Chủ Nhật, 21 tháng 7, 2013

Sẽ cho phá sản Vinashinlines- Tàu trăm tỉ bán rẻ hơn sắt vụn

-
Cho đến nay, việc xử lý nợ của tập đoàn tầm cỡ một thời vẫn là ẩn số.

-Sẽ cho phá sản Vinashinlines
Vinashinlines, một công ty con nhiều tai tiếng của Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines), sẽ được làm thủ tục phá sản trong thời gian tới.

Đây là một trong những nội dung quan trọng trong thông báo mới nhất của Văn phòng Chính phủ về ý kiến kết luận của Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải tại cuộc họp về tình hình sản xuất kinh doanh và triển khai thực hiện đề án tái cơ cấu của Vinalines.

Cùng được “phá sản” như Vinashinlines, còn có công ty Falcon.

Thông báo này được ban hành sau khi Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải chủ trì cuộc họp về tình hình sản xuất kinh doanh và triển khai thực hiện đề án tái cơ cấu của Vinalines hồi đầu tháng này, với sự tham dự của đại diện lãnh đạo các bộ Giao thông Vận tải, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư; lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước, Ngân hàng Phát triển Việt Nam và Vinalines.

Sau khi nghe báo cáo của Bộ Giao thông vận tải, Vinalines và ý kiến của các đại biểu tham dự cuộc họp, Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải đã “thống nhất với báo cáo, đánh giá của Bộ Giao thông Vận tải về tình hình sản xuất kinh doanh và triển khai thực hiện đề án tái cơ cấu của Vinalines”.

“Trong giai đoạn vừa qua, do thị trường vận tải biển chưa phục hồi, nguồn vốn hạn chế, Tổng công ty Hàng hải Việt Nam gặp nhiều khó khăn trong hoạt động kinh doanh vận tải biển và khai thác cảng biển. Tuy nhiên, Tổng công ty đã bám sát định hướng đầu tư phát triển, tập trung xây dựng và thực hiện nhiều giải pháp vượt qua khó khăn thách thức, triển khai việc cổ phần hóa các doanh nghiệp thành viên theo Đề án tái cơ cấu đã được phê duyệt”, thông báo viết.

Về nhiệm vụ trong thời gian tới, Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải giao cho Vinalines phải tăng cường công tác quản trị, quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh; kiểm tra, giám sát chặt chẽ các khâu, các bộ phận, xử lý vi phạm theo quy định; đồng thời, quản lý, cắt giảm chi phí, nâng cao hơn nữa năng lực khai thác sử dụng đội tàu để đạt hiệu quả cao hơn.

Bên cạnh đó, phải tập trung xử lý tài chính, đẩy nhanh tiến độ thực hiện cổ phần hóa các doanh nghiệp trực thuộc và công ty mẹ theo đúng đề án tái cơ cấu. Hội đồng thành viên, ban giám đốc cần chỉ đạo quyết liệt, cương quyết không vì lợi ích cá nhân làm ảnh hưởng đến tiến trình thực hiện cổ phần hóa doanh nghiệp.

Đặc biệt, Phó thủ tướng yêu cầu Vinalines sớm hoàn thiện và nộp hồ sơ phá sản doanh nghiệp đối với công ty Vinashinlines và Falcon theo quy định.

Liên quan đến các kiến nghị của Vinalines về việc khoanh nợ, xóa nợ tại các ngân hàng thương mại quốc doanh và Ngân hàng Phát triển Việt Nam, Phó thủ tướng giao Bộ Giao thông Vận tải và Vinalines làm việc trực tiếp với từng ngân hàng, trình Ngân hàng Nhà nước để báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.

Về các khoản nợ tại các tổ chức tín dụng khác, Bộ Giao thông vận tải phối hợp với Ngân hàng Nhà nước để xử lý việc khoanh nợ, xóa nợ theo quy định, báo cáo Thủ tướng Chính phủ những vấn đề vượt thẩm quyền.

Về việc Công ty Mua bán nợ quốc gia và Công ty Mua bán nợ và tài sản tồn đọng của doanh nghiệp tham gia mua lại các khoản nợ của Vinalines, giao Bộ Tài chính hướng dẫn, xử lý cụ thể theo thẩm quyền.

