Nay cháu gửi đơn đến Tổ chức Nhân quyền Thế giới

Chính ông Nguyễn Hữu Cầu trước khi chia tay những đứa cháu đã nói hãy về kêu oan cho ông nội. Cô bé Trần Phan Yến Nhi cho biết gia đình từ thời cụ cố cho đến nay đã có hơn 500 lá đơn kêu oan mà không có kết quả gì. Nay cháu gửi đơn đến Tổ chức Nhân quyền Thế giới và mong những người lớn giúp chuyển đơn đến tận tay cho những người tại tổ chức đó với hy vọng giúp được cho người ông phải chịu tù qua hai thế kỷ.

Anh Trần Ngọc Bích, người con của ông Nguyễn Hữu Cầu sinh năm 1973 chỉ hai năm trước khi ông này bị đi học tập vào năm 1975 và không được mang họ cha, cho biết:



Ông Nguyễn Hữu Cầu, ảnh do cháu Yến Nhi chụp lén khi đi thăm ông nội lần đầu. Photo by Yen Nhi



Cảm nhận của con em khi đi thăm ông nội về thấy rất tội, cháu khóc hoài. Cháu có viết thư kêu oan, một bức gửi đến ông chủ tịch nước, một bức gửi bộ trưởng công an; nhưng cả hai bức đều chưa thấy trả lời. Và bức thư gửi tổ chức nhân quyền thế giới. Tôi cũng gửi thư đến các cô chú, ông bà lên tiếng cho ba tôi được ra ngoài; chứ nếu ở trong thì tôi nghĩ không bao lâu nữa ba tôi sẽ mất.

Khi đi thăm, mấy chú mấy bác có nói không được chụp hình vì nếu chụp hình lần sau họ sẽ không cho thăm. Thế nhưng đứa con của tôi lén dùng điện thoại của tôi và chụp được hai tấm hình của ông nội. Tôi nhắc cháu lời của các chú, các bác là không được chụp hình, cháu nói nếu không chụp lỡ khi ông nội bị chết trong trại lấy gì mà thờ; và cháu nói nếu không cho thăm sẽ viết đơn thưa nữa.


Cảm nhận của con em khi đi thăm ông nội về thấy rất tội, cháu khóc hoài. Cháu có viết thư kêu oan, một bức gửi đến ông chủ tịch nước, một bức gửi bộ trưởng công an; nhưng cả hai bức đều chưa thấy trả lời

Anh Trần Ngọc Bích

Một tù nhân lương tâm từng bị giam chung với ông Nguyễn Hữu Cầu tại trại Z30A Xuân Lộc, Đồng Nai, ông Trương Minh Đức cho biết một số thông tin mà ông này có được về tù nhân xuyên thế kỷ Nguyễn Hữu Cầu:

Trước đây tôi ở chung với ông Nguyễn Hữu Cầu tại K2 Xuân Lộc, từ tháng 10 năm 2008 đến tháng 3 năm 2010. Sau đó tôi bị chuyển sang trại khác; ông Cầu vài tháng sau cũng bị chuyển sang K3. Ông Cầu chịu án quá lâu, nhiều chứng bệnh răng rụng hết ăn uống khó khăn, mắt một bên bị mù, một bên chỉ thấy mờ mờ… Sau khi chuyển sang K3 cũng có thông tin về ông Cầu: những anh em xây dựng đi lưu động xây dựng các công trình, một anh cho biết ông Cầu cũng bị giữ cô lập không thể liên lạc gì. Sau này có nghe ông bị bệnh nặng nên phải chuyển về lại K2. Ở đó ông cũng bị cô lập không được sinh hoạt với tù chính trị để những người này có thể chăm sóc cho ông. Ông luôn bị cô lập và sức khỏe nay rất kiệt.

Văn bút quốc tế lên tiếng

Hồi cuối tháng ba vừa qua, Ủy ban Văn bút Quốc tế Bênh vực Nhà văn Bị đàn áp và Cầm tù ra Thông cáo/ Kháng nghị thư bày tỏ quan ngại sâu sắc về tình trạng của tù nhân lương tâm Nguyễn Hữu Cầu trong trại giam Z30A Xuân Lộc, Đồng Nai.

Văn bút Quốc tế cho rằng việc giam giữ và đối xử với ông Nguyễn Hữu Cầu như thế là vi phạm Điều 19, Công ước Quốc tế về các quyền dân sự và chính trị mà Việt Nam đã ký kết. Văn bút Quốc tế kêu gọi phải trả tự do ngay tức khắc và vô điều kiện cho ông Nguyễn Hữu Cầu. Theo tổ chức này thì nếu ông Cầu không được khẩn cấp trị bệnh và tự do tiếp nhận sự chăm sóc y tế cần thiết sẽ có nguy cơ chết trong tù.


Văn bút Quốc tế cho rằng việc giam giữ và đối xử với ông Nguyễn Hữu Cầu như thế là vi phạm Điều 19, Công ước Quốc tế về các quyền dân sự và chính trị mà Việt Nam đã ký kết. Văn bút Quốc tế kêu gọi phải trả tự do ngay tức khắc và vô điều kiện cho ông Nguyễn Hữu Cầu

Sang đầu tháng 7, tổ chức Văn Bút Anh cũng lên tiếng kêu gọi cần có hành động khẩn cấp cho nhà văn Nguyễn Hữu Cầu. Lý do cũng như Văn bút quốc tế nêu lên là vì quan ngại ông này sẽ chết ngay trong tù.

Văn bút Anh kêu gọi gửi thỉnh nguyện thư đến cho ông Vũ Quang Minh, đại sứ Việt Nam tại Anh Quốc. Song song đó là gửi thông điệp ủng hộ đến ông Nguyễn Hữu Cầu và gia đình của ông.

Sự trả thù?

Cựu tù nhân lương tâm Trương Minh Đức cho biết ngay tại trại Z30 A Xuân Lộc, Đồng Nai đã có một số trường hợp phải chết rũ tù mà ông có thể nhớ được:

Trường hợp chết trong tù của anh em tù nhân lương tâm, tù chính trị có ông Nguyễn Văn Trại hồi năm 2011; trước đó có linh mục Nguyễn Văn Vàng. Ông này bị bỏ đói và bị cùm; khi ông chết đang bị cùm…Tôi vào ông Cầu kể lại nhiều chuyện rất độc ác trong trại này.

