Thứ Ba, 5 tháng 3, 2013

Trao đổi với ông Nguyễn Trung

-Thư gửi bạn bè trong nước qua diễn đàn sci-edu Bauxite Việt Nam
Thưa các anh chị,
Gần đây, tôi được đọc trên diễn đàn sci-edu hai bài viết rất tâm huyết của anh Nguyễn Trung trong hai tuần liên tiếp. Bài thứ nhất là “Thư ngỏ gửi lãnh đạo Việt Nam” về vấn đề sửa đổi Hiến pháp, nhấn mạnh vào sự cần thiết phải “cải cách chính trị triệt để và toàn diện” và khẳng định đây là “cơ hội cuối cùng” để xây dựng một nhà nước pháp quyền dân chủ. Bài thứ nhì, “Câu chuyện Myanmar”, kể lại cuộc chuyển đổi của Myanmar từ độc tài sang dân chủ trong hoà bình, ổn định, để cuối cùng nêu lên câu hỏi: Myanmar làm được, tại sao Việt Nam ta không làm được?

Thật ra, cựu đại sứ Nguyễn Trung không phải là người duy nhất lên tiếng báo động và kêu gọi giới lãnh đạo kịp thời thức tỉnh để có thể bảo vệ chủ quyền và phát triển đất nước. Nhiều nhân sĩ, trí thức khác, cả trong lẫn ngoài nước, cũng đã thẳng thắn cảnh báo vả đóng góp ý kiến tâm huyết qua những kiến nghị hay thư ngỏ. Anh Nguyễn Trung đã có hơn một lần tham gia vào những nỗ lực chung đó, gần đây nhất là ký tên trong số 72 người đầu tiên đề nghị một hiến pháp dân chủ thay thế bản hiến pháp 1992.
Ở đây, tôi đặc biệt nhắc đến hai bài viết mới của anh Trung là vì trong bài đầu, anh đã đúc kết rành mạch những ý kiến chung về nhu cầu cấp bách phải thay đổi Hiến pháp và thiết lập một thể chế dân chủ pháp trị, và trong bài thứ hai, anh đã nêu ra trường hợp Myanmar như một mô hình chuyển hoá về chính trị và phát triển có thể áp dụng cho Việt Nam.
Chúng ta không cần phải phân tích thêm những chính sách sai lầm tai hại của nhà cầm quyền về đối nội và đối ngoại để chứng minh cho sự cần thiết phải cải cách chính trị triệt để và toàn diện. Hiển nhiên là từ hội nghị Thành Đô năm 1991 đến nay, Bắc Kinh càng ngày càng có điều kiện thuận lợi để từng bước lấn chiếm lãnh thổ và lãnh hải, lũng đoạn nền kinh tế và thực hiện mưu toan Hán hoá dân tộc Việt Nam. Trong khi đó, tình trạng suy thoái xã hội về mọi mặt và nạn tham nhũng trong toàn bộ hệ thống cai trị ở Việt Nam đã trở nên trầm trọng vô phương cứu chữa. Lãnh đạo Đảng và Nhà nước đã không còn che dấu được chủ trương dựa vào Trung Quốc đề duy trì quyền lực và lợi ích cùa cá nhân, gia đình và bè phái. Mọi lời tuyên bố bảo vệ độc lập và chủ quyền, mọi hành động tăng cường phòng thủ, đều cho thấy đó chỉ là những màn hỏa mù, những thủ đoạn lừa dối nhân dân và dư luận thế giới, trái ngược với thực tế là nhượng bộ Trung Quốc và đàn áp những biểu hiện yêu nước của nhân dân.
Vì chủ quan tin ở khả năng khuất phục được nhân dân như đã có kinh nghiệm đối với những ý kiến đóng góp cho các Đại hội 10 và 11 cũng như mọi kiến nghị khác của nhân sĩ, trí thức, lần này lãnh đạo Đảng lại đưa ra bản dự thảo sửa đổi Hiến pháp và kêu gọi nhân dân góp ý để cuối cùng bản Hiến pháp chính thức vẫn sẽ là bản dự thảo của Đảng. Lãnh đạo Đảng chủ quan đến độ chính thức khẳng định mục đích sửa đổi Hiến pháp 1992 là muốn cho nhân dân “phát huy quyền làm chủ” và “thể hiện ý chí, nguyện vọng của nhân dân, thậm chí “nhân dân có thể góp ý về tất cả các nội dung trong Dự thảo Hiến pháp, kể cả ‘Điều 4’, không có gì là cấm kỵ.”
Không ngờ tình hình đã hoàn toàn đổi khác. Bản Kiến nghị của 72 người đến hôm nay đã có gần 7.000 người tham gia. Nhiều nhóm công dân khác cũng lên tiếng, đặc biệt là nhóm “Công dân Tự do”, bắt đầu với 1.000 chữ ký của những người thuộc những lớp tuổi khác nhau, đòi hỏi không chỉ môt hiến pháp dân chủ mà còn phải thật sự thi hành những quyền tự do dân chủ của mỗi người dân. Hội Đồng Giám Mục Việt Nam, đại diện cho tiếng nói của hàng triệu giáo dân, cũng vừa công bố thư gửi Uỷ ban Dự thảo Hiến pháp, nêu rõ mâu thuẫn căn bản giữa sự độc tôn của đảng cầm quyền và chủ nghĩa Mác-Lê trong bản Dự thảo với quyền con người trong bản Tuyên ngôn Quốc tế về Nhân Quyền mà Việt Nam đã ký kết. Lá thư của HĐGM cũng nhấn mạnh là cần phải thực thi những quyền tự do căn bản của người dân, như tự do ngôn luận và tự do tôn giáo. Rõ ràng là phong trào dân chủ đang lan rộng để trở thành một khối áp lực của nhân dân mà chế độ độc tài sẽ chỉ có hai lựa chọn: hoặc nhượng bộ để thay đổi thể chế trong hoà bình, hoặc chống lại bằng võ lực để một mất một còn.
