-Bia Mộ Trưng Vương
Trong thời gian công tác 33 năm ở đây, ông đã viết hàng ngàn bài báo, điều tra báo cáo và nhiều trong số đó được tầng lớp lãnh đạo cao nhất của Trung Cộng đánh giá cao. Năm 1984 được chọn là phóng viên ưu tú. Sau khi nghỉ hưu năm 2001 ông làm trong ban biên tập, cố vấn cho nhiều tạp chí như “Cải cách Trung Quốc”; năm 2003 Dương Kế Thằng bắt đầu làm phó tổng biên tập cho tạp chí “Viêm Hoàng Xuân Thu” cho tới nay. Ông có nhiều tác phẩm như “Thời đại Đặng Tiểu Bình” “Phân tích giai tầng xã hội Trung Quốc đương đại” “Đấu tranh chính trị trong thời đại cải cách mở cửa ở Trung Quốc”, v.v.
Dương Kế Thằng… một nhà báo có gan bằng thép (Tania Branigan, The Guardian). Nguồn ảnh: Adam Dean/Panos
Cuốn “Bia mộ” bản tiếng Trung được xuất bản năm 2008 ở Hongkong, tại Trung Quốc được liệt vào sách cấm, được giới trí thức ưa chuộng đồng thời tác giả cũng bị theo dõi và gây áp lực. Đấy là một tác phẩm của một trí thức Trung Quốc thực hiện trong hơn 10 năm thu thập tài liệu thực địa, hàng ngàn trang tài liệu của chính Đảng Cộng sản và những cuộc phỏng vấn, ghi chép đầy đủ nhất về giai đoạn cầm quyền của Trung Cộng trong thời gian 1958-1961. “Bia mộ” là cuốn sách điều tra đầy đủ nhất, ghi chép toàn diện nhất về nạn đói lớn dưới thời cai trị của hoàng đế đỏ Mao Trạch Đông với hơn 36 triệu nạn nhân đã chết đói trong giai đoạn này. Điểm chính Dương Kế Thằng đã chứng minh rằng Đảng Công sản, từ trưởng thôn đến Chủ tịch Mao, biết chính xác những gì đang xảy ra nhưng đã quá biến thái vì ý thức hệ để thay đổi chính sách để hàng chục triệu người phải chết. Dương Kế Thằng trong một phỏng vấn với đài RFI đã nói: “Đây không chỉ là một bi kịch của Trung Quốc, nó còn là bi kịch của cả loài người. Bài học này không những cần người Trung Quốc tổng kết nó, mà cả nhân loại cũng cần rút ra bài học, để từ nay trở về sau vĩnh viễn không phát sinh ra thảm kịch tương tự”.
Nguyên bản tiếng Trung gồm hai tập tổng cộng 1800 trang do đó chỉ một phần nhỏ của cuốn “Bia Mộ” sẽ được giới thiệu đến bạn đọc.
Trẻ em đói khát (Thượng Hải). Nguồn ảnh: Topography/ TopFoto
Tín Dương nằm ở phía Đông Nam tỉnh Hà Nam, giáp giới với Hiếu Cảm của tỉnh Hồ Bắc, với Hoàng San, An Khánh, Lục An, Phụ Dương của tỉnh An Huy. Vào năm 1958, khu vực Tín Dương bao gồm 18 huyện là Tín Dương, Tức Huyện, Cố Sử, Hoàng Xuyên, Tân Huyện, La Sơn, Hoài Tân, Thương Thành, Quang Sơn, Xác Sơn, Tây Bình, Nhữ Nam, Tân Thái, Tẩm Dương, Toại Bình, Thượng Thái, Bình Dư, Chính Dương và 2 trấn là Tín Dương và Trú Mã Điếm (vào thời điểm đó Trú Mã Điếm là trấn). Toàn khu vực có diện tích 28.000 km2, dân số 8.5 triệu người. Một nửa diện tích khu vực này là lão căn cứ địa Đại Biệt Sơn, Đồng Bách Sơn, trong thời chiến tranh hy sinh khoảng mười mấy vạn người.
Năm đó có người già đã nói “đối với đảng cộng sản mà nói, mỗi gốc cây, ngọn cỏ ở Đại Biệt Sơn đều có công lao”. Khu vực này là vùng cung cấp bông và lương thực trọng điểm của tỉnh Hà Nam, còn sản xuất cả trà, gỗ, tre bương, cây trẩu, dược liệu, còn được gọi là xứ giàu cơm cá. Nơi đây còn có khu thắng cảnh Công Kê Sơn nổi tiếng. Người ta thường nói tỉnh Hà Nam có tam dương thái bình (Tín Dương, Nam Dương, Lạc Dương) chính là 3 nới có điều kiện kinh tế tự nhiên tốt nhất Hà Nam. Từ cuối năm 1959 tới mùa xuân năm 1960, có ít nhất 1 triệu người chết đói, chiếm tỉ lệ 1/8 dân số trở lên. Mặt khác trong nhiều năm, sự việc động trời này bị ỉm đi, thời gian đã cách hơn 40 năm mà bên ngoài cũng không biết được sự thật bên trong.
Vào tháng 9 năm 1999, để tìm hiểu chân tướng của “sự kiện Tín Dương”, tôi đã có chuyến đi tới đấy, đi cùng có phóng viên cao cấp của Tân Hoa Xã ở Hà Nam là Cố Nguyệt Trung và phóng viên thường trú Tín Dương của Tân Hoa Xã thời kỳ nạn đói lớn là Lỗ Bảo Quốc (sau này nghỉ hưu ở vị trí chủ tịch ban tuyên truyền của đảng ủy thành phố Trú Mã Điếm). Do mối quan hệ tốt giữa Cố Nguyệt Trung và cán bộ địa phương, thị ủy Tín Dương đối đãi rất nhiệt tình với chúng tôi, nhưng sau khi biết được mục đích chuyến đi của chúng tôi thì cảm thấy rất khó xử, họ bèn đem ban tuyên truyền dẫn chúng tôi đi thăm thú Công Kê Sơn, hy vọng chúng tôi sẽ đi chơi mấy hôm rồi lại quay về. Chúng tôi đi chơi trên núi 1 ngày, hôm sau liền xuống núi, rồi lợi dụng hơn 1 tuần thời gian để hoàn thành nhiệm vụ điều tra tìm hiểu này.
Chúng tôi đã tổ chức một buổi gặp gỡ nói chuyện với những nhân chứng của “Sự kiện Tín Dương” tại khách sạn nơi ở là khách sạn Sư Hà với những nhân vật mấu chốt (những cán bộ đảng ủy cấp xã và cấp huyện lúc đó), sau đó còn xuống tận nơi thăm một số nông dân địa phương. Sau khi quay về Trịnh Châu còn đọc thêm nhiều tài liệu lịch sử liên quan, sau đó đã làm rõ tường tận được tình hình của “sự kiện Tín Dương” khi đó.
Chúng ta có thể nhìn thấy tính chất tàn khốc của những cuộc phê bình đấu tố chính trị qua huyện Quang Sơn khu vực Tín Dương. Ngày 11 tháng 11 năm 1959, huyện Quang Sơn tổ chức hội nghị đảng ủy mở rộng để phê bình đấu tố một thành viên trong ban bí thư huyện ủy là Trương Phú Hồng. Trương Phú Hồng bị chụp cho 2 cái mũ “phái hữu” và “phần tử thoái hóa biến chất”.
Trên hội nghị đấu tố, Bí thư huyện ủy là Mã Long Sơn đi đầu đá ông Trương 1 cái, quần chúng liền ùn ùn kéo lên, người thì giật tóc, người kéo tai, người thì đạp vào đầu gối. Ngày 12 trên hội nghị huyện ủy mở rộng cũng đấu tố Trương thêm 2 ngày, đánh cho ông ta máu mồm, máu mũi, máu tai chảy cả ra ngoài, tóc thì cũng bị giật mất một mảng, trên người thì bộ quân phục màu vàng bị xé thành từng miếng từng miếng, đi lại rất khó khăn. Sang tới ngày 13 thì lại giao Trương cho cán bộ bên cơ quan huyện ủy tiếp tục đấu tố. Mã Long Sơn trên hội nghị đấu tố lại tiếp tục bạt tai Trương 2 cái, sau khi đấu tố thêm 1 ngày, Trương đã không thể đi lại được nữa. Sang ngày 14 lại tiếp tục đấu tố ở một cơ quan trực thuộc huyện ủy. Ngày 15 lại giao cho các cán bộ công xã tiếp tục đấu tố, lúc này thì Trương chỉ còn có thể bò dài trên đất mà thôi. Những người tham gia đấu tố thì dùng chân đạp, tóc thì từng mảng, từng mảng bị giật mất sạch. Sang ngày 16 lại giao cho công xã đấu tố thêm nửa ngày, lúc này Trương sắp chết, liền được kéo về phòng ở, lúc này đã mất kiểm soát tiểu tiện, đại tiện, không ăn uống được nữa. Sang ngày 17 thì nói rằng Trương đang giả bệnh, lại rồi ra đấu tố lần nữa. Ngày 18 thì nói Trương là thành phần phản động, đang mong chờ Tưởng Giới Thạch quay lại, lại tổ chức cán bộ lôi Trường từ trên giường xuống đất đấu tố tiếp, Trương muốn uống nước cũng không có ai đưa cho uống, sang buổi trưa ngày 19 thì Trương chết.
Theo hồi ức của đặc phái viên khu vực Tín Dương là Trương Thụ Phiên, vào mùa xuân năm 1959, để giải quyết vấn đề nạn đói của nông dân, Mã Long Sơn từng để Trương Phú Hồng đến một đội sản xuất để thí điểm sản xuất khoán cho từng hộ (vào lúc đó ở những nơi khác làm như vậy, Trung Cộng Trung Ương cũng không phê bình). Sau hội nghị Lư Sơn, thì ghép việc khoán sản xuất đến từng hộ vào tội thành phần chủ nghĩa phái hữu. Mã Long Sơn đã không gánh trách nhiệm, lại nói là do Trương tự ý làm. Trương không phục liền nói do bí thư Mã phái anh ta đi làm. Ở dưới chế độ chuyên chế, quan to một cấp có thể ép chết người, sau đó Trương Phú Hồng phải chịu kết cục bi thảm.
Việc đấu tố ở những huyện khác cũng diễn ra rất tàn khốc, ví dụ Tức huyện tổ chức phê bình đấu tố phó bí thư huyện ủy là Phong Bội Nhiên, nói anh ta phủ định đường lối ba ngọn cờ hồng. Bí thư huyện ủy là Từ Tích Lan tổ chức hội nghị đấu tranh phê bình, trên hội nghị thì họ Từ với sung ngắn để bên cạnh, Phong Bội Nhiên đứng ở dưới, có người nắm lấy cổ, có người đấm vào anh ta, có người thì xông vào đạp.
Theo như phó bí thư cấp ủy Tín Dương, đặc phái viên Trương Thụ Phiên nhớ lại, toàn khu có tới 12.000 lượt người bị mang ra đấu tố đánh đập. Dưới áp lực chính trị từ trên đè xuống, cán bộ cấp dưới phải hồ ngôn loạn ngữ nói quàng xiên để thoát tội cho mình.
Vào ngày 8 tháng 6 năm 1958, “Nhân Dân Nhật Báo” cho đăng một bản tin nói rằng đội sản xuất số 2 thuộc công xã nông nghiệp Vệ Tinh huyện Toại Bình trồng tiểu mạch với năng suất bình quân 2015 cân/mẫu (1 cân Tàu bằng 0.5kg). Sau khi tin tức được truyền đi rộng rãi. Ngày 12 tháng 6 thì Nhân Dân Nhật Báo lại đăng thêm một tin tức nữa là phân đội sản xuất số 2 thuộc đội sản xuất số 1 thuộc công xã nông nghiệp Vệ Tinh huyện Toại Bình trồng tiểu mạch với năng suất bình quân là 3530.75 cân. Sang ngày 12 tháng 7, “Nhân Dân Nhật Báo “lại truyền đi bản tin công xã Thành Quan thuộc huyện Tây Bình lại xuất hiện tiểu mạch có năng suất là 7320 cân/mẫu, lại càng được đề cao tuyên truyền điển hình.
3 “ngôi sao sáng” điển hình này đều là tin tức từ Tín Dương, là kết quả của phong trào “chống phái hữu”. Dưới không khí đấu tranh chính trị cao như thế, chỉ cần ai có sự hoài nghi đối với kết quả sản xuất nông nghiệp có sản lượng cao như vậy, ngay lập tức bị chụp ngay cái mũ “vấy bẩn vào điển hình sản xuất tiên tiến” “thành phần thuộc phái hoài nghi”, chỉ cần ai nói việc sản xuất có năng suất cao là giả đều sẽ bị mang ra đấu tố.
Vào năm 1959 ở Tín Dương có nạn hạn hán. Vào thời gian đó toàn quốc đều là một dải nắng nóng, Huyện ủy Tín Dương đề ra khẩu hiệu” Đại hạn được mùa lớn”. Dưới tình huống bị thiên tai rõ ràng như thế, lại nói muốn có sản lượng vượt qua năm 1959. Phó bí thư phụ trách nông nghiệp, đặc phái viên Trương Thụ Phiên vào tháng 8 đã tổ chức hội nghị huyện Tín Dương, muốn mọi người nói ra tình hình thực tế để đánh giá thiệt hại, hiểu biết tình trạng thiên tai, có biện pháp hạn chế thiệt hại, chuyển qua trồng các loại hoa màu khác, dự phòng nạn đói. Sau đó hội nghị xuất hiện các ý kiến khác nhau. Không lâu sau đó, tinh thần hội nghị Lư Sơn quán triệt đưa xuống, áp lực chính trị càng ngày càng lớn, cấp ủy yêu cầu các huyện báo cáo tình hình thu hoạch vụ thu vượt sản lượng. Dưới tình hình này thì sản lượng càng báo lên càng cao, báo cáo sau luôn vượt báo cáo trước, lãnh đạo các huyện không dám báo cáo lên trước tiên, sợ báo cáo ít sẽ bị phê bình. Căn cứ vào hồi ức sau 40 năm của chuyên viên hội nghị lúc đó là Dư Đức Hồng nói với tác giả cuốn sách, ban đầu báo lên là 300 ức cân Tàu – 15 triệu tấn. Lúc đó Trương Thụ Phiên và Khâu Tấn Mẫn hai người không tin là nhiều như vậy, yêu cầu mọi người báo cáo lại, sau đó báo là 7.5 triệu tấn, sau cuối cùng rớt xuống còn 3.6 triệu tấn. Đảng ủy địa phương khi thảo luận thì có 8 trên 9 người trong ban thường vụ cho rằng năm 1959 có sản lượng thu hoạch vượt qua năm 1958. Năm 1958 có sản lượng là 56 ức cân – 2.8 triệu tấn, năm 1959 là 72 ức cân – 3.6 triệu tấn là chuyện rất bình thường. Tuy nhiên Trương Thụ Phiên chỉ tin con số thực vào khoảng 30-40 ức cân – 1.5 tới 2 triệu tấn.
