Thứ Năm, 16 tháng 5, 2013

Bộ Quốc phòng Mỹ thông báo vụ 'đặc nhiệm sống 45 năm ở VN

-Bộ Quốc phòng Mỹ thông báo vụ 'đặc nhiệm sống 45 năm ở VN'Tiền Phong Online

TPO - Văn phòng về Tù binh/Quân nhân Mất tích của Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ (DPMO) vừa ra thông báo chính thức về vụ 'Đặc nhiệm Mỹ sống 45 năm ở VN'.
Cựu binh Robertson (trái) và nhân vật giả mạo Dang Tan Ngoc (phải)
Cựu binh Robertson (trái) và nhân vật giả mạo Dang Tan Ngoc (phải).
Sau khi đăng tải hàng loạt bài viết xung quanh vụ việc có người tự nhận mình là cựu binh thuộc lực lượng đặc nhiệm Mỹ Robertson, người được xác định đã thiệt mạng năm 1968, vẫn còn sống ở vùng núi Tây Bắc Việt Nam suốt 45 năm qua, Tiền Phong đã tiếp cận được nhiều nguồn tài liệu chính thức.
Văn phòng về Tù binh/Quân nhân Mất tích của Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ (DPMO) ngày 2/5 cũng ra thông báo xung quanh vụ việc Trung sĩ nhất John H. Robertson, một quân nhân Hoa Kỳ đã bị mất tích trong Chiến tranh Việt Nam, vẫn chưa được tìm thấy.
Theo DPMO, công tác điều tra đã được tiến hành đối với tất cả những lời trình báo và lời kể về việc trông thấy người còn sống liên quan đến Robertson, và đã xác định rằng đó là những thông tin sai.
Người đàn ông Việt Nam tên Ngoc xuất hiện trong phim Unclaimed tự nhận mình là cựu bin Robertson
Người đàn ông Việt Nam tên Dang Tan Ngoc xuất hiện trong phim Unclaimed tự nhận mình là cựu bin Robertson.
Trong các bài viết trước, báo Tiền Phong cũng đã cho đăng tải thông tin và hình ảnh trongbản kết luận dài 16 trang của DPMO đưa ra những bằng chứng xác đáng khẳng định một người đàn ông là công dân Việt Nam gốc Pháp (tên là Dang Tan Ngoc) liên tục tự nhận mình là cựu binh Robertson.
Theo DPMO, năm 2004, các quan chức chính phủ Hoa Kỳ đã nhận được những báo cáo về việc trông thấy người còn sống bao gồm cả hình ảnh và một băng video mô tả một cá nhân tự nhận là Robertson. Người này đã được các điều tra viên Hoa Kỳ thẩm vấn ngày 20/4/2006, và được xác định là công dân Việt Nam.
Vân tay và ADN đều không khớp
Như Tiền Phong đã thông tin, năm 2009, người đàn ông Việt Nam đó đã được các viên chức Hoa Kỳ thẩm vấn một lần nữa, họ đã lấy dấu vân tay và mẫu tóc để phân tích. FBI phân tích dấu vân tay và xác định rằng chúng không khớp với dấu vân tay của Robertson trong hồ sơ lưu. Các chuỗi ADN ty thể lấy từ mẫu tóc đã được so sánh với các mẫu đối chiếu của gia đình được lấy từ người em trai và một trong những chị em gái của Robertson. Phòng xét nghiệm Nhận dạng AND của Lực lượng Vũ trang (AFDIL) xác định các chuỗi ADN từ người đàn ông Việt Nam không khớp với bất cứ ai trong các chị em của Robertson.
Theo bản kết luận năm 2009 của DPMO, Cục điều tra Liên bang Mỹ (FBI) cũng khẳng định vân tay của người đàn ông tự nhận mình là Robertson không khớp với cựu binh này.
Trong một bộ phim được công chiếu mới đây (phim Unclaimed), vẫn người Việt Nam này (ông Ngoc) là nhân vật chính và ông ta tiếp tục tự nhận mình là Robertson.
Lừa đảo hàng chục ngàn đô
Báo chí Anh, Mỹ dẫn lời nhiều cựu chiến binh trong chiến tranh Việt Nam cho rằng ông Ngoc có thể đã lừa được hàng chục nghìn USD từ cộng đồng cựu chiến binh Mỹ khi liên tục tự nhận mình là Robertson.
Xác định 'đã thiệt mạng'
Vào ngày 20/5/1968, Robertson ở trên máy bay trực thăng H-34 của Không lực Việt Nam Cộng hoà và bị dội hỏa lực mạnh từ đối phương dưới mặt đất. Chiếc trực thăng đã đâm vào một hàng cây, bùng nổ, và bị rơi. Các quân nhân Hoa Kỳ chứng kiến ​​vụ tai nạn máy bay trực thăng đã báo cáo rằng không có người sống sót. Năm 1976, sau khi xem xét lại trường hợp của Robertson, một Ban Rà soát Quân sự đã thay đổi tình trạng của Robertson từ "Mất tích trong chiến đấu" thành "Được cho là đã thiệt mạng", điều đó có nghĩa rằng Robertson đã qua đời.



