Thứ Năm, 15 tháng 10, 2015

Bức xúc trước việc bản đồ quảng bá du lịch Việt Nam sai sót nghiêm trọng

-Bức xúc trước việc bản đồ quảng bá du lịch Việt Nam sai sót nghiêm trọng
-Nhiều người dân tỏ ra bức xúc khi biết tấm bản đồ quảng bá du lịch Việt Nam tại sân bay Yangon (Myanmar) thiếu hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam.

Khi được hỏi về sự thiếu sót nghiêm trọng của tấm bản đồ quảng bá du lịch này, rất nhiều doanh nghiệp và người dân Việt Nam tỏ ra bức xúc.


Anh Nguyễn Thành Vinh, nhà quận Tây Hồ nói: "Tôi không hiểu tại sao bản đồ quốc gia mình lại bị sai lệch. Nguy hại hơn, nó là tấm bản đồ quảng bá hình ảnh đất nước mình tại nơi mà có rất nhiều du khách thế giới qua lại".

Một số ý kiến của các doanh nghiệp du lịch khẳng định rằng, việc này chắc chắn không phải do cơ quan nhà nước phía Việt Nam thực hiện, nhưng họ cũng nghi ngại đây rất có thể là do một số doanh nghiệp, thậm chí một cơ quan nhà nước nào đó của Việt Nam “đặt hàng” phía bạn, do thiếu sự kiểm tra nên mới xảy ra “cơ sự”.

Ảnh facebook Nguyen Ngoc Long

Anh Nguyễn Trung Đức, Bắc Ninh cho rằng, đây là việc làm ẩu không thể chấp nhận được. Về khía cạnh du lịch, là những đại sứ của đất nước, bất kỳ ai, tổ chức hay cá nhân nào cũng cần nghiêm túc trong việc quảng bá hình ảnh đất nước, chủ quyền dân tộc.

Về phía cơ quan chức năng, ông Nguyễn Văn Tuấn, Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch khẳng định với báo giới là không biết thông tin này và Tổng cục không liên quan đến biển quảng cáo trên. “Tôi không biết ai làm quảng cáo đó nhưng không phải do chúng tôi thực hiện” - ông Tuấn chia sẻ.

Trước đó hai năm, hàng loạt bản đồ, tờ rơi du lịch có in hình bản đồ Việt Nam nhưng thiếu 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa được bày bán trên địa bàn TP Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa. Cũng vào năm 2013, tại ngày khai mạc hội chợ ITB (Đức) 6/3, các cán bộ ngành du lịch phát hiện một bức ảnh minh họa dán phía dưới bàn của doanh nghiệp là ảnh Lạc Sơn Đại Phật (Tứ Xuyên, Trung Quốc) không phải ảnh phong cảnh Việt Nam tại gian hàng của Tổng cục Du lịch Việt Nam.

Trước đó, trên trang Facebook cá nhân của mình, anh Nguyễn Ngọc Long đã đăng tải hình ảnh về tấm biển quảng cáo được chụp ở sân bay Yangon với câu hỏi: “Cái này phải tác phẩm của Tổng cục Du lịch không? Vẻ đẹp tiềm ẩn của Việt Nam được cụ thể hóa bằng hình ảnh một cô gái mặc áo dài đen đứng quay lưng vào mặt người xem. Hạ Long được đưa ra Thanh Hóa, Nha Trang đưa vào Đà Nẵng... Tiếp nữa, bản đồ Việt Nam không có sự hiện diện của hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa".




