Chủ Nhật, 21 tháng 4, 2013

Trung Quốc đang lặp lại những sai lầm kinh tế của Nhật Bản

-

Trung Quốc đang lặp lại những sai lầm kinh tế của Nhật Bản

Vết xe đổ ngày nào của Nhật Bản trong điều hành kinh tế vĩ mô rất có thể đang bị người láng giềng khổng lồ Trung Quốc tái lập.

Bất chấp lịch sử nhiều cạnh tranh và xung đột, Trung Quốc và Nhật Bản vẫn chia sẻ các mô hình phát triển với nhau. Nhưng nếu không thận trọng, Trung Quốc có thể lặp lại các sai lầm của Nhật Bản.

Sự phục hồi nền kinh tế sau chiến tranh của Nhật Bản và sự tăng trưởng gần đây của Trung Quốc đều dựa trên xuất khẩu và nhân công rẻ. Đồng tiền được định giá thấp giúp các nhà xuất khẩu có lợi thế cạnh tranh, nhưng xuất khẩu được đẩy mạnh thì không có lợi cho tiêu dùng và thu nhập của hộ gia đình.

Ngoài ra, cả Trung Quốc và Nhật Bản đều khuyến khích chính sách lãi suất tiết kiệm trong nước cao, để hút vốn tài trợ cho đầu tư. Cả 2 nước đều có thặng dư thương mại lớn khi đầu tư ra nước ngoài, đặc biệt là vào các loại chứng khoán chính phủ Mỹ, nhằm tránh áp lực đè nặng lên nội tệ và hỗ trợ xuất khẩu. Cả 2 cũng đều sử dụng các khoản đầu tư được tài trợ trong nước ở mức cao để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Với Nhật Bản, giai điệu lạc quan đã ngừng lại vào tháng 9/1985, khi Hiệp ước Tài chính Plaza được ký. Theo đó, Nhật Bản buộc phải để yên tăng giá gấp đôi. Điều này đồng nghĩa với xuất khẩu và tăng trưởng kinh tế của Nhật Bản sẽ giảm tốc.

Để phục hồi tăng trưởng, các nhà hoạch định chính sách Nhật Bản sau đó đã tạo ra một sự bùng nổ đầu tư định hướng tín dụng nhằm bù đắp cho tác động từ việc đồng yên yếu đi, thúc đẩy bong bóng giá tài sản mà sau đó đã nổ tung. Chi tiêu chính phủ và lãi suất thấp vì vậy được xem như công cụ để tránh một sự sụp đổ trong hoạt động của nền kinh tế, nhưng lại chỉ làm trầm trọng thêm sự mất cân bằng.

Điều này khiến Nhật Bản thâm hụt ngân sách lớn cùng với các khoản nợ chính phủ rất cao, sự phình to của bảng kết toán của ngân hàng trung ương do phải tài trợ cho chính phủ và hỗ trợ giá cho các tài sản tài chính.

Khủng hoảng ngân hàng đang diễn tiến

Cho đến năm 1990, Nhật Bản vẫn rất thành công – tăng trưởng cao với chỉ một vài thời điểm gián đoạn ngắn. Nhưng kể từ 1990, sau khi nền kinh tế bong bóng vỡ tung, Nhật Bản sa lầy vào một giai đoạn đình đốn kéo dài 2 thập kỷ.

Trung Quốc đã chuẩn bị khá kỹ để đối phó với việc đột ngột định giá lại tỷ giá giữa nhân dân tệ và USD, nhằm tránh lặp lại sai lầm của Nhật Bản.

Tuy nhiên, phản ứng của Trung Quốc với khủng hoảng kinh tế toàn cầu có vẻ khá giống với phản ứng của Nhật Bản sau thời kỳ Hiệp ước Tài chính Plaza. Thay vì tăng chi tiêu chính phủ, Trung Quốc tìm cách thúc đẩy tăng trưởng bằng cách thúc đẩy tín dụng của hệ thống ngân hàng thuộc sở hữu nhà nước, điều sau đó đã giúp cho đầu tư bùng nổ.

Và giống như Nhật Bản trước đó, hệ thống ngân hàng Trung Quốc rất dễ tổn thương. Trung Quốc đã chỉ đạo ngân hàng cho vay có định hướng cho các dự án mục tiêu để duy trì mức độ tăng trưởng cao, thay vì tập trung vào thâm hụt ngân sách.

Việc Trung Quốc dựa vào các tài sản được định giá quá cao như một số dự án hạ tầng nhưng dòng tiền không đủ để trang trải nợ, tạo ra các khoản cho vay khó trả. Những khoản nợ xấu này có thể châm ngòi cho một cuộc khủng hoảng ngân hàng, hoặc lấy đi một phần đáng kể các khoản tiền tiết kiệm và thu nhập lớn, khiến tiềm năng tăng trưởng của nền kinh tế bị giảm đi.