DNA Test Debunks Claims in Vietnam MIA Documentary Unclaimed theDiplomat.com
Almost four decades since the Vietnam War ended with the capitulation of Saigon, the issue of troops missing in action (MIAs) and the possibility that some American and allied soldiers remained behind as communist captives still evokes passionate debate.





Bộ Quốc phòng Mỹ lên tiếng về vụ “cựu binh Mỹ sống 45 năm tại ...(Dân trí) - Văn phòng về Quân nhân Mất tích thuộc Bộ Quốc phòng Mỹ đã ra thông báo chính thức xung quanh trường hợp một người đàn ông ngoại quốc 76 tuổi sống tại Việt Nam khẳng định mình là trung sĩ John H. Robertson mất tích 45 năm trước, ...
Lầu Năm Góc vạch mặt “cựu biệt kích Mỹ” tại Việt NamThanh Niên
Mỹ chính thức lên tiếng về vụ “cựu binh giả” ở VNVietnam Plus

-Ai đóng giả 'đặc nhiệm Mỹ sống 45 năm ở Việt Nam'?
-TPO – Xung quanh cựu binh Mỹ John Hartley Robertson, người đã chết năm 1968, từ lâu đã có nhiều thông tin bịa đặt. Cơ quan tìm kiếm lính Mỹ mất tích (DPMO) năm 2009 đã có kết luận chính thức về sự việc này.
Ảnh tự cho là cựu binh Robertson gửi cho DPMO ngày 7/8/2007. Nguồn: DPMO
Ảnh tự cho là cựu binh Robertson gửi cho DPMO ngày 7/8/2007. Nguồn: DPMO.
Như Tiền Phong đã thông tin, bộ phim tài liệu Unclaimed (Không đòi hỏi) của nhà làm phim Michael Jorgensen chính thức khởi chiếu từ ngày 30/4 tại Mỹ và Canada đang gây xôn xao dư luận vì thông tin cựu binh Robertson, thuộc lực lượng đặc nhiệm Mũ nồi xanh tham chiến ở Việt Nam, vẫn còn sống ở vùng núi miền Bắc Việt Nam.
Bức ảnh tự cho là cựu binh Robertson gửi tới DPMO ngày 18/6/2008. Nguồn:DPMO
Bức ảnh tự cho là cựu binh Robertson gửi tới DPMO ngày 18/6/2008. Nguồn:DPMO.
Tuy nhiên, các nguồn tin đều khẳng định đây là thông tin bịa đặt và nhà làm phim Jorgensen đã bị lừa hoặc cố tình (?).
Ngay từ tháng 2/2009, DPMO đã có bản kết luận dài 16 trang bác bỏ mọi thông tin không đúng sự thật về cựu binh Robertson từng gây xôn xao trong nhiều năm.
Những bức ảnh đầu tiên gửi kèm tài liệu cho rằng cựu binh Robertson còn sống được gửi tới cho DPPMO tháng 11/2003. Nguồn: DPMO
Những bức ảnh đầu tiên mờ ảo gửi kèm tài liệu cho rằng cựu binh Robertson còn sống được gửi tới cho DPMO tháng 11/2003. Nguồn: DPMO.
Vụ lừa đầu tiên năm 2002
DPMO cho biết họ nhận được hàng tá báo cáo liên quan đến cựu binh Robertson. Thông tin đầu tiên về việc Robertson còn sống mà DPMO nhận được là vào năm 2002 bao gồm 1 trang giấy in trong đó có 2 dấu vân tay và chữ ký (được xác định là giả) của Robertson. Thông tin được gửi đến cho DPMO khẳng định cựu binh Robertson bị bắt ngày 20/5/1968 (không chết khi máy bay rơi như đã xác nhận trước đây).
Theo thông tin chính thức của DPMO, Robertson ở trên chiếc trực thăng H-34 bị trúng đạn và rơi xuống sườn đồi. Những người Mỹ có mặt ở gần đó xác nhận không ai trên máy bay sống sót, nhưng thi thể của cựu binh Robertson chưa được tìm thấy.
