‘Illegal immigrant’ và cuộc chiến chữ nghĩa Nguoi Viet Online
Tin hãng thông tấn AP thôi dùng cụm từ “illegal immigrant”, được công bố hôm 2 tháng Tư vừa qua, làm xôn xao giới truyền thông Hoa Kỳ. Giải thích lý do, Phó giám đốc kiêm tổng giám đốc hội đồng chủ biên của AP, bà Kathleen Carroll, nói:“AP từ nay không dùng cụm từ “người nhập cư bất hợp pháp", hoặc sử dụng những chữ "bất hợp pháp" để mô tả con người nữa. Thay vào đó, chữ "bất hợp pháp" chỉ nên dùng để mô tả một hành động, chẳng hạn như hành động sống trong một quốc gia bất hợp pháp hay hoặc việc di cư đến một quốc gia bất hợp pháp.”
Một ngày sau khi AP đưa tin, tờ LA Times loan báo là “sẽ xét lại” cụm từ này trong những bài viết trên báo mình.
Ông Henry Fuhrmann, phó Tổng Thư Ký của LA Times, cho biết từ năm 1979 đến 1995, LA Times vẫn dùng từ "illegal alien" nhưng sau năm 1995, đổi Stylebook và khuyên nhân viên nên dùng "illegal immigrants" thay vì "illegal aliens" hoặc "illegals."
Chữ và nghĩa
Theo lời ông Fuhrmann, hội đồng chủ biên của LA Times đã cân nhắc chữ nghĩa liên quan đến di trú “từ mùa Thu năm ngoái”, dự trù sẽ sớm đưa ra đề nghị cho khối biên tập viên, nhưng cũng tiết lộ rằng thật ra, một số phóng viên của LA Times dạo sau này đã tránh không dùng 'illegal immigrant' nữa.
“Chúng tôi hiểu rất rõ rằng ngôn ngữ, giống như văn hóa, tiến hóa theo thời gian, cả độc giả của chúng tôi cũng thay đổi nữa, và chúng tôi phải lắng nghe ý kiến của họ.”
Thông báo của AP được đưa ra giữa lúc cả nước Mỹ đang chú ý đến việc cải tổ luật di trú, sẽ ảnh hưởng không ít đến cộng đồng người Mỹ gốc La tinh, một cộng đồng đóng vai trò quan trọng trong cuộc bầu cử 2012, và nhóm nghị sĩ được gọi là “Gang of Eight” có vẻ sắp đạt được thỏa thuận chung về dự luật di trú mới.
AP không phải là tổ chức duy nhất cập nhật hóa cách dùng chữ để phản ánh những thay đổi có tính cách văn hóa lẫn chính trị tại Hoa Kỳ.
Nhiều cơ quan truyền thông khác, như MSNBC, cũng bắt đầu thay 'illegal immigrant' (người di dân bất hợp pháp) bằng “undocumented immigrant” (người di dân không có giấy tờ).
Điều đáng chú ý là chỉ cách đây 6 tháng, khi cân nhắc giữa “illegal immigrant” và “undocumented immigrant”, AP đã bác bỏ “undocumented” để chọn “illegal”, lập luận rằng chữ “undocumented” không chính xác: Người nhập cư lậu có thể vẫn có đầy đủ giấy tờ từ quốc gia họ, chỉ không có giấy tờ ở nơi đang sinh sống.
Trả lời phỏng vấn báo chí về việc đảo ngược quyết định của mình chỉ trong vòng 6 tháng, bà Kathleen Carroll cho biết lý do then chốt là “không nên dán nhãn cho một con người.”
“Chẳng hạn khi nói về bệnh nhân bệnh tâm thần phân liệt, thay vì gọi họ “người tâm thần phân liệt” nên nói là người bị chẩn bệnh “tâm thần phân liệt”. Bà Carroll dẫn giải.
Mạnh mẽ hơn, ông Michael Oreskes, tổng thư ký tòa soạn của AP phát biểu:
“Mô tả một người bất hợp pháp không chính xác, ngay cả khi người đó có hành vi phạm pháp. Như vậy nói "nhập cư bất hợp pháp" thì được trong khi nói "người nhập cư bất hợp pháp" thì không được.”