-Quảng bá chợ nổi Tiền Giang bằng hình ảnh... Thái Lan
TT 03/09/2015- Cảm giác của người đọc thế nào khi những bài viết giới thiệu phong cảnh Việt Nam lại được minh họa bằng hình ảnh... Thái Lan? Ngạc nhiên là sai lầm này tồn tại ngay ở trang web của Bộ Văn hóa - thể thao và du lịch.
Hình ảnh thật của chợ nổi Cái Bè - Ảnh: Vinh Hiển
Hình ảnh chợ nổi của Thái Lan được dùng để minh họa cho chợ nổi Cái Bè trên trang web của Bộ VH-TT&DL
Hình ảnh chợ nổi của Thái Lan được dùng để minh họa cho chợ nổi Cái Bè trên trang web của Bộ VH-TT&DL
Nếu ai vào trang web www.vanhoa.gov.vn của Bộ VH-TT&DL, ở mục Sắc Việt sẽ thấy bài viết “Chợ nổi Cái Bè - điểm du lịch độc đáo của miền Tây Nam bộ”.
Bài viết này được đưa lên từ ngày 20-8-2015, giới thiệu về chợ nổi Cái Bè (Tiền Giang). Nhưng nhìn vào hình ảnh minh họa cho bài viết, người xem cứ ngờ ngợ.
Trong năm bức ảnh minh họa chỉ có hai bức là hình ảnh con thuyền, trái cây, áo bà ba... đặc trưng vùng sông nước Nam bộ.
Nhiếp ảnh gia Duy Anh (Tiền Giang) sau khi nhìn hình cho biết: “Nhìn vài kiểu nón, kiểu thuyền, trang phục... của những người trong ảnh rõ ràng không phải là cảnh và người ở chợ nổi Cái Bè. Thật sự đây cũng không phải cảnh và người Việt Nam”.
Và với công cụ tìm kiếm trên Internet hiện nay, việc truy tìm nguồn gốc bức ảnh cũng không khó. Đó là hình ảnh chợ nổi Damnoen Saduak và Khet Taling Chan của Thái Lan. Có cả hình ảnh chợ nổi Nam Kalimantan của Indonesia.
Nhưng đó không phải là “lầm lẫn” đầu tiên của trang web Bộ VH-TT&DL. Nếu tra về trước, trong bài viết “Tiền Giang giới thiệu về Tiền Giang” hồi tháng 2-2014, hình ảnh minh họa sông nước Tiền Giang cũng là hình ảnh chợ nổi Damnoen Saduak.
Chính bức ảnh này lại xuất hiện một lần nữa trong bài viết “Chợ nổi Cái Bè - điểm du lịch độc đáo của miền Tây Nam bộ” mới đây. Trên trang web www.vietnamtourism.gov.vn của Tổng cục Du lịch thì bức ảnh này lại được minh họa cho chợ đêm... Bến Tre (!).
Cũng trong quá trình tìm nguồn gốc những bức ảnh chợ nổi “lạ”, một điều rất ngạc nhiên là có rất nhiều công ty du lịch Việt Nam đang dùng chính những hình ảnh chợ nổi Thái Lan để quảng bá... chợ nổi Cái Bè. Trang www.sinhcafetourist.com.vn, trang www.kimstravel.com.vn, trang www.muachung.vn... đều dùng hình ảnh chợ nổi Damnoen Saduak của Thái Lan để quảng bá tour chợ nổi Cái Bè (Tiền Giang).
Hậu quả của việc “mượn” ảnh từ Internet chăng? Và còn rất nhiều trang web của các công ty du lịch khác sử dụng cách này đến mức không thể ngồi liệt kê hết. Có thể nói sự “lầm lẫn” của các công ty du lịch trong trường hợp này ở mức độ lây lan, khiến người ta không khỏi đặt vấn đề về tri thức văn hóa, sự động não hay lòng tự trọng của những người làm du lịch Việt Nam.
Nhiếp ảnh gia Duy Anh than thở: “Tôi rất ngạc nhiên và khó chịu. Như vậy một số người làm du lịch Việt Nam đang đánh lừa du khách. Nếu đến nơi du khách thấy cảnh thực tế không phải là ảnh trên web thì sao?”.
Nhiếp ảnh gia Vinh Hiển (Vĩnh Long) là người chụp ảnh chợ nổi Cái Bè từ những năm 1995. Chính những bức ảnh chụp chợ nổi trên sông này đã đem về cho anh không ít giải thưởng.
Khi nhìn những bức ảnh chợ nổi Thái Lan, Indonesia được đem làm hình ảnh minh họa chợ nổi Cái Bè, Vinh Hiển nói với vẻ luyến tiếc: “Tôi nghĩ đây là trường hợp râu ông nọ cắm cằm bà kia, không hay chút nào. Anh em nhiếp ảnh chúng tôi có nhiều hình ảnh về chợ nổi Cái Bè. Nếu ngành du lịch đánh tiếng, chúng tôi sẽ sẵn sàng tặng họ với mục đích quảng bá chợ nổi miền Tây, chứ không phải ca ngợi thắng cảnh nước mình mà quảng bá cho... chợ nổi Thái Lan!”.
Sẽ gỡ bỏ hình ảnh sai
Trao đổi với Tuổi Trẻ chiều 2-9, người phát ngôn Bộ VH-TT&DL Phan Đình Tân cho biết địa chỉ vanhoa.gov.vn là website của Trung tâm công nghệ thông tin - một cơ quan trực thuộc bộ, nhiều khả năng các nhân viên phụ trách không nắm rõ nguồn gốc, xuất xứ của những hình ảnh này dẫn đến việc dùng sai hình ảnh. “Tôi đã yêu cầu kiểm tra ngay lập tức phản ánh mà báo Tuổi Trẻ nêu, nếu đúng những hình ảnh đang sử dụng là của Thái Lan thì phải gỡ bỏ và dùng trở lại các hình ảnh đúng với nội dung bài viết” - ông Tân khẳng định.
Cùng ngày, ông Nguyễn Văn Tuấn - tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch VN - cho biết: “Tôi đã yêu cầu giám đốc trung tâm thông tin của tổng cục kiểm tra và gỡ bỏ ngay những hình ảnh không đúng này. Không thể chấp nhận việc sử dụng hình ảnh quảng bá du lịch bằng hình ảnh nước ngoài. Không thể để những lỗi như thế này có thể xảy ra lần nữa”.
L.N