Những năm tiếp theo, thông tin về cựu binh Robertson liên tục được tung ra. Tuy nhiên, theo tìm hiểu của DPMO, hầu hết thông tin liên quan đến cựu binh Robertson như trường trung học nơi ông đã học, tên anh chị em, địa chỉ…đều không đúng sự thật.
Người Việt đóng giả là đặc nhiệm Mỹ?
Những bức ảnh đầu tiên được cho là của cựu binh Robertson hiện còn sống được gửi tới DPMO ngày 21/11/2003 kèm theo các thông tin không chính xác. Những bức ảnh đầu tiên này khá mờ ảo và là của một người đàn ông châu Á.
Các báo cáo khác gửi tới DPMO sau đó sử dụng ảnh của những người khác nhau mà họ cho rằng đó là cựu binh Robertson và thậm chí trên ảnh còn có chữ kỹ của Robertson.
Ảnh tự cho là Robertson mà DPMO nhận được ngày 9/11/2005
Ảnh tự cho là Robertson mà DPMO nhận được ngày 9/11/2005.
Bức ảnh được nhiều người gửi nhất là của người đàn ông mà năm 2006 được thẩm vấn bởi các viên chức Mỹ. Vào thời điểm đó, người đàn ông này thừa nhận mình là công dân Việt Nam có tên là Dang Than Ngoc. Ông Ngoc cũng thừa nhận mình được sử dụng cho những thông tin giả mạo. Sau đó có nhiều bức ảnh (có cả ảnh màu) đều là ông Ngoc đóng giả Robertson tiếp tục được gửi tới cho DPMO.
Cựu binh Robertson năm 1966
Cựu binh Robertson năm 1966.
Năm 2008, ông Ngoc được đưa tới Đại sứ quán Mỹ ở Phnom Penh (Cămpuchia) để kiểm tra vân tay. Vân tay của ông Ngọc được gửi về Mỹ để kiểm tra và ngày 13/2/2009, Cục điều tra Liên bang Mỹ (FBI) kết luận vân tay của ông Ngọc không khớp với vân tay chính thức của cựu binh Robertson.
Năm 2006, ông Ngoc thừa nhận với các viên chức Mỹ rằng mình là người trong ảnh chứ không phải là cựu binh Robertson. Nguồn: DPMO
Năm 2006, ông Ngoc thừa nhận với các viên chức Mỹ rằng mình là người trong ảnh chứ không phải là cựu binh Robertson. Nguồn: DPMO .
Các báo cáo về cựu binh Robertson có nhiều dạng khác nhau, nhưng hầu hết khẳng định ông còn sống, kết hôn với phụ nữ địa phương và có con. Không có báo cáo nào về Robertson gửi tới DPMO có đủ mọi thông tin chính xác, có cơ sở, hoặc có nguồn cung cấp thông tin rõ ràng. Khi được DPMO yêu cầu cung cấp thêm thông tin thì người gửi báo cáo tới đều không đáp ứng.
Theo thông tin trên các diễn đàn mạng của cựu binh trong chiến tranh Việt Nam, người đàn ông tên Việt Nam (ông Ngoc) này có thể là một người Pháp hoặc người Việt gốc Pháp lấy vợ người Việt, có con và sinh sống ở Cămpuchia.
Xem thêm ảnh:
Một bức ảnh khác của ông Ngoc đóng giả là Robertson. Nguồn: DPMO
Một bức ảnh khác của ông Ngoc đóng giả là Robertson. Nguồn: DPMO.
Bức ảnh này được gửi tới cho DPMO ngày 5/12/2007. Trong ảnh được xác định là ông Ngoc, không phải Robertson
Bức ảnh này được gửi tới cho DPMO ngày 5/12/2007. Trong ảnh được xác định là ông Ngoc, không phải Robertson.
-‘Đặc nhiệm Mỹ sống 45 năm ở Việt Nam' là bịa đặt

