Thứ Hai, 1 tháng 4, 2013

Trung Quốc lo sợ thua kiện chủ quyền tại Biển Đông

-Theo mạng tin Sankei (Nhật Bản) số ra mới đây, khi bị Philippines kiện ra tòa liên quan đến chủ quyền ở Biển Đông, Trung Quốc đã gây sức ép đối với Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) nhằm buộc Philippines rút đơn kiện. 

Để Manila rút đơn, Bắc Kinh hiện sử dụng quân bài mang tên “Quy tắc ứng xử” dựa trên quan điểm hối thúc các bên hành động theo pháp lý nhằm ngăn chặn xung đột trên Biển Đông. 
Tháng 1/2013, Philippines đã đệ đơn kiện lên Tòa án Trọng tài Quốc tế căn cứ vào Công ước của Liên hợp quốc về luật biển (UNCLOS) năm 1982. Trước đơn kiện của Philippines, Trung Quốc từ chối tham dự phiên tòa quốc tế này, và Philippines đã yêu cầu Chánh án Tòa án LHQ về Luật biển (ITLOS) Shunji Yanai chỉ định “trọng tài viên” đại diện cho Trung Quốc.
 
Theo Bộ Ngoại giao Philippines, Manila đã chỉ định một Giáo sư về luật quốc tế người Đức và nếu 3 trọng tài viên còn lại được chỉ định, quá trình xét xử sẽ được tiến hành mà không cần đến sự có mặt của Trung Quốc.
 
Trước những diễn biến nêu trên, Trung Quốc đang gây áp lực đối với các nước ASEAN, trong đó có Singapore và Malaysia, nhằm mục đích ngăn cản việc “xét xử vắng mặt” đối với tính bất hợp pháp trong các tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc.

[Philippines được lợi khi Trung Quốc bác tòa án LHQ]
 
Về các phán quyết trước đây của Tòa án Trọng tài Quốc tế, cũng không ít trường hợp tòa án này đưa ra phán quyết phân rõ trắng đen. Ví dụ như trong vụ phân xử tranh chấp giữa Argentina và Chile đối với chủ quyền 3 hòn đảo trên kênh Beagle, phía Chile đã thắng kiện với phán quyết khẳng định đối với các đảo này. Trung Quốc thực sự lo ngại về một phán quyết tương tự trong trường hợp này.
 
Ngoài ra, Bắc Kinh đang có ý đồ cô lập Philippines với sách lược phân hóa nội bộ ASEAN, đồng thời “đóng nhát đinh” răn đe khiến các nước khác trong khu vực không có cơ hội tận dụng vụ kiện của Philippines.
 
Liên quan đến quy tắc ứng xử “xem xét lại” việc rút đơn kiện, phía ASEAN đang thương lượng với Trung Quốc nhằm xây dựng một dự thảo về quy tắc này song Trung Quốc vẫn liên tiếp từ chối tham gia chính thức vào các cuộc tham vấn chính thức đó. Điều này vô hình trung tạo tâm lý lo ngại bên trong ASEAN rằng việc Trung Quốc phản đối vụ kiện của Philippines sẽ càng khiến cho quá trình bàn thảo về quy tắc ứng xử thêm bế tắc. Bắc Kinh đã khéo léo lợi dụng thực tế này để gây sức ép đối với ASEAN nhằm tạo ra tác động nhất định đến Manila.
 
Trong khi đó, trước sự kiện tàu hải quân Trung Quốc bắn cháy tàu cá Việt Nam tại vùng biển xung quanh quần đảo Hoàng Sa, Bộ Ngoại giao Mỹ đã lên tiếng “phản đối mạnh mẽ lối hành xử vũ lực và đe dọa sử dụng vũ lực” trên biển.
 
Tuy nhiên, Bộ Ngoại giao Trung Quốc lại khẳng định rằng hành vi đó (của Hải quân Trung Quốc) “là phản ứng chính đáng đối với các tàu cá đánh bắt bất hợp pháp,” trong khi phát ngôn của Hải quân Trung Quốc lớn tiếng cho rằng “Hải quân nước này đã bắn hai quả pháo sáng lên trời cảnh cáo.” Thực tế, các thuyền trưởng tàu cá Việt Nam đều khẳng định rằng họ bị tàu Trung Quốc “bắn 4-5 phát đạn”./. 

Trung Quốc lo sợ thua kiện chủ quyền tại Biển Đông

-Điểm một cuốn tiểu sử Marx mới ra: A Man of His Time (NYT 30-3-13) -- Marx con người, không phải Marx huyền thoại.

Một số ngộ nhận về Bắc Triều Tiên: It's Not a Hermit Kingdom, and 4 Other Myths About North Korea (Atlantic 29-3-13)

Chiến tranh cyber với Trung Quốc: Why China Is Reading Your Email (WSJ 29-3-13) -- Bài này hay!

Điểm hai cuốn sách mới về Trung Quốc: Get rich, but don’t rock the boat (Irish Times 30-3-13)

Lê Ngọc Thống: Đối tượng tác chiến của Hải quân Việt Nam trong chiến tranh hiện đại (viet-studies 9-3-13) ◄◄

- Cuộc chơi bất chấp lý lẽ kiểu Trung Quốc (PLTP).