Hơn nữa, ngay từ thời điểm ban đầu của cuộc khủng hoảng, Nhật Bản là nước giàu hơn Trung Quốc rất nhiều, và vì vậy họ có lợi thế lớn hơn trong đối phó với suy thoái. Nhật Bản còn sở hữu một hệ thống giáo dục chất lượng cao, công nghệ hiện đại và liên tục đổi mới, và một phẩm chất chịu đựng tốt giúp họ dễ thích nghi với hoàn cảnh. Công nghệ sản xuất đẳng cấp thế giới, nguồn tài sản trí tuệ dồi dào trong các lĩnh vực điện tử và công nghiệp nặng cũng là những lợi thế khác của Nhật.

Ngược lại, Trung Quốc dựa vào nhân công rẻ, để lắp ráp hoặc sản xuất các sản phẩm xuất khẩu mà nguyên liệu của chúng được nhập khẩu từ nước ngoài. Nhưng gần đây, nguồn nhân công suy giảm và lương nhân công tăng lên, lợi thế cạnh tranh của Trung Quốc đã giảm đi. Những nỗ lực đổi mới công nghệ sản xuất của Trung Quốc vẫn ở trong giai đoạn ban đầu.

Giới chức Trung Quốc thừa nhận rằng chiến lược đầu tư định hướng tín dụng đã dẫn đến những sai lầm trong phân bổ vốn, đầu tư không hiệu quả và nhiều khoản cho vay tại các ngân hàng do Nhà nước sở hữu bị mất trắng.

Thách thức của Trung Quốc

Trong những năm gần đây, người ta tỏ ra lo lắng về những thành tựu kinh tế của Trung Quốc. Điều hoàn toàn có thể xảy ra là thành công vang dội của Trung Quốc có thể chấm dứt trong sự thất bại bất cứ lúc nào, khi nước này không thể chuyển đổi nền kinh tế thành công.

Vấn đề ở đây là Trung Quốc có tránh được sai lầm trước kia của Nhật Bản.

Trung Quốc đang đối mặt với các thách thức trong việc chuyển đổi từ mô hình tăng trưởng tập trung vào đầu tư. Tăng trưởng dựa trên mở rộng quy mô với sự bao cấp triền miên ngày một tỏ ra bất cập. Các nỗ lực nhằm tiếp tục duy trì xu hướng hiện tại hoặc điều chỉnh lại có thể dẫn đến suy thoái kinh tế với mức độ lớn hơn dự báo, cùng những hậu quả khác đe dọa ổn định chính trị và xã hội Trung Quốc.

Thế giới vẫn thừa nhận, Trung Quốc sẽ tiếp tục tăng trưởng, dù ở mức độ khiêm tốn hơn so với một vài năm gần đây. Quan điểm này được dựa trên lập luận về những điều mà nền kinh tế toàn cầu thực sự cần.

Rồng và quái vật?

Liệu Trung Quốc có đang trở thành Nhật của thập niên 90?

Trung Quốc Nhật

 

 

Cuối thập kỷ 1980, Nhật là một nền kinh tế tăng trưởng mạnh.

Sản lượng của nước này tăng gấp 50 lần, tính theo đôla trong thời gian của một thế hệ, và Nhật đã hầu như đã vượt qua Mỹ để trở thành nước có công nghệ cao nhất. Đối với giới quan sát, chỉ cần khoảng một thập kỷ để Nhật có thể trở thành nền kinh tế lớn nhất và cường quốc thứ ba thế giới.

Tất nhiên, điều đó đã không xảy ra. Thay vào đó, vào năm 1990, thị trường chứng khoán và bất động sản của Nhật sụp đổ một cách ấn tượng, khiến nước này phải chứng kiến hai thập kỷ đình trệ kinh tế.

Sự vươn lên ở mức chóng mặt của con rồng kinh tế Trung Quốc cũng cho thấy sự giống nhau một cách ớn lạnh.

Nhiều nhà bình luận với giọng điệu hoài nghi đã chỉ ra sự tương đồng với Nhật, nói rằng nước này chắc chắn sẽ đi xuống. Nhưng liệu điều này có công bằng?

Chúng tôi so sánh hai quốc gia này với nhau để quý vị có thể quyết định:

 

Nhật Bản 1990

Trung Quốc 2012

  Nhật Trung Quốc
Dân số 125 triệu dân hay 2,3% dân số thế giới 1,344 tỷ dân hay 19% dân số thế giới
Quy mô kinh tế 3,1 nghìn tỷ đôla, 54% GDP Mỹ năm 1990 7,3 nghìn tỷ đôla, 48% GDP Mỹ hiện tại
Tăng trưởng trung bình 6,5% trong 35 năm qua 9,9% trong 35 năm qua

Bong bóng kinh tế

  Nhật

 

Sự sụp đổ năm 1990-92 khiến giới chứng khoán Tokyo phải kinh hoàng

Trung Quốc

 