Trước những phản ứng bất ngờ của nhân dân, lãnh đạo Đảng CSVN đã hoảng hốt và vội vã tìm cách ngăn chặn sự lan rộng của phong trào dân chủ. Cả Tổng Bí thư và Chủ tịch Quốc hội đều quên đi những khẳng định về quyền làm chủ và tự do góp ý của nhân dân để kết tội những góp ý này là “suy thoái tư tưởng, đạo đức”, là “chống lại đảng, chống lại chính quyền… phải kiên quyết đấu tranh, ngăn chặn”. Một cuộc đối đầu giữa chính quyền và nhân dân sẽ không thể tránh được trừ khi có những bộ óc tỉnh táo trong bộ máy lãnh đạo thuyết phục được đa số chấp thuận đối thoại với các đại diện của nhân dân để giải quyết thoả đáng vấn đề sửa đổi hiến pháp và cải tổ chính trị.
Việt Nam và mô hình Myanmar
Từ ngày lãnh tụ đối lập Aung San Suu Kyi được khỏi bị giam giữ tại nhà ngày 13.11.2010 và sau khi cựu Tướng Thein Sein chính thức nhậm chức Tổng thống ngày 30.03.2011, quốc gia Myanmar đã có một loạt cải cách êm đẹp từ độc tài sang dân chủ. Kết quả quan trọng nhất là:
  1. Hoà giải dân tộc bằng việc phóng thích tù nhân chính trị qua nhiều đợt liên tiếp. Tổng thống Thein Sein kêu gọi mọi người bất đồng chính kiến ở trong và ngoài nước cùng chung tay xây dựng đất nước.
  2. Nhìn nhận và hợp tác với “Liên minh Quốc gia vì Dân chủ” (NLD), đảng đối lập của bà Aun Sang Suu Kyi.
  3. Tổ chức bầu cử bổ sung dân biểu với 35 đảng tham gia trong đó đảng NLD chiếm 42 trên 46 ghế và bà Suu Kyi trở thành một lãnh tụ đối lập có uy tín được Tổng thống Thein Sein tiếp đón và đánh giá bà có thể trở thành tổng thống.
  4. Bãi bỏ cơ quan kiểm duyệt và ban hành quyền tự do thông tin báo chí.
  5. Đặt lợi ích quốc gia lên trên hết bằng quyết định hủy bỏ hợp đồng thủy điện Myitsone 3,6 tỷ USD đã ký với Trung Quốc để bảo vệ môi trường sinh thái của nhân dân.
  6. Mời trí thức chuyên gia mọi ngành làm tư vấn cho chính phủ, lắng nghe và thực hiện những đề nghị cải cách và phát triển của họ.
  7. Phát triển kinh tế bằng cách bớt nhờ cậy vào Trung Quốc và tạo điều kiện cho các quốc gia phát triển đầu tư. Trong khi Hoa Kỳ vá Âu châu đang chuẩn bị, Nhật đã tiên phong giúp Myanmar thanh toán nợ nần và đổ tiền vào các dự án đầu tư mới ở xứ này.
Câu hỏi của anh Nguyễn Trung, “Myanmar làm được, tại sao Việt Nam ta không làm được?” cũng là niềm trăn trở của nhiều người đang tìm một giải pháp thích hợp cho Việt Nam. Tất nhiên hoàn cảnh mỗi nước một khác, nhưng mục tiêu bảo vệ lợi ích quốc gia và xây dựng dân chủ thì không thể nào khác được. Lãnh đạo Việt Nam cũng thường nói đến những mục tiêu ấy nhưng không làm hay cứ lúng túng không biết làm thế nào cho khỏi thành… tự sát. Họ quên mất rằng nếu nhất định không làm thì sớm muộn gì cũng sẽ là tự sát mà thôi. Như vậy, vấn đề là giải quyết cách nào cho thích hợp, hoà bình và khả thi trong trường hợp Việt Nam.
Trước hết, hãy xem xét những điểm khác nhau giữa Việt Nam và Myanmar. Mặc dù cùng có bản chất là độc tài toàn trị, chế độ quân phiệt của Myanmar không phát xuất từ một đảng chính trị có tổ chức, có cơ sở lý thuyết, kỷ luật chặt chẽ, kinh nghiệm đấu tranh và gốc rễ quốc tế lâu đời như Đảng Cộng sản Việt Nam. Tuy nhiên, đảng cộng sản Việt Nam ngày nay đã không còn có khả năng tuyên truyền và ảnh hưởng của một đảng cách mạng dưới ngọn cờ giải phóng đất nước và đem lại tự do, hạnh phúc cho toàn dân. Ngày nay, trước mắt nhân dân và những đảng viên thật lòng yêu nước, đảng cách mạng đã suy thoái, biến chất thành một đảng cầm quyền độc tài, tham nhũng, đối xử tàn ác với nhân dân, phục tùng Trung Quốc để bảo vệ sự tồn tại và lợi ích của bè phái. Khác với Việt Nam, lãnh đạo Myanmar không lệ thuộc Bắc Kinh và hiểm họa Trung Quốc không phải là nguy cơ trước mắt.
Ngoài ra, về biểu hiện cụ thể, có ít nhất ba điểm khác biệt rất hiển nhiên giữa hai chế độ:
  1. Việt Nam không có nhiều đảng chính trị như Myanmar, nhất là những đảng đối lập như  National League for Democracy (NLD) hay Democratic Voice of Burma (DVB).
  2. Việt Nam không có lãnh tụ đối lập như Aun Sang Suu Kyi.
  3. Việt Nam không có lãnh đạo cầm quyền sáng suốt và dũng cảm như Thein Sein.