Vào cuối tháng 8 đầu tháng 9, Ủy ban thường vụ tỉnh ủy Hà Nam triệu tập hội nghị mở rộng quán triệt tinh thần hội nghị Lư Sơn, bên Tín Dương do Trương Thụ Phiên dẫn đầu tham gia hội nghị(bí thư đảng ủy địa phương Lộ Hiến Văn không dẫn đầu). Hội nghị vừa mở đầu đã yêu cầu bí thư các nơi báo cáo sản lượng. Trương Thụ Phiên báo cáo với thường vụ con số mà bên đảng ủy địa phương đã thảo luận là 72 ức cân, sau đó lại nói ý kiến của cá nhân mình(khoảng 30-40 ức cân), bên thường vụ tỉnh ủy rất không vừa ý với ý kiến của Trương Thụ Phiên, liền hỏi Lộ Hiến Văn: “bên Tín Dương các anh làm ăn kiểu gì vậy?”. Dưới áp lực của ủy ban thường vụ tỉnh, Lộ Hiến Văn triệu tập hội nghị những cán bộ huyện Tín Dương tham gia hội nghị lần này, những cán bộ này đều cúi đầu không nói gì khi hội nghị bắt đầu, dưới áp lực của Lộ Hiến Văn, có người to gan hỏi lại: “Không phải là lúc ở địa phương đã báo cáo qua rồi à?”. Lộ Hiến Văn nói :”Có người có ý kiến với báo cáo sản lượng ở địa phương”. “Có người” ở đây chính là ám chỉ Trương Thụ Phiên. Tiếp đó, tại hội nghị mở rộng, phải làm theo ý kiến chỉ đạo của tỉnh ủy, muốn mỗi địa phương tìm cho ra điển hình của “phe hữu” vào tiếp tục tiến hành đấu tố. Sau đó triển khai đấu tố với chủ tịch huyện Bình Dư là Tào Minh vì đã nói thật, sau đó bãi miễn chức vụ của Tào Minh.
Năm 1958, Tín Dương tổ chức các đội luyện thép với quy mô 1.2 triệu người, chiếm 30% tổng số lao động toàn vùng. Huyện Thương Thành phao ra tin tức sản lượng luyện thép mỗi ngày đạt tới 6000 tấn, trở thành “ngôi sao sáng”, bộ gang thép liền tổ chức hội nghị ở ngay hiện trường. Lò luyện thép đắp bằng đất thủ công không sản xuất ra được thép, liền lấy nồi niêu nấu ăn của nông dân, các tay nắm trên cửa, chuông đồng trong các đền miếu nấu chảy thành thép phế liệu rồi báo cáo sản lượng lên trên làm tin mừng. Việc luyện thép này đã làm tiêu tốn một lượng lớn lương thực. Với hơn 500 nghìn người làm các trục, con lăn thép, hơn 2 triệu người làm các công trình thủy lợi, số này chỉ việc mở da bụng ra ăn cũng hết một lượng lớn lương thực, số lương thực còn ở các đội sản xuất còn ít hơn nữa.
© 2013 DCVOnline
Tác giả và cuốn “Bia Mộ”
Dương Kế Thằng người huyện Hy Thủy tỉnh Hồ Bắc, sinh tháng 11 năm 1940, tốt nghiệp trung học năm 1960 ở trường trung học số 1 Hy Thủy, năm 1962 thi đỗ vào trường đại học Thanh Hoa, tháng 4 năm 1964 gia nhập đảng cộng sản Trung Quốc. Tốt nghiệp chuyên nghành lái máy cày khoa động lực học ở đại học Thanh Hoa năm 1966, ông gia nhập vào Tân Hoa Xã từ ngày 10 tháng 1 năm 1968 với chức vụ là phóng viên Tân Hoa Xã ở phân xã Thiên Tân và làm việc ở đây cho tới năm 2001.Trong thời gian công tác 33 năm ở đây, ông đã viết hàng ngàn bài báo, điều tra báo cáo và nhiều trong số đó được tầng lớp lãnh đạo cao nhất của Trung Cộng đánh giá cao. Năm 1984 được chọn là phóng viên ưu tú. Sau khi nghỉ hưu năm 2001 ông làm trong ban biên tập, cố vấn cho nhiều tạp chí như “Cải cách Trung Quốc”; năm 2003 Dương Kế Thằng bắt đầu làm phó tổng biên tập cho tạp chí “Viêm Hoàng Xuân Thu” cho tới nay. Ông có nhiều tác phẩm như “Thời đại Đặng Tiểu Bình” “Phân tích giai tầng xã hội Trung Quốc đương đại” “Đấu tranh chính trị trong thời đại cải cách mở cửa ở Trung Quốc”, v.v.
Dương Kế Thằng… một nhà báo có gan bằng thép (Tania Branigan, The Guardian). Nguồn ảnh: Adam Dean/Panos
Nguyên bản tiếng Trung gồm hai tập tổng cộng 1800 trang do đó chỉ một phần nhỏ của cuốn “Bia Mộ” sẽ được giới thiệu đến bạn đọc.
Trẻ em đói khát (Thượng Hải). Nguồn ảnh: Topography/ TopFoto
Chương 1 – Họa từ Trung Nguyên
Tỉnh Hà Nam nằm ở khu vực Trung Nguyên của Trung Quốc. Vào những năm 60 của thế kỷ 20, ngọn cờ đỏ nơi đây được giương cao nhất, “kinh nghiệm” cũng được đưa ra nhiều nhất, nạn đói cũng mười phần nghiêm trọng. Nạn đói ở Hà Nam chính là bắt đầu từ phong trào chính trị. Vào tháng 7 năm 1957 có 7 vạn người bị mang ra đấu tố với tội danh “thành phần phái hữu”, chiếm 15% trên tổng số 55 vạn người trên toàn quốc, cũng chiếm 15% tổng số cán bộ của tỉnh Hà Nam. Tới năm 1958 trong đảng lại triển khai “ phong trào phê bình đấu tranh chống lại phái hữu Phan Dương Vương và bè lũ”. Những phong trào chính trị này tạo nên không khí khủng bố sợ hãi và điên cuồng, tạo nên …cùng sự tàn nhẫn, kéo theo một loạt những thảm kịch về nhân mạng, trong đó có “sự kiện Tín Dương”gây sự chú ý nhiều.1. Sự kiện Tín Dương
Căn cứ theo lời kể của đặc phái viên được ủy ban giám sát Trung Công Trung Ương (tiền thân của ủy ban kỷ luật đảng hiện nay) phái đi điều tra Hà Nam là Lý Kiên nói với tôi, tỉnh Hà Nam có 3 địa phương có số người chết đói nhiều nhất, một là Tín Dương, hai là Nam Dương, ba là Hứa Xương. Năm đó sự kiện Tín Dương có sức ảnh hưởng lớn nhất, tạo thành chấn động một thời với cái tên “sự kiện Tín Dương”.Tín Dương nằm ở phía Đông Nam tỉnh Hà Nam, giáp giới với Hiếu Cảm của tỉnh Hồ Bắc, với Hoàng San, An Khánh, Lục An, Phụ Dương của tỉnh An Huy. Vào năm 1958, khu vực Tín Dương bao gồm 18 huyện là Tín Dương, Tức Huyện, Cố Sử, Hoàng Xuyên, Tân Huyện, La Sơn, Hoài Tân, Thương Thành, Quang Sơn, Xác Sơn, Tây Bình, Nhữ Nam, Tân Thái, Tẩm Dương, Toại Bình, Thượng Thái, Bình Dư, Chính Dương và 2 trấn là Tín Dương và Trú Mã Điếm (vào thời điểm đó Trú Mã Điếm là trấn). Toàn khu vực có diện tích 28.000 km2, dân số 8.5 triệu người. Một nửa diện tích khu vực này là lão căn cứ địa Đại Biệt Sơn, Đồng Bách Sơn, trong thời chiến tranh hy sinh khoảng mười mấy vạn người.
Năm đó có người già đã nói “đối với đảng cộng sản mà nói, mỗi gốc cây, ngọn cỏ ở Đại Biệt Sơn đều có công lao”. Khu vực này là vùng cung cấp bông và lương thực trọng điểm của tỉnh Hà Nam, còn sản xuất cả trà, gỗ, tre bương, cây trẩu, dược liệu, còn được gọi là xứ giàu cơm cá. Nơi đây còn có khu thắng cảnh Công Kê Sơn nổi tiếng. Người ta thường nói tỉnh Hà Nam có tam dương thái bình (Tín Dương, Nam Dương, Lạc Dương) chính là 3 nới có điều kiện kinh tế tự nhiên tốt nhất Hà Nam. Từ cuối năm 1959 tới mùa xuân năm 1960, có ít nhất 1 triệu người chết đói, chiếm tỉ lệ 1/8 dân số trở lên. Mặt khác trong nhiều năm, sự việc động trời này bị ỉm đi, thời gian đã cách hơn 40 năm mà bên ngoài cũng không biết được sự thật bên trong.
Vào tháng 9 năm 1999, để tìm hiểu chân tướng của “sự kiện Tín Dương”, tôi đã có chuyến đi tới đấy, đi cùng có phóng viên cao cấp của Tân Hoa Xã ở Hà Nam là Cố Nguyệt Trung và phóng viên thường trú Tín Dương của Tân Hoa Xã thời kỳ nạn đói lớn là Lỗ Bảo Quốc (sau này nghỉ hưu ở vị trí chủ tịch ban tuyên truyền của đảng ủy thành phố Trú Mã Điếm). Do mối quan hệ tốt giữa Cố Nguyệt Trung và cán bộ địa phương, thị ủy Tín Dương đối đãi rất nhiệt tình với chúng tôi, nhưng sau khi biết được mục đích chuyến đi của chúng tôi thì cảm thấy rất khó xử, họ bèn đem ban tuyên truyền dẫn chúng tôi đi thăm thú Công Kê Sơn, hy vọng chúng tôi sẽ đi chơi mấy hôm rồi lại quay về. Chúng tôi đi chơi trên núi 1 ngày, hôm sau liền xuống núi, rồi lợi dụng hơn 1 tuần thời gian để hoàn thành nhiệm vụ điều tra tìm hiểu này.
Chúng tôi đã tổ chức một buổi gặp gỡ nói chuyện với những nhân chứng của “Sự kiện Tín Dương” tại khách sạn nơi ở là khách sạn Sư Hà với những nhân vật mấu chốt (những cán bộ đảng ủy cấp xã và cấp huyện lúc đó), sau đó còn xuống tận nơi thăm một số nông dân địa phương. Sau khi quay về Trịnh Châu còn đọc thêm nhiều tài liệu lịch sử liên quan, sau đó đã làm rõ tường tận được tình hình của “sự kiện Tín Dương” khi đó.
a. Những lời hồ ngôn loạn ngữ dưới áp lực chính trị của cấp trên đưa xuống
Với thể chế chính trị như thế ở Trung Quốc: mệnh lệnh được cấp trên ban ra và cấp dưới phải thi hành, cấp trên có tranh chấp chính trị, cấp dưới cũng làm một cuộc đấu tranh chính trị giống y như vậy, càng xuống dưới càng mở rộng, càng tàn khốc. Tỉnh Hà Nam sau khi tổ chức phê đấu “Phan, Dương, Vương” (xem chú thích) liền tổ chức tiếp phong trào chống thành phần phái hữu.Chúng ta có thể nhìn thấy tính chất tàn khốc của những cuộc phê bình đấu tố chính trị qua huyện Quang Sơn khu vực Tín Dương. Ngày 11 tháng 11 năm 1959, huyện Quang Sơn tổ chức hội nghị đảng ủy mở rộng để phê bình đấu tố một thành viên trong ban bí thư huyện ủy là Trương Phú Hồng. Trương Phú Hồng bị chụp cho 2 cái mũ “phái hữu” và “phần tử thoái hóa biến chất”.
Trên hội nghị đấu tố, Bí thư huyện ủy là Mã Long Sơn đi đầu đá ông Trương 1 cái, quần chúng liền ùn ùn kéo lên, người thì giật tóc, người kéo tai, người thì đạp vào đầu gối. Ngày 12 trên hội nghị huyện ủy mở rộng cũng đấu tố Trương thêm 2 ngày, đánh cho ông ta máu mồm, máu mũi, máu tai chảy cả ra ngoài, tóc thì cũng bị giật mất một mảng, trên người thì bộ quân phục màu vàng bị xé thành từng miếng từng miếng, đi lại rất khó khăn. Sang tới ngày 13 thì lại giao Trương cho cán bộ bên cơ quan huyện ủy tiếp tục đấu tố. Mã Long Sơn trên hội nghị đấu tố lại tiếp tục bạt tai Trương 2 cái, sau khi đấu tố thêm 1 ngày, Trương đã không thể đi lại được nữa. Sang ngày 14 lại tiếp tục đấu tố ở một cơ quan trực thuộc huyện ủy. Ngày 15 lại giao cho các cán bộ công xã tiếp tục đấu tố, lúc này thì Trương chỉ còn có thể bò dài trên đất mà thôi. Những người tham gia đấu tố thì dùng chân đạp, tóc thì từng mảng, từng mảng bị giật mất sạch. Sang ngày 16 lại giao cho công xã đấu tố thêm nửa ngày, lúc này Trương sắp chết, liền được kéo về phòng ở, lúc này đã mất kiểm soát tiểu tiện, đại tiện, không ăn uống được nữa. Sang ngày 17 thì nói rằng Trương đang giả bệnh, lại rồi ra đấu tố lần nữa. Ngày 18 thì nói Trương là thành phần phản động, đang mong chờ Tưởng Giới Thạch quay lại, lại tổ chức cán bộ lôi Trường từ trên giường xuống đất đấu tố tiếp, Trương muốn uống nước cũng không có ai đưa cho uống, sang buổi trưa ngày 19 thì Trương chết.
Theo hồi ức của đặc phái viên khu vực Tín Dương là Trương Thụ Phiên, vào mùa xuân năm 1959, để giải quyết vấn đề nạn đói của nông dân, Mã Long Sơn từng để Trương Phú Hồng đến một đội sản xuất để thí điểm sản xuất khoán cho từng hộ (vào lúc đó ở những nơi khác làm như vậy, Trung Cộng Trung Ương cũng không phê bình). Sau hội nghị Lư Sơn, thì ghép việc khoán sản xuất đến từng hộ vào tội thành phần chủ nghĩa phái hữu. Mã Long Sơn đã không gánh trách nhiệm, lại nói là do Trương tự ý làm. Trương không phục liền nói do bí thư Mã phái anh ta đi làm. Ở dưới chế độ chuyên chế, quan to một cấp có thể ép chết người, sau đó Trương Phú Hồng phải chịu kết cục bi thảm.
