Thứ Tư, 28 tháng 1, 2015

Khủng bố ở Boston và khủng bố ở Sài Gòn: ai dã man hơn ai?

TLQ: -Thảm sát tại Trường Tiểu học Cai Lậy


-6 BaMẹ - VCF-Nhân dịp khủng bố ở Boston, nhớ lại ngày đặc công VC đặt bom khủng bố ở nhà hàng nổi Mỹ Cảnh ngày 25 tháng Sáu, 1965. Kết quả chiến công của nhóm đặc công VC là hơn 40 người thiệt mạng, trong đó có 9 người Mỹ và làm hơn 50 thường dân bị thương.
Các bạn để ý tấm hình cuối có 1 nạn nhân là em bé đi ăn cùng gia đình cũng bị giết!










- Ngày 2 tháng Hai 1960: VC phá và đốt chùa Phật giáo ở làng Phước Thành tỉnh Tây Ninh, đâm chết thiếu niên 17 tuổi tên Phan Văn Ngọc do em này kháng cự.
- Ngày 22 tháng Tư1960: Khoảng 30 cán bộ võ trang VC ruồng bố làng Thới Long tỉnh An Xuyên định bắt Cao văn Nành 45 tuổi. Dân làng tụ lại phản đối. Việt Cộng nổ súng giết chết một thiếu niên 16 tuổi.
- Ngày 23 tháng Tám 1960: Việt Cộng đang đêm bắt hai giáo viên Nguyễn Khoa Ngôn và Nguyễn Thị Thiệt đến trường Rau Ran tỉnh Phong Dinh để chứng kiến cảnh chúng xử tử hai người đàn ông tên Cảnh và Văn để răn đe và gây khiếp đảm.
- Ngày 24 tháng Chín 1960: Một toán VC lục phá và đốt cháy tiêu trường An Lạc tỉnh An Giang. 
- Ngày 28 tháng Chín 1960: VC chận xe của Cha xứ Hoàng Ngọc Minh, giáo phận Kontum, dùng súng máy bắn ông chết, xong còn cắm cọc tre vào người ông. Tài xế Huỳnh Hữu, cháu cha Minh, bị thương nặng.
- Ngày 30 tháng Chín 1960: Một toán VC bắt nông dân Trương văn Đáng 67tuổi ra trước một phiên “tòa án nhân dân”, cáo buộc tội ông mua hai mẫu ruộng mà trái lệnh chúng không giao cho người khác. ông bị VC bắn chết trên mảnh ruộng của ông sau phiên xử.
- Ngày 6 tháng Mười Hai 1960: VC đặt chất nổ nhà bếp Sân Cù Sài Gòn làm chết một phụ bếp và làm bị thương hai đầu bếp.
- Báo cáo tổng kết các vụ VC khủng bố năm 1960 của chính phủ VNCH nạp trình cho Ủy Hội Quốc Tế Kiểm Soát Đình Chiến gồm có 284 chiếc cầu bị phá hoại, 60 trạm y tế bị đốt. Và do hậu quả của những trường học bị VC phá hủy, việc học của 25,000 học sinh bị ảnh hưởng.
- Ngày 22 tháng Ba 1961: 20 nữ sinh đi xe đò trên đường từ Sài Gòn về Vũng Tàu sau khi tham dự Lễ Hai Bà Trung bị VC giật mìn và xả súng bắn làm thiệt mạng hai nữ sinh và làm bị thương 10 em khác.
- Ngày 15 tháng Ba 1961: 12 sơ nữ tu dòng Chúa Quan Phòng đi xe đò từ Tây Ninh đi Sài Gòn bị VC phục kích chận lục soát hành lý. Sơ Theophile phản đối nên bị chúng bắn chết tại chỗ và bắn sơ Phan thị Nở bị thương.
- Ngày 26 tháng Bảy 1961: Hai dân biểu gốc người Thượng tên Rmah Pok và Nic Bounrit bị VC phục kích bắn chết gần Đà Lạt cùng với một giáo viên cùng đi thăm viếng một làng định cư.
- Ngày 20 tháng Chín 1961: Một lực lượng hàng ngàn VC tràn ngập thị xã Phước Vinh tỉnh Phước Thành, đốt phá mọi cơ sở hành chánh, chặt đầu hầu hết công chức trong thị xã, chiếm giữ trọn ngày trước khi rút lui.
- Ngày 13 tháng Mười Hai 1961: Cha Bonnet người Pháp thuộc giáo phận Kontum bị quân khủng bố VC ám sát trong lúc ông viếng thăm giáo dân ở Ngok Rongei.
- Ngày 20 tháng Mười Hai 1961: kỹ sư S. Fuka người Nhật làm việc cho dự án đập thủy điện Đa Nhim bị VC chận đường bắt cóc. Số phận của ông ra sao không bao giờ được rõ.
- Ngày 20 tháng Hai 1962: VC ném 4 quả lựu đạn vào một đám dân làng đang xem hát ở Cần Thơ, giết chết 24 phụ nữ và trẻ con và làm cho 84 người khác bị thương.
- Ngày 8 tháng Tư 1962: VC xử tử hai tù thương binh Hoa Kỳ gần làng An Châu Trung phần Việt Nam. Hai thương binh Mỹ này bị trói và bị bắn vào mặt vì họ không đi theo kịp toán VC đang rút lui.
- Ngày 19 tháng Năm 1962: Khủng bố VC ném lựu đạn vào nhà hàng Aterbea ở Sài Gòn làm bị thương viên quản lý đoàn xiệc đến từ Bá Linh và tham vụ văn hóa Tòa Đại Sứ Tây Đức ở Sài Gòn.
- Ngày 20 tháng Năm 1962: VC đánh bom trước khách sạn Hưng Đạo Sài Gòn, nơi cư ngụ của quân nhân Hoa Kỳ,làm bị thương 8 người Việt và 3 quân nhân Mỹ đang đứng bên ngoài khách sạn.
- Ngày 12 tháng Sáu 1962: VC phục kích xe đò hành khách gần Lệ Tri tỉnh An Giang giết chết tất cả người trên xe gồm tài xế, người phụ lơ và hành khách.
- Ngày 20 tháng Mười 1962: Đội Biệt động 159 của Việt Cộng tung lựu đạn giết chết 7 người và làm bị thương 47 người đang đứng xem một cuộc triển lãm có trưng bày một phi cơ trực thăng cùng một số chiến lợi phẩm tịch thu được của địch quân trước Tòa Đô Chính Sài Gòn và một đoạn dài của đại lộ Nguyễn Huệ.
- Ngày 4 tháng Mười Một 1962: VC ném lựu đạn trong một đường hẻm tại Cần Thơ, giết chết một quân nhân Hoa Kỳ và 2 trẻ em Việt Nam và làm một em khác bị thương nặng.