Trong khi đó, về việc phát hành trái phiếu có bảo lãnh của Chính phủ để đảo nợ vay ngân hàng, giao Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan xem xét, giải quyết theo quy định. 

Trong thời gian chờ phát hành trái phiếu mới, Ngân hàng Nhà nước xem xét, xử lý các đề nghị của Vinalines về kéo dài thời gian trả nợ trái phiếu thêm một năm và giữ nguyên nhóm nợ cho các khoản vay.

Về vốn lưu động, Bộ Giao thông vận tải, Ngân hàng Nhà nước hỗ trợ, phối hợp với Vinalines làm việc với các tổ chức tín dụng, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp.

Về cơ cấu nợ tại 4 doanh nghiệp chuyển giao từ Vinashin, Vinalines nộp hồ sơ về Ngân hàng Nhà nước để báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.

Về chuyển đổi các khoản nợ, bảo lãnh hỗ trợ của Vinashin và Vinalines cho 5 đơn vị chuyển giao từ Vinashin thành vốn điều lệ, giao Bộ Giao thông Vận tải chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính xem xét, giải quyết cụ thể; báo cáo Thủ tướng Chính phủ những vấn đề vượt thẩm quyền.

Về các liên doanh cảng với đối tác nước ngoài, Bộ Giao thông vận tải chỉ đạo Vinalines đánh giá lại, giảm tỷ lệ góp vốn của phía Việt Nam tại các liên doanh cảng không quan trọng để đầu tư vào các dự án cảng quan trọng hơn.

Một số vấn đề cụ thể khác cũng đã được thể hiện trong thông báo quan trọng này, chẳng hạn về việc sử dụng nguồn vốn từ chuyển đổi công năng khu bến cảng Nhà Rồng - Khánh Hội cho các cảng liên doanh của Vinalines tại khu vực Cái Mép - Thị Vải, giao Bộ Tài chính xem xét, giải quyết theo quy định.

Trong khi đó, về cấp bổ sung vốn điều lệ, giao Bộ Giao thông Vận tải chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính sớm xem xét, giải quyết; lưu ý khấu trừ khoản tạm ứng 200 tỷ đồng của Vinalines để phục vụ cho việc bán tàu của Vinashinlines; về việc bán tàu, ủy quyền Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quyết định các trường hợp; về lãi suất các khoản vay đóng tàu, giao Ngân hàng Nhà nước hướng dẫn thực hiện theo quy định hiện hành.



Tàu trăm tỉ bán rẻ hơn sắt vụn (ĐV/DV).

Theo tiết lộ của lãnh đạo Vietship, mức giá mua tàu là 70 tỷ đồng, bằng một phần sáu so với giá 420 tỷ đồng Falcon Shipping phải trả (trên sổ sách) khi mua tàu năm 2008. Giá bán như vậy chỉ tương đương khoảng 6 triệu đồng một tấn thép, thấp hơn cả giá sắt vụn ở thời điểm hiện tại.