--
-– Làm du lịch thua Campuchia, khách ngày càng sụt giảm (VNN) –Chặt chém SaPa, có tiền cũng phải cầu xin (VNN)
-Lãnh đạo du lịch chụp ảnh với băng rôn lạ Trung Quốc-

- "Tôi có xem lại tấm băng rôn, về mặt chính trị thì nó không có gì sai phạm, chỉ có mắc một lỗi là lỗi chính tả".



Cầm băng rôn do Trung Quốc tự làm
Đó là khẳng định của ông Trương Minh Tiến, Phó giám đốc Sở VHTT&DL Hà Nội, là người tham gia trực tiếp, trước việc dư luận đang xôn xao trước bức ảnh nhiều cán bộ văn hóa, du lịch Việt Nam chụp trong chuyến khảo sát tour du lịch Trung Quốc do Câu lạc bộ Lữ hành Hà Nội UNESCO tổ chức.

Trong những bức ảnh được một số thành viên trong đoàn khảo sát đăng trên trang Facebook cá nhân, có hình ảnh đoàn Việt Nam, trong đó có cán bộ của Vụ lữ hành, Tổng cục du lịch (Bộ VHTT&DL) và các cán bộ tại chức cũng như đã về hưu của Sở VH-TT&DL Hà Nội, chụp ảnh cùng đoàn Trung Quốc với tấm băng rôn lớn có dòng chữ tiếng Việt viết không dấu.
Trong tấm băng rôn, phía trên hàng chữ Trung Quốc là dòng chữ tiếng Việt, nhưng được viết không dấu. Tên nước Việt Nam cũng không được viết hoa, trong khi đó, tên địa danh địa phương Trương Gia Giới (Hồ Nam, Trung Quốc) lại được viết hoa rất lớn: “Nhiet liet chao mung doan lu hanh viet nam Sang tham quan khao sat TRUONG GIA GIOI”.
Ông Trương Minh Tiến cho biết, đoàn do CLB lữ hành UNESCO Hà Nội tổ chức, đi sang Trung Quốc trong 6 ngày, nhằm mục đích khảo sát, kết nối tour lữ hành với khu Trương Gia Giới (Hồ Nam, Trung Quốc).
Trả lời về bức ảnh có tấm băng rôn viết không dấu và không viết hoa đất nước Việt Nam, ông Tiến giải thích, tấm băng rôn đó là do đoàn Trung Quốc tự làm để chào mừng đoàn Việt Nam.
Ông Trương Minh Tiến phân tích: “Theo thông lệ quốc tế thì chữ Trung Quốc (đất nước chào mừng) phải ở bên trên, và chữ Việt Nam (quốc gia được chào mừng) sẽ ở bên dưới. Nhưng đoàn Trung Quốc rất trọng thị đoàn chúng tôi, nên đã phá thông lệ ấy, để chữ tiếng Việt ở hàng trên chữ Trung Quốc. Chứ đây không phải băng rôn do đoàn Việt Nam mang đi."
Nhiều cán bộ ngành văn hóa, du lịch Việt Nam chụp ảnh cùng tấm băng-rôn ở Trung Quốc -
Nhiều cán bộ ngành văn hóa, du lịch Việt Nam chụp ảnh cùng tấm băng-rôn ở Trung Quốc
"Tuy nhiên, trong băng rôn phía bạn in để chào mừng đoàn Việt Nam có mắc lỗi sai chính tả. Hôm sau về, nhận được thông tin phản ánh, tôi có xem lại tấm băng rôn, về mặt chính trị thì nó không có gì sai phạm, chỉ có mắc một lỗi là lỗi chính tả. Tôi cho rằng, phía bạn không có ý đồ gì, mà chỉ là do không hiểu ngữ pháp và tiếng Việt”.
Giải thích thêm về sự việc có nhiều cán bộ văn hóa, du lịch của Việt Nam đứng chụp ảnh cùng bức băng rôn sai chính tả đó, ông Tiến giải thích: “Trước khi đi, chúng tôi cũng có ý thức, nhưng khi xuống tàu thì người ta đã chờ đón ở đó rồi, nên những chi tiết này, chúng tôi cũng không để ý lắm, giá như chúng tôi để ý, phát hiện ra lỗi chính tả thì sẽ đề nghị bạn là băng rôn này sai lỗi, nên thu lại”.