Việc đấu tố ở những huyện khác cũng diễn ra rất tàn khốc, ví dụ Tức huyện tổ chức phê bình đấu tố phó bí thư huyện ủy là Phong Bội Nhiên, nói anh ta phủ định đường lối ba ngọn cờ hồng. Bí thư huyện ủy là Từ Tích Lan tổ chức hội nghị đấu tranh phê bình, trên hội nghị thì họ Từ với sung ngắn để bên cạnh, Phong Bội Nhiên đứng ở dưới, có người nắm lấy cổ, có người đấm vào anh ta, có người thì xông vào đạp.
Theo như phó bí thư cấp ủy Tín Dương, đặc phái viên Trương Thụ Phiên nhớ lại, toàn khu có tới 12.000 lượt người bị mang ra đấu tố đánh đập. Dưới áp lực chính trị từ trên đè xuống, cán bộ cấp dưới phải hồ ngôn loạn ngữ nói quàng xiên để thoát tội cho mình.
Vào ngày 8 tháng 6 năm 1958, “Nhân Dân Nhật Báo” cho đăng một bản tin nói rằng đội sản xuất số 2 thuộc công xã nông nghiệp Vệ Tinh huyện Toại Bình trồng tiểu mạch với năng suất bình quân 2015 cân/mẫu (1 cân Tàu bằng 0.5kg). Sau khi tin tức được truyền đi rộng rãi. Ngày 12 tháng 6 thì Nhân Dân Nhật Báo lại đăng thêm một tin tức nữa là phân đội sản xuất số 2 thuộc đội sản xuất số 1 thuộc công xã nông nghiệp Vệ Tinh huyện Toại Bình trồng tiểu mạch với năng suất bình quân là 3530.75 cân. Sang ngày 12 tháng 7, “Nhân Dân Nhật Báo “lại truyền đi bản tin công xã Thành Quan thuộc huyện Tây Bình lại xuất hiện tiểu mạch có năng suất là 7320 cân/mẫu, lại càng được đề cao tuyên truyền điển hình.
3 “ngôi sao sáng” điển hình này đều là tin tức từ Tín Dương, là kết quả của phong trào “chống phái hữu”. Dưới không khí đấu tranh chính trị cao như thế, chỉ cần ai có sự hoài nghi đối với kết quả sản xuất nông nghiệp có sản lượng cao như vậy, ngay lập tức bị chụp ngay cái mũ “vấy bẩn vào điển hình sản xuất tiên tiến” “thành phần thuộc phái hoài nghi”, chỉ cần ai nói việc sản xuất có năng suất cao là giả đều sẽ bị mang ra đấu tố.
Vào năm 1959 ở Tín Dương có nạn hạn hán. Vào thời gian đó toàn quốc đều là một dải nắng nóng, Huyện ủy Tín Dương đề ra khẩu hiệu” Đại hạn được mùa lớn”. Dưới tình huống bị thiên tai rõ ràng như thế, lại nói muốn có sản lượng vượt qua năm 1959. Phó bí thư phụ trách nông nghiệp, đặc phái viên Trương Thụ Phiên vào tháng 8 đã tổ chức hội nghị huyện Tín Dương, muốn mọi người nói ra tình hình thực tế để đánh giá thiệt hại, hiểu biết tình trạng thiên tai, có biện pháp hạn chế thiệt hại, chuyển qua trồng các loại hoa màu khác, dự phòng nạn đói. Sau đó hội nghị xuất hiện các ý kiến khác nhau. Không lâu sau đó, tinh thần hội nghị Lư Sơn quán triệt đưa xuống, áp lực chính trị càng ngày càng lớn, cấp ủy yêu cầu các huyện báo cáo tình hình thu hoạch vụ thu vượt sản lượng. Dưới tình hình này thì sản lượng càng báo lên càng cao, báo cáo sau luôn vượt báo cáo trước, lãnh đạo các huyện không dám báo cáo lên trước tiên, sợ báo cáo ít sẽ bị phê bình. Căn cứ vào hồi ức sau 40 năm của chuyên viên hội nghị lúc đó là Dư Đức Hồng nói với tác giả cuốn sách, ban đầu báo lên là 300 ức cân Tàu – 15 triệu tấn. Lúc đó Trương Thụ Phiên và Khâu Tấn Mẫn hai người không tin là nhiều như vậy, yêu cầu mọi người báo cáo lại, sau đó báo là 7.5 triệu tấn, sau cuối cùng rớt xuống còn 3.6 triệu tấn. Đảng ủy địa phương khi thảo luận thì có 8 trên 9 người trong ban thường vụ cho rằng năm 1959 có sản lượng thu hoạch vượt qua năm 1958. Năm 1958 có sản lượng là 56 ức cân – 2.8 triệu tấn, năm 1959 là 72 ức cân – 3.6 triệu tấn là chuyện rất bình thường. Tuy nhiên Trương Thụ Phiên chỉ tin con số thực vào khoảng 30-40 ức cân – 1.5 tới 2 triệu tấn.
Vào cuối tháng 8 đầu tháng 9, Ủy ban thường vụ tỉnh ủy Hà Nam triệu tập hội nghị mở rộng quán triệt tinh thần hội nghị Lư Sơn, bên Tín Dương do Trương Thụ Phiên dẫn đầu tham gia hội nghị(bí thư đảng ủy địa phương Lộ Hiến Văn không dẫn đầu). Hội nghị vừa mở đầu đã yêu cầu bí thư các nơi báo cáo sản lượng. Trương Thụ Phiên báo cáo với thường vụ con số mà bên đảng ủy địa phương đã thảo luận là 72 ức cân, sau đó lại nói ý kiến của cá nhân mình(khoảng 30-40 ức cân), bên thường vụ tỉnh ủy rất không vừa ý với ý kiến của Trương Thụ Phiên, liền hỏi Lộ Hiến Văn: “bên Tín Dương các anh làm ăn kiểu gì vậy?”. Dưới áp lực của ủy ban thường vụ tỉnh, Lộ Hiến Văn triệu tập hội nghị những cán bộ huyện Tín Dương tham gia hội nghị lần này, những cán bộ này đều cúi đầu không nói gì khi hội nghị bắt đầu, dưới áp lực của Lộ Hiến Văn, có người to gan hỏi lại: “Không phải là lúc ở địa phương đã báo cáo qua rồi à?”. Lộ Hiến Văn nói :”Có người có ý kiến với báo cáo sản lượng ở địa phương”. “Có người” ở đây chính là ám chỉ Trương Thụ Phiên. Tiếp đó, tại hội nghị mở rộng, phải làm theo ý kiến chỉ đạo của tỉnh ủy, muốn mỗi địa phương tìm cho ra điển hình của “phe hữu” vào tiếp tục tiến hành đấu tố. Sau đó triển khai đấu tố với chủ tịch huyện Bình Dư là Tào Minh vì đã nói thật, sau đó bãi miễn chức vụ của Tào Minh.
b. Căn cứ vào những lời hồ ngôn loạn ngữ để xác định chỉ tiêu trưng thu
Những con số không phải là khoe khoang mà có được, chính nông dân là những người phải gánh chịu hậu quả thảm khốc thực tế chứ không phải đám quan chức bàn giấy quan liêu. Báo cáo sản lượng nông nghiệp cao sẽ dẫn tới việc phải trưng thu lương thực cho đủ thành tích. Hà Nam là một trong những tỉnh có sản lượng nông nghiệp đi đầu Trung Quốc, nên áp lực trưng thu đủ chỉ tiêu rất lớn, đối với những địa phương có thể trưng thu được liền trưng thu. Trương Thụ Phiên trong đoạn ghi âm hồi ức này viết lại như sau:Sau hội nghị mở rộng, tôi lãnh nhiệm vụ quay lại địa bàn phụ trách trưng thu lương thực. Tỉnh ủy vẫn căn cứ theo sản lượng vụ thu năm 1958 để làm căn cứ cho chỉ tiêu trưng thu. Khu vực chúng tôi vừa hoàn thành chỉ tiêu 16 ức cân – 800 nghìn tấn, đem cả lương thực khẩu phần của nông dân, lẫn cả thóc giống nộp lên trên, nhiều nơi không còn gì để ăn, bắt đầu xuất hiện nạn đói ở một số nơi. Rất nhiều nhà bếp ở các công xã nông nghiệp không thể nổi lửa vì không có gì cả, nông dân các nơi không còn cách nào khác, ở nhà bắt đầu ăn lá khoai, rau dại trừ bữa.Trong báo cáo của tổ công tác do Trung Ương và tỉnh ủy vào ngày 18 tháng 6 năm 1960 với nhan đề “Báo cáo điều tra về vấn đề tử vong do thiếu lương thực ở khu vực Tin Dương tỉnh Hà Nam” viết chỉ tiêu trưng thu nhỏ hơn số liệu 800 nghìn tấn của Trương Thụ Phiên một chút, nhưng cũng cho rằng chính trưng thu quá nhiều đã đem lại hàng loạt vấn đề nghiêm trọng:
Năm 1959 khu vực Tín Dương có nạn hạn hán, do đó sản lượng lương thực toàn khu vực chỉ là 32.58 ức cân(1.62 triệu tấn), ít hơn so với sản lượng năm 1958 tới 46.1%, trong lúc đó bên đảng ủy Tín Dương dự báo sản lượng là 64.27 ức cân(3.21 triệu tấn). Tỉnh ủy liền căn cứ vào con số dự báo này đề ra chỉ tiêu trưng thu là 9.6 ức cân(480 nghìn tấn), nhiều hơn con số năm 1958 tới 21500 tấn. Đảng ủy địa khu lại tăng thêm 5% khi giao chỉ tiêu về các huyện, tổng chỉ tiêu trưng thu là 10.49 ức cân(524,500 tấn). Toàn vùng sau khi thu đủ chỉ tiêu, trừ đi số thóc giống, số làm thức ăn chăn nuôi thì chỉ còn lại khẩu phần lương thực trung bình mỗi người trong 1 năm là 164.5 cân thóc (82.25kg), nếu tính mỗi tháng mỗi người ăn hết 35 cân(17.5kg) có thể ăn trong 4 tháng. Vào lúc đó không có lương thực phụ, không có dầu ăn, 35 cân thóc thì quy ra gạo chỉ cỡ 25 cân gì đó (12-13 kg), tức là vào tình trạng nửa no nửa đói. Thêm vào trong vùng có khoảng 1.8 triệu người phải làm các công trình thủy lợi, cũng ăn hết một bộ phận đáng kể lương thực.Theo điều tra của tỉnh ủy Hà Nam sau sự kiện Tín Dương: “Vào năm ngoái, tổng sản lượng lương thực thu hoạch vụ thu của Tín Dương chỉ khoảng hơn 20 ức cân(hơn 1 triệu tấn) nhưng lại nói láo lên thành 64 ức cân(3.2 triệu tấn), trên tỉnh đưa chỉ tiêu cho Tín Dương trưng thu là 9.6 ức cân(480 nghìn tấn), lại thêm địa khu, huyện, xã lại tăng thêm chỉ tiêu, làm cho tổng chỉ tiêu trưng thu nhiều hơn mức của tỉnh đưa xuống ít nhất là 20%. Vào trung tuần tháng 10, sau khi hoàn thành việc trưng thư được hơn 7 ức cân(350 nghìn tấn) thì có 3751 nhà ăn tập thể phải ngừng hoạt động (khoảng 370.000 người), dưới tình hình này lại còn tổ chức hoạt động bố ráp “chống việc che giấu, không giao nộp lương thực”, cho rằng hiện tượng cất giấu lương thực ở mức phổ biến, cơ hồ các hợp tác xã, các đội sản xuất đều có, từ đó tăng cường thêm các hoạt động khám xét, bố ráp, làm nghiêm trọng thêm tình hình nạn đói.
Năm 1958, Tín Dương tổ chức các đội luyện thép với quy mô 1.2 triệu người, chiếm 30% tổng số lao động toàn vùng. Huyện Thương Thành phao ra tin tức sản lượng luyện thép mỗi ngày đạt tới 6000 tấn, trở thành “ngôi sao sáng”, bộ gang thép liền tổ chức hội nghị ở ngay hiện trường. Lò luyện thép đắp bằng đất thủ công không sản xuất ra được thép, liền lấy nồi niêu nấu ăn của nông dân, các tay nắm trên cửa, chuông đồng trong các đền miếu nấu chảy thành thép phế liệu rồi báo cáo sản lượng lên trên làm tin mừng. Việc luyện thép này đã làm tiêu tốn một lượng lớn lương thực. Với hơn 500 nghìn người làm các trục, con lăn thép, hơn 2 triệu người làm các công trình thủy lợi, số này chỉ việc mở da bụng ra ăn cũng hết một lượng lớn lương thực, số lương thực còn ở các đội sản xuất còn ít hơn nữa.
© 2013 DCVOnline
DCVOnline: Dương Kế Thằng (Yang Jisheng), Mộ Bia (Mubei), Hà Nam (Henan), Tín Dương (Xinyang), Nam Dương (Nanyang), Hứa Xương (Xuchang), Hồ Bắc (Hubei), Hiếu Cảm (Xiao Gan), An Huy (Anhui), An Khánh (Anqing), Phụ Dương (Fuyang), Lục An (Lu’an), Hoàng San (Huangshan), Đại Biệt Sơn (Dabie Shan)
Để hoàn thành nhiệm vụ, chính quyền triển khai ở các thôn phong trào chống cất giấu lương thực kiểu “2 con đường” với việc dùng áp lực chính trị, giày vò tinh thần cùng bạo lực tàn bạo để moi hết số lương thực còn lại cũng như thóc giống của nông dân. Chỉ cần nông dân có gì bất mãn liền bị đánh, thậm chí là bị đánh chết. Vào ngày 6 tháng 12 năm 1960, bí thư thứ nhất đảng ủy địa khu Tín Dương là Lộ Hiến Văn đã phổ biến kinh nghiệm qua điện thoại điển hình kinh nghiệm của huyện Xác Sơn trong phong trào chống cất giấu lương thực của nông dân.