TPO – Trưa 27/4, sau khi đăng bài xung quanh câu chuyện khó tin ‘đặc nhiệm Mỹ sống 45 năm ở VN’, PV Tiền Phong tiếp tục xác minh các nguồn tin chính thức từ các cơ quan, tổ chức của Mỹ.
Người được cho là cựu binh Robertson vẫn còn sống thực ra là một người Pháp lấy vợ Việt Nam tại Cămpuchia. Ảnh: http://www.macvsog.cc
Người được cho là cựu binh Robertson vẫn còn sống thực ra là một người Pháp lấy vợ Việt Nam tại Cămpuchia (bìa trái). Ảnh: http://www.macvsog.cc.
Sau khi được trực tiếp tiếp cận nhiều đoạn trong bộ phim tài liệu Unclaimed (Không đòi hỏi) của nhà làm phim Michael Jorgensen bắt đầu khởi chiếu chính thức từ ngày 30/4 ở Mỹ và Canada như báo chí hai nước này đã đưa tin, PV Tiền Phong nhận thấy nhiều chi tiết chưa có bằng chứng xác thực, mặc dù đạo diễn đã cố tình chứng tỏ điều đó.
Hình ảnh về cựu binh Robertson trong phim không rõ ràng và báo chí Mỹ, Canada cũng chưa được cung cấp hình ảnh chính thức nào về Robertson và cuộc sống của ông hiện nay ở Việt Nam nếu nhân vật này có thật.
Người đàn ông Pháp (trái) tự nhận mình là cựu binh Robertson?
Người đàn ông Pháp (trái) tự nhận mình là cựu binh Robertson?.
Mặc dù đang trong kỳ nghỉ cuối tuần, nhưng thông tin ban đầu cho biết nhiều khả năng chính nhà làm phim Michael Jorgensen cũng bị lừa hoặc “cố tình” (?) và các đầu mối thông tin từ Việt Nam đều cho thấy việc một cựu binh Mỹ trong chiến tranh Việt Nam tưởng đã chết, nhưng đang sống ở vùng núi miền Bắc Việt Nam mà không ai biết trong chừng ấy năm là không tưởng.
Hoạt động tìm kiếm hài cốt người Mỹ mất tích trong chiến tranh ở Việt Nam là hoạt động nhân đạo giữa hai Chính phủ Việt Nam và Hoa Kỳ. Đại diện Chính phủ Hoa Kỳ nhiều lần cảm ơn và đánh giá cao chính sách nhân đạo, thiện chí và sự hợp tác tích cực, sự giúp đỡ ngày càng hiệu quả của Chính phủ và nhân dân Việt Nam trong hoạt động tìm kiếm người Mỹ mất tích trong chiến tranh ở Việt Nam. Quan chức cấp cao Việt Nam cũng luôn khẳng định chính sách nhất quán của Chính phủ Việt Nam trong vấn đề tìm kiếm người Mỹ mất tích trong chiến tranh và Việt Nam tiếp tục hợp tác với phía Hoa Kỳ trong nỗ lực tìm kiếm.
Một số cựu binh Mỹ đang làm việc ở Việt Nam cũng cho rằng việc tìm kiếm người Mỹ mất tích trong chiến tranh Việt Nam luôn là ưu tiên hàng đầu giữa hai nhà nước Việt Nam và Hoa Kỳ nên việc một cựu binh Mỹ sống suốt 45 ở vùng núi Việt Nam mà không ai biết là không có cơ sở.
Đại diện Đại sứ quán Mỹ tại Việt Nam cho biết, đây là chuyện không đáng tin và sau kỳ nghỉ sẽ có Thông cáo báo chí chính thức về sự việc này.
Cựu binh Robertson năm 1966
Cựu binh Robertson năm 1966 được xác nhận là đã chết năm 1968 sau khi máy bay bị bắn rơi.
Trên các diễn đàn mạng của cựu binh Mỹ trong chiến tranh Việt Nam, câu chuyện về cựu binh Robertson từng được bàn tán khá nhiều. Trên trang http://www.macvsog.cc, một số cựu binh khẳng định thông tin về cựu binh Robertson, tử nạn do máy bay bị bắn rơi ở biên giới Lào năm 1968, hiện còn sống là không đúng sự thật.
Bức ảnh chụp cựu binh Robertson thực ra là một người Pháp sống nhiều năm ở Cămpuchia, lấy vợ Việt Nam và có vài người con. Cũng theo thông tin trên trang http://www.macvsog.cc, chính người đàn ông Pháp này đã cố tình lừa cựu binh Tom Faunce, và ông này đã đến kể câu chuyện (bị lừa) với nhà làm phim Jorgensen.
Trên diễn đàn của trang military.com, các cựu binh Mỹ cũng đưa ra nhiều dẫn chứng cho biết đây là câu chuyện không có thật và người tự nhận mình là cựu binh Robertson thực ra là một người Pháp có vợ Việt Nam.
Đây là những thông tin ban đầu mà PV Tiền Phong xác minh được, thông tin chính thức sẽ được Đại sứ quán Mỹ, một số tổ chức cựu binh Mỹ tại Việt Nam... cung cấp trong thời gian tới.
Các tài liệu cho biết cựu binh Robertson cùng phi công Việt Nam và một vài người khác có mặt trên chiếc trực thăng King Bee CH34 cất cánh từ sân bay Phú Bài đã bị trúng đạn và lao thẳng xuống rừng cây ở thung lũng A Shau (Lào) ngày 20/5/1968 và được xác nhận đã chết.