Tính đến hết quý I/2013, Vinalines mới chỉ bán được 3 tàu với tổng trọng tải gần 79.000 DWT bao gồm: Tàu Hà Đông (thuộc Công ty Vinaship), Transco Sun (Công ty Transco) và tàu New Phoenix (Công ty Vinashinlines).
Tàu Vinashin Atlantic neo tại phao số 0, Vũng Tàu từ năm 2009 đến nay
Lãnh đạo Vinalines cho biết, sở dĩ có sự chậm trễ trên là do thị trường mua bán tàu trong Quý I chưa thuận lợi, tàu chào bán nhiều, người mua ít, giá tàu cũ trong quý I/2013 giảm từ 15-30% so với cuối tháng 6.2012.
Tuy nhiên, thông tin trên web GTVT đưa tin ông Nguyễn Đình Thanh - Chủ tịch HĐTV Công ty Vinashinlines cho biết, vướng mắc lớn nhất trong việc bán tàu là việc giải quyết công nợ của từng tàu với các đối tác, nhà cung cấp vật tư thiết bị, nhà máy sửa chữa, việc đàm phán cơ cấu nợ, xử lý nợ sau khi bán tàu với các tổ chức trong, ngoài nước và việc giải chấp tàu tại các tổ chức tín dụng. Tình trạng này dẫn đến hiện tượng, nhiều tàu cũ bán được giá còn thấp hơn số công nợ đang có
Có trường hợp giá bán chỉ bằng một phần sáu mức đầu tư, tức là giá còn rẻ hơn cả sắt vụn.
Đó là trường hợp tàu Speedy Falcon, thuộc sở hữu của Công ty Vận tải dầu khí (Falcon Shipping - Tổng công ty Hàng hải). Theo số liệu của Đăng kiểm Việt Nam, con tàu này có trọng tải gần 64.300 tấn, đóng năm 1981 tại Nhật và hiện treo cờ Mông Cổ.
Neo đậu trong cảnh gần như bị bỏ hoang tại khu vực gần Hòn Miều từ tháng 11.2011, đến cuối năm 2012, con tàu này được kéo về Công ty đóng tàu Phà Rừng (Hải Phòng), sau khi bán cho đối tác là Công ty Vật tư thiết bị Vietship (thuộc Vinashin).
Theo tiết lộ của lãnh đạo Vietship, mức giá mua tàu là 70 tỷ đồng, bằng một phần sáu so với giá 420 tỷ đồng Falcon Shipping phải trả (trên sổ sách) khi mua tàu năm 2008. Tính trên tổng trọng lượng rỗng của tàu (11.408 tấn), giá bán như vậy chỉ tương đương khoảng 6 triệu đồng một tấn thép, thấp hơn cả giá sắt vụn ở thời điểm hiện tại (khoảng 8,4 - 8,9 triệu đồng một tấn).
Trước đó, ông Trịnh Thế Cường, trưởng phòng vận tải và dịch vụ hàng hải Cục Hàng hải Việt Nam khẳng định "đối với tàu biển quá cũ, không còn nhu cầu khai thác không còn cách nào khác là phải phá dỡ, bán sắt vụn".
Theo Cục Hàng hải, đến cuối tháng 1.2013 có 41 tàu biển neo đậu tại các cảng VN (trong đó có 10 tàu mang cờ quốc tịch nước ngoài) không đảm bảo điều kiện an toàn, an ninh hàng hải.
Bên cạnh đó còn có 54 tàu biển thuộc sở hữu của các doanh nghiệp VN đang neo đậu dài ngày ở nước ngoài (chiếm 14% tổng tải trọng đội tàu VN, những tàu nội mang cờ nước ngoài là do quá tuổi quy định, không được phép đăng ký tại VN nên chủ tàu đăng ký mang cờ quốc tịch nước ngoài để hoạt động - PV).
Trong đó có 12 tàu đang neo đậu ở nước ngoài dài ngày (gồm bảy tàu của Công ty TNHH một thành viên vận tải viễn dương Vinashin - Vinashinlines, chuyển từ Vinashin sang Tổng công ty Hàng hải VN - Vinalines) trong tình trạng không được chủ tàu cấp kinh phí duy trì đảm bảo điều kiện an toàn, an ninh hàng hải.


-Cuộc chiến xử lý nợ của Vinashin: “Túm” từng đồng bạc cắc!
Cuối tuần qua và đầu tuần này, các ngân hàng thương mại bắt đầu công bố báo cáo tài chính năm 2012 đã được kiểm toán. Có tới vài chục nhà băng dính nợ xấu vì Vinashin, song thông tin liên quan vẫn là ẩn số, duy chỉ PVFC công bố và cập nhật chi tiết việc xử lý.

Trung tuần tháng 3 vừa qua, báo chí trong và ngoài nước đồng loạt đưa tin khoản nợ quốc tế 600 triệu USD mà Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam (Vinashin) mất khả năng thanh toán dự kiến sẽ được chuyển đổi thành trái phiếu được Bộ Tài chính bảo lãnh, kỳ hạn 12 năm, lãi suất 1% mỗi năm và sẽ được trả khi đáo hạn, cùng với tiền vốn…

Tảng băng chìm

Các chủ nợ quốc tế sẽ có lối thoát cho vấn đề trái phiếu Vinashin. Còn hàng chục tổ chức tín dụng trong nước thì sao? Có cơ hội để “nhân rộng” giải pháp trên, mà dư nợ rất khó đòi, hay nói đúng là nợ xấu, của tập đoàn này trong nước còn gấp nhiều lần quy mô trái phiếu trên?