Xin phép được nhắc lại, ông Nguyễn Hữu Cầu sinh năm 1945, quê quán Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang. Ông từng là một nhà thơ, soạn giả bài hát và là một cựu sĩ quan quân đội của chính quyền Việt Nam Cộng hòa trước đây. Ông bị bắt làm tù binh hồi năm 1975 cho đến năm 1980. Năm 1981, ông viết đơn tố cáo và làm thơ lên án Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân và phó chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Kiên Giang về những hành vi tội ác như hối lộ, hiếp dâm... Ông bị bắt hồi tháng 10 năm 1982. Đến tháng 5 năm 1983, ông bị tòa sơ thẩm kết án tội phá hoại với mức tử hình. Mẹ ông kháng án, tại phiên xử phúc thẩm 2 năm sau đó án giảm xuống còn chung thân.

Như trình bày của cựu tù nhân lương tâm Trương Minh Đức, khi vào tù ông Nguyễn Hữu Cầu thường bị biệt giam và đối xử hết sức khắc nghiệt. Thế nhưng ông vẫn cho rằng bản thân không hề có tội gì.

-Văn Bút Quốc Tế đòi trả tự do tức khắc và vô điều kiện cho nhà thơ Nguyễn Hữu CầuVietBao -Bản Tin Liên Hội Nhân Quyền Việt Nam ở Thụy Sĩ
Trong một Thông cáo/Kháng Nghị thư phổ biến toàn cầu chiều ngày 28 tháng 3 năm 2013, Ủy Ban Văn Bút Quốc Tế Bênh Vực Nhà Văn bị đàn áp và cầm tù (International PEN CODEP/WIPC) đã bày tỏ mối quan ngại sâu xa về tình trạng sức khỏe quá đổi suy yếu của nhà thơ Nguyễn Hữu Cầu. Văn Bút Quốc Tế phản đối việc nhà cầm quyền cộng sản tiếp tục giam nhốt một nhà thơ, một nghệ sĩ và một nhà tranh đấu cho Nhân Quyền.

Văn Bút Quốc Tế đòi trả tự do tức khắc và vô điều kiện cho nhà thơ tù chung thân Nguyễn Hữu Cầu. Văn Bút Quốc Tế nêu lên lý do nhân đạo vì ông Nguyễn Hữu Cầu có cơ nguy lớn sẽ chết trong trại giam nếu không được khẩn cấp trị bệnh và được tự do tiếp nhận sự chăm sóc y tế cần thiết. Văn Bút Quốc Tế còn nhấn mạnh rằng khi giam nhốt ông Nguyễn Hữu Cầu, nhà nước cộng sản vi phạm không thể chối cãi Điều 19 Công Ước Quốc Tế về các Quyền Dân Sự và Chính Trị mà họ đã ký kết.
          Người cựu sĩ quan Việt Nam Cộng Hòa Nguyễn Hữu Cầu, biệt hiệu Quảng Kiên, sinh năm 1945, nguyên quán Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang. Ông vốn là một nhà thơ, soạn nhạc cùng viết lời ca tiếng hát. Tháng tư năm 1975, ông bị quân đội cộng sản Bắc Việt bắt làm tù binh cho đến năm 1980. Ông trở về quê hương bị chiếm đóng, sống qua ngày. Ông chứng kiến xã hội thời cộng sản đi dần lên đỉnh cao của bất công, áp bức, vong thân, nhũng lạm...Ông tiếp tục sáng tác, làm thơ và viết nhiều bài hát để bày tỏ tâm tư, ghi lại những chứng tích của bạo lực và tội ác. Đã là ngụy quyền, nhứt là cộng sản, thì không bao giờ chấp nhận những ngòi bút chân chính, liêm sĩ và bất khuất. Năm 1981, ông Nguyễn Hữu Cầu viết đơn, làm thơ tố cáo nhiều hành vi tội ác của viện trưởng viện Kiểm sát nhân dân và phó chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh Kiên Giang. Tháng 10 năm 1982, theo lệnh của hai kẻ tội phạm, công an cộng sản làm chứng cớ giả mạo để bắt ông Nguyễn Hữu Cầu. Ông bị đánh đập, tra tấn, bỏ đói để buộc phải nhận tội. Ngày 19 tháng 5 năm 1983, tòa sơ thẩm Kiên Giang tuyên án tử hình ông về tội ‘’phá hoại’’. Cần nhắc lại, sau tháng tư năm 1975, cộng sản Bắc Việt cho áp dụng tại miền Nam bộ ‘’luật rừng’’ của cái gọi là nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa. Người dân sống trong một nước không có điều luật hợp pháp nào, trên nguyên tắc (thôi), đúng với tiêu chuẩn quốc tế. Bộ hình luật CHXHCNVN chỉ mới được đưa ra năm 1986, dưới áp lực quốc tế, tiếp theo cuộc sụp đổ của ý thức hệ cộng sản Âu châu và hậu quả Liên Sô ngưng viện trợ các nước chư hầu. Nhưng trong thực tế, vẫn chỉ có luật của đảng cộng sản cốt để bảo vệ chế độ độc tài tham nhũng, đi ngược lại nguyện vọng chính đáng của người dân, bịt miệng Công lý và chà đạp Tự do và Nhân quyền. Điều luật ‘’còng số 8’’ là một thí dụ điễn hình quái dị và ghê tởm. Trở lại vụ án tù tử hình của ông Nguyễn Hữu Cầu, gia đình ông, nhứt là bà mẹ ông, cương quyết kháng án. Cuối cùng, ngày 25 tháng 5 năm 1985, tòa phúc thẩm cộng sản cải án tử hình thành tù giam chung thân. Ông Nguyễn Hữu Cầu bị lưu đày, hành hạ, đối xử khắc nghiệt tại trại giam Z30A Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai cho đến nay. Bị nhốt mấy chục năm, nhứt là biệt giam, nhà thơ tù chung thân mắc nhiều thứ bệnh. Đau dạ dày, áp huyết cao, tim suy yếu. Mắt mờ, tai điếc, răng rụng gần hết. Thế giới đều biết dưới chế độ Việt cộng, một khi bị kết án, hầu hết các tù nhân chính trị, ngôn luận và lương tâm bị đưa đến các trại lao động cưỡng bức. Họ bị giam kín hoặc bị nhốt chồng chất trong những phòng giam bẩn thỉu, cùng với các tù nhân đại hình có thái độ hiềm thù hung dữ khác. Họ sẽ phải chịu đựng tra tấn, nhục hình, đối xử dã man, vô nhân tính hoặc làm hạ thấp phẩm giá con người. Tình trạng sức khỏe của phần đông những người tù chính trị hoặc ngôn luận và lương tâm đều rất xấu tệ. Trong những điều kiện giam cầm vô nhân đạo như trường hợp ông Nguyễn Hữu Cầu và một số bạn tù từng trải qua thì sự kiện người tù chung thân còn sống sót để chờ ngày về với gia đình phải là một phép lạ mới được.
          Ba mươi năm qua, ông Nguyễn Hữu Cầu đã viết hàng trăm đơn khiếu nại về bản án tù bất công và vô nhân đạo. Từng bị bạo lực phi nhân nghĩa bắt làm tù binh, trải qua ba thập niên hành trình vạn lý tận cùng khốn khổ, người chiến sĩ Việt Nam Cộng Hòa Nguyễn Hữu Cầu vẫn luôn luôn là một kẻ sĩ. Cho nên ông không nhận có tội và không xin khoan hồng, ân xá. Nhưng lịch sử dân tộc Việt Nam và thế giới sẽ ghi chép rằng cộng sản Việt Nam, đội quân tiên phong của tân đế quốc bành trướng Bắc Kinh, chỉ muốn nhà thơ nhân bản, yêu nước, thương đồng bào, dấn thân và bất khuất đó – nhà thơ lớn và nhà nghệ sĩ tài hoa, nhà tranh đấu cho Nhân Quyền và Công Bằng xã hội Nguyễn Hữu Cầu –  phải chết trong lao tù tối tăm, giữa rừng sâu nước độc, vì tàn tạ, kiệt sức, với đôi mắt mù lòa nhìn đời quên lãng ông. Không, guồng máy trấn áp khổng lồ và kinh khiếp của cộng sản sẽ không bao giờ khuất phục được Quảng Kiên Nguyễn Hữu Cầu với bản án tù chung thân áp đặt bằng bạo lực. Hỡi những cai tù, chủ ngục goulag Việt Nam và những ủy viên bộ chính trị cộng sản nào còn một chút điểm sáng trong lương tâm mỗi con người. Hãy vận động trả lại tự do cho nhà thơ Nguyễn Hữu Cầu, tức khắc và vô điều kiện. Mong rằng Khổ nạn ông đang gách vác, cũng như những bạn tù tử hình đã gục ngã trước hay sau ông, xuyên qua hai thế kỷ đau thương của dân tộc, với hàng ngàn câu thơ và tiếng hát viết trong ngục tù sẽ trở thành một di sản văn hóa trân quý cho quê hương trong trí nhớ và cho bạn bè, văn thi hữu ở khắp năm châu. ‘’Bạn hỡi bè ơi ! hồi sinh đời lên men’’ (thơ Nguyễn Hữu Cầu). *
          Trong mấy ngày vừa qua, người con gái của nhà thơ tù chung thân, bà Nguyễn Thị Anh Thư cũng như em trai của bà là ông Trần Ngọc Bích, cả hai chị em đồng thanh lên tiếng báo động với bà con, thân hữu về tình trạng sức khỏe kiệt quệ nguy kịch của người cha thân yêu của mình. Đi thăm hồi đầu tháng, bà Nguyễn Thị Anh Thư được người cha cho biết ông đau tim nặng, máu không lên não, ông bị xỉu nhiều lần. Ông nói ít và thở nhiều, đi đứng rất mệt mỏi. Đôi mắt ông hầu như không còn nhìn thấy rõ gì nữa. Ông có thể sẽ chết trong trại tù cộng sản, như người tù thế kỷ Trương Văn Sương hay là người bạn tù nhân giam 15 năm Nguyễn Văn Trại và còn nhiều người nữa...Trừ phi ông Nguyễn Hữu Cầu được ra khỏi trại tù tức khắc để được chữa trị tại một bệnh viện tim chuyên khoa, có sự chăm sóc của thân nhân.