Trung Quốc tổ chức lễ khai mạc Olympics phô trương nhất từ trước đến giờ vào năm 2008

Thành tựu:

Các hãng điện tử Trung Quốc sản xuất TV kích cỡ nhỏ nhất trong thập kỷ 80, phô trương sự vượt trội trong công nghệ của mình

  • Trung Quốc xây dựng nền công nghiệp năng lượng mặt trời lớn nhất thế giới, chiếm vị thế không thể vượt qua trong công nghệ xanh
 
  • Năm 1988, một bài viết trên tạp chí Time mang tên "Nhật Bản, từ siêu giàu cho đến siêu cường quốc" dự đoán một thách thức mới ở khu vực Thái Bình Dương đối với Mỹ

Quỹ Tiền tệ quốc tế IMF dự đoán kinh tế Trung Quốc sẽ đứng đầu thế giới vào năm 2016, điều khiến Mỹ phải rùng mình

 

Việc Sony mua lại hãng Columbia Pictures của Hollywood khiến Mỹ thêm lo ngại rằng Nhật đang mua hết cả California

  • Lầu Năm Góc phải đứng ra làm dịu đi quan ngại trước việc Trung Quốc đang nắm giữ 1,2 nghìn tỷ đôla nợ chính phủ (8% GDP Mỹ) gây nên sự đe dọa đối với an ninh quốc gia
 
  • Công viên nước trong nhà lớn nhất thế giới được xây tại Miyazaki, bao gồm cả núi lửa giả và nóc nhà kéo lớn nhất thế giới
  • Một bản sao của làng Hallstatt thuộc Áo được Unesco công nhận được xây ở tỉnh Quảng Đông làm địa điểm thu hút khách du lịch

Thị trường chứng khoán

Nikkei

 

Chỉ số Nikkei 225 index qua các năm

Thượng Hải

 

Chỉ số Thượng Hải index qua các năm

 

Bong bóng chứng khoán kéo dài 5 năm của Nhật bị vỡ, khiến khoản tích lũy của nhiều nhà đầu tư Nhật bị mất trắng.

Thêm vào đó, nhiều công ty đã mua lại đối thủ bị ở giá bong bóng, dẫn đến việc mua cổ phần bằng tiền mượn ở giá bị đội lên cao so với thực tế.

Bong bóng chứng khoán hai năm của Trung Quốc bị vỡ ngay trước thềm khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2008

Tuy nhiên bong bóng chứng khoán của Trung Quốc kéo dài ngắn hơn so với Nhật, do đó gây thiệt hại về vật chất cũng ít hơn.

Bất động sản

Index giá nhà

 

Index giá đất định cư khu vực thành thị của Nhật qua các năm.

Số liệu về thị trường bất động sản của Trung Quốc không được thống nhất.

 

Giá bất động sản sụt giảm gây thiệt hại nặng cho các doanh nghiệp và người dân Nhật bỏ tiền vay mượn ra mua nhà lúc kinh tế còn tăng trưởng mạnh.

Giá nhà ở Bắc Kinh tăng gấp ba lần vào giữa 2003 và 2011, trong khi tại Thượng Hải là hơn bốn lần, theo một nghiên cứu mới nhất.

Tại Trùng Khánh, nơi in đậm dấu ấn của ông Bạc Hy Lai, giá nhà tăng gần bảy lần.

Sự tăng trưởng giá nhà không hề hợp lý, khi so sánh với thu nhập của người mua và tiền thuê có thể kiếm được từ nhà mua.

Ngành xây dựng nhà cửa phát triển mạnh, nất là sau khi chính phủ kích thích tăng trưởng kinh tế vào năm 2008.

Có nhiều câu chuyện kể về những dự án ma không có người ở

Từ năm 2011, giá nhà và xây dựng bắt đầu có dấu hiệu trượt dốc một cách khủng khiếp, mặc dù hầu hết những dữ liệu mới nhất cho rằng thị trường đã chạm đáy.

Rất ít người Trung Quốc dám sử dụng những khoản thế chấp lớn để mua nhà.

Tuy vậy, những nhà thầu dự án lớn thường vay mượn mạnh tay, và chính quyền địa phương cũng phụ thuộc vào việc bán đất để kiếm tiền. Cả hai điều này đều chịu ảnh hưởng nặng của sự đóng băng thị trường bất động sản

Cơ sở hạ tầng

Đầu tư chính phủ vào cơ sở hạ tầng tăng mạnh sau khi thị trường bất động sản và chứng khoán vỡ bong bóng sau khủng hoảng kinh tế, điều này sản sinh ra nhiều dự án gây lãng phí, bị châm biếm là "những cây cầu không dẫn tới đâu". Những công trình đáng chú ý gồm có:

Chính phủ Trung Quốc tăng chi tiêu vào mảng cơ sở hạ tầng nhằm chống chọi khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008. Những công trình đáng chú ý gồm có:

 