-

“Unclaimed” Vietnam Veteran Tells Story In New Film After Being Left Behind For 44 Years





JOHN HARLEY ROBERTSON THIS GUY POSING AS ROBERTSON HAS BEEN DETERMINED TO BE A FRAUD BY THE FBI. BE AWARE!
THE FORGOTTEN SOLDIER
20 May 68- Robert D. Plato, MSG E-8, Hatchet Force, KIA-RR John Hartley Robertson, SFC E-7, USASF, FOB-1, Phu Bai, Ops 35 and a Vietnamese Pilot, Co-pilot, and door gunner names unknown) SFC Robertson and the Vietnamese, MIA-Presumptive finding of death. (These individuals were on a kingbee helicopter, CH34, 4 miles inside Laos, south of A Shau; on a medical evacuation helicopter and to resupply a recon team and hatchet force in combat with the enemy when the helicopter came under intense enemy fire, smashed into the trees, and caught fire in the A Shau Valley, Laos. SFC Robertson was the Covey rider who supported RT Alabama on 4 May 68). -http://www.macvsog.cc/john_hartly_rob.htm

***************************************
- Ly kỳ chuyện “cựu binh Mỹ” tự nhận “sống tại Việt Nam 44 năm” (TN).
-Phát hiện đặc nhiệm Mỹ sống 45 năm ở vùng núi Việt Nam? TPO – Nước Mỹ đang bị sốc trước thông tin cựu binh Mỹ trong chiến tranh Việt Nam John Hartley Robertson, người được cho là đã chết năm 1968, vừa được phát hiện vẫn sống ở vùng núi miền Bắc Việt Nam.

John Hartley Robertson, ảnh chụp năm 1966
John Hartley Robertson, ảnh chụp năm 1966.

Bộ phim tài liệu Unclaimed (Không đòi hỏi) của nhà làm phim nổi tiếng Michael Jorgensen chính thức công chiếu từ ngày 30/4 tại Mỹ và Canada, nhưng trong những ngày qua đã bắt đầu gây sốc.
Theo thông tin trên báo chí Mỹ, Canada, nhà làm phim Michael Jorgenson phát hiện cựu binh Robertson, năm nay đã 76 tuổi, đang sống trong một ngôi làng nhỏ ở vùng núi phía Bắc Việt Nam. Robertson sinh tại Alabama, gia nhập lực lượng Mũ nồi xanh Mỹ và máy bay của anh bị bắn rơi tại vùng biên giới Lào năm 1968. Theo nhà làm phim Jorgenson và các đoạn phim rò rỉ với báo chí, cựu binh Robertson do sống quá lâu ở vùng núi Việt Nam nên không thể nói được tiếng Anh, nhưng vẫn nhớ ngày sinh của mình, nhớ tên vợ con mình ở Mỹ.
Trong phim, cựu binh Robertson cho biết ông bị bộ đội Việt Nam bắt giữ sau khi máy bay rơi, rồi được trả tự do và kết hôn, có con với nữ y tá người Việt đã chăm sóc mình.

Lính Mỹ trong một chiến dịch trong chiến tranh Việt Nam. Ảnh: Larry Burrows/LIFE
Lính Mỹ trong một chiến dịch trong chiến tranh Việt Nam. Ảnh: Larry Burrows/LIFE.