Có mặt trong bức ảnh, ông Mai Tiến Dũng, nguyên Phó giám đốc Sở VH-TT&DL Hà Nội giải thích rằng: “Chúng tôi là khách được phía bạn Trung Quốc mời. Chúng tôi sang đến nơi, họ chuẩn bị tiếp đón rất chu đáo. Còn khẩu hiệu đó, có sơ suất là chữ “Việt Nam” không viết hoa, nhưng chữ “Sang” lại viết hoa.
Chúng tôi phát hiện ra, nhưng đây là khẩu hiệu do phía bạn chuẩn bị trước, nên nếu bảo người ta hạ khẩu hiệu đó xuống cũng rất dở. Đúng là có sơ suất đó, và chúng tôi cũng có góp ý với phía bạn là các bạn làm khẩu hiệu, mà chữ “Việt Nam” không viết hoa là không đúng. Phía bạn cũng đã xin lỗi, rút kinh nghiệm”.
Liên tiếp mắc sai lầm
Đây cũng không phải lần đầu lãnh đạo ngành du lịch gặp các sự cố. Sự việc đáng tiếc, gây xôn xao dư luận, là trong gian hàng tham dự Hội chợ ITB – Berlin 2013, từ ngày 6 đến 10/3/2013, gian hàng Việt Nam đã “treo nhầm” bức ảnh giới thiệu địa danh du lịch nổi tiếng của Trung Quốc.
Sự việc được phát hiện khi tối 7/3, trên trang Facebook của một người tên H., đang công tác tại một công ty chuyên về du thuyền ở Việt Nam, đăng một bức ảnh khổ lớn về bức tượng đá cao nhất thế giới có tên Lạc Sơn Đại Phật ở tỉnh Tứ Xuyên (Trung Quốc) ngay tại gian hàng của Tổng cục Du lịch Việt Nam.
Mặc dù sau đó bức ảnh đã được gỡ xuống, nhưng dư luận trong nước vô cùng bức xúc trước hành xử không chuyên nghiệp của Tổng cục Du lịch.
Sau khi xảy ra sự cố đáng tiếc trên, lãnh đạo Tổng cục Du lịch đã đứng ra nhận trách nhiệm toàn bộ sự việc. Tiếp sau đó, cơ quan này đã kỷ luật ba cá nhân gây ra vụ “quảng bá nhầm” tại gian hàng của Việt Nam trong Hội chợ du lịch Berlin (ITB) Đức vào tháng 3/2013.
Tại hội chợ xúc tiến du lịch quốc tế, ngành Du lịch Việt Nam đã quảng bá phong cảnh của nước bạn Trung Quốc
Tại hội chợ xúc tiến du lịch quốc tế, ngành Du lịch Việt Nam đã quảng bá phong cảnh của nước bạn Trung Quốc
Trước đó, ngày 28/11, tại TP. HCM, Tổng cục Du lịch đã trao giải thưởng Quản lý giỏi - Dịch vụ chất lượng ngành du lịch lần thứ I năm 2013. Buổi lễ được truyền hình trực tiếp trên sóng Đài Truyền hình TP.HCM, có sự hiện diện của lãnh đạo Tổng cục Du lịch và Sở VHTT&DL TP.HCM.
Điều trớ trêu là trong số 41 doanh nghiệp du lịch đoạt giải thưởng dịch vụ chất lượng, có một công ty bị Sở VHTT&DL TP.HCM tước quyền sử dụng giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế trong thời hạn 3 tháng. Đó là trường hợp Công ty TNHH MTV Du lịch In, có trụ sở ở đường Phan Văn Trị, Quận Gò Vấp TP.HCM.
Nguyên do, theo ban tổ chức (một đơn vị thuộc Tổng cục Du lịch), có hai công ty truyền thông cùng tham gia nên việc trao giải "lộn tùng phèo". Ban tổ chức đã không kiểm soát hết.
Thái Linh (Tổng hợp)






  • Nhìn lại 06 câu chuyện "đau đầu" ngành du lịch 2014



  • Nghịch lý du lịch Việt: Được vinh danh vẫn... đau đầu



  • --Không thể bao biện vì ít tiền(Sgtt)-SGTT.VN - Người làm du lịch không còn kiên nhẫn trước cảnh cứ thấy khách quốc tế tăng mạnh, lãnh đạo cơ quan quản lý du lịch trung ương lại tung hô “nhờ xúc tiến du lịch thành công”, còn khi xúc tiến gặp sai sót, lại đổ cho… ít tiền! Ngay phó viện trưởng viện Nghiên cứu phát triển du lịch (tổng cục Du lịch – TCDL) Phạm Trung Lương cũng khẳng định: “Nếu TCDL ngừng xúc tiến, tôi tin khách quốc tế vẫn vào đông!”