Ông Oreskes kết luận: “Dán nhãn người ta là lười biếng. Miêu tả họ mới là việc làm đúng.”
Sự cân nhắc và thay đi đổi lại này cho thấy chữ nghĩa là một vấn đề không đơn giản.
Giờ đây, ngay cả khi đã quyết định thôi không dùng “illegal immigrant”, AP cũng không tìm được chữ thay thế, chỉ đề nghị phóng viên “nên miêu tả đầy đủ tình trạng di trú' của người di dân, chẳng hạn nhập cư không giấy phép, hay ở lại sau khi hết hạn Visa...
Kẻ bênh người chống
Quyết định của AP gây một tác động đáng kể. AP cung cấp tin cho hơn 1,400 tờ báo và hàng trăm đài truyền hình và các websites. Cẩm nang AP được nhiều cơ quan dùng làm tiêu chuẩn cho việc huấn luyện và truyền đạt.
Và vì cũng vì tác động lớn này, nên quyết định của AP tạo nhiều phản ứng khác nhau.
Hoan nghênh quyết định, chủ biên của trang mạng http://immigration.about.com, hôm 8 tháng Tư, cho biết từ đây cũng sẽ không dùng "illegal immigration" trên trang web của mình nữa.
Bình luận gia Andres Oppenheimer của tờ The Miami Herald viết:
“Quyết định của AP là một chiến thắng lớn cho sự công bằng trong ngành báo chí. Còn nhiều cụm từ có tính cách kỳ thị như vậy, và AP không nên dừng ở đây.”
Theo chân AP, tờ USA Today, hôm 10 tháng Tư công bố sẽ không dùng hai chữ "illegal immigrant" trừ khi viết trong ngoặc kép, để nhắc lại lời người khác.
Nhưng không phải ai cũng đồng ý với sự thay đổi này.
Châm biếm quyết định của AP, ông William Gheen, giám đốc của The Americans for Legal Immigration PAC, một tổ chức ủng hộ việc trục xuất những người nhập cư bất hợp pháp, đưa ra một thuật ngữ mới: “illegal invaders” (kẻ xâm nhập bất hợp pháp) và gọi quyết định của AP là điều “kỳ cục.”
Bà Janet Napolitano, bộ trưởng Bộ Nội An nhẩy vào cuộc, nói rằng “tránh không muốn tham dự vào cuộc chiến chữ nghĩa”, nhưng phát biểu:
“Họ là những người nhập cư vào Mỹ bất hợp pháp, vậy thì gọi là người di dân bất hợp pháp. Còn những người nhập cư không có giấy tờ thì gọi là người di dân không giấy tờ.”
Thượng Nghị Sĩ John McCain (Cộng Hòa, Arizona) khẳng định sẽ tiếp tục dùng cụm từ “illegal immigrant,” nói:
“Một người vượt biên giới bất hợp pháp thì ở đây bất hợp pháp. Tôi sẽ tiếp tục gọi họ là bất hợp pháp.”
Nhẹ nhàng hơn, ông Jon Feere, thuộc tổ chức Center for Immigration Studies cho rằng quyết định của AP là “chiến thắng lớn cho những ai muốn làm lu mờ ranh giới giữa hợp pháp và bất hợp pháp.”
Được hỏi ý kiến về sự kiện này, Thẩm phán Phan Quang Tuệ, hiện là thẩm phán tòa di trú Liên Bang ở San Francisco phát biểu:
“Cần phân biệt danh từ sử dụng trong giới truyền thông và danh từ sử dụng trong đạo luật Immigration & Nationality Act. Luật sử dụng danh từ nào thì đó là danh từ chính thức. Danh từ trong luật là "illegal alien" hay là "undocumented alien".