Thực ra, trong năm 2012, một hướng xử lý cũng đã được gợi mở từ vụ sáp nhập Habubank vào SHB. Habubank đã cho Vinashin vay cũng như qua kênh trái phiếu tổng cộng 3.345 tỷ đồng. Khối nợ chiếm tới 83% vốn điều lệ đã không thể thu hồi, trở thành một nguyên nhân chính yếu buộc Habubank phải sáp nhập.

Trong đề án sáp nhập, cũng như thông tin đưa ra xoay quanh sự kiện này, SHB cho biết 30% khối nợ trên sẽ được chuyển thành trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh, được dùng làm tài sản cầm cố mượn vốn ưu đãi từ các kênh của Ngân hàng Nhà nước… Đây được xem như một sự hỗ trợ của Nhà nước để thúc đẩy việc sáp nhập thành công.

Cuộc chiến xử lý nợ của Vinashin: “Túm” từng đồng bạc cắc! 1Ở tình hình chung, hàng chục ngân hàng thương mại có nợ xấu “dính” với Vinashin, song không thể nhận biết thực tế, triển vọng xử lý, hay những thay đổi như thế nào trong hai năm qua ở các báo cáo tài chính.

Và không chỉ riêng Habubank mà sau đó là SHB nhận sáp nhập, một số thông tin gần đây tiếp tục đề cập đến việc mở rộng cách hỗ trợ trên. Các ngân hàng thương mại được chuyển đổi khoảng 30% dư nợ Vinashin thành trái phiếu, được Chính phủ bảo lãnh, kỳ hạn 10 năm, lãi suất bằng lãi suất trái phiếu Chính phủ cùng kỳ hạn; nhưng phần còn lại phải xóa cả dư nợ lẫn lãi. Đây là một thông tin đáng tham khảo, dù chưa có sự khẳng định ở kênh chính thức nào.

Nếu như hướng xử lý trên, một phần lớn dư nợ của Vinashin được xóa, thực tế các nhà băng gần như không thể đòi lại; một phần đáng kể được “trả” bằng trái phiếu có bảo lãnh. Vấn đề là, suốt gần hai năm qua, khi không có các giải pháp hỗ trợ và xử lý tổng thể từ Chính phủ, các ngân hàng đã tự thân vận động như thế nào? Gần như không có các thông tin chi tiết được công bố.

Trở lại với trường hợp của SHB, kết thúc năm 2012, thông cáo phát đi là “đã đủ bù đắp phần lỗ lũy kế của Habubank khi SHB nhận sáp nhập”. Đã bù đắp như thế nào, trong đó xử lý phần dư nợ của Vinashin có tiến triển mới không? VnEconomy cũng từng đề nghị tìm hiểu phía sau kết quả trên như thế nào, song SHB còn thận trọng… Về thông tin chính thức, ngân hàng này cho biết sẽ tiến hành trích lập dự phòng khoản đó trong vòng 5 năm.

Hay ở một trường hợp khác, tại BIDV, thông tin được biết đến là khoản trích lập dự phòng gần 4.000 tỷ đồng các khoản cho vay Vinashin; phần còn lại, khả năng thu hồi thời gian qua như thế nào cũng chưa rõ.

Ở tình hình chung, hàng chục ngân hàng thương mại có nợ xấu “dính” với Vinashin, song không thể nhận biết thực tế, triển vọng xử lý, hay những thay đổi như thế nào trong hai năm qua ở các báo cáo tài chính.

“Túm” từng đồng bạc cắc

Hai năm trước, khi khoản nợ khổng lồ của Vinashin nổi lên là một rủi ro lớn, các tổ chức tín dụng vào cuộc thu hồi, tìm cách giành lấy những gì có thể để bổ sung tài sản đảm bảo. Cuộc chiến này đến nay vẫn chưa dứt.