Hội nghị Công Kê Sơn đưa phong trào chống cất giấu lương thực lên thành cao trào. Vào tháng 3 năm 2001, Lý Thụy Anh 77 tuổi (vợ của Trương Thọ Phiên) đã nói với tôi ký ức của chính bản thân bà trong hội nghị Công Kê Sơn. Năm đó bà là Chủ tịch Hội Phụ nữ địa khu Tín Dương. Vào tháng 6 năm 1959, đảng ủy địa khu phái Lý Thụy Anh dẫn một tổ công tác đi công xã Công Kê Sơn để phổ biến kinh nghiệm trồng lúa nước với sản lượng 1 vạn cân/mẫu, đây là thí điểm của bí thư huyện ủy Tín Dương lúc đó là Từ Quốc Lương. Lý Thụy Anh ở lại đó một tháng, nhận thấy đó là điều giả trá, nông dân ở đây đều đang chịu đói. Cô không viết báo cáo tổng kết kinh nghiệm, mà dùng danh nghĩa tổ công tác để viết báo cáo cho bí thư đảng ủy địa khu là Lộ Hiến Văn, yêu cầu cung cấp cho công xã này 21 vạn cân lương thực (105 tấn). Lộ Hiến Văn không những không cấp lương, còn chụp cái mũ phái hữu lên đầu Lý Thụy Anh, lại phái phó thư ký trưởng Vương Bỉnh Lâm đi. Vương Bỉnh Lâm tới công xã Công Kê Sơn cũng thấy các xã viên đang chịu đói nên khi quay về cũng nói sự thật với Lộ Hiến Văn. Lộ Hiến Văn nói: “Vương Bỉnh Lâm cũng dao động không giữ vững lập trường rồi.”
Vương Bỉnh Lâm sợ bị chụp mũ thành phần phản động phái hữu, liền làm theo ý của Lộ Hiến Văn, ở công xã Công Kê Sơn liền tổ chức một buổi mít tinh biểu dương kết quả “chống cất giấu lương thực dư thừa”, trên mít tinh có bày ra những lương thực cất giấu được tìm ra. Trong những cái phoi đựng thóc này, chỉ có một lớp mỏng trên cùng là thóc, còn ở dưới toàn là vỏ trấu. Ở mít tinh Kê Công Sơn, đảng ủy địa khu đề ra nhiệm vụ cần phải hoàn thành trưng thu lương thực, các cán bộ phải qua “tam quan”: đối với quần chúng thì phải dân im mồm “hãm quan”, với bên ngoài thì không cho qua lại “nhân khẩu ngoại lưu quan”, với nhà bếp công xã thì ngừng nổi lửa “đình hỏa quan”. Tiếp đó lại tổ chức cho cán bộ tham quan mô hình huyện La Sơn “Bốn tổ chức hoạt động trong phong trào chống cất giấu lương thực” gồm hội cán bộ, hội bần nông, hội thống kê, hội phú nông trung nông. Từ đây về sau, các huyện học tập mô hình, phát triển rầm rộ các hoạt động chống cất giấu lương thực. Trong phong trào này, chỉ cần ai nói không có lương thực liền bị chụp lên đầu các loại mũ “phủ nhận đường lối 3 ngọn cờ hồng” “phủ định phong trào được mùa lớn” “bè lũ phái hữu”, v.v. Sau đó họ bị mang ra đấu tố, phê bình. Người ta còn mang hiện tượng nhà ăn tập thể không thể nổi lửa nói rằng đó là quần chúng uy hiếp cán bộ, đem những đám phụ nữ, trẻ em chết đói nằm ven đường nói đó là “tấn công vào đảng và chính phủ.”
Trong phong trào chống cất giấu lương thực, áp dụng nhiều hình phạt để xử phạt quần chúng và cán bộ bị chụp mũ, riêng huyện Quang Sơn đã có 2241 người bị mang ra đánh đập, trong đó có 105 người bị đánh đến chết, có 526 cán bộ bị miễn chức, ở giai đoạn sau của phong trào thì số người bị đánh chết càng nhiều. Kiều Bội Hoa căn cứ vào những tư liệu liên quan viết “Sự kiện Tín Dương” (chưa đăng) trong đó ghi chép lại sự kiện đẫm máu ở phân đội sản xuất Đại Thụ thuộc công xã Hòe Điếm huyện Quang Sơn:
Nạn đói năm 1960 – Bước Đại Nhảy Vọt của Mao Trạch Đông
Nguồn ảnh: theclubofcompulsivereaders.blogspot.ca
Bí thư trong đảng ủy huyện Quang Sơn là Lưu Văn Thải tới công xã Hòe Điếm để chỉ đạo phong trào chống cất giấu lương thực, liên tục đánh đập tra khảo hơn 40 nông dân, đánh chết 4 người. Đám cán bộ chủ chốt công xã huyện Quang Sơn đích thân chỉ đạo phong trào và động thủ đánh người chiếm 93%, Về công xã Hòe Điếm này, một thành viên trong ban bí thư tỉnh ủy Hà Nam là Lý Lập vào ngày 28 tháng 11 năm 1960 khi báo cáo cho Ngô Chi Đoàn đã cung cấp những thông tin tình hình quan trọng, hiện giờ được chép lại như sau:
Nhà bếp công xã phân biệt làm 3 kiểu lò: bếp ăn nhỏ cho bí thư, bếp ăn cỡ trung cho ủy viên, bếp ăn lớn cho cán bộ thường, trong đó bếp nhỏ cho bí thư thì có thịt, cá, trứng, dầu lạc…
Nơi đây việc đánh người đã có lịch sử từ trước. Vào năm 1957 với phong trào chống phái hữu thì nhừng người bị chụp mũ đều không ai thoát khỏi bị đánh đập, trên đầu những người này còn bị đem dao cạo một chữ “hữu”, tập trung những phần tử bị xem là phái hữu lại một chỗ rồi đổ thức ăn thừa dành cho lợn ra máng, bắt phải lấy tay bốc ăn.
Với đa số quần chúng thì rơi vào tuyệt lộ “lên trời thì tuyệt lộ, xuống đất thì không biết đường” không biết bấu víu vào đâu, vợ chồng con cái ly tán, người chết đầy đường. Toàn công xã có 381 người chết đói thì có tới 134 xác chết không nguyên vẹn (Ở đây nói xác chết không nguyên vẹn có nghĩa là xác chết đó được người nhà cắt một phần thịt đem về nhà ăn).
Dưới áp lực chính trị từ trên áp xuống cộng với việc đấu tố tàn nhẫn như thế, việc nói dối, báo cáo giả trở thành một phương pháp sinh tồn của họ. Thành viên ban bí thư huyện ủy huyện Hoàng Xuyên là Túc Thế Lương, phụ trách ủy ban công, nông nghiệp Từ Tùng đi giảng dạy tuyên truyền về xã hội chủ nghĩa ở công xã Tản Pha Tự, bọn họ ban ngày ở dưới đội sản xuất ăn không đủ bữa cơm, ban tối đói quá phải mò về trên công xã ăn thêm bữa nữa, nhưng lại không dám nói dưới đội sản xuất không có lương thực, bếp ăn đã đóng cửa từ lâu.
Bí thư đảng ủy công xã Tản Pha Tự là Mạc Hoài Quang đi xuống cơ sở, sau nửa ngày không có cơm ăn, trở về công xã cũng không dám nói sự thật. Bí thư thứ nhất của đảng ủy công xã là Giả Tân Nguyên nói với tổ công tác của tỉnh ủy sau khi xảy ra sự kiện Tín Dương:
© 2013 DCVOnline
Bí thư Tống liền phê bình đội trưởng, “Anh như thế này là có tư tưởng phái hữu, anh xem vấn đề đơn giản quá!” Đội sản xuất này đã triệu tập tổng cộng 4 lần để tổ chức phong trào chống cất giấu lương thực lẫn điều tra thất thoát, có 4 đội trưởng đội sản xuất đều bị phê bình, 3 đội trường bị đấu tố trên hội nghị, 24 trưởng nhóm cũng đều lên thớt, trong đó có 19 người bị đấu tố. Đại đội sản xuất này bị gán cho tội cất giấu 24 vạn cân lương thực, nhưng khi nghiệm thu thì không thu được hạt thóc nào.
Tháng 9 năm 1999, lão nông dân Từ Văn Hải ở thôn Cao Dầu Phường xã Phòng Hồ huyện Hoài Tân (ông từng làm kế toán cho đội sản xuất vào năm 1958) nói với tác giả cuốn sách về tình hình lúc đó: “Đem cán bộ của đội sản xuất tập trung lại Trương Lý để họp, mục đích là để báo sản lượng thu hoạch, nếu không báo thì sẽ được “huấn luyện tập thể”, bị phê bình, đấu tố, đánh đập. Kết quả là nói ra chỗ này có một kho thóc, chỗ kia có một kho đậu tương. Mà đã báo ra thì phải giao nộp lên trên, có thời gian cụ thể. Để thoát khỏi việc bị đày đọa, chúng tôi cũng phải nói láo, báo tin tức giả. Sang ngày thứ hai thì tôi trực ở bên cạnh máy điện thoại của đội sản xuất, 10 giờ thì chuông điện thoại reo, trong điện thoại hỏi, “lương thực đã chuyển qua tới chưa?” Tôi nói “đang cho đóng bao.” Vào 12 giờ lại có điện thoại: “Tại sao lương thực vẫn chưa tới?” tôi nói “lương thực đang trên đường vận chuyển.” Sau đó lại có điện thoại thúc giục nữa, tôi nói “tôi là kế toán, không biết gì cả.” Tới buổi tối lại tập trung cán bộ mở cuộc họp, nếu không nói dối sẽ bị đánh đập. Vì sợ bị đánh đập mà nhiều người nới tin giả.
Trong lúc số người chết đói ngày càng nhiều, đám cán bộ không nghĩ tới chuyện cứu người, lại cứ muốn làm thế nào để hoàn thành chỉ tiêu trưng thu trên giao xuống. Huyện Hoàng Xuyên hoàn thành không tốt nhiệm vụ, trên tỉnh ủy yêu cầu viết một báo cáo. Trong báo cáo ngày 30 tháng 10 năm 1959 của huyện ủy Hoàng Xuyên cho rằng nguyên nhân khó khăn của việc trưng thu lương thực, đầu tiên là chỉ đạo đường lối cũng như chỉ đạo tư tưởng của huyện ủy và đảng ủy công xã chưa được chuẩn xác, việc đấu tranh trên cơ sở 2 con đường lựa chọn chưa thực sự mang tính quyết liệt, còn chưa có tính lâu dài và thiếu sự nhận thức đúng đắn, còn thiếu sự hiểu biết sâu sắc cũng như chưa hết lòng về tư tưởng, còn mang hơi hướng tư bản chủ nghĩa ở nông thôn. Tiếp đó là bên trong đảng còn có một bộ phận cán bộ có tư tưởng ngả sang phái hữu, trở thành nguy hiểm cho việc trưng thu lương thực, biểu hiện của nó chính là không thừa nhận việc được mùa. Nguyên nhân thứ ba tác phong cán bộ làm việc còn chưa đi sâu đi sát, không nắm bắt được điểm cụ thể, không chu đáo. Báo cáo này đề nghị thông qua việc triển khai phong trào học tập giáo dục chủ nghĩa xã hội, qua các buổi biện luận để trưng thu lương thực. Kỳ thật lúc viết báo cáo này, huyện Hoàng Xuyên người chết đầy đường rồi, do đó báo cáo này chỉ viết ra giấy nhưng không được nhắc tới triển khai.
Tuy nhiên Tỉnh ủy Hà Nam lại rất thích báo cáo này, còn cho phổ biến toàn tỉnh vào ngày 17 tháng 11, đề xuất cần phải tổ chức đợt nhập kho lương thực mới, tạo ra điểm cao thành tích mới. Làm thế nào để đạt tới điểm cao bây giờ? Trong đoạn đầu đề bản báo cáo phổ biến ra toàn tỉnh của huyện Hoàng Xuyên, tỉnh ủy có viết: “Tỉnh ủy cho rằng bản báo cáo này rất tốt, nhắc tới tình hình rất cụ thể, không những đề cập tới những nguyên nhân cụ thể của tình trạng trưng thu không đạt chỉ tiêu yêu cầu, mà còn là một tài liệu chuẩn bị rất tốt cho phong trào giáo dục cán bộ về việc bảo vệ tính đúng đắn cho con đường chung trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội.
Công xã Đào Lâm thuộc huyện Hoàng Xuyên, bếp ăn đã ngừng từ lâu, xã viên chịu đói cũng không chịu nới lỏng việc trưng thu, ngược lại còn thắt chặt hơn. Trên huyện nói ở bên dưới có lương thực, nếu không nộp lương thực lên, ban ngày đừng xem nhà ăn nổi lửa nấu cơm, ban tối ăn cơm khô, làm cho cán bộ tìm kiếm lỗ hổng, điều tra cất giấu sản phẩm khi nào tìm được thóc nộp lên mới thôi. Đội sản xuất Dương Lâu thuộc đại đội Ngô Tập giữ lại 25 cân thóc giống “Nê Ba Tô” cũng phải mang đi nộp để hoàn thành chỉ tiêu trưng thu. Giữa huyện, công xã hầu như mỗi ngày đều mở hội họp qua điện thoại đốc thúc tiến độ, tổ chức phê bình, yêu cầu kiểm điểm những đội trưởng không hoàn thành nhiệm vụ. Có những bí thư đội sản xuất khi nghe nói tới mở hội nghị điện thoại đều sợ tới mức đầu gối run cầm cập. Đội sản xuất Hà Pha vì công việc chống cất giấu lương thực, tra tìm nơi giấu, làm bánh xe nên cán bộ luân lưu trực ban, làm một hơi hội nghị cán bộ 10 ngày 10 đêm để vận động, biện luận, tự báo cáo lương thực cất giấu, sau đó đi nghiệm thu lương thực, nghiệm thu không có hạt thóc nào lại đi vận động, lại biện luận, lại tự báo cáo. Cuối cùng đem hết toàn bộ số lương thực cất giấu trong các đám cỏ của đội, tìm ra được hơn 3000 cân lương thực.
Thái độ này của cán bộ huyện, cán bộ công xã là do lãnh đạo cấp trên mà ra, cũng là kết quả mà thể chế chính trị độc tài mà ra. Sau khi sự kiện Tín Dương xảy ra, trong đoạn báo cáo kiểm tra của uyện ủy Hoàng Xuyên viết ngày 3 tháng 6 năm 1960 có viết: “Cách nghĩ của chúng tôi là dùng trăm ngàn phương cách để hoàn thành chỉ tiêu nhiệm vụ trưng thu được giao, giữ vững ngọn cờ đỏ biểu dương trong 3 năm trưng thu của huyện Hoàng Xuyên. Sau khi thực hiện được 60% chỉ tiêu thì việc thực hiện trưng thu rất khó khăn, đảng ủy địa khu liền tổ chức hội họp qua điện thoại, chúng tôi xếp hạng 3 từ dưới lên. Chúng tôi không phân biệt rõ ràng ranh giới của việc thực sự cầu thị với thành phần cơ hội phái hữu, tính nghiêm trọng của chủ nghĩa cá nhân, liền mắc từ sai lầm này tới sai lầm khác, không dám nói thật, sợ rằng đem sản lượng báo thấp đi, là phủ nhận đại nhảy vọt, phủ nhận được mùa lớn, sợ bị đem ra đấu tố, bị chụp cho cái mũ “thành phần cơ hội chủ nghĩa”. “Làm quan là phục tùng mệnh lệnh cấp trên, cấp trên vừa ý thì quan lộ rộng thênh thang, nếu quan trên không vui thì tiền đồ ảm đạm. Cho nên chỉ chăm chăm làm vừa ý quan trên mà bỏ mặc sinh tử trăm họ cũng là điều tất yếu. Để làm vui lòng quan trên thì phải bằng mọi giá làm cho cấp dưới hoàn thành chỉ tiêu, cứ trên ép xuống dưới, càng đi xuống thì càng bất chất thủ đoạn. Đánh người là biện pháp thường dùng nhất.”