Dù sao, sau hơn nửa thế kỷ bị lừa dối và bóc lột, sự bất mãn của nhân dân ngày càng chồng chất đã gần chạm tới mức “báo động đỏ” cho chế độ. Thái độ hốt hoảng và những lời răn đe của lãnh đạo trái với những lời hứa hẹn ban đầu chỉ làm gia tăng cường độ chống đối. Người dân đã không còn sợ hãi. Trong đa số thầm lặng đã có thêm những tiếng nói dũng cảm của những khuôn mặt mới có hiệu ứng dây chuyền. Tuy nhiên, trong một đất nước không có đảng đối lập và lãnh tụ đối lập có uy tín, một cuộc đối đầu gay go giữa dân chúng và nhà cầm quyền sẽ khó lòng tránh khỏi hỗn loạn và đổ máu. Vài ngày trước đây, Tiến sĩ Nguyễn Quang A đã tuyên bố cần phải có đảng đối lập. Nhưng dưới một chế độ mà không một tổ chức độc lập nào được phép hoạt động, dù chỉ làm từ thiện hay nghiên cứu khoa học, việc thành lập đảng chính trị không thể thành tựu nếu không có quyết tâm và những bước chuẩn bị thực tế và khả thi.
Hãy bắt đầu bằng một nhóm nhỏ không chính thức, gồm những công dân yêu nước và cấp tiến, đại diện cho những thành phần cách mạng lão thành, nhân sĩ, trí thức, tôn giáo, văn nghệ sĩ, nhà báo, thanh niên, sinh viên, nông dân, công nhân, quân đội nhân dân… Đây là bước đầu của sự hình thành một mạng lưới công dân cùng chung một mục đích mặc dù vẩn có thể có những suy nghĩ và cách tiếp cận khác nhau, mầm mống của một xã hội dân chủ đa nguyên, đa đảng. Nhóm đại diện này sẽ khởi xướng phong trào dân chủ của toàn dân. huy động và phối hợp các tiềm lực trong đa số thầm lặng để có một tư thế mạnh đối thoại với nhà cầm quyền về lộ trình dân chủ hoá. Những trí thức chủ động “Kiến nghị 72” cần đảm nhận trách nhiệm thành lập nhóm đại diện các thành phần kể trên. Nhóm đại diện này có thể sẽ bầu ra những chức vụ điều hành. Sinh hoạt theo lề lối dân chủ phải tuyệt đối tôn trọng. Đây chỉ là những gợi ý sơ khởi cần được những người chủ động xem xét và hoạch định sát với thực tế.
Đây là cơ hội và thời điểm thích hợp nhất cho trí thức thi hành sứ mệnh lịch sử. Những khuyến cáo, kiến nghị hay thư ngỏ cần thiết lúc ban đầu nay cẩn được chuyển sang hành động. Cho đến nay, đa số chuyên gia và trí thức hàn lâm vẫn chỉ có những cuộc hội thảo thiên về nghiên cứu những vấn đề của đất nước, hay chỉ nói cho nhau nghe những lời phê phán, công kích những sai lầm của chế độ. Nhưng trước những chính sách độc đoán, bất chính và bất nhân của chế độ, trước tư cách bất xứng của những người lãnh đạo cao nhất nước, lòng bất mãn và tức giận của trí thức, ngay cả những người hiền lành nhất, đã tăng lên rất cao. Đã đến lúc trí thức sẽ đứng lên tham gia vào phong trào dân chủ của toàn dân, đòi hỏi nhà cầm quyền phải thực thi quyền con người, hoà giải với những công dân yêu nước, cải cách chính trị triệt để và toàn diện để có thể huy động được sức mạnh của dân tộc trong sứ mệnh bảo vệ chủ quyền và phát triển đất nước.
Kết quả mong đợi nhất là chính quyền bỗng thức tỉnh, chấp thuận đối thoại với nhóm đại diện của nhân dân và sẽ mời họ tham gia vào việc thiết lập một lộ trình dân chủ hoá trong hoà bình, ổn định. Nếu chẳng may, lãnh đạo Đảng nhất định quay lưng lại nhân dân thì hãy tưởng tượng cuộc chiến giữa một số lãnh tụ độc tài, tham nhũng và 90 triệu nhân dân yêu nước, yêu tự do sẽ đem lại kết quả thế nào.
*
Là một người đang có cuộc sống tự do và hạnh phúc ở nước ngoài, tôi cảm thấy không đủ tư cách nhận định về vai trò của nhân sĩ, trí thức ở trong nước, nhất là lại có những lời lẽ khích động. Nhưng vì đã có nhiều dịp trao đổi thân tình, trực tiếp hay gián tiếp, với nhiều thân hữu thuộc mọi lớp tuổi, còn ở Việt Nam hay đã ra nước ngoài, tôi không thể không viết ra những cảm nghĩ của mình trước hiện tình đất nước, nhất là sau những góp ý xây dựng của nhân dân và phản ứng thiếu tỉnh táo của mấy nhà lãnh đạo.
Xin quý anh chị vui lòng thông cảm. Tôi tạm dừng bút nhưng không quên xác nhận một quan điểm đã được đa số bạn bè chia sẻ là việc thay đổi tình hình chính trị ở Việt Nam là việc làm của người trong nước, còn người ở bên ngoài chỉ có thể đóng vai trò hỗ trợ.
Thân kính,
L.X.K.
Tác giả gửi trực tiếp cho BVN -
Nguyễn TrungThư ngỏ gửi Quốc hội, Bộ Chính trị, Chính phủ  (viet-studies 19-2-13)   "Xin đề nghị Bộ Chính trị tự đặt ra cho mình mức kỷ luật là: Toàn thể Bộ Chính trị khóa XI hết nhiệm kỳ này sẽ thôi không tham gia vào bất kỳ cấp ủy nào của Đảng dù ở địa phương hay trung ương◄◄
Nguyễn Trung: Câu chuyện Myanmar (viet-studies 27-2-12) ◄◄
Nguyễn Trung: Sự vận động của ngôn ngữ qua đời sống hàng ngày (viet-studies 3-3-13) ◄◄