Tại Tổng công ty Tài chính Cổ phần Dầu khí (PVFC), đầu tháng 3 vừa qua, khoản dư nợ khoảng 2.800 tỷ đồng tại Vinashin và Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines) thu hút sự chú ý của công chúng khi được đề cập đến trong đề án hợp nhất với Western Bank. Đây cũng là tổ chức duy nhất cập nhật chi tiết tình trạng khoản vay trong thời gian qua.

Thực ra con số dư nợ trên tại PVFC không mới, thường xuyên được thông tin và đưa ra tại các báo cáo tài chính, các kỳ đại hội đồng cổ đông hai năm qua. Song, dường như PVFC lại khá đặc biệt khi những thông tin gần đây đề cập đến khả năng ngoài cuộc hướng xử lý bằng chuyển đổi thành 30% trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh nói trên.

Trả lời VnEconomy, một lãnh đạo của tổng công ty này khẳng định việc tham gia để chuyển đổi 30% dư nợ thành trái phiếu là một khả năng. Tuy nhiên hiện còn một số vấn đề khúc mắc phải từng bước xử lý.

PVFC cũng là tổ chức tín dụng duy nhất đến thời điểm này cập nhật tình hình xử lý dư nợ của Vinashin và Vinalines. Và thông tin công bố cuối tuần qua hé mở thêm những chấm nhỏ về sự thay đổi, bên cạnh kế hoạch trích lập dự phòng giãn từng bước trong vòng 5 năm tới.

Cuộc chiến xử lý nợ của Vinashin: “Túm” từng đồng bạc cắc! 2Chỉ “túm” thêm được bạc cắc, song một lãnh đạo tổng công ty nói rằng, “nó cho thấy chúng tôi đã và đang nỗ lực để xử lý, dù là nhỏ nhất”.

Cụ thể, trong năm vừa qua, PVFC đã tiếp nhận thêm tài sản đảm bảo là... hai xe ôtô, liên quan đến khoản vay của Công ty Cổ phần Vận tải Dầu khí Việt Nam (Falcon - thuộc Vinalines). Khoản dư nợ tới 735 tỷ đồng, tài sản đảm bảo hiện có là chiếc tàu biển theo định giá từ 5 năm trước là 186,4 tỷ đồng.

Nay, thêm được hai chiếc ôtô, không rõ trị giá bao nhiêu và chỉ là chấm rất rất nhỏ so với giá trị dư nợ. Chỉ “túm” thêm được bạc cắc, song một lãnh đạo tổng công ty nói rằng, “nó cho thấy chúng tôi đã và đang nỗ lực để xử lý, dù là nhỏ nhất”.

Ngoài ra, liên quan đến dư nợ của Falcon, PVFC cũng đang hoàn thiện các thủ tục pháp lý để “túm” thêm các tài sản hình thành qua dự án cảng Phú Hữu tại Đồng Nai. Khoản bổ sung cho tài sản đảm bảo này là đáng kể, song việc đầu tư, vận hành dự án đó còn là một thử thách. Điều đó cũng tương tự như kế hoạch bảo dưỡng, tạo đầu ra cho những chiếc tàu biển thế chấp trở lại hoạt động để có thể tạo nguồn thu, khi ngành vận tải biển đang gặp khó khăn lớn.

Có một điểm đáng chú ý, một lãnh đạo PVFC cho biết đang phối hợp với các đầu mối trong ngành dầu khí để “trừ” luôn một số khoản phải thu của Vinashin. Theo tìm hiểu của VnEconomy, quy mô thu hồi có thể đến vài trăm tỷ đồng và “chỉ còn là thời gian nữa thôi”.

PVFC có lợi thế cổ đông lớn là Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petro Vietnam), có “anh em” trong ngành đang tạo nguồn thu cho Vinashin để có thể chớp các cơ hội thu hồi nợ. Còn hàng chục tổ chức tín dụng khác thì sao, với quy mô dư nợ lớn hơn nữa thì sao, thời gian qua có tiến triển gì không?