Phản ứng giới truyền thông tiếng Việt
Ông Phạm Phú Thiện Giao, chủ bút nhật báo Người Việt, nhận xét rằng tất cả các tờ báo lớn đều có sổ tay về cách dùng chữ cho phóng viên. Mỗi một chữ dùng đều bao hàm một định nghĩa; tức là nói đến chữ đó thì độc giả hình dung ngay về ý nghĩa đi kèm. Theo thời gian, mỗi tính từ dùng cho một đối tượng nào đó sẽ “dán nhãn” lên đối tượng; và trong một số trường hợp cực đoan, các ý nghĩa tạo nên một thứ thành kiến. Do đó, “sự chính xác của chữ” là rất quan trọng. Ông nói:
“Tôi cho rằng việc loại bỏ chữ “illegal immigrant” là vì chữ “illegal,” là chữ có thể tạo nhiều thành kiến đối với di dân.”
Được hỏi có theo chân AP không, ông Giao trả lời:
“Cộng đồng Việt Nam có một số cách nói liên quan đến nhóm di dân này. Họ gọi là “di dân bất hợp pháp” hoặc là “di dân lậu.” Tại Người Việt, chúng tôi không sử dụng trường hợp thứ nhì. Còn về cụm từ “di dân bất hợp pháp,” tôi nghĩ rằng chúng tôi vẫn tiếp tục sử dụng vì cụm từ này được hiểu đúng với ý nghĩa của nó, tức là không tạo nên thành kiến.”
Ông Nguyễn Giang, trưởng ban Á Châu của đài BBC, nói rằng BBC tiếng Anh cũng như tiếng Việt luôn chú ý đến nguyên cớ của vấn đề để đưa tin công bằng và chính xác về các trường hợp đa dạng về người nhập cư không hợp pháp, nhập cảnh hợp pháp nhưng lưu trú quá hạn visa, nạn nhân của các vụ buôn người có tổ chức kiểu băng đảng, người di dân từ các quốc gia EU vào Anh theo luật nhưng khi cư trú đã phạm luật.
Tuy nhiên, ông Giang cho biết “BBC không hoặc chưa có quan điểm không sử dụng khái niệm 'người di dân bất hợp pháp'.
Trả lời phỏng vấn nhật báo Người Việt, ông Nguyễn Văn Khanh, trưởng ban Việt Ngữ đài Á Châu Tự Do than:
“Đúng là chữ và nghĩa! Họ đến Mỹ không có giấy tờ hợp lệ, như vậy là undocumented. Họ cố tình vi phạm luật lệ khi ở lại Mỹ, như vậy là illegal. Từng có một tập thể được gọi là người da đen, bây giờ, được gọi là African-American, báo chí dùng chữ khác, họ sẽ phản đối ngay. Chữ nghĩa thay đổi theo tình hình xã hội, chính trị. Gọi thế nào dùng thế nào cho đúng.”
Và ông kết luận:
“Những người ủng hộ cải tổ di trú sẽ gọi họ là “undocumented,” những người không đồng ý sẽ gọi họ là 'illegal.'
Liên lạc tác giả: hagiang@nguoi-viet.com
Di sản văn hóa và… tiếng Anh
Trà Mi
“Trăm năm bia đá thì mòn,” [nhưng] ngàn năm bia mạng vẫn còn trơ trơ.
Thời đại kỹ thuật cao, thông tin nhanh dù mang lại rất nhiều ích lợi cho xã hội cũng có những mặt tiêu cực của chúng, tiêu biểu là kỹ thuật ghép ảnh. Cuối năm 2012, lan tràn trên mạng là tấm hình hai thanh niên da nâu mặc khố hình “bản đồ lưỡi bò”, với chú thích “Dân Phi Luật Tân ‘tinh quái’”, v.v. Sau vụ án Đoàn Văn Vươn, đầu tháng Tư, trên Facebook xuất hiện hình của Mark Zuckerberg “giới thiệu” anh Vươn với chú thích “Anh Mạc cũng lên tiếng nữa!” Dĩ nhiên đây chỉ là những tấm ảnh ghép.