Chúng tôi được biết Văn Bút Quốc Tế đã gởi Kháng Nghị thư đến nhà cầm quyền Hà Nội. Văn Bút Quốc Tế cũng yêu cầu các Trung tâm Văn Bút sớm gởi Kháng Nghị thư tương tự để
* bày tỏ mối quan ngại sâu xa về tình trạng sức khỏe của nhà thơ và nhà tranh đấu cho Nhân Quyền Nguyễn Hữu Cầu, đồng thời đòi cho ông được tiếp nhận tất cả những sự trị liệu, chăm sóc y tế cần thiết, coi như là một vấn đề vô cùng khẩn thiết;
* thúc giục nhà cầm quyền cộng sản phải trả tự do tức khắc và vô điều kiện cho nhà thơ tù chung thân vì lý do nhân đạo và viện dẫn Điều 19 Công Ước Quốc Tế về các Quyền Dân Sự và Chính Trị mà nhà nước cộng sản Việt Nam đã ký kết.

                    Nguồn tin và tài liệu: Liên Hội Nhân Quyền Việt Nam ở Thụy Sĩ
và Nguyên Hoàng Bảo Việt, phó chủ tịch Văn Bút Thụy Sĩ Pháp Thoại (đặc trách Ủy ban Bênh vực Nhà Văn bị đàn áp và cầm tù), hội viên Trung Tâm Nhà Văn Việt Nam Lưu Vong, Hội Nhà Văn Liên Hiệp Quốc – Genève, Hội Nhà Văn và Nhà Phiên Dịch Vùng Á châu – Thái Bình dương.

Genève ngày 28 tháng 3 năm 2013
Liên Hội Nhân Quyền Việt Nam ở Thụy Sĩ
Ligue Vietnamienne des Droits de l'Homme en Suisse
Vietnamese League for Human Rights in Switzerland.

* * * Ghi chú theo Thông cáo/Kháng Nghị thư của Văn Bút Quốc Tế
Đính kèm để giới thiệu vài bài thơ và ca khúc của nhà thơ Nguyễn Hữu Cầu
viết trong trại tù (NHBV Văn Bút Thụy Sĩ Pháp Thoại)
-----------------------------------
Thơ Nguyễn Hữu Cầu

Khỏe re như con bò kéo xe

Khỏe re như con bò kéo xe
Mai mốt ta về ta mua một con bò
Rồi ta sẽ đi đi lên trên núi cao
Mai mốt ta về ta đóng cái quan tài
Rồi ta sẽ nhờ con bò kéo theo đằng sau.
Khỏe re như con bò kéo xe
Khỏe re như con bò kéo xe....