Chuyện khó tin
Bộ phim tài liệu Unclaimed bắt đầu với câu chuyện một cựu binh Mỹ trong chiến tranh Việt Nam là Tom Faunce, trong chuyến cứu trợ thiên tai tới Đông Nam Á cách đây nhiều năm (2008) đã tình cờ phát hiện ra Robertson.
Phát biểu trên báo chí Canada, nhà làm phim Jorgenson thừa nhận chính mình cũng hoài nghi khi cựu binh Tom Faunce năm 2012 tìm đến gặp mình và kể câu chuyện tình cờ gặp một cựu binh Mỹ khác tưởng đã chết, nhưng hiện vẫn còn sống ở Việt Nam là Robertson.
Tuy nhiên, nhà làm phim này đã tin sau khi trực tiếp sang Việt Nam để gặp người được cho là cựu binh Robertson và hi vọng có thể giúp Robertson tái ngộ với gia đình mình tại Mỹ.
Nhà làm phim cũng đã liên hệ với Đại sứ quán Mỹ tại Việt Nam, quân đội Mỹ, người thân của cựu binh Robertson tại Mỹ. Tuy nhiên, bằng chứng đáng tin cậy nhất là xét nghiệm DNA với con của Robertson thì vẫn chưa thực hiện được.
Theo cựu binh Tom Faunce, Robertson năm 2010 đã được lấy dấu vân tay tại Đại sứ quán Mỹ, nhưng điều này chưa đủ để chứng minh người này là John Hartley Robertson và cũng không thể bác bỏ.
Bộ phim tài liệu cung cấp những thước phim xúc động về nơi sinh của Robertson, cảnh một người lính Mỹ từng được Robertson huấn luyện năm 1960 vừa gặp lại ông tại Việt Nam và khẳng định đây đích thị là Robertson. Phim cũng chiếu cảnh về cuộc gặp đầy nước mắt giữa người chị gái duy nhất còn sống của Robertson là bà Jean Robertson-Holly, 80 tuổi. Cuộc hội ngộ diễn ra tháng 12/2012.
“Bà Jean nói … ‘Không có thắc mắc nào. Tôi chắc chắn đó là nó trên video, khi tôi ôm ghì đầu nó và nhìn vào mắt nó tôi không còn nghi ngờ gì về việc nó là em trai mình”, đạo diễn Jorgensen kể với báo chí.

Lính Mỹ trong chiến tranh Việt Nam. Ảnh: Larry Burrows/LIFE
Lính Mỹ trong chiến tranh Việt Nam. Ảnh: Larry Burrows/LIFE.

Kiểm chứng
Cũng theo đạo diễn việc xét nghiệm DNA giữa Robertson với bà Jean là không cần thiết vì bà khẳng định chắc chắn đó là em trai mình. Việc xét nghiệm DNA của Robertson với vợ và hai con ở Mỹ đã được đề nghị. Vợ con của Robertson đã đồng ý nhưng gần đây lại đột nhiên từ chối. Theo giải thích của nhà làm phim thì do ám ảnh chiến tranh và sự việc trôi qua quá lâu có thể hai con gái của Robertson nhất thời chưa muốn biết về người cha của mình.
Hugh Tran, sỹ quan cấp cao cảnh sát Mỹ gốc Việt ở Edmonton, đã tháp tùng nhà làm phim Jorgensen và cựu binh Tom Faunce sang Việt Nam gặp cựu binh Robertson để làm phiên dịch. Theo Hugh Tran, cựu binh Robertson nói giọng như một người Việt bản địa, không có dấu hiệu nào của một người Mỹ qua giọng nói. “Để nói với các bạn sự thật, sau khi tôi phỏng vấn ông ấy lần đầu tiên, tôi tin tới 90% rằng ông ấy là cựu binh Mỹ mất tích trong chiến tranh Việt Nam”, ông Tran chia sẻ. Tuy nhiên, ông Tran thừa nhận mình vẫn còn một chút hoài nghi.
Theo bộ phim, cựu binh Robertson đang sống ở Việt Nam và không muốn rời đi, ông chỉ có một ước nguyện được gặp gia đình Mỹ một lần trước khi chết.
Báo Tiền Phong sẽ tiếp tục thông tin đến bạn đọc xung quanh sự kiện này sau khi có thông tin chính thức từ các nguồn liên quan …-Phát hiện chấn động: Đặc nhiệm Mỹ sống 45 năm ở vùng núi Việt Nam?
****