Câu chuyện Myanmar
Nguyễn Trung

          Tướng Thein Sein nhậm chức tổng thống Myamar chưa đầy hai năm. Dưới quyền ông, Myanmar từ bóng tối của chế độ quân phiệt đẫm máu đang bước ra ánh sáng của một thể chế chính trị dân chủ. Bạn bè gần xa của Myanmar đến hôm nay vẫn chưa hết ngỡ ngàng về bước phát triển này.

          Bóng tối vừa qua ở Myanmar bắt đầu từ cuộc đàn áp đẫm máu ngày 08-08-1988 do nhóm các tướng lĩnh trong Hội đồng Quốc gia phục hồi Luật pháp và Trật tự (SLORC) chỉ huy quân đội thực hiện, nhằm đàn áp cuộc nổi dậy của nhân dân đòi dân chủ. Hàng trăm sinh viên, các nhà sư và những người chống đối khác đã bị giết, hàng nghìn người bị cầm tù. Bất chấp tình hình này, bất chấp lãnh tụ của Liên minh Quốc gia vì Dân chủ (NLD) – bà Aung San Suu Kyi – đã bị giam giữ tại nhà từ tháng 7-1989, đảng NLD trong cuộc bầu cử 05-1990 do chính quyền của SLORC tiến hành, vẫn giành được 329/491 ghế trong quốc hội. SLORC đã ra lệnh hủy bỏ kết quả bầu cử này và trực tiếp chiếm quyền.

Tháng 7-1997 SLORC đổi tên thành  Hội đồng quốc gia vì Hòa bình và Phát triển (SPDC), tháng 5-2008  thông qua hiến pháp mới theo chế độ lưỡng viện và đa đảng. Song trên thực tế, hiến pháp thừa nhận quyền lực bất khả xâm phạm của quân đội bằng việc quy định quân đội được giữ cố định 110/440 ghế của quốc hội và 56/224 ghế của nghị viện liên bang; chính quyền tiếp tục củng cố quyền lực của các tướng lĩnh, loại bỏ các đảng đối lập - trong đó có NLD, vận dụng Luật Hình sự 1996 để đàn áp tiếp. Đất nước ngày càng tiêu điều mọi mặt vì độc tài và tham nhũng. Trong khi đó hầu như không thể chấm dứt được chiến tranh xung đột sắc tộc và nguy cơ ly khai của một số bang. Sự lũng đoạn của Trung Quốc về kinh tế và chính trị ở mức nguy hiểm. Cái nghèo và lạc hậu càng gay gắt thêm do sự cấm vận kéo dài của phương Tây – vì các lý do đàn áp 1988, đảo chính 1990 xóa bỏ kết quả bầu cử và vì vi phạm nhân quyền (tàn sát và bỏ tù nhiều người chống đối, có quá nhiều lính là trẻ em, lao động trẻ em…). Lại thêm sự hoành hành của cơn siêu bão Nargis tháng 5-2008 cướp đi gần 140 nghìn sinh mạng người dân Myanmar… Tất cả dìm đất nước xuống bùn đen…

Tình hình chỉ bắt đầu thay đổi kể từ khi có  cuộc bầu cử tháng ngày 07-11-2010 với thắng lợi của đảng Liên minh vì đoàn kết và phát triển (USDP) của tướng Thein Sein và việc bà Aung San Suu Kyi được trả lại tự do ngày 13-11-2010.

Ngày 30-3-2011 tổng thống Thein Sein nhậm chức, với cam kết trung thành với hiến pháp 2008 và thực hiện Lộ trình dân chủ 7 bước (đã có từ thời Than Swe làm tổng thống, nhưng nằm chết trên giấy), nhằm xây dựng Myanmar dân chủ và hiện đại.

Bước đi đầu tiên của tổng thống Thein Sein là giải thể SPDC (thực chất là hội đồng tướng lĩnh đầy quyền lực, có tiền thân là SLORC), ban bố các biện pháp cải cách.

Tuy nhiên, bước ngoặt có ý nghĩa quyết định có lẽ là sự kiện tổng thống Thein Sein ngày 19-08-2011 chính thức tiếp bà Suu Kyi và thừa nhận tính hợp pháp của NLD. Trong cuộc họp này cả hai bên cam kết thực hiện hòa giải dân tộc, hợp tác và thúc đảy quá trình cải cách ở Myanmar. Để có được sự kiện này, cả hai bên đều phải vượt qua nhiều trở ngại. Trở ngại lớn nhất về phía tổng thống là nỗi lo chấp nhận NLD sẽ dẫn tới không kiểm soát được toàn bộ phe đối lập. Còn phía đối lập vừa sợ, vừa nghi ngại; nhiều ý kiến cho rằng bước đi này của Thein Sein chỉ là thủ đoạn chính trị để mua điểm, cho là bà Suu Kyi hoặc là mắc mưu, hoặc là ham danh vọng…Cuối cùng, nhiều hiềm nghi lẫn nhau đã lần lượt vượt qua được. Sự hợp tác trở thành nguyên nhân cơ bản thúc đẩy cải cách đồng bộ và toàn diện.  

Có thể đo sự tiến triển của cách chính trị trong 20 tháng đầu tiên kể từ khi tổng thống Thein Sein nhậm chức bằng các sự việc đã diễn ra. Đấy là những bước cải cách nối tiếp nhau hoặc lồng ghép vào nhau. Mọi biện pháp cải cách đều được thực hiện rất thận trọng, đi dần từng bước, có bài bản kết hợp hài hòa giữa các vấn đề kinh tế và chính trị khác nhau. Đặc biệt quan trọng là thực hiện được nói đi đôi với làm. Thực tế này tạo ra  sự tín nhiệm của nhân dân dành cho tổng thống, trở thành nguyên nhân trực tiếp góp phần đẩy mạnh nhịp độ và quy mô cải cách. Nhờ vậy cải cách ngày càng có điều kiện đi vào những vấn đề cốt lõi: Thực hiện sâu hơn các quyền tự do, dân chủ của nhân dân.  

Trước hết đấy là các đợt thả tù chính trị, từng bước nới lỏng dần một số kiểm soát dân sự chiểu theo Luật hình sự năm 2008, nới lỏng việc tụ tập đông người, giảm dần việc kiểm duyệt báo chí, từng bước mở rộng tự do ngôn luận...

Sau khi một số đợt thả tù chính trị đầu tiên diễn ra xuôn xẻ, ngày 03-12-2011 chính quyền ban bố luật biểu tình, sau đó tiến hành tiếp các đợt thả tù chính trị, và hoàn tất việc này trước khi tiến hành cuộc bầu cử bổ sung tháng 4-2012.