Công việc trưng thu lương thực ở Tức Huyện cũng rất tàn nhẫn. Vào đầu tháng 11, các nhà ăn không thể nổi lửa tiếp, dưới tình hình người chết đói hàng loạt đang lan rộng, việc chống cất giấu, tăng trưng thu vẫn được tiến hành. Bí thư thứ nhất của công xã là Tiền Khánh Hoài, dưới sự lãnh đạo của anh ta với 10 đội sản xuất mỗi ngày vào lúc 12 giờ đêm liền tổ chức họp báo cáo, nếu là đội hoàn thành trưng thu thì xếp ở 3 vị trí cuối cùng, đang đêm tổ chức đấu tố. Theo thống kê của 8 đại đội, số cán bộ bị đấu tố của các đại đội là 22 người, cán bộ tiểu đội là 39 người, các tổ trưởng là 44 người, bị đánh chết tại đương trường có 1 người, bị đánh trọng thương sau đó chết là 7 người. Đối với những cán bộ dám nói sự thật thì đều chụp cái mũ “phủ nhận thành tích” “phần tử phái hữu” rồi tiến hành đấu tố tàn bạo. Cán bộ đảng đại đội sản xuất Diệp Trang là Lưu Bỉnh Trí nói là không có lương thực, không thể hoàn thành được chỉ tiêu trưng thu, liền bị mang ra đấu tố ngay tại đương trường, có 4 người nâng tứ chi của họ Lưu lên giống như nâng con lợn, rồi ném xuống sàn, máu mũi chảy ròng ròng, lưng thì bị thương. 40 năm sau, khi tôi tới Tức Huyện gặp gỡ nhân chứng, các lão nông dân cao tuổi ở đây còn nhớ vị bí thư họ Tiền này. Lão nông này nói, Tiền Khánh Hoài vốn là phó bí thư, khi bí thư công xã là Hùng Vĩnh Khoan lên huyện họp, để họ Tiền ở lại tiếp tục tìm lương thực cất giấu, anh ta mang theo 10 cán bộ (trưởng ban an ninh vũ trang của công xã cùng những người khác) tiến hành tìm kiếm hết đại đội sản xuất này tới đại đội sản xuất khác, gặp chỗ nào có lương thực liền mang đi, tìm kiếm được cả hơn vạn cân lương thực, cho nên anh ta “có thành tích chính trị” liền được thăng chức từ phó bí thư lên chức bí thư đại diện ngang chức bí thư.
Tức Huyện trong phong trào chống cất giấu lương thực đã áp dụng những hình phạt tàn nhẫn vô nhân đạo với các thành phần bị chụp mũ, bị đấu tố: trói lại rồi treo lên xà nhà đánh đập, xông vào giật tóc, còn có cả hình phạt là “đậu tương rang muối” (đậu tương bỏ vào chảo rồi dùng lửa nhỏ rang không dầu cho chín).
Trong quá trình điều tra tôi còn phát hiện ở các tỉnh như Sơn Đông, Cam Túc cũng áp dụng hình phạt này trong các phong trào chống cất giấu lương thực. Vào tháng 8 năm 2000, tôi có tới thăm một vị lão cán bộ cũng từng bị hình phạt rang, đảo đậu tương ở huyện Thông Vị tỉnh Cam Túc. Ông ấy đã giới thiệu cho tôi về hình phạt này: có nhiều người thực hiện hình phạt, bọn họ đứng thành một vòng tròn, những người bị đảo (có thể một người hoặc nhiều người) đứng ở giữa, những người đứng ở 4 phía sẽ đẩy người ở giữa từ bên này qua bên kia, bên kia qua bên này, cứ thực hiện qua lại như thế, người bị đảo sẽ bị ngã xuống đất, sau khi ra lệnh cho người ta đứng dậy rồi tiếp tục bị đẩy, cho tới khi nào người đó không thể đứng đậy được thì bị đẩy ra ngoài, một số người bị bệnh tim mạch thì sau khi bị trò này hành hạ thì tử vong. Tỉnh Tứ Xuyên gọi hình phạt này là “rửa củ khoai trong tay”.
Theo thống kê trong phong trào chống cất giấu lương thực, Tức Huyện có 1065 người bị đánh chết, bị bức tử, trong đó bị đánh chết tại đương trường có 226 người, có 306 người bị đánh trọng thương sau chết có 360 người, tự sát có 479 người. Có 29 cán bộ cơ sở bị đánh chết, bị đánh tàn phế có 46 người. Theo thống kê của 9 đại đội sản xuất thuộc công xã Phòng Hồ, có 29 cán bộ đánh chết 91 nông dân. Bí thư chi bộ đại đội sản xuất là Vương Tâm Nguyệt tự tay đánh qua hơn 150 người, phó bí thư Chu Bỉnh Đường chỉ cần nhìn thấy người là rút thắt lưng ra đánh, đánh qua 44 người, số người bị đánh chết chưa có thống kê. Bí thư đoàn của đại đội sản xuất là Vương Phượng Tài đánh tổng cộng 36 người, theo như phản ánh của quần chúng, anh ta đánh chết 16 người nhưng anh ta chỉ thừa nhận có 3 người.
Vào mùa đông năm 1959, Công xã nhân dân số một toàn quốc là Công xã Tra Nha huyện Toại Bình (tên cũ vốn là Công xã Vệ Tinh), bí thư nhiệm kì thứ hai đảng ủy công xã Quách Thư Chí (bí thư nhiệm kì thứ nhất là Trần Bỉnh Dần được cấp trên tổ chức thành đại biểu đại diện cho hợp tác xã nông nghiệp Tra Nha Trung Quốc sang thăm và giao lưu Ấn Độ) khi nhận nhiệm vụ thì lương thực bị trưng thu sạch, anh ta đang rầu rĩ vì lo lắng không biết lấy đâu ra lương thực để ăn, thì nhận được điện thoại của bí thư địa khu là Lộ Hiến Văn, Lộ bí thư mang theo nộ hỏa nói:
Bí thư chi bộ đảng của đại đội sản xuất Thắng Kiều là Cao Đức, đi tham gia hội nghị chống cất giấu lương thực ở huyện 3 ngày liền thì bị dọa cho phát bệnh, nằm ở nhà uống thuốc được mấy hôm, đang có chuyển biến tốt. Nghe được thông báo gọi anh ta đi họp, lập tức lại căng thẳng trở lại. Anh ta nghe nói được phân công lưu lại thảo luận về các biện pháp tìm lương thực chôn giấu, lại bị căng thẳng, trước mắt tối sầm lại, ngã ngay ra nền nhà, sùi cả bọt mép, trong lúc mê sảng nói lảm nhảm: “không có thóc… thật sự là không có thóc…không có thóc…” mọi người xúm lại khiêng anh ta vào phòng, lúc đó toàn thân vẫn đang run lên. Có một vị kế toán của tiểu đội sản xuất tên là Bao Căn bị xem la đối tượng đột phá trọng điểm, bắt đầu bị đem ra đấu tố. Bao Căn chịu không nổi những đòn đánh đấm của mọi người, liền nói anh ta và đội trưởng đội sản xuất là Chu Toại Bình có cất giấu 500 cân lương thực. Chu Toại Bình ngay lập tức trở thành đối tượng bị đấu tố. Anh ta xem thường hành động mềm yếu của Toại Bình, đứng ngẩng đầu ưỡn ngực giữa đám đông. Sau một trận đòn đấm đá của đám đông, họ Chu nằm dài trên đất, liền bị người ta nắm tóc lôi dậy, có người mang tới một cái ghế dài, đem một chân của Chu để lên trên ghế theo thế võ “Kim Kê độc lập”, chưa đợi tới lúc Chu đứng vững lại có người tới đá ngã chiếc ghế, Chu lại nằm lăn ra đất. Đám người lại xông lên đánh đập anh ta một trận, đánh xong lại lấy ghế bắt anh ta thực hiện “Kim Kê độc lập”, lại bị đánh cho máu me đầy mặt mà vẫn chưa thừa nhận việc chôn giấu lương thực. Thế là họ lại dùng một sợi dây thừng nhỏ trói Chu lại, dây thừng nhỏ siết vào cơ bắp, da thịt xong lại treo dây lên cây, kéo một cái thì họ Chu bị treo lên lơ lửng. Không đầy hút một điếu thuốc thời gian, Chu Toại Bình mồ hôi to như hạt đậu chảy ròng ròng xuống đất, sắc mặt chuyển dần sang màu xám như gan lợn. Chu Toại Bình bắt đầu nói với giọng cầu xin, “Thả tôi ra, tôi nói, tôi nói hết”. Những cán bộ tham gia hội nghị này của đại đội sản xuất đều nhìn thấy tấm gương của họ Chu, liền chen nhau báo lên trên: chỗ này giấu bao nhiêu vạn cân thóc, chỗ kia giấu bao nhiêu cân đậu tương. Hội nghị ba cấp cán bộ đạt được thắng lợi lớn, huyện ủy huyện Toại Bình báo cáo tin mừng lên cho đảng ủy địa khu Tín Dương: trong 3 ngày đã tìm được tới 45900 cân lương thực bị cất giấu (23 tấn). Sau hội nghị, bắt đầu đi tìm lương thực theo chỉ dẫn báo cáo của mọi người, một kg cũng không tìm thấy.
Tháng 12 năm 1959 là thời gian mà có nhiều người chết đói nhất. Tỉnh ủy Hà Nam vẫn không quên phải hoàn thành nhiệm vụ trưng thu. Phó bí thư tỉnh ủy là Tống Trí Hòa trong báo cáo nộp cho tỉnh ủy ngày 4 tháng 12 có đoạn viết: “tình hình sản xuất ở nông thôn rất tốt”, đang dần hình thành nhận thức đúng đắn về đấu tranh giai cấp, nhấn mạnh phải dựa vào đa số bần nông và trung nông, phát động sự hăng say lao động ở quần chúng. Một bộ phận các huyện (Tân Thái, Thượng Thái, Nhữ Nam) có tiến độ trưng thu nhanh, đã hoàn thành chỉ tiêu, một số nơi khác thì lại có tiến độ chậm, tới hôm nay mà tình hình vẫn còn kém. Anh ta cho rằng nguyên nhân chưa hoàn thành chỉ tiêu trưng thu có 3 loại: một là do được mùa, nhiệm vụ trưng thu không được xem trọng, tầng lớp cán bộ cơ sở tồn tại vấn đề về tư tưởng, hai là vấn đề về tư tưởng, cũng có vấn đề về tác phong công việ, ba là nỗ lực trong công việc nhưng sức sản xuất thấp. Anh ta cho rằng “phàm là những đại đội sản xuất và những phân đội có bần nông và trung nông chiếm đa số, nắm quyền lãnh đạo thì sẽ hoàn thành nhiệm vụ trưng thu, cũng như sắp xếp được cuộc sống cho các xã viên. Phàm là đại đội sản xuất nào mà trng nông phú hào chiếm quyền lãnh đạo, có vấn đề nghiêm trọng về con đường tư tưởng tư bản chủ nghĩa thì việc cất giấu lương thực diễn ra nghiêm trọng, không cố gắng hoàn thành chỉ tiêu trưng thu, cũng không an bài tốt cuộc sống cho xã viên, bởi vì lí do thật sự của việc cất giấu lương thực chính là làm cho nhà ăn tập thể không thể tiếp tục hoạt động được”.
Tuy nhiên Tống Trí Hòa cũng nói giúp được nông dân 2 câu “những địa phương này trước mắt không nên chỉ đơn thuần là trưng thu lương thực, cần phải toàn lực xoay chuyển chế độ phân phối, thu xếp cuộc sống tốt cho các xã viên… nếu như tiếp tục cưỡng chế trưng thu, sẽ dẫn tới nguy cơ thoát li khỏi quần chúng nhân dân.”
Ở đại đội sản xuất Lý Yển Loan thuộc công xã Thành Quan huyện Quang Sơn, khẩu phần ăn của nông dân, lẫn thóc giống, thức ăn cho gia súc đều bị trưng thu hết sạch cả, các bếp ăn tập thể đều ngừng nổi lửa hết cả. Sau khi các bếp ăn ngừng hoạt động, cán bộ của đại đội sản xuất còn đề ra “ba điều kỉ luật”: nhà ở của các xã viên không được phép có đụn khói bốc lên, không được đào rau dại, không được chạy trốn đi nơi khác. Cán bộ tổ chức một đội tuần tra gồm 12 người, đi kiểm tra lục soát nhà xã viên 3 ngày một lần. Trong số 25 đảng viên của đại đội sản xuất thì có 21 người từng đánh người, tới nỗi các xã viên gọi văn phòng của đại đội là “Diêm Vương Điện”. Toàn đội sản xuất vốn có 346 hộ, có 39 hộ chết đói không còn người nào, nhân khẩu của đội vốn có 1496 người, chết 555 người trong đó có 490 người chết do đói, bị đánh chết có 55 người, 10 người bị bức tử, có 438 người bị đánh đập dã man.
Báo cáo sau sự kiện Tín Dương của tỉnh ủy Hà Nam có viết: “Cán bộ cỡ đại đội sản xuất trở lên trong toàn khu vực có khoảng 5 vạn người, số vi phạm kỷ luật đảng có không dưới 50%, lúc đó chuyện đánh người trở thành phổ biến thành dịch, hàng ngàn hàng vạn người bị đánh tới chết, bức tử, đánh thành tàn phế; tuyệt đại đa số các đội sản xuất đều có nhà ngục và trại giam giữ cải tạo, bắt người không kể lý do, đánh người trở thành dịch.”