Đường hầm tàu (đường ray Seikan dài 54 km được xây vào năm 1988) dài nhất thế giới và cầu treo dài nhất (cầu Akashi Kaikyo dài 3,9 km được xây vào năm 1998)

  • Ba cầu vượt biển dài nhất thế giới, và 6 trong số 10 cảng container lớn nhất thế giới
 
  • Tàu siêu tốc, khánh thành vào năm 1959 và được mở rộng vào năm 1980
  • 10 nghìn km đường ray cao tốc từ năm 2008 đến năm 2011 (dài hơn năm lần cả mạng lưới TGV của Pháp), phần lớn được xây trong sự vội vã của các quan chức tham nhũng, lý do khiến vụ tai nạn thảm khốc năm 2011 ở tỉnh Chiết Giang
 
  • Sân bay quốc tế Kansai được xây vào đầu thập kỷ 1990 trên một đảo nhân tạo tại vinh Osaka, vốn đã có dấu hiệu bắt đầu chìm

85 nghìn km các đường cao tốc hoàn thành tính đến năm 2011, nhiều hơn nhiều so với hệ thống đường cao tốc của Mỹ

 
  • Con đê trị giá 2 tỷ đôla ở vịnh Isahaya được xây vào năm 1990, với cống tháo nước hiện tại đang mở, làm lụt khu vực đất nông nghiệp, đồng thời gây thiệt hại nặng cho ngư dân xung quanh
  • Những sân vận động Olympics lớn nhất trong lịch sử được xây, trong đó có cả sân Tổ Chim của Bắc Kinh, bây giờ được sử dụng làm đường đua Segway và phần lớn thời gian không được sử dụng

Sự mất cân bằng

  Nhật

 

Người Nhật lẽ ra đã có thể nhìn ít đi và mua nhiều hơn

Trung Quốc

 

Nhà sản xuất và xuất khẩu lớn nhất thế giới

Xuất khẩu

Thặng dư tài khoản vãng lai của Nhật: 4,3% tổng sản phẩm quốc nội năm 1987

Sự thành công của ngành xuất khẩu Nhật vào thập niên 80 làm kinh ngạc phương Tây, dẫn đến Hiệp định năm 1985, với việc Nhật đồng ý để đồng Yên mạnh hơn so với đôla.

Tuy nhiên mặc dù chấp nhận bất lợi trong tỷ giá tiền tệ, xu hướng phụ thuộc mạnh vào xuất khẩu của Nhật vẫn được tiếp tục và khiến nước này có được thặng dư tài khoản vãng lai bằng 4,8% GDP vào năm 2008

Thặng dư tài khoản vãng lai Trung Quốc: 10,6% tổng sản phẩm quốc nội

Nước này hiện vẫn đang chịu nhiều cáo buộc, nhất là từ Mỹ, vì đã thao túng đồng Nhân Dân Tệ, đem lại tỷ giá rẻ hơn so với đồng đôla một cách trái phép.

Từ đó trở đi, Trung Quốc đã cho phép đồng tiền của mình tăng giá 9% và liên tục tăng mức lương trung bình của người dân để giảm tính cạnh tranh.

Sau động thái này, thặng dư tài khoản vãng lai của Trung Quốc rút xuống còn 3% GDP.

Tuy nhiên lý do chính cho điều này còn là vì nhu cầu của phương Tây đối với hàng hóa của Trung Quốc đang giảm đi, trong lúc nhu cầu nhập khẩu vật liệu cho ngành xây dựng đang phát triển trong nước ngày càng cao

Chi tiêu

Chi tiêu của người tiêu dùng đóng góp 53% cho nền kinh tế Nhật vào năm 1990, so với khoảng 70% của phương Tây.

Chi tiêu ở dạng đầu tư (căn hộ mới, giáo dục, v.v) đóng góp 32%.

Khi thời kỳ tăng trưởng đầu tư bắt đầu dừng lại, chính phủ Nhật đã phải kêu gọi người dân tăng cường chi tiêu nhanh để bù vào khoản bị thiếu

Chỉ có 34% chi tiêu của Trung Quốc là từ người tiêu dùng trả cho hàng hóa và dịch vụ

48% chi tiêu là từ đầu tư.

Nói một cách khác, sự mất cân bằng cơ bản tại Trung Quốc ngày nay lớn hơn Nhật hai thập kỷ trước.

Một số kinh tế gia nghĩ rằng điều này có nghĩa là Trung Quốc sẽ phải thúc đẩy chi tiêu trong nước mạnh mẽ nếu như muốn tránh khỏi đình trệ kinh tế như Nhật

Tập quán tiết kiệm

Các hộ gia đình Nhật thường tiết kiệm khoảng 10% thu nhập trong năm 1990.

Chính phủ đã phải kêu gọi người dân tiết kiệm ít đi và tăng chi tiêu.

Tuy nhiên cũng đã phải mất 10 năm để mức tiết kiệm này xuống thấp bằng mức thông thường ở phương Tây.