Tiến triển của tình hình cải cách đã khiến chính quyền ngày 20-08-2012 tuyên bố bãi bỏ việc kiểm duyệt báo chí. Một thời gian sau đó tiếp theo, ngày 24-01-2013, chính quyền tuyên bố xóa bỏ nốt cơ quan kiểm duyệt báo chí và coi như hoàn tất việc thực hiện tự do báo chí. Đây là lần đầu tiên sau 48 năm Myanmar có tự do báo chí. Điều duy nhất trên 200 báo chí tư nhân ở Myanmar bây giờ phải tuân thủ là những mục tiêu quốc gia và những giá trị dân tộc đã được ghi trong hiến pháp.

Ngày 16-01-2013 tổng thống Thein Sein tuyên bố bãi bỏ luật đàn áp những người chống chế độ được ban hành từ năm 1996, với lời giải thích luật này đã quá lỗi thời, không thể sửa được. Tổng thống kêu gọi mọi người bất đồng chính kiến ở trong nước hay đã ra nước ngoài cùng chung tay xây dựng đất nước.

Ví dụ tiêu biểu cho tiến triển của quá trình dân chủ hóa ở Myanmar có lẽ là cuộc bầu cử bổ sung tháng 4-2012, nhằm bầu tiếp 46 ghế còn trống trong Quốc hội và Nghị viện liên bang. Có khoảng 35 đảng tham gia tranh cử, tất cả đều làm theo đúng những quy định của pháp luật. Tại tất cả những nơi bỏ phiếu, cuộc bầu cử được tiến hành tự do, công khai, dưới sự giám sát trực tiếp của đại diện các đảng tranh cử và của các quan sát viên nước ngoài được mời – bao gồm cả các đại diện các đại sứ quán tại Myanmar. Hết giờ bỏ phiếu, hòm phiếu được kiểm đếm ngay tại chỗ và làm biên bản kết quả bỏ phiếu trước sự hiển diện của tất cả những người tham gia giám sát. Cuộc bầu cử trung thực và rất thành công này nói lên nhiều điều về những gì đang diễn ra trong lòng đất nước Myanmar, nhân dân hồ hởi. Đảng NLD của bà Aung San Suu Kyi chiếm được 42/46 ghế. Đây thực sự là một thắng lợi lớn, hé mở một tương lai rất hứa hẹn của đất nước này.

Ngày 29-09-2012 trả lời phỏng vấn của BBC, tổng thống Thein Sein nói: Bà Aung San Suu Kyi góp phần quan trọng vào cải cách Myanmar, bà có thể trở thành tổng thống.., nếu được nhân dân Myanmar bầu, ông ta cũng sẽ chấp nhận… Còn giới báo chí Myanmar và quốc tế đánh giá: Tổng thống Thein Sein đã vượt qua được nỗi sợ phe đối lập và giới truyền thông, những nỗ lực cải cách của ông ta là chân thành và cả quyết, nhất là những quyết định của ông liên quan đến quân đội.., ông ta làm tất cả vì đất nước Myanmar... Sự chân thành và quyết tâm cải cách của tổng thống đã tranh thủ được lòng dân, tạo ra hậu thuẫn quan trọng của dân cho những quyết đinh của chính quyền, nỗi sợ của dân đối với chính quyền dần dần được vượt qua…

Quyết định 09-2012 của tổng thống Thein Sein hủy bỏ hợp đồng thủy điện Myitsone 3,6 tỷ USD do một số nhóm trong quân đội đã ký với Trung Quốc là một ví dụ nữa về ý chí kiên quyết và về quan điểm đặt lợi ích quốc gia lên trên hết. Quyết định này được nhân dân Myanmar nhiệt liệt hoan nghênh, vì nó đã cứu được vùng đất tâm linh của nhân dân trong vùng và tránh được cho Myanmar một thảm họa môi trường sẽ không thế khắc phục được. Trung Quốc đã phản đối quyết liệt, nhưng không đảo ngược được tình hình. (Hiện nay những nỗ lực đảo ngược quyết định của tổng thống vẫn đang tiếp tục).

Một ví dụ khác: Đi vào cải cách kinh tế, Myanmar vấp phải tình trạng tỷ giá đồng tiền quốc gia “Kiat” cao hơn 100 lần giá trị thực của nó so với các đồng ngoại tệ mạnh, ví dụ so với đồng USD. Việc này chính quyền Myanmar giải quyết gọn ghẽ trong vòng vài tháng, thúc đẩy kinh tế đất nước mình phát triển. Nhớ lại thời bao cấp ở nước ta cũng có vấn đề tương tự, bước vào thời đổi mới nước ta phải chật vật khá nhiều năm mới giải quyết được vấn đề này.

Một nền kinh tế nghèo trong quá trình cải cách có hàng núi vấn đề, chưa nói đến những hậu quả do bị cắt đứt mọi liên hệ với bên ngoài vì bị bao vây cấm vận quá lâu. Song nhờ rất nhiều giải pháp thông minh, những tiến bộ Myanmar đạt được trong 20 tháng đầu tiên của nhiệm kỳ Thein Sein thực sự đã khiến cho kinh tế Myanmar khởi sắc – có thể đo được bằng mọi chỉ số như tăng trưởng GDP, tăng trưởng xuất/nhập khẩu, tốc độ thu hút FDI, sự xuất hiện những ngành nghề và sản phẩm mới, sự hồi phục các trường đại học…