© 2013 DCVOnline
Bia Mộ – Chương 3 (1)
Trưng Vương
Chương 3 - Phong trào chống cất giấu lương thực tanh mùi máu
Việc đưa mức chỉ tiêu trưng thu quá cao khiến việc tiến hành trưng thu rất khó khăn. Nông dân không lấy đâu ra lương thực để giao nộp, chính quyền lại cho rằng chính đội sản xuất cố tình che giấu sản lượng hầu cất giấu lương thực.Để hoàn thành nhiệm vụ, chính quyền triển khai ở các thôn phong trào chống cất giấu lương thực kiểu “2 con đường” với việc dùng áp lực chính trị, giày vò tinh thần cùng bạo lực tàn bạo để moi hết số lương thực còn lại cũng như thóc giống của nông dân. Chỉ cần nông dân có gì bất mãn liền bị đánh, thậm chí là bị đánh chết. Vào ngày 6 tháng 12 năm 1960, bí thư thứ nhất đảng ủy địa khu Tín Dương là Lộ Hiến Văn đã phổ biến kinh nghiệm qua điện thoại điển hình kinh nghiệm của huyện Xác Sơn trong phong trào chống cất giấu lương thực của nông dân.
Hội nghị Công Kê Sơn đưa phong trào chống cất giấu lương thực lên thành cao trào. Vào tháng 3 năm 2001, Lý Thụy Anh 77 tuổi (vợ của Trương Thọ Phiên) đã nói với tôi ký ức của chính bản thân bà trong hội nghị Công Kê Sơn. Năm đó bà là Chủ tịch Hội Phụ nữ địa khu Tín Dương. Vào tháng 6 năm 1959, đảng ủy địa khu phái Lý Thụy Anh dẫn một tổ công tác đi công xã Công Kê Sơn để phổ biến kinh nghiệm trồng lúa nước với sản lượng 1 vạn cân/mẫu, đây là thí điểm của bí thư huyện ủy Tín Dương lúc đó là Từ Quốc Lương. Lý Thụy Anh ở lại đó một tháng, nhận thấy đó là điều giả trá, nông dân ở đây đều đang chịu đói. Cô không viết báo cáo tổng kết kinh nghiệm, mà dùng danh nghĩa tổ công tác để viết báo cáo cho bí thư đảng ủy địa khu là Lộ Hiến Văn, yêu cầu cung cấp cho công xã này 21 vạn cân lương thực (105 tấn). Lộ Hiến Văn không những không cấp lương, còn chụp cái mũ phái hữu lên đầu Lý Thụy Anh, lại phái phó thư ký trưởng Vương Bỉnh Lâm đi. Vương Bỉnh Lâm tới công xã Công Kê Sơn cũng thấy các xã viên đang chịu đói nên khi quay về cũng nói sự thật với Lộ Hiến Văn. Lộ Hiến Văn nói: “Vương Bỉnh Lâm cũng dao động không giữ vững lập trường rồi.”
Vương Bỉnh Lâm sợ bị chụp mũ thành phần phản động phái hữu, liền làm theo ý của Lộ Hiến Văn, ở công xã Công Kê Sơn liền tổ chức một buổi mít tinh biểu dương kết quả “chống cất giấu lương thực dư thừa”, trên mít tinh có bày ra những lương thực cất giấu được tìm ra. Trong những cái phoi đựng thóc này, chỉ có một lớp mỏng trên cùng là thóc, còn ở dưới toàn là vỏ trấu. Ở mít tinh Kê Công Sơn, đảng ủy địa khu đề ra nhiệm vụ cần phải hoàn thành trưng thu lương thực, các cán bộ phải qua “tam quan”: đối với quần chúng thì phải dân im mồm “hãm quan”, với bên ngoài thì không cho qua lại “nhân khẩu ngoại lưu quan”, với nhà bếp công xã thì ngừng nổi lửa “đình hỏa quan”. Tiếp đó lại tổ chức cho cán bộ tham quan mô hình huyện La Sơn “Bốn tổ chức hoạt động trong phong trào chống cất giấu lương thực” gồm hội cán bộ, hội bần nông, hội thống kê, hội phú nông trung nông. Từ đây về sau, các huyện học tập mô hình, phát triển rầm rộ các hoạt động chống cất giấu lương thực. Trong phong trào này, chỉ cần ai nói không có lương thực liền bị chụp lên đầu các loại mũ “phủ nhận đường lối 3 ngọn cờ hồng” “phủ định phong trào được mùa lớn” “bè lũ phái hữu”, v.v. Sau đó họ bị mang ra đấu tố, phê bình. Người ta còn mang hiện tượng nhà ăn tập thể không thể nổi lửa nói rằng đó là quần chúng uy hiếp cán bộ, đem những đám phụ nữ, trẻ em chết đói nằm ven đường nói đó là “tấn công vào đảng và chính phủ.”
Trong phong trào chống cất giấu lương thực, áp dụng nhiều hình phạt để xử phạt quần chúng và cán bộ bị chụp mũ, riêng huyện Quang Sơn đã có 2241 người bị mang ra đánh đập, trong đó có 105 người bị đánh đến chết, có 526 cán bộ bị miễn chức, ở giai đoạn sau của phong trào thì số người bị đánh chết càng nhiều. Kiều Bội Hoa căn cứ vào những tư liệu liên quan viết “Sự kiện Tín Dương” (chưa đăng) trong đó ghi chép lại sự kiện đẫm máu ở phân đội sản xuất Đại Thụ thuộc công xã Hòe Điếm huyện Quang Sơn:
Cuối tháng 9 năm 1959, xã viên Uông Bình Quý thuộc tiểu đội sản xuất nhỏ Uông Tiểu Loan bị ép buộc phải giao ra một chút lương thực từ nhà, lại bị đánh trọng thương, sau đó do thương tích quá nặng nên 5 ngày sau thì chết. Sau khi Uông chết không lâu, toàn gia đình 4 người tiếp tục chết hết vì đói.
Tháng 10 năm 1959, xã viên La Minh Châu thuộc tiểu đội sản xuất La Loan vì không có lương thực để nộp, liền bị trói lại rồi bị đánh một cách độc ác, lại còn bị dùng nước lạnh tưới lên người đóng băng như ướp cá, sang tới ngày thứ 2 thì chết.
Ngày 13 tháng 10 năm 1959, xã viên Vương Thái Thư thuộc đội sản xuất Trần Loan vì không có lương thực để giao nộp, bị trói lại rồi bị người ta dùng gậy to đánh, 4 ngày sau thì chết, để lại đứa con gái 14 tuổi là Vương Bình Vinh, sau cũng chết vì đói.
Ngày 15 tháng 10 năm 1959, xã viên Trương Chi Vinh thuộc tiểu đội sản xuất Hùng Loan vì không có lương thực để nộp, bị bắt trói lại rồi bị đánh bằng que củi, gậy gỗ cho đến chết, cán bộ của đại đội sản xuất còn dùng que kẹp than bếp nhét gạo, đậu tương vào hậu môn, vừa nhét vừa chửi: “tao phải làm cho lương thực mọc ra từ trên người mày!” Trương chết đi để lại 2 đứa con 8 tuổi và 10 tuổi, sau cũng bị chết đói.
Ngày 19 tháng 10 năm 1959, xã viên Trần Tiểu Gia và con trai là Trần Quý Hậu thuộc tiểu đội sản xuất Trần Loan vì không có lương thực để nộp, bị bắt trói lại rồi bị treo lên xà nhà ăn ở bếp ăn công xã rồi đánh đập dã man, sau đó bị vứt ra ngoài cửa, tưới nước lên người rồi để qua đêm cho chịu lạnh đông cứng người lại, bố con nhà họ Trần nối gót nhau chết trong vòng 7 ngày sau đó, để lại 2 đứa bé về sau cũng bị chết đói.
Ngày 19 tháng 10 năm 1959, tiểu đội trưởng tiểu đội sản xuất Đại Lật Loan là Lưu Thái Lai vì không có lương thực để nộp, bị bắt trói lại rồi bị đánh, 20 ngày sau thì chết.
Ngày 24 tháng 10 năm 1959, xã viên Trịnh Kim Hậu, vợ chồng La Minh Anh thuộc tiểu đội sản xuất Yến Loan trong phong trào chống cất giấu lương thực, lúc bị khám nhà người ta đã lôi ra được 28 đồng bạc liền bị lôi ra đánh đến chết, để lại 3 đứa trẻ không có ai nhìn ngó, sau đó không lâu đề bị chết đói.
Ngày 25 tháng 10 năm 1959, xã viên Trần Ngân Hậu thuộc tiểu đội sản xuất Trần Loan do bị người ta vu vạ trong nhà có tồn trữ lương thực, liền bị bắt lại rồi bị lột hết quần áo, treo lên xà nhà ăn tập thể của công xã rồi bị đánh đập, sau đó tưới nước lạnh lên người, vứt ra ngoài cửa cho đông cứng lại, 2 hôm sau thì chết.
Ngày 8 tháng 11 năm 1959, xã viên Từ Chuyên Chính thuộc tiểu đội sản xuất Hùng Loan vì bị vu cho tội “có lương thực mà không giao lên trên” liền bị bắt trói, treo lên xà nhà rồi bị đánh đập dã man, 6 ngày sau thì chết. Cả nhà Từ, 6 mạng người, sau đó cũng nối gót nhau về với tổ tiên vì chết đói.
Ngày 8 tháng 11 năm 1959, xã viên Chung Hành Giản thuộc tiểu đội sản xuất Yến Loan bị vu cho tội “chống lại lãnh đạo”, bị cán bộ dùng rìu chẻ củi đập chết.
Ngày 10 tháng 11 năm 1959, xã viên Vương Kỳ Quý thuộc tiểu đội sản xuất Hùng Loan, vì không có lương thực để nộp, bị trói lại rồi bị đánh trọng thương, 10 ngày sau thì chết.
Ngày 12 tháng 11 năm 1959, xã viên Từ Lâm Sinh thuộc tiểu đội sản xuất Yến Loan vì không có lương thực để nộp, bị trói lại rồi bị treo lên xà nhà và bị đánh, 2 ngày sau thì chết.
Ngày 13 tháng 11 năm 1959, xã viên Dư Văn Chu thuộc tiểu đội sản xuất Yến Loan vì không có lương thực để nộp, nên họ Dư và con gái mới 15 tuổi là Dư Lai Phượng bị trói lại rồi bị đánh đập dã man, do thương tích quá nặng nên trong vòng 10 ngày cả hai bố con kẻ trước người sau theo nhau đi gặp tổ tiên.
Ngày 13 tháng 11 năm 1959, đội trưởng tiểu đội sản xuất Hùng Loan là Mã Thủ Tường vì không nhường suất cơm cho một đám cán bộ tới chỗ này, liền bị khép vào tội khinh thường cán bộ, liền treo Mã lên xà nhà ở bếp ăn và đánh đập, còn cắt cả tai của Mã, sau đó 6 ngày thì chết.
Ngày 13 tháng 11 năm 1959, xã viên Trương Chi Anh thuộc tiểu đội sản xuất Từ Loan vì không có lương thực để nộp, nên bị đánh đập dã man, sau đó lại bị tưới nước lạnh lên rồi để qua đêm ở ngoài trời, họ Trương chết ngay tại đương trường. Ba đứa con của Trương sau đó cũng chết vì đói.
Ngày 14 tháng 11 năm 1959, xã viên Từ Đức Chi thuộc tiểu đội sản xuất Từ Loan vì không có lương thực để nộp, nên bị trói lại rồi lôi ra nhà ăn và bị đánh đập dã man, 10 ngày sau thì chết.
Ngày 14 tháng 11 năm 1959, xã viên Giản Minh Tú thuộc tiểu đội sản xuất Từ Loan vì không có lương thực để nộp, nên bị trói lại rồi bị dùng cực hình tra khảo, lại bị tưới nước lạnh lên để qua đêm ngoài trời, 10 ngày sau thì chết.
Ngày 15 tháng 11 năm 1959, xã viên Trịnh Trung Lâm thuộc tiểu đội sản xuất Hùng Loan do không có lương thực để nộp, bị đánh bất tỉnh nhân sự tại chỗ, 4 ngày sau thì chết.
Ngày 15 tháng 11 năm 1959, đội trưởng Từ Chí Phát của tiểu đội sản xuất Từ Loan do không tìm được lương thực ở trong thôn để nộp lên trên, bị cán bộ cấp trên dùng thanh củi và gậy đánh trọng thương, 10 ngày sau thì chết.
Ngày 15 tháng 11 năm 1959, xã viên Đồ Đứ Hoài thuộc tiểu đội sản xuất Từ Loan do không có lương thực nộp lên trên, bị đánh trọng thương, 10 ngày sau thì chết.
Ngày 24 tháng 11 năm 1959, xã viên Lý Lương Đức thuôc tiểu đội sản xuất La Loan do không có lương thực nộp lên trên, bị đánh trọng thương liên tục tới 5 lần, chết ngay tại đương trường.
Ngày 09 tháng 12 năm 1959, xã viên Trần Phú Hậu thuôc tiểu đội sản xuất Trần Loan do không có lương thực nộp lên trên, bị trói với dây thừng xuyên vành tai, treo lên xà nhà rồi dùng roi đánh, sau đó xối nước lạnh lên đánh tiếp, sau chết tại đương trường. Sau đó vì ngăn ngừa con trai của Trần la lối bất lợi cho cán bộ, liền vu hại cho anh ta tội giết trâu bò canh nông, bắt trói lại rồi đánh cho đến chết.
Nạn đói năm 1960 – Bước Đại Nhảy Vọt của Mao Trạch Đông
Nguồn ảnh: theclubofcompulsivereaders.blogspot.ca
Công xã nhân dân Hòe Điếm thuộc huyện Quang Sơn trong vụ thu năm 1959 bị thiên tai, sản lượng lương thực bình quân toàn xã là 172 cân/mẫu (86kg), tổng sản lượng là 1191 vạn cân(khoảng 6000 tấn). Đảng ủy công xã báo cáo lên trên là sản lượng 626 cân/mẫu (313kg), tổng sản lượng là 4610 vạn cân thóc (23050 tấn), huyện liền phân phối chỉ tiêu trưng thu là 1200 vạn cân (6000 tấn), vượt qua cả sản lượng thực tế của toàn công xã. Để hoàn thành chỉ tiêu trưng thu mà trên giao xuống, bọn họ đã không từ bất cứ thủ đoạn nào, tiến hành rầm rộ phong trào chống cất giấu lương thực, đem cả khẩu phần ăn từng bữa của nông dân lấy hết, mang vào kho được 1039 vạn cân (5195 tấn). Các bếp ăn tập thể ngừng nổi lửa vì không còn gì để nấu, tình trạng người người chết đói diễn ra liên tục. Lưu Văn Thải và đảng ủy công xã đem số người chết đói do bếp ăn ngừng hoạt động nói rằng đó là do sự tấn công của bọn địa chủ phú hào, thế lực thù địch tấn công vào nhân dân, quy về vấn đề 2 con đường đấu tranh giai cấp, tiếp tục phong trào chống cất giấu lương thực trong 8 tháng liên tục, tạo nên số người chết đói nhiều vô kể.