- Ngày 25 tháng Giêng 1963: VC đặt chất nổ xe lửa chở gạo gần Qui Nhơn, giết chết 8 hành khách và làm bị thương 15 người khác.
- Ngày 4 tháng Ba 1963: VC chận xe trên đường Sài Gòn Đà Lạt, bắn chết 2nhà truyền giáo Tin Lành là lwood Forreston, người Mỹ, và Gaspart Makil, người Phi Luật Tân. Hai đứa con song sinh của Makil bị bắn và bị thương.
- Ngày 16 tháng Ba 1963: VC ném lựu đạn vào một ngôi nhà của một gia đình người Mỹ đang tiếp khách ăn tối ở Sài Gòn, giết chết một thương gia người Pháp và làm bị thương 4 người khác.
- Ngày 25 tháng Ba 1963: Cơ sở nội tuyến của Đội biệt động 159 (do Mười Luân, bí số 8 , và Lê Thị Thu Nguyệt, đóng vai người yêu của Mười Luân) đã gắn một quả mìn hẹn giờ vào chiếc máy bay Boeing 707 cho chuyến bay từ Sài Gòn đi Mỹ. Chiếc máy bay vừa đáp xuống phi trường Honolulu thì mìn phát nổ nhưng không làm ai bị thương vong vì tất cả hành khách đã di chuyển khỏi máy bay. Nguyên nhân mìn phát nổ chậm là do áp suất trên cao làm đồng hồ hẹn giờ của quả mìn thay đổi.
- Ngày 3 tháng Tư 1963: Khủng bố VC tung hai quả lựu đạn vào một trường học ở Long Xuyên, giết chết một giáo viên và hai người lớn đang xem học sinh trình diễn ca nhạc hàng năm.
- Ngày 4 tháng Tư 1963: VC ném lựu đạn vào khán giả đang xem chiếu bóng ở một làng quê quận Cao Lãnh tỉnh Định Tường, giết chết 4 người và làm bị thương 11 người khác.
- Ngày 23 tháng Năm 1963: VC đánh bom bằng hai chiếc xe đạp có gài chất nổ trên đường phố Sài Gòn giết chết hai người và làm bị thương 10 người khác.
- Ngày 12 tháng Chín 1963: Cô giáo Võ Thị Lộ 26 tuổi ở An Phước tỉnh Kiến Hòa sau 3 ngày bị VC bắt cóc, đã bị VC cắt cổ chết và vứt thây ở rìa làng.
- Ngày 16 tháng Mười 1963: Hai chiếc xe đò ở Kiến Hòa và Quảng Tín bị trúng mìn VC khiến cho 18 hành khách tử vong và 23 người khác bị thương.
- Ngày 9 tháng Mười Một 1963: Trong một ngày 3 vụ ném lựu đạn xảy ra tại 3 địa điểm khác nhau tại Sài Gòn làm bị thương 16 người.
- Ngày 9 tháng Hai 1964: VC kích nổ bom tại một sân vận động thể thao nơi người Mỹ chơi banh làm cho 2 chết và 41 bị thương trong đó có 4 phụ nữ và 5 trẻ em. Một phần bom khác không nổ, nếu không, số người tử thương sẽ cao hơn nhiều.
- Ngày 16 tháng Hai 1964: Khủng bố VC kích nổ bom tại rạp chiếu bóng Kinh Đô ờ Sài Gòn gây tử thương 3 người Mỹ và làm bị thương 32 người khác.
- Ngày 14 tháng Bảy 1964: Phạm Thảo, chủ tịch ủy ban hành động Công giáo tỉnh Quảng Ngãi bị VC xử tử khi ông về thăm sinh quán làng Phổ Lợi Quảng Ngãi.
- Tháng Mười 1964: Giới chức Hoa Kỳ tại Sài Gòn cho biết từ đầu năm đến tháng Mười 1964 VC đã giết chết 429 viên chức địa phương của VNCH và bắt cóc 482 người khác.
- Ngày 24 tháng 12, 1964: Một vụ nổ do khủng bố VC ở cư xá Brink trong đêm Giáng Sinh. Cư xá Brinks ở Sài Gòn là nơi trú ngụ của hơn 125 sĩ quan Mỹ và dân thường bị đánh bom do một đặc công Việt Cộng đóng giả làm sĩ quan Việt Nam Cộng hòa. Bom được đưa vào garage của cư xá và cho phát nổ làm sập 3 tầng của tòa nhà, giết 66 người trong đó có 2 sĩ quan Mỹ và làm hơn 100 người khác bị thương
- Ngày 6 tháng Hai 1965: Đài phát thanh VC cho biết VC đã đem hai tù binh người Mỹ ra bắn chết để trả thù cho 2 khủng bố VC vừa bị VNCH xử bắn.
- Ngày 10 tháng Hai 1965: Khủng bố VC đặt bom phá nổ trại lính ở Qui Nhơn, giết chết 23 binh sĩ Mỹ.
- Ngày 30 tháng Ba 1965: Một toán đặc công VC phối hợp đánh bom Tòa Đại Sứ Mỹ trên đại lộ Hàm Nghi gây thiệt mạng cho 22 người, trong đó có 19 người Việt, 2 nhân viên Mỹ và một người Phi Luật Tân, 83 người khác bị thương, trong đó có phó đại sứ Mỹ A.Johnson.
- Ngày 25 tháng Sáu, 1965: Nhà hàng nổi Mỹ Cảnh trên sông Sài Gòn bị đặt bom làm hơn 40 người thiệt mạng, trong đó có 9 người Mỹ và làm hơn 50 thường dân bị thương.
- Ngày 18 tháng Tám, 1965: Tổng Nha Cảnh sát SG bị đánh bom làm 6 người chết và 15 người bị thương.
- Ngày 4 tháng Mười, 1965: Sân vận động Cộng Hòa bị đặt bom làm 11 người thiệt mạng, 42 thường dân khác bịthương.
- Ngày 5 tháng Mười, 1965: Bom nổ trên một chiếc taxi trên đường Phó Đức Chính ở Sài Gòn, có thể do bom phát nổ sớm hơn giờ ấn định, làm hai người chết và 10 bị thương.
- Ngày 4 tháng 12, 1965: Bom khủng bố nổ trước một building cư xá quân nhân ngoại quốc ở Saigon làm 137 người bị thương gồm 72 người Mỹ, 3 người Tân Tây Lan và 62 người Việt.
- Ngày 12 tháng 12, 1965: Hai trung đội khủng bố VC giết 23 công nhân đào kinh trong một ngôi chùa Phật giáo ở Tân Hưng tỉnh Định Tường và 7 người bị thương.
- Ngày 30 tháng 12, 1965: Ký giả Từ Chung của nhật báo Chính Luận bị VC kê súng bắn vào đầu khi ông từ tòa soạn về nhà để ăn trưa vì trước đó ông đã cho đăng lên báo lời hăm dọa mà ông nhận được của cộng sản.
- Ngày 7 tháng 1, 1966: Cộng sản gài và giật nổ một quả mìn Claymore tại cổng vào phi trường Tân Sơn Nhất, làm 2 người chết và 12 bị thương.
- Ngày 17 tháng 1,1966: Cộng sản giật mìn xe đò trên công lộ tỉnh Kiến Tường làm chết 26 thường dân, trong đó có 7 trẻ em, và 8 người bị thương.
- Ngày 29 tháng 1, 1966: VC giết chết cha xứ Phan Khắc Dậu 74 tuổi ở Thạnh Trị tỉnh Kiến Tường cùng với 5 giáo dân. Đám khủng bố xúc phạm và hủy hoại thánh kinh và tượng chúa cùng các vật dụng khác.
- Ngày 2 tháng Hai, 1966: Một toán du kích VC phục kích bắn xả vào một chiếc xe Jeep chở nhân viên ty thông tin tỉnh Hậu Nghĩa, làm 6 chết và một bị thương.
- Ngày 14 tháng Hai, 1966: VC gài nổ hai quả mìn dưới xe đò gần Tuy Hòa giết chết 48 nông dân và làm bị thương 7 người khác.
- Ngày 18 tháng Ba, 1966: Thêm 15 hành khách xe đò chết và 4 bị thương vì trúng mìn VC 8km phía tây Tuy Hòa tỉnh Phú ên.
- Ngày 22 tháng Năm, 1966: Quân khủng bố VC đang đêm tấn công một khu nhà trú ngụ của nhân công đào kinh tỉnh An Giang, giết chết 18 đàn ông, 1 phụ nữ và 4 trẻ em.