Đường xa mình ta vừa đi vừa ca hát
Rừng xanh hiện ra ngàn hoa rừng thơm ngát
Đường xa mình ta vừa đi vừa ca hát
Buồn ơi chào mi lòng ta giờ tươi mát
Đón gió bát ngát ta ca vang vang
Từng khúc nhạc vang
Bò ơi đừng lo, vừa đi vừa ăn cỏ.
Hỏi thăm bò ơi, mệt không thì ta nghỉ
Ta không bắt bò làm việc gấp hai
Ta không bắt bò phải vượt chỉ tiêu
Với ta bò sẽ tự do
Với ta bò sẽ thật sự tự do...

Ta hát tình ca, ta hát tù ca

Ta đi lên trên non cao trăng thanh gió mát
Hương hoa bát ngát
Ta hát tình ca cho quê hương cho bạn bè
Một thời tù đày bên nhau
Một thời tù đày gian lao
Một thời cộng xiềng thương đau
Một thời cộng xiềng thương đau...

Ta hát những khúc tù ca
Núi ứa lệ ra
Ta hát về bạn tù ta
Lá hoa trên rừng
Nghe qua ngậm ngùi
Và rồi từng dòng lệ đá tuôn ra
Và rồi từng dòng lệ đá tuôn ra.

Mai mốt ta về...

Ta sẽ nói về những người tử tù Kiên Giang
Ta sẽ nói về những người tử tù xứ Huế
Những người tử tù Quảng Nam
Những người tử tù Phương Bắc
Những người tử tù Phương Nam
Những người tử tù Tiền Giang
Những người tử tù Long Xuyên
Tử hình vô số ba miền
AK cướp mạng Nhân quyền rác rơm ...

Mai mốt ta về
Ta mua một con bò
Rồi ta sẽ tìm tranh tìm tre
Rồi che nhà bên suối
Bò à từ từ  gần nhà nhiều cỏ lắm
Cỏ ngon lành cứ tự nhiên
Rồi ta nằm mơ
Từ căn nhà bên suối
Hòa bình về rồi
Hòa bình đã về tới
Tới nơi rồi chú bò ơi !

Mừng vui gặp cha gặp mẹ gặp thôn xóm
Bạn hỡi bè ơi hồi sinh đời lên men
Hòa bình rồi Hòa bình rồi thật đó nhé
Thằng bé đứng cười nhe hàm răng sún
Bụng lồi rún đen
Hỡi quê hương ta đã quay về
Bạn ơi bè ơi rồi Nhân quyền sẽ có
Bò ơi đừng lo rồi Ngưu quyền cũng có

Với ta bò sẽ tự do
Với ta bò sẽ thật sự tự do...
 Quảng Kiên Nguyễn Hữu Cầu
(Trích Thơ Người Tử Tù Kiên Giang)
- Tù nhân yêu nước, sinh viên Đinh Nguyên Kha bị trích xuất lên bộ công an để điều tra “tình tiết mới” (Chuacuuthe). - Sinh viên Nguyễn Phương Uyên gặp gia đình (Chuacuuthe).

- Ông Trần Huỳnh Duy Thức không còn bị biệt giam (RFA).

-- Tù chính trị Nguyễn Hữu Cầu đang bị bệnh nặng ở trại tù Z30A: Political prisoner Nguyen Huu Cau is seriously ill in Z30A Prison (Quê Mẹ). -Tình trạng ông Nguyễn Hữu Cầu trong tù (RFA).
-Thông báo khẩn về tình trạng sức khỏe của Tù nhân lương tâm Nguyễn Hữu Cầu, Nguyễn Tuấn Nam
Nguyễn Bắc Truyển (Danlambao) - Hôm nay, 22/3/2013, theo gia đình ông Nguyễn Hữu Cầu cho biết, trại giam Xuân Lộc đã liên lạc với con gái ông Cầu là cô Nguyễn Thị Anh Thư liên quan về sức khỏe của ông Cầu, hiện nay ông có triệu chứng suy tim, máu không lên não, hai mắt hầu như không còn nhìn thấy.


Ông Nguyễn Hữu Cầu (sinh năm 1947) là một sỹ quan Quân lực Việt Nam Cộng Hòa, sau năm 1975 ông bị cưỡng bức tập trung (tù "cải tạo") đến năm 1980. Năm 1982, ông bị bắt và bị kết án tử hình tại phiên tòa sơ thẩm (Rạch Giá, Kiên Giang) với tội danh "phản động". Phiên tòa phúc thẩm giảm án xuống chung thân và ông bị giam cho đến nay tại trại giam Xuân Lộc (Z30A - Xuân Lộc Đồng Nai).


Theo lời ông kể, ông sáng tác các bài hát nói lên nỗi lòng của mình đối với quê hương thì bị gán tội bôi nhọ chế độ, các bài kinh Công giáo (kinh mừng Cha) ông chép trong sổ tay thì bị gán cho tội là ca ngợi đế quốc Mỹ, các đoạn kinh Phật giáo nói về đệ tử Đức Phật thì bị cho là các tòng phạm với ông (Ngài Ana và Ca-Diếp)... Trong suốt hơn 30 năm bị giam cầm ông đã viết hàng trăm lá đơn đề nghị cứu xét lại bản án nhưng không có hồi âm. Ông thường xuyên chịu cảnh biệt giam, chuyển trại giam vì phản kháng chế độ lao tù khắc nghiệt, vô nhân đạo. Năm 1988, ông Nguyễn Hữu Cầu đã được Linh Mục Nguyễn Công Đoàn rửa tội vào đúng Ngày Thiên Chúa giáng sinh.


Một trường hợp khác, cũng đang lâm trọng bệnh là ông Nguyễn Tuấn Nam (sinh năm 1936, quê quán Hà Nội), nguyên là sỹ quan cộng sản Bắc Việt. Ông Nam bị bắt tại Cam-pu-chia năm 1996, bị kết án 19 năm tù giam với tội danh "đi nước ngoài chống chính quyền nhân dân". Ông Nam đã nhiều lần bị tai biến, viêm phế quản mãn tính và đau dây thần kinh tọa. Ông khó khăn hầu như không thể đi lại một mình.


Năm 2011, chúng ta đã chứng kiến hai cái chết thương tâm, ông Trương Văn Sương (68 tuổi) - một tù nhân chính trị bị giam tại trại giam Nam Hà (tỉnh Hà Nam), ông Sương bị giam từ năm 1985 với bản án chung thân. Gia đình đã xin được hỏa táng mang tro cốt về quê an táng (Sóc Trăng) nhưng trại giam Nam Hà không đồng ý.