Toàn công xã vốn có 36691 người với 8027 hộ. Từ tháng 9 năm 1959 tới tháng 6 năm 1960, chết mất 12134 người (trong đó có 7013 năm, 5121 nữ) chiếm 33% dân số. Có 780 hộ gia đình chết sạch không còn người nào, chiếm 9.7% tổng số hộ. Có thông Khương Loan có 45 người thì chết hết 44 người, còn lại một bà lão hơn 60 tuổi thì cũng bị phát điên.
Toàn bộ công xã bên dưới có xã, đại đội, tiểu đội với 1510 cán bộ, đã từng đánh người có 628 người, chiếm 45.1% đội ngũ. Công xã có 3528 người bị đánh (trong đó có 231 cán bộ), bị đánh chết tại chỗ có 558 người, bị đánh trọng thương sau đó mới chết có 636 người, có 141 người tàn phế, bị bức tử có 14 người, có 43 người phải chạy thoát thân đi nơi khác.Ngoài việc dùng tay đấm, chân đạp, để ngoài trời lạnh hay bỏ đói đến chết, người ta còn dùng nước lạnh rưới lên đầu, giật tóc, cắt tai, dùng kẹp trúc đâm xuyên qua lòng bàn tay, dùng gỗ tùng kẹp răng, điểm thiên đăng, nhét tro vào miệng, đốt đầu vú phụ nữ, nhổ lông ở bộ phận sinh dục, chôn sống… hơn 10 loại cực hình tàn bạo. Còn có chuyện bí thư đảng ủy công xã Giang Mỗ còn đưa 13 đứa trẻ ăn mày đi lạc tới xã chở vào trong núi sâu để cho chúng chết đói.
Nhà bếp công xã phân biệt làm 3 kiểu lò: bếp ăn nhỏ cho bí thư, bếp ăn cỡ trung cho ủy viên, bếp ăn lớn cho cán bộ thường, trong đó bếp nhỏ cho bí thư thì có thịt, cá, trứng, dầu lạc…
Nơi đây việc đánh người đã có lịch sử từ trước. Vào năm 1957 với phong trào chống phái hữu thì nhừng người bị chụp mũ đều không ai thoát khỏi bị đánh đập, trên đầu những người này còn bị đem dao cạo một chữ “hữu”, tập trung những phần tử bị xem là phái hữu lại một chỗ rồi đổ thức ăn thừa dành cho lợn ra máng, bắt phải lấy tay bốc ăn.
Với đa số quần chúng thì rơi vào tuyệt lộ “lên trời thì tuyệt lộ, xuống đất thì không biết đường” không biết bấu víu vào đâu, vợ chồng con cái ly tán, người chết đầy đường. Toàn công xã có 381 người chết đói thì có tới 134 xác chết không nguyên vẹn (Ở đây nói xác chết không nguyên vẹn có nghĩa là xác chết đó được người nhà cắt một phần thịt đem về nhà ăn).
Dưới áp lực chính trị từ trên áp xuống cộng với việc đấu tố tàn nhẫn như thế, việc nói dối, báo cáo giả trở thành một phương pháp sinh tồn của họ. Thành viên ban bí thư huyện ủy huyện Hoàng Xuyên là Túc Thế Lương, phụ trách ủy ban công, nông nghiệp Từ Tùng đi giảng dạy tuyên truyền về xã hội chủ nghĩa ở công xã Tản Pha Tự, bọn họ ban ngày ở dưới đội sản xuất ăn không đủ bữa cơm, ban tối đói quá phải mò về trên công xã ăn thêm bữa nữa, nhưng lại không dám nói dưới đội sản xuất không có lương thực, bếp ăn đã đóng cửa từ lâu.
Bí thư đảng ủy công xã Tản Pha Tự là Mạc Hoài Quang đi xuống cơ sở, sau nửa ngày không có cơm ăn, trở về công xã cũng không dám nói sự thật. Bí thư thứ nhất của đảng ủy công xã là Giả Tân Nguyên nói với tổ công tác của tỉnh ủy sau khi xảy ra sự kiện Tín Dương:
“Vào lúc đó không phải là tôi không biết, trong số đăng ký nghĩa vụ quân sự 200 người vào năm ngoái, số người có thể trọng đạt tiêu chuẩn chỉ chiếm 40%, rồi việc mỗi ngày chết đói một hai trăm người tôi cũng biết, việc đấu tranh tư tưởng bản thân diễn ra kịch liệt, tôi đã 3 lần đi lên huyện phản ánh tình hình, nhưng do lo sợ bản thân bị chụp mũ “phái hữu phản cách mạng” nên khi đi tới cổng trụ sở huyện ủy thì lại quay về. Trở về lại phải tiếp tục phong trào “chống cất giấu lương thực.””(Còn tiếp)
© 2013 DCVOnline
Bia Mộ – Chương 3 (Kết)
Trưng Vương
Chương 3 - Phong trào chống cất giấu lương thực tanh mùi máu (Phần Kết)
Bí thư công xã Tống Sỹ Cửu tới đại đội sản xuất Tản Pha đốc thúc việc trưng thu, đội trưởng đại đội sản xuất ở đây nói với anh ta, “Ở bên dưới đội quả thực không còn lương thực nữa.”Bí thư Tống liền phê bình đội trưởng, “Anh như thế này là có tư tưởng phái hữu, anh xem vấn đề đơn giản quá!” Đội sản xuất này đã triệu tập tổng cộng 4 lần để tổ chức phong trào chống cất giấu lương thực lẫn điều tra thất thoát, có 4 đội trưởng đội sản xuất đều bị phê bình, 3 đội trường bị đấu tố trên hội nghị, 24 trưởng nhóm cũng đều lên thớt, trong đó có 19 người bị đấu tố. Đại đội sản xuất này bị gán cho tội cất giấu 24 vạn cân lương thực, nhưng khi nghiệm thu thì không thu được hạt thóc nào.
Tháng 9 năm 1999, lão nông dân Từ Văn Hải ở thôn Cao Dầu Phường xã Phòng Hồ huyện Hoài Tân (ông từng làm kế toán cho đội sản xuất vào năm 1958) nói với tác giả cuốn sách về tình hình lúc đó: “Đem cán bộ của đội sản xuất tập trung lại Trương Lý để họp, mục đích là để báo sản lượng thu hoạch, nếu không báo thì sẽ được “huấn luyện tập thể”, bị phê bình, đấu tố, đánh đập. Kết quả là nói ra chỗ này có một kho thóc, chỗ kia có một kho đậu tương. Mà đã báo ra thì phải giao nộp lên trên, có thời gian cụ thể. Để thoát khỏi việc bị đày đọa, chúng tôi cũng phải nói láo, báo tin tức giả. Sang ngày thứ hai thì tôi trực ở bên cạnh máy điện thoại của đội sản xuất, 10 giờ thì chuông điện thoại reo, trong điện thoại hỏi, “lương thực đã chuyển qua tới chưa?” Tôi nói “đang cho đóng bao.” Vào 12 giờ lại có điện thoại: “Tại sao lương thực vẫn chưa tới?” tôi nói “lương thực đang trên đường vận chuyển.” Sau đó lại có điện thoại thúc giục nữa, tôi nói “tôi là kế toán, không biết gì cả.” Tới buổi tối lại tập trung cán bộ mở cuộc họp, nếu không nói dối sẽ bị đánh đập. Vì sợ bị đánh đập mà nhiều người nới tin giả.
Trong lúc số người chết đói ngày càng nhiều, đám cán bộ không nghĩ tới chuyện cứu người, lại cứ muốn làm thế nào để hoàn thành chỉ tiêu trưng thu trên giao xuống. Huyện Hoàng Xuyên hoàn thành không tốt nhiệm vụ, trên tỉnh ủy yêu cầu viết một báo cáo. Trong báo cáo ngày 30 tháng 10 năm 1959 của huyện ủy Hoàng Xuyên cho rằng nguyên nhân khó khăn của việc trưng thu lương thực, đầu tiên là chỉ đạo đường lối cũng như chỉ đạo tư tưởng của huyện ủy và đảng ủy công xã chưa được chuẩn xác, việc đấu tranh trên cơ sở 2 con đường lựa chọn chưa thực sự mang tính quyết liệt, còn chưa có tính lâu dài và thiếu sự nhận thức đúng đắn, còn thiếu sự hiểu biết sâu sắc cũng như chưa hết lòng về tư tưởng, còn mang hơi hướng tư bản chủ nghĩa ở nông thôn. Tiếp đó là bên trong đảng còn có một bộ phận cán bộ có tư tưởng ngả sang phái hữu, trở thành nguy hiểm cho việc trưng thu lương thực, biểu hiện của nó chính là không thừa nhận việc được mùa. Nguyên nhân thứ ba tác phong cán bộ làm việc còn chưa đi sâu đi sát, không nắm bắt được điểm cụ thể, không chu đáo. Báo cáo này đề nghị thông qua việc triển khai phong trào học tập giáo dục chủ nghĩa xã hội, qua các buổi biện luận để trưng thu lương thực. Kỳ thật lúc viết báo cáo này, huyện Hoàng Xuyên người chết đầy đường rồi, do đó báo cáo này chỉ viết ra giấy nhưng không được nhắc tới triển khai.
Tuy nhiên Tỉnh ủy Hà Nam lại rất thích báo cáo này, còn cho phổ biến toàn tỉnh vào ngày 17 tháng 11, đề xuất cần phải tổ chức đợt nhập kho lương thực mới, tạo ra điểm cao thành tích mới. Làm thế nào để đạt tới điểm cao bây giờ? Trong đoạn đầu đề bản báo cáo phổ biến ra toàn tỉnh của huyện Hoàng Xuyên, tỉnh ủy có viết: “Tỉnh ủy cho rằng bản báo cáo này rất tốt, nhắc tới tình hình rất cụ thể, không những đề cập tới những nguyên nhân cụ thể của tình trạng trưng thu không đạt chỉ tiêu yêu cầu, mà còn là một tài liệu chuẩn bị rất tốt cho phong trào giáo dục cán bộ về việc bảo vệ tính đúng đắn cho con đường chung trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội.
Công xã Đào Lâm thuộc huyện Hoàng Xuyên, bếp ăn đã ngừng từ lâu, xã viên chịu đói cũng không chịu nới lỏng việc trưng thu, ngược lại còn thắt chặt hơn. Trên huyện nói ở bên dưới có lương thực, nếu không nộp lương thực lên, ban ngày đừng xem nhà ăn nổi lửa nấu cơm, ban tối ăn cơm khô, làm cho cán bộ tìm kiếm lỗ hổng, điều tra cất giấu sản phẩm khi nào tìm được thóc nộp lên mới thôi. Đội sản xuất Dương Lâu thuộc đại đội Ngô Tập giữ lại 25 cân thóc giống “Nê Ba Tô” cũng phải mang đi nộp để hoàn thành chỉ tiêu trưng thu. Giữa huyện, công xã hầu như mỗi ngày đều mở hội họp qua điện thoại đốc thúc tiến độ, tổ chức phê bình, yêu cầu kiểm điểm những đội trưởng không hoàn thành nhiệm vụ. Có những bí thư đội sản xuất khi nghe nói tới mở hội nghị điện thoại đều sợ tới mức đầu gối run cầm cập. Đội sản xuất Hà Pha vì công việc chống cất giấu lương thực, tra tìm nơi giấu, làm bánh xe nên cán bộ luân lưu trực ban, làm một hơi hội nghị cán bộ 10 ngày 10 đêm để vận động, biện luận, tự báo cáo lương thực cất giấu, sau đó đi nghiệm thu lương thực, nghiệm thu không có hạt thóc nào lại đi vận động, lại biện luận, lại tự báo cáo. Cuối cùng đem hết toàn bộ số lương thực cất giấu trong các đám cỏ của đội, tìm ra được hơn 3000 cân lương thực.
Thái độ này của cán bộ huyện, cán bộ công xã là do lãnh đạo cấp trên mà ra, cũng là kết quả mà thể chế chính trị độc tài mà ra. Sau khi sự kiện Tín Dương xảy ra, trong đoạn báo cáo kiểm tra của uyện ủy Hoàng Xuyên viết ngày 3 tháng 6 năm 1960 có viết: “Cách nghĩ của chúng tôi là dùng trăm ngàn phương cách để hoàn thành chỉ tiêu nhiệm vụ trưng thu được giao, giữ vững ngọn cờ đỏ biểu dương trong 3 năm trưng thu của huyện Hoàng Xuyên. Sau khi thực hiện được 60% chỉ tiêu thì việc thực hiện trưng thu rất khó khăn, đảng ủy địa khu liền tổ chức hội họp qua điện thoại, chúng tôi xếp hạng 3 từ dưới lên. Chúng tôi không phân biệt rõ ràng ranh giới của việc thực sự cầu thị với thành phần cơ hội phái hữu, tính nghiêm trọng của chủ nghĩa cá nhân, liền mắc từ sai lầm này tới sai lầm khác, không dám nói thật, sợ rằng đem sản lượng báo thấp đi, là phủ nhận đại nhảy vọt, phủ nhận được mùa lớn, sợ bị đem ra đấu tố, bị chụp cho cái mũ “thành phần cơ hội chủ nghĩa”. “Làm quan là phục tùng mệnh lệnh cấp trên, cấp trên vừa ý thì quan lộ rộng thênh thang, nếu quan trên không vui thì tiền đồ ảm đạm. Cho nên chỉ chăm chăm làm vừa ý quan trên mà bỏ mặc sinh tử trăm họ cũng là điều tất yếu. Để làm vui lòng quan trên thì phải bằng mọi giá làm cho cấp dưới hoàn thành chỉ tiêu, cứ trên ép xuống dưới, càng đi xuống thì càng bất chất thủ đoạn. Đánh người là biện pháp thường dùng nhất.”
Công việc trưng thu lương thực ở Tức Huyện cũng rất tàn nhẫn. Vào đầu tháng 11, các nhà ăn không thể nổi lửa tiếp, dưới tình hình người chết đói hàng loạt đang lan rộng, việc chống cất giấu, tăng trưng thu vẫn được tiến hành. Bí thư thứ nhất của công xã là Tiền Khánh Hoài, dưới sự lãnh đạo của anh ta với 10 đội sản xuất mỗi ngày vào lúc 12 giờ đêm liền tổ chức họp báo cáo, nếu là đội hoàn thành trưng thu thì xếp ở 3 vị trí cuối cùng, đang đêm tổ chức đấu tố. Theo thống kê của 8 đại đội, số cán bộ bị đấu tố của các đại đội là 22 người, cán bộ tiểu đội là 39 người, các tổ trưởng là 44 người, bị đánh chết tại đương trường có 1 người, bị đánh trọng thương sau đó chết là 7 người. Đối với những cán bộ dám nói sự thật thì đều chụp cái mũ “phủ nhận thành tích” “phần tử phái hữu” rồi tiến hành đấu tố tàn bạo. Cán bộ đảng đại đội sản xuất Diệp Trang là Lưu Bỉnh Trí nói là không có lương thực, không thể hoàn thành được chỉ tiêu trưng thu, liền bị mang ra đấu tố ngay tại đương trường, có 4 người nâng tứ chi của họ Lưu lên giống như nâng con lợn, rồi ném xuống sàn, máu mũi chảy ròng ròng, lưng thì bị thương. 40 năm sau, khi tôi tới Tức Huyện gặp gỡ nhân chứng, các lão nông dân cao tuổi ở đây còn nhớ vị bí thư họ Tiền này. Lão nông này nói, Tiền Khánh Hoài vốn là phó bí thư, khi bí thư công xã là Hùng Vĩnh Khoan lên huyện họp, để họ Tiền ở lại tiếp tục tìm lương thực cất giấu, anh ta mang theo 10 cán bộ (trưởng ban an ninh vũ trang của công xã cùng những người khác) tiến hành tìm kiếm hết đại đội sản xuất này tới đại đội sản xuất khác, gặp chỗ nào có lương thực liền mang đi, tìm kiếm được cả hơn vạn cân lương thực, cho nên anh ta “có thành tích chính trị” liền được thăng chức từ phó bí thư lên chức bí thư đại diện ngang chức bí thư.