Một “friend” trên Facebook, như chim bị ná, đưa tấm ảnh “Cây gạo đại thụ” ghi ngày chụp là 16 tháng 3, 2011, và hỏi đây có phải là ảnh đã photoshop hay là ảnh thật.
Thoáng nhìn qua tấm hình, như đại đa số mọi người, người viết không tin vào mắt của mình. Không tin không phải vì cái gốc khổng lồ cây gạo già trên 700 năm mà vì sự uyên bác đến khó hiểu của tấm bia dựng trước nó.
Tấm bia viết bằng ba ngôn ngữ nhưng người viết chỉ đọc được hai (vì không biết chữ Hán) và chỉ hiểu sơ sơ tiếng Việt vì dù đọc được, và không hiểu nghĩa của hai trong ba hàng chữ viết giống như tiếng Anh.
Tiếng Việt ghi “Cây gạo đại thụ” nếu dịch hai từ “đại thụ” sang tiếng Nôm thì cả nhóm chữ đó trở thành “Cây gạo cây to”. Có thể viết đơn giản hơn là “cây gạo to” (hay “già”), dễ hiểu hơn, nhưng thiếu uyên bác vì không có tiếng Hán Việt nên dân địa phương mới khắc vào bia đá, “Cây gạo đại thụ”?
Hàng chữ [gần như] tiếng Anh ghi:
“PLANT RICE UNIVERSITY ACCEPTANCE
PLANTED IN 1824
(BODY ARMOUR)”
Thế này là thế nào? Nếu không có tiếng Việt trên bia, vốn liếng tiếng Anh mấy chục năm qua chỉ cho người viết hiểu được đây là cái gì đó “trồng năm 1824”. Đọc hai hàng chữ, trên cùng và dưới chót, và đi tra từ điển không có nên đành nhờ tới Google Translate (GT) xem sao.
Nếu để cùng hàng thì GT dịch “Cây Gạo Đại Thụ Trồng Năm 1824 (Giáp Thân)” là “Rice plants collected in 1824 (Body Armor)”.
Nguyên văn trên bia |
Google Translate |
Đến đây thì người viết có thể tin rằng “dịch giả” ở Hải Phòng đã thuê Google Translate làm việc. Và cũng vì sính từ Hán Việt nên mới sinh ra “University Acceptance”. Nếu vẫn để GT dịch hộ “Cây gạo cổ [hay già]” thì kết quả dù không đúng nhưng vẫn dễ trôi hơn, “Old rice tree”.
Nhân đây cũng xin có một lời trách nhẹ với “dịch giả” và Google Translate. Đã trót thì phải cho trét, “dịch giả” đã bỏ quên hai chữ “Canh Dần” là năm dựng bia – mốc thời gian quan trọng không kém năm 1824. Nếu theo đúng văn hóa dịch trên bia đá này, hẳn “Canh Dần” phải là “Soup Tiger” hay “Tiger Soup”. Ngày trước đã có “Chicken Soup” [Canh gà Thọ Xương] nay mình có “Tiger Soup” là chí phải.
Tiếp tục tra cứu trên mạng cho người viết biết đây là một trong hai tấm bia dựng năm 2010 trước cây gạo cổ ở đền Mõ, huyện Kiến Thụy (Hải Phòng). Và ngày 16 tháng 3, 2011 là ngày hội Bảo vệ Thiên nhiên Môi trường Việt nam (VACNE) đã tổ chức lễ công nhận cây gạo này làCây Di sản Việt Nam. Như vậy đây là ảnh thật, chụp cây thật, bia thật ghi lại một nét văn hóa thật của Việt Nam ở thế kỷ 21.
Gạo, tên thường tiếng Anh là coton tree, một loại cây thuộc chi Bombax, ở vùng nhiệt đới với thân cây cao và thẳng, rụng lá vào mùa đông. Hoa gạo 5 cánh màu đỏ nở vào mùa xuân trước khi cây ra lá non. Quả nhỏ chứa các sợi giống như sợi bông. Thân cây có các gai chống lại sự phá hoại của động vật. Gỗ cây gạo mềm không dùng vào việc xây dựng [Wikipedia]
Sau đây là một vài hình ảnh cụ thể về nền dịch thuật của làng xã Việt Nam.