Người qua đời thứ hai là ông Nguyễn Văn Trại (74 tuổi) - một tù nhân lương tâm, bị giam tại trại giam Xuân Lộc Đồng Nai. Ông Trại bị bắt 1996, bị kết án 15 năm tù giam (chung vụ án với ông Nguyễn Tuấn Nam). Ông qua đời trong khi chỉ còn khoảng 3 tháng là mãn hạn tù, gia đình xin trại giam được cho ông được về nhà chết, nhưng trại giam cũng không đồng ý.


Việc chăm sóc y tế trong các trại giam tại Việt Nam rất giới hạn. Đối với các tù nhân chính trị, tù nhân lương tâm được điều trị y tế bên ngoài là điều vô cùng hiếm hoi. Các trường hợp được xem là nguy hiểm đến tính mạng thì trại giam mới đưa tù nhân ra bệnh viện bên ngoài điều trị một khoảng thời gian ngắn. Đã có ít nhất 10 tù nhân chính trị chết tại trại giam Xuân Lộc từ năm 2000 cho đến nay. Trường hợp tù nhân chính trị Đỗ Văn Thái (sinh năm 1960) với bản án 17 năm tù, anh Thái nhiễm HIV trong thời gian bị giam tại phân trại số 3 (trại giam Xuân Lộc), mặc dù bệnh đã chuyển sang giai đoạn AIDS nhưng anh vẫn không được điều trị. Hội Hồng Thập tự quốc tế, Tổ chức Ân xá quốc tế đã nhiều lần yêu cầu Việt Nam cho các tổ chức này viếng thăm các trại tù nhưng đều bị từ chối.




Nguyễn Bắc Truyển - Cựu tù nhân lương tâm Việt Nam 


-Tin Khẩn Cấp về Người Tù Chính Trị Nguyễn Hữu Cầu
Hôm qua ngày 21 tháng 03 Năm 2013 có người ở tù cùng chung trại K3 với Người tù thế kỷ Nguyễn Hữu Cầu vừa được trả tự do.
Tên là Anh Minh đã đến gặp con gái Anh Cầu là cháu Nguyễn Thị Anh Thư khẩn Báo tin.
Tình trạng sức khỏe Anh Nguyễn Hữu Cầu đang vô cùng nguy kịch và kêu gia đình chuẩn bị tinh thần, vì Anh đang bị suy tim nặng và bệnh máu não cùng với đôi mắt mù lòa.
Cộng sản Việt Nam đã chuyển Anh sang trại K2, Anh Minh cho biết là tình trạng sức khỏe Anh Cầu thời gian gần đây vô cùng tồi tệ.
Trân Trọng khẩn báo và khẩn thiết kêu gọi các Cơ Quan Nhân Quyền Qúy Nhân Sĩ Hội Đoàn Tổ Chức Người Việt Quốc Gia dành sự quan tâm đặt biệt cho Tù Nhân Chính Trị Đại Úy Việt Nam Cộng Hòa Nguyễn Hữu Cầu.
Phong Trào Phụ Nữ Việt Nam Hành Động Cứu Nước


Thảm Cảnh Gia Đình Nhạc Sỹ, Đại Úy VNCH NGUYỄN HỮU CẦU

Biến cố năm 1975 đồ ầm xuống trên quê hương Việt Nam bởi ván cờ chính trị quốc tế, một cuộc đọ sức của các thế lực siêu cường. Cuộc chiến tranh không nhằm để chiến thắng tại Việt Nam mà chỉ nhằm thực hiện thế liên minh mới toàn cầu đã đưa người Việt Quốc gia chúng ta lâm vào cảnh đau thương tủi nhục chưa từng có trong lịch sử nước nhà vào mùa Xuân năm 1975.

Non Phần ba Thế Kỷ Bị Giam Cầm Trong Điều Kiện Tù Đày Khắc Nghiệt, Đôi Mắt Anh Đã Mù Lòa.
Cựu Đại Úy VNCH, Nhạc sỹ Nguyễn Hữu Cầu là một nạn nhân thảm thương trong những nạn nhân thảm thương nhất, cũng như tất cả binh lính, sĩ quan thuộc Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, không bỏ súng, không bỏ ngũ, không nhường một tấc đất cho giặc, phải chiến đấu đến hơi thở cuối cùng.
Trước thực trạng một đất nước hoang tàn đổ nát, có những vị Tướng lãnh trung can với lời thề “Tổ Quốc – Danh Dự – Trách Nhiệm” phải đơn phương chiến đấu, với cuộc chiến mà thế giới đã cáo chung QLVNCH – một quân đội tinh nhụê ngày nào nay đã mất hết nhược khí chiến đấu bởi súng đã bị bẽ gảy, vũ khí, danh dự đều bị tước đoạt.
Năm vị Tướng lãnh và nhiều Sĩ quan thuộc Quân Lực VNCH đã tuẫn tiết để bảo toàn khí tiết vào những ngày tàn cuộc chiến.
Miền Nam Việt Nam hấp hối, đồng bào đổ xô ra biển cả trong cơn hỗn loạn kinh hoàng.
Xin các bạn hãy lắng đọng tâm hồn cùng chúng tôi chia xẻ thảm cảnh bi thương tột cùng của một gia đình Sĩ quan thuộc Quân lực VNCH: Đại úy Nguyễn Hữu Cầu sau ngày Miền Nam bị BỨC TỬ.
************ ********* ******
- Alo! Chị Hai .
- Bích đó hả, em đang ở đâu ?
- Em đã tới bến xe Miền Tây rồi, em đang chờ chị Hai đây.
- Làm sao chị Hai có thể nhận ra em?
- Dạ, em đang ở cạnh quán cà phê trước cổng bến xe. Em mặc áo sơ mi trắng, quần tây xanh, đội nón Casquette màu xanh,
·-Chị thấy em rồi. Chị đang đi tới em đó. Em thấy chị chưa? Chị mặc quần đen, áo trắng cụt tay đi gần tới em đây nè.
- Em thấy rồi chị Hai ơi. Chị Hai em đây nè.
- Ngọc Bích, em của chị,
- Chị Hai…. chị Hai ơi!
- Em chờ chị có lâu không? Chị ra đây đón em từ nhiều tiếng đồng hồ rồi, nhưng chị không biết mặt mày em ra sao. Chị phải ngó chừng, phải hỏi thăm từng người xuống xe đến từ Rạch Giá.
- Chị Hai ơi! Em vui mừng lắm. Phải trải qua nhiều đoạn đường vất vả em mới có thể tìm gặp chị hôm nay. Em tạ ơn Trời Đất đã cho em tìm lại được chị Hai. Em cứ ngỡ như một giấc mơ dài, giấc mơ giữa ban ngày. Em mơ có ngày tìm gặp được chị Hai nay đã thành sự thật. Chị Hai, chị hãy kể cho em nghe tại sao gia đình mình ra nông nỗi, sao Ba mình lại mang án khổ sai?
- Em ơi vận nước đảo điên. Ba thân nơi lao lý, chị em chúng ta cốt nhục chia lìa, cứ ngỡ suốt đời này không có ngày gặp em,
- Chị Hai ơi! Ba mươi mấy năm qua không mẹ không cha, chị làm sao sống nổi, bằng cách nào chị Hai còn sống được đến hôm nay? Bằng cách nào chị Hai tìm gặp được Ba? Bằng cách nào chị Hai tồn tại được giữa cuộc đời đầy giông bão này trong suốt cả nửa đời người như vậy?