Tức Huyện trong phong trào chống cất giấu lương thực đã áp dụng những hình phạt tàn nhẫn vô nhân đạo với các thành phần bị chụp mũ, bị đấu tố: trói lại rồi treo lên xà nhà đánh đập, xông vào giật tóc, còn có cả hình phạt là “đậu tương rang muối” (đậu tương bỏ vào chảo rồi dùng lửa nhỏ rang không dầu cho chín).
Trong quá trình điều tra tôi còn phát hiện ở các tỉnh như Sơn Đông, Cam Túc cũng áp dụng hình phạt này trong các phong trào chống cất giấu lương thực. Vào tháng 8 năm 2000, tôi có tới thăm một vị lão cán bộ cũng từng bị hình phạt rang, đảo đậu tương ở huyện Thông Vị tỉnh Cam Túc. Ông ấy đã giới thiệu cho tôi về hình phạt này: có nhiều người thực hiện hình phạt, bọn họ đứng thành một vòng tròn, những người bị đảo (có thể một người hoặc nhiều người) đứng ở giữa, những người đứng ở 4 phía sẽ đẩy người ở giữa từ bên này qua bên kia, bên kia qua bên này, cứ thực hiện qua lại như thế, người bị đảo sẽ bị ngã xuống đất, sau khi ra lệnh cho người ta đứng dậy rồi tiếp tục bị đẩy, cho tới khi nào người đó không thể đứng đậy được thì bị đẩy ra ngoài, một số người bị bệnh tim mạch thì sau khi bị trò này hành hạ thì tử vong. Tỉnh Tứ Xuyên gọi hình phạt này là “rửa củ khoai trong tay”.
Theo thống kê trong phong trào chống cất giấu lương thực, Tức Huyện có 1065 người bị đánh chết, bị bức tử, trong đó bị đánh chết tại đương trường có 226 người, có 306 người bị đánh trọng thương sau chết có 360 người, tự sát có 479 người. Có 29 cán bộ cơ sở bị đánh chết, bị đánh tàn phế có 46 người. Theo thống kê của 9 đại đội sản xuất thuộc công xã Phòng Hồ, có 29 cán bộ đánh chết 91 nông dân. Bí thư chi bộ đại đội sản xuất là Vương Tâm Nguyệt tự tay đánh qua hơn 150 người, phó bí thư Chu Bỉnh Đường chỉ cần nhìn thấy người là rút thắt lưng ra đánh, đánh qua 44 người, số người bị đánh chết chưa có thống kê. Bí thư đoàn của đại đội sản xuất là Vương Phượng Tài đánh tổng cộng 36 người, theo như phản ánh của quần chúng, anh ta đánh chết 16 người nhưng anh ta chỉ thừa nhận có 3 người.
Vào mùa đông năm 1959, Công xã nhân dân số một toàn quốc là Công xã Tra Nha huyện Toại Bình (tên cũ vốn là Công xã Vệ Tinh), bí thư nhiệm kì thứ hai đảng ủy công xã Quách Thư Chí (bí thư nhiệm kì thứ nhất là Trần Bỉnh Dần được cấp trên tổ chức thành đại biểu đại diện cho hợp tác xã nông nghiệp Tra Nha Trung Quốc sang thăm và giao lưu Ấn Độ) khi nhận nhiệm vụ thì lương thực bị trưng thu sạch, anh ta đang rầu rĩ vì lo lắng không biết lấy đâu ra lương thực để ăn, thì nhận được điện thoại của bí thư địa khu là Lộ Hiến Văn, Lộ bí thư mang theo nộ hỏa nói:
“Vấn đề lương thực trước mắt với hai con đường đấu tranh đang rất quyết liệt, mày sống tao chết. Vụ mùa bội thu là tồn tại khách quan, là sự thật, không thể không thừa nhận được. Công xã nhân dân Tra Nha Sơn nổi tiếng toàn quốc, là nơi toàn thế giới biết tên, làm sao lại để phát sinh vấn đề ầm ĩ về lương thực được? Đây là đấu tranh hai con đường, cần phải đánh dẹp những phần tử gây rối loạn công cuộc đấu tranh. Việc cất giấu lương thực là chuyện phổ biến, đa số là diễn ra dưới sự lãnh đạo của tầng lớp cán bộ, bọn chúng giấu lương thực từ trên trời xuống tận dưới đất, từ sườn núi cho tới bờ song, từ trong rừng ra ngoài bìa rừng, đây là nguyên nhân chủ yếu tạo nên hiện tượng thiếu hụt lương thực, cho nên cần phải triển khai công tác đấu tranh với bè lũ cực hữu, bè lũ phá hoại vụ thu, không được mềm tay, cần phải đấu tranh mạnh mẽ, đem lương thực bị cất giấu ra. Ngày mai, huyện Toại Bình các anh cần phải tổ chức hội nghị báo cáo tin vui tìm lương thực, báo cáo với đảng ủy địa khu. Nếu không sẽ bị khép vào tội vi phạm nguyên tắc kỉ luật của tổ chức đảng để xử lý.”Dưới mệnh lệnh của Lộ Hiến Văn, bí thư huyện ủy Toại Bình là Thái Trung Điền lật đật đi tớI công xã nhân dân Tra Nha Sơn, nói với Quách bí thư: “Họp! triệu tập cuộc họp ba cấp cán bộ! nhanh lên!” Rất nhanh sau đó, toàn bộ cán bộ của đại đội sản xuất cũng như cán bộ các đội sản xuất toàn công xã đều có mặt ở khoảng sân đằng trước trụ sở. Lời nói bọn họ rất là nghiêm trọng: “Chúng ta phải hạ quyết tâm, xác định mục tiêu bằng mọi giá phải moi được lương thực cất giấu ra, không chừa một góc chết nào. Cần đấu tố cứ đấu tố, cần bắt giữ cứ bắt giữ, không được nương tay, càng không được dao động kiểu đàn bà. Ai bao che cho họ, đem đấu tố luôn một lượt”. Sau đó phân tổ thảo luận, tự báo mức giao nộp lương thực.
Bí thư chi bộ đảng của đại đội sản xuất Thắng Kiều là Cao Đức, đi tham gia hội nghị chống cất giấu lương thực ở huyện 3 ngày liền thì bị dọa cho phát bệnh, nằm ở nhà uống thuốc được mấy hôm, đang có chuyển biến tốt. Nghe được thông báo gọi anh ta đi họp, lập tức lại căng thẳng trở lại. Anh ta nghe nói được phân công lưu lại thảo luận về các biện pháp tìm lương thực chôn giấu, lại bị căng thẳng, trước mắt tối sầm lại, ngã ngay ra nền nhà, sùi cả bọt mép, trong lúc mê sảng nói lảm nhảm: “không có thóc… thật sự là không có thóc…không có thóc…” mọi người xúm lại khiêng anh ta vào phòng, lúc đó toàn thân vẫn đang run lên. Có một vị kế toán của tiểu đội sản xuất tên là Bao Căn bị xem la đối tượng đột phá trọng điểm, bắt đầu bị đem ra đấu tố. Bao Căn chịu không nổi những đòn đánh đấm của mọi người, liền nói anh ta và đội trưởng đội sản xuất là Chu Toại Bình có cất giấu 500 cân lương thực. Chu Toại Bình ngay lập tức trở thành đối tượng bị đấu tố. Anh ta xem thường hành động mềm yếu của Toại Bình, đứng ngẩng đầu ưỡn ngực giữa đám đông. Sau một trận đòn đấm đá của đám đông, họ Chu nằm dài trên đất, liền bị người ta nắm tóc lôi dậy, có người mang tới một cái ghế dài, đem một chân của Chu để lên trên ghế theo thế võ “Kim Kê độc lập”, chưa đợi tới lúc Chu đứng vững lại có người tới đá ngã chiếc ghế, Chu lại nằm lăn ra đất. Đám người lại xông lên đánh đập anh ta một trận, đánh xong lại lấy ghế bắt anh ta thực hiện “Kim Kê độc lập”, lại bị đánh cho máu me đầy mặt mà vẫn chưa thừa nhận việc chôn giấu lương thực. Thế là họ lại dùng một sợi dây thừng nhỏ trói Chu lại, dây thừng nhỏ siết vào cơ bắp, da thịt xong lại treo dây lên cây, kéo một cái thì họ Chu bị treo lên lơ lửng. Không đầy hút một điếu thuốc thời gian, Chu Toại Bình mồ hôi to như hạt đậu chảy ròng ròng xuống đất, sắc mặt chuyển dần sang màu xám như gan lợn. Chu Toại Bình bắt đầu nói với giọng cầu xin, “Thả tôi ra, tôi nói, tôi nói hết”. Những cán bộ tham gia hội nghị này của đại đội sản xuất đều nhìn thấy tấm gương của họ Chu, liền chen nhau báo lên trên: chỗ này giấu bao nhiêu vạn cân thóc, chỗ kia giấu bao nhiêu cân đậu tương. Hội nghị ba cấp cán bộ đạt được thắng lợi lớn, huyện ủy huyện Toại Bình báo cáo tin mừng lên cho đảng ủy địa khu Tín Dương: trong 3 ngày đã tìm được tới 45900 cân lương thực bị cất giấu (23 tấn). Sau hội nghị, bắt đầu đi tìm lương thực theo chỉ dẫn báo cáo của mọi người, một kg cũng không tìm thấy.
Tháng 12 năm 1959 là thời gian mà có nhiều người chết đói nhất. Tỉnh ủy Hà Nam vẫn không quên phải hoàn thành nhiệm vụ trưng thu. Phó bí thư tỉnh ủy là Tống Trí Hòa trong báo cáo nộp cho tỉnh ủy ngày 4 tháng 12 có đoạn viết: “tình hình sản xuất ở nông thôn rất tốt”, đang dần hình thành nhận thức đúng đắn về đấu tranh giai cấp, nhấn mạnh phải dựa vào đa số bần nông và trung nông, phát động sự hăng say lao động ở quần chúng. Một bộ phận các huyện (Tân Thái, Thượng Thái, Nhữ Nam) có tiến độ trưng thu nhanh, đã hoàn thành chỉ tiêu, một số nơi khác thì lại có tiến độ chậm, tới hôm nay mà tình hình vẫn còn kém. Anh ta cho rằng nguyên nhân chưa hoàn thành chỉ tiêu trưng thu có 3 loại: một là do được mùa, nhiệm vụ trưng thu không được xem trọng, tầng lớp cán bộ cơ sở tồn tại vấn đề về tư tưởng, hai là vấn đề về tư tưởng, cũng có vấn đề về tác phong công việ, ba là nỗ lực trong công việc nhưng sức sản xuất thấp. Anh ta cho rằng “phàm là những đại đội sản xuất và những phân đội có bần nông và trung nông chiếm đa số, nắm quyền lãnh đạo thì sẽ hoàn thành nhiệm vụ trưng thu, cũng như sắp xếp được cuộc sống cho các xã viên. Phàm là đại đội sản xuất nào mà trng nông phú hào chiếm quyền lãnh đạo, có vấn đề nghiêm trọng về con đường tư tưởng tư bản chủ nghĩa thì việc cất giấu lương thực diễn ra nghiêm trọng, không cố gắng hoàn thành chỉ tiêu trưng thu, cũng không an bài tốt cuộc sống cho xã viên, bởi vì lí do thật sự của việc cất giấu lương thực chính là làm cho nhà ăn tập thể không thể tiếp tục hoạt động được”.
Tuy nhiên Tống Trí Hòa cũng nói giúp được nông dân 2 câu “những địa phương này trước mắt không nên chỉ đơn thuần là trưng thu lương thực, cần phải toàn lực xoay chuyển chế độ phân phối, thu xếp cuộc sống tốt cho các xã viên… nếu như tiếp tục cưỡng chế trưng thu, sẽ dẫn tới nguy cơ thoát li khỏi quần chúng nhân dân.”
Ở đại đội sản xuất Lý Yển Loan thuộc công xã Thành Quan huyện Quang Sơn, khẩu phần ăn của nông dân, lẫn thóc giống, thức ăn cho gia súc đều bị trưng thu hết sạch cả, các bếp ăn tập thể đều ngừng nổi lửa hết cả. Sau khi các bếp ăn ngừng hoạt động, cán bộ của đại đội sản xuất còn đề ra “ba điều kỉ luật”: nhà ở của các xã viên không được phép có đụn khói bốc lên, không được đào rau dại, không được chạy trốn đi nơi khác. Cán bộ tổ chức một đội tuần tra gồm 12 người, đi kiểm tra lục soát nhà xã viên 3 ngày một lần. Trong số 25 đảng viên của đại đội sản xuất thì có 21 người từng đánh người, tới nỗi các xã viên gọi văn phòng của đại đội là “Diêm Vương Điện”. Toàn đội sản xuất vốn có 346 hộ, có 39 hộ chết đói không còn người nào, nhân khẩu của đội vốn có 1496 người, chết 555 người trong đó có 490 người chết do đói, bị đánh chết có 55 người, 10 người bị bức tử, có 438 người bị đánh đập dã man.
Báo cáo sau sự kiện Tín Dương của tỉnh ủy Hà Nam có viết: “Cán bộ cỡ đại đội sản xuất trở lên trong toàn khu vực có khoảng 5 vạn người, số vi phạm kỷ luật đảng có không dưới 50%, lúc đó chuyện đánh người trở thành phổ biến thành dịch, hàng ngàn hàng vạn người bị đánh tới chết, bức tử, đánh thành tàn phế; tuyệt đại đa số các đội sản xuất đều có nhà ngục và trại giam giữ cải tạo, bắt người không kể lý do, đánh người trở thành dịch.”
© 2013 DCVOnline