Tuy thế, so với một số các quốc gia không dùng tiếng Anh là ngôn ngữ chính thì văn phong dịch thuật làng xã kiểu của các ông Lại Văn Sâm hoặc ông Naked Dragon Hidding – BSP Entertainment [“Hanoi’s this season... absent the rains”, “You inside me after class...”, v.v.] cũng không hẳn là hạng vô địch. Sau đây là một vài thí dụ về tiếng Anh (dịch) ở một số quốc gia khác.
Và ngay cả ở Hoa Kỳ, nghiêm lệnh của lý trưởng của làng Crestwood, quận Cook, tiểu bang Illinois cũng chưa được chuẩn.Sau nhiều năm theo lời kêu gọi của ông Nguyễn Tấn Dũng “bơi ra biển lớn” e rằng dân ta vẫn còn gặp nhiều trở ngại. Thứ nhất, ngoài khơi dọc bờ biển của Việt Nam quân xâm lăng phương bắc thường xuyên gây hấn, đánh phá tàu bè của ngư dân nước Việt; thứ hai, nền văn hóa dịch thuật của làng xã Việt Nam đến nay có lẽ, có lẽ thôi, chưa đủ để người nước ngoài thông cảm được.
Mong sao giới hữu tránh về văn hóa, giáo dục, du lịch trong nước bỏ chút thời gian quan tâm hơn nữa về vấn đề dịch thuật bia, bảng ở những nơi công cộng nhắm vào du khách nước ngoài. Làm được thế là một phần giúp Việt Nam có cơ hội bắt kịp với nền văn minh của thế giới trong … vài mươi năm nữa. Việc nhỏ hơn, ngay trước mắt, là nhân sĩ huyện Kiến Thị (Hải Phòng) nên bỏ tí tiền thay tấm bia trước gốc cây gạo ở Đền Mõ.
“Trăm năm bia đá thì mòn,” [nhưng] ngàn năm bia mạng vẫn còn trơ trơ.
© 2013 DCVOnline
“Chùa ông Trầm Bê” gây phản cảm
TT - Nhiều ngôi chùa cổ ở tỉnh Trà Vinh sau khi được ông Trầm Bê đóng góp để trùng tu, sửa chữa thì cổng chùa lập tức mang tên ông, thậm chí hình ảnh gia đình ông còn tràn ngập nơi chánh điện!
Ðại gia trùng tu chùa, gắn ảnh gia đình ngang hàng tiên thánh Nguoi Viet OnlineMột đại gia Việt nổi tiếng trong ngành tài chính ở Sài Gòn đã bỏ tiền gọi để trùng tu 7 ngôi chùa ở tỉnh Trà Vinh.
-Hàng loạt sai phạm của hiệu trưởng THCS Phương Mai VTCMột số giáo viên tại trường THCS Phương Mai (Hà Nội) đã gửi nội dung đơn tố cáo 19 điều đối với hiệu trưởng trường này. » Hiệu trưởng ĐH Kinh tế bị kỷ luật ra sao? » Nguyên hiệu trưởng ĐH Kinh tế quốc dân gửi tâm thư. Động đâu sai đó. Theo đơn thư ...
Đà Nẵng: Giáo viên dạy thêm sẽ bị thôi việcTin tức 24h
- Dự thảo Luật việc làm: Lo tính khả thi không cao (Infonet). - Dự án Luật Việc làm: Cứu cánh lao động nông thôn (NNVN). - Ủy ban Thường vụ Quốc hội góp ý dự án Luật Việc làm: “Đào tạo xong vẫn không làm được việc” (DV). - Bằng cấp và năng lực làm việc (ND).
- “Các thế lực đen tối đang tìm mọi cách để vô hiệu nhà báo” (Infonet). - Vụ Tổng biên tập bị mất chức: Vẫn chưa công khai lý do (TT/DV).