Chông gai còn rất nhiều ở phía trước trên con đường đi lên của Myanmar. Chuyện nóng bỏng nhất là vấn đề xung đột sắc tộc đã dịu hẳn đi trong những năm gần đây. Bây giờ, giữa lúc cải cách đang tiến triển, xung đột sắc tộc đột nhiên nóng trở lại ở một vài nơi nguy hiểm, đặc biệt là tại bang Rakhine. Tháng 11-2012 xảy ra vụ đàn áp có đổ máu của cảnh sát chống lại nhân dân và các nhà sư phản đối việc khai thác mỏ đồng Letpedaung; dự án này trị giá 1 tỷ USD, do một số công ty của quân đội và Trung Quốc liên doanh. Tổng thống Thein Sein phải cử bà Suu Kỵ đi can thiệp... Việc xử lý những “tác động phụ” của các dòng vốn FDI từ Trung Quốc, từ Thái Lan… chảy vào Myanmar cho thấy không đơn giản chút nào… Ngay cả hiến pháp hiện hành (Hiến pháp 2008) còn nhiều điểm chưa ổn, nhất là vấn đề quân đội được giành vĩnh viễn 25% số nghế tại Quốc hội và tại Nghị viên Liên bang. Chính vì lý do này, sau khi thắng cử bà Suu Kyi đã chần chừ mãi không chịu tuyên thệ trung thành với Hiến pháp, sau đó bà đành nhượng bộ… Vân… vân…

Ngày nay, khả năng của chính quyền dân sự Myanmar kiểm soát quân đội bền vững như thế nào? Cuộc đàn áp đẫm máu năm 1988 và việc quân đội thẳng tay xóa bỏ thắng lợi vang dội của NLD trong cuộc bầu cử 05-1990 để chiếm quyền vẫn là những câu chuyện khó quên. Di sản 20 năm của chính quyền quân phiệt và sự lũng đoạn từ phía Trung Quốc rất nặng nề. Ông Thein Sein và bà Suu Kyi năm nay đều 67 tuổi, những gương mặt nào sẽ có triển vọng là những nhân vật kế tục lãnh đạo sự nghiệp cải cách?... Vân vân… Bất chấp những câu hỏi còn bỏ ngỏ này, vẫn có thể hy vọng cải cách ở Myanmar là không thể đảo ngược. Bởi vì xã hội đạo Phật ở Myanmar còn gìn giữ được nhiều giá trị cao quý, nhân dân Myanmar sau những thập kỷ sống dưới chế độ quân phiệt đã tạo ra cho mình sự giác ngộ mới, giới trí thức Myanmar đang ngày càng lấy lại được vai trò của mình, bối cảnh quốc tế và khu vực vừa thuận lợi vừa thúc đẩy nhân dân Myanmar dấn thân trên con đường cải cách dân chủ.



Đảng đang khủng hoảng? Đài Á Châu Tự Do
Bên ngoài địa điểm tổ chức Đại hội toàn quốc lần thứ 11 của Đảng Cộng sản Việt Nam hôm 17 tháng 1 năm 2011. AFP photo. Bài viết được đăng tải trên http://yaleglobal.yale.edu/content/vietnam-reform-economy-reorient-foreign-po... sau đó đã được dịch ...
Làm rõ cam kết pháp lý của Đảng trước dânVietNamNet
Vì sao Hội đồng Giám mục góp ý Hiến pháp?BBC Tiếng Việt
Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Bồ Đào Nha thăm Việt NamĐài Tiếng Nói Việt Nam
Nỗi bức xúc của một dư luận viên khi đọc bài "Không thể áp đặt" trên báo Quân Đội Nhân Dân (Blog TSYG 4-3-13)
Cha mẹ nên nghe lời dạy của con cái? Hiến pháp có nên ghi 'theo quy định của pháp luật'? (VNN 4-3-13)- - Sửa Hiến pháp – cơ hội để Đảng đổi mới (VNN).  - Hệ thống chính trị và Đảng Cộng sản Việt Nam trong Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 (ĐBND).  - Nêu rõ vai trò chủ thể là nhân dân trong Hiến pháp(TTXVN).  - Sửa đổi Hiến pháp – cần nhìn thẳng vào những đòi hỏi của thực tiễn cuộc sống (ĐBND). - ‘Thu hồi đất vì mục tiêu kinh tế rất dễ bị lợi dụng’ (VNE).   - Nên đưa “giới tính thứ ba” vào Hiến pháp sửa đổi (VOV).  - Đóng góp cho Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992: “Bỏ quên” Thể dục, Thể thao (VH).

Người Sài Gòn miễn phí trà đá cho dân nghèo (infonet 3-3-13) -- Ông Lê Hoàng Châu sẽ đề nghị chính phủ xem đây là thu nhập của dân nghèo và bắt đóng thuế? ("Không đóng thuế mới là vô lý", ông Châu khẳng định)
- Năm ngày hấp hối của Stalin (1) (L’Express/ Thụy My).
- Thế giới 24h: Quan Trung Quốc thuê côn đồ đập xe dân (VTC). – Internet, công cụ chống tham nhũng tại Trung Quốc (RFI).- Lãnh đạo Trung Quốc đối diện với lời kêu gọi cải cách (VOA).  –Quốc hội Trung Quốc sẽ hủy bỏ chế độ “lao giáo” ? (RFI). - Mỹ choáng với vũ khí mới của Trung Quốc (TVN). - Đụng độ vì cưỡng chế đất đai ở Quảng Đông (TN). - Trung Quốc ‘né’ tiết lộ chi tiêu quốc phòng (PT). - Trung Quốc chuẩn bị bầu lãnh đạo cấp cao (TP). - Trung Quốc đang hoàn tất chuyển giao quyền lực (LĐ).
- Tòa phúc thẩm Cam Bốt buộc tội một quan chức đã bắn vào người biểu tình (RFI). – Tòa Khmer Đỏ hoãn xử vì đình công (BBC). – Tòa án Khmer Đỏ : Nhân viên đình công vì ba tháng không có lương (RFI).
- Bình Nhưỡng chuẩn bị một cuộc tập trận quy mô (RFI). - Bình Nhưỡng chuẩn bị tập trận lớn (PLTP).
- Miến Điện cam kết minh bạch hóa chính sách đầu tư năng lượng (RFI).
- Kỳ 1: Giáo hoàng được bầu chọn như thế nào? (TT).