Trong thời gian đó, nền kinh tế Nhật bị đình trệ

Các hộ gia đình Trung Quốc tiết kiệm đến 25% tiền thu nhập.

Mức tiết kiệm cao là do tiền lệ tiết kiệm để chi tiêu cho một gia đình lớn, trong đó có chi phí giáo dục cho trẻ em trong nhà, trả chi phí thuốc men cho người già và những thành viên đã về hưu trong gia đình.

Những giới hạn

  Osaka

 

Sân bay quốc tế Kansai đã bắt đầu chìm từ lâu

Trung Quốc

 

Chính sách một con của Trung Quốc còn được gọi là chính sách "bốn ông bà cho một cháu"

Kinh tế toàn cầu

Sau thời kỳ đình trệ đầu thập niên 90, kinh tế toàn cầu tăng trưởng mạnh hơn một thập kỷ, giúp duy trì thế mạnh xuất khẩu của Nhật

Trung Quốc hiện đang phải đối mặt với nhiều thử thách hơn.

Các thị trường xuất khẩu chính của nước này, trong đó có Mỹ, Châu Âu và Nhật đang chịu nhìu khó khăn, đồng thời việc tài khoản vãng lai của Trung Quốc tiếp tục có thặng dư gây nhiều bất đồng chính trị từ các nước này (nhất là Mỹ)

Nợ xấu

Công nghiệp của Nhật và ngành ngân hàng bị tràn ngập bởi nợ xấu

Nhiều khoản vốn vay được sử dụng để mua đất, nhà ở và các công ty khác ở 'giá bong bóng'.

Giữa năm 1992 và 2005, các ngân hàng của Nhật phải đối diện với nợ không đòi được ở mức 19% tổng sản phẩm quốc nội.

Để giúp duy trì nền kinh tế, chính phủ Nhật đã phải huy động các khoản nợ bằng 230% GDP.

Nỗ lực của chính phủ nhằm duy trì tăng trưởng sau năm 2008 khiến các ngân hàng được sở hữu bởi nhà nước phải tăng cường cho vay.

Trong 12 tháng trước tháng Mười năm 2008, các ngân hàng đã cho vay tổng cộng 1,5 nghìn tỷ đôla, bằng 30% tổng sản phẩm quốc nội.

Hệ thống tài chính của Trung Quốc cũng đã bị cáo buộc là cho vay nhiều khoản nợ ngầm.

Một ví dụ như trong năm 2011, có nhiều cáo buộc cho rằng các chính quyền địa phương đã vay 2,2 nghìn tỷ đôla, rất nhiều các khoản này không được công khai.

Triển vọng tăng trưởng

Vào năm 1990, Nhật đã là một nước phát triển mạnh.

Đóng góp kinh tế của mỗi công dân Nhật bằng 83% mức trung bình một người Mỹ.

Khi chính phủ cố gắng thúc đẩy kinh tế trong thập niên 90 bằng việc đầu tư vào cơ sở hạ tầng, khó khăn lớn nhất đó là hầu hết cơ sở hạ tầng cần thiết bấy giờ đều đã được xây

Trung Quốc vẫn là một nước nghèo.

Đóng góp vào kinh tế của một người dân Trung Quốc chỉ bằng 17% mức trung bình một người Mỹ.

Một nửa dân số vẫn sống dựa vào nông nghiệp và chưa có cơ hội đến các thành phố nơi họ có thể đóng góp nhiều hơn bằng việc làm trong ngành công nghiệp

Vì vậy Trung Quốc có nhiều cơ hội để giải quyết các vấn đề hiện tại hơn Nhật trước đây.

Độ tuổi dân số

Tỷ lệ dân số lao động hiệu quả của Nhật, từ 15-65 tăng cao nhất trong đầu thập niên 90.

Trước thời điểm đó, dân số tăng trưởng đều, với những người đi làm đều phải chăm sóc ít con hoặc bố mẹ đã nghỉ hưu.

Những người công nhân tuổi cao hơn được nhận bổng lộc cao để tích lũy cho lúc về hưu, dẫn đến tăng trưởng đầu tư và bong bóng thị trường.

Kể từ thập niên 90, số lượng công nhân nghỉ hưu mà nền kinh tế phải hỗ trợ tăng đều, từ 12% đến 23% dân số. Trong khi đó dân số Nhật đang có xu hướng giảm đi.

Nhờ vào hệ thống một con, đưa vào từ năm 1978, Trung Quốc cũng đã có 30 năm phát huy được thế mạnh của đội ngũ công nhân lao động hiệu quả không phải chăm sóc cho nhiều con cái và bố mẹ.

Tuy nhiên hiện tại Trung Quốc đang rơi vào giai đoạn thay đổi tỷ lệ độ tuổi mà Nhật đã trải qua trong năm 1990.