    Không hiểu xúc tiến cái gì?

    Chứng kiến sự cố gian hàng TCDL trưng nhầm ảnh phong cảnh Trung Quốc tại hội chợ Du lịch quốc tế Berlin (Đức) vừa qua, giám đốc Focus travel Đặng Bảo Hiếu nhận định đây chỉ là yếu kém nổi cộm nhất mà thôi. Nhiều chủ doanh nghiệp (DN) khác cũng cho rằng gian hàng này hội tụ khá toàn diện nhược điểm cố hữu: chuẩn bị không chu đáo, tổ chức mờ nhạt, thiếu quản lý…

    Sự cố gian hàng TCDL trưng nhầm ảnh phong cảnh Trung Quốc tại hội chợ Du lịch quốc tế Berlin (Đức)

    Giám đốc điều hành công ty du lịch Sang trọng Việt Nam Phạm Mạnh Hà bức xúc: “Người ta cứ kêu ít tiền, song có tiền chưa chắc đã biết làm tốt!” Nhiều lần theo TCDL dự hội chợ du lịch quốc tế, ông nói rằng không hiểu cơ quan này muốn thể hiện thông điệp hoặc chủ đề gì; quảng bá cái gì, cho ai; hiệu quả xúc tiến thế nào? Bộ Văn hoá – thể thao và du lịch xác định phát triển mạnh du lịch biển nhưng TCDL chưa truyền tải rõ ràng, nổi bật thông điệp này trong nhiều hội chợ quốc tế gần đây. Trước khi dẫn đoàn dự hội chợ, TCDL không hề cung cấp trước những thông tin cần thiết cho DN như danh sách lữ hành nước ngoài ở một số thị trường trọng điểm sẽ tới hội chợ, nghiên cứu mới về xu hướng thị trường, định hướng cho DN xây dựng sản phẩm khác biệt có đủ sức cạnh tranh với các nước lân cận…

    Ông Phạm Mạnh Hà đề nghị TCDL thay đổi toàn diện cách xúc tiến du lịch vì “chưa đạt hiệu quả tương xứng với ngân sách bỏ ra”. Cơ quan quản lý cần nghiên cứu, công bố bộ nhận diện thương hiệu quốc gia về du lịch, xác định những gì là Việt Nam – vẻ đẹp bất tận để định hướng cho DN xây dựng sản phẩm phù hợp với khẩu hiệu. Đều đặn tham dự nhiều hội chợ du lịch tại châu Âu, Ðông Nam Á, ông Hà nhận thấy lữ hành nước ngoài mong muốn Việt Nam sớm định vị thương hiệu du lịch quốc gia trong 5 – 10 năm tới. “Tôi tha thiết mong muốn cơ quan quản lý định hướng tốt cho DN hiểu, thực hiện theo chiến lược phát triển du lịch Việt Nam”, ông Hà nói.

    Nhà nghèo vẫn làm tốt

    Chủ một DN lữ hành mỗi năm tham dự 9 – 10 hội chợ du lịch quốc tế nhận xét: “Lãnh đạo TCDL không nên lấy lý do Chính phủ cấp ngân sách quá ít làm “cái phao” để bao biện cho những yếu kém trong quảng bá du lịch ra nước ngoài. Nhà nghèo vẫn có cách làm của nhà nghèo. Gần đây, tôi thấy Lào, Campuchia, Myanmar quảng bá du lịch tốt hơn Việt Nam dù họ nghèo hơn mình nhiều”.

    Tại nhiều hội thảo quốc tế do TCDL đồng tổ chức, diễn giả nước ngoài đều khuyên chú trọng quảng bá du lịch trên internet vì rất rẻ, hiệu quả cao. Giám đốc Focus Travel Đặng Bảo Hiếu hy vọng, TCDL sẽ có đội ngũ chuyên viết bài, quay phim ngắn giới thiệu du lịch Việt Nam để tung lên Twitter, Youtube, Facebook hoặc những diễn đàn du lịch quốc tế nổi tiếng.

    Thực ra, chẳng cứ gì du lịch, ngành nào cũng thiếu ngân sách cả. Nếu ít tiền, TCDL phải biết liên kết, huy động sức mạnh tổng lực của toàn ngành. Đơn cử, lữ hành đón đại đa số khách du lịch Nhật Bản, Hàn Quốc, Nga đều đặt trụ sở chính tại TP.HCM. Nếu TCDL kết hợp chặt chẽ với sở Văn hoá – thể thao và du lịch thành phố và nhóm DN trên cùng phân tích thị trường kỹ lưỡng, xác định chính xác chủ đề, mục tiêu, những hoạt động quảng bá cần tổ chức, phân công trách nhiệm rõ ràng, chia sẻ kinh phí mời lữ hành, báo chí uy tín vào Việt Nam khảo sát... chắc chắn hiệu quả xúc tiến tại ba thị trường trên sẽ cao hơn!