- Ngày 10 tháng Chín, 1966: Trong đêm trước ngày bầu cử Quốc Hội miền Nam, Việt Cộng tung ra 166 cuộc tấn công trên toàn quốc, phá hoại địa điểm đặt thùng phiếu, bắt cóc và ám sát.
- Ngày 11 tháng Chín, 1966: Trong ngày bầu cử, khủng bố VC giết chết 19 cử tri, làm bị thương 120 người, đốt phá phòng phiếu, đặt mìn vệ đường và ám sát.
- Ngày 24 tháng Chín, 1966: Quân đội Hoa Kỳ giải cứu 11 tù nhân tại một trại giam của VC ở tỉnh Phú Yên. Có 70 tù nhân bị VC bỏ đói đến chết và 20 người khác chết vì tra tấn. 
- Ngày 11 tháng Mười, 1966: Theo sự chỉ dẫn của một thiếu niên 14 tuổi, lực lượng Đồng Minh tìm thấy một nhà tù VC ở tỉnh Bình Định với 12 tử thi tù nhân đã bị VC bắn và ném lựu đạn chết trước khi chúng tẩu thoát
- Ngày 22 tháng Mười, 1966: Một cán bộ nông thôn nửa đêm bị VC vào nhà bắn chết ở Bình Chánh tỉnh Gia Định.
- Ngày 24 tháng Mười, 1966: Một chiếc xe đò chạy tuyến đường Huế - Quảng Trị trúng mìn VC tại Phong Điền khiến 15 hành khách bị thương.
- Ngày 27 tháng Mười, 1966: VC tung lựu đạn vào nhà dân ở Ban Mê Thuột giết chết 2 người và làm bị thương 7 người gồm trẻ em và phụ nữ.
- Ngày 28 tháng Mười, 1966: Cảnh sát kịp thời bắt giữ một nữ du kích VC định đặt bom dưới khán đài lễ hội ởKhánh Hưng tỉnh Ba Xuyên.
- Ngày 1 tháng 11, 1966: VC pháo kích Sài Gòn trong Ngày Cách Mạng giết chết và làm bị thương 51 người.
- Ngày 2 tháng 11, 1966: VC ném lựu đạn vào trường đua Phú Thọ Sài Gòn làm 2 người chết và 8 người bị thương. Cùng ngày một toán khủng bố VC tấn công quận châu thành tỉnh Phong Dinh, đặt chất nổ gây hư hại cầu sắt Đầu Sấu.
- Ngày 3 tháng 11, 1966: Khủng bố VC xâm nhập ngoại ô Sài Gòn và pháo kích 24 phát vào trung tâm thủ đô. Các nơi bị trúng đạn là Chợ Bến Thành, nhà thương Grall, nhà thờ Đức Bà và một số nhà dân cư; có 8 người chết và 37 người bị thương nặng. Ngày 4 tháng 11, 1966: VC bắn súng cối vào một làng tỉnh Hậu Nghĩa, làm một người chết và 8 người bị thương. Cùng ngày VC tấn công một làng ở Tây Ninh làm 6 người chết và một số bị thương.
- Ngày 7 tháng 11, 1966: VC bắt cóc hai viên chức hành chánh trên tỉnh lộ 8 tỉnh Quảng Đức.
- Ngày 16 tháng 11, 1966: Một chiếc xe đạp chứa chất nổ do khủng bố VC gài phát nổ trên đường Nguyễn Văn Thoại Sài Gòn khiến hai quân nhân và một thường dân bị thương.
- Ngày 19 tháng 11, 1966: VC pháo kích tổng cộng 28 phát đạn súng cối ở Cần Giộc và Cần Đước tỉnh Long An gây cho 2 trẻ em chết và 17 người bị thương.
- Ngày 20 tháng 11, 1966: Hai cảnh sát viên bị thương khi gỡ băng rôn VC có gài chất nổ.
- Ngày 23 tháng 11, 1966: VC mặc quân phục giả dạng binh sĩ VNCH giết chết cảnh sát gác cầu ở Khánh Hưng tình Ba Xuyên và ném 2 quả lựu đạn làm 2 binh sĩ và 7 thường dân bị thương.
- Ngày 26 tháng 11, 1966: VC gài mìn Claymore ở sân chơi trường tiểu học Trịnh Hoài Đức ở An Thạnh tỉnh Bình Dương cạnh một địa điểm huấn luyện của một đơn vị Đại Hàn. Mìn nổ giết chết 3 binh sĩ Đại Hàn và làm bị thương một học viên người Việt.
- Ngày 30 tháng 11, 1966: VC pháo kích chợ Tân Uyên tỉnh Biên Hòa giết chết 3 thường dân và làm bị thương 7 người khác.
- Ngày 4 tháng 12, 1966: Một đơn vị đặc công VC phá thủng chu vi phòng thủ 20, 8 cây số xung quanh Căn cứ Không quân Tân Sơn Nhứt và pháo kích khu vực trong 4 giờ.
Lực lượng bảo vệ Mỹ và VNCH sau đó đã đẩy lui toán đặc công này, giết chết 18 người. Một máy bay trinh sát 101 của Mỹ bị thiệt hại nặng. Quân du kích quay lại trong đêm cùng ngày, nhưng lực lượng phòng thủ một lần nữa đã đẩy lui, giết thêm 11 đặc công Việt Cộng.
- Ngày 7 tháng 12, 1966: Du kích Việt Cộng dùng súng lục Đông Đức ám sát dân biểu Trần Văn Văn khi ông đang trên đường đi đến trụ sở Quốc Hội. Hai tên du kích bị bắt.
- Ngày 10 tháng 12, 1966: Du kích Việt Cộng ném lựu đạn vào sân chơi của ty Chiêu Hồi tỉnh Bình Dương làm cho 3 trẻ em bị thương nặng. Cùng ngày, một xe đò trúng mìn Việt Cộng ở Phong Dinh khiến 5 hành khách toàn phụ nữ thiệt mạng và làm tài xế bị thương nặng.
- Ngày 27 tháng 12, 1966: Dân biểu bác sĩ Phan Quang Đán may mắn thoát chết khi xe ông phát nổ ở Gia Định. Bánh chất nổ gắn dưới lườn xe của ông kích nổ khi ông mở cửa xe bước ra. Bác sĩ Đán bị thương nhưng một phụ nữ đi đường tử thương và 5 người bộ hành khác bịthương.
- Ngày 6 tháng 1, 1967: Một cảnh sát viên ở quận Tân Châu tỉnh Kiến Phong bị Việt Cộng hành quyết trước sự chứng kiến của gia đình.
- Ngày 7 tháng 1, 1967: Việt Cộng đặt chất nổ phá sập một lớp học và một trạm y tế quận Hồng Ngự tỉnh Kiến Phong.
- Ngày 8 tháng 1, 1967: Việt Cộng ném lựu đạn vào nhà một xã trưởng tỉnh An Xuyên làm một đứa con của ông ta chết và làm bị thương 3 thành viên khác trong gia đình.
- Ngày 12 tháng 1, 1967: VC phục kích xe đò trên Quốc lộ 14 ở Tân Cảnh giết chết 3 thường dân và làm bị thương 3 quân nhân.
- Ngày 21 tháng 1, 1967: VC đột nhập làng Buôn Hô tỉnh Darlac gom dân tuyên truyền và bắt đi 6 thanh thiếu niên.
- Ngày 6 tháng 2, 1967: VC bố ráp Liêu Trì tỉnh Quảng Tín bắt cóc giáo viên và viên chức. Giáo viên bị giết sau đó. Cùng ngày VC ném lựu đạn một buổi tiếp tân của Phó Tỉnh trưởng Kontum, giết chết Trưởng Ty Giáo Dục và 2 viên chức khác cùng 8 người bị thương nặng.
- Ngày 4 tháng 3, 1967: Biết tin một đơn vị VNCH hành quân giải cứu, toán canh tù VC trói 12 tù nhân VNCH xong bắn, đâm và cắt cổ. Chỉ có hai người được cứu sống. 
- Ngày 5 tháng 3, 1976: VC mở 2 vụ đột kích ban đêm giết hai cán bộ xây dựng nông thôn ở Vĩnh Phú tỉnh Phú Yên. Trong một vụ khác, thêm 7 người khác bị giết và 4 người bị thương.
- Ngày 30 tháng 3, 1967: VC pháo kích trại gia binh tỉnh lỵ Bạc Liêu, phá hủy 200 căn nhà, giết chết 32 người.