Nguyễn Thị Anh Thư và thân phụ Nguyễn Hữu Cầu
- Bích em à, ngày 30 tháng 04 đen chị Hai chỉ vừa 4 tuổi, Ba đi tù cải tạo, mẹ bước sang ngang, em lúc đó vừa mới lên 2 tuổi. Mẹ bồng em theo đi xây duyên mới. Chị trôi nổi sống với họ hàng, nay ở nhà người này mai ở nhà khác, làm lụng vất vả để kiếm bát cơm sống khổ sống tủi nhục qua ngày. Chị Hai chưa từng được cắp sách đến trường như bao nhiêu đứa trẻ cùng trang lứa khác. Khi Ba mãn hạn tù sau gần 6 năm “cải tạo”, Ba trở về nhà thì mẹ đã không còn ở nhà để đón Ba nữa. Chị nhớ là chị cũng chỉ được gặp Ba vài lần, rồi một hôm vào ngày rằm tháng 8, Ba bị bắt lại, chúng nó hung hung hổ hổ đến nhà xiềng trói ba lại rồi dẫn giải ba đi, giam cầm tra khảo ít lâu rồi họ đưa Ba ra tòa xét xử, ba bị tuyên án tử hình về tội “chống phá chính quyền” rồi họ tự động giãm án xuống còn chung thân khổ sai. Lúc bà nội còn sống thỉnh thoảng bà có dẫn chị đi thăm Ba, nhưng rồi sau ngày bà nội mất, chị Hai như chiếc lá đơn độc giữa cơn lốc xoáy giữa giòng đời trôi nổi, thân không nuôi nỗi lấy thân làm sao dám nghĩ đến chuyện đi thăm nuôi Ba được.
- Chị Hai…ơi .
- Chị biết mình còn có một đứa em trai nhưng đã bị chia cách từ ngày quê hương bị “giải phóng”, từ ngày cả đất nước này không còn tiếng súng mà chỉ còn thực tại là bóng tối bủa giăng. Chị bàng hoàng khi được gặp lại em hôm nay. Bích ơi, hãy nói cho chị nghe tại sao em biết mà tìm đến chị, mấy mươi năm qua em sống thế nào? Mẹ của mình bây giờ hiện ở đâu? Mẹ hiện nay ra sao rồi hả em?
- Chị Hai ơi! Ba mươi mấy năm qua, em cứ ngỡ mình có mẹ có cha, cứ ngỡ Trần Ngọc Bích là con ông Trần Văn Phụng, dẫu gia cảnh cũng có nhiều khó khăn thiếu túng, nhưng em cũng may mắn được cắp sách đến trường, học sư phạm rồi ra trường công tác trong nghành giáo dục. Mùa Thu năm 2002, em được bầu chọn là giáo viên ưu tú ,
Cơ quan đề nghị kết nạp đảng cho em. Được trở thành Đảng viên là ước mơ, là công danh sự nghiệp là con đường thăng tiến cho tất cả những ai đang tồn tại trên đất nước này, dù đang công tác ở bất cứ ban ngành nào cũng phải có đảng mới thoát ra khỏi tầng lớp bị trị, mới thay hồn lột xác để đứng vào hàng ngũ của giai cấp lãnh đạo, giai cấp thống trị. Vào đảng tức là bước vào con đường thăng tiến, bởi mọi đặc quyền đặc lợi đều nằm trong tay đảng.
Đến năm 2003, Chi bộ chấp thuận và chuyển đề nghị lên cấp trên. Đầu năm 2004, họ mới cho em biết sự thật rằng giáo viên Trần Ngọc Bích không phải là con Ông Trần Văn Phụng mà là con của tội phạm Nguyễn Hữu Cầu – một tù nhân chính trị phạm với mức án chung thân khổ sai.
- Tội nghiệp cho em, trước thực tế đó, trước sự đả kích gièm pha gay gắt của đồng nghiệp, của bạn bè như vậy tâm trạng của em lúc đó ra sao?
- Em nghe như Trời Đất điên đảo quay cuồng! “Ba tôi là người tù chính trị với bản án khổ sai chung thân!” Lúc đó em xé nát và ném tung tờ đơn xin gia nhập đảng. Không! Tôi không cần đảng tôi chỉ cần phụ tử tình thâm! Em chạy nhanh về nhà, vừa chạy vừa khóc “Ba ơi! Ba ơi!” Rồi em vội vã đi tìm Mẹ. Em trách Mẹ tại sao không cho em biết sớm về thân thế của mình, sao không nói cho em biết em còn có người chị đang lưu lạc ở phương nào, vì nếu lỡ như đường đời đưa đẩy, hai chị em gặp nhau ở hoàn cảnh nào đó rồi vô tình mà yêu nhau thì tội lỗi này ai gây ra hỡi Mẹ? Rồi từ đó em đi tìm Ba và chị. Em lặn lội ra Rạch Giá hỏi han hết người này đến người nọ trong cả cái thị xã đó. Em nghe người ta nói trước kia bà nội là giám đốc Nha Khí Tượng, thị xã Rạch Giá, tìm đến nơi mới biết bà nội đã qua đời. Niềm hy vọng trở nên mịt mùng hơn. Rồi trời đất run rủi thế nào mà em lại tìm gặp được một người quen cũ của Ba. Chú ấy cho em biết là Ba mình đang bị tù “cải tạo” ở trại tù Z30A, Xuân Lộc, Đồng Nai và chú ấy cũng cho em biết là chị hai vẫn còn sống… chị hiện đang ở đâu đó tại Sài gòn. Em lại tiếp tục cuộc hành trình phải tìm Ba, tìm chị. Khó khăn lắm, qua bao đoạn đường đói lả em mới tìm đến được Trại tù nơi đảng và nhà nước đang giam giữ Ba. Vì không biết thủ tục thăm nuôi là phải xin giấy phép từ địa phương nên dù em đã van xin, đã năn nỉ hết lời nhưng họ vẫn cương quyết từ chối, không cho em vào gặp Ba. Đứng trước cửa nhà tù nhìn qua song sắt, em gọi “Ba ơi! Con bất hiếu để Ba trãi qua đoạn trường đói lạnh non một phần ba thế kỷ rồi, Ba bị giam hãm, bị chôn vùi cuộc đời nơi chốn âm u, non phần ba thế kỷ Ba bị đọa đày trong lao tù của đảng mà một thời con đã từng mơ ước mình là một đảng viên! “Trời ơi! Non một phần ba thế kỷ ai chia lìa tình phụ tử xót thương thế này? Chị Hai ơi, Còn có lời nào để em có thể nói hết nỗi đau đớn hận tủi lẫn xót xa này?
- Ngọc Bích em, 35 năm gia đình chúng ta nổi trôi cùng vận nước, điêu linh cùng đồng bào, 35 năm cốt nhục phân ly, 35 năm Ba còn lại những gì? Trong bão táp tả tơi đời chiến sĩ, một đời tài hoa cây đàn tiếng hát, giờ Ba của chúng ta đôi mắt đã mù lòa, Ba của chúng ta hiện tại hình dáng như quái nhân sống trong tận cùng của nổi chết.
- Chị Hai ơi! Dầu Ba mình có ra sao đi nữa, em cũng tự hào hãnh diện là con của Ba, con của Nhạc Sỹ Nguyễn Hữu Cầu, con của một Đại Úy Quân lực VNCH. Chị Hai hãy đưa em đến Xuân Lộc, Đồng Nai thăm Ba. Em muốn được gặp Ba vì đó là tiếng gọi thiêng liêng, là khát khao tình Phụ Tử.
Con đi tìm cha hơn 30 năm dài lao lý.
Con đi tìm cha Nhạc sỹ Nguyễn Hữu Cầu.
Con đi tìm cha tình phụ tử thâm sâu
Con đi tìm Cha, Cha ơi ở nơi đâu?
Cơn xoáy cuộc đời quá bể dâu.
Oan khiên vây phủ trắng mái đầu,
Thân ta mòn mỏi trong lao lý. 
Thương mấy con thơ lắm dãi dầu.
- Nguyễn Hữu Cầu có thăm nuôi .