    Cần ngăn chặn hành vi làm tổn hại hình ảnh hàng hoá Việt Nam(Sgtt)-Tham tán thương mại: Sao VN đi tìm quốc phục làm gì? (PN Today 24-3-13)

    - Người tung ảnh VN quảng bá du lịch TQ tự kiểm điểm (TN/PN Today).
    (Đời sống) - Liên quan đến vụ việc gian hàng Việt Nam treo một bức ảnh giới thiệu địa danh du lịch nổi tiếng của Trung Quốc tại hội chợ du lịch lớn nhất thế giới đang diễn ra ở Đức, người đưa vụ việc lên facebook đã phải xin kiểm điểm rút kinh nghiệm.
    Người chụp bức ảnh tượng Lạc Sơn Đại Phật (Trung Quốc) nằm ngay trong gian hàng chung Việt Nam tại Hội chợ du lịch quốc tế ITB 2013 diễn ra ở Berlin, CHLB Đức đã phải nhận khuyết điểm, thiếu sót.
    Người chụp bức ảnh tượng Lạc Sơn Đại Phật (Trung Quốc) nằm ngay trong gian hàng chung Việt Nam tại Hội chợ du lịch quốc tế ITB 2013 diễn ra ở Berlin, CHLB Đức đã phải nhận khuyết điểm, thiếu sót.
    TIN LIÊN QUAN
    Theo ông Nguyễn Văn Tuấn, Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch  việc gian hàng quảng bá du lịch Việt Nam lại treo ảnh một điểm tham quan của Trung Quốc tại hội chợ xúc tiến du lịch đang diễn ra ở Đức là do đơn vị thi công.
    "Sơ suất là do đơn vị thi công cùng lúc thi công nhiều gian hàng cho các nước khác nhau. Vì thế, họ đã sử dụng nhầm bức ảnh địa danh Trung Quốc của một gian hàng khác trên gian hàng của mình" - ông Tuấn cho biết.
    Ông Nguyễn Văn Tuấn cũng khẳng định không có hình ảnh nào không phải của Việt Nam lọt vào mắt quan khách: "Chiều mùng 5, hội chợ du lịch khai mạc, lễ khai mạc tổ chức không tại chỗ có các gian hàng. Mùng 6 mới khai trương gian hàng. Anh em chúng ta đã phát hiện bức ảnh đó trên gian hàng của mình từ khi thi công cuối ngày mùng 5, nghĩa là từ lúc gian hàng chưa khai trương. Tới sáng mùng 6, sự cố đã được khắc phục trước khi gian hàng khai mạc. Nên không có chuyện khách hàng đến giao thương khi gian hàng chưa khai mạc chính thức."
    Vì vậy, theo ông Tuấn, người chụp bức ảnh đã phải xin nhận khuyết điểm nghịch ngợm, thiếu sót.
    "Bản thân người chụp ảnh gian hàng (có bức ảnh danh thắng Trung Quốc - NV) đã chụp ảnh từ sáng sớm trước khi gian hàng khai mạc. Tôi kiểm tra việc này. Cậu ấy đã nhận khuyết điểm là nghịch ngợm, xin nhận thiếu sót. Cậu cũng dỡ ngay bức ảnh đó, rút mọi bình luận trên Facebook. Chúng tôi cũng đã yêu cầu cậu ấy kiểm điểm rút kinh nghiệm" - ông Nguyễn Văn Tuấn cho biết thêm.
    • An Khanh (Theo TNO)





    Không ai thấy cảnh Việt Nam quảng bá du lịch Trung Quốc? (ĐV).
    -Tổng cục Du lịch quảng bá cho du lịch Trung Quốc? (TNO) Tham gia một hội chợ du lịch lớn nhất thế giới đang diễn ra ở Đức để quảng bá du lịch Việt Nam cho du khách quốc tế nhưng ngay trong gian hàng trưng bày, giới thiệu của Tổng cục Du lịch Việt Nam lại treo một bức ảnh giới thiệu địa danh du lịch nổi tiếng của Trung Quốc. Tối 7.3, trên trang Facebook của một người tên H., đang công tác tại một công ty chuyên về du thuyền ở Việt Nam, đăng một bức ảnh khổ lớn về bức tượng đá cao nhất thế giới có tên Lạc Sơn Đại Phật ở tỉnh Tứ Xuyên (Trung Quốc), kèm theo chú thích: “Ảnh Lạc Sơn Đại Phật ở Tứ Xuyên”.