-Le Quoc Trinh đã nói
04/03/2012 lúc 01:17
Đôi lời nhắn nhủ với trí thức hải ngoại yêu nước
Tôi là Lê Quốc Trinh, 65 tuổi, kỹ sư cơ khí làm việc lâu năm tại Canada, xin nhờ Blog AnhBaSam chuyển lá thư này đến quý bạn thân hữu trí thức hải ngoại từng hoạt động trong phong trào “Việt Kiều Yêu Nước” trong những năm dầu sôi lửa bỏng, trước 1975.
Lá thư này bắt nguồn từ bài viết “Đôi lời nhắn nhủ với anh Vĩnh Sính” đăng trên Trang Mạng Dân Luận hồi tháng 01/2012, tạo nhiều tranh cãi (nghe nói cũng xuất hiện trên blog AnhBaSam này). Lý do tôi điều chỉnh lại bài viết này và gửi cho AnhBaSam vì tôi tình cờ đọc được bài “Fukushima lắng nghe và suy ngẫm” của GS Tô Văn Trường hôm qua trên Mạng này. Những gì tôi lo ngại cho an toàn sinh mạng người dân Việt đã từ từ trở thành hiện thực và tôi không thể nào ngậm miệng mãi được khi nhìn thấy các vị trí thức có tâm có tầm như GS Nguyễn Khắc Nhẫn (Pháp) hay GS Phạm Duy Hiển (VN) cứ phải kêu gọi lạc lõng một mình trên sa mạc.
Sau đây là bài viết chỉnh sửa lần thứ hai để tâm tình với các bạn “cựu trí thức yêu nước xưa kia”:
————————————————————————————
Đôi lời nhắn nhủ với GSTS Vĩnh Sính,
Tình cờ đảo mắt qua những bài vở trong Dân Luận năm ngoái tôi đọc được một bài viết của anh Vĩnh Sính nói về tính kiên cường quả cảm của người dân Nhật sau hai trận thiên tai động đất và sóng thần đi đến sự sụp đổ của nhà máy nguyên tử Fukushima, hồi tháng ba 2011. (Ref: Từ động đất và sóng thần, suy ngẫm về đặc trưng của văn hoá Nhật Bản, 30/03/2011).
Anh Vĩnh Sính là bạn tôi trong Hội Việt Kiều Yêu Nước tại Canada, anh hoạt động ở Toronto còn tôi thì ở Montreal thời kỳ 1973-1987. Trước khi đến Canada anh đã là du học sinh tại Nhật, đậu bằng TS và Giáo Sư đại học. Tôi ít liên lạc với anh nhưng được biết anh đạt được nhiều thành quả ở trong nước qua công trình giới thiệu thành phố Hội An cho giới du lịch Nhật Bản.
Bài này tôi viết nhằm mục đích nhắc anh nhớ lại một chuyện xảy ra gần đây liên hệ đến những dự án hạ tầng cơ sở do Nhật Bản viện trợ và thiết kế cho VN. Nhân chuyện đường hầm hiện đại Kim Liên (Hà Nội) bị ngập lụt ngay sau buổi khai trương cắt băng khánh thành (10/2009), nhà thầu VN viện cớ chưa sửa soạn máy bơm kịp cho sự cố, tôi mới viết một bài phản biện (trên BVN) vạch trần mánh lới nhà thầu sử dụng người dân như cái bung xung để làm áp lực tài chính với Nhà Nước. Vì lẽ trong suốt hai năm sửa soạn, xây dựng công trường, họ phải đào một cái hố sâu để làm đường hầm, do đó vì mưa bão liên tục (trận đại hồng thuỷ ở Hà Nội năm 2009) nhà thầu đương nhiên phải sử dụng thường xuyên nhiều máy bơm để thoát nước. Tôi cũng hiểu rõ tính chất “mafia” trà trộn trong thế giới xây dựng của Nhật mà lo ngại cho những công trình tại VN. Đó là lý do mà tôi đã E-Mail với anh Vĩnh Sính đề nghị anh chuyến dịch bài phản biện (đăng trên BôXítVN, 10/2009) ra tiếng Nhật để nhờ dư luận Nhật theo dõi làm áp lực ngõ hầu bảo đảm an toàn cho người dân Hà Nội.
Qua kinh nghiệm tôi tham gia nhiều dự án bạc tỷ ở Canada, thì Mafia không có nghĩa chỉ là “xã hội đen” như mọi người lầm tưởng. Trong lĩnh vực xây dựng Mafia ám chỉ những thế lực chính trị nấp sau các công ty đại gia hay nghiệp đoàn công nhân để làm áp lực “đen tối” với Nhà Nước nhằm chia chác lợi nhuận bằng những thủ đoạn mờ ám. Phương thức thông thường là hạ giá trị đấu thầu thấp nhất để giành giựt giao kèo, nhưng sau khi ký kết thì trở mặt tìm đủ mọi hình thức để rút tỉa ngân sách, cản trở tiến độ công trình, đi đến cắt ruột công trình, giảm thiểu chất lượng hay số lượng vật tư, gây nhiều tai nạn lao động, hoặc phá hỏng công trình. Sau khi thực hiện công trình họ thi nhau tuyên bố phá sản để xoá hết những vết tích gian lận trong giao kèo. Điều này làm tôi lo ngại cho an toàn công cộng, trước hết là an toàn lao động của đội ngũ công nhân, sau nữa là người dân sử dụng công trình mỗi ngày. Ít ai có thể tưởng tượng được rằng năm ngoái ở tỉnh bang Quebec (Canada), khi chính phủ quyết định thành lập tổ Điều Tra Tham Nhũng Trong Xây Dựng (Corruption dans la construction) vì sức ép của dân chúng, thì ba công đoàn lớn (syndicat) phản đối mãnh liệt. Họ ra lệnh cho tất cả công nhân lao động đình công hàng loạt trên khắp mọi công trình xây cất. Lệnh này ban truyền tức khắc gây đến một sự cố hy hữu: “Hai công nhân đang mặc áo lặn làm việc dưới đáy sông sâu đột nhiên bị cắt đường ống dưỡng khí (Oxygene) do người trên tàu thi hành”. Nếu họ không chuẩn bị một bình dưỡng khí cá nhân khẩn cấp thì tính mạng họ xem như gửi vào tay Hà Bá rồi.