Cho đến nay, việc xử lý nợ của tập đoàn tầm cỡ một thời vẫn là ẩn số.
Cuộc chiến xử lý nợ của Vinashin: “Túm” từng đồng bạc cắc!


Làm ăn lỗ lã, xúm nhau tìm kế lừa đời, chạy tội: Vinacomin: Chú trọng định hướng công tác truyền thông (Petrotimes 31-3-13)

Nhiều loại trái cây Việt lên kệ siêu thị Nhật(Sgtt)-
--Phát triển công nghiệp khai thác và chế biến Bô-xít là chủ trương ...Nhân Dân
LTS- Trong chương trình "Dân hỏi - Bộ trưởng trả lời" tối Chủ nhật 10-3, Bộ trưởng Công thương Vũ Huy Hoàng đã làm rõ một số vấn đề liên quan đến hai dự án Bô-xít tại Tây Nguyên đang được dư luận quan tâm. Sau đây là những nội dung cuộc trao đổi ý ...

Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng lý giải việc chậm tiến độ của hai dự án ...Báo Giáo dục Việt Nam
- Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng lý giải việc chậm tiến độ của hai dự án bauxite (GDVN).- Bộ trưởng Công thương Vũ Huy Hoàng: Phát triển công nghiệp khai thác và chế biến Bô-xít là chủ trương đúng đắn, cần thiết và phù hợp (ND).- BỘ TRƯỞNG BỘ CÔNG THƯƠNG LÀM RÕ VỀ CÁC DỰ ÁN BAUXITE: Thí điểm phải chậm và chắc (PLTP). - Bộ trưởng Bộ Công Thương làm rõ về các dự án bauxite (CP/PT). - Nuốt vào nhả ra ?! (Trần Nhương).

Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng làm rõ về các dự án bauxiteViệt Nam có trữ lượng 10-11 tỷ tấn bauxite. 2 dự án sản xuất alumin tại Tân Rai và Nhân Cơ là bước khởi đầu cho ngành công nghiệp nhôm.
- Trách nhiệm tới đâu (SGGP).


Thủ tướng Dũng và nền kinh tế thị trường “định hướng quyết liệt”Trần Ngân Viet-Studies 11-3-13

Bắt quả tang 3,6 tấn mèo lậu nhập từ Trung Quốc vào nước ta
(NLĐO)- Chỉ trong vòng hơn 2 giờ cùng rạng sáng ngày 10-3, lực lượng chức năng tỉnh Quảng Ninh đã bắt quả tang 2 vụ nhập lậu mèo từ Trung Quốc vào tiêu thụ trong nước ta với tổng cộng 3,6 tấn với số lượng hàng ngàn con mèo.


Cam Trung Quốc dán nhãn Việt bán đầy Hà NộiNguoi Viet Online
Trong chợ, ngoài ngõ bán toàn hàng Trung Quốc dán nhãn Việt đang là hiện tượng đáng bận tâm bậc nhất của các bà nội trợ và người tiêu thụ ở Việt Nam.
Lụn bại vì chăn nuôi (VEF 31-3-13) 

--- Nhân viên ngân hàng giết vợ, con rồi tự tửZing News
Nhân viên ngân hàng giết vợ, con rồi tự tử. Đời sống Xã hội | Cập nhật thứ sáu, ngày 08/03/13 09:22 sáng. Google +1 · Facebook. Do làm ăn thua lỗ bị nợ nần, lại đang mắc bệnh hiểm nghèo nên người chồng ra tay giết vợ đang mang thai và con trai rồi treo
Người Việt lừa nhau bằng hàng ... Trung Quốc? (VnMedia 31-3-13)

Mạng xã hội Việt: sáng tạo mới thắng! (TT 31-3-13)

TS.Alan Phan trả lời thẳng 15 câu hỏi cứu bất động sản (ĐV 31-3-13) Tiến sĩ Alan Phan phản hồi 1.000 hội viên bất động sản (VnEx 31-3-13)

Quỹ bình ổn xăng-vàng = triết lý hạnh phúc (ĐV 31-3-13)Em gái Dương Chí Dũng trải lòng sau bi kịch gia đình (GĐ 31-3-13)
Đổi thay để tồn tại và phát triển(Sgtt)-