Giới chức trách Nhật đã cảnh báo rằng Trung Quốc có thể đối mặt với những vấn đề tương tự của nước này, trong đó có dân số lão hóa, khiến công dân cao tuổi cần chăm sóc tăng lên và khả năng khủng hoảng nếu như người già không đủ sức chi trả lúc nghỉ hưu.

Chính phủ

Nhật là nước dân chủ, những cũng là nước với thể chế độc đảng suốt lịch sử hậu chiến.

Nhiều năm qua, đảng Dân chủ Tự do Nhật (LDP) đã chiếm quyền điều hành bằng cách sử dụng tiền để làm vui lòng các đảng phái và người bầu cử.

Sau vụ vỡ bong bóng năm 1990, chính phủ dùng cùng một cách mà họ vẫn dùng với các dự án cơ sở hạ tầng lớn - các cầu và trường học được xây dựng ở bất cứ nơi nào có lợi ích chính trị.

Trong bối cảnh người dân ngày càng trở nên khó chịu với sự đình trệ kinh tế, đảng LDP đã phải nhường chỗ cho một hệ thống cạnh tranh giữa đa đảng thực sự.

Tuy nhiên, cũng phải đến năm 2009 phe đối lập mới thực sự có một cuộc thắng lợi qua tuyển cử lần đầu tiên.

Trung Quốc là nước theo thể chế độc đảng.

Đảng Cộng sản Trung Quốc không cho phép một chỉ trích hay sự đối lập nào xảy ra.

Thiếu vắng sự giám sát và cân bằng đã dẫn đến nạn tham nhũng ăn sâu và sự phẫn uất từ công chúng với những quyền lợi đặc biệt mà những người cầm quyền được hưởng.

Khoảng cách thu nhập của Trung Quốc cao ở mức báo động, có thể cao bằng Mỹ.

Quyền lực của Trung ương Đảng cũng hết sức hạn chế.

Chính phủ Trung Quốc được vận hành bởi Ủy ban thường vụ, đại diện cho những nhóm lợi ích khổng lồ, từ thành viên các gia đình quyền lực và những phe phái kiểm soát phần lớn tài sản quốc giám, theo một tin cáp của sứ quán Mỹ đăng trên Wikileaks.

Kích cỡ địa lý khổng lồ của Trung Quốc và sự thiếu minh bạch trong hệ thống cũng đồng nghĩa với việc chính phủ trung ương bị giới hạn trong việc kiểm soát hoạt động của chính quyền địa phương ở cấp tỉnh.

-Các bài liên quan

- Khối G20: Đồng ý với kích thích kinh tế của Nhật Bản (VOA).  - G20 bắt đầu nới lỏng các biện pháp khắc khổ (RFI).

 

 

-Tăng trưởng kinh tế TQ bị giảm xuống

-'Khủng hoảng lan ra thị trường hội nhập'

-Cưỡng chế đất ở TQ 'tăng mạnh'

Thị trường vàng và bàn tay sắt (DNSG 20-4-13) -- Bài này khá!◄  Lỗ từ chính sách nhập khẩu vàng chuyển vào đâu? (Petrotimes 20-4-13)

Làm công chức có sướng nữa không? (SM 20-4-13) -- Hỏi kỳ quá hà!

Doanh nghiệp Việt 'nuôi' mãi không lớn (VEF 20-4-13)


VN: Chưa có doanh nghiệp tầm cỡ
(KP 19-4-13)

Cứu nhà giàu, buông nhà nghèo (NLĐ 19-4-13)

Đấu thầu vàng có bình ổn được thị trường? (VnE 19-4-13) -- Bài Ngô Trí Long -- “Ném” vàng dễ vỡ bình! (VnE 19-4-13)

Vinashin đã cắt giảm 40 nghìn người từ đỉnh cao 2007 (VnE 18-4-13)

Đầu tư vào đất - “Họ” dầu khí kéo nhau lỗ (VNN 19-4-13)

Ông Nguyễn Thiện Nhân tứ bề thọ địch (gà, mèo, heo, chó): Bắt giữ hơn 1 tấn thịt heo, chó không rõ nguồn gốc (SGGP 19-4-13)

- Jonathan Pincus, Harvard University: Việt Nam cần có chương trình cải cách cơ cấu sâu rộng hơn (TCPT/  EAF)

Ông Tư Lễ nuôi tôm (NLĐ 20-4-13) -- Chú Tư à, nếu ông PTT Nguyễn Thiện Nhân muốn đến coi đầm tôm của chú thì đừng có cho nghen chú! Xui lắm đó chú!

Chừng nào Bến Tre mới hết khổ? Chuyển biến bước đầu sau tự phê bình và phê bình ở Bến Tre (ND 20-4-13)

- VAMC không phải đũa thần hô biến nợ xấu (TBKTSG).  - Nợ xấu ở SHB (TBKTSG).

- Doanh nghiệp kiệt sức (NLĐ).

- Áp trần lãi suất cho vay sẽ có lợi (ĐT).