- Có thăm nuôi? Ai vào thăm nuôi tôi? Hơn 30 năm dài nơi lao lý từ ngày mẹ mất, người thăm tôi duy nhất là con gái của tôi Nguyễn Thị Anh Thư. Nhưng vài năm cháu mới có điều kiện thăm tôi một lần vì gia cảnh nghèo túng, đời sống lứa đôi của cháu lại không được hạnh phúc, lại phải gánh thêm người cha tù chính trị với mức án chung thân! Tôi làm cha mà chưa một lần được dạy dỗ, dưỡng nuôi con, lại để cho con vì tôi phải mang nhiều khổ lụy, lao tù chưa phải là nổi đau tận cùng đang dày xéo lòng tôi.
Hôm nay không biết có việc gì xẩy ra cho con gái của tôi mà cháu lại vào thăm tôi bất thường như thế này? Cầu xin Ơn Trên ban bình an cho các con của tôi.
- Ngọc Bích ơi! Ba của mình ra kìa. Người đàn ông gầy yếu đầu bị nấm tóc, mặc bộ đồ tù có sọc trắng đen là Ba của mình đó,
- Trời ơi! Ba của mình tàn tạ đến như vậy hả chị Hai? Ba ơi! Ba, con là Ngọc Bích là đứa con trai thất lạc của Ba đây,
- Chúng con chào Ba.
- Anh Thư hôm nay có việc gì mà đến thăm Ba bất ngờ vậy? Hoàn cảnh con ở bên ngoài cũng nhiều khó khăn lắm . Một năm thăm Ba một hai lần cho Ba được gặp con, biết con khỏe mạnh là đã an ủi cho Ba lắm rồi… Hình như có ai cùng đến đây với con phải không?
- Dạ, thưa Ba! Đó là Ngọc Bích là em trai của con, con trai của Ba đó.
- Hả? Ngọc Bích, con là Ngọc Bích, con của mẹ Bích Nguyệt phải không?
- Dạ thưa phải, Ba ơi, con là Ngọc Bích là con của Ba đây!
- Trời ơi! Con trai của tôi (Nức nở, Nguyễn Hữu Cầu quỳ xuống chấp tay lạy Trời Đất). Xin tạ ơn Trời Đất đã đoái thương, ba mươi mấy năm cha con đã có ngày gặp lại. Con ơi, ba mươi mấy năm dài đăng đẳng ai bồng ai ẵm, ai dưỡng nuôi dạy bảo con nên người? Ba mươi mấy năm rồi, Ba chưa một lần làm bổn phận của người cha. Các con hãy tha thứ cho Ba, vì vai Ba nặng gánh sơn hà và vì thân xác Ba mang xíềng xích ba mươi mấy năm bởi một vụ án oan sai Ba không rửa sạch, Chỉ vì Ba không thể làm ngơ để mặc cho bọn tham quan lạm dụng chức quyền hà hiếp lương dân, giết người vô tội, chỉ vì Ba sống trọn vẹn với lương tâm và lý tưởng của một người con của đất Việt có lương tri. Ba sống không thẹn với tiết tháo một con người dầu trong lúc sa cơ thất thế.
Ba xin lỗi các con vì Ba đã để con lâm vào cảnh ngộ này. Ba mươi mấy năm dài vất vả điêu linh, gặp lại hai con trong hoàn cảnh tù đầy, còn cảnh đời nào éo le đớn đau hơn .
Ngọc Bích ơi, con có tủi thẹn khi biết mình có một người Cha là người bị tù đầy với bản án chung thân?
- Không! Không! Ba ơi! Được gặp Ba là con đã mãn nguyện lắm rồi. Con không cần gì hết. Tất cả công danh sự nghiệp đâu sánh bằng tình phụ tử mà con đã tìm lại được hôm nay, con cần có Ba hơn tất cả bởi con biết rằng thân thể hình hài này là chính Ba tạo cho con. Con chỉ mong muốn được chăm sóc ủi an cho Ba lúc tuổi già dẫu có đói nghèo hoạn nạn, con muốn được cùng Ba san sẽ nỗi đau chung .
 Ba ơi con chỉ trách là trách Mẹ sao Mẹ không cho con biết sự thật về thân thế của con, nếu con được biết sớm hơn và sớm tìm gặp chị Hai, thì có lẽ 2 chị em thường xuyên thăm Ba, an ủi cho Ba để Ba có chút tình cảm gia đình chắc Ba đở phần đau đớn tinh thần. Con không thể tưởng tượng nổi non một phần ba thế kỷ dài Ba của con đói lạnh cô đơn trong bóng tối lao tù, mà con nào có hay có biết!
- Con à đây có lẽ là định mệnh cũng có thể là sứ mệnh của Ba, Ba khuyên các con đừng có hờn trách Mẹ, Mẹ vẫn là Mẹ của các con hãy tận tình phụng dưỡng Mẹ số phận của Ba đã được an định, còn được gặp gở các con hôm nay là hạnh phúc lớn lao cho Ba rồi, Ba chỉ tiếc đôi mắt đã mù lòa không còn thấy rõ mặt các con, hoàn cảnh cách ngăn không cho ba được ôm các con vào lòng Ngọc Bích, Anh Thư, Ba cảm ơn các con, Ba cám ơn Đất Trời đã cho cha con mình có ngày đoàn tụ hôm nay.
- Ba ơi, hồi nãy trước khi Ba ra đây, mấy ông cán bộ có bảo với chúng con là người ta nói Ba viết đơn “Xin ân xá” thì sẽ được thả nhưng Ba nhất định không xin ân xá! Tại sao vậy Ba? Sao Ba lại không xin ân xá để sớm được về với chúng con, Ba không nhớ không thương chúng con sao Ba ?
- Anh Thư à, con biết là Ba thương chúng con lắm. Đời của Ba không có gì hạnh phúc bằng được sống bên cạnh các con, nhưng Ba không có tội! Vì lý do đó Ba không thể nào xin ân xá, Ba không có làm gì nên tội thì tại sao phải xin tha ? Ba quyết định sống trọn vẹn với lý tưởng của Ba. Ba mong là các con hiểu cho Ba, cùng san sẻ hoài bão của Ba. Các con hãy quay về, chị em đùm bọc nhau, đừng quá bận lòng lo lắng cho Ba. Ba không sao đâu. Nơi này Ba cũng có anh em, cũng có những người tiếp nối con đường Ba còn dang dở …..
- Này anh Cầu! – tên cán bộ trại tù cắt ngang- Anh mà còn nói chuyện phản động nữa, chúng tôi cắt thăm nuôi và đưa anh vào biệt giam đó. Ba mươi mấy năm cải tạo, anh vẫn chưa tẩy được cái tinh thần phản động đó ra khỏi não trạng của anh sao?
- Phản động à! -Nguyễn Hữu Cầu bình thản đáp lại- Được, cứ cho là tôi phản động đi, còn Đảng của các anh là đảng phản nước hại dân, hà hiếp dân lành giết người diệt khẩu. Các anh bắt tôi vào tù, kêu án tử hình, rồi chung thân khổ sai, chỉ vì tôi dám đứng lên tố cáo vạch trần tội ác tày trời của những tên đảng viên thuộc đảng ủy Tỉnh Kiên Giang! Đảng của các anh tra tấn, hành hạ tôi đủ mọi hình thức dã man, mục đích là muốn giết tôi để bịt miệng, giam cầm tôi suốt đời trong bóng tối cốt là để vùi lấp vụ án oan sai 28 năm về trước, đây là một tội ác tầy Trời. Các anh có biết không?
- Này anh em! Xách nách tên phản động này dẫn vào trong, đưa vào Khu Biệt giam cùm cả tay chân và cắt hết mọi thăm nuôi nhận quà.
- Ba ơi! Ba….
- Anh Thư, Ngọc Bích các con hãy về đi. Hãy nói lại những điều các con được tai nghe mắt thấy hôm nay cho đồng bào trong và ngoài nước biết rằng Ba Vô Tội , Nguyễn Hữu Cầu VÔ TỘI. Kẻ có tội chính là ác đảng Việt gian ! Bán nước .
Tôi VÔ TỘI! TÔI VÔ TỘI! Tôi VÔ TỘI…….