- Vụ “anh hùng khai man?”: Ủy ban Kiểm tra T.Ư gặp người khiếu nại (DT). - Vụ “Anh hùng bị tố khai man”: UB Kiểm tra T.Ư làm việc với người đứng đơn (DV). - Lại hoãn phiên tòa doanh nghiệp kiện Chủ tịch tỉnh Thanh Hóa (Infonet).
- Nữ phó phòng từng ‘quậy’ nhà Chủ tịch tỉnh (VNE).
- Tạm dừng thi công cầu Nà Ven (LĐ).
- Bộ trưởng Thăng đặt hàng camera biết đọc biển số để phạt nguội (Infonet). - Bỏ tên cha mẹ trên chứng minh nhân dân mới (VNE). - Chứng minh thư ghi tên cha mẹ có còn hiệu lực? (VnM). - Thử nghiệm... vòng quanh (LĐ). - Giảm thuế, còn khoản bôi trơn thì sao? (VNN).
- "Quan" điện lực đưa vợ con đi công tác: Thiếu tự trọng! (KT).
- Nếu chấp hành luật thì là... phạm luật (PT).- Vụ nữ phó phòng lộng hành: Rất thân với chủ tịch tỉnh (NLĐ). - Nữ Phó phòng “quậy” vì không tìm được... tài xế của Chủ tịch tỉnh? (DT).
- NGANG TÀNG (Bùi Văn Bồng).
- Thủy điện Đồng Nai 6 và 6A: Chủ đầu tư cố biện minh (NLĐ).
Khi quan chức ngày càng mê tín (Petrotimes 9-4-13) KHông chỉ quan chức: Chuyện mới nhất về ngàn người vái rắn ở Bắc Giang (ĐV 9-4-13)
Khi trước (hôm qua?) thì dễ lắm: Bí thư Hà Nội: Chạy chức không dễ như trước (VNN 9-4-13)
Chưa xử lý được tài sản cán bộ, công chức tăng bất thường (LĐ 9-4-13)- Giám sát, xét nghiệm tất cả các ca bệnh viêm phổi, cúm để phòng H7N9 (TN). - Họp hội đồng khoa học thẩm định phác đồ điều trị cúm A/H7N9 (VOV). - Bộ Y tế: Việt Nam tích cực phòng chống cúm H7N9 (TTXVN). - Hàng ngàn con chim yến chết dương tính với H5N1 (TTXVN).
- Vụ 5 phu trầm bị sát hại: Nghi phạm thứ 4 bỏ về trước (NLĐ).
- TP HCM: Nổ lớn do sang chiết xăng, 2 căn nhà cháy dữ dội (VOV).
- Xe tải cán qua người tại huyện Cư Jút – Đak Nông (TTXVA).
- Cháy rụi 10 xe buýt đang chờ đấu giá (NLĐ). - 10 xe buýt đồng loạt cháy rực trời đêm, có người đốt? (TT). - Vụ đồ vật tự cháy: Loại bỏ nguyên nhân do photphin (TTXVN).
- Trộm chó bị đánh hội đồng đến chết (KT). - “Ghê sợ và khinh thường những người ăn thịt chó” (VNN). - Tự hào vì nét văn hóa “ăn thịt chó” của người Việt (VNN).
- Vụ dùng máy xúc ủi sập nhà: Bi kịch từ mảnh đất mua bằng giấy viết tay (VNE).
- Lần đầu tiên miễn phạt tù tội giao cấu với trẻ em (NLĐ).
- Hà Nội: Cụ ông thất thập đầu thú sau 25 năm trốn nã (DT).
- Hết lợn tới cá chép chết thối sông Hoàng Phố (TT).
- Thiên đường Mỹ quốc (RFA). “Nhiều cô gái may mắn đã tìm được tình yêu, hạnh phúc tại Hoa Kỳ. Nhưng cũng không ít cô đã thấy thiên đường sụp đổ khi tình yêu chỉ là một quán trọ bên đường”.
- Khởi động Năm Pháp-Việt tại Hà Nội (RFI).
- Video: Phim tài liệu: Hành trình theo nhật ký Vũ Xuân – Tập 1 (VTV).