- TQ "mặc cả" Scarborough với Philippines rút đơn kiện "lưỡi bò" ở BĐ? (GDVN).

- 3 tỷ USD, cái giá quá rẻ để Nhật Bản thiết lập vòng vây Trung Quốc (ANTĐ).

- Những bí mật ‘bẩn thỉu’ trong chương trình UAV của Trung Quốc (Infonet).

- Kiểm duyệt Trung Quốc đau đầu vì một bức ảnh của 'đệ nhất phu nhân' (RFI).

- Trung tướng Nguyễn Quốc Thước: Việt Nam cần mềm dẻo chứ không mềm yếu! (LĐ). - Người dám chống lại lời nguyền của biển (TP).   - Nuôi heo đất ủng hộ Trường Sa (VOH).  - Sẽ thành lập CLB Ngư dân trẻ huyện đảo Lý Sơn (TN). - 'Resort Trường Sa' kiêu hùng giữa Biển Đông (TP).

- Thu thẻ “chứng minh” in quốc huy Trung Quốc ở trường tiểu học (TT).

- Thiệp của Đại tướng Võ Nguyên Giáp đến cựu binh Gạc Ma (Cu Làng Cát).

- Trung Quốc tổ chức hội thảo nghiên cứu phát triển 'Tam Sa' (PT).

- Hội thảo về biển Đông tại Úc (TN).

- Sử dụng hải quân trong tranh chấp Biển Đông: Trung Quốc chọn con đường tự cô lập mình (ANTĐ).  - Biển Đông: Trung Quốc đang xuống nước? (VnM).

- Trung Quốc - Philippines có thể mặc cả về biển Đông (TN).  - Lợi ích dầu khí có thể được Trung Quốc vận dụng để lôi kéo Philippines (Sống mới).  - Hải quân Philippines trang bị trực thăng tuần tra biển (PT).

- Indonesia phản đối “hộ chiếu lưỡi bò” (NLĐ).

- Nhật Bản tìm hậu thuẫn của Mông Cổ trong tranh chấp biển đảo với Trung Quốc (RFI). - Thủ tướng Nhật Bản tìm hậu thuẫn của Mông Cổ trong tranh chấp biển đảo với Trung Quốc (PT).

- Trung Quốc : Người dân dùng Internet để chống ô nhiễm (RFI).

- Hãng tin nước ngoài đầu tiên mở văn phòng tại Miến Điện (VOA). - Myanmar thành lập ủy ban để đối phó với bạo động (TTXVN).

- Biến chuyển ở Nghĩa Trang Quân Đội VNCH cũ ở Biên Hòa? (Sống Magazine). - San Jose có tượng đài Cuộc chiến VN (BBC). - NÉN HƯƠNG LỊCH SỬ… (Bagan).  - THÁNG TƯ ĐEN 1975 (FB Son Tran).  -

- Bắc Triều Tiên dọa phóng thêm vệ tinh (VOA). - Triều Tiên: Vừa xây dựng kinh tế, vừa phát triển vũ khí hạt nhân (GDVN). - Triều Tiên hừng hực khí thế chiến tranh (LĐ).  - Bình Nhưỡng rầm rập khí thế chiến tranh (VNN). -Không thấy dấu hiệu chiến tranh ở Triều Tiên (NLĐ).  - Chiến tranh Triều Tiên 2013: Viễn cảnh đáng sợ (TP). -Seoul không thấy điều gì mới trong tuyên bố của Bình Nhưỡng về chiến tranh (Lenta/ Kichbu). - Lo ngại gia tăng về « ván cờ nguy hiểm » trên bán đảo Triều Tiên (RFI).

 Triều Tiên công bố mục tiêu tấn công tại Nhật Bản (TT).  - Triều Tiên tuyên bố nâng cấp kho vũ khí hạt nhân(TN). - So sánh tương quan quân đội Nhật - Trung - Triều (VNN).  - Sức nóng gia tăng trên bán đảo Triều Tiên(VOV).  - Hàn Quốc yêu cầu Triều Tiên ngừng đe dọa (VNE). - Philippines bảo vệ công dân tại hai miền Triều Tiên (VOV). - Nghị sĩ Mỹ: Vì "sĩ diện", Kim Jong-un hoàn toàn có thể đánh Mỹ - Hàn (GDVN).  - Mỹ-Hàn tổ chức bốn cuộc tập trận (PLTP). -Tuổi trẻ "Chọc giận" Triều Tiên, Hàn - Mỹ lại chuẩn bị tập trận.

- Bình Nhưỡng bác nghị quyết trừng phạt của LHQ (TT). - Người Hàn Quốc “chai sạn” với đe dọa chiến tranh từ Triều Tiên (DT). - Triều Tiên: Mỗi lần bị trừng phạt, mạnh lên gấp… 1.000 lần (Infonet). - Triều Tiên: Năng lực hạt nhân – bảo kiếm vạn năng thống nhất đất nước (GDVN).

- Trung Quốc lo ngay ngáy khi Myanmar ’quay lưng’ (PN Today).

-

Tổng số lượt xem trang