Lời từ chối dịch thuật của anh Vĩnh Sính lúc đó làm tôi thất vọng, nhưng tôi không giận. Cho đến khi nhà máy nguyên tử năng Fukushima bị động đất và sóng thần tàn phá tan hoang, nhiều thông tin lộ rõ những sai lầm thiết kế và xây dựng của nhà máy, trong đó nhà thầu Nhật chịu trách nhiệm không ít. Rồi đến khi chính phủ VN ngỏ lời yêu cầu Nhật Bản viện trợ DOA, thiết kế, quản lý để xây hai nhà máy điện hạt nhân tại Ninh Thuận, tôi đã từng viết thư ngỏ phản đối ngay. Gần đây khi dân chúng Nhật xuống đường biểu tình phản đối chính phủ Nhật tham gia vào dự án ĐNH cho VN, vì họ hiểu rõ hiểm hoạ khôn lường của công trình này, mà nhân sự là yếu tố quyết định hàng đầu, thì tôi thực sự thở phào. Ít ra dân chúng Nhật còn có lương tâm của một dân tộc văn minh, họ tự động phản kháng để tránh một hiểm hoạ cho dân tộc VN trong tương lai, tôi thành thật cám ơn những người bạn Nhật. Anh Vĩnh Sính nghĩ sao sau khi đọc bài viết của GS Tô Văn Trường “Fukushima lắng nghe và suy ngẫm”? Kinh nghiệm đau đớn của cầu Cần Thơ (2006, 52 công nhân, kỹ sư thiệt mạng) có đủ làm bằng chứng hay không? Bài học về những tai nạn lao động thảm khốc ở cầu Pháp Vân (Hà Nội), cầu Chợ Đệm (xa lộ Trung Lương), cao ốc Keangnam (Hà Nội) có đủ để gióng tiếng chuông báo động chưa?
Đề cập công trình xây Đường Hầm Thủ Thiêm cuối năm 2010 (SaiGon), báo chí tường thuật có quá nhiều lỗi lầm khuất tất trong khâu xây dựng, lắp ráp, mà mối nguy cơ thấm nước sẽ đe doạ dân SaiGon trong thời gian dài. Tôi cũng đã có ba bài đăng trên BVN và báo Người Việt online để gióng lên tiếng chuông báo động. Tôi cũng không ngờ rằng công trình Đường Hầm Thủ Thiêm do kỹ sư Nhật thiết kế chỉ được họ bảo hành trong thời gian ngắn ngủi một năm mà thôi. Đến nước này thì mối lo ngại của tôi bắt ép tôi phải lên tiếng nhắn nhủ công khai với anh Vĩnh Sính trên các Trang Mạng, ít ra để báo động lần cuối với giới trí thức làm khoa học kỹ thuật ở hải ngoại nhưng còn một chút suy tư về đất nước. Tôi đành lựa chọn cách thức công khai này chính vì tôi biết nhiều trí thức hải ngoại chưa từng nếm mùi vị thực tiễn trong ngành xây dựng công nghiệp nặng, họ chưa hình dung nổi những nguy cơ ẩn tàng đe doạ môi trường sống, cho đến khi chuyện vỡ lở thì đành cúi đầu chấp nhận. Mới đây tôi lại được biết tin một đường hầm to lớn đang xây dưới biển Nhật đã bị sụp đổ gây thiệt mạng cho 5 công nhân (Tuổi Trẻ online, 07/02/2012). Thử tưởng tượng nếu đường hầm Thủ Thiêm bị sự cố nghiêm trọng như thế thì sẽ có bao nhiêu người bị liên hệ? Những người làm KHKT chắc hẳn không bao giờ quên định luật Murphy (vào tra Google để biết Murphy’s Law: “Anything that can go wrong will go wrong”).
Về đề tài Điện Hạt Nhân Ninh Thuận từng gây lo sợ cho rất nhiều trí thức trong nước, tôi có nghe một VK TS vật lý nguyên tử ở HK dõng dạc tuyên bố rằng ĐNH an toàn hơn tất cả những công trình khác (thuỷ điện, nhiệt điện), ông ủng hộ quyết định Nhà Nước hết mình, nhưng ông lại quên khuấy rằng chính phủ Mỹ của ông đã ra lệnh chấm dứt hẳn những dự án ĐNH kể từ khi xảy ra sự cố lò nguyên tử Three Mile Island accident (1979). Lương tâm của ông để đâu khi cổ suý cho một nguy cơ tiềm tàng đe doạ dân cư tỉnh Ninh Thuận?
Để kết luận tôi muốn nhắn nhủ với các bạn trí thức hải ngoại yêu nước rằng: Nếu chúng ta thật tình đấu tranh cho lý tưởng yêu nước thì ngày nay đứng trước vận mệnh trôi nổi của tổ quốc chúng ta có thể nào nhắm mắt ngồi yên hay không, nhất là chúng ta trót mang thân phận người trí thức? Làm người trí thức “có tầm” đạt được bằng cấp cao như TSGS đã là khó, tôi vẫn biết thế, nhưng khó hơn nữa là “cái tâm” biết coi trọng sinh mạng an toàn của người đồng loại. Sở dĩ người Nhật được thế giới khâm phục vì lẽ họ còn giữ được bản sắc nhân đạo của một xã hội văn minh, họ gặp nguy khốn qua hai cơn thiên tai khủng khiếp nhưng họ vẫn bình tĩnh dàn xếp chuyện nội bộ, không vì đồng tiền mà bán rẻ lương tâm.
Mong rằng dân tộc VN cũng sẽ thoát qua khỏi cơn bĩ cực khó khăn trên con đường Công Nghiệp Hoá để thoát khỏi thân phận “con trâu và cái cày”, nếu quả thực người trí thức yêu nước ở hải ngoại còn biết giữ vững hai chữ lương tâm trong tâm khảm ngõ hầu sát cánh với trí thức trong nước, cùng nhau xây dựng quê hương.
Lê Quốc Trinh, Canada
03/03/2012

Nguồn

Tổng số lượt xem trang