    Ảnh tượng Lạc Sơn Đại Phật (Trung Quốc) nằm ngay trong gian hàng chung Việt Nam tại Hội chợ du lịch quốc tế ITB 2013 diễn ra ở Berlin, CHLB Đức - Ảnh: Một doanh nghiệp cung cấp

    Điều đáng nói, theo thông tin từ trang Facebook này, bức ảnh trên được trưng bày ngay trong gian hàng của Tổng cục Du lịch Việt Nam và một số doanh nghiệp du lịch Việt Nam đang tham dự Hội chợ du lịch quốc tế ITB 2013.Khách tưởng gian hàng của Trung Quốc
    Sau khi bức ảnh được đăng trên Facebook, rất nhiều người đã nhanh chóng vào bình luận và đặt câu hỏi liệu bức ảnh này có phải được chụp tại ITB 2013 ở Đức hay không? Nếu đúng như vậy thì không thể chấp nhận được.
    Trước những thông tin bình luận trên, sau đó không lâu ông H. đã rút bức ảnh Lạc Sơn Đại Phật và tất cả những lời bình luận ra khỏi Facebook.
     Thấy khách cứ hỏi mua tour Trung Quốc, tôi bảo đây là gian hàng Việt Nam và chúng tôi chỉ bán tour đi Việt Nam thôi. Khách chỉ vào bức hình và nói đây là cảnh Trung Quốc mà. Nhục quá đi mất! 
    Giám đốc một doanh nghiệp trực tiếp tham gia ITB 2013 nói
    Nhận được thông tin trên, Thanh Niên Online đã gọi điện thoại cho ông H. nhưng không liên lạc được. Công ty nơi ông H. đang làm việc thông báo hiện ông này đang công tác ở nước ngoài.
    “Hiện anh H. đang ở Đức nên điện thoại không thể liên lạc được. Nếu anh cần liên hệ thì một vài ngày nữa gọi lại cho anh H.”, nhân viên của công ty ông H. thông báo.
    Tuy nhiên giám đốc một công ty du lịch (yêu cầu không nêu tên) đang tham gia Hội chợ du lịch quốc tế ITB 2013 ở Đức khẳng định bức ảnh trên là có thật.
    Vị giám đốc này cho hay, công ty ông nằm trong khu vực của Tổng cục Du lịch Việt Nam. Ban đầu ông không để ý lắm đến bức ảnh nhưng thấy khách quốc tế cứ đến hỏi tour đi Trung Quốc thì mới phát hiện ra.
    “Vì nhiều việc nên tôi không để ý nhưng thấy khách cứ hỏi mua tour Trung Quốc. Tôi bảo đây là gian hàng Việt Nam và chúng tôi chỉ bán tour đi Việt Nam thôi. Khách chỉ vào bức hình và nói đây là cảnh Trung Quốc mà. Nhục quá đi mất”, ông này nói.
    "Không phải ảnh của mình thì thay thôi"
    Những tấm hình mà một doanh nghiệp gửi về cho chúng tôi cho thấy trong gian hàng chung Việt Nam, doanh nghiệp tham gia sẽ được cung cấp một vị trí tương ứng bàn làm việc để giới thiệu tour cho đối tác.
    Phía trước bàn làm việc này sẽ dán một bức ảnh khổ lớn về một địa danh du lịch nổi tiếng của Việt Nam để thu hút khách quốc tế tham quan hội chợ. Bức ảnh tượng Lạc Sơn Đại Phật của Trung Quốc nằm trong số những bức ảnh đó.