Cơ chế điều hành giá xăng dầu lạc hậuVnEconomy -Cái lý của cơ quan chức năng đưa ra cho việc tăng giá xăng dầu nghe ra có vẻ thiếu thuyết phục
- Truyền thông Lề Đảng có dám đăng tải những báo cáo của Bộ Công An về tội ác của Thống đốc Bình làm giàu cho các bố già ? (QLB). - NHNN: Bình ổn thị trường vàng không cần tính đến yếu tố giá (Sống mới). -VÀNG MẮT VÌ VÀNG (Bùi Văn Bồng).
- Ví dụ về quan tham (PT). - Giám đốc điện lực đưa đại gia đình đi “học tập kinh nghiệm” (TN). - Cách chức bí thư kiêm trưởng ấp ăn chặn (TP).
- Đà Nẵng bầu người thay ông Nguyễn Bá Thanh (VNE). - Thủ tướng có quyền bổ nhiệm chủ tịch cấp tỉnh (PLTP).
- Bùi Hoàng Tám: Hà Nội với một chỉ số... đáng xấu hổ! (DT). 

- Bộ trưởng không thể là ‘góc khuất’ (VNN).- “Đạo tin”, “đạo báo” là vi phạm đạo đức nghề nghiệp (TT).

- Khuất tất trong một vụ án lạ (TN). - Bí thư tỉnh Bình Thuận: “Hình ảnh ngược đãi dân như thế rất phản cảm” (GDVN). - Bị kỷ luật vẫn đạt danh hiệu chiến sĩ thi đua (TN).- Tự trói mình (TN). - 10.000 tỉ đồng khắc phục… tầm nhìn (NLĐ). - Phí cứ thu, Phạt cứ phạt, an toàn giao thông vẫn… xa vời (DT). - Không vi phạm, chủ xe vẫn bị phạt nguội (PLTP). - Người tiêu dùng ‘lĩnh án’ (NĐT).

- Việt Nam cần gì cho tiến trình công nghiệp hóa (Alan Phan). - Cửa đã mở nhưng nhà còn ngổn ngang (TT). - Tư duy ngược về doanh nghiệp Nhà nước (TBKTSG). - Mạnh mẽ hơn trong hỗ trợ DN (ĐTCK).
- "Lãi suất huy động có thể giảm đến mức 7%/năm" (TTXVN). - 'Nên gửi tiền kỳ hạn dài khi lãi suất hạ' (VNE). -Có thể giảm tiếp lãi suất cho vay từ 1% đến 2% (VOV). - Giảm lãi suất cho vay: Càng chậm càng nguy kịch (Sống mới). - TPHCM triển khai chương trình bình ổn thị trường năm 2013: Tạo cơ chế thuận lợi cho doanh nghiệp được vay vốn ưu đãi (LĐ).
- Tiến sĩ Alan Phan: "BĐS đổ vỡ...chẳng sao cả"!?(TP). - Thơ gửi hiệp hội Bất Động Sản (Alan Phan). 'Nên để thị trường bất động sản rơi tự do' (VNE). - "Để BĐS rơi tự do”: TS Alan Phan trả lời chưa thỏa mãn (TT).
- Tiến sĩ Alan Phan phản hồi 1.000 hội viên bất động sản (VNE). - Thất vọng trả lời của TS Alan Phan, BĐS HN muốn đối thoại trực tiếp (GDVN). - TS Alan Phan: ‘Gặp thời thế thế thời phải thế’ (ĐV/ Sống mới). - Ông Alan Phan muốn dừng cuộc tranh luận về giải cứu bất động sản (DT). - Chủ đầu tư bất động sản đem tiền đi đâu? (VnM). - Nguyễn Văn Thạnh: Khối u bất động sản, làm sao giải quyết? (ĐCV). - Bất động sản: Cứu hay “để rơi”? (LĐ). - Cứu BĐS: Tiêu tiền không dễ (VEF).
- Chờ đợi trong lo lắng (VNN/PT).
- Công nghiệp ôtô Việt Nam, nỗi buồn ngày Cá tháng Tư? (Sống mới).
- Tìm cách duy trì sức mua khi giá xăng tăng (TBKTSG). - Xăng dầu tăng giá, doanh nghiệp kéo co với sức mua (SGTT). - TS Nguyễn Quang A: Điều hành, quản lý giá xăng dầu: Có cạnh tranh mới hết tai tiếng! (DV).
- Giá gas giảm 24.000 đồng/bình 12kg (TBKTSG). Giá gas giảm mạnh nhất từ đầu nămVnEconomy -Từ đầu năm 2013 đến nay, giá gas liên tục giảm với tổng mức giảm trong 4 lần là 35.000 đồng/bình/12kg- Loạn thị trường thiết bị tiết kiệm điện (TP).