- Ngày 13 tháng 4, 1967: VC nhắm mục tiêu khủng bố ban đêm vào một đoàn văn nghệ trình diễn ở Lữ Sơn gần Đà Nẵng. Trưởng và phó đoàn đều bị giết, 2 đoàn viên bị thương.
- Ngày 14 tháng 4, 1967: Du kích VC bắt cóc Nguyễn Văn Sơn, người ra ứng cử hội đồng làng thuộc quận Bình Chánh tỉnh Gia Định.
- Ngày 16 tháng 4, 1967: VC ám sát một ứng cử viên hội đồng làng Cẩm Hà tỉnh Quảng Nam. Thân nhân trong gia đình cũng bị vạ lây gồm 1 em bé chết và 3 người lớn bị thương.
- Ngày 18 tháng 4, 1967: VC tấn công vào ấp Suối Chồn thuộc tỉnh Long Khánh đông bắc Sài Gòn, giết chết 5 cán bộ xây dựng nông thôn, làm bị thương 3 người và bắt cóc 7 người. Trong số5 người bị giết có 3 cô gái trẻ bị trói và bắn vào đầu. Một phần ba nhà cửa trong ấp bị VC đốt cháy rụi.
- Ngày 26 tháng 4, 1967: Nguyễn Cầm, trưởng ấp Ba Đàn tỉnh Quảng Nam bị VC giết.
- Ngày 10 tháng 5, 1967: Một chiếc xe đò cán trúng mìn VC ở tỉnh Phú Bổn làm một hành khách chết, tài xếvà 5 hành khách khác bị thương.
- Ngày 11 tháng 5, 1967: Bác sĩ Trần Văn Lữ , bộ trưởng Y Tế tường trình trước Tổ Chức Y Tế Thế Giới ở Geneva rằng trong 10 năm qua có hơn 200 nhân viên y tế bị VC giết hại. Con số chính xác là 211 người gồm bác sĩ và y tá đã bị VC giết hoặc bắt cóc; 174 bệnh xá, bệnh viện và nhà bảo sanh bị phá hủy, 40 xe cứu thương bị trúng mìn hoặc bị bắn bằng súng máy.
- Ngày 16 tháng 5, 1967: VC mở hai vụ khủng bố ở hai tỉnh Quảng Tín và Quảng Trị giết chết 8 cán bộ xây dựng nông thôn và làm 5 người bị thương.
- Ngày 24 tháng 5, 1967: VC tung lựu đạn vào nhà trưởng ban thông tin Phú Thạnh tỉnh Biên Hòa giết chết ông cùng với hai đứa con lúc 3 giờ sáng.
- Ngày 29 tháng 5, 1967: Đặc công người nhái VC từ dưới Sông Hương ở Huế làm nổ một khách sạn nơi các thành viên của Ủy Hội Quốc Tế Kiểm Soát Đình Chiến thường trú ngụ. Không có thành viên nào của 3 nước hội viên là Ấn Độ, Gia Nã Đại và Ba Lan bị nguy hại; Vụ tấn công của VC làm cho 5 thường dân người Việt tử thương và 15 bị thương. 80% khách sạn bị hư hại.
- Ngày 2 tháng 6, 1967: Hai trung đội VC có trang bị súng máy giữa khuya tấn công Trung Tâm Chiêu Hồi tỉnh Long An làm 5 binh sĩ và 5 thường dân bị thương.
- Ngày 27 tháng 6, 1967: Một xe đò đầy hành khách cán phải mìn VC ở đông nam Lai Khê tỉnh Bình Dương khiến 23 người trên xe đều chết.
- Ngày 6 tháng 7, 1967: 7 trẻ em đi bộ trên đường lộ để đến chùa tại xã Cẩm Phổ tỉnh Quảng Nam nhằm lúc một xe hàng chạy ngang làm nổ một quả mìn chống tăng do VC gài khiến một em chết.
- Ngày 13 tháng 7, 1967: Một nhà hàng ở Huế bị VC gài bom nổ làm chết 2 thực khách người Việt, làm bị thương 12 người Việt, 7 người Mỹ và 1 người Phi Luật Tân.
- Ngày 14 tháng 7, 1967: VC giả dạng binh lính VNCH tấn công một trại tù tỉnh Quảng Nam, giải thoát cho 1,000 trên tổng số 1,200 tù nhân, xử tử 30 người tại sân trại. 10 thường dân bị giết và 29 thường dân khác bị thương khi VC mở đường rút lui.
- Ngày 25 tháng 7, 1967: VC vào nhà dân ở Bình Triệu tỉnh Long An bắt đi 4 đàn ông, 1 phụ nữ và đứa con trai 16 tuổi của bà. Sáng hôm sau trên tỉnh lộ 13, người ta tìm thấy thi thể 6 người này với hai tay bị trói sau lưng và mỗi người có một vết đạn bắn vào đầu.
- Ngày 5 tháng 8, 1967: Khủng bố VC bắt một bé gái học sinh cầm một quả lựu đạn đã rút chốt sẵn dặn em đưa cho thầy cô giáo của em. Em học sinh này đi đến trường em thuộc tỉnh An Xuyên đang có chương trình đặc biệt cổ động cho chiến dịch Rủ Nhau Đi Bầu Tháng Chín. Vừa tới cửa lớp học, em học sinh buông tay thả lựu đạn khiến cho em chết và làm 9 em học sinh ngồi trong lớp bị thương.
- Ngày 24 tháng 8, 1967: VC ném bom vào nhà một cảnh sát viên ở Cần Thơ làm một người chết và 4 người bị thương.
- Ngày 26 tháng 8, 1967: Xe đò chở hành khách cán trúng mìn trong tỉnh Kiến Hòa làm cho 22 người chết và 6 người bị thương.
- Ngày 27 tháng 8, 1967: VC gia tăng các vụ khủng bố bằng pháo kích một tuần trước ngày bầu cử tổng thống và thượng nghị viên. 46 chết và 227 bị thương ở Cần Thơ. 10 chết và 10 bịthương trong tỉnh Phước Long. 9 thường dân và 5 trẻ em bị thương ở Ban Mê Thuột. 2 chết và 1 bị thương ở Bình Long. 6 người bị bắt cóc ở làng Phước Hưng tỉnh Thừa Thiên.
- Ngày 29 tháng 8, 1967: VC xâm nhập 4 xã thuộc quận Thăng Bình tỉnh Quảng Nam, giết chết 2 và bắt đi 6 người.
- Ngày 1 tháng 9, 1967: VC phá quốc lộ 4 trong tỉnh Định Tường với 6 hố bom khiến mọi lưu thông tắt nghẽn ngoại trừ một xe cứu thương quân đội cán trúng mìn áp suất khiến 13 hành khách chết và 23 bị thương.
- Ngày 3 tháng 9, 1967: Trong ngày bầu cử, vụ khủng bố VC đầu tiên xảy ra tại một địa điểm bỏ phiếu ở Tuy Hòa Phú Yên khiến 3 chết và 42 bị thương. Tính chung trong buổi sáng ngày bầu cử. Có tổng cộng 48 cử tri bị VC sát hại.
- Ngày 8 tháng 11, 1967: Trung tâm tị nạn Kỳ Chánh tỉnh Quảng Tín bị VC xâm nhập
- Ngày 5 tháng 12, 1967: Một trong những vụ VC khủng bố tồi tệ nhất gây tiếng vang lớn là cuộc thảm sát ở Dak Son tỉnh Phước Long. Người Mỹ ví nó như vụ thảm sát làng Lidice ở Tiệp Khắc dưới thời nước này bị Đức Quốc Xã chiếm đóng. Dak Son là một làng người Thượng với khoảng 2,000 dân. Vì ngôi làng này gần một căn cứ quân đội Mỹ và được dân làng có thiện cảm, VC căm thù muốn tiêu diệt. Hơn 300 VC trang bị 60 súng phun lửa đang đêm tấn công định thiêu sống tất cả: người già trẻ lớn bé, gia súc, thực phẩm, nhà cửa Sáng hôm sau, một cảnh hoang tàn với từng đống thây người chết cháy thành than cùng với mọi vật. Tổng cộng có hàng trăm người chết, hai phần ba là phụ nữ và trẻ em. Gần 200 người bị bắt đi và không bao giờ trở lại. Số người còn sống sót là vì cư trú trong các dãy nhà khác và VC đã xài cạn hết súng phun lửa.