- Đấu thầu vàng có ổn định được thị trường? (ĐBND).  - Vàng hết thời hoàng kim?  (TBKTSG).

- Nghịch lý giá nhà xã hội vẫn cao ngất (VnM).

- “Sống dở chết dở” với hàng tồn (ĐT).

- Hàng hóa đua nhau tăng giá (TT).  - Thực phẩm tăng giá do lễ? (PNTP).  - Giá cả leo thang, người nghèo thêm khổ (TBKTSG).

- Ngành chăn nuôi điêu đứng vì dự báo kém? (VOV).

- Nhiều yếu kém trong đào tạo nghề ở nông thôn (TN).

- Cà Mau: giá nước 1 triệu đồng/m3 (Tinnong).

- Nhập lậu hàng trăm súng hơi, máy lạnh (VNE).

- Chậm khai thuế một ngày cũng bị phạt (Thanh tra).

- Chỉ còn Hà Nội và TP Hồ Chí Minh chưa tăng viện phí (QĐND).

- 28,5% số văn bản bị nợ đọng (SGGP).

- Bộ Công Thương ban hành Thông tư “trên” luật (?) (PL&XH).

- Nhật sắp thêm dự luật mới về bồi thường hạt nhân (TTXVN).

- Tham nhũng- Cuộc khủng hoảng lòng tin ở Myanmar (PL&XH).

- Hàng loạt DN vừa và nhỏ phá sản vì đói vốn (ĐV).

- Doanh nghiệp kiệt sức (DT). - Kiến nghị tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp thủy sản (CAND). - Xuất khẩu tôm đông lạnh ở tỉnh Bạc Liêu tăng 50% (TTXVN).

- Đấu thầu vàng: Lo ngại động cơ làm giá của doanh nghiệp (NĐT). - Dân châu Á đổ xô đi mua vàng (VnM).

- Giá hàng hóa dễ có nguy cơ leo thang. Thị trường ViệtNam (XL).

- Ngân hàng khỏe cũng lo (VEF). - NHNN đang “cầm trịch” thị trường (CafeF).

- Cả nước có khoảng 850 nghìn người thất nghiệp (Vinacorp).

- Dự án Nhà máy Lọc dầu 27 tỉ USD: Cần nhìn kỹ lợi ích tổng thể (TT). - Có nên phản đối dự án Nhà máy Lọc dầu 27 tỉ USD? (TT).

- Những nhóm hàng xuất khẩu chính quý I-2013 (HQ).

- Vàng tăng mạnh phiên cuối tuần (DV).

- Số DN phát triển nhanh nhưng cũng nhiều bất cập (TBKTSG).

- Công khai kết quả mua tạm trữ thóc, gạo (TP). 

- Mua hàng trả góp 0% lãi suất: Tưởng rẻ hóa đắt (NLĐ).

- Thức ăn chăn nuôi bị “phù phép” như hàng đa cấp! (LĐ).

- Hai người Pháp mở công ty sô cô la tại Việt Nam (VOA).

- Châu Á trở thành trung tâm hàng không dân dụng quốc tế (RFI).

- Doanh nghiệp Trung Quốc “mất vốn” ở Triều Tiên (Tin nóng).

- Đại gia HP tung bằng chứng khẳng định Vietinbank nhận thế chấp lăng mộ (GDVN).

- Tỉnh Bình Định: “Tính khả thi rất cao”: Petro VN phản đối siêu dự án 27 tỉ USD (TT).

- ‘Vay dễ, lãi thấp’ đâu là chân lý? (NĐT).

- Thị trường vàng và bàn tay sắt (TVN).

- Nghị quyết 02 có cứu được doanh nghiệp? (PT). - Doanh nghiệp phải đổi mới để tồn tại(VOV). - Việt Nam cần đổi mới mô hình tăng trưởng? (PT). - Thoái vốn đầu tư ngoài ngành tại DNNN: Không thể chần chừ (HNM).

- Doanh nghiệp FDI: Xuất khẩu nhiều, thu về ít (VOV).

- Lắt léo chuyển nhượng hai khu đất ‘vàng’ (TP). - Treo sổ đỏ vì vướng tiền sử dụng đất(PLTP).

- Doanh nghiệp Việt ‘nuôi’ mãi không lớn (VEF). - Doanh nghiệp không muốn “lớn” lên (PLTP).

- Thương hiệu – Yếu tố sống còn của doanh nghiệp (HNM). - Mất dần thương hiệu “tỏi Lý Sơn” (TN).

- Nhà máy trục trặc, nông dân điêu đứng (TN).

- Bao giờ nông dân có quyền “mặc cả”? (SGGP).

- Làm rõ vụ 2 người Trung Quốc “phù phép” khóm (TN). - Vụ phun hóa chất lạ lên khóm non: Sẽ xử phạt hai người TQ (PLTP).

- Thương lái Trung Quốc ép giá dưa hấu miền Trung (TP). 