- Chuyển giá, trốn thuế: Mảng tối cần làm sáng? (PT). - Siêu sao “lọt sổ” cơ quan thuế (TN). - Bất bình đẳng (TN).
- Lợi dụng chính sách, giá sữa “rồng rắn lên mây" (Sống mới). - Giá sữa tăng do kẽ hở quản lý (PLTP).
- Cá tra: Giá xuất khẩu tăng, nông dân vẫn lỗ (DV).- Xây dựng sức mạnh mềm cho càphê Việt (SGTT).
- Hàng Tàu mượn thương hiệu Việt để móc túi người tiêu dùng (Sống mới). - Hàng Việt thua trong phân phối do lỗi của chính mình! (SGGP).
- Tổ chức lại xổ số (TN).- Bắc Kinh ‘đòi’ Mỹ bỏ lệnh hạn chế mua sản phẩm công nghệ Trung Quốc (Sống mới).
- Loại công chức 'vác ô', sao không học tư nhân? (VNN).- Quỹ Hưu trí bổ sung: Khó khả thi? (NLĐ).
- Những quy định có hiệu lực từ 1/4 (VnM). - Nhiều trong một, một vẫn cần nhiều! (SGGP). - QL1 sẽ dày đặc trạm thu phí (TN). - Bát nháo lực lượng tự quản đô thị (TP).
- Lái xe điên đại náo trung tâm TPHCM là quan chức (VNN).
- Giám đốc “biến rơm thành tiền” bị tố đánh bạc có tổ chức (LĐ).
- Mưa đá xuất hiện liên tục: Chuyên gia bảo chuyện nhỏ (Sống mới). - Chuyên gia thời tiết lý giải về mưa đá (PT). - Cao nguyên đá Đồng Văn lại hứng trận mưa đá lớn (TTXVN). - Mưa đá xuất hiện tại vùng cao Thanh Hóa (TP). - Mưa đá trút xuống Sơn La, Thanh Hóa và Nghệ An (TN). - Mưa đá liên tiếp: Chuyên gia thời tiết lí giải (VTV/VTC). - Việt Nam chưa dự báo được mưa đá! (DV).
- 10 ngày, 6 trận động đất tại vùng thủy điện Sông Tranh (LĐ). - Sẽ xin lỗi dân vụ hồ thủy lợi Sông Dinh 3 (PLTP). - Lại trách ông trời (TP). - Đà Nẵng đòi nước từ thủy điện Đăkmi 4: Phó Thủ tướng có lệnh, vẫn... bó tay! (TP).
Chinese manufacturing picks up speed(Financial Times)-Factory output rose at its fastest pace in almost a year in March, but the slower-than-expected increase suggested the economy may not rebound as quickly as many had hoped.

China echoes Labour in its bid to burst housing bubble

from Telegraph -China is attempting to burst a housing bubble in two of its biggest cities with tactics that echo those suggested to the British Government by Labour.

-TransPacific Partnership Will Undermine Democracy, Empower Transnational Corporations – OpEd

Japan to join Trans-Pacific Partnership(Financial Times)-Move would mark significant step toward more open trade and would also be a boost to the US-promoted agreementInsight: China's losing battle against state-backed polluters
SHANGHANG COUNTY, China (Reuters) - When Zijin Mining Group threatened to move its headquarters some 270 kms from its home county of Shanghang to Xiamen on China's southeast coast, a local Communist Party boss rushed to confront the company's chairman Chen Jinghe.


Tổng số lượt xem trang