Ấp Tân Sinh, Đắc Sơn bị VC dùng súng phun lửa hủy diệt, giết 114 dân làng và là bị thương 47 người (Photo AP)

Ngày 14 tháng 12, 1967: Dân biểu Bùi Quang San bị VC xông vào nhà ám sát. Hai ngày trước khi bị giết, ông San cho biết có nhận được thư VC hăm dọa tính mạng. Cả gia đình ông ở Hội An từng bị VC sát hại gồm mẹ, vợ và 6 đứa con. Cùng ngày, thông cáo Bộ Thông Tin cho biết trong tuần lễ qua có 232 người chết vì các vụ VC khủng bố.
- Ngày 16 tháng 12, 1967: VC cướp máy vi âm trong một buổi diễn kịch trong trường Đại Học Sài Gòn để tuyên truyền và nổ súng làm 3 người bị thương khi bị ngăn cản, xong tẩu thoát.
- Ngày 20 tháng 1, 1968: Một toán du kích VC có võ trang cưỡng bức khoảng 100 dân cư quận Tam Quan tỉnh Bình Định tập họp để nghe chúng tuyên truyền. Một người lớn tuổi lên tiếng phản đối liền bị VC bắn chết.
- Ngày 30 tháng 1, 1968: Trong đêm giao thừa Tết Mậu Thân, một lực lượng Cộng quân khoảng 12,000 người đã thừa dịp hưu chiến xâm nhập thành phố Huế và tức khắc biến Huế trở thành một trong những thành phố buồn nhất trên quả địa cầu. Thành phố bị VC chiếm đóng 26 ngày, xử tử gần 6,000 nạn nhân không vũ khí mà VC cho là kẻ thù của CS. Sau khi thành phố được giải cứu, người ta tìm thấy nhiều mồ chôn tập thể hàng ngàn người bị VC trói, giết cà chôn vội vã trên đường rút lui. Dấu hiệu cho thấy có cả nạn nhân bị chôn sống.
- Ngày 6 tháng 4, 1968: Một toán du kích VC vào làng Thất Vinh Đông tỉnh Tây Ninh bắt dân mua trái phiếu và bắt đi một giáo viên, 2 người con gái và một người cháu trai của xả trưởng cùng 6 thiếu niên 15, 16 tuổi
- Từ 5/5 đến 22/6, 1968: VC pháo kích 417 quả đạn hỏa tiễn 107 ly của Trung Cộng và 122 ly của Sô Viết vào Sài Gòn, làm chết 115 người và 528 người bị thương, phần lớn là cư dân Quận Tư.
- Ngày 29 tháng 5, 1968: VC chận đường lộ 155 ở tỉnh Vĩnh Bình, đốt 2 xe đò và 28 xe lam 3 bánh, bắt đi 50 hành khách thường dân gồm một mục sư Tin Lành
- Ngày 28 tháng 6, 1968: VC tấn công bằng vũ khí nặng, chất nổ và lựu đạn vào trung tâm tị nạn và làng chài Sơn Trà, phía nam Đà Nẵng làm 88 người chết và 103 bị thương. 450 ngôi nhà bị phá hủy khiến cho hàng ngàn dân không nhà ở. Sau đó VC lại phục kích tấn công bắn vào đám người đi đốn tre để cất lại nhà tị nạn
- Ngày 28 tháng 7, 1968: Một tốp 4 đặc công VC gồm 2 nam 2 nữ đột kích cơ sở nhật báo Chợ Lớn, đuổi hết mọi người, đặt 60 cân Anh chất nổ dẻo làm nổ tung tòa nhà
- Ngày 1 tháng 9, 1968: Các bác sĩ bệnh viện dã chiến 27 Hoa Kỳ cho biết có 2 phụ nữ người Thượng được đưa vào bệnh viện với chứng thiếu máu trầm trọng. Các bác sĩ khám phá ra rằng 2 phụ nữ này đã bị cán binh VC rút máu để sang cho thương binh của họ.
- Ngày 12 tháng 9, 1968: Một tài liệu của VC do chính quyền tịch thu được ở quận châu thành tỉnh Bình Dương cho biết rằng VC ra lệnh giết 7 tù binh của họ để khỏi vướng bận trên đường rút lui.
- Ngày 26 tháng 9, 1968: VC ném lựu đạn vào Chợ Bến Thành làm 1 người chết và 11 người bị thương.
- Ngày 11 tháng 12, 1968: VC vào nhà trưởng toán nhân dân tự vệ quận Tri Tôn tỉnh Châu Đốc bắt trói ông lôi ra ngoài sân rồi dùng súng liên thanh ria nát người ông.
- Ngày 6 tháng 1, 1969: Hai đặc công VC cỡi xe gắn máy áp xe hơi của Bộ Trưởng Giáo Dục Lê Minh Trí rồi ném lựu đạn vô xe khiến ông và tài xế tử thương và cận vệ bị thương.
- Ngày 7 tháng 2, 1969: VC cho nổ một túi mìn gài ở chợ Cần Thơ làm 1 người chết và 3 người bị thương.
- Ngày 16 tháng 2, 1969: Du kích VC vào làng Phước Mỹ tỉnh Quảng Tín tung lựu đạn nhiều nhà giết chết một số cư dân gồm người già và trẻ em không chạy kịp.
- Ngày 19 tháng 2, 1969: VC gài bom trong xe đạp và cho nổ tại một tiệm đông người ở thị xã Trúng Giang tỉnh Kiến Hòa làm chết 6 thường dân và 16 người bị thương.
- Ngày 24 tháng 2, 1969: VC vào nhà thờ Thiên Chúa giáo tỉnh Quảng Ngãi ám sát một linh mục và một thiếu sinh.
- Ngày 4 tháng 3, 1969: VC đi xe gắn máy bắn chết giáo sư Trần Anh, viện trưởng đại học Sài Gòn. Trước đó ông đã nhận được thư hăm dọa của Biệt đội Cảm tử Nội thành Sài Gòn của VC.