-Tin thêm về trường hợp ông Nguyễn Hữu Cầu Như chúng tôi đã thông tin trong một bài báo gần đây về một tù nhân có tên Nguyễn Hữu Cầu. Ông đã ở tù 34 năm nay, gần như ngay sau ngày thống nhất đất nước, năm 1975. Ban đầu ông bị kết án tử hình sau giảm xuống chung thân.
Rất ít người biết về ông, các Tố chức Nhân quyền lại càng không biết. Ông đi tù khi con còn nhỏ, cô con gái của ông cũng chỉ biết “hình như trước kia là sĩ quan quân đội VNCH”. Vợ ông, ngay sau ngày ông bị bắt đã bỏ đi lấy chồng khác. Do vậy, rất ít người quan tâm tới số phận của ông.
Dư luận gần đây biết một số chi tiết do những bạn tù của ông, những người bị án tù vài năm và có dịp sống chung với ông kể lại. Đó là các ông Nguyễn Hoàng Quang, thành viên khối 8406, Nguyễn Bắc Truyển, thành viên đảng Dân chủ Nhân dân.
Theo những người bạn tù kể lại, ông luôn tranh đấu cho các quyền của tù nhân nên trong tù, ông thuộc loại bị quản giáo “ghét”. Giám thị trại cũng đã đề nghị ông viết đơn xin khoan hồng, nhận tội để được ân xá nhưng ông từ chối.
Cô con gái ông (mới 4 tuổi khi ông đi tù), giờ sống ở xa và điều kiện kinh tế eo hẹp nên 1 năm cũng chỉ đi thăm cha đôi lần. Ngoài ra ông không có sự thăm nom nào khác.
Thương cảm với hoàn cảnh của ông, khi ra tù, các bạn tù đã động viên cô con gái của ông lên tiếng. Hy vọng, qua sự phổ biến đơn thư này, chúng ta sẽ đánh động dư luận và các Tổ chức Nhân quyền cứu giúp cho trường hợp của ông.












© Đàn Chim Việt-Tin thêm về trường hợp ông Nguyễn Hữu Cầu

Tổng số lượt xem trang