- Hà Nội: Sắp xếp tài sản công nhà, đất để chống lãng phí (VOV).

- Lãi suất sắp về mức 7%? (KP).

- Giá vàng “nhảy múa” thất thường và bất thường (DT). - Giá vàng chênh lệch kỷ lục 6,8 triệu đồng/lượng (VOV). - Lỗ từ chính sách nhập khẩu vàng chuyển vào đâu? (PT).

- Chủ trương chuyển đổi nhà ở thương mại sang nhà tái định cư tại Hà Nội: Chính quyền hối thúc, nhưng doanh nghiệp chẳng “mặn mà” (CAND). - Giá nhà giảm sâu, mua vẫn sợ hớ (LĐ).

- Đề nghị tăng thu hút FDI vào xi măng dù thừa cung (HQ).

- Dệt may tìm chỗ đứng vững chắc tại thị trường EU (SGGP).

- Ca cao – Nỗi khổ người trồng (TP).

- Chế biến thủy sản xuất khẩu cầm chừng (TP). - Ngư dân Phú Yên trúng đậm lưới mành(TN).

-- Kinh tế Việt Nam sẽ tăng trưởng 5,5% vào 6 tháng cuối năm 2013 (SGGP). - Lấy lại “nguồn vốn” lòng tin (CL).

- Giá vàng vượt 42 triệu đồng/lượng, USD tự do tăng đột biến (VnEco). - NHNN có bình ổn được thị trường vàng? (ĐV).

- Cạnh tranh bằng chiến lược (HQ). - Thận trọng khi đầu tư ra nước ngoài (CL). - ĐBSCL: Doanh nghiệp ngừng hoạt động tăng 38,5% (SGGP).

- Hàng không thiếu, giá vẫn tăng (TN).

- Cà Mau: Giá tôm nguyên liệu tăng nhưng vẫn thiếu nguồn cung (QĐND).

- Việt Nam thuộc nhóm hút nhiều dự án FDI nhất châu Á-Thái Bình Dương 2012 (Gafin/Vinacorp).

- Mỹ sẽ thành thị trường mới nổi tiếp theo? (Gafin/Vinacorp).

- Tình trạng suy thoái ở Eurozone vẫn gây quan ngại (TTXVN).

- G20 bất đồng về chính sách thắt lưng buộc bụng (VOV).

- Thủ tướng quyết định giao dịch từ 300 triệu đồng phải báo cáo (GDVN).

- Doanh nghiệp ưu tiên được vay với lãi suất 9-10%/năm (VOV).

- Giải mã mức chênh kỷ lục giữa giá vàng Việt Nam và thế giới (PLTP). - Kỷ nguyên vàng đã chấm dứt? (Infonet). - Có nên mua vàng vào lúc này? (KP). - Mua vàng cũng… khổ! (TBKTSG).

- Thao túng, nội gián sẽ khó “thoát” (ĐTCK).

- Khánh Hòa: Nhà ở xã hội “ế” chỏng chơ vì giá cao (DV).

- Nhiều dấu hiệu đáng báo động với DN (TP). - Doanh nghiệp VN teo tóp thành siêu nhỏ nhưng chỉ cứu BĐS? (ĐV). - Hơn 58.000 doanh nghiệp phá sản (TT).

- Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp: Có gieo thì mới có gặt (TBKTSG).

- Nghe – gọi miễn phí: cuộc chiến quyền lợi tay ba (SGTT). - Nhà mạng VN có dám “nói không” với nhắn tin, gọi điện miễn phí? (GDVN).

- Ngành thép dần khởi sắc (SGGP).

- Mở rộng cửa bán gạo vào châu Phi (DV). - Nông – thủy sản xuất khẩu vượt khó nhờ chinh phục thị trường mới (DV).

- Tập trung nâng cao chất lượng để giữ giá cho hồ tiêu (VOH).

- Để người miền núi có tiền: Phú tại sơn lâm (NNVN). - Miền núi: Tiềm năng và kỳ vọng(NNVN).

-Can China Adapt?Project Syndicate

Many economists are becoming increasingly pessimistic about China's economic prospects, pointing to Japan as evidence that, after three decades, breakneck growth may be coming to an end. China can avoid Japan's fate, but only if its new leadership ensures that the country's economic institutions remain flexible and open to change.

Vietnam Airlines 'sẽ không vận chuyển khỉ'

Vietnam Airlines nói sẽ không vận chuyển linh trưởng để thí nghiệm trong khi bị các nhóm bảo vệ động vật phản đối tại nước ngoài.

"Đức không thể tung thêm kích thích kinh tế"

Đó là phát biểu của Thủ tướng Đức Angela Merkel ngày 15/4 trước khi cuộc họp các bộ trưởng tài chính của G20 diễn ra cuối tuần này.

-Hidden benefits of China’s slower growth(Financial Times)-

For some China’s new era of lower growth after three decades of 10% annual expansion is bad news, but it can also present great opportunities

Tổng số lượt xem trang