-

Chiến tranh và góa phụ


Phong Thu, thông tín viên RFA
2013-04-16
04162013-trangphunu-pt.mp3

000_APP2000040598400-305.jpg
Hai phụ nữ Việt Nam tại nghĩa trang quân đội Biên Hòa hôm 29/4/1975
AFP photo
Nghe bài này
Tải xuống - download 
Chiến tranh Việt Nam đã lại để lại hàng triệu goá phụ, và những đứa con côi cút bị mất cha, lìa mẹ. Có người tiếp tục bước thêm bước nữa để tìm hạnh phúc mới, nhưng nhiều người đã ôm con, thờ chồng, sống cuộc đời phòng không, chiếc bóng từ khi tóc hãy còn xanh.
Họ là những cánh hoa thời loạn ly bị cuốn đi trong cơn giông bão của chiến tranh. Những tấm gương trung kiên, hy sinh thầm lặng mà không hề nhận được huy chương, không một bó hoa và tên của họ cũng không bao giờ được khắc trên bia đá để nhiều người tưởng nhớ.
Những nỗi buồn câm lặng
Trong chương trình hôm nay, nhân kỷ niệm ngày 30 tháng 4 năm 1975, tôi xin gởi đến quý thính giả hình ảnh của những goá phụ đáng kính mà chiếc bóng cô đơn của họ đã ẩn sâu sau những bức tường của những căn nhà hiu quạnh với những nỗi buồn câm lặng, chịu đựng một cách can trường.
Cuộc chiến Việt Nam đã chấm dứt cách đây 38 năm, nhà cửa đã mọc lên thay cho những hố bom. Những cánh đồng hoang lúa đã trổ bông. Cây đã nở hoa. Rừng xanh bao lần thay lá. Nhưng vết thương lòng của nhiều thế hệ vẫn còn rỉ máu. Lòng người vẫn chia cắt, ý thức hệ vẫn còn là một hố sâu ngăn cách chưa thể hàn gắn. Người dân trong nước vẫn chưa có cuộc sống bình yên, chưa tìm được tự do, hạnh phúc thật sự.
Đã có rất nhiều tài liệu, sách vở viết về "Cuộc chiến Việt Nam”.Tất cả đều cho rằng đây là cuộc chiến tranh khốc liệt, đẫm máu và đầy nước mắt. Nhưng con số thương vong chính xác vẫn chưa thống kê một cách đầy đủ. Theo Tổ chức Vietnam Agent Orange Relief & Resposibility Campain có trụ sở tại New York cung cấp thì có khoảng 4 triệu người Việt Nam của hai bên đã thiệt mạng, bị thương, hoặc mất tích trong giai đoạn 1965-1975. Riêng quân đội Hoa Kỳ đã có 58,151 người hy sinh trên chiến trường miền Nam Việt Nam. (*)
Chỉ riêng tại Miền Nam đã có 800.000 trẻ em mồ côi. Hàng triệu goá phụ và ít nhất 10 triệu người trở thành vô gia cư (**).