    Trước bàn làm việc của doanh nghiệp du lịch Việt Nam ở ITB 2013 đều được thiết kế một bức ảnh khổ lớn giới thiệu địa danh du lịch nổi tiếng - Ảnh: Một doanh nghiệp cung cấp
    Tại sao lại có sự nhầm lẫn tai hại trên? Ông Lê Tuấn Anh, Vụ trưởng Vụ thị trường (Tổng cục Du lịch) cho hay, theo thông tin từ Đức báo về thì có sự nhầm lẫn trên. Còn lý do nhầm lẫn thì Tổng cục Du lịch cũng đang tìm hiểu. Hiện tại đoàn công tác ở Đức cũng chưa về.
    “Trước mắt anh em bên đó đã xử lý rồi. Bức ảnh đã không còn treo trong gian hàng của Tổng cục Du lịch nữa. Ảnh không phải của mình thì phải thay ảnh khác vào thôi”, ông Anh nói.
    Lạc Sơn Đại Phật còn gọi là Lăng Vân Đại Phật hay Gia Định Đại Phật, là tượng Phật bằng đá cao nhất thế giới. Bức tượng Phật này được tạc vào vách đá Thê Loan của núi Lăng Vân, nằm ở miền nam tỉnh Tứ Xuyên của Trung Quốc.
    Theo tìm hiểu của Thanh Niên Online, sau khi sự cố xảy ra, được doanh nghiệp báo lên, sau đó Tổng cục Du lịch đã dán hai bản đồ đè lên tấm hình đó.
    Theo ông Lê Tuấn Anh, tham dự Hội chợ du lịch quốc tế ITB 2013 gồm có Tổng cục Du lịch, Vietnam Airline và 26 doanh nghiệp.
    Về chi phí tham gia hội chợ, ông Anh cho biết sẽ cung cấp cho báo chí vào một dịp khác.
    Ông Phan Đình Tân, Phó chánh Văn phòng, người phát ngôn của Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch xác nhận từ tối qua đã nhận được thông tin liên quan đến vấn đề này.
    Từ đó, Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch đã đề nghị Tổng cục Du lịch báo cáo để có hướng xử lý cụ thể.
    Trước câu hỏi nếu đúng như phản ánh thì hướng xử lý của bộ như thế nào, ông Tân đáp: “Chúng tôi cũng chỉ mới nghe nói, còn về hướng xử lý thì sau khi anh em cung cấp đầy đủ thông tin mới có thể thông báo được”.
    Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch làm trưởng đoàn
    Hội chợ du lịch quốc tế ITB 2013 khai mạc vào tối 5.3 tại thủ đô Berlin, CHLB Đức.
    Hội chợ diễn ra từ ngày 5-10.3, thu hút khoảng 170.000 lượt khách, trong đó có 110.000 lượt khách là những người bán (Sellers), người mua (Buyers) và các nhà cung cấp dịch vụ du lịch tham dự.
    Đây là hội chợ du lịch lớn nhất thế giới có sự tham gia của hơn 10.000 công ty lữ hành, khách sạn, hãng hàng không, hãng vận tải biển và các lĩnh vực liên quan đến từ 188 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới.
    Tổng cục Du lịch Việt Nam tổ chức một gian hàng chung rộng 142 m2 tại hội chợ để giới thiệu những sản phẩm du lịch đặc sắc của Việt Nam đến bạn bè quốc tế.
    Cùng tham gia gian hàng với Tổng cục Du lịch còn có Vietnam Airlines và 26 doanh nghiệp lữ hành, khách sạn tiêu biểu.
    Một doanh nghiệp cho hay chi phí tham gia hội chợ kiểu này rất đắt đỏ và chỉ có doanh nghiệp lớn mới dám tham gia.
    Đoàn Việt Nam do Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch Nguyễn Văn Tuấn làm trưởng đoàn.
    -Tổng cục Du lịch quảng bá cho du lịch Trung Quốc?
    - “Cổng trường cắm cờ Trung Quốc”: Bộ GD-ĐT yêu cầu rà soát (TT). – Cái tâm, cái “tình dân tộc” của người làm xuất bản đâu?! (TT).-Bộ GD-ĐT yêu cầu kiểm điểm về sách học vần in cờ Trung Quốc
    -- Cục trưởng Cục Xuất bản lên tiếng về sách Việt in cờ Trung Quốc (GDVN).  - Độc giả nhất loạt phản đối quan điểm của GS Đào Trọng Thi (GDVN).  - Sách in cờ Trung Quốc: Sẽ tiêu hủy toàn bộ sách đã phát hành (DT).  - Giật mình sách Việt Nam lại minh họa cờ Trung Quốc (VTC).  - “Cổng trường cắm cờ Trung Quốc”: Bộ GD-ĐT yêu cầu rà soát (TT).  - Cảnh giác với hàng “độc” (SKĐS).  - Bệnh thụt lưỡi bò (NNVN).- Phản đối các hoạt động vi phạm chủ quyền Việt Nam (TTXVN).   - Việt Nam phản đối tàu Trung Quốc xâm phạm chủ quyền (VOV).  - Phản đối Trung Quốc tuần tra ở Hoàng Sa, Trường Sa (DV).
    - Nhà khoa học Nga cùng VN nghiên cứu biển ở Trường Sa (ĐV).
    - Trung Quốc tăng tốc xây Tam Sa, thay đổi chiến thuật (PN Today).
    - Trung Quốc thay đổi chiến thuật ở Hoa Đông: “Lấy thịt đè người!” (GDVN).  - Trung Quốc tìm cách áp đảo tàu Nhật Bản trên vùng biển tranh chấp (GDTĐ).   - Tàu sân bay Trung Quốc sẽ chạy thử gần Nhật Bản? (DT).
    Phỏng vấn Lý Quang Diệu về tương lai quan hệ Mỹ - Trung: Interview: Lee Kuan Yew on the Future of U.S.- China Relations (Atlantic 5-3-13)

    Tổng số lượt xem trang