-Mỹ ngưng viện trợ Việt Nam tìm kiếm hài cốt liệt sĩ

Thượng nghị sĩ Jim Webb, Chủ tịch Tiểu ban Đông Á -Thái Bình Dương, nhấn mạnh Quốc hội Mỹ dành 1 triệu đô la tài trợ cho công tác tìm kiếm hài cốt của quân nhân cả hai miền Nam-Bắc Việt Nam
Thượng nghị sĩ Jim Webb, Chủ tịch Tiểu ban Đông Á -Thái Bình Dương, nhấn mạnh Quốc hội Mỹ dành 1 triệu đô la tài trợ cho công tác tìm kiếm hài cốt của quân nhân cả hai miền Nam-Bắc Việt Nam
Một thượng nghị sĩ Hoa Kỳ loan báo Bộ Ngoại giao Mỹ đồng ý ngưng tài trợ dự án tìm kiếm các binh sĩ Việt Nam bị mất tích trong cuộc chiến Việt Nam cho tới khi nào chính phủ Hà Nội chịu đưa các liệt sĩ của quân lực Việt Nam Cộng hòa ở miền Nam Việt Nam trước năm 1975 vào danh sách tìm kiếm.
Trong thông cáo mới đây, Thượng nghị sĩ Jim Webb, Chủ tịch Tiểu ban Đông Á-Thái Bình Dương, nhấn mạnh Quốc hội Mỹ dành 1 triệu đô la tài trợ cho công tác tìm kiếm hài cốt của quân nhân cả hai miền Nam-Bắc Việt Nam.
Tuy nhiên, đơn vị quản lý dự án là Cơ quan Phát triển Quốc tế của Hoa Kỳ (USAID) cho biết có chỉ dấu cho thấy chính phủ Hà Nội không dùng khoản tiền trong dự án do Mỹ tài trợ này để tìm kiếm các liệt sĩ trong quân lực Việt Nam Cộng hòa.
Tuần rồi, chính Thượng nghĩ sĩ Webb là người kêu gọi Cơ quan USAID ngưng dự án cho tới khi nào chính phủ Việt Nam đồng ý sử dụng tiền tài trợ để tìm kiếm liệt sĩ của cả quân đội Bắc Việt và quân lực Việt Nam Cộng hòa, theo đúng đúng mục tiêu công bằng và hòa giải dân tộc.
Nguồn: VOA
-- Khẳng định chủ quyền của Việt Nam với Hoàng Sa và Trường Sa (VOV). - Việt Nam có chủ quyền với Hoàng Sa và Trường Sa từ lâu đời (VOV). -- Hội thảo quốc tế về Hoàng Sa và Trường Sa (CP).
- Trường Sa những ngày tháng Tư (TTXVN). - Hoạt động kỷ niệm 38 năm giải phóng Trường Sa (TTXVN).
- Tàu cá bị đâm chìm, 6 ngư dân thoát chết (TT). - Trao gần 3 tỉ đồng hỗ trợ ngư dân bị nạn ở Hoàng Sa (TN). - Ngư dân Thanh Hóa làm “chui” trên tàu cá Trung Quốc (LĐ).
- “Không bao giờ từ bỏ chủ quyền quốc gia” (Infonet). - Bảo vệ vững chắc độc lập chủ quyền lãnh thổ bằng biện pháp hòa bình (PT). - Không có chuyện chỉ bảo vệ chủ quyền bằng miệng (TT). - Xây dựng và bảo vệ Tổ quốc là hai nhiệm vụ chiến lược (VOV).
-- Trung Quốc “tố ngược” Philippines chiếm đảo (LĐ). - Việt Nam quan tâm vụ Philippines kiện Trung Quốc (TT).
- Tướng Mỹ Dempsey không che dấu lập trường kiềm chế Trung Quốc (GDVN).
- Nỗi buồn 30/4 và những nghĩ suy (RFA’s blog). - 30 Tháng Tư, vì sao chưa thể quên? (Người Việt).


>  Cựu binh Mỹ đúc tượng sống mẹ Việt Nam Anh hùng
Rung động cựu binh Mỹ trả lại xương cánh tay cho người lính Bắc Việt

Tổng số lượt xem trang