Những câu chuyện về cuộc đời của những goá phụ là những nỗi thống khổ và sự mất mát của họ đã vượt qua không gian và thời gian. Làm thế nào họ thích ứng sau đó và bây giờ? Làm thế nào họ được an ủi, hỗ trợ, hoặc những gì họ đã cố gắng tìm kiếm để tạo dựng lại cuộc sống, tìm cho mình và các con một tương lai hạnh phúc mới. Tất cả điều đó đã được khám phá trong những câu chuyện bi thảm dần dần được hé mở. Những bi kịch, đổ vỡ trong trái tim và cuộc đời họ rất thầm lặng như một mạch nước ngầm thấm sâu trong lòng đất.
Sau năm 1975, cộng sản đã đưa hơn 1 triệu dân quân cán chính VNCH đi học tập cải tạo. Có người đã được trở về sum họp gia đình. Nhưng có 165.000 người đã chết trong nhà tù cộng sản. (***) Miền Nam lại có thêm những goá phụ với cõi lòng tan nát. Tôi được tiếp xúc với bà Trần Thanh Minh, người goá phụ có chồng là Giảng Viên Tâm Lý Chiến tại trường Võ Bị Đà Lạt, bị cộng sản bắt giam và ông đã chết trong tù. Bà một mình phải nuôi bốn đứa con nhỏ, cháu lớn nhất mới vừa 6 tuổi và cháu nhỏ nhất mới vài tháng tuổi. Bà đã kể lại hoàn cảnh của mẹ con bà sau cái chết của chồng:
Thế là xong, là tuyệt vọng cả đời. Lúc đó, tôi sống cũng như chết rồi….
- Bà Trần Thanh Minh

Ông xã tôi ra đi lúc đó tôi mới có 35 tuổi. Nhưng mà sau 20 năm ở lại với bao nhiêu những đau khổ, vật lộn với miếng ăn. Tôi đã đi bán bánh tôm, bánh cuốn ở Hồ Con Rùa. Tôi đã đi chạy thuốc tây. Tôi đã bán quà cho học trò ở trong những căng-tin trong trường. Có thể nói rằng ai sai cái gì làm cái đó. Mình làm hết cái khả năng của mình cũng không đủ nuôi con. Cho nên cái mong ước lúc bấy giờ, tôi chỉ cầu xin làm sao cho các con tôi đủ ăn, sống một cuộc đời không phải đói rét.”
Trong bài hồi ký “Chuyện Buồn Người Vợ Tù” bà đã viết “Thế là xong, là tuyệt vọng cả đời. Lúc đó, tôi sống cũng như chết rồi….” Bà đã kể thảm cảnh chết đói của chồng khi đi học tập cải tạo tại Miền Bắc với tâm trạng bồi hồi và xúc động:
Cô Phong Thu biết tù cải tạo không tức là họ đưa đi vào rừng vào núi để làm một cái nhà tù lớn để ở trong đó lao động cuốc đất, trồng cây. Nhưng mà hơn một năm trời không có tin tức gì hết. Sau đó là nhà nước cho đi thăm nuôi. Nhưng tôi không được may mắn hơn mọi người. Khi ở trong Nam là còn được đi thăm. Nhưng khi họ chuyển nhà tôi đi ra Bắc. Tôi ra tới chỗ mới biết chồng tôi đã chết ở Vinh, Nghệ Tĩnh. Theo lời các anh kể lại là lúc bấy giờ không có ăn phải ăn lá cây chín ngày, không thuốc men là phải chết thôi. Tôi nghĩ là không thể nào quên được hết cái cảm giác trước khi tôi gục xuống thì tôi thấy như là có vật gì nó đập vào tôi, tối đen và có ánh sáng li ti phát ra. Tôi ngất đi.”

Khi tôi hỏi bà suy nghĩ gì về cuộc chiến đã qua và bà có ý kiến gì với chính sách cai trị của nhà cầm quyền cộng sản Hà Nội. Bà chỉ buồn bã nói:
Chuyện đã qua thì tôi không có chính trị cho nên tôi cũng chẳng có ý kiến gì nhưng tôi không đồng ý với những chính sách mới là tại sao cứ phải làm khổ nhau? Tại sao không dùng những chất xám, những bộ óc siêu việt để mà xây dựng lại đàng này lại đem người ta vào rừng sâu, nước độc rồi để cho người ta đói khát chết dần, chết mòn. Rồi để cho vợ con người ta khổ sở đi kinh tế mới. Không có một gia đình nào tôi thấy trọn vẹn hết. Người ta cố đi tìm tự do. Tại sao người ta phải đi tìm? Vì người ta khổ quá. Người ta không có ăn. Sống không được nói. Lúc nào cũng bị kiềm kẹp, lúc nào cũng lo sợ. Thành ra chính tôi đã dẫn những đứa con tôi đi vượt biên.
Bà đã đưa các con đi vượt biên 20 lần nhưng không thoát và phải đi tù nhiều lần. Trong nhà tù đói khát và hết sức khủng khiếp mà cho đến nay đã mấy chục năm bà vẫn không bao giờ quên.
Vết thương lòng còn mãi


plphoto1-200.jpg

Giáo Sư Pauline Laurent, tác giả cuốn Grief Denied - A Vietnam Widow's Story. Photo courtesy of griefdenied.com

Ngay cả trong lòng xã hội Mỹ, cuộc chiến tranh Việt Nam đã chấm dứt 40 năm nhưng nỗi ám ảnh vẫn chưa thực sự kết thúc.
Tôi có dịp trao đổi với Giáo Sư Pauline Laurent, tác giả quyển sách nổi tiếng “Nỗi Buồn bị Từ Chối- Câu chuyện về người goá phụ trong chiến tranh Việt Nam.” Grief Denied - A Vietnam Widow's Story). Bà đã kể cho tôi nghe câu chuyện cảm động về cuộc đời bà:
Chồng tôi tên là Sgt. Howard E. Querry chết trong cuộc tấn công Mini- Tết vào ngày 10 tháng 5 năm 1968. Đó là tuần lễ mà nhiều người lính Mỹ tử trận nhiều nhất trong cuộc chiến tranh tại Việt Nam.
Lúc đó, tôi mới 22 tuổi, đang mang thai đứa con đầu lòng được 7 tháng. Đơn vị anh đến gõ cửa và báo cho tôi biết chồng tôi đã hy sinh tại một thành phố gần Sài Gòn. Thi hài anh được đưa trở lại Hoa Kỳ hai tuần sau đó. Họ không cho tôi được mở nắp quan tài để nhìn anh một lần sau cùng. Thật khó khăn biết bao khi tôi chôn cất anh mà không được nhìn thấy thi thể của anh. Chúng tôi đã làm lễ chôn cất anh tại nhà thờ mà cách đây một năm chúng tôi đã làm lễ cưới tại đây. Chúng tôi cưới nhau vào tháng 9 năm 1967, anh hy sinh vào tháng 5 năm 1968, con gái tôi được sinh ra vào tháng 7 năm 1968.”
Trẻ trung, thông minh, xinh đẹp và có một địa vị xã hội cao, nhưng bà Pauline đã không tái giá. Bà sống một mình nuôi con với sự an ủi, trợ giúp của cha mẹ và gia đình. Trái tim bà không còn rung động lần thứ hai vì cảm xúc yêu thương đã chết từ khi chiếc quan tài của người chồng thân yêu chôn sâu trong lòng đất. Bà đã bị bịnh trầm cảm nhiều năm bởi nỗi buồn của bà không được lộ ra ngoài, không có ai chia sẻ. Bà nói:
Tôi chưa bao giờ lập gia đình lần thứ hai. Trái tim tôi đã tan vỡ và không bao giờ còn chữa lành được vết thương kể từ khi anh qua đời và lúc đó tôi còn quá trẻ. Tình yêu đó vẫn chưa tan trong tim tôi. Tôi cũng có quen một vài người đàn ông sau này nhưng chưa ai làm cho tôi rung động và dẫn đến quyết định kết hôn và chung sống với họ. Không bao giờ tôi tìm được người đàn ông nào tuyệt vời như chồng tôi. Và anh cũng yêu tôi biết bao. Tôi sống chung với một vài người bạn gái nhưng chưa bao giờ chung sống với bất cứ người đàn ông nào.”

Sau đó, bà đã viết sách để bày tỏ nỗi lòng của mình. Đó là giải pháp để bà tự chữa lành vết thương, giải thoát cho bà ra khỏi sự im lặng, nỗi buồn dai dẳng và bà đã nhiều lần có ý định tự sát. Bà tâm sự:
Tôi đã bỏ ra 10 năm để viết quyển sách (Grief Denied-A Vietnam Widow's Story - Nỗi Buồn Bị Từ Chối - Câu chuyện của một goá phụ trong cuộc chiến tranh Việt Nam”).Tôi bắt đầu viết khi tôi rơi vào trạng thái đau khổ, buồn chán và muốn tự sát. Tôi không thể tự kết liễu đời mình vì tôi còn nghĩ đến con gái của tôi. Quyển sách của tôi đang bán tại website:http://www.griefdenied.comNó cũng bán trên Amazon.com.
Nội dung quyển sách nói về chuyện tại sao tôi im lặng, chịu đựng suốt cuộc chiến tranh Việt Nam, và tôi muốn nói cho mọi người hiểu những đau khổ của những người phụ nữ có chồng là một người lính Mỹ đã tử trận. Tôi cũng muốn nói cho mọi người biết làm thế nào để tự chữa lành vết thương trong trái tim mình. Phần sau cùng của quyển sách là niềm vui của tôi khi Alexis Monhoff, đứa cháu trai đầu tiên của tôi ra đời.”
Tôi chưa bao giờ lập gia đình lần thứ hai. Trái tim tôi đã tan vỡ và không bao giờ còn chữa lành được vết thương kể từ khi anh qua đời và lúc đó tôi còn quá trẻ. Tình yêu đó vẫn chưa tan trong tim tôi.
- Giáo Sư Pauline Laurent

Còn nỗi lòng của bà Trần Thanh Minh thì sao? Bà đang mơ ước những gì vào cuối cuộc đời sau biết bao bể dâu, cay đắng? Bà đã viết rằng “Tôi chắc chồng tôi cũng nuối tiếc như tôi và đang chờ tôi đi với anh. Chúng tôi phải nối tiếp lại những ngày hạnh phúc ngắn ngủi xa xưa. Tôi không thể sống mãi trong cô đơn để run sợ trước những ám ảnh của dĩ vãng và những nhung nhớ khôn nguôi người chồng mà tôi mãi mãi yêu thương như buổi đầu gặp gỡ” (Trích trong bài hồi ký “Chuyện Buồn Người Vợ Tù của bà Trần Thanh Minh)Bà tâm sự:

Những người Mỹ nhân đạo đã đưa mẹ con tôi qua đây theo diện HO. Gia đình có người chết trong trại cải tạo thì họ cho tôi đi. Mẹ con chúng tôi qua đây được mười mấy năm. Cuộc sống rất là ổn định. Các cháu học hành thành tài, có gia đình hạnh phúc. Lúc này, tôi chẳng còn mơ ước gì hơn là mình sẵn sàng ra đi. Cũng hy vọng là ra đi để được đoàn tụ với người chồng mà tôi chỉ được chung sống có năm năm. Đó là nguyện ước cuối cùng của tôi. Tại vì sống ở trên đời này, mình không tìm thêm được một nửa người của mình nữa thành ra mình hy vọng nếu có thế giới bên kia thì mình sẽ được gặp lại phải không cô Phong Thu.
Tôi cũng hỏi bà Pauline về niềm hy vọng cho những goá phụ Việt Nam và Hoa Kỳ trong cuộc chiến tranh Việt nam, bà Pauline không nói gì về thù hận. Bằng một tấm lòng đầy vị tha và đầy tình người. Bà nói:
“Tôi rất đau buồn cho người Mỹ cũng như người Việt Nam về những gì đã diễn ra. Bởi vì người Mỹ không có ai nói về cuộc chiến tranh Việt Nam cho nên vết thương lòng không thể hàn gắn lại được. Hãy tiếp tục tự chữa lành những vết thương lòng và hãy tha thứ, quên đi những bi kịch đau buồn của cuộc chiến tranh đó. Vì nó đã gâcy ra đau thương cho rất nhiều người, cả người Mỹ và người Việt Nam.Người chết là hết. Họ trở về với cát bụi. Nhưng người còn sống luôn khắc khoải, sống trong nỗi tuyệt vọng, nhung nhớ và đón nhận mọi giông bão của cuộc đời.

Xin dành một vòng hoa đẹp nhất, trang trọng nhất để vinh danh những người mẹ, những người vợ đã hy sinh thầm lặng một đời để thờ chồng và nuôi các con khôn lớn. Tình yêu của họ là một viên ngọc quý báu để người đời suy gẫm và biết trân trọng hạnh phúc mà mình đang có trong tay./.
Tài liệu tham khảo:
(*) http://www.VN-AgentOrange.org • info@vn-agentorange.org
(**) http://25thaviation.org/facts/id795.htm.
(***) http://www.historylearcningsite.co.uk/vietnam_boat_people.htm

Những tài liệu liên quan:
Chiến tranh Việt Nam, © 1996 bởi Paul Shannon. Với một số cập nhật. Tháng 4 năm 2000.
Ngô Vĩnh Long, trong "Triển vọng Việt Nam," Bách khoa toàn thư của chiến tranh Việt Nam, ed. Stanley Kutler (New York: Scribner, 1996)
Vietnam Agent Orange Relief& Responsibility Campaign • P.O. Box 303 Prince Station, New York, NY 10009 )


RFA-




-Những nấm mồ cuộc chiến Việt Nam bị lãng quênNguoi Viet Online

“Rất xúc động trước hình ảnh những nấm mồ không còn bia, không còn mộ, trâu bò giẫm nát, thậm chí những người xúc cát làm nhà xới cát làm lòi các áo quan, các sọ người” tại nghĩa trang Đồi Hoa Sim, Hiệp Hòa, Bảo An ở Lagi, Bình Thuận mà sơ Nguyễn Thị Thanh Mai, người nữ tu dòng Mến Thánh Giá, phụ trách cộng đoàn Đồng Tiến, xin phép cải táng các hài cốt bị lãng quên đưa về chôn tại đất thánh thuộc giáo xứ Đồng Tiến từ 10 năm qua.
-- Giáo viên Sử đi dạy Hóa: Phòng Giáo dục cũng ‘bó tay’ (GDVN).

- Biệt động Sài Gòn: “Giải mã” góc khuất của lịch sử (TT). -Đánh bom kinh hoàng ở Boston

Tổng số lượt xem trang